VUI SỐNG 24H
Nearby gyms & sports facilities
Số 45A Ngõ 59 Hoàng Cầu
Ngõ 59 Hoàng Cầu
Đông Các
Ngõ 34 Hoàng Cầu
Ngõ
You may also like
VUI SỐNG MỖI NGÀY
THỰC PHẨM TỐT NHẤT DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI BỊ BAO TỬ
1. Gừng đẩy lùi khó tiêu, ợ hơi ở người bệnh
Gừng là thực phẩm tốt cho đau bao tử mà người bệnh có thể tham khảo. Theo đông y, gừng có vị cay, tính ấm có khả năng điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng một cách an toàn. Dùng gừng để nấu ăn hoặc pha trà gừng đều sẽ giúp ích cho người bệnh dạ dày trong việc điều trị bệnh.
2. Tỏi là thực phẩm tốt cho bao tử
Trong danh sách các thực phẩm tốt cho dạ dày, chúng ta không thể không nhắc đến tỏi. Gia vị có sẵn trong tủ bếp của nhiều gia đình nhưng có lẽ không nhiều người biết đến công dụng của tỏi đối với người bệnh dạ dày. Tỏi được phát hiện có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể tránh dạ dày bị làm hại bởi vi khuẩn Hp.
3. Thực phẩm cho người đau dạ dày – Sữa chua
Sữa chua cũng thuộc top thực phẩm tốt cho dạ dày được người bệnh yêu thích. Món ngon này rất dễ ăn và thích hợp để tráng miệng. Với hàm lượng lợi khuẩn dồi dào, sữa chua giúp dạ dày cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột để cải thiện hệ tiêu hóa. Tổn thương dạ dày do hại khuẩn sẽ được kiểm soát và làm lành nhanh.
4. Đậu bắp món ngon yêu thích của người bệnh dạ dày
Người ta thường gọi đậu bắp với cái tên nhân sâm xanh với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời cho con người, nhất là với bệnh nhân dạ dày. Đậu bắp giàu vitamin B, C, E… hoạt chất Caroten, pectin bồi bổ và bảo vệ dạ dày. Vì thế đậu bắp được dùng nhiều để chế biến thành các món ngon cho người đau dạ dày.
5. Bệnh nhân dạ dày nên ăn các loại rau cải xanh
Cải bắp, cải bó xôi đều là các thực phẩm tốt cho dạ dày. Khi bao tử bị viêm, vitamin E, K có trong các loại rau cải xanh có lợi cho chứng bệnh viêm dạ dày. Ngoài ra, chất cellulose có trong cải bó xôi còn kích thích dạ dày tiết ra các chất nhầy làm giảm đau do viêm loét hữu hiệu.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI BỊ Đ.AU D.Ạ D.ÀY
• Cảm giác chướng hơi, đầy bụng, không tiêu hoá được: Đầy bụng trên sau khi ăn là cảm giác có thể biểu hiện bạn bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Nên theo dõi tình trạng cơ thể mình để phát hiện bệnh sớm, dễ chữa trị. Trong trường hợp để lâu, bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng, gây ra những biến chứng khó lường.
• Đau ở thượng vị: có người thì đau bụng âm ỉ nhưng cũng có người lại đau dữ dội. Càng nặng thì càng đau thường xuyên hơn. Đau tức vùng bụng trên là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm loét dạ dày giai đoạn đầu. Vùng bụng trên rốn thường xuất hiện những cơn đau bất thường, ngày càng dày và nặng hơn. Thời gian đầu, cơn đau thường xuất hiện khi đói quá hoặc no quá.
• Đau dạ dày nhẹ gây buồn nôn hoặc nôn : là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Đây là triệu chứng đau dạ dày nhẹ thường gặp ở đại đa số người bệnh. Khi thường xuyên buồn nôn hoặc nôn bạn cần lưu ý. Vì nôn làm thức ăn trào ngược từ dạ dày đẩy ra miệng, nguy cơ dẫn đến rách thực quản, tổn thương niêm mạc dẫn đến bệnh đau dạ dày.
• Có thể nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu: do hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Thường là do bệnh loét dạ dày tá tràng, hay ung thư dạ dày.
• Chảy máu đường tiêu hóa: Chảy máu dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa là triệu chứng nặng của bệnh đau dạ dày. Nếu bệnh nhân rơi vào tình huống này mà không được cấp cứu ngay lập tức thì tính mạng sẽ bị đe dọa. Khi người bệnh bị chảy máu dạ dày, sẽ có các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phân đen… Kèm theo đó là tình trạng người mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng thường xuyên do mất máu… Hiện tượng, triệu chứng đau dạ dày này chứng tỏ bạn đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc ung thư dạ dày…
CÁCH DÂN GIAN GIẢM Đ.AU D.Ạ D.À.Y HIỆU QUẢ
1. Cách điều trị trào ngược dạ dày bằng bài thuốc Đông y tổng hợp
Rau má, gừng, gạo nến, hoắc hương và lá dành dành. Người bệnh sẽ đem các cây thảo dược rửa sạch rồi đun với khoảng 3 bát nước. Sau đó, bạn sẽ chia ra thành 3 lần uống trước mỗi khi ăn khoảng 30 phút để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất cho người bệnh.
2. Cách trị trào ngược dạ dày từ vỏ cam khô và gừng
Bằng cách bạn cho 2 nguyên liệu trên + 2 bát nước rồi đun khoảng 20 phút để nhỏ. Đến khi bạn thấy nước cạn xuống chỉ còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp. Bài thuốc Nam này sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh giảm thiểu nhanh chóng.
3. Cách chữa trào ngược dạ dày từ quả Đu Đủ chín
Bằng cách, bạn đem cắt miếng, bỏ hạt, bỏ vỏ và ấp với 1 chút đường. Sau đó, người bệnh sẽ chia khẩu phần sử dụng ra thành 2 lần trong ngày. Cụ thể, bạn sẽ ăn Đu đủ hấp đường khoảng 30 phút trước khi ăn bữa trưa và tối.
4. Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng cây Húng tây
Bởi vì, Húng tây là loại cây thuộc dòng họ thuốc Nam có chứa thành phần giúp ổn định dịch vụ acid trong dạ dày cực tốt. Bên cạnh đó, cách chữa bệnh bằng Húng tây lại vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần đem Húng tây ngâm và rửa thật sạch với muối trắng. Sau đó, bạn sẽ nhai sống trực tiếp Húng Tây vào thời điểm trước bữa ăn sáng, trưa và tối.
GIẢM CƠN Đ.AU D.Ạ D.ÀY NHANH CHÓNG NGAY TẠI NHÀ
1. Sử dụng nước muối loãng
Từ xưa, người dân đã truyền tai nhau cách giảm đau dạ dày nhờ nước muối loãng. Chỉ cần pha một chút muối với nước ấm để được một dung dịch muối loãng rồi uống từ từ từng ngụm nhỏ. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều vì lượng muối tăng lên trong cơ thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn, gây tổn hại đến chức năng của thận. Nước muối có khả năng ức chế một phần vi khuẩn trong dạ dày, đồng thời làm sạch dạ dày, giảm co thắt dạ dày.
2. Uống nước ấm
Một cốc nước ấm khi cơn đau dạ dày đang hành hạ là một biện pháp chữa cháy rất cần thiết. Nước ấm sẽ giúp pha loãng dịch vị dạ dày, giảm bớt cảm giác đau. Uống nước ấm vào buổi sáng cũng là một thói quen nên duy trì với những người bệnh dạ dày có hệ tiêu hóa không tốt. Hệ tiêu hóa sẽ được rửa sạch và sẵn sàng cho một ngày hoạt động đầy năng lượng.
2. Chườm nước nóng
Hơi nóng của khăn chườm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu. Máu đến nhiều hơn giúp làm giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Không chỉ vậy, vùng bụng được làm nóng cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thêm muối hoặc gạo rang kĩ, sau đó cho vào khăn hoặc túi chườm sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
Trong trường hợp cách làm đơn giản này không hiệu quả, người bệnh có thể dùng cách giảm đau bằng hơi nóng khác. Đây là một trong những cách hữu hiệu được truyền tai nhau từ xưa đến nay:
Lấy nước ấm vào một chai nhựa rồi lăn chai ở vùng bụng trên. Lăn cho đến khi vùng bụng nóng đều, bắt đầu thực hiện động tác xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Xoa bụng bằng khăn nóng có bọc muối sẽ tốt hơn. Khi đó, máu lưu thông đến dạ dày tốt hơn sẽ làm giảm sự co thắt ở dạ dày. Cơn đau dạ dày sẽ được xoa dịu và biến mất nhanh chóng.
4. Xoa bụng
Với những cơn đau nhẹ, nằm nghỉ ngơi và xoa bụng là một cách giảm đau bao tử đơn giản. Cách xoa như sau: hai tay đặt lên vùng bụng rồi xoa đều theo chiều kim đồng hồ. Sau đó xoa theo chiều ngược lại với thời gian tương tự. Nếu cần, người bệnh có thể kết hợp chườm nóng như trên và xoa bụng để hiệu quả tốt hơn. Cách này giúp đẩy máu tới hệ tiêu hóa nhiều hơn, từ đó làm giảm cảm giác đau.
GIẢM Đ.A.U D.Ạ D.ÀY NGAY TẠI NHA!!! TẠI SAO KHÔNG???
1. Trà gừng
Trà gừng là một mẹo chữa đau dạ dày cấp tốc vô cùng hữu hiệu mà còn tiện nữa. Bạn chỉ cần thủ sẵn vài gói trà gừng bên mình, bất cứ khi nào cơn đau xuất hiện, lập tức đem pha ngay một ly. Cách này có thể thực hiện ở nhà, hay thậm chí là văn phòng hoặc những nơi có nước nóng, rất tiện nhưng hiệu quả lại vượt trội.
2. Chườm nóng vùng bụng
Cách bớt đau dạ dày, bớt đau bao tử nhanh, cấp tốc tại nhà
Chườm nóng bụng được xem là một mẹo hữu hiệu để giảm những cơn đau dạ dày cấp một cách mau chóng. Khi gặp cơn đau dạ dày bạn nên dùng 1 chai nước nóng, hoặc túi chườm nóng lăn qua lăn lại trên bụng cũng sẽ làm cho dịu cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng muối hột, đem rang lên cho nóng sau đấy bỏ vào một chiếc khăn sạch rồi sử dụng để chườm lên vùng bụng đang bị đau.
3. Nước muối
Pha muối với nước ấm để súc miệng sẽ giúp giảm vi khuẩn, chống viêm lợi, rửa ngoài da chống viêm, uống nước muối ấm giúp làm sạch đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiêu hóa, giảm cơn đau dạ dày, co thắt gây đau bụng hay trường hợp chức năng dạ dày bị rối loạn.
Nước muối giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng
Rất đơn giản, mỗi lần thấy các cơn đau đang ập đến bạn hãy pha muối hột với nước nóng rồi uống từng ngụm nhỏ, một ngày có thể uống nhiều lần.
4. Đồ uống có gas
Như các bạn đã biết, ở một số bài viết trước, chúng tôi có khuyên bạn nên kiêng đồ uống có ga khi bị bệnh về đường tiêu hóa. Nhưng với đau dạ dày, các cơn đau co thắt liên tục khiến bạn không thể thở nổi, thì nước uống có gas lại là một vị cứu tinh tạm thời đó. Nhưng bạn nên lưu ý, chỉ khi nào thật đau, thì mới lên sử dụng mẹo này. Mỗi lần chỉ nên dùng một vài ngụm nhỏ, đừng nên uống nhiều quá, sẽ khiến bị ợ hơi, đầy bụng… gây khó chịu thêm.
5. Nước ép lá bạc hà
Cách chữa đau dạ dày tạm thời bằng nước ép bạc hà được mọi người biết đến bởi khả năng giảm đau tức thời của nó. Theo một vài nghiên cứu của những nhà khoa học, trong lá bạc hà có chứa khá nhiều vitamin và các loại khoáng chất có khả năng chống oxy hóa, đào thải các chất độc hại ra bên ngoài cơ thể,hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đồng thời, bạc hà cũng có tác dụng giúp làm giảm đầy bụng và chứng khó tiêu hiệu quả cho người sử dụng.
BẬT MÍ CÁC LOẠI RAU CỦ TỐT CHO D.Ạ D.À.Y
1. Củ cà rốt
Cà rốt là loại củ đặc biệt giàu beta-carotene, vitamin K, chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe dạ dày và đường tiêu hóa, đồng thời có thể giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa khác như rối loạn dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Cà rốt còn có khả năng phòng cao huyết áp, ung thư, tốt cho mắt và tim mạch.
Bạn có thể chế biến các món ngon từ cà rốt như canh hầm, món xào hay bạn có thể làm nước ép.
2. Củ khoai lang
Khoai lang có chứa nhiều loại vitamin B, C, beta-carotene, canxi giúp kiểm soát tốt lượng axit dạ dày đồng thời làm giảm đau, làm dịu nhẹ các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ, buồn nôn, đau rát thượng vị… Khoai lang còn có chứa lượng chất xơ dồi dào có công dụng lớn giúp ngừa bệnh táo bón.
Bạn có thể luộc, hấp khoai lang hoặc chế biến thành món chè, canh nấu sườn.
3. Củ khoai tây
Trong khoai tây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất mang nhiều lợi ích cho cơ thể như các loại vitamin C, A, B, canxi, photpho, sắt, kali, chất xơ và protein có khả năng hấp thụ axit dư thừa trong dạ dày, tạo điều kiện làm lành vết loét và tổn thương dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, khoai tây còn có khả năng kháng khuẩn giúp ức chế phát triển vi khuẩn gây hại trong dạ dày.
4. Rau mùi tây
Mùi tây là thực phẩm luôn nằm trong danh sách các loại rau tốt cho dạ dày. Mùi tây chứa nhiều các vitamin A, B, C, khoáng chất như sắt, canxi, kali… có khả năng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, giảm đau ở dạ dày và ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng… của trào ngược dạ dày. Rau mùi tây còn làm tăng cảm giác ngon miệng cho người bệnh rối loạn dạ dày.
Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, rau mùi tây giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa thiếu máu và phòng ngừa ung thư. Rau mùi tây có thể được sử dụng để trang trí món ăn, làm tăng thêm hương vị, đặc biệt là các món cá.
5. Rau bắp cải
Trong rau bắp cải có chứa một nguồn chất xơ tốt và các vitamin, khoáng chất như vitamin C, K, B6, folate, thiamin, canxi, sắt, magie, kali… giúp làm lành vết loét, đặc biệt là trong các trường hợp loét dạ dày, ruột, giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày.
Bạn nên bổ sung rau bắp cải trong bữa ăn hàng ngày giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ giảm cân, tăng cường miễn dịch và tốt cho tim mạch. Bạn hãy lưu ý vitamin U – chất chống loét dạ dày tá tràng dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, vì thế bạn có thể chế biến thành bắp cải luộc hoặc nước ép rau bắp cải sẽ hiệu quả hơn.
6. Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, carotene, albumin, chất xơ… Bổ sung thêm rau cải bẹ xanh vào chế độ ăn sẽ giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, loại rau này còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, điều trị khó tiêu, giảm cảm giác kích thích ở đường ruột và hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày.
Ngoài ra, rau cải bẹ xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, chữa viêm họng, chống lão hóa da, hỗ trợ cho người bệnh gout, tiểu đường, tim mạch. Đây là loại rau có vị cay đắng, bạn có thể sử dụng làm món canh, món xào trong bữa ăn.
7. Rau chân vịt
Khi tìm hiểu trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, bạn sẽ không thể bỏ qua rau chân vịt. Rau chân vịt hay còn gọi là rau bó xôi, chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, folic, sắt, canxi… Đặc biệt đối với bệnh trào ngược, rau chân vịt còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày và cải thiện chức năng hệ thống tiêu hóa.
Rau chân vịt còn có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của mắt, điều hòa huyết áp, giảm stress oxy hóa và hỗ trợ phòng chống ung thư. Bạn có thể chế biến rau bó xôi bằng cách xào, làm salad hay sinh tố.
Click here to claim your Sponsored Listing.
Category
Telephone
Address
Hanoi
TT Trạm Trôi/Hoài Đức/Hanoi
Hanoi
Hàng Nhật Bản xách tay trực tiếp, nhận oder sỉ và lẻ, tuyển CTV toàn quốc.
Ngõ 274 Nguyễn Lân-Thanh Xuân-Hanoi
Hanoi
CLB Kudo Kid là chi nhánh của Kudo Quân đội (Military Karate Combat - Kudo) Kudo Daido Juku Đối kháng, va chạm trực tiếp, hướng tới mục tiêu võ thuật toàn diện, sức khỏe, ý chí
Trụ Sở Chính: Số 8 – Ngách 2/53 – Hưng Thịnh – Yên Sở/Hoàng Mai – Hà Nội
Hanoi, 100000
Golfmax - Đồ Golf Chất chuyên phân phối đồ golf chính hãng như: quần áo thể thao
41A Hà Kế Tấn, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Hanoi
Tổ hợp Billiard - Cyber Net Gaming
Số 6/49/khu C/KĐT GELE XIMCO LÊ TRỌNG TẤN DƯƠNG NỘI HÀ ĐÔNG HÀ NỘI
Hanoi, 10000
Sơn ô tô hàng đầu thế giới (Axalta)