Bác sĩ LÊ PHI HOÀNG - Chuyên Khoa Mắt, Hanoi Videos

Videos by Bác sĩ LÊ PHI HOÀNG - Chuyên Khoa Mắt in Hanoi. Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Mắt

Other Bác sĩ LÊ PHI HOÀNG - Chuyên Khoa Mắt videos

Tạm Biệt 2023, Chào đón năm mới 2024. Kính chúc mọi người một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an!!!

Đi trực mà không có bệnh nhân thì làm gì :D

Mỗi khi về quê ra biển cảm giác như đi nghỉ dưỡng ;)

Có ai nhìn thấy con rận mi Demodex đang bơi tung tăng không ạ 😂😂😂 Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm bờ mi thường gặp và rất khó để điều trị triệt để. (Hình ảnh được quay bằng kính hiển vi bởi Khoa Xét nghiệm BV Mắt Hà Đông. Bệnh phẩm được lấy từ bờ mi của bệnh nhân viêm bờ mi mạn tính)

Sắp đến 11h 11 phút rồi. Bác sĩ vẫn đang đợi bạn tại Phòng Khám Mắt Bảo An - Hà Đông Chờ mong mãi một cuộc gọi mà cớ sao người lặng thinh. Đặt một cuộc hẹn khó đến vậy sao 😂😂😂

PHÁT HIỆN LÁC RẤT ĐƠN GIẢN CHỈ BẰNG SMARTPHONE - AI CŨNG CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC

Thành công hay thất bại Chỉ là chuyện năm cũ thôi Chúc mừng năm mới 🍻2️⃣0️⃣2️⃣3️⃣ Nhìn lại một năm làm việc và cống hiến, học hỏi từ những thành công và cả những thất bại. Để năm mới sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn cho bệnh nhân 🥰

Lác trong do điều tiết quá mạnh không tật khúc xạ
LÁC TRONG ĐIỀU TIẾT KHÔNG TẬT KHÚC XẠ Bệnh nhân nam 5 tuổi được bố đưa đi khám vì 2 mắt lác trong, đã điều trị bằng lăng kính nhưng không hiệu quả. Khi khám bác sĩ phát hiện: - Thị lực 2 mắt tốt (9/10), không có tật khúc xạ gì (sau liệt điều tiết). - Cháu không bị lác khi nhìn xa, chỉ lác khi nhìn gần. - Sau khi cho cháu đeo thử kính +3 độ thì kiểm tra thấy cả nhìn xa và nhìn gần đều hết lác. Bác sĩ kết luận: cháu bị lác trong do điều tiết quá mức (tỷ số AC/A cao), không tật khúc xạ. Bệnh nhân này không có chỉ định phẫu thuật mà điều trị bằng cách đeo kính 2 tròng. Tròng trên 0 độ để trẻ nhìn xa, tròng dưới +3 độ để khử điều tiết khi trẻ nhìn gần. Đeo kính ở đây không phải để điều chỉnh tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) như ở các trẻ khác mà để khử sức điều tiết quá mạnh của trẻ, từ đó điều chỉnh lác trong. Đây chính là điều trị bệnh theo cơ chế. -------- Bs Lê Phi Hoàng

HIỆN TƯỢNG NHÁY MẮT LIÊN TỤC Ở TRẺ EM Nháy mắt liên tục là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ em. Các bố mẹ đột nhiên thấy con nháy mắt nhiều, tình trạng này kéo dài vài tuần đến vài tháng mà không hết khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Vậy nháy mắt liên tục ở trẻ em là biểu hiện của bệnh gì? có nguy hiểm hay không? điều trị như thế nào? Nháy mắt vốn là một phản xạ bình thường của mắt. Nháy mắt được coi là bất thường khi tần số nháy mắt quá nhiều, nháy mắt nhiều lần liên tiếp, nháy mắt kèm nheo mắt, nhắm chặt mắt hoặc nháy mắt kèm theo co thắt các cơ vùng đầu - mặt - cổ. Nháy mắt quá nhiều có thể do NGUYÊN NHÂN TẠI MẮT như tật khúc xạ, quặm mi, lông xiêu, dị vật trong mắt,... Tuy nhiên có rất nhiều trẻ nháy mắt nhiều mà không có nguyên nhân gì tại mắt. Đó gọi là NHÁY MẮT THÁI QUÁ SINH LÝ. Ở những trẻ này, nháy mắt phát sinh tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ, thường xảy ra trong 1 thời gian rồi tự hết mà không cần điều trị gì. Rất ít trường hợp có liên quan đến các vấn đề tâm lý như stress, rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc là dấu hiệu của hội chứng rối loạn vận động - âm thanh (hội chứng Tourette) nhưng rất hiếm gặp. Như vậy, nếu con bạn bị nháy mắt quá nhiều thì không nên quá lo lắng. Bạn cần đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để phát hiện và điều trị các nguyên nhân tại mắt nếu có. Nếu mắt trẻ không có gì bất thường thì đó hoàn toàn là nháy mắt do sinh lý mà thôi. Trẻ không cần điều trị gì mà chỉ cần theo dõi, nháy mắt sẽ hết sau 1 thời gian. Lưu ý r

Nhiều bạn gửi ảnh rồi hỏi: " Bác sĩ ơi mắt em có bị lác không? " Với những mắt có độ lác nhỏ, 2 mắt nhìn có vẻ không lác tuy nhiên khi thăm khám lại phát hiện ra bị lác. Ngược lại, có những mắt nhìn như bị lác nhưng thật ra lại không lác, trường hợp này gọi là giả lác. Do đó, nếu chỉ nhìn ảnh thì rất khó để Bác sĩ khẳng định mắt có lác hay không mà phải qua thăm khám cụ thể. Có một phương pháp phát hiện mắt lác khá đơn giản mà bệnh nhân hay người nhà có thể tự làm, đó là test bịt mắt luân phiên. 👉👉👉 Cách làm như sau: • Bệnh nhân ngồi thẳng lưng, nhìn thẳng phía trước. • Người làm test dùng 1 ngón tay để trước mắt bệnh nhân tầm 40cm, yêu cầu bệnh nhân luôn nhìn thẳng vào đầu ngón tay này. • Một tay còn lại che mắt phải, rồi sau đó chuyển sang che mắt trái (như video), lặp lại vài lần. • Quan sát cử động của mắt. 👉 Nếu mắt bị che không di chuyển tức là mắt không lác. 👉 Nếu mắt bị che di chuyển từ vị trí lác về vị trí nhìn thẳng (như trong video) tức là mắt bị lác. Chúc các bạn thành công ☺️☺️☺️