Sửa Ngọng, Chậm Nói - Phát Triển Ngôn Ngữ

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Sửa Ngọng, Chậm Nói - Phát Triển Ngôn Ngữ, Education, Hanoi.

Fanpage cung cấp địa chỉ tin cậy để giúp trẻ và cha mẹ vượt qua những khó khăn về giao tiếp bao gồm chậm nói, nói ngọng, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, nghe kém.

Photos from Sửa Ngọng, Chậm Nói - Phát Triển Ngôn Ngữ's post 11/06/2023

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ MẦM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ





Phát triển ngôn ngữ là một phần quan trọng của giao tiếp trong những năm đầu đời. Những âm thanh thủ thỉ ngộ nghĩnh mà cha mẹ tạo ra cho bé ở giai đoạn sơ sinh là những bước đầu tiên giúp trẻ phát triển khả năng tiếp thu ngôn ngữ và diễn đạt. Ngôn ngữ là thứ mà trẻ em có được khi chúng lớn lên và học hỏi. Chìa khóa để phát triển ngôn ngữ là sự tương tác và sự khuyến khích. Bởi vậy hãy chú ý đến con bạn khi chúng đang nói chuyện với bạn, khen ngợi khi trẻ nói đúng và trợ giúp những từ mới bằng cách lặp lại chúng, thêm vào các cụm từ hoặc từ và tăng vốn từ vựng. Đừng bao giờ chế nhạo những lỗi sai mà hãy giúp trẻ sửa lỗi một cách nhẹ nhàng bằng cách lặp lại câu đó một cách chính xác. Dưới đây là một số hoạt động ngôn ngữ tuyệt vời cho trẻ mẫu giáo phát triển ngôn ngữ.

08/05/2022

🍎DÍNH THẮNG LƯỠI CÓ LÀM TRẺ NÓI NGỌNG? 🤔🤔🤔

THĂM KHÁM VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁT ÂM CỦA TRẺ NHƯ THẾ NÀO?🤔🍎🍏

Như mọi năm, thời điểm mấy tháng hè, cô Vân nhận được rất nhiều cuộc hẹn khám và chỉnh ngọng cho các bạn nhỏ tiền tiểu học và cả tiền trung học bởi có lẽ ngoài việc học văn hóa thì việc làm chủ ngôn ngữ để đạt được hiệu quả trong giao tiếp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến kiến thức và kỹ năng của các bạn nhỏ. Dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ đã trở thành tội đồ phổ biến cho việc “nói ngọng” của trẻ. Tuy nhiên, có phải tất cả các trường hợp nói ngọng đều do dính thắng lưỡi không và liệu rằng phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi có giải quyết được tất cả các trường hợp nói ngọng không?
🍅🍊🍒
Mặc dù lưỡi là cơ quan cấu âm quan trọng nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp ngọng đều do dị tật về lưỡi và cắt dính thắng lưỡi có thể làm cho trẻ hết ngọng.
🥦🍓🍇
Việc phát hiện và đánh giá lỗi phát âm của trẻ cần được thực hiện đúng và đủ để xac định được bản chất, mức độ của nói ngọng và tìm hiểu nguyên nhân của nó. Ngoài ra, cần đánh giá sự phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi của trẻ và theo mốc phát triển của độ tuổi đó. Trước khi đánh giá phát âm, cần khám xét các cơ quan phát âm trước (gồm hô hấp, hầu họng, thanh quản, mũi, họng, rang và hàm mặt…) xem có dị tật bất thường không. Kiểm tra xem cử động của cơ phần đầu mặt cổ có khó khăn không. Yêu cầu trẻ nhắm mắt, há miệng, thổi hơi ra miệng, thè lưỡi…xem có dễ dàng không.
🧡💛💚
Để đánh giá phát âm của trẻ, có thể dùng hai cách chính là nói chuyện tự nhiên với trẻ hoặc sử dụng bộ từ thử và câu mẫu. Khi trẻ giao tiếp bằng lời kém thì cần sử dụng các kỹ năng không lời khác để tìm hiểu khả năng giao tiếp và đánh giá ngôn ngữ của trẻ.

☎️📞📲 Để trẻ được đánh giá đầy đủ, chính xác và chỉnh ngọng hiệu quả, các phụ huynh vui lòng liên hệ với cô Vân qua messenger, zalo hoặc SĐT 0975 608 122 nhé 🍓

03/05/2021

LÀM GÌ KHI TRẺ GIẬN DỮ, KHÓC, ĂN VẠ?
🤔🙄

Sự bướng bỉnh và giận dữ ăn còn gọi là ăn vạ (thuật ngữ tiếng Anh gọi là Tantrum) xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đôi lúc điều này đi quá đà với những biểu hiện nằm lăn lộn xuống đất, khóc và hét lớn, bức tóc bức tai, dậm chân và đá đồ đạc, thậm chí cả cha mẹ của bé. Tuy nhiên, cách phụ huynh ứng xử khi trẻ ăn vạ cần đúng thời điểm, kiên nhẫn và đủ nghiêm nghị. Có như vậy, hành vi ăn vạ sẽ qua đi đồng thời mang lại những bài học lớn về cách sống và điều chỉnh hành vi tốt hơn cho trẻ.

CHÚNG TA NÊN HIỂU TANTRUM DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

GS. Potegal đã đưa ra 5 cấp độ mà cơn Tantrum trẻ sẽ trải qua:

🤬CẤP ĐỘ 1: GIẬN DỮ. Điều này cha mẹ có thể nhận ra thông qua tiếng hét/la rất lớn hoặc trút cơn giận dữ vào vật thể/bản thân/người khác. Tuy nhiên, thời gian nó diễn ra khá ngắn và chỉ dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc này.

😠CẤP ĐỘ 2: GIẬN DỮ VÀ BUỒN BÃ Bắt đầu bằng sự mếu máu và khóc, giẫy giụa giảm dần. Thời gian diễn ra khá dài, chiếm 40% tổng thời gian tantrum.

😡CẤP ĐỘ 3: ĐỪNG CHẠM TÔI. Bắt đầu những biểu hiện giẫy nẩy lên khi bạn cố chạm vào bé hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian tantrum.

😔CẤP ĐỘ 4: “TÔI CẦN CÁI ÔM” bắt đầu với biểu hiện trẻ giảm đi những thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn, nhưng chịu khó nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, chỉ tầm 10%

😞CẤP ĐỘ 5: HẾT GIẬN. Não trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận giữ hơn 1 tiếng đồng hồ vì trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Bạn sẽ để ý trẻ sẽ quên và chơi lại bình thường.

QUY LUẬT TANTRUM

🔶Bất cứ tác động nào lên cấp độ 1, 2 và 3 đều dẫn đến sự kéo dài cấp độ 2 ở lần tantrum khác.

🔹Bất cứ tác động nào lên cấp độ 2 (VD dụ dỗ, đánh lừa,mua đồ chơi) để bé quên và chuyển sang cấp độ 5 thì tantrum lần sau sẽ mãnh liệt hơn và bạn phải dụ lớn hơn.

🔸Tác động tốt nhất: Hãy để bé tự trải qua cấp độ 1,2, 3 trong an toàn và điều này sẽ làm bé trưởng thành hơn trong cảm xúc, hãy tác động vào cấp độ 4 để bé tự nhiên trải qua cấp độ 5 là được khuyên.

NHỮNG CÁCH LÀM CHƯA ĐÚNG CỦA CHA MẸ

😩 Sai lầm thứ 1:

Khi trẻ tantrum cấp độ 1 hoặc 2, cha mẹ lo lắng và dụ dỗ bé bằng đồ chơi để bé quên cơn giận dữ. Biểu hiện bất thường ở đây là bé chuyển gấp gáp cảm xúc qua cấp 3 đến cấp 5, mà không qua cấp 4. Trẻ không bao giờ biết cảm xúc được yêu thương, mà trẻ sẽ hiểu cứ tantrum hét lớn (cấp độ 1) hoặc khóc ăn vạ (cấp độ 2) thì sẽ được ba mẹ chiều ý. Do đó, lần tantrum khác bé sẽ vẫn luôn nằm ở cấp độ 1 hoặc 2.

😵 Sai lầm thứ 2:

Khi trẻ vừa tantrum cấp độ 1 hoặc 2, bạn hét/la lớn/đánh bé, như kiểu “im ngay/nín ngay”. Điều này sẽ làm cấp độ 2 kéo dài, không thể dứt và nếu kết thúc bằng đòn roi thì bé sẽ chỉ mãi dừng ở cấp độ này cho mỗi lần sau.

ĐIỀU GÌ BẠN CẦN LÀM KHI XẢY RA TANTRUM VÀ LÀM SAO BÉ NGOAN HƠN?

Tantrum là 1 giai đoạn hầu như các bé đều có thể trải qua, gồm 5 cấp độ. Trong đó, cấp độ 1,2,3 là những cấp độ mà chúng tôi gọi là “tránh tác động” vì đây là một trạng thái mà bé trải qua, suy nghĩ và tự điều chỉnh cảm xúc của bé. Mọi tác động vào giai đoạn này đều làm bé giữ cấp độ đó quá lâu. Cấp độ thứ 4 là thời điểm tốt nhất để bạn cho lời khuyên, răng dạy và yêu thương.

NHỮNG BƯỚC BẠN NÊN THỰC HIỆN:

📕1. Hãy cắt ngay nguồn năng lượng gây ra tantrum, đừng lo lắng khi tantrum quá đà ở cấp độ 1,2 và 3. Bạn chỉ đơn thuần im lặng, và cất những món đồ/giải quyết tình huống gây ra sự tantrum bé.

📗2. Bạn phải đủ cứng rắn và kiên nghị trong suốt thời gian tantrum diễn ra ở cấp độ 1,2 và 3

📙3. Bạn không được khuyên là dùng đồ chơi hay dụ dỗ bé vì làm vậy bé sẽ không học được cách chấp nhận và thay đổi trong cảm xúc.

📘4. Khi bé ở cấp độ 4, bạn có thể nói chuyện và đừng ngại cho bé cái ôm và tha thứ

🎯 Như việc chấp nhận những con sóng trong quá trình học bơi, ăn vạ là quá trình tất yếu để giúp trẻ điều chỉnh hành vi và cảm xúc. Để làm được điều đó, cách xử lý đúng đắn của phụ huynh là điều vô cùng quan trọng.

☎️ Inbox hoặc gọi điện cho cô Vân theo SĐT 0975608122 nếu cần hỗ trợ khám đánh giá hoặc giải đáp các thông tin về giao tiếp của trẻ nhé!

Photos from Sửa Ngọng, Chậm Nói - Phát Triển Ngôn Ngữ's post 02/04/2021

☘️GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI LỚN CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN TRẺ ?

👨‍👩‍👦💐
Nhà là ngôi trường đầu tiên của trẻ và phụ huynh ngoài vai trò là cha mẹ, còn là người thầy, người bạn đầu tiên của trẻ. Mỗi hành vi, thói quen của người lớn đều có những ảnh hưởng nhất định lên sự phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ và giao tiếp cũng không ngoại lệ. Vậy, chúng ta cùng điểm lại các kiểu giao tiếp của người lớn ảnh hưởng tới trẻ và xem mình đang giao tiếp với con theo cách nào nhé! 🎯

☎️Các phụ huynh cũng đừng quên liên hệ với cô Vân theo SĐT/zalo 0975608122 để cho con được khám và học âm ngữ trị liệu nhé!

27/03/2021

☘️🍒KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ (phần 3)🍒☘️

🎯 Kỹ năng T3: Thêm từ và thêm những kinh nghiệm mới.

Khi chúng ta bổ sung những kinh nghiệm mới, những từ mới, chúng ta sẽ:
👉 Giúp trẻ hiểu về thế giới của trẻ.
👉 Cung cấp thêm từ mới cho trẻ để trẻ sử dụng nó khi cần.

Vậy làm thế nào để thực hiện kỹ năng T3 trong giao tiếp với trẻ? 💯 Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chữ T cuối cùng trong kỹ năng 3T ngày hôm nay nhé: 🎁

📗1️⃣ Dùng hành động
Khi chúng ta dùng hành động kết hợp với lời nói, chúng ta sẽ:
🔸 Làm cho điều mình muốn nói được rõ ràng hơn.
🔸 Thu hút được sư chú ý của con mình.
🔸 Cung cấp cho trẻ các cách để bày tỏ một điều gì, ngay cả khi trẻ chưa nói được.

📘2️⃣ Cung cấp cho trẻ từ bằng cách gọi tên các đồ vật
Chúng ta sẽ giúp cho trẻ hiểu và học hỏi thêm được khi chúng ta cung cấp cho trẻ các từ về:
🔹 Những gì mà trẻ thích thú.
🔹 Những điều mà chúng ta và trẻ đang làm.
🔹 Những gì vừa xảy ra hoặc sắp xảy ra.

📕3️⃣ Bắt chước và thêm vào một từ hay hành động, chúng ta sẽ:
🔹 Bồi đắp thêm cho trẻ những điều mà trẻ đã biết.
🔹 Dạy thêm cho trẻ những điều mới mà trẻ có thể hiểu được.
🔹 Cung cấp cho trẻ một từ mới mà trẻ sẽ sử dụng khi cần thiết.

📒4️⃣ Nhấn mạnh những từ quan trọng
🔻 Trẻ sẽ nghe và nhớ được từ đó dễ dàng hơn
🔻 Chúng ta sẽ giúp trẻ học từ mới một cách hứng thú hơn
Ví dụ: khi trẻ làm rơi đồ thì phụ huynh nói " Rơi rồi, cái thìa rơi rồi". Việc nhấn mạnh vào từ rơi khi nói kết hợp với hoàn cảnh là cách giúp trẻ nghe và học từ dễ dàng hơn

📙5️⃣ Chúng ta sẽ phải nói đi nói lại các từ rất nhiều lần để:
🔸 Giúp trẻ hiểu và nhớ được các từ mới.
🔸 Trẻ sẽ sử dụng từ đó khi cần thiết.
Ví dụ: Khi thay đồ cho trẻ thì phụ huynh sẽ nói từ "cởi" nhiều lần như "cởi áo", "cởi tất", "cởi giầy", "cởi quần"...

📔6️⃣ Thêm vào những ý tưởng mới
Khi thêm vào những ý tưởng mới chúng ta sẽ:
🔹 Bồi đắp cho trẻ những từ ngữ và hành động mà trẻ đã biết.
🔹 Giúp trẻ hiểu rõ được thế giới quanh trẻ.
🔹 Mang đến cho trẻ một cách mới đẻ suy nghĩ và nói chuyện.
Ví dụ: khi chơi ô tô cùng trẻ, cha mẹ có thể nói thêm về các đặc tính của ô tô như "ô tô màu đỏ", "ô tô chạy nhanh", "ô tô chở cu Bin đi chơi"...
🌟 Trẻ thường giao tiếp với những cách riêng của trẻ và người lớn cũng vậy, do đó cần dành thời gian để tìm hiểu xem phương pháp nào là phù hợp với cả hai. Cố gắng thử những cách khác nhau và trẻ sẽ cho chúng ta biết khi nào chúng ta đi đúng đường. 🔑

☎️⏰ Mọi thông tin chi tiết hay thắc mắc về kỹ năng giao tiếp của trẻ, xin mời phụ huynh liên hệ cô Vân theo SĐT 0975608122 để được khám và tư vẫn miễn phí nhé! 🥰

22/03/2021

☘️🎀KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ (tiếp)🎀☘️

Ở post trước, cô Vân có chia sẻ với các anh/chị về 1 trong 3 kỹ năng 3T-nguyên tắc để thành công trong giao tiếp với trẻ. Post này, chúng ta tiếp tục với chữ "T" thứ hai nhé!😉🔓

🔶Kỹ năng T2: Thích ứng với trẻ❤️
Với kỹ năng này, chúng ta sẽ chia sẻ được những cảm xúc thú vị với trẻ:
👉 Trẻ sẽ biết chúng ta quan tâm đến.
👉 Trẻ sẽ để ý hơn đến những việc chúng ta làm và những lời chúng ta nói.
👉 Trẻ sẽ gần gũi với chúng ta hơn.
👉 Cùng có nhiều nềm vui chung để chia sẻ.

🔴1. Mặt đối mặt với trẻ
Ở tư thế này, chúng ta phải sắp xếp vị trí thích hợp để trẻ có thể nhìn thẳng vào mặt chúng ta. Đối với trẻ khi đứng giao tiếp, người lớn có thể ngồi thấp xuống ngang mặt với trẻ, hoặc đối với các trẻ bé khi ngồi chúng ta có thể nằm hay ngồi thấp đối diện với trẻ sao cho trẻ có thể quan sát được các nét mặt của chúng ta một cách dễ dàng nhất. Như vậy trẻ có cảm giác gần gũi với chúng ta hơn. Tư thế này sẽ giúp trẻ dễ dàng bắt chước mọi cử động trên mặt chúng ta khi trẻ muốn.🏆

🟠2. Bắt chước
Chúng ta có thể bắt chước các hoạt động âm thanh, cách thể hiện nét mặt hoặc các từ của đứa trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy thú vị và chú ý hơn đối với chúng ta khi chúng ta bắt chước lại trẻ. Đôi khi trẻ sẽ bắt chước lại chúng ta khi chúng ta bắt chước các hành động của trẻ. Đối với những trẻ thờ ơ với cuộc chơi thì kỹ năng này giúp kéo trẻ tham gia các trò chơi mà chúng ta khởi xướng.🥰

🟢3. Giảng giải
Với kỹ năng này, chúng ta sẽ cung cấp thêm cho trẻ các khái niệm, các từ ngữ mà trẻ chưa có khả năng thể hiện. Ví dụ: Nếu thấy trẻ nhìn vào con gấu bông chúng ta có thể nói: “ À, con muốn gấu bông hả?”. Cách này sẽ giúp đứa trẻ cảm thấy mọi âm thanh, mọi cái nhìn và mọi chuyển động của cơ thể trẻ đều mang một ý nghĩa giao tiếp nào đó để người khác có thể hiểu được mình. Đứa trẻ sẽ lắng nghe các từ mà chúng ta sử dụng trong câu và học cách sử dụng nó. Thay vì nói luôn những gì trẻ muốn hay đáp ứng nhu cầu luôn thì bạn hãy cung cấp thêm từ cho đứa trẻ bằng cách dịch những âm thanh, cử chỉ của trẻ thành những từ có nghĩa.🥇

🔵4. Nhận xét
Khi chúng ta đưa ra lời nhận xét, đứa trẻ biết được rằng chúng ta đã nhận được thông tin mà nó đưa ra và chúng ta quan tâm đến thông tin đó. Lời nhận xét của chúng ta sẽ khuyến khích đứa trẻ duy trì tiếp tục cuộc giao tiếp. Chúng ta có thể dùng những lời nhận xét hài hước để gây sự chú ý của đứa trẻ 💯

🟡5. Lần lượt
Trong cuộc chơi chúng ta phải đáp ứng trẻ và ngước lại và đứa trẻ cũng đáp ứng lại chúng ta. Đó là lượt của giao tiếp. Chính nhờ điều này mà hai người có thể trao và nhận được thông tin. Lượt giao tiếp có thể chỉ là cái nhìn, âm thanh, cử chỉ, một từ, một câu thậm chí là cả một câu chuyện hay bao gồm tất cả những thứ đó. 🥳

🟣6. Hỏi các câu hỏi
Trong cuộc chơi, nếu chúng ta đưa ra các câu hỏi hợp lý chúng ta sẽ giúp trẻ duy trì cuộc giao tiếp. Nhưng nếu câu hỏi của chúng ta quá khó hoặc chúng ta dùng như một cuộc kiểm tra đối với trẻ thì trẻ sẽ nhanh chóng kết thúc cuộc giao tiếp với chúng ta. Đối với những trẻ chưa nói được chúng ta có thể dùng các ngữ điệu trong câu hỏi để gây sự chú ý. Đối với những đứa trẻ đã nói được chúng ta có thể dùng kỹ năng này để làm tăng sự lần lượt của chúng ta và trẻ để duy trì cuộc giao tiếp được lâu hơn 🌳
Chúng ta nên dùng các câu hỏi về các vấn đề mà trẻ quan tâm và câu hỏi đơn giản để trẻ có thể đáp ứng một cách dễ dàng tránh làm cho trẻ có cảm giác chán cuộc giao tiếp. Ngữ điệu rất quan trọng để làm cho câu hỏi của chúng ta dễ dàng hơn🌞

🟤7. Nói ở mức độ của trẻ
Khi chúng ta dùng ngông nữ đơn giản với ngữ điệu vui vẻ, chúng ta sẽ gây được sự chú ý của trẻ và trẻ sẽ hiểu dễ hơn những gì chúng ta nói. Cách đơn giản nhấn vào những từ trọng tâm cũng sẽ giúp trẻ bắt được âm thanh tốt hơn 🎼

☎️⏰Còn chờ gì nữa! Liên hệ cô Vân theo SĐT 0975608122 để được khám miễn phí và tư vấn các vấn đề liên quan đến giao tiếp của trẻ ngay nhé!🥰

16/03/2021

🎀🍒 KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI TRẺ (KỸ NĂNG 3T) 🍒🎀

📕 Trong giao tiếp với trẻ, kỹ năng 3T thường được nhấn mạnh và đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của giao tiếp.
Vậy kỹ năng 3T là gì? 🔑
Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu chữ T đầu tiên nhé 💯
📌Kỹ năng T1: Theo ý thích của trẻ 💃🧜‍♀️🧞‍♂️
Với kỹ năng này, bạn sẽ để trẻ chủ động dẫn dắt cuộc chơi vì vậy bạn sẽ:
👉 Tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội khám phá và học hỏi
👉 Biết được nhiều hơn về trẻ.
👉 Giúp trẻ có thêm sự tự tin vào bản thân.

🔸 🚨1.1.Quan sát
Chúng ta chú ý xem đứa trẻ quan tâm đến điều gì và cảm xúc của chúng. Đối với trẻ bình thường thì việc quan sát để tìm ra nhu cầu là khá dễ dàng bởi vì đứa trẻ sẽ thể hiện nhu cầu theo cách thông thường như: xin đồ chơi, chỉ đồ vật, bình luận hoặc hỏi các câu hỏi… Nhưng những trẻ có khó khăn về giao tiếp thì khó thể hiện nhu cầu theo cách như vậy, đôi khi sự khởi đầu của trẻ chỉ là cái nhìn, cười… Vì vậy, chúng ta phải dành thời gian quan sát chúng thì mới biết nhu cầu cũng như khả năng của chúng.

🟡1.2.Chờ đợi 🔺
Chúng ta sẽ chờ đợi xem đứa trẻ sẽ làm gì? Khi chờ đợi, chúng ta sẽ cho các đứa trẻ cơ hội để khởi đầu. Sự khởi đầu này sẽ giúp đưa trẻ hào hứng với chính cuộc chơi mà nó chọn. Chờ đợi không có nghĩa là luôn khuyến khích trẻ khởi đầu. Chờ đợi có nghĩa là dành cho trẻ một khoảng thời gian đủ để có thể đáp ứng lại các câu hỏi và yêu cầu của chúng ta.

🔶1.3.Lắng nghe
Chúng ta chú ý những gì trẻ đang nói để có thể trả lời chính xác. Khi chúng ta lắng nghe với một thái độ quan tâm trẻ sẽ cảm thấy những gì trẻ nói là quan trọng và điều đó khuyến khích trẻ duy trì cuộc giao tiếp. Đối với trẻ có khó khăn về giao tiếp, đôi lúc những lời nói của trẻ giường như là không có nghĩa nhưng thực tế chúng đều mang một ý nghĩa nào đó. VÌ vậy nếu chúng ta vẫn tiếp tục lắng nghe, trẻ sẽ có cảm giác chúng ta hiểu chúng nhiều hơn và chúng sẽ thể hiện nhiều hơn. Nếu chúng ta không thực sự lắng nghe trẻ nói thì chúng ta sẽ không duy trì được cuộc giao tiếp với trẻ.

Đứa trẻ luôn mong muốn được chia sẻ với mọi người. Nếu bạn thường xuyên quan sát, lắng nghe và chờ đợi tạo cơ hội cho trẻ, bạn sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp của trẻ. 🥰

☎️Liên hệ cô Vân theo SĐT 0975608122 để được khám miễn phí và tư vấn các vấn đề liên quan đến giao tiếp của trẻ nhé! 🎯

Photos from Sửa Ngọng, Chậm Nói - Phát Triển Ngôn Ngữ's post 15/03/2021

🎀🔔CÁCH TẠO ÂM ĐÚNG🔔🎀

⏰Trẻ nói Tiếng Việt thường phát âm sai ở 3 phần:
Phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Trẻ thường phát âm sai do : bỏ âm (ví dụ: hoa nói thành ho) thay thế thành âm khác (ví dụ tai nói thành kai)😛

Trẻ tạo âm sai do không làm được một trong ba yếu tố sau:
🔴Đặt đúng vị trí của các cơ quan phát âm tham giao tạo nên âm đó
🟢Tạo luồng hơi chính xác
🟣Phối hợp được đặt ví trí đúng và đẩy hơi để phát tiếng.

Dưới đây là hình ảnh cùng ví dụ về các bước để tạo nên 1 phụ âm đúng để cha/mẹ có thể luyện tập tại nhà cho các con. Tuy nhiên phụ huynh cũng cần lưu ý là ngoài kỹ thuật thì phương pháp hướng dẫn cũng cần khoa học để việc học của trẻ hiệu quả nhé ⌛️

☎️Liên hệ cô Vân theo SĐT 0975608122 để được khám ngọng miễn phí và tư vấn chỉnh ngọng hiệu quả nhé! 🎯

09/03/2021

📢🔔Tháng 3-4 này, ad sẽ tập trung cung cấp kiến thức về nói ngọng và hướng dẫn các phụ huynh cách chỉnh ngọng cho trẻ.
👉📌Follow page và liên hệ ad qua facebook messenger/zalo/điện thoại để được tư vấn thêm nhé. 💯

🔶 NÓI NGỌNG 🔶

🌼🎯Thế nào là nói ngọng? 🙄

Nói là quá trình tập luyện, cử động theo thói quen, có sự phối hợp của hoạt động hô hấp, tạo âm và cấu âm dưới sự chỉ huy của não bộ. Tới một độ tuổi nào đó, tất cả chúng ta đều có khả năng nói một cách rõ ràng, tròn vành, rõ tiếng để người xung quanh hiểu được. Nói ngọng là nói kém rõ ràng, giảm độ dễ hiểu của lời nói do bệnh lý về cấu âm và ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp.

🌻🎀 Các loại nói ngọng🏓

🟢1️⃣ ➡️ Nói ngọng chức năng và thực thể
👉 Ngọng thực thể: là trường hợp có tổn thương thực thể ở một trong số các cơ quan lời nói (tổn thương thần kinh, khe hở vòm miệng…)
👉 Ngọng chức năng : là những trường hợp không tìm thấy tổn thương nào của cơ quan phát âm (thường do môi trường, thiếu sự hướng dẫn chuẩn mực, ít cơ hội giao tiếp…)

🟠☑️2️⃣Nói ngọng do phát triển và ngọng bệnh lý
👉 Ngọng phát triển là trường hợp trẻ không tự điều chỉnh được những lỗi cấu âm. Thông thường đến 5-6 tuổi trẻ sẽ đã nói được bình thường. Một số trẻ ngọng phát triển thì khó khăn trong việc điều chỉnh, nên việc ngọng phát triển có thể kéo dài hơn nếu không được can thiệp kịp thời, đúng cách thậm chí cho tới khi trưởng thành ở một số trẻ chậm phát triển ( ví dụ trẻ 8 tuổi nói “quả hế” thay vì “quả khế”)
👉Ngọng bệnh lý là trường hợp trẻ không học nói giống như những trường hợp trẻ bình thường khác. Những trẻ này thường tạo được rất ít hoặc không có phụ âm đầu nào. ( ví dụ thay vì nói “cô cho con cái ô tô” thì trẻ nói “ ô o on ái ô ô” ). Một số ngọng bệnh lý có thể gặp ở người lớn sau chấn thương sọ não.

🔴☑️3️⃣Nói ngọng phối hợp với các bệnh lý ngôn ngữ, lời nói khác
Một số trường hợp ngọng có thể đi kèm với các bệnh lý khác về ngôn ngữ và lời nói khác như trường hợp nói ngọng ở trẻ chậm phát triển trí tuệ, bại não. Trong những trường hợp này, ngọng thường đi kèm với chậm phát triển ngôn ngữ.

🟣➡️ 4️⃣ Tiếng địa phương
Tiếng địa phương là một biến thể chung của ngôn ngữ cộng đồng, một ngôn ngữ có thể có nhiều biến thể. Ở Việt Nam, Tiếng Việt ở Hà Nội được gọi là chuẩn quốc gia, nhưng khi sửa phát âm cho một người nói ngọng, người ta cần dựa trên cơ sở tiếng địa phương mà người đó đang sinh sống để dạy. Đó là nguyên tắc “ âm vị học động” trong ngôn ngữ trị liệu.

04/02/2021

🍒🍍🍍🍅GIÚP TRẺ 18-24 THÁNG TUỔI HỌC NÓI 🍍🍒🍎🍍

➡️ Lặp lại các từ, việc lặp lại giúp con bạn nhớ và áp dụng các từ tốt hơn
Ví dụ:
👞 Đôi giày của con đâu?
👟 Hôm nay con có đi giày màu xanh không?
🥾 Xỏ giày vào đi con

➡️ Sử dụng các hướng dẫn đơn giản - con bạn sẽ hiểu một số hướng dẫn ở độ tuổi này. Nên hướng dẫn một cách ngắn gọn, đơn giản sẽ giúp trẻ dễ hiểu hơn

🔑 Mở khóa ra
🎒 Kéo ba lô
🧥 Mặc áo

➡️Thử hỏi về các bộ phận của trẻ và đồ dùng trong nhà - yêu cầu con bạn chỉ vào tai, mũi, bàn chân, v.v hay đồ vật

➡️ Giới hạn thời gian xem TV hàng ngày của trẻ không quá 30 phút đối với trẻ dưới 24 tháng.

➡️ Chơi và nghe những câu chuyện hữu ích hơn khi chúng đang học nói.

04/02/2021

🍑🍒GIÚP TRẺ 18-24 THÁNG TUỔI HỌC NÓI🍅🍎

➡️ Lặp lại các từ bởi việc lặp lại giúp con bạn nhớ từ.
ví dụ:
🥾Đôi giày của con ở đâu?"
👟Hôm nay con có đi đôi giày màu xanh không?"
👞 Xỏ giày vào đi con

➡️Sử dụng các hướng dẫn đơn giản con bạn sẽ hiểu một số hướng dẫn ở độ tuổi này, chẳng hạn như
🎒 Đeo ba lô
🔑 Mở khóa cửa
🧥 Đóng cửa
Hướng dẫn con một cách ngắn gọn và đơn giản sẽ giúp trẻ dễ hiểu hơn.

➡️ Thử hỏi về các bộ phận trên cơ thể - yêu cầu con bạn chỉ vào tai, mũi, bàn chân, v.v.

➡️Giới hạn thời gian xem TV hàng ngày của trẻ không quá 30 phút đối với trẻ dưới 24 tháng.

➡️Chơi và nghe những câu chuyện hữu ích hơn khi chúng đang học nói.

15/01/2021

🍁🍀GIÚP TRẺ 12- 18 THÁNG TUỔI HỌC NÓI🌺🍁

🍒 Nếu con bạn đang cố gắng nói một từ nhưng bị sai, hãy nói từ đó đúng cách.
Ví dụ, nếu trẻ chỉ vào một quả bóng và nói "Bá!" bạn nên trả lời: "Đúng rồi, quả bóng". Đừng chỉ trích hoặc nói xấu trẻ vì đã nói sai.

☘️ Tăng vốn từ vựng của trẻ bằng cách cho trẻ lựa chọn, chẳng hạn như "Con muốn ăn táo hay chuối?".

🌺 Đồ chơi và sách phát ra tiếng ồn sẽ giúp ích cho kỹ năng nghe của con bạn.

🍄 Cùng nhau hát những bài đồng dao và bài hát mẫu giáo khi bé lớn lên, đặc biệt là những bài hát có các hành động, chẳng hạn như "xòe ra hai cái cánh". Việc thực hiện các hành động giúp con bạn ghi nhớ các từ.

06/01/2021

🌺🍁GIÚP TRẺ 6 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI HỌC NÓI🍁🌺

🍅 Gọi tên và chỉ vào những thứ mà cả hai bạn có thể nhìn thấy.
ví dụ: "Con mèo kìa". 😽
Điều này sẽ giúp bé học từ và theo thời gian, bé sẽ bắt đầu sao chép bạn. Khi bé lớn hơn, hãy thêm nhiều chi tiết hơn, chẳng hạn như "Một con mèo vàng kìa".

🍉🏓• Bắt đầu xem sách cùng bé - bạn không cần phải đọc các từ trên trang mà chỉ cần nói về những gì bạn có thể nhìn thấy.

⚾️🥎• Chỉ cho trẻ ăn hình nộm khi đến giờ ngủ. Thật khó để học cách nói chuyện với một núm vú giả trong miệng. Đặt mục tiêu ngừng sử dụng núm vú cao su hoàn toàn sau 12 tháng.

🎅🤶• Chơi các trò chơi như "ú òa" và "vòng quanh khu vườn". Điều này dạy cho bé những kỹ năng quan trọng như thay phiên nhau, chú ý và lắng nghe.

03/01/2021

🌺💐GIÚP TRẺ 0-6 THÁNG TUỔI HỌC NÓI 🌺💐

👉 📕 Ôm con bạn gần và nhìn chúng khi bạn nói chuyện với chúng. Trẻ sơ sinh thích khuôn mặt và sẽ quan sát bạn và phản hồi khi bạn nói chuyện. ❤️

👉 📒Trò chuyện về những gì bạn đang làm khi cho ăn, thay đồ và tắm cho chúng. 🐔

👉📗 Hát cho bé nghe - điều này giúp bé hòa nhập với nhịp điệu của ngôn ngữ. 🎼

👉 📔Lặp lại các âm thanh mà bé phát ra - điều này dạy bé bài học về cách lắng nghe và thay phiên nhau trong cuộc trò chuyện. 🎹

🎺Nói bằng giọng hát - điều này giúp thu hút sự chú ý của bé. 🎻

20/12/2020

🌺🌹🌞 LÀM GÌ KHI CON BẠN CHẬM NÓI? 🌼🍄🌸

🎯 Bài viết này có hơi dài nhưng rất cụ thể và hữu ích cho các phụ huynh. Hãy đồng hành cùng ad đi hết bài viết để giúp con phát triển ngôn ngữ với những cách làm đơn giản, dễ thực hiện tại bất cứ nơi nào nhé!

🍁1. Đừng bao giờ áp đặt hay suy đoán nhu cầu của trẻ

Là một người cha/mẹ, bạn có thể hiểu khá rõ con bạn muốn gì hoặc cần gì khi trẻ bắt đầu chỉ trỏ, càu nhàu, than vãn, khóc lóc hoặc sử dụng bất kỳ hình thức giao tiếp không lời nào khác. Hoặc, bạn thậm chí có thể biết trước khi trẻ chỉ ra nhu cầu. Khi tôi nói, “Đừng bao giờ áp đặt hay suy đoán nhu cầu của trẻ”, ý tôi là hãy chờ xem liệu con bạn có nói cho bạn biết con bạn cần gì không. Thay vì với tay lên và lấy đồ chơi ra khỏi kệ mà con bạn đang nhìn, hãy chờ xem con có yêu cầu không. Nếu trẻ sử dụng giao tiếp không lời (chẳng hạn như khóc hoặc chỉ tay), hãy nhắc con bằng cách nói "con muốn gì?" Nếu con bạn chưa sử dụng lời nói để giao tiếp những gì trẻ muốn hoặc cần, bạn có thể thử sử dụng một số cử chỉ, hành động hay dấu hiệu.

🍄2. Cố gắng sử dụng ám hiệu hay cử chỉ với trẻ chậm nói hoặc trẻ chưa nói được

Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu với những trẻ chưa biết nói có thể đóng vai trò như một cầu nối để giao tiếp bằng lời nói. Nó dạy cho trẻ em sức mạnh của giao tiếp. Đối với nhiều trẻ chậm nói, chúng vẫn chưa thấy rằng chúng có thể đạt được những thứ chúng muốn chỉ bằng cách giao tiếp. Bằng cách giúp trẻ sử dụng các dấu hiệu cho những điều chúng muốn, bạn có thể cho chúng thấy khả năng giao tiếp mạnh mẽ như thế nào và chúng sẽ có động lực hơn để giao tiếp bằng lời nói khi chúng phát hiện ra rằng chúng có thể kiểm soát môi trường của mình bằng cách làm như vậy. (ví dụ trẻ có thể khoanh tay ạ hoặc chìa tay khi muốn nói “xin” hoặc chỉ tay theo hướng thẳng lên trên khi muốn đi lên cầu thang, xòe ngửa 2 lòng bàn tay khi muốn nói “hết rồi”). Các quy ước về ký hiệu có thể theo một hệ thống chung hoặc có thể do phụ huynh và trẻ đặt tự đặt ra.

🍒3. 2. Chia các chỉ dẫn thành từng bước nhỏ

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ gặp khó khăn khi hiểu các hướng dài dòng phức tạp do vậy trên thực tế, bạn càng có thể sử dụng ít từ khi hướng dẫn cho con mình thì càng tốt. Nếu bạn cần con làm điều gì đó, hãy xem liệu bạn có thể chia nhỏ hướng dẫn đó thành lời nói đơn giản nhất không.
Ví dụ: Thay vì nói “ Mi ơi, con vào trong phòng ngủ lấy cho mẹ đôi giày màu hồng đi con” thì hãy nói “ Mi ơi, lấy giày màu hồng”
Thay vì “Bảo ơi, ngồi vào bàn ăn cơm đi con” thì hãy nói “Bảo, ngồi xuống”
Nếu con bạn bị chậm phát triển ngôn ngữ, điều này sẽ giúp con bạn rất nhiều!
Bạn cũng có thể chia nhỏ hướng dẫn nhiều bước bằng cách cho con bạn từng bước một. Ví dụ, nếu bạn cần con bạn xỏ giày, lấy ba lô và đợi bạn ở cửa, bạn có thể bắt đầu chỉ với việc “xỏ giày vào”. Ban đầu, bạn có thể phải giúp con làm những hướng dẫn này cho đến khi con hiểu. Sau đó, khi con có thể tự mình thực hiện các hướng dẫn một bước đơn giản, hãy tăng thử thách và bắt đầu ghép hai bước rất đơn giản lại với nhau, chẳng hạn như “Đầu tiên mua giày, sau đó lấy ba lô”.

🍂4. Nói với con bạn bằng cách nói ngắn hơn

Nói chung, khi nói chuyện với con, bạn nên cố gắng sử dụng những câu bằng hoặc cao hơn một chút so với mức độ câu mà trẻ đang sử dụng. Ví dụ, nếu con bạn chỉ sử dụng một từ mỗi lần, thì khi bạn nói với con, bạn nên sử dụng cách nói chủ yếu với từ đơn nhưng cũng nên bao gồm cả các từ ghép. Lý do cho điều này là rất có thể nếu con bạn chỉ có thể nói ra một hoặc hai từ, có thể trẻ không thể hiểu được những câu nói dài hơn.

🏩5. Xây dựng dựa trên nền tảng ngôn ngữ của con bạn

Khi bạn đang chơi với con, bạn có thể lặp lại lời nói của chúng và sau đó thêm điều gì đó cho chúng. Tốt nhất là chỉ nên thêm một hoặc hai từ. Dưới đây là một số ví dụ về cách bạn có thể xây dựng dựa trên cách nói của con mình:
• Trẻ: “xe máy!”
+ Phụ huynh : “xe máy” “ đi xe máy”, “ xe máy màu đỏ”
• Trẻ: "Đi công viên?"
+ Phụ huynh: “Mẹ cho Bim đi công viên”
Đây cũng là một cách tuyệt vời để tăng khả năng sử dụng ngữ pháp, bạn có thể lặp lại một câu mà con bạn nói nhưng bao gồm những phần chúng đã bỏ qua khiến câu đó không đúng ngữ pháp.

🍑6: Nói cho con bạn biết những thứ được gọi là gì

Đây là một trong những cách bạn có thể làm ở mọi nơi! Nhiều trẻ chậm phát triển ngôn ngữ gặp khó khăn khi không biết gọi tên đồ vật. Bạn có thể cải thiện kỹ năng từ vựng ở con mình bằng cách dán nhãn mọi thứ ở MỌI NƠI! Cách tốt nhất để làm điều này, chỉ đơn giản là cho con bạn xem một thứ gì đó và nói nó là gì (ví dụ đồ chơi hoặc tranh treo tường có hình ảnh đồ vật và tên gọi). Lưu ý gọi tên đồ vật một cách ngắn gọn nhất để trẻ có thể nói theo và nhớ được.

☀️7. Đọc cùng con bạn!

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giúp con mình phát triển kỹ năng nói, ngôn ngữ và đọc tuyệt vời là đọc cùng con. Dành một ít thời gian mỗi ngày để đọc sách cùng con. Điều tốt nhất là bạn có thể sử dụng tất cả các chiến lược trên trong khi đọc sách cùng con. Bạn có thể đợi trẻ yêu cầu lật trang, bạn có thể chỉ cho trẻ dấu hiệu của một số đồ vật trong sách, bạn có thể chỉ cho trẻ những hướng dẫn ngắn, đơn giản như “chạm vào con mèo”, bạn có thể tập cách nói rút gọn. để mô tả các bức tranh (như “Mèo! Mèo ngủ. Mèo ngủ ngon”), bạn có thể xây dựng một hoặc hai từ cho bất cứ cách nói nào mà con bạn nói về cuốn sách và bạn có thể gắn nhãn các đồ vật và hành động trong sách bằng cách nói một từ duy nhất. Sách là nguồn tài nguyên tuyệt vời cho sự phát triển của con em chúng ta. Đảm bảo bạn có nhiều loại sách cho con mình, bao gồm cả sách hư cấu và phi hư cấu (như sách kể tất cả về tàu hỏa, khủng long hoặc chủ đề yêu thích của con).

Trong quá trình áp dụng các phương pháp kể trên, nếu có khó khăn gì hoặc không hiệu quả thì các anh/chị đừng ngại liên hệ với ad để được tư vấn miễn phí nhé. Tất cả vì con em chúng ta!

📞 SDT: 0975608122/0904998683 (Ms. Vân)
☎️ Zalo: 0975608122

11/10/2020

🎀 HƯỚNG DẪN TRẺ TẠO ÂM ĐÚNG TRONG CHỈNH NGỌNG🎀

🟡 Trẻ nói tiếng việt thường phát âm sai ở 3 phần:
🥕 Phụ âm đầu
🥒 Phần vần
🍠 Thanh điệu

🟢 Trẻ thường phát âm sai do:
🌙 Bỏ âm : “hoa” ➡️ “ha”
✈️ Thay thế thành các âm khác: “khế” ➡️ “hế” ; “tai” ➡️ “kai”
🗼 Lỗi thanh điệu: “Mũ” ➡️ “mú”

🟣 Trẻ tạo âm sai do không làm được một trong 3 yếu tố sau:
🧧1. Đặt đúng vị trí của các cơ quan phát âm tạo nên âm đó.
📮2. Tạo luồng hơi chính xác
💌3. Phối hợp được đặt vị trí đúng và đẩy hơi để phát tiếng.

Dưới đây là một vài ví dụ về các bước để tạo nên 1 âm đúng:
👄 Phụ âm: L
+ Đầu lưỡi chạm lên vòm miệng.
+ Đẩy hơi qua miệng, không đưa hơi lên mũi .
+ Bật lưỡi vào miệng và phát tiếng.

💋Phụ âm: N
+ Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên.
+ Đưa hơi thoát lên mũi.
+ Bật lưỡi và phát tiếng

Want your school to be the top-listed School/college in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Website

Address


Hanoi
00000

Other Education in Hanoi (show all)
EEC - Economic English Club of NEU EEC - Economic English Club of NEU
207 Giải Phóng, Đồng Tâm
Hanoi, 10000

NOVA Technologies (Vietnam) NOVA Technologies (Vietnam)
Công Ty CP Công Nghệ Mới NOVA, Số 17/88/1 Võ Thị Sáu, Q. Hai Bà Trưng
Hanoi

Các bạn quan tâm đến việc thi chứng chỉ quốc tế Microsoft và một số hãng khác, hãy đến phòng thi NOVA Technologies tại số 17 - 88/1 Võ Thị Sáu, Hà Nội. Tel: 04.3622 8116

E-Bơi E-Bơi
Phòng 62, Khu Tập Thể 31 Thi Sách, Quận Hai Bà Trưng, Tp. Hanoi
Hanoi, 00000

Học bơi trên cạn - Học bơi bằng trí khôn - Học bơi siêu nhanh - Học bơi siêu r?

Online Bachelor's Degree Online Bachelor's Degree
Tầng 6-7, Tòa Nhà Kim Khí Thăng Long, Số 01 Lương Yên, Hai Bà Trưng
Hanoi, 100000

Topica Uni là một sản phẩm của Topica Edtech Group. Hợp tác cung cấp hạ tầng công nghệ và dịch vụ cho

Flash On Focus Flash On Focus
829 Đê La Thành/
Hanoi, 84

Fanpage cập nhật thông tin nền tảng công nghệ flash. Khóa đào tạo cơ bản về Flash AS3

Headstart Vietnam Headstart Vietnam
226 Vạn Phúc, Ba Đình
Hanoi, 100000

Problem-solving, teamwork and creativity

English with a Native Speaker English with a Native Speaker
Hanoi, 100000

Học Tiếng Anh giao tiếp từ mất gốc đến tăng tốc, đảm bảo nghe hiểu CD 100%,

Class 7B Ams 09-10 Class 7B Ams 09-10
THPT Chuyên Hà Nội/Amsterdam
Hanoi, 084

This is a place of fun, "PHỞN" and animals?!

ITEC - HUST English Club ITEC - HUST English Club
Số 1 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hanoi, 10000

IT English Club - ITEC Contact: 0981573529 (Mr. Tuan) Become a member: bkitec.wordpress.com

Business English C - K50 NEU Business English C - K50 NEU
National Economics University
Hanoi

Beautiful.Enthusiastic.Creative.

Aus4Skills Aus4Skills
Level 9, Tower A, Handi Resco Tower 521 Kim Ma, Ngoc Khanh Ward, Ba Dinh District
Hanoi, 10000

A$86.4 million partnership in human resource capacity building between Vietnam and Australia

Khoa Viễn Thông 1- PTIT Khoa Viễn Thông 1- PTIT
Km10, Đường Nguyễn Trãi, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông, Hà Nội (Số 96 Trần Phú, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội)
Hanoi

Trang thông tin chính thức của Khoa Viễn Thông 1 - Học viện Công nghệ Bưu chính Vi