Xương Khớp YHCT

Bác sỹ chuyên khoa cấp 2 Triệu Quang Túy khám và điều trị các bệnh về xương k

05/08/2021

TOP 10 BỆNH XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP:
Thoái hóa khớp và viêm khớp là hai tình trạng thường gặp nhất của xương khớp. Các loại bệnh còn lại là do bẩm sinh, sự thay đổi nội tiết, di truyền hoặc quá trình sinh hoạt ăn uống hoặc cũng có một số trường hợp chưa rõ nguyên nhân (như ung thư xương).
1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp cũng là một trong các bệnh của hệ cơ xương khớp thường gặp. Đây là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp.
Thoái hóa khớp tiến triển chậm và hay gặp ở người trung niên, lớn tuổi (khoảng từ 50 trở đi). Đặc biệt, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn nam giới do những thay đổi về nội tiết và quá trình sinh nở. Thoái hóa khớp không thể chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.
2. Viêm khớp
Viêm khớp là căn bệnh về xương khớp phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Viêm khớp chủ yếu xảy ra ở người từ 65 tuổi trở lên, nhưng không phải ở lứa tuổi nhỏ hơn không mắc phải căn bệnh này vì gần một nửa số người mắc phải ở độ tuổi trẻ. Độ tuổi từ 18 đến 44 tỉ lệ người mắc phải là 7,3%. Tuổi từ 45 đến 64 là 30,3%, trên 65 tuổi là 49,3%.
Số liệu trên cho thấy tuổi tác càng cao, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp càng nhiều, tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân duy nhất. Căn bệnh này chiếm 26% ở nữ giới và 19% ở nam giới mọi lứa tuổi. Các số liệu này từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Những người thừa cân, béo phì sẽ nằm trong diện nguy cơ nhiều hơn.
Tình trạng viêm cũng có thể xảy ra do chấn thương, va đập hoặc tình trạng lão hóa, bào mọn sụn khớp và xương dưới sụn, cộng thêm việc vận động khớp không hợp lý dẫn đến khớp bị viêm. Phản ứng viêm xảy ra chính là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như chấn thương hoặc từ bên trong như di truyền, nhiễm trùng,... Và cũng chính vì thế nên khi nhắc đến viêm khớp hãy nghĩ ngay đến tình trạng sưng, viêm, nóng đỏ và đau ở một vị trí nào đó của khớp.
Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau, tuy nhiên một số dạng thường thấy là: viêm khớp dạng thấp, viêm do thoái hóa, thấp khớp cấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng. Đa số các bệnh viêm khớp đều khó điều trị dứt điểm. Bệnh dễ tái phát trở lại và tăng nặng hơn. Để lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức, mất khả năng vận động hoặc thậm chí bị tàn phế nên cần cải thiện sớm.
3. Viêm khớp dạng thấp
Là một dạng của bệnh viêm khớp nhưng nguy hiểm hơn. Viêm khớp dạng thấp một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp có liên quan yếu tố di truyền.
Tại Việt Nam, viêm khớp thường gặp ở phụ nữ chiếm 70 - 80%, đa số là phụ nữ trung niên độ tuổi từ 40 - 60 tuổi. Có trường hợp trẻ em mắc nhưng tỉ lệ này khá ít.
Viêm cột sống dính khớp: Viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp viêm đặc trưng bởi tổn thương khớp cùng chậu, cột sống và các khớp ở chi dưới, thường kèm theo viêm các điểm bám gân. Bệnh tiến triển chậm song có xu hướng dính khớp. Hơn 90% những người bị ảnh hưởng có một kháng nguyên bạch cầu đặc trưng được gọi là kháng nguyên HLA-B27. Cơ chế cơ bản được cho là tự miễn dịch hoặc gây viêm tự động.
4. Loãng xương
Nói về loãng xương, PGS.TS Đặng Hồng Hoa (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) cho hay: Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương và hủy hoại cấu trúc xương đến mức có thể tăng nguy cơ gãy xương. Cấu trúc xương bị xốp dạng tổ ong và mỏng hơn xương bình thường dẫn đến giảm khả năng chịu lực và chống đỡ của xương.
Nguyên nhân gây bệnh xương khớp loại này là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc… Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 - 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 - 10 năm sau khi mãn kinh.
5. Gãy xương
Gãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương do nguyên nhân có thể do chấn thương hoặc do bệnh lý. Tình trạng mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn, tình trạng mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.
6. Bệnh gout
Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt cấp kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu và bệnh gút bao gồm: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…), các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric (chủ yếu do ăn nhiều thịt đỏ như chó, bò, dê, cá biển) và các yếu tố khác liên quan như di truyền, gia đình, tuổi tác hay giới tính.
7. Thoát vị đĩa đệm
Thêm một bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên... Ngoài ra, bị tai nạn, chấn thương cột sống cũng gây thoát vị đĩa đệm.
Người bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước. Bệnh gây nên những triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống cánh tay, bàn tay… Song song đó bệnh thường gây đau cột sống và đau rễ thần kinh, mỗi đợt đau kéo dài từ 1-2 tuần. Giai đoạn đầu có thể đau âm ỉ nhưng càng về sau càng đau nhiều và dữ dội hơn.
Tương tự như thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm khó chữa trị khỏi hoàn toàn. Một khi nhân nhầy đã thoát ra ngoài, cột sống sẽ trở nên yếu và dễ bị mất ổn định. Hơn nữa, cơn đau thoát vị có thể khiến cho dáng đi đứng của người bệnh bị thay đổi, dẫn đến teo cơ, vẹo cột sống.
8. G*i cột sống
G*i cột sống là một diễn tiến của căn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi các g*i xương hình thành tại khu vực giao nhau của các đốt cột sống. Các g*i cột sống này là sự phát triển thêm ra của xương tại nơi đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống gây ra.
G*i cột sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống của cơ thể nhưng thông thường hay gặp g*i cột sống cổ và g*i cột sống lưng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh g*i cột sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu, cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ nếu g*i chèn ép vào dây thần kinh, đau có thể lan xuống cánh tay, tê bì chân tay, thậm chí làm hạn chế cử động.
9. Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống (gọi tắt là lupus) xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào các mô lành mạnh của chính cơ thể bạn. Điều này dẫn đến tình trạng viêm mạn tính và gây tổn hại cho nhiều mô và nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể như các khớp, da, thận, tim, phổi, các tế bào máu và não. Trong đó, có triệu chứng trên da xuất hiện phổ biến nhất (70% người bệnh) và thường trỏe nên xấu đi khi phơi ra nắng (tiếp xúc với ánh sáng).
Trong đợt bùng phát, bệnh hay gặp triệu chứng đau cơ, đau các khớp nhỏ của bàn tay-cổ tay, cứng khớp và phù. Tuy không chữa được hoàn toàn, nhưng có thể điều trị hiệu quả với thuốc. Bệnh thường không làm giảm khả năng vận động hay hủy hoại khớp.
10. Ung thư xương
Ung thư xương là sự xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương. Những khối u này thường phát triển rất mạnh và cạnh tranh với những mô xương lành, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

05/08/2021

TRIỆU CHỨNG BỆNH XƯƠNG KHỚP:
Triệu chứng có bệnh xương khớp nếu như liệt kê cụ thể cho mỗi căn bệnh thì nhiều vô số kể. Mỗi khớp như vậy sẽ có những khó khăn khi vận động riêng, mỗi loại bệnh sẽ có những đặc hiệu về các triệu chứng sưng, đau, tê bì và cứng khớp khác nhau.
Nhìn chung, đau khớp nào thì di chuyển khó khăn khớp đó. Cơn đau đến từng cơn, có đợt kéo dài vài ngày, 1-2 tuần sau đó thì quay lại thì nặng hơn. Vòng tuần hoàn cứ thế lặp lại. Bên cạnh đó, người bệnh cũng hay gặp phải cứng khớp vào buổi sáng hay sau những lúc ngồi hoặc nằm lâu, ít cử động. Có thể liệt kê các triệu chứng của bệnh xương khớp vào các nhóm sau:
Đau khớp
Triệu chứng phổ biến nhất của đau cơ xương khớp là đau khớp và đây là lý do khiến hầu hết người bệnh tìm đến viện điều trị. Đau có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh xương khớp và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Đa số người bị bệnh xương khớp thấy đau nhức khớp tăng lên khi hoạt động và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng đau do bệnh xương khớp phổ biến khác bao gồm đau trầm trọng hơn đi kèm với hoạt động, tăng lên do thay đổi thời tiết, đau khi tâm trạng xấu.
Sưng khớp
Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng khớp là viêm khớp. Nguyên nhân phổ biến thứ hai gây sưng khớp là tổn thương khớp do va đập, tai nạn. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như kiểm tra máu, chọc hút dịch khớp. Các xét nghiệm phân tích dịch khớp có thể giúp xác định xem có bệnh xương khớp hay do các nguyên nhân khác gây sưng khớp như nhiễm khuẩn hoặc bệnh gout.
Cứng khớp
Những người bị bệnh xương khớp hầu như luôn luôn cảm thấy cứng khớp. Cứng khớp thường nặng hơn vào buổi sáng hoặc sau thời gian dài ngồi cố định ở một vị trí. Khi bạn di chuyển và hoạt động, cứng khớp thuyên giảm một chút. Các cách khác để giảm cứng khớp là sử dụng nhiệt và các thuốc chống viêm.
Cảm nhận khớp mài mòn
Khi sụn khớp bị mòn đi, lớp lót mịn bao phủ khớp sẽ bị mất. Khớp di chuyển không được trơn tru. Có thể cảm nhận hoặc thậm chí nghe thấy âm thanh “lụp cụp” thô ráp. Đặt tay lên khớp khi uốn cong khớp lại có thể cảm nhận cảm giác này.
Đau khi nhấn khớp
Các khớp bị viêm rất nhạy cảm. Nếu một khớp bị viêm, nhấn xung quanh khớp và có cảm giác đau là dấu hiệu cho thấy khớp bị viêm.
Nóng và đỏ vùng da quanh khớp
Bệnh xương khớp mà thường gặp là viêm khớp hay gout có thể dẫn đến các triệu chứng của nóng và đỏ khớp. Khi thấy những triệu chứng này nên đến bác sĩ để khám bởi vì chúng cũng có thể gợi ý tới một bệnh nhiễm trùng khớp tiềm ẩn.
Các khối sưng và u nhô lên xung quanh khớp
Bệnh xương khớp có thể gây ra sự hình thành của túi chất lỏng hoặc g*i xương. Chúng biểu hiện như là những khối u xung quanh khớp. Các khối sưng và u nhô lên có thể không nhạy cảm với sự va chạm, nhưng có vẻ ngoài không đều. Hầu hết người bệnh nhận thấy những biểu hiện này trên các khớp nhỏ của các ngón tay, chúng cũng có thể xảy ra ở các khớp khác trên cơ thể.
Biến dạng khớp
Khi sụn khớp và xương dưới bị mòn bởi bệnh xương khớp, khớp có thể xuất hiện sự biến dạng. Nếu sụn khớp bị mòn, xương dưới dụn và khớp có thể xuất hiện các góc cạnh. Biến dạng khớp thường được nhìn thấy ở các khớp ngón tay, khớp gối.
Đau lan truyền
Có một loại bệnh đặc biệt đó là thoái vị đĩa đệm cổ & thăt lưng (thắt lưng thường gặp hơn). Bệnh gây nên những triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân (theo dây thần kinh tọa), hay đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống cánh tay, bàn tay… Mỗi đợt đau kéo dài từ 1 - 2 tuần.

Các bệnh thường gặp về xương khớp 05/08/2021

Tràn Dịch Khớp Gối:
Biểu hiện, nguyên nhân và những biến chứng nguy hiểm:
Tràn dịch khớp gối là một bệnh lý về xương khớp thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên. Bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái và khó khăn cho cuộc sống hằng ngày. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin giúp bạn nắm được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất.
1. Tràn dịch khớp gối là gì?
Tràn dịch khớp gối là bệnh lý thường gặp ở đối tượng người trung niên và người trên 50 tuổi. Trong ổ khớp gối luôn có một lượng chất dịch nhất định với tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn và giảm ma sát giữa hai đầu xương. Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch tiết ở đầu gối bị dư thừa, tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp gối và thay đổi tính chất làm cho khớp bị sưng, đau nhức, đi lại khó khăn, khó vận động.
Khớp gối là bộ phận chịu toàn bộ trọng lực của phần trên cơ thể. Bởi vậy, khi khớp gối tràn dịch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sinh hoạt, vận động của bệnh nhân. Nếu để hiện tượng nhiễm khuẩn xảy ra, khớp gối sẽ bị xơ cứng, đau khớp gối, viêm khớp, thậm chí là hỏng hoàn toàn.
Việc điều trị tràn dịch khớp gối cần được diễn ra càng sớm càng tốt, khi đã chẩn đoán được nguyên nhân của căn bệnh này thì việc điều trị bệnh tương đối dễ dàng hơn. Tùy vào giai đoạn nghiêm trọng của bệnh và cơ địa bệnh nhân mà chuyên gia y tế sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
2. Những triệu chứng điểm hình của chứng tràn dịch khớp gối
Dấu hiệu tràn dịch khớp gối cơ bản nhất mà người bệnh có thể nhận thấy được là tình trạng xung quanh gối bị nổi mẩn đỏ, kèm theo tình trạng đau nhức và phù nề. Người bệnh sẽ có cảm giác nặng nề tại vùng khớp gối vì bị tràn dịch, từ đó tạo ra các hạn chế khi vận động, khó khăn gấp duỗi gối.
Khi ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng tràn dịch khớp gối khá dễ nhận biết bằng mắt thường và thông qua cảm nhận của bệnh nhân. Những dấu hiệu này gồm:
- Đau nhức khớp gối: Cơn đau nhức âm ỉ tại vùng gối hoặc lan đến cẳng chân và đùi trên. Tần suất cơn đau có thể kéo vài vài chục phút rồi biến mất. Người bệnh không giảm bớt đau ngay cả khi thay đổi tư thế.
- Mất cân bằng khớp gối: Triệu chứng tràn dịch khớp gối thường chỉ xuất hiện ở một bên gối, nên khi so sánh 2 bên khớp gối bệnh nhân sẽ nhận thấy vùng bị tràn dịch có kích thước lớn hơn do bao khớp dày lên.
- Nổi mẩn đỏ khớp gối: Đây là tình trạng rối loại nội tiết, xảy ra khi lượng dịch khớp tăng nhanh quá mức ảnh hưởng đến cấu trúc da bên ngoài. Một số bệnh nhân gặp phải triệu chứng này, số khác có thể chỉ xuất hiện các mảng đỏ ngoài da.
- Sưng khớp khối: Khi dịch khớp sản sinh nhiều, tại vị trí khớp sẽ bị phù nề và sưng phồng lên, kèm theo đó là cảm giác nóng đỏ. Triệu chứng này khá nổi bật và dễ nhận thấy sự khác biệt so với phần khớp còn lại.
- Một số triệu chứng khác: Một số bệnh bệnh cho biết họ còn gặp phải tình trạng khác như dị cảm, tê bì chân, chi dưới mất cảm giác chân, cứng khớp… tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải các triệu chứng này.
3. Nguyên nhân gây nên bệnh tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối thường xảy ra do tình trạng chấn thương hoặc lao động quá sức,.. Tuy nhiên bệnh còn xảy ra sau chấn thương và do một số những nguyên nhân chủ yếu sau đây.
- Chấn thương: Một số chấn thương điển hình như gãy xương, rách hoặc tổn thương sụn chêm khớp gối, chấn thương đứt dây chằng khớp gối, tổn thương sụn khớp…. Những chấn thương này là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối phổ biến. Bởi những tác động đột ngột, khớp gối sản xuất lượng dịch tiết ra nhiều hơn và dẫn đến phù nề ở các khớp gây tràn dịch.
- Vận động quá mức: Ngoài ra đối tượng làm việc nặng thường xuyên, thường di chuyển dưới áp lực đều có tỷ lệ tràn dịch khớp gối áp đảo. Các bác sĩ cho rằng, khi khớp gối càng chịu nhiều áp lực thì các bao dịch hoạt sẽ bị ảnh hưởng càng lớn, từ đó phát sinh thêm dịch khớp gối khi có điều kiện thuận lợi.
- Các bệnh lý khác về khớp: Một số bệnh lý có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối bao gồm bệnh thoái hóa khớp gối, nhiễm trùng khớp, viêm khớp gối, bệnh gout, rối loạn đông máu hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp… Những bệnh lí này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính và nguy cơ biến chứng cao, điển hình là chứng tràn dịch khớp gối.
- Nhiễm khuẩn khớp gối: Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh tràn dịch khớp gối xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm các loại vi khuẩn xâm nhập vào bao hoạt dịch. Một số loại vi khuẩn thường là nguyên nhân bệnh tràn dịch khớp gối là: vi khuẩn Mycoplasma, vi khuẩn lao, bên cạnh đó có thể là virus hoặc vi nấm.
- Thừa cân, béo phì: Nguyên nhân tràn dịch khớp gối do cân nặng xảy ra khá phổ biến. Bởi khi trọng lượng cơ thể quá nặng, khớp gối bắt buộc phải tiết ra nhiều dịch hơn để giảm ma sát khi con người hoạt động và di chuyển. Lúc này, phần trọng lượng cơ thể tạo ra sức nặng ở sụn quá lớn khiến các bao hoạt dịch tăng lên, từ đó hình thành hiện tượng tràn dịch khớp gối.
4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối tuy không phải là bệnh nan y khó chữa và gây nên những nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó lại gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt:
- Viêm khớp: Đây là tình trạng đầu gối bệnh nhân sưng đỏ, nếu không được điều trị, theo thời gian chỗ sưng càng to và đỏ ửng khiến bệnh nhân bị đau nhức, việc đi lại trở nên khó khăn, bệnh nhân ngồi xuống không muốn đứng dậy, chân chỉ có thể duỗi thẳng nếu co lại sẽ cơn đau nhức sẽ tăng lên.
- Hạn chế vận động do đầu gối tê cứng: Đây là hậu quả của tình trạng dính khớp, khớp xương tê cứng làm hạn chế khả năng cử động. Trong trường hợp nặng chân có thể bi mất cảm giác, không đi lại được do không được điều trị hoặc điêu trị không đều đặn. Theo các chuyên gia, người có triệu chứng tràn dịch khớp gối ở giai đoạn đầu nếu chữa trị kịp thời sẽ ngăn ngừa được nguy cơ viêm nhiễm xương khớp sau này.
- Nguy cơ biến dạng khớp, bại liệt: Chọc hút dịch khớp là một trong những phương pháp điều trị bệnh tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên viêc thực hiện hút dịch khớp nhiều lần sẽ gây ra phản ứng phụ ở cơ thể bệnh nhân và bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, khớp có thể bị phá hủy, biến dạng và dẫn đến bại liệt, mất hoàn toàn khả năng đi lại.
Các biến chứng này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người bệnh phát hiện ra bệnh sớm và có hương điều trị kịp thời hoặc chủ động phòng tránh bệnh khớp ngay từ đầu. Theo các chuyên gia xương khớp, chăm sóc, bảo vệ sụn khớp và xương dưới sụn nên được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ khớp gối luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, người bệnh nên tránh các hoạt động thể chất mạnh, hạn chế đứng lên, ngồi xuống đột ngột, hay chạy nhảy, đi lại trên các bề mặt dễ bị trượt ngã làm tổn thương đầu gối. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với những bộ môn tốt cho khớp gối như đi bộ, bơi lội, bóng chày hay đạp xe đạp… không những giúp kích thích quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng khớp gối khỏe mạnh mà còn hạn chế tăng cân, duy trì cân nặng vừa phải, tránh tăng áp lực lên khớp gối, bảo vệ khớp gối trước nguy cơ thoái hóa sớm.
Mong rằng, với những tổng hợp này, quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh tràn dịch khớp gối để có thể chủ động phòng tránh và giảm nhẹ mức độ nguy hại của bệnh.

Tràn Dịch Khớp Gối: biểu hiện, nguyên nhân và những biến chứng nguy hiểm
Tràn dịch khớp gối là một bệnh lý về xương khớp thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên. Bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái và khó khăn cho cuộc sống hằng ngày. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin giúp bạn nắm được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất.
1. Tràn dịch khớp gối là gì?
Tràn dịch khớp gối là bệnh lý thường gặp ở đối tượng người trung niên và người trên 50 tuổi. Trong ổ khớp gối luôn có một lượng chất dịch nhất định với tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn và giảm ma sát giữa hai đầu xương. Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch tiết ở đầu gối bị dư thừa, tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp gối và thay đổi tính chất làm cho khớp bị sưng, đau nhức, đi lại khó khăn, khó vận động.
Khớp gối là bộ phận chịu toàn bộ trọng lực của phần trên cơ thể. Bởi vậy, khi khớp gối tràn dịch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sinh hoạt, vận động của bệnh nhân. Nếu để hiện tượng nhiễm khuẩn xảy ra, khớp gối sẽ bị xơ cứng, đau khớp gối, viêm khớp, thậm chí là hỏng hoàn toàn.
Việc điều trị tràn dịch khớp gối cần được diễn ra càng sớm càng tốt, khi đã chẩn đoán được nguyên nhân của căn bệnh này thì việc điều trị bệnh tương đối dễ dàng hơn. Tùy vào giai đoạn nghiêm trọng của bệnh và cơ địa bệnh nhân mà chuyên gia y tế sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
2. Những triệu chứng điểm hình của chứng tràn dịch khớp gối
Dấu hiệu tràn dịch khớp gối cơ bản nhất mà người bệnh có thể nhận thấy được là tình trạng xung quanh gối bị nổi mẩn đỏ, kèm theo tình trạng đau nhức và phù nề. Người bệnh sẽ có cảm giác nặng nề tại vùng khớp gối vì bị tràn dịch, từ đó tạo ra các hạn chế khi vận động, khó khăn gấp duỗi gối.
Khi ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng tràn dịch khớp gối khá dễ nhận biết bằng mắt thường và thông qua cảm nhận của bệnh nhân. Những dấu hiệu này gồm:
- Đau nhức khớp gối: Cơn đau nhức âm ỉ tại vùng gối hoặc lan đến cẳng chân và đùi trên. Tần suất cơn đau có thể kéo vài vài chục phút rồi biến mất. Người bệnh không giảm bớt đau ngay cả khi thay đổi tư thế.
- Mất cân bằng khớp gối: Triệu chứng tràn dịch khớp gối thường chỉ xuất hiện ở một bên gối, nên khi so sánh 2 bên khớp gối bệnh nhân sẽ nhận thấy vùng bị tràn dịch có kích thước lớn hơn do bao khớp dày lên.
- Nổi mẩn đỏ khớp gối: Đây là tình trạng rối loại nội tiết, xảy ra khi lượng dịch khớp tăng nhanh quá mức ảnh hưởng đến cấu trúc da bên ngoài. Một số bệnh nhân gặp phải triệu chứng này, số khác có thể chỉ xuất hiện các mảng đỏ ngoài da.
- Sưng khớp khối: Khi dịch khớp sản sinh nhiều, tại vị trí khớp sẽ bị phù nề và sưng phồng lên, kèm theo đó là cảm giác nóng đỏ. Triệu chứng này khá nổi bật và dễ nhận thấy sự khác biệt so với phần khớp còn lại.
- Một số triệu chứng khác: Một số bệnh bệnh cho biết họ còn gặp phải tình trạng khác như dị cảm, tê bì chân, chi dưới mất cảm giác chân, cứng khớp… tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải các triệu chứng này.
3. Nguyên nhân gây nên bệnh tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối thường xảy ra do tình trạng chấn thương hoặc lao động quá sức,.. Tuy nhiên bệnh còn xảy ra sau chấn thương và do một số những nguyên nhân chủ yếu sau đây.
- Chấn thương: Một số chấn thương điển hình như gãy xương, rách hoặc tổn thương sụn chêm khớp gối, chấn thương đứt dây chằng khớp gối, tổn thương sụn khớp…. Những chấn thương này là nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối phổ biến. Bởi những tác động đột ngột, khớp gối sản xuất lượng dịch tiết ra nhiều hơn và dẫn đến phù nề ở các khớp gây tràn dịch.
- Vận động quá mức: Ngoài ra đối tượng làm việc nặng thường xuyên, thường di chuyển dưới áp lực đều có tỷ lệ tràn dịch khớp gối áp đảo. Các bác sĩ cho rằng, khi khớp gối càng chịu nhiều áp lực thì các bao dịch hoạt sẽ bị ảnh hưởng càng lớn, từ đó phát sinh thêm dịch khớp gối khi có điều kiện thuận lợi.
- Các bệnh lý khác về khớp: Một số bệnh lý có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối bao gồm bệnh thoái hóa khớp gối, nhiễm trùng khớp, viêm khớp gối, bệnh gout, rối loạn đông máu hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp… Những bệnh lí này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính và nguy cơ biến chứng cao, điển hình là chứng tràn dịch khớp gối.
- Nhiễm khuẩn khớp gối: Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh tràn dịch khớp gối xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm các loại vi khuẩn xâm nhập vào bao hoạt dịch. Một số loại vi khuẩn thường là nguyên nhân bệnh tràn dịch khớp gối là: vi khuẩn Mycoplasma, vi khuẩn lao, bên cạnh đó có thể là virus hoặc vi nấm.
- Thừa cân, béo phì: Nguyên nhân tràn dịch khớp gối do cân nặng xảy ra khá phổ biến. Bởi khi trọng lượng cơ thể quá nặng, khớp gối bắt buộc phải tiết ra nhiều dịch hơn để giảm ma sát khi con người hoạt động và di chuyển. Lúc này, phần trọng lượng cơ thể tạo ra sức nặng ở sụn quá lớn khiến các bao hoạt dịch tăng lên, từ đó hình thành hiện tượng tràn dịch khớp gối.
4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối tuy không phải là bệnh nan y khó chữa và gây nên những nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó lại gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt:
- Viêm khớp: Đây là tình trạng đầu gối bệnh nhân sưng đỏ, nếu không được điều trị, theo thời gian chỗ sưng càng to và đỏ ửng khiến bệnh nhân bị đau nhức, việc đi lại trở nên khó khăn, bệnh nhân ngồi xuống không muốn đứng dậy, chân chỉ có thể duỗi thẳng nếu co lại sẽ cơn đau nhức sẽ tăng lên.
- Hạn chế vận động do đầu gối tê cứng: Đây là hậu quả của tình trạng dính khớp, khớp xương tê cứng làm hạn chế khả năng cử động. Trong trường hợp nặng chân có thể bi mất cảm giác, không đi lại được do không được điều trị hoặc điêu trị không đều đặn. Theo các chuyên gia, người có triệu chứng tràn dịch khớp gối ở giai đoạn đầu nếu chữa trị kịp thời sẽ ngăn ngừa được nguy cơ viêm nhiễm xương khớp sau này.
- Nguy cơ biến dạng khớp, bại liệt: Chọc hút dịch khớp là một trong những phương pháp điều trị bệnh tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên viêc thực hiện hút dịch khớp nhiều lần sẽ gây ra phản ứng phụ ở cơ thể bệnh nhân và bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, khớp có thể bị phá hủy, biến dạng và dẫn đến bại liệt, mất hoàn toàn khả năng đi lại.
Các biến chứng này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người bệnh phát hiện ra bệnh sớm và có hương điều trị kịp thời hoặc chủ động phòng tránh bệnh khớp ngay từ đầu. Theo các chuyên gia xương khớp, chăm sóc, bảo vệ sụn khớp và xương dưới sụn nên được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ khớp gối luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, người bệnh nên tránh các hoạt động thể chất mạnh, hạn chế đứng lên, ngồi xuống đột ngột, hay chạy nhảy, đi lại trên các bề mặt dễ bị trượt ngã làm tổn thương đầu gối. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với những bộ môn tốt cho khớp gối như đi bộ, bơi lội, bóng chày hay đạp xe đạp… không những giúp kích thích quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng khớp gối khỏe mạnh mà còn hạn chế tăng cân, duy trì cân nặng vừa phải, tránh tăng áp lực lên khớp gối, bảo vệ khớp gối trước nguy cơ thoái hóa sớm.
Mong rằng, với những tổng hợp này, quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh tràn dịch khớp gối để có thể chủ động phòng tránh và giảm nhẹ mức độ nguy hại của bệnh.

01/08/2021

HIỂU ĐÚNG VỀ CÁC LOẠI VACXIN COVID-19!
Bài viết không liên quan tới bds nhưng mình nghĩ cũng đang được rất nhiều người quan tâm, đó là thông tin về các loại VắcXin COVID19. Dù viết về 1 chủ đề rất hại não nhưng tác giả đã trình bày rất ngắn gọn và khá dễ hiểu.
"Hiện nay Chúng ta đang tiêm Astra zenneca Vaccine - Công nghệ Vector (The Transporter)
Hôm nay Hậu có 2 bài viết chia sẻ đến mọi người để chúng ta có góc nhìn rõ hơn về Vaccine và cùng có giải pháp tự bảo vệ bản thân sau khi tiêm Vaccine:
Lưu ý: Thông tin này được tớ thu thập từ các nguồn tin cậy, chưa được kiểm chứng 100% độ xác thực, nhưng rất đáng để tham khảo, mọi người có thể tự kiểm chứng thêm.
7 loại vaccine đã và có thể sắp xuất hiện ở VN, chia làm 4 nhóm công nghệ sản xuất:
1 - BẤT HOẠT (XÁC ƯỚP - THE MUMMIES )
Hai loại vaccine SinoPharm và CoronaVac của Trung Quốc làm theo công nghệ cổ điển là 'virus bất hoạt', tức là nuôi cấy số lượng lớn virus Covid-19 rồi bất hoạt chúng bằng hóa chất (nôm na là ướp xác bọn nó) khiến chúng ko thể sinh sôi hay gây bệnh được nữa.
Sau khi được tiêm xác ướp nguyên con của Covid-19, cơ thể bạn quen mặt với bọn này. Lỡ khi bọn virus sống xâm nhập thì cơ thể bạn lập tức nhận ra và diệt chúng ngay.
Hàng Tàu được cái rẻ và sẵn nhưng tỉ lệ tạo miễn dịch thấp, chỉ 50% - 78% người tiêm có phát sinh miễn dịch (tức là 10 người tiêm thì chỉ 5-8 người có kháng thể).
2- VECTOR (NGƯỜI VẬN CHUYỂN - THE TRANSPORTER)
Ba loại vaccine của Johnson & Johnson (J&J - Mỹ), AstraZeneca (Châu Âu) và Sputnik-V (Nga) dùng công nghệ vector (vector có nghĩa là 'người vận chuyển'). Họ cấy 1 đoạn gen Covid-19 vào 1 loài virus vô hại (như virus cúm, hoặc adenovirus), rồi nhờ em virus vô hại này vận chuyển đoạn gen này vào tế bào người. Tế bào sẽ dùng đoạn gen đó sản xuất ra đoạn protein đặc trưng của Covid-19, rồi hệ miễn dịch sẽ nhận biết và phát sinh kháng thể.
Ưu điểm là tỉ lệ tạo miễn dịch tốt ( 65%-95%), dễ bảo quản (chỉ cần tủ lạnh thông thường), và giá tương đối rẻ
3- mRNA (NGƯỜI ĐƯA THƯ - THE POSTMAN)
Đây là công nghệ xin sò nhất do Pfizer và Moderna sở hữu. Vaccine chỉ dùng đoạn mã di truyền mRNA của Covid-19 như 1 người đưa thư, khi tiêm vào cơ thể thì đoạn mã này sẽ thông báo cho tế bào người tự sản xuất ra protein của virus, nhờ đó mà tạo ra kháng thể.
Cách này tuyệt hay vì ít bị tác dụng phụ, tỉ lệ tạo miễn dịch rất cao (90-95%) nhưng trở ngại là giá cao (25-30 usd/liều) và bảo quản khó (Pfizer cần lạnh âm 70 độ C, Moderna thì cần ít lạnh hơn).
4. Vắc-xin protein g*i tái tổ hợp (thông tin ghi nhận từ thầy Van Pham Hung): Đây là loại vắc-xin chỉ chứa các protein g*i của SARS-CoV-2 được tổng hợp bằng công nghệ tái tổ hợp di truyền.
Tóm tắt công nghệ này là chèn gen tổng hợp nguyên cả protein g*i hay chỉ một phần chính yếu của protein g*i (phần nhận diện và tóm bắt được thụ thể ACE2) của vi rút vào một vector rồi chuyển vector này vào một loại tế bào để nhờ tế bào này sản xuất được protein g*i.
Tóm tắt thì như vậy nhưng trong thực tế thì sản xuất protein g*i tái tổ hợp là một công nghệ không phải dễ dàng. Ngoài Nanogen VN thì Novavax của Mỹ và Vector Institute của Nga cũng đang là hai công ty đang sản xuất vắc-xin protein g*i tái tổ hợp."
-------------------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo thêm: https://bit.ly/hieu-ve-vaccine-covid19
Chúc cả nhà luôn vui tươi, khoẻ mạnh và sớm được tiêm vắc xin!

31/07/2021

BỆNH XƯƠNG KHỚP ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH DỤC THẾ NÀO?

Bệnh tật và tình dục có liên quan mật thiết với nhau. Một cơ thể khỏe mạnh cường tráng, đi liền với nó là khả năng tình dục sung mãn.
Bệnh tật và tình dục có liên quan mật thiết với nhau. Một cơ thể khỏe mạnh cường tráng, đi liền với nó là khả năng tình dục sung mãn. Ngược lại, khi mắc một số chứng bệnh có thể ảnh hưởng khả năng tình dục, trong đó có bệnh xương khớp.
Chứng đau trong bệnh xương khớp luôn là nỗi ám ảnh với đàn ông khi quan hệ tình dục. Các bệnh khớp thường gây trở ngại trong sinh hoạt tình dục, vì sau mỗi lần hoạt động tình dục sẽ gây đau đớn, ê ẩm, uể oải kéo dài làm bệnh nhân sợ quan hệ tình dục, dần dà không còn ham muốn. Tình trạng này phần nhiều gặp ở người luống tuổi.
Trong quá trình quan hệ tình dục, cả hai giới đều phải tiêu hao nhiều năng lượng. Sự hoạt động của nhiều khối cơ và tiêu thụ lượng lớn calo nên cơ thể dễ bị đau mỏi xương khớp. Đau lưng, mỏi gối là những biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh đau khớp khi quan hệ. Bình thường, sau khi quan hệ tình dục, vùng thắt lưng sẽ chịu rất nhiều áp lực nên dễ có hiện tượng đau mỏi. Nếu người đàn ông có bệnh lý đau cột sống, đau thần kinh tọa thì càng dễ đau thắt lưng sau quan hệ. Để mỗi cuộc “yêu” thành công cần huy động tối đa năng lực của cột sống và hệ gân, cơ, dây chằng vùng bụng, thắt lưng. Khi cột sống không còn khỏe mạnh, tất cả hệ thống trên sẽ bị ảnh hưởng, quý ông không thể huy động tối đa các cơ quan trên vào cuộc nên cuộc yêu không được thoải mái, ảnh hưởng đến cảm xúc tình dục. Trong trường hợp cột sống bị trục trặc cả về hệ xương và hệ thống dây thần kinh trong ống cột sống, tình trạng rối loạn cương dương trở nên thường trực hơn. Điều này càng dễ xảy ra ở lứa tuổi trung niên trở lên khi cột sống thắt lưng đã và đang trên con đường của quá trình thoái hóa. Để tránh đau lưng, mỏi gối khi “yêu”, bạn có thể dùng gối, chăn mềm đặt dưới phần lưng, mông để tránh bị đau. Bạn có thể mua các loại gối chuyên dụng cho các tư thế quan hệ tình dục với nhiều kích cỡ phù hợp. Người bị đau khớp sau khi quan hệ, nếu được massage vào vùng lưng sẽ xua tan khó chịu bởi những cơn đau gây ra.
Bệnh viêm khớp gây đau và hạn chế cử động gây trở ngại cho hoạt động tình dục dẫn đến hậu quả là người bệnh chán nản, trầm cảm, không còn muốn bận tâm đến tình dục nữa. Đôi khi thuốc chữa viêm khớp cũng là nguyên nhân làm cho người bệnh giảm ham muốn tình dục. Vì vậy, khi gặp các bệnh lý xương khớp, cặp đôi nên thử quan hệ tình dục vào những thời điểm ít đau, ít cứng khớp nhất trong ngày và nên dùng thuốc giảm đau trước 1 giờ. Tuỳ theo vị trí khớp đau, nên thay đổi tư thế tình dục theo hướng dẫn của chuyên viên về liệu pháp tình dục có thể tạo được sự dễ dàng hơn.
Cách nào đẩy lùi bệnh?
Các bệnh lý xương khớp tuy có ảnh hưởng khả năng tình dục nhưng không vì bệnh mà bỏ lơi tình dục, điều đó ảnh hưởng chất lượng sống và hạnh phúc lứa đôi. Để đẩy lùi bệnh viêm khớp và trả lại những giây phút thăng hoa trong đời sống tình dục, bạn có thể áp dụng những biện pháp tự nhiên khá đơn giản và hiệu quả: Bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Ăn thực phẩm giàu vitamin C như: dâu tây, cam, kiwi, dứa (thơm), bông cải xanh, súp lơ, đậu và cải bắp. Ăn nhiều trái cây, rau củ và thức ăn có hàm lượng chất béo thấp. Bổ sung axít béo omega-3 có trong cá hồi, cá mòi, cá thu... Tránh hút thuốc vì hút thuốc lá có thể dẫn đến viêm khớp. Bệnh nhân xương khớp nên lưu ý, gừng là loại gia vị thuốc rất tốt cho người bệnh khớp. Trong gừng có chứa hoạt chất tương tự như những chất được tìm thấy trong các thuốc chống viêm. Nghệ cũng là loại gia vị giúp ngăn ngừa viêm khớp. Vì vậy, nên bổ sung hai loại thực phẩm này trong bữa ăn.

Lời khuyên của thầy thuốc

Người bệnh viêm khớp cần tập thể dục hàng ngày ở mức độ vừa phải và phù hợp để tránh bệnh khớp nặng hơn. Ngoài ra, các bệnh nhân viêm khớp cần lưu ý những tư thế tình dục không gây đau khớp nhằm giúp chuyện ấy thoải mái hơn. Do thoái hóa khớp có xu hướng ít đau nhất vào buổi sáng và viêm khớp dạng thấp có xu hướng ít đau nhất vào buổi chiều và tối nên hoạt động tình dục có thể diễn ra vào những thời điểm phù hợp trên nhằm giảm thiểu đau do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, trong mỗi lần quan hệ gần gũi, bệnh nhân xương khớp tránh dùng lực quá nhiều. Nếu cơn đau khớp sau khi quan hệ kéo dài, bạn hãy đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Theo suckhoedoisong.vn

Want your practice to be the top-listed Clinic in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Website

Address


P1016 CT1 A1 Tây Nam Linh Đàm, Đường Bằng Liệt, Hoàng Mai
Hanoi
100000

Other Family medical practices in Hanoi (show all)
Phòng khám Tai Mũi Họng Tuyết Mai Shop10 Park 12 timescity Phòng khám Tai Mũi Họng Tuyết Mai Shop10 Park 12 timescity
Hanoi, 10000

Phòng khám Tuyết Mai là phòng khám chuyên khám điều trị bệnh tai mũi họng cho người lớn,trẻ nhỏ

Đổi là Trí Não Đơn - Chấm Dứt Đau Đầu, Mất Ngủ, Rối Loạn Tiền Đình Đổi là Trí Não Đơn - Chấm Dứt Đau Đầu, Mất Ngủ, Rối Loạn Tiền Đình
Số 72a, Ngõ 6, Thôn Hữu Lê, Xã Hữu Hoà, Huyện Thanh Trì
Hanoi, 100000

Đẩy Lùi Tai Biến, Đột Quỵ, Đau Đầu, Mất Ngủ, Tiền Đình, Suy Giảm Trí Nhớ

Phòng Khám Mắt BS Vinh Quang Phòng Khám Mắt BS Vinh Quang
28 Ngõ 1G Trần Quang Diệu ( Cũ: B4 Tt Laser Tổ 9 Ô Chợ Dừa) Đống Đa
Hanoi

Phòng Khám Mắt Bác Sĩ Vinh Quang chuyên khám và điều trị các bệnh về mắt

Bổ Tỳ Mộc Nhi -Sản Phẩm Vàng Hỗ Trợ Tiêu Hóa -Ăn Ngon Bổ Tỳ Mộc Nhi -Sản Phẩm Vàng Hỗ Trợ Tiêu Hóa -Ăn Ngon
Khuất Duy Tiến Thanh Xuân
Hanoi, 1000

Nuôi Con Khoẻ - Dạy Con Ngoan Nhìn Cây Sửa Đất - Nhìn Con Sửa Mình!!! Cho Đi Là C?

Giảm Béo Sau 60 Phút - Phòng Khám JK Việt Nam Giảm Béo Sau 60 Phút - Phòng Khám JK Việt Nam
59 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng
Hanoi, 100000

Công nghệ siêu hủy mỡ MaxFire Lipo 4D là công nghệ hủy mỡ hàng đầu hiện nay v?

Trị liệu Cột Sống , Thoát Vị đĩa Đệm , Thoái Hoá Trị liệu Cột Sống , Thoát Vị đĩa Đệm , Thoái Hoá
Số 34 Cửa Chùa Xuân La Phượng Dực Hanoi
Hanoi

Chữa xuất tinh sớm Chữa xuất tinh sớm
12 Kim Mã Ba Đình Hà Nội
Hanoi, 100000

Chữa xuất tinh sớm thế nào? Cách chữa xuất tinh sớm hiệu quả là gì? inbox ngay

Tái Cấu Trúc Tự Thân - Tái Tạo Tuổi Xuân - Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Change Tái Cấu Trúc Tự Thân - Tái Tạo Tuổi Xuân - Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Change
61 Vũ Thạnh
Hanoi, 100000

VTMQT CHANGE được biết đến là thương hiệu làm đẹp uy tín của khách hàng su?

Đông Phương Y Pháp - Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng Đông Phương Y Pháp - Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng
Ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Trung Hoà, Thanh Xuân
Hanoi, 100000

CHÂM CỨU, BẤM HUYỆT tại Đông Phương Y Pháp Ứng dụng đề tài Nghiên cứu cấp

Phòng Khám Đa Khoa Hà Nội. Phòng Khám Đa Khoa Hà Nội.
12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Hanoi, 100000

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội, tọa lạc tại 12 Kim Mã – Ba Đình –

Phòng Khám Da Liễu YC - Điều Trị Nám Tàn Nhang Số 1 Việt Nam Phòng Khám Da Liễu YC - Điều Trị Nám Tàn Nhang Số 1 Việt Nam
85 Bùi Thị Xuân , Hai Bà Trưng
Hanoi, 100000

Cơ sở hàng đầu về chất lượng các dịch vụ về da như Loại Bỏ Thâm Sạm, Nám & Tàn Nhang chỉ 60 Phút

Phòng khám Tai - Mũi - Họng Thiện Cát Phòng khám Tai - Mũi - Họng Thiện Cát
Ki-ốt 32 HH02-1 C/KDT Thanh Hà Hà Đông
Hanoi

Thạc Sĩ - Bác Sĩ Quỳnh Anh + Thạc Sĩ - Bác Sĩ Thảo Nguyên