Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương

Tư vấn, đánh giá, can thiệp, hộ trợ hòa nhập cho trẻ tự kỷ, chậm nói, ch?

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 11/12/2023

Chủ nhật ngày 10-12-2023 ý nghĩa🌼
Buổi chia sẻ kinh nghiệm thực chiến rất hay và bổ ích truyền tải những kiến thức và thực hành cho các trung tâm để hỗ trợ cho các bé có nhu cầu đặc biệt.
Chúc các thầy cô có nhiều sức khỏe và luôn tràn đầy nhiệt huyết với nghề đặc biệt.
🌻🌻🌻HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT HOA HƯỚNG DƯƠNG 🌻🌻🌻
🏠 CS1: Số 6A/13/250 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng.
🏠 CS2: Đông Nham 1, Quốc Tuấn, An Lão, Hải Phòng.
🏠 CS3: Đại Hoàng 1, Tân Dân, An Lão, Hải Phòng.
🏠 CS4: Số 6A Đường Suối Rồng, Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, Hải Phòng.
☎️ 0934355818 - 0898288666

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 06/12/2023

🌻🌻🌻HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT HOA HƯỚNG DƯƠNG 🌻

🌼 THÔNG BÁO TUYỂN SINH!
Trung Tâm GDĐB HOA HƯỚNG DƯƠNG tuyển sinh các bé có nhu cầu đặc biệt như:
👉 Trẻ chậm nói
👉Trẻ tự kỷ/ RL phổ tự kỷ
👉Trẻ tăng động giảm chú ý
👉Trẻ khuyết tật trí tuệ
👉Trẻ khó khăn về học
👉Trẻ rối loạn ngôn ngữ
👉Trẻ nói nói ngọng, nói khó
👉Trẻ có khó khăn về nghe.....
👉Trẻ dowwn, trẻ Bại não
👉Tiền tiểu học: Chuẩn bị tâm thế cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1.
👉Tiểu học và hỗ trợ tiểu học
====🍀====🍀====
✅Hình thức can thiệp
🚨Can thiệp cá nhân 1 cô - 1 trò:
👉Thời gian từ 7h00-19h00 từ thứ 2- thứ 7 hàng tuần.
🚨Hình thức nhóm:
👉Trung tâm có 4 nhóm/ giờ can thiệp, thời gian học linh hoạt, hợp lý.
👉Khung giờ từ 7h00- 19h00, hàng ngày, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.
🚨Bán trú: từ 7h00 - 17h00
✅Nội dung can thiệp: Nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng xã hội, vận động, hành vi....
✅Có chương trình can thiệp riêng cho từng bé.
✅Đặc biệt: Trung tâm có chính sách:
1. Miễn phí đánh giá cho từng trẻ.
2. Hỗ trợ giảm học phí cho những bé có hoàn cảnh khó khăn.
3. Miễn phí phí đầu vào.
4. Hỗ trợ đưa - đón trẻ tại các trường mầm non và gia đình gần trung tâm.

➡️ Hãy để con bạn phát triển toàn diện nhất.
====🍀====🍀====

🌻🌻HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT HOA HƯỚNG DƯƠNG 🌻🌻

🍀TƯ VẤN- ĐÁNH GIÁ- CAN THIỆP SỚM
🏫🏫🏫 Địa chỉ:
🏡 CS1: Số 6B/13/250 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng.
🏡 CS2: Đông Nham 1, Quốc Tuấn, An Lão, Hải Phòng.
🏡 CS3: Đại Hoàng 1, Tân Dân, An Lão, Hải Phòng.
🏡 CS4: Số 6A Suối Rồng, Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, Hải Phòng.
☎ 0934355818 - Cô Hạnh
☎️ 0898288666 Thầy Thương

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 20/11/2023

🌼Một ngày thật đặc biệt và ý nghĩa với niềm vui nhân đôi.
👏👏Chào mừng lễ ra mắt Mạng Lưới rối loạn phát triển Tiên Phong tại Hà Nội! Chúc mạng lưới phát triển ngày một lớn mạnh, để giúp đỡ được nhiều hơn các cháu hỗ trợ cho các trung tâm trong tỉnh thành cả nước để giúp đỡ được nhiều cháu hòa nhập với cộng đồng đúng với tiêu chí “Kết sức mạnh, nối thành công”.
♥️Cảm ơn Mạng lưới đã kết nối cho các trung tâm có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trau dồi kiến thức và được thể hiện bản thân♥️
👏👏Chào mừng hiến chương nhà giáo Việt Nam 20.11.2023
🥰Hòa chung không khí hào hứng vui tươi giành cho những người làm nghề giáo. Kính chúc quý thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công, luôn thật nhiều năng lượng.
🥰Cảm ơn những người đồng nghiệp đã cùng nhau tạo nên 1 ngày hội thật đặc biệt.
#
#🌼🌼🌼20/11/2023🌼🌼🌼

19/11/2023

Trung tâm giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương tham gia “hội thi sáng tạo đồ dùng can thiệp” nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
✅Đạt giải: Nhì

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 28/10/2023

Chuyến công tác tại trụ tâm Giáo Dục hòa Nhập ánh Dương Hải Dương cùng Mạng Lưới Rối loạn Phát Triển Tiên Phong đưa ra định hướng và chiến lược hỗ trợ các hệ thống trung tâm phát triển lớn mạnh, uy tín, chất lượng.
Kết sức mạnh - nối thành công

30/09/2023

🌼 THÔNG BÁO TUYỂN SINH THÁNG 10/2023
VIỆN NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GDĐB CHI NHÁNH AN LÃO - Trung Tâm GDĐB HOA HƯỚNG DƯƠNG tuyển sinh các bé có nhu cầu đặc biệt như:
▪Trẻ chậm nói
▪Trẻ tự kỷ/ RL phổ tự kỷ
▪Trẻ tăng động giảm chú ý
▪Trẻ khuyết tật trí tuệ
▪Trẻ khó khăn về học
▪Trẻ rối loạn ngôn ngữ
▪Trẻ nói nói ngọng, nói khó
▪Trẻ có khó khăn về nghe.....
▪️Trẻ dowwn, trẻ Bại não
▪️Trẻ khuyết tật trí tuệ
▪Tiền tiểu học: Chuẩn bị tâm thế cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 ( tháng 11)
====🍀====🍀====
✅Hình thức can thiệp
🚨Can thiệp cá nhân 1 cô - 1 trò.
👉Trung tâm hiện có 7 phòng can thiệp
🚨Hình thức nhóm:
👉Trung tâm có 4 nhóm/ giờ can thiệp, thời gian học linh hoạt, hợp lý.
✅Khung giờ từ 7h00- 17h00, hàng ngày, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.
✅Nội dung can thiệp: Nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng xã hội, vận động, hành vi....
✅Quyền lợi đặc biệt tại trung tâm:
1. Đánh giá sàng lọc miễn phí cho từng trẻ.
2. Hỗ trợ học phí cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
3. Hỗ trợ chỗ ở cho trẻ ở xa.
4. Miễn phí phí đầu vào.
5. Hỗ trợ đưa - đón trẻ tại các trường và gia đình.

➡️ Hãy để con bạn phát triển toàn diện nhất.
====🍀====🍀====

🏡TRUNG TÂM GDĐB HOA HƯỚNG DƯƠNG
☎️Liên hệ: 0934355818 (Cô Hạnh) - 0898288666 (Thầy Thương)

🏡Cơ sở 2: Đông Nham 1 - Quốc Tuấn - An Lão - Hải Phòng.

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 29/09/2023

Vui Tết trung thu 2023

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 23/07/2023

‼‼Tương tác xã hội là một trong những khiếm khuyết điển hình của trẻ rối loạn phổ tự kỷ‼‼Vậy phải làm thế nào???

👉👉👉PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

👉NỘI DUNG KỸ NĂNG XÃ HỘI CẦN DẠY CHO TRẺ EM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

✍️Trẻ em rối loạn phổ tự kỷ cần được dạy các kỹ năng xã hội phù hợp với khả năng, lứa tuổi, môi trường học tập của các em,… Mục tiêu của các kỹ năng xã hội trang bị cho trẻ em rối loạn phổ tự kỉ là giúp các em có thể tương tác với các thành viên trong lớp học một cách phù hợp, thích nghi với các hoạt động tại lớp, được các trẻ khác chấp nhận như một thành viên tích cực và có thể ứng dụng các kỹ năng này trong cộng đồng…
Tại gia đình, kỹ năng xã hội giúp trẻ em rối loạn phổ tự kỉ tự chăm sóc bản thân, thích nghi với các hoạt động tại gia đình,…

✍️Kỹ năng xã hội mà trẻ cần học rất nhiều và có những kỹ năng không khả thi với trẻ. Giáo viên nên xác định: trẻ cần học gì nhất? Chỉ nên tập trung thời gian và công sức đối với những kỹ năng quan trọng nhất mà các trẻ em cần học. Ví dụ: với một trẻ tự kỉ chưa tuân theo các quy định của lớp học, chưa biết kết bạn với các trẻ khác thì kỹ năng tuân theo quy định của lớp học có thể là kỹ năng quan trọng cần được dạy trước.

✍️Nội dung kỹ năng xã hội cần dạy cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ có thể là những kỹ năng rất đơn giản mà các trẻ em có mốc phát triển bình thường có thể không cần phải dạy nhưng do những ảnh hưởng của rối loạn phổ tự kỉ, các em có thể không biết nếu không được dạy (như chấp nhận ngồi ăn ở nhà hàng, chấp nhận có người khác đến chơi nhà,…). Nên dạy trẻ tự kỷ những kỹ năng cụ thể để ứng phó với các tình huống tương tác xã hội cụ thể, như: ứng xử như thế nào nếu ai đó làm trái ý mình, làm gì khi bạn bị bắt nạt,…
✍️Căn cứ vào tiêu chí môi trường và hoạt động của hệ thống, kỹ năng xã hội bao gồm 5 nhóm
- Kỹ năng xã hội thể hiện trong hoạt động tại gia đình
- Kỹ năng xã hội thể hiện trong hoạt động tại cộng đồng
- Kỹ năng xã hội thể hiện trong hoạt động vui chơi
- Kỹ năng xã hội thể hiện trong giao tiếp ứng xử
Bài viết Kim Phụng sưu tầm và chia sẻ hi vọng hữu ích với cả nhà

✍️Cha mẹ dựa trên khả năng và yêu cầu đối với việc thể hiện kĩ năng xã hội của trẻ để lựa chọn các kĩ năng xã hội cụ thể trong từng nhóm để dạy và rèn luyện cho trẻ. Các kỹ năng xã hội cụ thể trong từng nhóm để dạy và rèn luyện cho trẻ. Các kỹ năng xã hội cụ thể trong từng nhóm kỹ năng bao gồm: (tham khảo ảnh bên dưới,nguồn ảnh HVC)
Cảm ơn tác giả ❤️


🌼Cơ sở 1: Số 6A/13/250 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
🌼Cơ sở 2: Đông Nham, Quốc Tuấn, An Lão, Hải Phòng
🌼Cơ sở 3: Số 6 Suối Rồng, Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, Hải Phòng
☎️Hotline: 0934355818 ~ 0898288666

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 16/07/2023

👱‍♂️👱‍♂️Bé đến giai đoạn 18 tháng tuổi ba mẹ thấy:
🔻Con không nhìn và chỉ bằng ngón trỏ cho bạn xem một vật gì.
🔻 Con không phát âm được các từ đơn, từ đôi.
🔻 Con không quan tâm tới các bạn khác/người khác.
🔻Con tránh tiếp xúc mắt, kéo tay người lớn thực hiện 1 việc nào đó cho mình chứ không tự làm...
👉👉Khi con có các biểu hiện như trên, bạn cần đưa con đi kiểm tra, đồng thời hỗ trợ can thiệp sớm cho con.
👉👉 Giai đoạn "vàng" để can thiệp là 0-3 tuổi vì lúc đó não bộ đang trong giai đoạn phát triển. Can thiệp sớm nhằm phát triển tối đa tiềm năng học ở trẻ, phát triển sự khoẻ mạnh trong cuộc sống hàng ngày của trẻ; giúp trẻ sống độc lập và có một cuộc sống hòa nhập tốt nhất.
🌼🌼🌼GDĐB Hoa Hướng Dương chuyên Tư vấn- Đánh giá - Can thiệp trẻ:
✅ Trẻ tự kỷ
✅ Trẻ tăng động giảm chú ý ADHD
✅ Trẻ chậm phát triển
✅ Trẻ chậm nói
✅ Trẻ Rối loạn ngôn ngữ
✅ Chỉnh ngọng
✅ Trẻ khó khăn trong học tập
✅ Trẻ rối nhiễu tâm trí
✅ Trẻ down, trẻ bại não
✅ Tiền tiểu học
☎️ Liên hệ: 0934355818 để được đánh giá và tư vấn miễn phí!!!

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 03/07/2023

❤️Có công mài sắt có ngày nên kim❤️

🍀Cô Hạnh đã chính thức chinh phục được đỉnh núi hóc búa nhất nhì trong NGỮ ÂM TRỊ LIỆU và sẵn sàng làm việc với trẻ RỐI LOẠN/ MẤT LỜI NÓI ĐA PHỨC TẠP .

❤️Cảm ơn TS. BS. Nguyễn Hoàng Oanh và Th.S Nguyễn Thị Phương đã truyền tải cho chúng em những kiến thức vô cùng quý giá và bổ ích của khoá học, Cầm tay chỉ việc chúng em để có thể làm việc được hiệu quả và tốt nhất với trẻ.

🍀Tuần mới tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết tại Trung tâm GDDB Hoa Hướng Dương 🌻
🌻Cơ sở 1: Số 6B/13/250 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
🌻Cơ sở 2: Đông Nham 1, Quốc Tuấn, An Lão, Hải Phòng
🌻Cơ sở 3: Số 6A Suối Rồng, Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, Hải Phòng
☎️0934355818 - 0898288666

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 12/06/2023

❤️Kết thúc 1 ngày 10/06/2023 thật hữu ích♥️
❤️Cảm ơn cô Hoa Nguyen Thu - T.S giáo dục đặc biệt thật nhiều đã chia sẻ về các phương pháp dạy con tại gia đình rất sát thực và hữu ích cho các quý phụ huynh tại trung tâm Giáo Dục Đặc Biệt Hoa Hướng Dương (Hải Phòng).
❤️Hy vọng, những chia sẻ hôm nay sẽ có ích cho phụ huynh can thiệp cho con tại gia đình, giúp được nhiều ba mẹ hiểu rõ về vấn đề của con mình hơn.
❤️Kết nối yêu thương❤️

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 10/06/2023

Thứ 7 ngày 10/05/2023 Trung tâm giáo dục đặc biệt HOA HƯỚNG DƯƠNG tổ chức hội thảo - tập huấn chuyên đề: “
“ Hướng dẫn phụ huynh phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho con tại gia đình”.

06/06/2023

NHỮNG NGUYÊN TẮC GIÚP TRẺ HỌC NÓI
👉 Dạy trẻ tập nói là một công việc rất kỳ công, đòi hỏi người lớn phải kiên trì, dạy trẻ bằng trách nhiệm và tình yêu thương thực sự. Hãy lắng nghe và ghi nhận những tiến bộ, cố gắng của trẻ dù là nhỏ nhất. Xin hãy lưu ý các nguyên tắc dưới đây
1. Khi đưa ra yêu cầu với trẻ, người lớn cần nói đơn giản, dễ hiểu (bằng cách giơ đồ vật hoặc tranh minh họa cụ thể ngang tầm mắt của trẻ và mắt bạn). Nói với tốc độ chậm và rõ ràng. Sử dụng những từ, cụm từ hoặc câu đơn nghĩa, ngắn gọn để giao tiếp với trẻ.
2. Khi giao tiếp, hoặc đưa ra yêu cầu người lớn cần ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ, mặt đối mặt. Nếu trẻ không nhìn hãy gọi tên trẻ và yêu cầu trẻ nhìn bạn, nếu bạn cao quá, hãy ngồi xuống hoặc quỳ gối sao cho ngang tầm mắt với trẻ (Rèn luyện tiếp xúc mắt).
3. Đối với trẻ chưa có ngôn ngữ và ngôn ngữ hiểu còn hạn chế thì người lớn cần tăng cường các kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chơi cho trẻ bằng cách chơi cùng trẻ và diễn đạt các hoạt động, trò chơi mà trẻ đang tham gia, đồng thời hãy hát và kể chuyện cho trẻ nghe. Những hoạt động này cần phải được tiến hành thường xuyên, lặp đi lặp lại để tăng cường kỹ năng nhận thức, hiểu biết cho trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ kéo tay người lớn đến tủ lạnh để tỏ ý muốn uống sữa, thì người lớn hãy chụm lấy tay trẻ (cầm vào ngón tay trỏ của trẻ) và chỉ về phía tủ lạnh, đồng thời nói: con muốn sữa, uống sữa (người lớn nhắc 2-3 lần) rồi mới đưa cho trẻ.
4. Huấn luyện ngôn ngữ cho trẻ là một công việc tiêu tốn nhiều thời gian, cho nên người lớn cần BÌNH TĨNH, KIÊN TRÌ, LINH HOẠT VÀ SÁNG TẠO mới có thể giúp đỡ được trẻ. Tuyệt đối không nôn nóng, vì khi nôn nóng bạn đã tự tạo áp lực cho bản thân, cho chính đứa trẻ và do đó chúng ta sẽ không có đủ kiên nhẫn, không đủ bình tĩnh để giúp trẻ.
5. Khi đưa ra yêu cầu với trẻ, cần phải cho trẻ có thời gian để xử lý thông tin. Hãy đếm thầm khoảng 5-7 giây và chờ đợi phản ứng, nếu trẻ không hiểu thì cần làm mẫu cho trẻ. Hãy lặp lại nhiều lần với tốc độ vừa phải đối với mọi yêu cầu khi bạn muốn trẻ thực hiện.
6. Tuyệt đối không nên để trẻ xem tivi một mình.
7. Mọi người lớn trong gia đình cần thống nhất cách giáo dục và hình thành thói quen cho trẻ ở các môi trường khác nhau. Không nên nuông chiều theo ý của trẻ.
Ví dụ: Khi không đáp ứng yêu cầu của trẻ, trẻ sẽ khóc lóc hoặc đánh bạn, bạn hãy kiên quyết và nói KHÔNG với trẻ, và không đáp ứng yêu cầu của trẻ và bạn hãy giả lơ như không thèm để ý đến trẻ. Và nếu những hành động này lặp lại nhiều lần thì sẽ làm cho trẻ hiểu rằng nó không được phép làm như vậy, và muốn điều gì thì phải chờ đợi và phải sử dụng ngôn ngữ để đưa ra yêu cầu với người khác.
8. Khi trẻ thực hiện được một phần nhỏ yêu cầu của bạn, hãy khen ngợi và động viên ngay lập tức, hoặc cho trẻ thứ mà trẻ thích.
Ví dụ: Khi yêu cầu trẻ vỗ tay, nhưng trẻ chỉ biết giơ 2 tay ra thì hãy khen ngợi trẻ, sau đó cầm tay hướng dẫn cho trẻ biết vỗ tay. Hãy lặp đi lặp lại nhiều lần hàng ngày cho đến khi trẻ hiểu.
9. Tận dụng mọi tình huống như giờ ăn, ngủ, tắm… để nói chuyện và chơi cùng trẻ. Và bạn hãy diễn tả những hoạt động đó bằng lời nói. Đây chính là cách tạo môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bời vì trẻ có cơ hội được lắng nghe, học hỏi, hiểu biết cũng như có cơ hội để bắt chước những hành vi của người khác.
Ví dụ: trong giờ tắm của trẻ, bạn nói: Nào chúng ta tắm nhé. Con nhìn này! Nước chảy! Nước chảy xuống! Chảy xuống! Mát quá! Dội nước lên đầu. Dội nước lên tay… Tương tự với các hoạt động khác

05/06/2023

HỘI THẢO - TẬP HUẤN
( Dành cho phụ huynh có con gặp khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp)
Nhằm mục đích giúp phụ huynh nâng cao hiểu biết, kỹ năng phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cũng như can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển ( trẻ tự kỷ, chậm nói, chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý) tại nhà.
VIỆN NGHIÊN CỨU TÂM LÝ - GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT CHI NHÁNH LÊ CHÂN PHỐI HỢP CÙNG CHI NHÁNH AN LÃO HẢI PHÒNG THUỘC TRUNG TÂM GDĐB HOA HƯỚNG DƯƠNG tổ chức buổi: "Hội thảo - Tập huấn hướng dẫn phụ huynh phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho con tại gia đình".
✅️ Chủ trì hội thảo - tập huấn: Tiến sĩ GDĐB: Nguyễn Thị Hoa - Khoa Giáo dục đặc biệt - Trường ĐHSP HN
✅️Nội dung:
1. Hiểu vấn đề ngôn ngữ và giao tiếp của con
2. Các chiến lược và phương pháp phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho con
3. Thực hành tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho con
✅️Thời gian: Thứ 7, ngày 10/06/2023
Sáng: Từ 8h - 11h30
Chiều: Từ 14h - 16h30
✅️ Địa điểm: Trường Cao Đẳng Kinh Tế Hải Phòng, số 83 Bạch Đằng, Hồng Bàng, HP
✅️ Cách thức tham gia: Phụ huynh nhắn tin qua zalo hoặc gọi điện trực tiếp số 093 435 5818 (cô Hạnh) để đăng ký.
Lưu ý: Phụ huynh đăng ký mới được tham gia tập huấn.

27/05/2023

Các dấu hiệu điển hình ở trẻ tự kỷ.
1. Hành vi tăng động hoặc ù lì.
Tăng động: đi lại, chạy nhảy liên tục
Ù lì: ngồi im hoặc nằm một chỗ, thờ ơ với các kích thích xung quanh
2. Hành vi giảm tập trung
Dễ bị sao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, âm thanh, vật xoay tròn, màu sắc)
Không thể tập trung vào một hoạt động nào đó đủ dài
3. Hành vi ngôn ngữ / giao tiếp
Không nhìn vào mắt đối phương khi giao tiếp
Không hiểu được biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của người khác
Nhại lời
Nói tự do một mình
Xử sự một cách máy móc, không quan tâm tới việc thiết lập các mối quan hệ xã hội.
4. Giao tiếp một cách kì quặc: liếm, ngửi, hít người khác.
ST.



👉Cơ sở 1: Số 6B/13/250 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
👉Cơ sở 2: Đông Nham 1, Quốc Tuấn, An Lão, Hải Phòng
👉Cơ sở 3: Số 6A Suối Rồng, Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, Hải Phòng
Hotline: 0934355818-0898288666

27/04/2023

👉👉👉 DẠY TRẺ CÁCH ĐẶT CÂU HỎI:
" ĐÂU RỒI?"
👋Việc tập cho trẻ đặt câu hỏi là cần thiết để kích thích khả năng tìm tòi học hỏi của trẻ. Có nhiều trẻ rất tò mò muốn khám phá nhưng lại khó khăn trong việc sắp xếp từ để đặt câu hỏi cho những người xung quanh.
Chuẩn bị: Một số đồ vật đồ chơi: xe đồ chơi, cây bút, quyển sách, búp bê, đất nặn, khuôn các con vật, cây lược
2 người lớn cùng tham gia với trẻ
Các bước tập cho trẻ đặt câu hỏi:
1. Khi yêu cầu trẻ tìm đồ vật đã mất:
– Đặt năm đồ vật mà trẻ có thể nhận biết được ở đằng sau ghế của mình (ngoài tầm quan sát của trẻ).
– Chỉ cho trẻ biết chỗ bạn để các đồ vật đó (có thể cho trẻ quay về phía các đồ vật đó và nói : “Con hãy nhìn đây là quả bóng, chiếc ô tô, quyển sách, bút chì và cái mũ”).
– Sau đó cho trẻ quay về phía bạn để cho trẻ không nhìn thấy các đồ vật đó nữa. Yêu cầu trẻ chú ý và nói “Lấy cho mẹ …… (tên một trong năm đồ vật)”. (vd: “lấy cho mẹ quyển sách). Gợi ý cho trẻ tìm lại đồ vật và khen và thưởng cho trẻ.
– Sau khi yêu cầu trẻ tìm 3 lần, hãy lấy ra 1 đồ vật (vd: xe) giấu đi sao cho trẻ không nhìn thấy. Yêu cầu trẻ “Hãy lấy cho mẹ xe (tên đồ vật đã bị giấu đi)”. – Khi trẻ vừa đến đằng sau ghế và bắt đầu tìm kiếm đồ vật đó, người hỗ trợ hãy gợi ý cho trẻ hỏi : “xe (đồ vật bị mất) đâu rồi?”, sau đó người dạy trả lời “Xe (đồ vật bị mất) đây rồi ”. Đưa cho trẻ đồ vật đó và khen và thưởng cho trẻ.
– Hãy cho trẻ thực hiện các lần hỏi về đồ vật trẻ nhìn thấy và những đồ vật trẻ không nhìn thấy một cách ngẫu nhiên. Khen và thưởng cho câu trả lời của trẻ và càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ. Cuối cùng, chỉ khen và thưởng những khi trẻ làm đúng mà không cần gợi ý. Nên thay đổi đồ vật qua mỗi lần dạy.
2. Trong hoạt động chơi với trẻ:
– Hãy bố trí một tình huống mà trong đó trẻ có thể thực hiện được (ví dụ: chải tóc cho búp bê hay nặn đồ chơi).
– Thu hút trẻ tham gia vào hoạt động lấy đi một đồ vật mà trẻ cần để hoàn thành công việc (ví dụ: Giấu cây lược đi khi yêu cầu trẻ chải tóc cho búp bê). Gợi ý cho trẻ bắt đầu công việc. Khi trẻ bắt đầu tìm đồ vật mà bạn lấy đi, hãy gợi ý cho trẻ hỏi : “cây lược (đồ vật bị mất) đâu rồi ?”. Sau đó trả lời “ cây lược (đồ vật bị mất) đây rồi”. Đưa cho trẻ đồ vật đó và khen và thưởng cho trẻ.
3. Trò chơi trốn tìm
Ba mẹ và bé cùng chơi với nhau. Yêu cầu bé bịt mắt lại, ba chạy đi trốn. Cho bé mở mắt ra cho bé đi tìm ba, mẹ hướng dẫn bé đặt câu hỏi “ba đâu rồi”. Ba liền thò đầu ra và nói “ba đây nè”
• Điều kiện trước tiên: Trẻ phải nhận biết được các đồ vật, biết tìm kiếm những đồ vật không nhìn thấy, biết nhắc lại được câu hỏi.
• Gợi ý cách dạy:
– Đặt câu hỏi mẫu cho trẻ.
– Có thể kéo dài thời gian bằng cách làm mẫu câu hỏi ngay khi trẻ tìm kiếm đồ vật. Mỗi lần thực hiện trong 2 giây đồng thời giảm dần gợi ý cho trẻ.
– Cho trẻ các cơ hội để tham gia vào các tình huống tự nhiên nhằm khái quát hoá các tình huống thực hiện của trẻ (ví dụ: có thể giấu giầy dép hoặc áo khoác của trẻ trước khi cho trẻ đi chơi).
St.

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 14/04/2023

🛑Cha me, hãy phát huy TỐI ĐA các kĩ thuật này, trước khi chúng ta nói rằng TÔI KHÔNG BIẾT LÀM, TÔI THẤT BẠI, TÔI KHÔNG LÀM ĐƯỢC VỚI CON TÔI, CON TÔI NHIỀU HÀNH VI LẮM...
👇👇👇👇
🥰HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO CON
Dưới đây là lời khuyên dành cho phụ huynh khi giao tiếp và chơi đùa cùng con.
Dự án nhỏ này do các học viên tốt nghiệp 3 khoá Âm ngữ trị liệu của Trinh foundation chung tay thực hiện dưới sự cố vấn, hỗ trợ của TFA.

👉🏻1. Sit on the floor –Ngồi trên sànhttp://trinhfoundation.org/…/up…/2018/04/1-NGOI-TREN-SAN.pdf
👉🏻2. Do it again – Làm lại lần nữa và...lần nữa
http://trinhfoundation.org/…/2-LAM-LAI-LAN-NUA...VA-LAN-NU.…
👉🏻3. Let him be the boss – Để con bạn làm sếphttp://trinhfoundation.org/…/20…/04/3-De-con-ban-lam-xep.pdf
👉🏻4. Talk simply – Nói chuyện đơn giản http://trinhfoundation.org/…/2…/04/4-Noi-chuyen-don-gian.pdf
👉🏻5. Teach don’t test – Hãy dạy- đừng kiểm trahttp://trinhfoundation.org/…/04/5-Hay-day.-Dung-kiem-tra.pdf
👉🏻6. My turn your turn – Tới lượt bố/mẹ- tới lượt con
http://trinhfoundation.org/…/6-Toi-luot-me-bo-Toi-luot-con.…
👉🏻7. Don’t bug me with questions – Đừng làm con bực với những câu hỏi
http://trinhfoundation.org/…/7-Dung-lam-con-buc-voi-nhung-c…
👉🏻8. Copy your child – Bắt chước trẻhttp://trinhfoundation.org/…/up…/2018/04/8-Bat-chuoc-tre.pdf
👉🏻9. Play like a child – CHƠI ĐÙA NHƯ MỘT ĐƯA TRE
http://trinhfoundation.org/…/9.-CH%C6%A0I-%C4%90%C3%99A-NH%…
👉🏻10. Say what happens – Nói về điều đang xảy ra
http://trinhfoundation.org/…/04/10-NOI-VE-DIEU-DANG-XAY-RA.…
👉🏻11. Give her time – DÀNH THỜI GIAN CHO CON BẠN
http://trinhfoundation.org/…/11-D%C3%80NH-TH%E1%BB%9CI-GIAN…
👉🏻12. Make time for play – Dành thời gian để chơi http://trinhfoundation.org/…/…/12-DANH-THOI-GIAN-DE-CHOI.pdf
🔵 Các nguồn tư liệu miễn phí khác từ Trinh foundation Australia:
🍀1. AAC cho lớp họchttp://trinhfoundation.org/…/AACinClassroom-cho-lorp-hoc.pdf
🍀2. Ngôn ngữ và hoạt động hằng ngày
http://trinhfoundation.org/…/Ng%C3

Photos from Giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương's post 29/03/2023

Chuyện CÁI THẮNG LƯỠI và NÓI NGỌNG (rối loạn âm lời nói- SSD)

Lướt phây mà cứ đọc các tin tức CẮT THẮNG /PHANH LƯỠI đễ chữa rối loạn âm lời nói/ ngọng, đặc biệt đối với trẻ VIP mà BUỒN quá quý phụ huynh và các bạn ạ.

Thắng lưỡi chỉ CẮT khi và chỉ khi TRẺ SƠ SINH không bú được, thường thì vài ngày tuổi.

Đối với trẻ lớn hơn thường là 3-4 tuổi, nếu các cháu không nói rõ các âm /t, d (đ), th, n, s(x), l/ là những phụ âm đầu lưỡi-lợi, thì mới nghĩ đến cắt thắng lưỡi. Vì trẻ không chạm được đầu lưỡi vào lợi của hàm răng trên do thắng lưỡi kéo giật đầu lưỡi xuống nên trẻ cấu âm (articulation) sai.

Phụ huynh và các bạn có bao giờ thấy một đứa trẻ không chạm được đầu lưỡi vào hàm răng trên hoặc lợi ở mặt trong của hàm răng trên do bị thắng lưỡi kéo xuống không ?

Những phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối còn lại nếu trẻ ngọng thì nguyên nhân không phải do thắng lưỡi mà do các nguyên nhân khác hoặc không tìm ra nguyên nhân.

Nếu trẻ nói không rõ nguyên âm và bán âm cuối thì KHÔNG BAO GIỜ là do thắng lưỡi vì thắng lưỡi không ảnh hưởng gì đến sự biến dạng hay thay thế của các nguyên âm.

Trẻ tự kỷ nói không rõ do khiếm khuyết trong não, không phải do thắng lưỡi. Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em (Childhood apraxia of speech- CAS) là một trong những vấn đề trẻ tự kỷ mắc phải, do đó làm cho trẻ nói không rõ và rất khó khăn.

1 triệu trẻ dính thắng lưỡi thì chỉ có 1 trẻ có chỉ định cắt thắng lưỡi thôi.

Quý phụ huynh và các bạn sau khi đọc stt này thì hy vọng thắng lưỡi được MINH OAN trong vấn đề ngọng/ nói không rõ, chậm nói (late talker), chậm phát triển ngôn ngữ (language delay) và rối loạn ngôn ngữ (language disorder)

THẮNG LƯỠI KHÔNG PHẢI TỘI ĐỒ trong các vấn đề trên. BỊ DÁN NHÃN quá lâu nên thay đổi cũng cần tiến trình, phải không quý vị?

Lê Thị Thanh Xuân

Chuyên viên âm ngữ trị liệu

P/S: dính thắng lưỡi như các hình minh hoạ đính kèm thì mới có chỉ định cắt.(mượn hình trên mạng)

17/03/2023

RỐI LOẠN XỬ LÝ CẢM GIÁC
(SENSORY PROCESSING DISORDERS - SPD)

Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao trẻ tự kỷ có SỞ THÍCH CẢM GIÁC khác thường sau đây:

- Đi lang thang không mục đích, chạy tới chạy lui, chạy như ai đuổi khi vào siêu thị, công viên, nhảy trên nệm, sàn nhún, quay tròn, đong đưa, lên xuống cầu thang, thang máy, thang cuốn, leo trèo; thích ngồi trên xe ô tô, thích chơi các trò chơi cảm giác mạnh như tung lên cao, đưa lên đưa xuống, xích đu, cầu tuột, đu quay, leo núi, trồng chuối, chúi đầu… Hai chân và hai tay không kiểm soát khi ngồi yên. Ngược lại, có những trẻ chỉ ngồi hoặc nằm trên sàn nhà, không muốn đi một mình, chỉ đi men tường hoặc dắt đi hoặc tự lết, đi nhón gót…

- Sờ chạm cầm đồ vật, quăng, ném, đập, gõ, chà…vò tóc, xé giấy, cầm kéo cắt, nhồi bột/ đất sét, thích ôm chặt, mặc quần áo bó sát, chui vào trong các góc chật hẹp, chơi trò chơi quấn mền; thích vỗ tay, ít biết đau khi bị té ngã hoặc va chạm đồ vật; bốc đồ cho vào miệng, nghiến răng, gõ răng, massage, thích sờ cát, chơi dưới nước…Ngược lại, có những trẻ né tránh không mặc quần áo chật hoặc các chất liệu cứng, không thích ai sờ hoặc ôm trẻ, sợ các vật nhớt dính, sợ cắt móng tay, cắt tóc, gội đầu ...

- Nhìn các vật có ánh sáng lấp lánh như đèn trang trí nhấp nháy, kim tuyến hoặc các vật có chuyển động nhanh và quay tròn như quạt trần, quay bánh xe, các hình ảnh động trong TV, IPAD, smartphone…, đóng mở cửa, bật tắt công tắc điện (đèn, quạt), lật các trang sách liên tục, vẫy/búng tay trước mặt, xếp hàng đồ chơi/đồ vật theo hàng dài hoặc chồng lên cao. Hay nghiêng đầu để nhìn đồ vật hay người khác. Ngược lại, có những trẻ sợ ánh sáng, tránh giao tiếp mắt…

- Tạo âm thanh đưa lên tai để nghe, vd: đưa các tờ giấy vò vò tạo ra tiếng sột soạt, lắng nghe các âm thanh phát ra từ các con vật có gắn kèn, thích âm nhạc. Không phản ứng khi được gọi tên, thờ ơ với tiếng nói của người khác. Ngược lại, có thể sợ tiếng máy xay sinh tố, tiếng khoa tường, âm thanh lớn, chuông chùa/nhà thờ, còi xe cấp cứu…

- Ăn xà bông, gạo, vữa trát tường, các loại thức ăn chiên giòn, cứng, thức ăn có vị đậm đà, lạnh, cay, ngọt… hoặc không thích thức ăn nhão, mềm. Ăn không nhai, nuốt chửng (nuốt trọng)

- Ngửi các đồ vật, đồ chơi, thức ăn, tóc của người khác, thích ngửi mùi nặng, …

Đó là các dấu hiệu của trẻ bị RỐI LOẠN XỬ LÝ CÁC CẢM GIÁC (Sensory Processing Disoders - SPD) do tổn thương/khiếm khuyết các vùng cảm giác ở não bộ mà chưa tìm ra nguyên nhân qua các bằng chứng cận lâm sàng. Hầu hết các trẻ tự kỷ đều có rối loạn xử lý cảm giác từ mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng.

🍀 Vậy, rối loạn xử lý cảm giác (SPD) là gì?

Là các rối loạn phức tạp của não bộ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và người lớn. Là cách hệ thần kinh nhận thông tin từ môi trường hay từ chính bản thân mỗi cá thể có các giác quan bị xáo trộn. Các thông tin cảm giác thu nhận không được não bộ PHÁT HIỆN, TỔ CHỨC, SẮP XẾP và ĐÁP ỨNG phù hợp, thể hiện bằng các kiểu vận động và hành vi mà chúng ta quan sát được như đã kể trên.

Trẻ có thể chỉ có rối loạn xử lý cảm giác (SPD) đơn thuần hoặc kèm theo các rối loạn khác như ADHD, tự kỷ, rối loạn lo âu ...Tỉ lệ trẻ có rối loạn xử lý cảm giác (SPD) cao ở các trẻ mắc ADHD và tự kỷ.

Các nghiên cứu cho thấy có nhiều dấu hiệu khác biệt về sinh lý của trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) và trẻ phát triển bình thường; hoặc trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) và trẻ ADHD.

🍀 Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn xử lý cảm giác (SPD)?

- Chưa rõ nguyên nhân
- Di truyền có thể là một nguyên nhân

🍀 Có mấy loại rối loạn xử lý cảm giác (SPD)?

+ Rối loạn điều chỉnh cảm giác (SMD)

- Khó khăn khi chuyển thông tin cảm giác thành các hành vi có kiểm soát phù hợp với tự nhiên và cường độ của thông tin cảm giác.

+ Rối loạn vận động cảm giác (SDMD)

- Khó khăn về thăng bằng, vận động hoặc lập kế hoạch chuỗi vận động để đáp ứng các nhu cầu cảm giác.

+ Rối loạn phân biệt cảm giác (SDD)

- Khó khăn về phân biệt các loại cảm giác giống hay khác nhau.

🍀 Các đặc điểm thường gặp của rối loạn xử lý cảm giác (SPD) là gì?

- Khó khăn kiểm soát cảm xúc và hành vi. Dễ bùng nổ, thất vọng hoặc khó nhường nhịn người khác.

- Dễ mất tập trung chú ý, hay xao nhãng. Trí nhớ kém.

- Khó làm theo các hướng dẫn ở nhà và ở trường.

- Khó khăn khi lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện kế hoạch.

- Thích chơi một mình, khó khăn khi kết bạn, tham gia chơi cùng bạn và duy trì cuộc chơi. Cách chơi ở mức độ thấp.

- Chậm về giao tiếp và ngôn ngữ, khó tham gia giao tiếp hai chiều.

- Khó khăn khi dùng ngôn ngữ để thể hiện ý tưởng, suy nghĩ, và cảm xúc.

- Rất khó khăn trong các hoạt động tự chăm sóc bản thân (tự ăn, tự vệ sinh cá nhân, thay quần áo, mang giày…)

- Khó chấp nhận sự thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày hoặc chuyển tiếp giữa hai nhiệm vụ.

- Khó khăn vận động tinh và thô: kỹ năng vận động kém, vụng về, khó phối hợp tay mắt; thăng bằng kém, kỹ năng viết yếu. Né tránh các vận động với các thiết bị như xích đu cầu tuột. Nhanh mệt, và khó ngồi lâu.

- Khó kiểm soát vận động đúng tầm; cử động quá nhanh quá mạnh. Thích vận động mạnh, cường độ cao. Khi viết chữ đè mạnh tay, chữ đậm, to nhỏ không đều nhau.

- Khó ngủ

- Ăn uống không đa dạng, kén ăn.
..
🍀 Trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) gặp khó khăn gì trong cuộc sống hằng ngày?

Trẻ bị rối loạn xử lý cảm giác (SPD) gặp khó khăn khó khăn khi xử lý các thông tin cảm giác từ môi trường xung quanh hoặc từ chính cơ thể trẻ. Trẻ thu nhận thông tin cảm giác nhiều hơn hay ít hơn so với người khác. Tình trạng đó ảnh hưởng đến khả năng tương tác của trẻ trong các môi trường khác nhau, khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày và học tập của trẻ.

Ở trẻ có hệ thống xử lý cảm giác bình thường, não bộ được xem như người điều khiển giao thông. Các thông tin cảm giác từ tất cả các giác quan được thu nhận và dẫn truyền đến não bộ. Tại đây, các thông tin cảm giác được phân tích, xử lý và gửi các tín hiệu đáp ứng phù hợp đến các bộ phận cần thiết theo trật tự và chính xác, và các bộ phận thực hiện các tín hiệu nhận từ não bộ.

Ví dụ: khi chơi ném bóng, mắt trẻ nhìn thấy quả bóng đang bay gần trẻ (thị giác thu nhận thông tin cảm giác), trẻ đoán hướng quả bóng bay đến và vị trí quả bóng sẽ rơi xuống (thông tin cảm giác được truyền đến não bộ và phân tích), trẻ quyết định đưa tay ra chụp quả bóng (thông tin cảm giác được xử lý và gửi tín hiệu đáp ứng phù hợp đến hai tay), sau đó trẻ sẽ thực hiện hành động chụp quả bóng (bộ phận thực hiện các tín hiệu nhận từ não bộ)

Đối với trẻ trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD), các thông tin cảm giác từ tất cả các giác quan được thu nhận và cũng dẫn truyền đến não bộ. Nhưng các thông tin cảm giác không được phân tích, xử lý và không gửi các tín hiệu đáp ứng phù hợp đến các bộ phận cần thiết theo trật tự và chính xác. Do đó các bộ phận không hoặc thực hiện không phù hợp các tín hiệu nhận từ não bộ.

Ví dụ: khi chơi ném bóng, mắt trẻ có thể nhìn thấy quả bóng đang bay gần trẻ (thị giác thu nhận thông tin cảm giác), nhưng trẻ không đoán hướng quả bóng bay đến và vị trí quả bóng sẽ rơi xuống (thông tin cảm giác được truyền đến não bộ và não gặp khó khăn khi phân tích), trẻ không quyết định sẽ làm gì với quả bóng (thông tin cảm giác không được xử lý và không gửi tín hiệu đáp ứng phù hợp đến hai tay), do đó trẻ không thực hiện hành động chụp quả bóng (bộ phận thực hiện các tín hiệu nhận từ não bộ không đáp ứng)

🍀 Nếu không can thiệp, trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) gặp những khó khăn gì?

- Các hoạt động rập khuôn hàng ngày khó phá bỏ.

- Khó khăn thực hiện các kỹ năng tự chăm sóc và phục vụ bản thân.

- Khó kiểm soát cảm xúc và hành vi

- Khó khăn khi giao tiếp xã hội: giao tiếp mắt, giữ khoảng cách và biết luân phiên khi trò chuyện.

- Khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ nên ảnh hưởng sự phát triển của trẻ. Mệt mỏi và căng thẳng có thể dẫn đến học tập khó khăn.

- Dễ mất tự tin do các kỹ năng của trẻ không theo kịp các bạn học.

- Bị bắt nạt khi người khác biết các khó khăn của trẻ.

- Khó khăn học tập: chẳng hạn phát triển kỹ năng đọc, viết, sao chép trong lớp học.

- Khó hoàn thành các bài học ở trường và chú ý nghe giảng, mất tập trung chú ý.

- Khó khăn trong đọc- hiểu các tình huống xã hội.

- Khó làm theo hướng dẫn ở trường, ở nhà hoặc các môi trường khác.

- Khó học cả ngày ở trường do sức mạnh và sức bền của cơ kém và quá tải các thông tin cảm giác.

- Khó khăn làm bài kiểm tra và thi

🍀Ai là người đánh giá và can thiệp trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) hiệu quả nhất?

Hoạt động trị liệu là phương pháp can thiệp hiệu quả các triệu chứng rối loạn xử lý cảm giác (SPD) và hướng trẻ thực thiện các hoạt động chức năng.

Các chuyên viên hoạt động trị liệu (occupational therapists) được đào tạo chuyên sâu về rối loạn xử lý cảm giác sẽ đánh giá và can thiệp trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD). Vì Việt Nam chưa có những chuyên viên hoạt động trị liệu chuyên về rối loạn xử lý cảm giác nên phụ huynh, giáo viên và các nhà chuyên môn gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với trẻ. Trước đây, chúng ta phải tự học, tự tìm tòi và điều đó lấy đi rất nhiều năng lượng và thời gian của chúng ta với phương pháp học thử và sai. Đôi khi chúng ta bất lực vì khả năng chúng ta có hạn.

Hiện nay, còn gì tuyệt vời hơn khi đã có hiếm hoi vài CHUYÊN VIÊN HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU hỗ trợ phụ huynh, giáo viên và các nhà chuyên môn khác thông qua các khóa học RỐI LOẠN XỬ LÝ CẢM GIÁC để giúp chúng ta về cách can thiệp cho trẻ.

🍀 Các chiến lược hoạt động trị liệu hỗ trợ trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) gồm những gì?

- Chế độ cảm giác: cung cấp các dụng cụ/ thiết bị để điều hòa cảm giác cho trẻ.

- Kỹ năng vận động thô- vận động tinh: phát triển sức mạnh và điều hợp để giúp trẻ tham gia các hoạt động đa dạng trong tương tác xã hội.

- Chương trình Wilbarger Protocol (kỹ thuật)
- Kỹ thuật nén ép khớp
...
Thế giới giác quan của trẻ tự kỷ rất khác biệt so với trẻ bình thường do rối loạn xử lý cảm giác. Khi bạn tham gia khóa học, bạn sẽ hiểu vì sao trẻ khó khăn khi hiểu ngôn ngữ, khi giao tiếp, kiểm soát hành vi và khó khăn khi học tập.

Lê Thị Thanh Xuân
Chuyên viên âm ngữ trị liệu

Want your organization to be the top-listed Non Profit Organization in Hai Phong?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Trung tâm giáo dục đặc biệt Hoa Hướng Dương tham gia hội thi sáng tạo giáo cụ can thiệp nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/1...

Telephone

Website

Address


6B/13/250 Thiên Lôi/Vĩnh Niệm/Lê Chân
Hai Phong

Opening Hours

Monday 07:00 - 20:00
Tuesday 07:00 - 20:00
Wednesday 07:00 - 20:00
Thursday 07:00 - 20:00
Friday 07:00 - 20:00
Saturday 07:00 - 20:00

Other Community Organizations in Hai Phong (show all)
Youth+ Hai Phong Youth+ Hai Phong
21/10B Lê Hồng Phong
Hai Phong

Youth+ Hai Phong là một tổ chức cộng đồng với mong muốn tạo nên môi trường lành mạnh cho các bạn học

Mặt trận phường Niệm Nghĩa - quận Lê Chân, TP Hải Phòng Mặt trận phường Niệm Nghĩa - quận Lê Chân, TP Hải Phòng
280 Trần Nguyên Hãn, Niệm Nghĩa, Lê Chân
Hải Phòng

Đoàn lân sư rồng Linh Sơn - Hải Phòng Đoàn lân sư rồng Linh Sơn - Hải Phòng
Thuỷ Nguyên
Hai Phong

Biểu diễn múa lân Trung Thu, sự kiện hiếu hỷ, khai trương, lễ hội...

BNI New Era Chapter - TỔ CHỨC KẾT NỐI KINH DOANH BNI New Era Chapter - TỔ CHỨC KẾT NỐI KINH DOANH
Phòng Âu Cơ, TT Tiệc Cưới Lạc Hồng, P. Đông Khê, Q. Ngô Quyền
Hai Phong, 18000

Kỷ nguyên mới không ngừng kết nối, không ngừng chia sẻ

BHXH Quận Ngô Quyền BHXH Quận Ngô Quyền
Hai Phong

BHXH QUẬN NGÔ QUYỀN Địa chỉ: Khu tái định cư Lô 20B, Khu đô thị mới Ngã năm

Hội chị em Quán Toan - An Dương Hội chị em Quán Toan - An Dương
Xóm 6 Do Nha _ Tân Tiến _ An Dương
Hai Phong

Cho thuê váy thiết kế cao cấp chính hãng, đồ đi tiệc sự kiện , makeup & hair !

ADIGI Việt Nam ADIGI Việt Nam
300 Hai Bà Trưng
Hai Phong, 180000

Adigi là nhà cung cấp các giải pháp về marketing tăng trưởng cho lĩnh vực spa, thẩm mỹ viện, bệnh việ

Biệt đội chuyên rình rập vây bắt chộm chó Biệt đội chuyên rình rập vây bắt chộm chó
Đường Xóm Thủy Nguyên
Hai Phong

chuyên rình rập vây bắt chộm chó

Meey Land Hải Phòng Meey Land Hải Phòng
Số Nhà 569 Đường 208 An Đồng, An Dương, Hải Phòng
Hai Phong, 04421

Meey Land là sự kết hợp đột phá Bất động sản - Công nghệ- Tài chính ứng dụng công nghệ Blockchain, Ai, BigData; Giúp đem lại hơn 50 tính năng thông minh vượt trội.

Thanh niên Tình Nguyện THPT Quang Trung Thanh niên Tình Nguyện THPT Quang Trung
Cao Nhân Thủy Nguyên
Hai Phong

Cổng thông tin điện tử huyện An Dương - TP Hải Phòng Cổng thông tin điện tử huyện An Dương - TP Hải Phòng
Số 15, Tổ Dân Phố 4, Thị Trấn An Dương, Huyện An Dương, TP Hải Phòng
Hai Phong, 18000

Cổng thông tin điện tử huyện An Dương là điểm truy cập chính thức duy nhất c?

Đoàn Thanh niên Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
19 Trần Quang Khải
Hai Phong

Trang Fanpage chính thức của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng