Bác sĩ LÊ PHI HOÀNG - Chuyên Khoa Mắt

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Mắt

13/10/2024

Cuối tuần mọi việc đều bớt quan trọng hơn khi bệnh nhân đang chờ bs ở phòng khám 😉
Một bệnh nhân mổ mắt xong sáng quá bảo sẽ rủ cả họ đi khám bác sĩ nhưng mình từ chối vì sợ sau này cả họ sẽ truy tìm mình 😂😂😂

Photos from Bác sĩ LÊ PHI HOÀNG - Chuyên Khoa Mắt's post 07/10/2024

Phẫu thuật cắt u nang nước kết mạc.
BS vừa mổ vừa niệm "nang ơi đừng vỡ"
Vỡ là xác định sau mổ lần nữa luôn 😀

Photos from Bác sĩ LÊ PHI HOÀNG - Chuyên Khoa Mắt's post 06/10/2024

Mọi người thương hôm qua nhận được cái bánh sinh nhật không ưng ý nên nay đi khám rõ đông. Bác sĩ xin cảm ơn các bố mẹ và các cháu đã động viên ạ! 😉

06/10/2024

Quà sinh nhật từ một antifan. Tự vấn lại thì mình xứng đáng được một chiếc bánh sạch hơn 🤪🤪🤪

Photos from Bác sĩ LÊ PHI HOÀNG - Chuyên Khoa Mắt's post 29/09/2024

Anh công nhân y tế chăm chỉ tăng ca để yên tâm cống hiến, phục vụ 😀

27/09/2024

CÓ THỂ MỔ LÁC 3 CƠ TRỰC KHÔNG?

Bán phần trước nhãn cầu được cấp máu bởi 2 động mạch mi sau dài (khoảng 30%) và 7 động mạch mi trước (khoảng 70%). 7 động mạch mi trước tách ra từ các nhánh động mạch cơ trực. Cơ trực ngoài có duy nhất 1 động mạch mi trước, 3 cơ trực còn lại mỗi cơ có 2 động mạch mi trước. Khi phẫu thuật lác sẽ gây gián đoạn nguồn cấp máu cho bán phần trước từ các động mạch này có thể dẫn đến thiếu máu bán phần trước nhãn cầu. Để tránh biến chứng này, các chuyên gia cho rằng không nên phẫu thuật quá 2 cơ trực. Nếu bắt buộc phẫu thuật trên 2 cơ thì nên sử dụng các kỹ thuật bảo tồn động mạch. Ngoài ra, phẫu thuật lần 2 sau > 6 tháng sẽ giúp giảm biến chứng. Phẫu thuật trên 2 cơ trực ngang sẽ có nguy cơ thiếu máu thấp hơn 2 cơ trực đứng, đường mổ cùng đồ cũng có nguy cơ thấp hơn so với đường mổ kết mạc rìa. Trên thực tế có nhiều bệnh nhân lác cần phẫu thuật nhiều lần hoặc nhiều hơn 2 cơ để chỉnh được hết độ lác. Vậy nguy cơ thiếu máu bán phần trước ở những bệnh nhân này sẽ thế nào?
Nghiên cứu năm 1988 của Suander cho thấy nếu phẫu thuật 2 cơ trực đứng và cơ trực trong đồng thời thì tỷ lệ thiếu máu là 50% nhưng tất cả đều hồi phục. Nghiên cứu này chỉ gồm 8 bệnh nhân bị hội chứng Duan hoặc liệt thần kinh 6. Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây (2018) trên nhóm bệnh nhân can thiệp 3 cơ trực trong 1 lần phẫu thuật cho thấy tỷ lệ bị thiếu máu bán phần trước khá thấp chỉ là 2,3% và tất cả bệnh nhân đều hồi phục sau khi điều trị corticoids. Sự khác biệt lớn về tỷ lệ giữa 2 nghiên cứu có thể liên quan đến bệnh lý lác ban đầu hoặc chủng tộc. Như vậy, trong một số tình huống đặc biệt, có thể phẫu thuật lác trên 3 cơ trực nhưng cần có sự chuẩn bị, theo dõi và giải thích kỹ càng cho người bệnh.

17/09/2024

- Mắt cháu bị viễn thị em ạ!
- Úi dồi ôi, thế í ạ, con ơi là con mày xem tivi cho lắm vào.
Bác sĩ nghĩ oan cho cái tivi quá 😀
Có một điều thú vị là phần lớn trẻ sinh ra bị viễn thị nhẹ khoảng 1,5-2 độ, gọi là viễn thị sinh lý. Khi trẻ lớn lên độ viễn giảm dần đến tầm 6,7 tuổi thì hết. Đây gọi là quá trình chính thị hoá. Vì thế, viễn thị nhẹ ở trẻ nhỏ thường không cần đeo kính, chỉ cần theo dõi định kỳ, bố mẹ không cần quá lo lắng. Cận thị mới thực sự đáng ngại!

14/09/2024

7 năm trước có lỡ mồm chia sẻ với các cháu triển vọng nghề nghiệp của ngành y. Không biết giờ có cháu nào oán hận không 😀

06/09/2024

Quặm mi dưới bẩm sinh khá thường gặp. Nếu không được điều trị có thể gây viêm tróc biểu mô giác mạc trường diễn dẫn đến sẹo giác mạc, thậm chí loét giác mạc ảnh hưởng đến thị lực. Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để duy nhất. Thuốc chỉ có tác dụng hạn chế tổn thương với những trường hợp nhẹ trong thời gian theo dõi hoặc chờ phẫu thuật.
Một điều khá thú vị là trẻ bị quặm mi dưới bẩm sinh có tỷ lệ cao bị tật khúc xạ, đặc biệt là tật loạn thị. Do đó ngoài điều trị quặm, trẻ cần được khám sàng lọc tật khúc xạ đầy đủ. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định và thời điểm phẫu thuật quặm ở trẻ em.

31/08/2024

Chúc mọi người kỳ nghỉ lễ vui vẻ!
Bác sĩ vẫn miệt mài phục vụ thôi 😉

28/08/2024

Văn vở như thế này là chưa hiểu gì về mắt rồi. Không chung điểm nhìn chỉ có thể là LÁC. Vấn đề là anh lác, tôi lác hay chúng ta thay nhau lác. Chỉ lác 1 bên thường là lác liệt khó chữa còn lác luân phiên 2 bên thì mỗi bên chỉnh một chút là ok 😎

28/08/2024

Chỉnh lác một chút thôi nhưng mắt có thần thái hơn hẳn.

27/08/2024

Facebook nhắc kỷ niệm tròn 5 năm học Bệnh viện bay Orbis tại Huế cùng thầy BS. Hoàng Thanh Tùng - Dr. T Hoang
Năm đó mình lập kỷ lục đi Huế 4 lần trong một mùa hè, vừa đi học vừa đi hội thảo, chỉ thấy nóng, không thấy Huế mộng Huế mơ 🤪🤪🤪

Photos from Bác sĩ LÊ PHI HOÀNG - Chuyên Khoa Mắt's post 23/08/2024

Ra sân Pickle ball mà chả thấy hot girl như trên mạng 😀

19/08/2024

Mình nhớ không nhầm thì bức ảnh này chụp năm Y1 tại Viện Giải phẫu quốc gia đã cách đây 14 năm. Hồi đó mới le ve vào trường, ngày nào cũng học "xác" tưởng ngầu lắm giờ nghĩ lại thấy 🤪🤪🤪

19/08/2024

Với học phí hơn 55 triệu 1 năm, để hoàn thành 6 năm học tại Trường Đại học Y Hà Nội, sẽ tốn khoảng 330 triệu tiền học phí (chưa tính học liệu) cộng với chi phí sinh hoạt tại Thủ đô thì gánh nặng nuôi một đứa con học Y có thể lên tới cả tỷ đồng. Một chi phí không nhỏ với nhiều gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên học xong chưa có chứng chỉ hành nghề và chưa kiếm được tiền từ nghề. Phải tiếp tục học thêm 3 năm sau đại học để được đặt bút ký vào đơn thuốc và hồ sơ bệnh án. Chi phí cho 3 năm này cũng đôi trăm triệu. Bạn bè ngành khác 4 năm ra trường đã kiếm được tiền nhưng mình thì bố mẹ vẫn gánh còng lưng. Nếu không có cơ chế hỗ trợ thì câu chuyện các em vượt khó để trở thành bác sĩ sẽ không còn phổ biến nữa.
Nhìn chung, học bác sĩ thì xác định sau 10 năm mới bắt đầu kiếm được tiền, may mắn chọn được "ngành tốt" thì thu nhập còn ổn, không thì cũng méo mặt. Nhiều người cảm thấy bế tắc khi triển vọng nghề nghiệp khác xa kỳ vọng. Các em cấp 3 nên tìm hiểu kỹ, nếu có đam mê và khả năng theo đuổi hãy lựa chọn, đừng chỉ nhìn vào những hào nhoáng trên phim ảnh hay "lời đồn" thì sau này dễ thất vọng.

Photos from Bác sĩ LÊ PHI HOÀNG - Chuyên Khoa Mắt's post 18/08/2024

Cuối tuần của Bác sĩ là ở đây. Tuần nào cũng chỉ cần "chữa lành" như thế này thôi 😉

17/08/2024

Dấu hiệu "kem đánh răng" trong bệnh viêm tuyến bờ mi.

08/08/2024

Phẫu thuật điều trị lác trong!

Photos from Bác sĩ LÊ PHI HOÀNG - Chuyên Khoa Mắt's post 04/08/2024

TẠI SAO TRẺ CẬN THỊ THƯỜNG TĂNG ĐỘ?

Khoảng 1/3 bệnh nhân ở phòng khám là trẻ bị cận thị do đó BS thường xuyên nhận được những câu hỏi như: Có cách nào cho độ cận giảm đi để sau này cháu không phải đeo kính hay không? Lần nào mình cũng đưa ra câu trả lời làm bố mẹ cháu thất vọng, đó là: “Độ cận không thể giảm mà chỉ có thể tăng, giữ được độ cận không tăng đã là thành công”.

Câu trả lời phũ phàng nhưng đúng thực tế để bố mẹ thôi hy vọng vào những phương pháp chữa cận “lừa đảo” đang được quảng cáo tràn lan trên mạng.

Một số bố mẹ thắc mắc rằng: “tại sao trẻ cận thị lại luôn bị tăng độ”. Trên mạng thì giải thích rằng do các cháu xem ti vi nhiều quá, các cháu không chịu đeo kính hay đeo kính không đúng số, vân vân... Nhưng rõ ràng nhiều cháu xem ti vi rất ít, tích cực hoạt động vui chơi ngoài trời, đeo kính thường xuyên và đúng độ do bác sĩ đo, vậy tại sao cháu vẫn tăng độ? Thực sự là ngoài thói quen sinh hoạt - học tập, còn có 1 nguyên nhân quan trọng khác khiến trẻ cận thị bị tăng độ.

Hiện nay, phần lớn trẻ cận thị đang được điều trị bằng cách đeo kính gọng thông thường, tuy nhiên đây không phải là một phương pháp chỉnh tật khúc xạ hoàn hảo. Độ cận của vùng võng mạc trung tâm và vùng võng mạc ngoại vi là khác nhau. Trong khi đó kính gọng thông thường chỉ có một độ duy nhất nên nó chỉ chỉnh được cận thị cho vùng võng mạc trung tâm (là vùng nhìn chính yếu).

Còn với độ cận đó thì khi đeo kính vùng võng mạc ngoại vi lại trở nên viễn thị. Chính tình trạng viễn thị ở ngoại vi này kích thích quá trình tự điều tiết của mắt làm cho trục nhãn cầu dài ra. Điều này vô tình kéo theo vùng võng mạc trung tâm lại trở nên cận thị hơn và đây chính là lý do khiến cận thị ngày càng tăng độ dù trẻ đeo kính đầy đủ và không sử dụng nhiều các thiết bị điện tử.

Cũng chính vì cơ chế này mà các nhà khoa học đã thiết kế ra một loại kính đặc biệt với công suất thay đổi ở những vùng khác nhau để vừa giúp điều chỉnh cận thị ở vùng võng mạc trung tâm vừa không bị viễn thị ở vùng võng mạc ngoại vi. Các nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả rõ rệt của loại kính này so với kính gọng thông thường trong việc kiểm soát tiến triển cận thị. Tuy nhiên nhược điểm của kính này là không có sẵn và giá thành cao.

02/08/2024

Trả lại đôi mắt đẹp cho cô bé sắp đến tuổi thiếu nữ.

31/07/2024

Nhiều khi bác sĩ cũng là nạn nhân của chứng "giả lác trong". Bé gái lác ngoài sau mổ 2 mắt thẳng trục, ánh phản xạ chính giữa trung tâm giác mạc thế kia nhưng mẹ cháu vẫn cảm thấy mắt hơi bị lác vào trong. Thủ phạm vẫn là gốc mũi tẹt, 2 góc mắt xa nhau. Bác sĩ phải giải thích một lúc mẹ cháu mới hiểu.

22/07/2024

Bệnh nhân sau mổ lác 10 ngày, 2 mắt thẳng trục, cover test gần như không trả, test ánh phản xạ giác mạc (Hirschberg test) đúng vị trí trung tâm. Ấy thế mà bệnh nhân vẫn kêu mới chỉ được 80% thôi. Hóa ra là do gốc mũi tẹt và 2 góc mắt xa nhau tạo ra cảm giác "giả lác trong". Đây là trường hợp khá thường gặp, khi bố mẹ thấy 2 tròng đen của con gần nhau hơn bình thường như là lác trong nhưng thật ra lại không phải lác.

20/07/2024

Không lòng vòng em đi Hải Phòng :D

09/07/2024

Mất 20 năm để 2 cái mộng đến được với nhau, vậy mà bác sĩ lại lỡ chia lìa :(

Want your practice to be the top-listed Clinic in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Tạm Biệt 2023, Chào đón năm mới 2024. Kính chúc mọi người một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an!!!
Đi trực mà không có bệnh nhân thì làm gì :D
Mỗi khi về quê ra biển cảm giác như đi nghỉ dưỡng ;)
Có ai nhìn thấy con rận mi Demodex đang bơi tung tăng không ạ 😂😂😂Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm bờ mi thườn...
Sắp đến 11h 11 phút rồi.Bác sĩ vẫn đang đợi bạn tại Phòng Khám Mắt Bảo An - Hà Đông Chờ mong mãi một cuộc gọi mà cớ sao ...
PHÁT HIỆN LÁC RẤT ĐƠN GIẢN CHỈ BẰNG SMARTPHONE - AI CŨNG CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC
Thành công hay thất bạiChỉ là chuyện năm cũ thôiChúc mừng năm mới 🍻2️⃣0️⃣2️⃣3️⃣Nhìn lại một năm làm việc và cống hiến, h...

Category

Telephone

Address


Phòng Khám Mắt Bảo An, 204 Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông
Hanoi

Other Ophthalmologists in Hanoi (show all)
Thiết Bị Ngành Kính Mắt Huvitz Thiết Bị Ngành Kính Mắt Huvitz
48 Quan Nhân, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Hanoi, 11415

Thiết bị và phụ kiện ngành Kính mắt giá cực tốt phục vụ các cửa hàng Kính

Phòng khám mắt Tiến sĩ, bác sĩ Quý Phòng khám mắt Tiến sĩ, bác sĩ Quý
Đại Đồng, Đại Mạch, Đông Anh
Hanoi, 100000

PHÒNG KHÁM MẮT TIẾN SĨ, BÁC SĨ VƯƠNG VĂN QUÝ (ĐẠI MẠCH, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI)

Chữa Mắt Lác - Mắt Lé - Không phẫu thuật Chữa Mắt Lác - Mắt Lé - Không phẫu thuật
Số 09 Ngõ 387 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Hanoi, 100000

Tư vấn điều trị mắt lác (mắt lé) - Mắt lác bẩm sinh, mắt lác do liệt dây th

Phục Nhãn Quang - Bí Quyết Cho Đôi Mắt Sáng Khỏe Phục Nhãn Quang - Bí Quyết Cho Đôi Mắt Sáng Khỏe
85 Bà Triệu
Hanoi, 100000

1.330.4127 người theo dõi trang này

Phục Nhãn Quang - Trung Tâm Tư Vấn Mắt Phục Nhãn Quang - Trung Tâm Tư Vấn Mắt
Hanoi, 10000

1.009.889 người theo dõi

Kính Mắt Hạnh Phúc Kính Mắt Hạnh Phúc
Số 4, Ngõ 98 Núi Đôi, Tổ 2, Thị Trấn Sóc Sơn
Hanoi

Đo, Cắt Kính Cận - Viễn - Loạn - Đa Tròng Số 4 - Ngõ 98 Núi Đôi - Thị Trấn Sóc Sơn

Eyegold.vn- chuyên cải thiện cận thị cho trẻ Eyegold.vn- chuyên cải thiện cận thị cho trẻ
Thôn Nghĩa Hào, Xã Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ
Hanoi, 1000

Chuyên Khoa Mắt - KB Ngoại Trú Chuyên Khoa Mắt - KB Ngoại Trú
Bà Triệu
Hanoi, 10000

Chuyên Khám & Điều Tri Các Vấn Đề Về Mắt

Khoa Mắt Bệnh viện Nhi Trung Ương Khoa Mắt Bệnh viện Nhi Trung Ương
18/879 La Thành, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa
Hanoi, 100000

Khoa Mắt – Bệnh viện Nhi Trung ương với đội ngũ Bác sĩ được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm, cùng với đội ngũ Bác sĩ các chuyên khoa trong Bệnh viện.

T.Sĩ - B.sĩ Vũ Tuệ Khanh_Viện Mắt Trung Ương T.Sĩ - B.sĩ Vũ Tuệ Khanh_Viện Mắt Trung Ương
Số 8. 5, Bà Triệu
Hanoi, 100000

T.SĨ - B.SĨ VŨ TUỆ KHANH_VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG· -Chuyên chữa các bệnh về mắt ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể - viêm màng mắt. -Chống lão hóa mắt, MỜ, NHÒE, NHỨC, MỎI MẮT lâu năm..