Kinh nghiệm mở quán ăn và bếp công nhân

Cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm sẽ giúp bạn định hướng, sắp xếp những việc cần phải làm để đạt được

03/03/2022

Chất lượng của gạo có ảnh đến thực khách?
chủ đề muôn thủa

Photos from CHEFO-Thiết bị bếp ăn công nghiệp Hải Phòng's post 13/04/2021
06/06/2020

🔍🔍🔍Setup là gì? Đây là thuật ngữ không mấy xa lạ với người làm trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, đặc biệt là những ai có ý định kinh doanh lĩnh vực này. Setup có tầm quan quan trọng như thế nào với nhà hàng? Khi setup bàn tiệc cần lưu ý những gì để thu hút khách hàng?🔎🔎🔎

‼️Setup có nghĩa là cách sắp đặt, cách tổ chức, bố trí. Trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn, setup nhà hàng là cách thiết lập, hướng dẫn và sắp xếp công việc hậu trường từ tìm địa điểm, phong cách thiết kế, lên menu... cho những nhà hàng mới hoạt động. Ngoài ra đối với nhà hàng hoạt động lâu nhưng lại muốn thay đổi chiến lược kinh doanh thì cũng cần phải setup nhà hàng.

‼️Quy trình setup nhà hàng

❗️Trang bị vốn kiến thức
Người đứng đầu nhà hàng hoặc giữ vai trò cấp Quản lý đóng vai trò quan trọng trong các khâu từ lên kế hoạch kinh doanh, tuyển nhân viên, lên thực đơn... Để hoàn thành công việc này, bạn đòi hỏi phải trang bị vốn kiến thức sâu rộng gồm: Kiến thức về ẩm thực và rượu vang, kiến thức quản lý con người, kiến thức về marketing. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm khác như giao tiếp, xử lý vấn đề... cũng là yêu cầu bắt buộc đối với cấp Quản lý nhà hàng.

❗️Xác định thị trường mục tiêu
Nhu cầu ăn uống của thực khách rất đa dạng về khẩu vị, sở thích và có sự khác biệt ở các nhóm khách hàng thuộc các nhóm độ tuổi, đời sống kinh tế khác nhau. Bạn cần xác định thị trường mục tiêu mình hướng đến là nhóm nào để có chiến lược kinh doanh, cách bài trí nhà hàng và lên menu, giá cả món ăn phù hợp. Một nhà hàng hướng đến khách hàng trên 30 tuổi có thu nhập cao sẽ không thể giống với một nhà hàng hướng đến bạn trẻ dưới 25 tuổi, đa phần là học sinh, sinh viên...

❗️Lựa chọn địa điểm
Lựa chọn địa điểm là bước cần cân nhắc rất kỹ trong khâu setup nhà hàng vì nó ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh sau này. Để lựa chọn địa điểm phù hợp, bạn tiến hành trả lời các câu hỏi sau:
- Địa điểm bán hàng ảnh hưởng như thế nào tới khối lượng bán hàng của bạn?
- Tình hình giao thông tại khu vực đó như thế nào, có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hay không?
- Những người sống và làm việc tại khu vực gần đó có phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu bạn đang hướng đến không?
- Khả năng thanh toán tiền thuê địa điểm có đảm bảo lợi nhuận kinh doanh không?
- Gần đó có những nhà hàng như thế nào, tác động bất lợi hay có lợi cho nhà hàng của bạn?
- Ai là người đã thuê địa điểm này trước đây và vì sao họ quyết định không thuê nữa?
- Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của khu vực đó để biết trước liệu có sự thay đổi nào liên quan đến địa điểm bạn định thuê hay không?

❗️Bố trí không gian và thiết kế nhà hàng
Nhà hàng có không gian rộng, thoáng, thiết kế đẹp, mới lạ... sẽ dễ thu hút khách hàng. Bạn cần thiết kế hợp lý cho khu chế biến, khu bếp, khu trữ hàng, khu văn phòng và khu dành cho khách. Thông thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40 - 60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu trữ hàng và khu văn phòng.

❗️Lên thực đơn
Lên thực đơn món ăn cần dựa trên nhóm đối tượng khách hàng và ý tưởng kinh doanh của bạn (nhà hàng món Pháp, món Ý, món Việt...).

❗️Tuyển nhân viên
Bạn cần tuyển nhân viên ở các vị trí nào: Nhân viên Phục vụ, Lễ tân, vị trí nhân viên Phụ bếp... và số lượng cần tuyển là bao nhiêu? Lên kế hoạch tuyển dụng, bảng mô tả công việc cụ thể và bắt đầu đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên.

❗️Chiến lược marketing và quảng bá
Xây dựng chiến lược truyền thông marketing ấn tượng nhằm xây dựng thương hiệu và quảng bá nhà hàng để thu về một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng và doanh thu.

Photos from Kinh nghiệm mở quán ăn và bếp công nhân's post 23/05/2020

💎Ngày nay, thuật ngữ bếp ăn công nghiệp đã rất quen thuộc với mọi người, vậy thực chất, bếp ăn công nghiệp là gì và một bếp ăn công nghiệp cần đạt được những yêu cầu gì mới có thể gọi là đạt chuẩn?💎

BẾP ĂN CÔNG NGHIỆP

📙Bếp ăn công nghiệp là gì?
Bếp ăn công nghiệp là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến hiện nay, thực chất những bếp này cũng đều đảm nhận chức năng giống các bếp thông thường. Tuy nhiên, nó đặc biệt hơn ở chỗ, bếp này dùng để chế biến đồ ăn cho số lượng lớn thực khách, chứ không còn gói gọn trong gia đình nữa. Bếp ăn công nghiệp thường được dùng trong các nhà hàng, khách sạn, các khu công nghiệp, trường học…

📘Bếp ăn công nghiệp đạt chuẩn cần những gì?
Một bếp ăn công nghiệp đạt chuẩn đòi hỏi phải gồm: Khu sơ chế (chậu rửa, giá để đồ, thiết bị sơ chế thái lát rau của quả); Khu gia công (thái, băm thịt, nhào bột, nặn bột, viên thịt, ướp gia vị…); Khu chế biến (dùng xào, nấu, bếp hấp, bếp hầm, bếp chiên, bếp nướng… ); Khu soạn đồ, ra đồ (chậu rửa, các giá inox, các bàn inox, xe đẩy đồ chờ sẵn…); Khu rửa bát và diệt khuẩn (chậu rửa, các giá thang inox nhiều tầng, tủ diệt khuẩn cho bát đĩa… ).

📗Để có thể sử dụng thiết bị bếp ăn công nghiệp tốt nhất đòi hỏi bạn phải bố trí các thiết bị nhà bếp hợp lí, tiết kiệm chi phí và không gian. Các khu trong bếp ăn công nghiệp cần thiết phải đảm bảo không ảnh hưởng tới không gian bếp, không gây mùi khó chịu và đặc biệt phải an toàn khi sử dụng.

📕Thực tế, hệ thống bếp công nghiệp hiện nay thường sử dụng các thiết bị bếp inox công nghiệp vì chúng có độ bền cao, dễ vệ sinh khi sử dụng. Có thể liệt kê một vài thiết bị bếp làm bằng inox sử dụng trong khu bếp công nghiệp, như: bàn sơ chế inox, bàn inox chế biến thức ăn, bàn ra đồ ăn, bàn chia thức ăn inox, xe đẩy inox…

📒Thiết bị inox trong hệ thống bếp ăn công nghiệp

Ngoài các thiết bị bếp bằng inox, bếp ăn công nghiệp còn sử dụng các thiết bị phụ trợ khác để rút ngắn thời gian chế biến, như: Thiết bị tạo nhiệt và hơi nóng để đun, nấu và nướng thực phẩm; Thiết bị sơ chế cắt, chặt, xay, thái nhỏ thực phẩm; Thiết bị làm lạnh, làm đông để bảo quản thực phẩm; Thiết bị nấu, nướng, giữ nóng thức ăn bằng điện.

📔Theo một vài nghiên cứu cho thấy, một hệ thống bếp ăn công nghiệp đạt chuẩn đòi hỏi phải gồm 5 loại chính như:

- Thiết bị tạo nhiệt và hơi nóng để đun, nấu và nướng thực phẩm.

- Thiết bị sơ chế cắt, chặt, xay, thái nhỏ thực phẩm.

- Thiết bị bằng inox dùng trong khu vực bếp công nghiệp ( ví dụ: bàn inox, giá inox, kệ inox, bàn inox, chậu inox, xe đẩy inox,…

- Thiết bị lạnh, đông công nghiệp nhằm bảo quản thực phẩm

- Thiết bị nấu, nướng, giữ nóng thức ăn bằng điện.

📓Một bếp ăn công nghiệp có đầy đủ 5 loại trên chắc chắn được đánh giá là một khu bếp chuyên nghiệp, hiện đại, tiện ích, vệ sinh khiến khách hàng hài lòng, tin tưởng về chất lượng, công năng sử dụng và ấn tượng bởi tính thẩm mĩ của gian bếp.

Photos from Kinh nghiệm mở quán ăn và bếp công nhân's post 04/03/2020

Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân cho người ít vốn
Nhiều quán cơm bình dân được mở ra nhưng không phải tất cả đều thu hút được khách hàng, và có được tuổi thọ lâu đời. Vậy làm sao để mở quán cơm bình dân “hút khách” đủ sức cạnh tranh với những cửa hàng khác?

1. Chuẩn bị vốn
Mở quán cơm bình dân cần phải mua sắm và đầu tư nhiều khoản như mặt bằng, bàn ghế, tủ, thiết bị nhà bếp, bát đũa, trang trí,… Vạch ra bảng chi phí càng chi tiết, rõ ràng giúp bạn quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.
Tiếp đó, hãy trả lời lần lượt các câu hỏi sau: Với định phí hàng tháng chi trả, bạn có thể tồn tại được thời gian bao lâu? Sau đó tính đến sản phẩm kinh doanh có gì cạnh tranh so với thị trường? Bạn làm gì để tạo nên sự khác biệt? Định hướng thương hiệu? Đối tượng khách hàng nào bạn hướng đến? Vị trí đặt cơ sở? Yêu cầu mặt bằng? Ai sẽ là cánh tay trái của bạn?… Đây là những cơ sở quan trọng để bạn cân đối tài chính, quyết định giá bán, doanh thu hòa vốn để tính ra thời gian thu hồi.

2. Địa điểm mở quán
Có thể nói chọn địa điểm mở quán cơm bình dân quyết định đến 50% sự thành công khi kinh doanh. Bạn cần nghiên cứu thật kỹ địa điểm thuê mở quán, tránh những nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Tính toán cẩn thận lưu lượng người di chuyển ngang khu vực bạn kinh doanh trong những khung giờ 6 – 7h sáng (nếu bạn muốn bán thêm sáng), 11 – 13h (khung giờ vàng với dân văn phòng), 6 – 8h (khung giờ vàng ở khu sinh viên).
Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu thêm các yếu tố khác như tình hình dân cư xung quanh, thu nhập bình quân khách hàng, địa điểm thuê có chỗ để xe, các hàng quán xung quanh,… để tính toán giá bán phù hợp. Nếu bạn có ít vốn nên tính toán thuê chung mặt bằng với người khác, chia thời gian bán hàng với nhau. Ví dụ: Người kinh doanh đồ ăn sáng, người bán cơm trưa, người bán đồ ăn vặt buổi tối.

3. Lựa chọn nguyên liệu
Trong lĩnh vực ăn uống, chất lượng và hương vị món ăn là quan trọng nhất. Hãy lựa chọn cẩn thận nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc định giá cao hay thấp còn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như giá thành nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, hãy luôn chắc chắn rằng cửa hàng của bạn luôn sử dụng những nguyên liệu tươi ngon, an toàn nhất. Vì đây là yếu tố quan trọng để bạn giữ chân khách hàng lâu dài.

4. Chuẩn bị nhân lực
Mở quán cơm bình dân không cần nhiều nhân viên. Quan trọng nhất là đầu bếp người quyết định chất lượng đồ ăn. Thông thường mỗi quán chỉ cần 2 – 3 ở bếp, nhân viên phục vụ, dọn dẹp khoảng 3 – người. Số lượng nhân viên cụ thể phụ thuộc vào quy mô và tình hình kinh doanh thực tế. Để kiểm soát thu chi, quản lý tiền bạc nên sử dụng phần mềm quản lý sẽ tiết kiệm được nhiều công sức, thời gian hơn.

5. Thiết kế menu
Mỗi đối tượng khách hàng thậm chí mỗi khách hàng có một khẩu vị khác nhau. Món ăn cần hài hòa, hương vị vừa phải, vị hơi nhạt một chút sẽ hợp với tiêu chuẩn chung của số đông. Trong thời gian đầu kinh doanh cần đa dạng và hoàn thiện món ăn liên tục. Sau khi chọn được món ăn “đắt hàng” thì cho vào menu chính xuất hiện thường xuyên.
Các món cần linh hoạt thay đổi theo thời tiết. Trời nóng nực vào mùa hè nên ưu tiên các món canh chua, dưa cá. Trời lạnh chú ý giữ ấm đồ ăn, ưu tiên các món xào, rán, nướng.

6. Cách thức phục vụ
Cách phục vụ món ăn ở nhà hàng, quán ăn hiện rất đa dạng. Bạn có thể tham khảo một số hình thức dưới đây để áp dụng cho cửa hàng của mình:
– Tự phục vụ: Khách hàng gọi món và thanh toán tiền tại quầy. Khi phần ăn chuẩn bị xong sẽ có thông báo, người mua tự lấy và phục vụ. Cách này giúp tiết kiệm tiền thuê nhân viên nhưng chỉ phù hợp với mô hình quán cơm văn phòng.
– Bán theo suất: Có hàng loạt suất ăn mặc định cho khách chọn. Vì vậy, thực đơn không được phong phú nhưng giúp đầu bếp tập trung vào làm tốt các món ăn ở cửa hàng hơn.
– Tự chọn: Đây là cách bán hàng phổ biến nhất, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, thời gian bán hàng cho một vị khách sẽ kéo dài hơn, vào những khung giờ cao điểm sẽ rất khó khăn.

Photos from Kinh nghiệm mở quán ăn và bếp công nhân's post 04/03/2020

Kinh doanh cơm văn phòng, trào lưu hốt bạc nhưng không dễ nuốt

Bạn đã có ý tưởng kinh doanh 2020 gì cho mình chưa? Hay bạn đang có 1 số vốn nhà rỗi mà không biết phải làm gì để sinh lời. Kinh doanh cơm văn phòng là một gợi ý cho bạn đó. Hãy đọc bài viết sau đây để có thể hiểu thêm kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng cho mình nhé.

Kinh doanh cơm văn phòng đang là định hướng khởi nghiệp khá tiềm năng, tuy nhiên không phải ai mở quán cơm văn phòng cũng thành công bởi nó tiềm ẩn rất nhiều vấn đề rủi ro nếu bạn không có kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng. Hầu hết dân văn phòng hiện nay đều có nhu cầu đặt cơm hoặc ra ngoài ăn. Rất ít người tự mang cơm đi bởi họ lười phải chuẩn bị vào buổi sáng.

Và nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp với loại hình kinh doanh cơm văn phòng thì cần phải lưu ý những vấn đề sau:

1. Tìm hiểu thị trường – kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng
Kinh doanh cơm văn phòng vì sao lại được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng?

Thị trường cung cấp cơm trưa cho dân công sở có thu nhập cao còn ít và chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường.
Thu nhập kinh tế của nhân viên văn phòng ngày càng cao, nhu cầu ăn uống cũng được nâng cao rõ rệt
Các cơ sở cung cấp thức ăn hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm
Dịch vụ tận tình, chu đáo chuyên nghiệp còn thiếu ở các cơ sở kinh doanh cơm văn phòng hiện nay.
Có thể thấy, đa phần dân công sở đặt cơm hoặc ra quán cơm bình dân ăn. Những địa điểm này chưa được kiểm chứng về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm khiến khách hàng lo lắng.

Nếu muốn dấn thân mở quán cơm văn phòng kinh doanh, trước hết bạn cần phải xem xét khu vực bạn muốn kinh doanh có cửa hàng cơm văn phòng nào chưa và lên một kế hoạch kinh doanh cơm văn phòng thật kỹ lưỡng? Chất lượng như thế nào, đồ ăn có ngon và phong phú không? Giá cả ra sao, dịch vụ ship hàng có tốt không? Nếu được, hãy khảo sát chính nhân viên văn phòng quanh đó, bạn sẽ có được hướng đi đúng đắn nhất. Khi nắm rõ được ưu nhược điểm của đối thủ, bản thân bạn mới tạo ra được sự khác biệt.

2. Xác định đối tượng khách hàng dùng cơm văn phòng
Phần lớn khách hàng của ngành nghề này là dân văn phòng. Tuy nhiên tùy từng mức thu nhập khác nhau mà có sự phân loại khách hàng phù hợp với sản phẩm của bạn. Bạn muốn cung cấp đồ ăn văn phòng có mức giá như thế nào?

Bởi từ 15.000đ – 25.000đ là dành cho đối tượng có thu nhập thấp.
Từ 25.000đ – 35.000đ là đối tượng có thu nhập trung bình.
Còn từ 40.000đ – 60.000đ là dành cho đối tượng có thu nhập cao.
Vậy thì hãy xác định khách của mình thuộc đối tượng nào để lên kế hoạch kinh doanh cơm văn phòng bằng cách tạo menu phù hợp.

Bên cạnh đó cần phải cân nhắc về giá cả của thực phẩm, vận chuyển, tiền công nhân viên, thuê mặt bằng,….để đưa ra lượng đồ ăn và loại thức ăn phù hợp để tránh tình trạng khiến khách hàng không hài lòng vì giá quá đắt so với đồ ăn hoặc ngược lại.

3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh cơm văn phòng
Thiết kế quán cơm văn phòng cần những gì? Cần phải xác định quy mô kinh doanh ban đầu và kế hoạch thuê nhân viên, mua sắm, trang trí quán cơm. Như vậy sẽ giúp cửa hàng sớm hoàn thiện và được khách biết đến nhiều hơn. Hơn thế, xác định rõ ràng mọi thứ rồi mới tính toán cụ thể được chi phí thuê nhân lực và giá thành của sản phẩm tương ứng.

Dân văn phòng hiện giờ có nhu cầu khá cao, họ đặt ra các tiêu chuẩn ngon, an toàn, dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi. Do đó, dù là kinh doanh cơm văn phòng tại cửa hàng hay kinh doanh cơm văn phòng online cũng đều phải đảm bảo các yếu tố về dịch vụ, thực phẩm và an toàn cháy nổ. Lúc nào giao hàng cũng phải đúng giờ, đồ ăn tươi ngon nóng hổi để tạo được uy tín và sự tin tưởng cho khách hàng. Như vậy, bạn sẽ có được lượng khách hàng thường xuyên hơn.

Nếu có ý định mở cửa hàng kinh doanh cafe cơm văn phòng, hãy hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, đi học một lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm và bắt buộc phải có chứng chỉ đủ điều kiện kinh doanh nhé!

4. Nguồn nguyên liệu kinh doanh cơm văn phòng cần đảm bảo
Để việc kinh doanh cơm văn phòng đi vào thực thi, bạn cần tìm cho mình mối nhập thực phẩm an toàn, giá cả hợp lý. Ưu tiên những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo. Nên chọn lấy thực phẩm 1 nơi, tránh lấy nhiều nơi nếu không khi xảy ra vấn đề không biết nguyên nhân đến từ đâu.

Nguyên liệu thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ thì các dụng cụ nấu nướng, gia vị cũng cần an toàn, có nguồn gốc đảm bảo. Quy trình nấu nướng cũng phải đạt chuẩn dùng găng tay, nước sạch để khách hàng cảm thấy tin tưởng nhiều hơn.

5. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn
1 yếu tố tưởng như nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng vào thành công trong kinh doanh cơm văn phòng, đó là phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn. 1 phần mềm quản lý quán ăn tốt sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn sắp bàn cho khách trong một nốt nhạc, phục vụ nhanh và chuyên nghiệp, hạn chế tối đa nhầm lẫn order và người quản lý có thể dễ dàng bao quát quán ăn.

6. Mở quán cơm văn phòng online
Với sự tiện lợi của internet như hiện nay bắt buộc việc kinh doanh cơm văn phòng online cũng nên được hướng tới. Vì thế đã kinh doanh cơm văn phòng online thì nhất định cần phải xây dựng một website cho thương hiệu của mình. Có website hay fanpage Facebook, bạn sẽ dễ dàng quảng bá được thương hiệu, hình ảnh các món ăn, hay không gian kinh doanh cơm văn phòng của mình. Đây cũng là công cụ giúp khách hàng đặt hàng online nhanh chóng, thuận tiện cho việc kinh doanh cơm văn phòng online.

Để quảng cáo thu hút khách hàng, website của bạn cần phải có hình ảnh thực tế bắt mắt. Tránh lấy hình ảnh của nơi khác làm của mình. Quảng cáo phải bám sát thực tế. Ngoài ra, tên, logo, menu, tên món ăn – đồ uống, màu sắc chủ đạo cần phải rõ ràng để khách có thể dễ dàng nhận biết quán bạn với các quán khác.

Ngoài ra, một tuyệt chiêu trong kinh doanh đó là ưu đãi, khuyến mại. Chính vì thế hãy tận dụng những ngày lễ trong năm để tạo các sự kiện ưu đãi cho khách hàng. Tặng quà nhỏ, tặng đồ ăn hay hoa quả tráng miệng đi kèm,…sẽ giúp khách hàng thích thú hơn.

Đối với dịch vụ giao hàng thì cần lưu ý đến việc đúng giờ. Tránh để đồ ăn vung vãi, quá nguội. Dù mưa hay nắng cũng phải đảm bảo đặc thù chuyên nghiệp, uy tín của cửa hàng.

Chất liệu đựng cơm nên làm từ chất liệu nhựa melamine. Vì chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng, không biến chất khi gặp nhiệt độ cao, không bị ăn mòn bởi dung môi hay dầu mỡ, không trầy xước, không mùi vị, không ảnh hưởng đến mùi vị của đồ ăn.

Chắc hẳn bạn đã có ý tưởng để sinh lời với số vốn nhàn rỗi của mình rồi phải không nào. Kinh doanh cơm văn phòng có thể nói là không bao giờ nguội. Để mở một quán cơm văn phòng bạn nên nhớ nãy thiết kế quán cơm của mình thật bắt mắt nhé. Hãy lên một kế hoạch kinh doanh cơm văn phòng thật kỹ càng để việc kinh doanh cơm văn phòng online lẫn tại cửa hàng được thuận lợi nhé. Chúc các bạn sẽ thành công với dự án của mình.

Photos from Kinh nghiệm mở quán ăn và bếp công nhân's post 03/03/2020

CẬP NHẬT: Mức xử phạt với nhà hàng thiếu các loại giấy phép kinh doanh

Rất nhiều câu hỏi của khách hàng gửi đến CUKCUK.VN thắc mắc về các loại giấy phép kinh doanh nhà hàng. Từ việc họ xin giấy phép kinh doanh ở đâu, cách thức đăng ký kinh doanh như thế nào, thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống ra sao. Nếu thiếu một trong các giấy tờ đó thì mức phạt là bao nhiêu. Ngày hôm nay, CUKCUK.VN sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng với các loại giấy phép kinh doanh trong bài viết dưới đây.

Để có thể kinh doanh nhà hàng ăn uống, bạn cần xin các loại giấy phép sau: giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu, thuốc lá (đối với các hộ kinh doanh thức uống là rượu, thuốc lá).

1. Giấy đăng ký kinh doanh
Khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh dịch vụ, điều đầu tiên phải thực hiện là đến các cơ quan quản lý kinh doanh để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với các hình thức như sau: hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần.

Với hành vi kinh doanh mà không đăng ký mức xử phạt ra sao?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/ NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, hộ kinh doanh sẽ nhận mức phạt từ 4.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ với hình thức hộ kinh doanh cá thể và từ 6.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ với hình thức doanh nghiệp.

2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Để có thể được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:

Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu quy định của cơ quan thẩm quyền
Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm
Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực
Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở
Bản khai về cơ sở vật chất của hộ kinh doanh
Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở
Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất
Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng
Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Trình tự cấp giấy chứng nhận
Thẩm xét hồ sơ: trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chức năng phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở kinh doanh
Thẩm định cơ sở: trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định tại cơ sở và lập biên bản thẩm định theo biểu mẫu kèm Thông tư.
Cấp giấy chứng nhận: trường hợp cơ sở đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh. Hiệu lực của giấy phép là 3 năm.
Trong đó, chủ cơ sở phải cam kết tuân thủ theo đúng quy định đã đề ra. Sau khi được cấp giấy phép, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thêm một lần nữa. Đối với trường hợp hộ kinh doanh vi phạm quy định về sản xuất sẽ bị thu hồi giấy phép đã được cấp.
Với hành vi kinh doanh mà không có giấy chứng nhận ATVSTP mức xử phạt ra sao?
Đối với các hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện có mức xử phạt từ 3.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ.
Đối với các cơ sở thuốc phạm vi quản lý từ cấp tỉnh trở lên có mức xử phạt từ 10.000.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ.

Photos from Kinh nghiệm mở quán ăn và bếp công nhân's post 03/03/2020

Phần 2: Kinh nghiệm mở quán ăn đêm hút khách và lợi nhuận cao

Khi sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ ăn uống ngày càng trở nên khốc liệt, vậy liệu mở quán ăn đêm có phải là một giải pháp đúng đắn hay không? Hôm nay, hãy cùng Cukcuk.vn nghiên cứu thêm 6 kinh nghiệm để hút khách và lợi nhuận cao khi kinh doanh quán ăn đêm nhé!

6, Công tác quản lý
Nhà hàng nào cũng nên xây dựng quy tắc chung, việc chuẩn hóa của quản lý về quy tắc làm việc. Nếu không có tiêu chuẩn quản lý cụ thể thì chắc chắn sẽ xảy ra việc các nhân viên không có động lực và trách nhiệm rõ ràng. Tuy không giống như một công ty nhưng cũng cần có quy tắc riêng. Bạn sẽ phải có ở nhà hàng cả ngày nếu như không có quy tắc nhà hàng. Và ngay khi có mặt tại quán cả ngày thì việc thưởng phạt cho nhân viên có thuyết phục nhân viên khác hay không?

Nếu có quy tắc rõ ràng, phần thưởng là gì dành cho ai làm tốt, hình phạt ra sao cho những ai làm sai thì chắc chắn nhân viên sẽ có động lực, họ sẽ biết mình phải làm gì và không làm gì? Từ đó có thể thúc đẩy sự nhiệt tình khi làm việc của nhân viên.

7, Yếu tố quan trọng là tiền lương
Đây là yếu tố quan trọng để huy động sự nhiệt tình của nhân viên. Bạn nên lưu ý thêm nếu như nhân viên tuần thủ đúng quy tắc, quy định và có nhiều đóng góp sáng kiến hay thì nên có thêm ngân sách tiền thưởng.

8, Nguồn nguyên vật liệu
Hãy tìm hiểu nguồn hàng chất lượng đảm bảo với mức giá rẻ. Nên ra các chợ đầu mối hoặc những con buôn lớn. Lưu ý nhỏ: Không nên ra các chợ nhỏ gần nhà để mua đồ cho tiện, hãy đến khu vực nguồn hàng dồi dào cung cấp đây đủ đồ bạn cần mua. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi mua sắm nhé!

9, Phương pháp quảng cáo hiệu quả
Nếu như việc kinh doanh cửa hàng đồ ăn đêm của bạn không hiệu quả bạn nên tìm hiểu phương pháp tiếp thị cho cửa hàng mình. Ngày nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cạnh tranh khốc liệt và doanh số phải được làm chủ. Dù quán ăn đêm bạn cũng nên có những chương trình khuyến mãi hợp lý.

10, Học hỏi bí quyết
Kinh doanh đồ ăn đêm có rất nhiều vấn đề mà bạn không lường hết được. Nên học hỏi kinh nghiệm người đi trước về đặc thù loại hình này. Nó không giống kinh doanh đồ ăn thông thường vào ban ngày. Nếu như các vấn đề không được xử lý tốt có thể dấn đến đóng cửa quán ăn là chuyện bình thường. Nếu như có kỹ năng và bí quyết riêng thì việc tồn tại lâu dài là điều dễ hiểu. Mở một quán đồ ăn đêm là điều không phải ai muốn thành công cũng được, bởi lẽ bạn cần vận dụng nhiều kiến thức lý thuyết lẫn thực tiễn mới có thể tồn tại lâu dài.

Bạn là người biết cách mở quán ăn đêm và bạn là người biết cách kiếm được lợi nhuận là điều hoàn toàn khác nhau. Vậy nên, kinh nghiệm có thể đúng với người này, với khu vực này nhưng người khác áp dụng lại chưa chắc thành công. Nếu bạn muốn mở quán ăn đêm thì nên xem xét kỹ lưỡng và có những bước phát triển độc đáo để đạt được thành công và thu được lợi nhuận cao ngay từ đầu.

11, Không nên mở quán quá giờ & gây mất trật tự an ninh
Căn cứ Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh ăn uống quá giờ quy định như sau:

“Điều 6. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.”

Về giờ giấc cụ thể, bạn nên căn cứ theo quy định về giờ kinh doanh của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Photos from Kinh nghiệm mở quán ăn và bếp công nhân's post 03/03/2020

Phần 1: Kinh nghiệm mở quán ăn đêm dễ hút khách và lợi nhuận cao

Mở quán ăn đêm là hình thức kinh doanh chưa bao giờ giảm sức nóng bởi nhu cầu ăn đêm ở các thành phố lớn tập trung đông dân cư là vô vàn. Để có một quán ăn hoạt động tới muộn không khó nhưng làm sao để duy trì và phát triển là điều không đơn giản chút nào. Nếu đang có ý định mở một quán ăn đêm, hãy dành thời gian đọc những chia sẻ kinh nghiệm sau đây!

1, Địa điểm mở quán
Đừng làm theo cảm tính, hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Nếu nguồn vốn có hạn hãy làm chung với vài người bạn để mở một quán ăn quy mô một chút. Lựa chọn địa điểm nhiều người qua lại và nhất là nhu cầu ăn đêm cao.

Nên thận trọng với những nơi mà phí chuyển nhược quán cao, tiền thuê cao. Và đặc biệt như nếu vốn bạn không có nhiều hay bạn bè ít thi không nên “cố quá thành quá cố”.

Bạn cần tìm hiểu những nơi có nhiều “đồng nghiệp” mở quán đến 12h00 đêm. Tìm hiểu xem họ bán doanh thu bao nhiêu một ngày? Bạn nên đích thân tìm hiểu để đạt độ chính xác cao nhất. Khoảng thời gian từ 17:00, các quán ăn có khoảng bao nhiêu lượt khách tiêu thụ? Sau đó tính giá khách hàng trung bình dựa trên giá của bên kia, sau đó tính chi phí được bảo đảm dựa trên doanh thu.

2, Thuê cửa hàng
Trước tiên, hỏi xem mức phí chuyển nhượng của chủ nhà hàng mong muốn, sau đó hãy đàm phán mức giá bạn cho là hợp lý để giảm chi phí chuyển nhượng. Hãy xác định đúng chủ nhà cần thuê trước khi ký tránh trương hợp lừa đảo. Bạn cũng có thể dùng thêm phương án khác, để vài người bạn đi đến gặp chủ nhà và trả với mức giá thấp hơn. Đây cũng là phương án làm giảm giá thuê nhà của thị trường xuống giúp lay động chủ nhà,tuy không có gì là đảm bảo rằng bạn sẽ được giảm giá nhiều thế nhưng chủ nhà sẽ cân nhắc và chốt người có mức trả cao nhất.

Lưu ý khi ký hợp đồng: Nên ký hợp đồng trên một năm, bởi thông thường nếu quán của bạn làm ăn tốt chủ nhà rất dễ tăng giá. Thời gian hợp đồng nên dài tuy nhiên chu kỳ thanh toán nên càng ngắn càng tốt. Mặt khác, trong trường hợp hợp đồng được ký dài hạn vài năm, trong hợp đồng sẽ có phần tăng tiền thuê hàng năm, bạn nên lưu ý liệu bạn có quyền chuyển nhượng trong thời gian vẫn còn hợp đồng hay không. Nếu được thì tiền thuê nhà do bạn trả hay chủ nhà trả.

3, Giấy chứng nhận
Dù là mở quán ăn đêm nhưng bạn cũng phải tuân thù đúng luật pháp với các giấy tờ thủ tục pháp lý bắt buộc như: Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng chỉ hành nghề. Bởi lẽ Quản lý thị trường rất nghiêm ngặt, nếu như chưa biết làm giấy tờ ở đâu hãy hỏi những nhà hàng lân cận, chắc chắn họ sẽ tư vấn cho bạn những bộ phận liên quan để làm giấy chứng nhận và thủ tục.

4, Trang trí cửa hàng
Có kế hoạch tổng thế về thiết kế trang trí, trang trí như nào, tông màu ra sao. Không nên tự nghĩ rằng bạn thích trang trí như nào rồi làm đúng như thế là được. Nguyên tắc lớn nhất là có tông màu chính, số lượng màu chính không vượt quá 3 màu. Tông màu chính này bạn nên xác định dựa trên màu logo hoặc màu ghế cửa hàng. Tất cả sẽ có cảm giác thông nhất, hợp mắt người nhìn. Khách hàng sẽ bị thu hút bởi màu sắc chính của nhà hàng, vì vậy hãy suy nghĩ ký về màu sắc chủ đạo của nhà hàng.

5, Kỹ năng
Xác định các kỹ năng nấu nướng của bạn đã thực sự tốt chưa? Đặc thù ở quán ăn đêm đòi hỏi đồ ăn phải nhanh, các món ăn gần như món ăn sáng vậy. Điển hình như: bún, phở, cháo, miến, cơm rang…hoặc các món nhậu khác.
Để mở một cửa hàng, bạn phải nắm vững công nghệ có liên quan đến những món ăn đêm đó. Bạn có thể tự khám phá, tìm hiểu từ người khác hoặc chọn một nhà hàng uy tín để nhượng quyền.
Bạn có thể tự học hỏi thế nhưng chắc chắn một điều rằng mọi người sẽ không cho bạn bí quyế công thức cốt lõi để thành công mà cần phải từng trải, kinh nghiệm đúc kết ra được. Bạn cũng nên suy nghĩ tới nhượng quyền để tránh được các rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, với hình thức này thì chi phí ban đầu khá lớn, nhưng quan trọng là họ sẽ đưa ra tất cả các hướng dẫn, vạch cho bạn lối đi sẵn có rồi.

6, Quản lý hiệu quả nâng cao năng suất bằng phần mềm
Hiện nay, việc áp dụng phần mềm quản lý vào các nhà hàng, quán ăn là vô cùng cần thiết mà bạn nên lưu tâm.

02/03/2020

Bí quyết tồn tại của quán ăn nhỏ
Hãy giảm giá ngay khi có thể, đưa ra nhiều chính sách tặng kèm cho khách như giữ xe, trà đá miễn phí và đặc biệt phải có thái độ phục vụ tận tâm... là những điều rất đơn giản nhưng lại giúp cho mô hình quán ăn nhỏ của chị Lê Thị Thanh Hằng thành công.

Tôi bước chân vào ngành ăn uống cách đây 4 năm, với mô hình kinh doanh quán bò bít tết. Quán đầu tiên tôi mở quy mô nhỏ khoảng 15 bàn, vốn đầu tư dao động 500 triệu đồng. Như các bạn trẻ khác, thời gian đầu tôi cũng khó khăn để duy trì hoạt động, nhưng rồi khoảng 2 năm sau đó thì tôi đã có thể thu hồi được vốn. Và ba năm sau, tôi tiếp tục mở quán thứ 2 với số vốn khoảng 600 triệu đồng, với quy mô lớn hơn (25 bàn), đủ phục vụ 100 khách cùng lúc.

Với hai quán ăn trên, hiện nay tôi đã có khoảng lợi nhuận ổn định (khoảng trên 50 triệu đồng một tháng) và có thể dùng tiền kiếm được để đầu tư thêm vài loại hình kinh doanh khác như đầu tư chứng khoán, đầu tư trồng lan...

Tuy những thành công nhỏ trên chưa phải là điều gì lớn lao nhưng tôi cũng thấy được an ủi là đã có thể nuôi sống bản thân và giúp được một số lao động trong xã hội. Điều tôi trăn trở là có quá nhiều người trẻ như tôi, khó khăn lắm mới dành dụm được một số tiền, cũng cầu tiến, cũng tham vọng, cũng ước mơ… nhưng mô hình kinh doanh vừa ra đời, sau đó không tồn tại được lâu.

Do vậy, tôi muốn chia sẻ vài kinh nghiệm đúc kết được sau 4 năm lăn lộn với nghề, để phần nào giúp các bạn trẻ muốn khởi nghiệp với lĩnh vực kinh doanh này.

Trước hết, tôi cho rằng khi có một số vốn, các bạn cần xác định xem mình thích lĩnh vực kinh doanh gì? Năng lực mình có phù hợp với việc kinh doanh này không? Với định phí hàng tháng chi trả, bạn có thể tồn tại được thời gian bao lâu? Sau đó tính đến sản phẩm kinh doanh có gì cạnh tranh so với thị trường? Bạn làm gì để tạo nên sự khác biệt? Định hướng thương hiệu? Đối tượng khách hàng nào bạn hướng đến? Vị trí đặt cơ sở? Yêu cầu mặt bằng? Ai sẽ là cánh tay trái của bạn?...

Trả lời lần lượt các câu hỏi xong, bạn sẽ cân đối phần tài chính bằng các chỉ số, quyết định giá bán, giá thành, doanh thu hòa vốn để tính ra thời gian thu hồi. Bạn làm tất cả bằng một bản kế hoạch chi tiết, dự trù mình sẽ trụ được trong vòng bao lâu với dữ liệu này.

Bản thân tôi sau 3 năm kinh doanh đã mở thêm cửa hàng thứ 2. Bí quyết của tôi là định hướng kinh doanh sau 4 năm vẫn không thay đổi so với bản kế hoạch ban đầu. Có người bạn ở quê, khi tôi khai trương quán mới đã tranh thủ lên ủng hộ và hỏi một câu: “Sao gần 4 năm mà quán không thay đổi giá?” Tôi liền trả lời: “Vẫn còn trong khoảng chỉ số lợi nhuận an toàn đặt ra”. Điều này có nghĩa rằng, bạn đừng bao giờ tăng giá bán hàng trong khả năng có thể. Bởi đó là một cách giúp quán giữ chân khách.

Thế nhưng, nhìn vào thực tế hiện nay, rất nhiều người làm kinh doanh thường vội vã lên giá khi sẵn dịp lễ tết, giá xăng và gas tăng, hàng hóa cuối năm tăng… nhưng khi giá giảm, họ thường không giảm cho khách hàng. Đây là nguyên nhân khiến cho không ít mô hình kinh doanh ăn uống "chết non".

Ngoài giá cả, cách thức phục vụ và những chính sách tặng kèm khách cũng rất quan trọng trong việc có tạo được thiện cảm cho khách quay lại quán lần sau hay không. Tôi kể câu chuyện tuần rồi đi ăn ở một quán tại quận 1, mỗi phần gần 200 nghìn đồng. Trong lúc đợi bạn, các nhân viên phục vụ cứ hỏi đi hỏi lại tôi dùng nước gì mặc dù tôi nói đợi bạn đến gọi luôn. Thế nhưng, khi các bạn ấy hỏi lần thứ 3, vì ngại quá tôi đành gọi một ly lipton đá (giá thấp nhất menu).

Đến khi bạn tôi đến, cũng tình trạng tương tự, nhưng bạn ấy nhất quyết không uống vì nguyên tắc là không uống nước bên ngoài. Đến lúc này, mấy nhân viên phục vụ mới đem ra cho bạn ly trà đá (phần tặng của quán).

Qua tình huống này, tôi muốn nhắn nhủ rằng, kinh doanh ai cũng phải tính, nhưng nếu có chính sách tặng nước miễn phí thì đừng đặt khách hàng bị khó xử như tình huống kể trên. Riêng ở quán tôi, trà đá miễn phí, khi khách uống cạn, không châm thêm là nhân viên phục vụ đã vi phạm quy định. Khách tính tiền rồi mà còn ngồi nói chuyện thì cũng phải tiếp nước liên tục cho đến khi nào khách ra về.

Chưa kể, khăn giấy ở các cửa hàng lớn đều để cho khách dùng thoải mái. Bạn hãy tính lợi nhuận từ sản phẩm bạn kinh doanh chứ không phải ở cái khăn, hay ly nước trà. Trong khi đó, đúng ra bạn phải chuẩn bị cho khách khi khách sử dụng sản phẩm.
Ngoài ra, tôi cho rằng cũng cần lưu ý đến vấn đề giữ xe miễn phí cho khách. Tôi nhớ một lần đi chợ, nóng quá ghé vào quán ché ăn một ly cho mát, giá 18.000 đồng. Nhưng sau đó tôi phải trả thêm tiền giữ xe 6.000 đồng, lúc ấy ly chè không còn mát nữa, mà đổi lại là sự "nóng trong người". Và tất nhiên, theo chân các quán ăn lớn, quán ăn của tôi cũng giữ xe miễn phí, hướng dẫn cho nhân viên giữ xe luôn có thái độ phục vụ dễ thương nhất.

Điều cuối cùng, tôi không khuyên các bạn nên bán giá cao hay thấp vì còn tuỳ đối tượng khách hàng phục vụ như thế nào và chiến lược kinh doanh của mỗi người đang hướng đến. Nhưng điều tôi lưu ý những người muốn bước vào lĩnh vực kinh doanh ăn uống nhỏ chính là cái tâm. Bởi cái tâm trong mọi ngành nghề thật sự rất quan trọng, đặc biệt là lĩnh vực ăn uống.

Tôi rất muốn dân Việt mình ủng hộ dân Việt, để tiền người Việt không chuyển đi ra khỏi đất nước bởi các "ông lớn ngoại nhập". Muốn vậy, các bạn trẻ hãy cố gắng hoàn thiện kỹ năng kinh doanh để có thể cạnh tranh với những ông trùm thế giới.

Lê Thị Thu Hằng

Want your business to be the top-listed Home Improvement Business in Hai Phong?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Address

Hai Phong
180000

Other Kitchen supplies in Hai Phong (show all)
Vịt Chặt 174 Văn Cao Vịt Chặt 174 Văn Cao
Vịt Chặt 174 Số 44 Văn Cao đằng Giang Ngô Quyền Hải Phòng
Hai Phong

Chỉ chuyên 2 món truyền thống vịt quay và luộc . Chúng tôi luôn chăm chút để ma

Sữa chua trân châu bà Vui CS 68 Sữa chua trân châu bà Vui CS 68
124 Miếu Hai Xã
Hai Phong

Sữa chua trân châu

BẾP HẠNH BẾP HẠNH
Hai Phong

Đồ chay an lành

Tom’s House Food & Drinks Tom’s House Food & Drinks
Đà Nẵng
Hai Phong

Quán ăn vặt Đức Thủy Quán ăn vặt Đức Thủy
Cầu Đen Street
Hai Phong, 186700

��Các món nhà làm - Siêu ngon & Siêu sạch - Khẳng định thương hiệu Địa ch?

BigFarm - Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại Hải Phòng BigFarm - Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại Hải Phòng
Cơ Sở 1: Đối Diện 305 Đông Khê/Ngô Quyền/Hải Phòng, Cơ Sở 2: Số 29 C Lê Lợi, Hải Phòng, Cơ Sở 3: Cổng Chợ Minh Kha, Thị Trấn An Dương, Hải Phòng
Hai Phong, 180000

Cửa hàng thực phẩm sạch BIGFARM chuyên cung cấp: * Cá hồi Nauy * Cá hồi Úc * Th?

Tuấn Khang Tuấn Khang
Hai Phong, 01234

Hiện có 3.000.000 người theo dõi

Cơm Văn Phòng Cơm Văn Phòng
105 Phố An Dương
Hai Phong

Cơm văn phòng , ngon bổ rẻ , sạch sẽ

Đồ ăn vặt Kiến An Đồ ăn vặt Kiến An
Phù Liễn Kiến An Hải Phòng
Hải Phòng, 01234

VyVy Mật Ong Rừng Phố Núi VyVy Mật Ong Rừng Phố Núi
10 Võ Nguyên Giáp, Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng
Hai Phong

Chuyên: Các loại Yến Sào Khánh Hòa Mật Ong Rừng Mật Ong Hoa Cà Phê Gia Lai Tinh Bột Nghệ 0904472606

Bếp mẹ Trum Gạo Bếp mẹ Trum Gạo
Hai Phong

Vì tôi luôn có một chiếc bụng đói. Bụng đói để ăn được hết tất cả món ngon trên cuộc đời � Cứ ăn đi vì cuộc đời cho phép � Sợ béo ăn xong ta lại đi tập thể dục �

Tiệm Quay A.Béo Tiệm Quay A.Béo
171 Hồ Sen, Dư Hàng, Lê Chân
Hai Phong, 18000