Smart Money

Smart Money

Phân Tích,Tư Vấn,Đầu Tư Chứng Khoán Chuyên Nghiệp. Liên Hệ Công Việc: [email protected]

02/03/2024

Năm 2024,2025 sẽ là 1 năm cực kì tốt cho thị trường chứng khoán khi mà đã có 1 năm 2023 tích lũy với mục tiêu sẽ vượt qua đình năm 2021,2022. thị trường đang xuất hiện rất nhiều dấu hiệu tích cực khi mà kinh tế VN đang hồi phục 1 cách mạnh mẽ, dòng tiền từ quốc để đổ vào VN ngày 1 nhiều kết hợp với việc chính phủ tăng giải ngân với các dự án đầu tư công cho thấy một bức tranh kinh tế sáng cho năm 2024,2025.
Điểm quan trọng nhất chính là việc hệ thống KRX sắp đi vào hoạt động và mục tiêu của chính phủ khi mà nâng cấp thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi. đó là tín hiệu tich cực cho các nhà đầu tư khi mà mục tiêu VNINDEX vượt 1500 còn không xa.

Photos from Smart Money's post 01/03/2024

Một số mô hình tiếp diễn và đảo chiều khi đầu tư ngắn hạn,lướt sóng trên thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư tham khảo.

28/02/2024

KIÊN NHẪN-YẾU TỐ THÀNH CÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.

NHÀ ĐẦU TƯ VĨ ĐẠI WARREN BUFFET TỪNG NÓI "NẾU CÓ SỰ KIÊN NHẪN, BẠN SẼ GIỮ ĐƯỢC CHIẾC ĐẦU LẠNH TRONG KHI NGƯỜI KHÁC ĐANG PHÁT ĐIÊN".
Kiên nhẫn là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công trong đầu tư, tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng biết điều này, hoặc biết nhưng cũng khó có thể thực hiện được. Trong bối cảnh các chiến lược đầu cơ ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng với mong muốn kiếm lợi nhuận nhanh thì việc kiên nhẫn duy trì một khoản đầu tư trở thành một điều xa xỉ.
Khi mua một cổ phiếu, người ta thường mong muốn cổ phiếu sẽ tăng giá ngay sau đó và chốt lời nhanh khi đạt đượt suất sinh lời 5 - 10%. Tuy nhiên, thực tế có thể diễn ra không như kỳ vọng khi sau đó giá cổ phiếu đi xuống và việc cắt lỗ được thực thi khi mọi việc diễn ra không như kỳ vọng. Tuy nhiên, những khoản đầu tư chóng vánh như thế thường được thực hiện dựa trên các tin đồn mà ít có sự thấu hiểu về giá trị của doanh nghiệp.
Ngược lại, những nhà đầu tư nào nắm rõ hoạt động của doanh nghiệp, có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường thì khi giá cổ phiếu càng đi xuống lại là cơ hội để tiếp tục gia tăng giá trị đầu tư với niềm tin và kỳ vọng không thay đổi.
Thực tế diễn biến thị trường cũng cho thấy một mã cổ phiếu trước khi bước vào xu hướng tăng giá mạnh thường bị "đè giá" trong suốt thời gian dài. Khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ nản lòng và bán ra, các "tay to" sẽ gom vào cho đến khi đủ cơ số hàng cần thiết để đảm bảo "đánh lên" trở lại mà không bị quá nhiều trở ngại.
Tuy nhiên trong suốt quá trình đi lên sau đó vẫn sẽ có những phiên "nhồi lên nhồi xuống" liên tiếp để gây hoảng loạn nhằm buộc các nhà đầu tư nhỏ lẻ chốt lời "non", nhất là những nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn và không đánh giá được giá trị thực của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào lượng cổ phiếu trôi nổi càng ít, sở hữu của cổ đông lớn càng "dày đặc" thì việc gom hàng càng ít mất thời gian hơn là những doanh nghiệp có lượng cổ phiếu trôi nổi lớn.
Bất kỳ giá cổ phiếu nào rồi cũng sẽ trở về giá trị thực, do đó khi đã xác định doanh nghiệp bị định giá rẻ hơn nhiều so với mặt bằng chung của thị trường và so với giá trị nội tại của doanh nghiệp cũng như tiềm năng tăng trưởng trong tương lai thì nên mua vào và kiên nhẫn nắm giữ, bất kể cổ phiếu sau đó có tiếp tục đi xuống.
Thông thường những cổ phiếu bị đè giá dù có đi xuống cũng khó giảm quá 20% nếu như không có thông tin quá xấu đột biến. Vì vậy nếu nhà đầu tư đã xác định khoản đầu tư giá trị dài hạn thì những phiên giảm sau đó nên xem xét là cơ hội mua thêm.
Quá trình để một doanh nghiệp phục hồi và phát triển, tăng trưởng mạnh trở lại và rồi thể hiện ra mức giá thị trường bên ngoài cần phải mất một khoản thời gian nhất định. Do đó nhà đầu tư một khi đã tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng hoạt động của doanh nghiệp và tin tưởng vào sự đánh giá của mình thì cần phải kiên nhẫn, bất chấp diễn biến giá.
Thông thường một mã cổ phiếu bị đè giá sẽ có dấu hiệu thanh khoản ngày càng cạn kiệt dần, khối lượng đặt bán ngay trên tham chiếu luôn lớn trong khi khối lượng đặt mua thường nhỏ giọt ở mức giá đỏ.
Nếu cổ phiếu đã đi vào xu hướng phục hồi và tăng giá trở lại, thì cũng cần kiên nhẫn nắm giữ cho đến khi nào đạt suất sinh lời kỳ vọng đã đặt ra trước đó hoặc khi giá trị thị trường đã về với giá trị thực của doanh nghiệp, tránh bị những phiên tăng giảm mạnh bất thường làm sợ hãi phải "chốt lời non".
Có nhà đầu tư cho biết từng nắm giữ một khoản đầu tư giảm giá đến 15%, tuy nhiên với niềm tin và đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp rõ ràng đang tốt lên dần, không có nhiều thông tin xấu bất thường nên sau đó vẫn tiếp tục mua vào.
Kết quả là sau một giai đoạn cổ phiếu này bị đè giá và thanh khoản cạn kiệt dần, giá cổ phiếu đã bật mạnh trở lại cùng với kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng cải thiện tích cực, các dự án liên tiếp được ký kết để đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Cuối cùng khoản đầu tư từ thiệt hại 15% đã được chốt lời tại mức giá gấp 3 lần so với giá mua vào bình quân.

25/02/2024

Lâu lâu cùng ôn lại nến Nhật xíu.

Mở tài khoản VPS 23/02/2024

KHÁM PHÁ SỨC MẠNH của TỰ DO TÀI CHÍNH và LÃI KÉP với TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN.

Bạn muốn biết bí quyết đằng sau việc sống một cuộc sống không bị ràng buộc bởi tiền bạc? Hãy khám phá thế giới của tự do tài chính với tài khoản chứng khoán! Đầu tư không chỉ là về việc kiếm tiền, mà còn là về việc xây dựng một tương lai mà bạn mong muốn. Với sự kết hợp giữa việc đầu tư thông minh và lợi ích của lãi kép, mỗi đồng đầu tư của bạn có thể sinh lời và tạo ra thu nhập không ngừng.

Với tài khoản chứng khoán, bạn có thể đặt nền móng cho một tương lai tài chính ổn định và tự do. Không còn phải lo lắng về những hạn chế tài chính, bạn có thể sống một cuộc sống mà bạn mong muốn và theo đuổi những ước mơ của mình một cách tự do. Mở tài khoản chứng khoán ngay hôm nay để bắt đầu hành trình của bạn và khám phá tiềm năng tài chính không giới hạn!

ĐĂNG KÝ tài khoản chứng khoán tại VPS,bạn sẽ nhận được gì?
- Được đào tạo kiến thức Kinh Tế,Tài Chính,Chứng Khoán từ cơ bản lên nâng cao.(quan trọng nhất)
- Có đội ngũ hỗ trợ bạn trong việc tìm kiếm thông tin,giao dịch.
- Được tiếp cận những cơ hội đầu tư sinh lời cao và bền vững.
CHÚNG TÔI CAM KẾT.
1: Giúp bạn có đầy đủ kiến thức để đầu tư sinh lời trên thị trường.
2: Các sản phẩm bạn mua đều là cổ phiếu của các công ty,các quỹ đầu tư được pháp luật Việt Nam cấp phép lưu hành.

NẾU BẠN CÓ TIỀN NHÀN RỖI,HÃY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHỈ TỪ 1 TRIỆU,HÃY ĐỂ TIỀN ĐẺ RA TIỀN.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN.
MỞ TÀI KHOẢN TẠI VPS:

Mở tài khoản VPS

22/02/2024

Đây là một lá thư của một cô gái đăng trên mạng, và được một CEO của một công ty trả lời.
------
Những gì tôi viết sau đây đều thật lòng cả:
Tôi 25 tuổi. Tôi rất đẹp, tôi có phong cách và khiếu thẩm mỹ cao, tôi muốn cưới một anh chàng có thu nhập từ 500,000 đô mỗi năm trở lên.Bạn có thể nói tôi là người tham lam nhưng với thu nhập mỗi năm 1 triệu đô thì chỉ được coi là tầng lớp trung bình ở New york.

Yêu cầu của tôi không cao. Có ai trong forum này có thu nhập hàng năm là 500 nghìn đô không ? Trong số các bạn có ai lập gia đình chưa ? Tôi muốn hỏi : "tôi phải làm gì để lấy một ông chồng giàu như các bạn ?",

Trong số những anh chàng tôi hẹn hò, anh giàu nhất thu nhập chỉ là 250 nghìn đô mỗi năm, đối với tôi mức lương này là quá ít. Nếu như ai đó có ý định chuyển đến 1 căn hộ ở phía tây New york Garden thì mức lương này không đủ để chi tiêu.
---
Tôi có vài câu hỏi cho các bạn :

1. Những anh chàng giàu có thường lui tới những địa điểm nào ? (làm ơn liệt kê ra tên và địa chỉ các quán bar, nhà hàng, phòng tập thể dục ...)

2. Tôi nên nhắm những độ tuổi nào

3. Tại sao mấy bà vợ của các đại gia chỉ có nhan sắc trung bình ? tôi từng tiếp xúc với vài người trong số họ, họ chẳng xinh đẹp và chẳng thú vị gì cả, nhưng tại sao họ cưới được những ông chồng giàu có

4. Các bạn dựa vào những tiêu chuẩn nào để chọn vợ, và những người nào chỉ có thể là bạn gái của các bạn thôi ? ( Mục tiêu của tôi bây giờ là lấy chồng )

Ms. Pretty.

******

Sau đây là câu trả lời thẳng thắn của CEO thuộc tập đoàn J.P.Morgans :

Dear Ms.Pretty tôi đã đọc bài viết của bạn và cảm thấy rất thích thú. Tôi đoán có rất nhiều cô gái cũng có những câu hỏi như bạn. Xin cho phép tôi được phân tích tình huống của bạn với tư cách của một nhà đầu tư chuyên nghiệp

1. Trước hết, mức thu nhập của tôi là hơn 500 nghìn đô một năm, đáp ứng được yêu cầu của bạn, vì thế hy vọng mọi người không nghĩ rằng tôi đang phí thời gian ở đây.

2. Đứng dưới góc độ là một doanh nhân, tôi nghĩ cưới bạn quả là một quyết định thiếu sáng suốt. Câu trả lời rất đơn giản, hãy để tôi giải thích cho bạn hiểu, gạt qua những chi tiết linh tinh khác thì:

Rõ ràng bạn đang cố gắng trao đổi " nhan sắc" lấy " tiền ", có nghĩa là : A có nhan sắc và B có tiền để mua nó, công bằng và sòng phẳng

Tuy nhiên,vấn đề mấu chốt ở đây là nhan sắc có thể phai tàn theo năm tháng nhưng tiền đầu tư thì không như vậy.

Thực tế phũ phàng là thu nhập của tôi tăng dần qua năm tháng, còn bạn thì không thể ngày một đẹp hơn lên. Vì thế nếu xét dưới góc độ kinh tế mà nói ,tôi là một tài sản luôn luôn tạo ra giá trị gia tăng, còn bạn chỉ là một tài sản hao mòn.

Hơn nữa không phải hao mòn bình thường mà là hao mòn theo cấp số nhân. Nếu đó là tài sản duy nhất mà bạn có, thì giá trị của nó sẽ bị giảm rất nhiều sau 10 năm nữa.

Nếu so sánh với các phiên giao dịch trên phố Wall thì việc tôi hẹn hò với bạn cũng như một phiên giao dịch vậy. Nếu giao dịch bị giảm giá thì chúng tôi sẽ bán, chẳng ai ngốc giữ nó trong một thời gian dài - cũng như việc kết hôn vậy.

Có thể bạn nghĩ tôi thật dã man khi nói ra điều này, nhưng một tài sản mà tieu hao lớn như vậy, thì tốt nhất là nên bán nó đi hoặc cho thuê.

Bạn cần phải hiểu rằng bất kỳ một gã đàn ông nào có mức thu nhập 500.000 đô mỗi năm đều không phải là những gã ngu.

Chúng tôi chỉ hẹn hò với bạn nhưng chúng tôi sẽ không cưới bạn.

Tôi khuyên bạn hãy quên chuyện tìm cách lấy chồng giàu đi.

Thay vào đó hãy tự kiếm cho mình khoản thu nhập 500,000 đô mỗi năm để trở thành đại gia. Việc này có nhiều cơ hội thành công hơn so với việc tìm một thằng giàu mà ngu đấy.

Thân ái !

Sumit Kishanpuria -Tổng giám đốc ngân hàng JP Morgan.

13/02/2024

3 sai lầm khi phân bổ tiền đầu tư chứng khoán
Dàn trải danh mục đầu tư, bỏ hết trứng vào một giỏ hay phân bổ vốn sai chu kỳ là các lỗi nhà đầu tư F0 thường mắc phải khi gia nhập thị trường.
Một sai lầm khi bước chân vào thị trường chứng khoán của nhiều nhà đầu tư là không hình thành khái niệm phân bổ vốn. Một số người "tất tay" bỏ hết tiền vào một mã cổ phiếu hay có nhiều người lại xé nhỏ khoản đầu tư ban đầu vào quá nhiều mã.
Việc phân bổ vốn thiếu tính toán đều có thể khiến danh mục đầu tư của nhà đầu tư kém chất lượng và ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trong dài hạn. Dưới đây là một số "lỗi" trong việc phân bổ vốn nhà đầu tư thường mắc phải khi gia nhập thị trường chứng khoán.
1:Dàn trải quá mức danh mục đầu tư
Việc dàn trải quá mức danh mục đầu tư khiến nhà đầu tư không đối diện với quá nhiều rủi ro nhưng cũng không thể tối ưu được lợi nhuận. Trên thị trường, khi bước vào một đợt sóng điều chính từ 100-300 điểm, hầu hết các mã cổ phiếu đều sụt giảm giá trị, không phân biệt cổ phiếu cơ bản hay đầu cơ. Khi nhìn thấy danh mục trên 10 mã đều âm hơn 10%, nhiều nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thường thay đổi tâm lý theo hướng tiêu cực.
Do đó, việc mua bán dàn trải không phải là cách để quản trị rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Nhà đầu tư nên trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm để biết cách xác định đâu là cổ phiếu tăng giá nhiều, từ đó, tập trung vào những cổ phiếu này để tối đa hóa lợi nhuận toàn danh mục.
2:Bỏ hết trứng vào một giỏ
Ngược lại, nhiều nhà đầu tư F0 lại dồn hết vốn vào một mã cổ phiếu với mong muốn tối ưu hóa đến mức cao nhất lợi nhuận. Song, khi thị trường biến động, đầu tư theo cách "bỏ hết trứng vào một giỏ" tiềm ẩn không ít rủi ro với nhà đầu tư. Việc chỉ có một mã cổ phiếu trong tay khiến danh mục đầu tư của bạn đối diện với nguy cơ giảm mạnh khi doanh nghiệp này thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Để hạn chế sai lầm dàn trải quá quá mức hay không đa dạng hóa danh mục đầu tư, theo kinh nghiệm từ Investopedia, số lượng cổ phiếu nên giải ngân tương ứng với độ lớn của tiền.
Ngoài việc quan tâm đến số lượng cổ phiếu, nhà đầu tư cũng nên cân nhắc đến chất lượng, loại hình đầu tư của các cổ phiếu, tình hình tài chính doanh nghiệp để chọn được tài sản ở vùng định giá hấp dẫn.
3:Phân bổ vốn sai chu kỳ
Phân bổ vốn sai chu kỳ có thể hiểu là việc nhà đầu tư không đẩy mạnh vốn vào thời điểm tăng trưởng chứng khoán, song, lại bỏ nhiều vốn khi thị trường đi xuống nhằm tìm cơ hội gỡ gạc.
Theo chuyên gia, trong trường hợp chu kỳ giảm với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư chỉ nên phân bổ 20-30% vốn để "ăn" những cú hồi ngắn của thị trường sau đó nhảy ra ngay. Nếu không rút vốn sớm, nhà đầu tư dễ bị cuốn theo những cơn sóng giảm điểm mạnh hơn và khó cắt lỗ kịp thời, danh mục có thể mất khoảng 30-50% số vốn ban đầu.
Chiến lược đầu tư khi thị trường ở trạng thái gấu (Bear market) là nhà đầu tư nên co gọn lại danh mục đầu tư, tập trung vào các cổ phiếu phòng thủ. Các cổ phiếu phòng thủ như các mặt hàng chủ lực của người tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và tiện ích, hay các công ty có bảng cân đối và kinh doanh chất lượng cao hơn... có nhiều khả năng vượt qua giai đoạn thị trường suy yếu.
Còn khi thị trường tăng điểm với hình thái thị trường bò (Bull Market), nhà đầu tư cần tận dụng lợi thế uptrend, giá các cổ phiếu có xu hướng tăng để xác định điểm mua và điểm bán hợp lý, thu được lợi nhuận kỳ vọng. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư có thể sử dụng thêm đòn bẩy tài chính margin với tỷ lệ hợp lý để gia tăng khả năng tối ưu lợi nhuận. Tuy nhiên, khi thị trường ở hình thái uptrend, cũng sẽ có những thời điểm chứng khoán giảm, nhưng về dài hạn danh mục đầu tư vẫn có khả năng sinh lời.
Do đó, việc "học" cách ứng xử với từng hình thái thị trường và có chiến lược phân bổ vốn hợp lý giúp nhà đầu tư không mắc phải các sai lầm mất tiền khi đầu tư chứng khoán.

11/02/2024

TRÁI PHIẾU LÀ GÌ?
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ.
Chứng khoán là khái niệm được dùng khi đề cập đến các sản phẩm tài chính xác nhận sở hữu hợp pháp đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Khái niệm chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền...
Trong số các loại chứng khoán, trái phiếu là loại xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) với một khoản tiền trong một thời gian xác định.
Đơn vị phát hành trái phiếu phải trả lợi tức cho người sở hữu trái phiếu và hoàn trả khoản tiền vay khi trái phiếu đáo hạn.
Thu nhập của trái phiếu được gọi là lợi tức - là khoản tiền lãi được trả cố định thường kỳ cho người nắm giữ và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành.
Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Khác với người nắm giữ cổ phiếu, trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.
Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, được phân loại tuỳ theo đơn vị phát hành (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ), lợi tức (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng 0), mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu...
Phân loại theo chủ thể phát hành:
Trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc các chương trình, dự án thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Trái phiếu Chính phủ thường có lãi suất thấp nhưng ít rủi ro nhất so với các loại chứng khoán khác.
Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phát hành với kỳ hạn từ một năm trở lên nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương. Nguồn tiền hoàn trả trái phiếu thường là nguồn thu ngân sách địa phương.
Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp (trong đó bao gồm ngân hàng) phát hành để đáp ứng nhu cầu vốn theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ.
Phân loại theo tính chất trái phiếu:
Trái phiếu chuyển đổi (chỉ có ý nghĩa khi chủ thể phát hành là doanh nghiệp) là loại có thể chuyển thành cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai. Trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất thấp nhưng thu hút nhà đầu bởi tỷ lệ chuyển đổi hấp dẫn.
Trái phiếu không chuyển đổi có tính chất ngược lại.
Phân loại theo lợi tức trái phiếu:
Trái phiếu lãi suất cố định là loại trái phiếu đã xác định lợi tức (%) và các đợt trả lãi trong suốt kỳ hạn trái phiếu trên hợp đồng giao dịch trái phiếu.
Trái phiếu lãi suất thả nổi là loại trái phiếu có một mức lợi tức xác định trước, cộng thêm một khoản lợi tức biến động theo lãi suất tham chiếu. Các doanh nghiệp trong nước thường chọn lãi suất tham chiếu là lãi suất trung bình kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng nhà nước gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.
Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà trái chủ không nhận lợi tứ, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.
Phân loại theo phương thức đảm bảo:
Trái phiếu có tài sản đảm bảo là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành dùng tài sản như bất động sản, máy móc – thiết bị, cổ phiếu để đảm bảo cho việc phát hành. Thông thường tài sản cầm cố có giá trị thị trường lớn hơn mệnh giá trái phiếu đã phát hành. Trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán, trái chủ có quyền phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi số tiền còn nợ.
Trái phiếu không có tài sản đảm bảo có tính chất ngược lại nên mức độ rủi ro cao hơn.

07/02/2024

Để “Báo Cáo” không còn “Báo” quá “Báo”
B1: Xác định mục tiêu phân tích tài chính
Vì sao nên phân tích tài chính (PTTC)?
Phương pháp kiếm tiền trên thị trường chứng khoán rất đa dạng, nhưng trong ngắn hạn thì thì thị trường luôn biến động liên tục theo bối cảnh, nên rất khó để bất kỳ ai có thể dự đoán đúng hết các diễn biến. Chỉ có quản trị vốn và đầu tư vào doanh nghiệp tốt có lợi nhuận tăng trưởng mới giúp bạn kiếm tiền bền vững. Tuy nhiên thực tế thì đa số NĐT mới tham gia thị trường đưa ra quyết định nhưng không biết doanh nghiệp mình mua đang làm về lĩnh vực gì, sản phẩm gì và tình hình tài chính của họ có đang ổn định hay không?
Vì vậy, mình sẽ chia sẻ những tìm hiểu của mình về PTTC để giúp bạn không còn thấy “báo cáo” là một vấn đề “báo quá báo” khi đầu tư nữa nha.
Vai trò của PTTC với NĐT
Kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các bất ổn trong tình hình tài chính của công ty.
Hiểu về các phương pháp thường được dùng để đánh giá vị thế, sức mạnh, năng lực tài chính của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.
Định giá được giá trị thực của công ty, trên cơ sở đó biết được công ty đang được thị trường/ cổ đông định giá cao hay thấp…
Quan trọng nhất là đánh giá được tiềm năng triển vọng sắp tới của công ty để tìm ra được một CỔ PHIẾU TỐT và HẤP DẪN
Hoạch định chiến lược tài chính nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị tài khoản đầu tư.
PTTC cần các tài liệu nào?
Báo cáo tài chính
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Các tài liệu khác
- Báo cáo thường niên
- Các thông tin, dữ liệu về kinh tế vĩ mô, ngành
- Các thông tin, thông báo bất thường của công ty
Chú ý: Trước khi sử dụng các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính để phân tích, người phân tích cần phải thực hiện việc đánh giá chất lượng báo cáo tài chính và tiến hành chuẩn hóa các báo cáo tài chính.
Khi so sánh BCTC của một công ty với BCTC của một công ty khác, chúng ta hầu như là không thể so sánh trực tiếp các BCTC của hai công ty bởi sự khác biệt về quy mô giữa 2 công ty. Vì thế, người phân tích sẽ phải thực hiện chuẩn hóa các BCTC. Một trong những cách hữu ích và phổ biến là chuyển sang tỷ lệ phần trăm thay vì sử dụng đơn vị là tiền. Các BCTC sau khi chuyển đổi được gọi là các BCTC theo tỷ trọng (common-size statements).
Có giới hạn hoặc hạn chế nào đối với việc phân tích không? Những hạn chế này có làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích không?
Tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng PTTC lại đóng vai trò then chốt trong quá trình phân tích doanh nghiệp. Giống như việc xây dựng một căn nhà, móng là phần quan trọng nhất, thì PTTC cũng là nền tảng cho việc đánh giá tiềm năng của một công ty. Biết PTTC chưa chắc bạn kiếm được tiền, nhưng mà không biết thì 99% bạn sẽ mất tiền. Nên ace hãy cố gắng kiên nhẫn tích tiểu thành đại nhé.
Đối với nhà đầu tư mới, việc đọc BCTC có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt độ phức tạp:
1. Chia nhỏ các mục trong BCTC: Thay vì cố gắng nắm bắt toàn bộ BCTC một lúc, hãy chia nhỏ các mục thành từng nhóm riêng biệt để tìm hiểu dần dần. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu với bảng cân đối kế toán, sau đó đến báo cáo kết quả kinh doanh và cuối cùng là báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
2. Tạo thói quen phân loại và ghi chú: Số lượng cổ phiếu trên thị trường đã lên tới ~1,900, việc ghi nhớ thông tin của từng mã là điều không dễ dàng. Do đó, bạn có thể chia thành 3 nhóm:
• Nhóm 1: “Siêu cổ – Có cơ hội đầu tư”
• Nhóm 2: “Cổ phiếu tốt – Chưa có cơ hội đầu tư”
• Nhóm 3: “Cổ phiếu nên tránh xa – Chạy ngay đi trước khi mọi việc tồi tệ hơn”
Việc phân loại này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi nghiên cứu các mã cổ phiếu trong tương lai.
Ban lãnh đạo là người điều hành doanh nghiệp. Nên năng lực lãnh đạo sẽ quyết định nội tại doanh nghiệp. BCTC là bảng điểm cho năng lực lãnh đạo. Nên việc bảng điểm bị làm gian dối vẫn có thể xảy ra.
>> Để đơn giản hoá với NĐT mới, thì nên chọn:
- Những doanh nghiệp đủ lớn
- Có một ban lãnh đạo đủ sạch và ít tai tiếng về việc tô vẽ BCTC
- Được công ty kiểm toán trong BIG4 ngành kiểm toán đánh giá tính trung thực của BCTC là: “Chấp nhận toàn phần”. Nếu kiểm toán viên đưa ra ý kiến là “Chấp nhận toàn phần” thì có nghĩa BCTC này có tính trung thực tốt và bạn có thể tin tưởng sử dụng nó cho việc phân tích doanh nghiệp. Ý kiến “Ngoại trừ” là trường hợp BCTC có nhiều sai sót thì kiểm toán viên sẽ đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh lại. Ý kiến “Không chấp nhận” và “Từ chối” thì bạn không nên tin tưởng BCTC của doanh nghiệp đó.
Đối với NĐT/ người phân tích thì cảm xúc cá nhân có thể xảy ra trong quá trình phân tích. Tuy nhiên, ảnh hưởng này không đồng nghĩa đoán định thị trường, cảm xúc của NĐT không thể vẽ trước mẫu hình hay "bói" xem thị trường sẽ về đâu, tạo đáy như thế nào.
>> Nên việc của NĐT/ người phân tích là cần luyện tập để có thêm nhiều kinh nghiệm, nhìn nhận một cách khách quan và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái nắm giữ cổ phiếu lên góc nhìn thị trường.

Photos from Smart Money's post 02/02/2024

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH(Phần 2)
4: BẢNG ĐIỆN CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
4.1:Giá Trần
Giá trần là mức giá cao nhất của 1 hợp đồng trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được, giá trần có màu tím.
4.2:Giá Sàn
Giá sàn hay mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được.
Ví dụ:
Giá tham chiếu của VN30F2402 ngày 02/02/2024 là: 1177, đồng
Giá trần của VN30F2402 ngày 02/02/2024 là: 1259,6 đồng
Giá sàn của VN30F2402 ngày 02/02/ là: 1094,8 đồng
4.3: Khớp lệnh
Khớp lệnh là khi bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).

4.4: Dư mua
Mỗi bảng giá chứng khoán đều có 3 cột chờ mua, mỗi cột được chia thành Giá mua và Khối lượng (KL) được sắp xếp theo thứ tự lần lượt là:

Giá mua cao nhất (Giá 1 + KL1).
Giá mua trung bình (Giá 2 + KL2).
Giá mua thấp nhất (Giá 3 + KL3).
4.5: Dư bán
Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán, mỗi cột bao gồm Giá bán và KL bán được sắp xếp theo thứ tự :

Giá bán thấp nhất ở vị trí ưu tiên nhất (Giá 1 + KL1).
Giá bán ở vị trí trung bình (Giá 2+ KL2).
Giá bán cao nhất (Giá 3 + KL3).
4.6: Giá xanh
Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá trần.

4.7:Giá đỏ
Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

4.8:Tổng KL Khớp
Là tổng khối lượng hợp đồng đã được khớp trong phiên giao dịch ngày hôm đó.

4.9: Mở cửa
Mở cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch chứng khoán phái sinh. Giá mở cửa gồm giá mua và giá bán hợp đồng được xác định theo phương thức đấu giá.

4.10:NN mua
Là khối lượng mua mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.

4.11:NN bán
Là khối lượng bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.

4.12: Cao nhất
Là giá khớp lệnh ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần).

4.13: Thấp nhất
Là giá khớp lệnh ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn). Nếu bạn chưa có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán. Hãy ib chúng tôi,chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đầu tư từ a đến z hoàn toàn miễn phí.
Nếu bạn lướt sóng và muốn biết các thông tin đội lái,hãy ib cho chúng tôi.

31/01/2024

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH( Phần 1)
1ĐỊNH NGHĨA:
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở. Hiện nay, tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh được quy định có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại… hoặc các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất…
2: PHÂN LOẠI
Chứng khoán phái sinh được chia thành 4 loại chính đó là:

HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI: Là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. ĐƯỢC TRIỂN KHAI ĐẦU TIÊN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Hợp đồng kỳ hạn: Đây là thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại
Hợp đồng quyền chọn: Bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán
Hợp đồng hoán đổi: Là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng này cũng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể chi tiết.
3: CÁC MÃ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH HIỆN NAY.
3.1 Mã hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu VN30
VN30 đại diện cho 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE, có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất, cùng với đó là nhiều yếu tố kỹ thuật khác.
Các mã chứng khoán phái sinh của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 có dạng: VN30F - năm đáo hạn - tháng đáo hạn
Ví dụ: VN30F2403 có ý nghĩa là hợp đồng tương lai VN30 sẽ đáo hạn vào tháng 3 năm 2024.
3.2 Mã hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ.
Hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ có 3 tháng đáo hạn gần theo chu kỳ của quý gần nhất với các tháng theo chu kỳ quý là 3,6,9,12.
Có dạng: VGB5F - năm đáo hạn - tháng đáo hạn(3,6,9,12)
Ví dụ: VGB5F2403 là hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ đáo hạn vào tháng 3 năm 2024.
Ở bài tiếp theo chung ta sẽ tim hiểu thêm về chứng khoán phái sinh.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán. Hãy ib chúng tôi,chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đầu tư từ a đến z hoàn toàn miễn phí.
Nếu bạn lướt sóng và muốn biết các thông tin đội lái,hãy ib cho chúng tôi.

27/01/2024

KHI NÀO KINH TẾ ỔN ĐỊNH LẠI?

Dành 5p đọc hết bài này để hiểu đơn giản mà cực sâu về nền kinh tế.

1. Nền kinh tế = giao dịch
Tú trồng ngô, Tùng có tiền. Tùng mang tiền đổi lấy ngô của Tú gọi là GIAO DỊCH.

Hàng triệu giao dịch như vậy giống Tú và Tùng ở đủ mọi ngành nghề liên tục diễn ra gọi là NỀN KINH TẾ.
Nền kinh tế có 3 trọng điểm: Tăng trưởng năng suất (productivity growth), nợ ngắn hạn (short term debt cycle) và nợ dài hạn (long...)

2. Tổng chi tiêu trong giao dịch
Nay Tùng đói, mua 2 bắp ngô nhưng chỉ mang tiền 1 bắp, Tùng xin Tú mua chịu. Mua chịu (nợ) thì không có tài sản gọi là TÍN DỤNG (Credit)

Như vậy, Tiền + Tín dụng = Tổng chi tiêu = 1 giao dịch. Công thức bonus: Tổng chi tiêu/ Tổng sản lượng = Giá trị (price)

3. Ai tham gia giao dịch
Tú là người bán ngô, Tùng là người mua ngô (CÁ NHÂN), bán cho Tùng không có lời, Tú bán cho công ty bánh gần nhà (DOANH NGHIỆP) để họ làm bánh ngô. Có tiền, Tú nộp thuế cho nhà nước (CHÍNH QUYỀN), và gửi tiền vào bank gần nhà (NGÂN HÀNG)

Như vậy rất nhiều bộ phận khác nhau tham gia nền kinh tế, trong đó ngoài người mua và bán (cá nhân hoặc doanh nghiệp) thì có 2 ông cao cấp là:
- CHÍNH QUYỀN: thu thuế + chi tiền điều hành
- NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC: kiểm soát tiền và tín dụng bằng cách TĂNG GIẢM LÃI SUẤT hoặc IN TIỀN

---------------------------------------------
Như này hiểu được 50% về nền kinh tế rồi đó. Đoạn dưới mới nhức đầu đây!
---------------------------------------------

4. TÍN DỤNG - NỢ
Tùng mua nợ ngô Tú thì Tùng là con nợ, Tú là chủ nợ
Tú vay Huân - giám đốc ngân hàng tiền để mua thêm máy cày, Tú là con nợ, ngân hàng là chủ nợ.

Đây là hoạt động tín dụng, cũng là thành phần kinh tế oái oăm nhất, khó hiểu nhất vì nó là lớn nhất và cũng dễ bốc hơi nhất (Mỹ có 3K tỷ $ tiền mặt nhưng có tới 50K tỷ $ tiền tín dụng).

Hiểu đơn giản thì một người mượn tiền, hứa trả lại tiền + lãi suất và người kia tin, đồng ý cho mượn thì hình thành tín dụng. Đây gọi đơn giản hơn nữa là NỢ.
NỢ = tài sản của người cho vay = trách nhiệm pháp lý của người đi vay

Càng uy tín, càng nhiều tài sản thì càng dễ được cấp tín dụng cao (nợ được nhiều hơn)

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nếu lãi suất cho vay cao thì người mượn ít, lãi suất thấp thì người mượn nhiều vì rẻ.

5. CHI TIÊU - THU NHẬP
Tùng mua ngô của Tú, Tú cầm tiền đó, đi mua gạo của Quyền, Quyền lại mua thịt của Hải,...cứ như vậy tạo thành nền kinh tế.
Tóm lại: Chi tiêu của người này là thu nhập của người khác. Và chi tiêu thúc đẩy nền kinh tế.

6. CHU KỲ TÍN DỤNG
Tùng mua nợ ngô của Tú hôm nay thì ngày mai phải trả. Còn thực tế, thu nhập từ việc nuôi dê của Tùng không tăng nên hôm nay ăn rồi, thì mai phải nhịn lại. Như vậy tạo ra chu kỳ: 1 ngày ăn tiêu nhiều thì ngày mai phải nhịn để trả lại cho Tú.

Kinh tế cũng vậy, tín dụng giúp bạn tiêu nhiều hơn trong hiện tại, mua nhà, mua xe, thực chất là đang tiêu tiền của chính bạn trong tương lai. Sau này bạn phải è cổ ra, thắt lưng buộc bụng để trả lại. Như vậy tạo ra chu kỳ. Tổng hợp toàn thế giới nó tạo ra chu kỳ kinh tế chung

TÍN DỤNG tạo ra CHU KỲ KINH TẾ

Tín dụng không xấu, nó giúp phân bổ chính xác các nguồn lực, ví dụ: Tú trồng ngô vay tiền mua xe máy cày để tăng năng suất và dễ dàng trả nợ.

7. CHU KỲ KINH TẾ TĂNG
Tín dụng bình thường sẽ tạo ra chu kỳ đi lên trong nền kinh tế.
Ví dụ:
Tú bán ngô được 100K, Tú được bank cấp thể tín dụng cho tiêu 20K nữa
Thế là Tú qua nhà Quyền mua gạo, Tú mua 120K gạo. Quyền có 120K thì được bank cấp tín dụng cho thêm 50K nữa là tài sản có 170K.
Quyền sang nhà Hải mua thịt, Quyền mua 170K, Hải có 170K thì bank thấy Hải giàu, cấp tín dụng cho hẳn 100K vậy là Hải có 270K.
=> Nền kinh tế tăng trưởng đi lên (mô hình tự gia cố).

Đây là chu kỳ HƯNG THỊNH của nền kinh tế với nhiều khoản nợ ngắn hạn. Ai cũng giàu, ai cũng vui.

8. LẠM PHÁT
Do Hải có tới 270K tiền, cảm thấy giàu quá, quay lại mua ngô của Tú. Lúc này Tú thấy Hải giàu nên tăng giá ngô. Hải cũng đồng ý luôn. Vậy là giá ngô tăng từ 5K lên 10K. Tùng cũng không ý kiến gì do cũng giàu. Vậy là thành lập mặt bằng giá chung. Ngay sau đó, gạo của Quyền, Thịt của Hải lại tăng giá theo.

=> Đây là LẠM PHÁT

Khi lạm phát vừa vừa thì ai cũng vui, tới khi qua mấy vòng tăng giá, tín dụng thúc đẩy chi tiêu, mà tín dụng tạo ra bằng niềm tin nên rất nhanh ngô lên tới 30K/bắp. Mọi người bắt đầu lo lắng do tiền mất giá.

9. ĐIỀU CHỈNH LẠM PHÁT
Đầu tiên thì Ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất cho vay tín dụng > lãi cao thì người vay ít dần lại
Vay ít hơn mà nợ vẫn phải trả > chi tiêu ít hơn = BỚT LẠM PHÁT

10. GIẢM PHÁT - CHU KỲ XUỐNG
Do chi tiêu ít mà, nguyên tắc lúc đầu đó là Chi tiêu của người này = thu nhập người kia > ai cũng chi ít lại theo dây chuyền.
Chi ít thì tiền có giá => Giá cả xuống.
Đây là Giảm phát.

Giảm phát = Kinh tế xuống > Suy thoái kinh tế.

11. ĐIỀU CHỈNH GIẢM PHÁT - CHU KỲ MỚI
Nếu suy thoái kinh tế nghiêm trọng, ngân hàng bắt buộc điều chỉnh bằng cách hạ lãi suất cho vay.

Lãi suất giảm > Vay nhiều hơn > Chi tiêu hơn > Kinh tế lại đi lên > Hưng thịnh mới.

Hiểu rất đơn giản: Cho vay tốt = kinh tế đi lên, cho vay không tốt = kinh tế đi xuống.
Chu kỳ này gọi là NỢ NGẮN HẠN và nó kèo dài từ 5-8 năm, lặp đi lặp lại từ trước tới nay, không hề thay đổi, đáy và đỉnh mỗi chu kỳ đều cao hơn (do lạm phát và hành vi con người thích tiêu hơn thích trả nợ) => Nợ nhiều hơn!

12. B**G BÓNG
Nói sâu hơn về hành vi cho vay. Tú lúc đầu có 100k tiền ngô, ngân hàng thấy ổn, mở tín dụng cho 10K là 110K.
Sau đó Tú mua gạo của Quyền, Quyền mua thịt của Hải gây ra lạm phát cũng như thu nhập tăng,... (như đoạn đầu) thì sau vài vòng Tú bán ngô được 300K, Tú mua nhà, mua xe các kiểu.
Ngân hàng thấy Tú (dù đang nợ ngập đầu) có tiền quá, lại mở tín dụng nhiều hơn. Lần này Tú vay tới 200K và tổng có 500K mua càng nhiều thứ hơn như du thuyền, máy bay...

Đây là tâm lý không đề phòng của tất cả mọi người kể cả ngân hàng. Cứ nghĩ rằng mọi chuyện theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Dần dần, nợ sẽ cao hơn thu nhập thực tế có thể có trong tương lai. Đây là chu kỳ NỢ DÀI HẠN

Như vậy: thu nhập tăng > Giá trị tài sản tăng > mọi thị trường đều tăng bùng nổ > Mua mọi thứ bằng tiền đi vay đều dễ > Lại vay nhiều hơn do nghĩ mình giàu > chu kỳ lặp lại.
=> Đây là B**G BÓNG

13. KHỦNG HOẢNG
Khi đến một thời điểm nào đó, b**g bóng tăng tới mức khiến nợ quá nhiều, nợ cao hơn thu nhập bắt đầu mọi người phải vay thêm chỗ khác để trả nợ chỗ này. Lúc này ông Huân - giám đốc ngân hàng không còn tin Tú nữa nên không cho vay > Tú phải bán tài sản. (Chu kỳ Tháo gỡ đòn bẩy tài chính)

Khổ cái là hiện tại ai cũng khổ như Tú, bán tài sản không có ai có tiền mà mua nên giá tài sản sụt giảm nặng nề. => VỠ B**G BÓNG => KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Trong thời điểm này:
- Thu nhập giảm
- Không vay được tín dụng, thậm chí biến mất
- Thất nghiệp
- Tài sản rớt giá nặng nề
- Thị trường chứng khoán lao dốc
- Bank khó khăn
- Nợ ngày càng tăng...

Một vòng luẩn quẩn: Nợ cao > không vay được > mất tín dụng > bán tài sản > không bán được > nợ càng cao > càng không vay được > càng bán không được ...

Nhật bị khủng hoảng vào năm 1989
Mỹ chịu sự kiện này nặng nề hai lần vào năm 1929 và 2008, khiến cả thế giới chao đảo.
Châu Âu và hầu hết quốc gia khác vào 2008 chung với đợt 2 của Mỹ.

14. CHU KỲ THÁO GỠ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
Nặng nề hơn chu kỳ suy thoái kinh tế, suy thoái chỉ cần hạ lãi suất là người vay tăng lên, nhưng ở chu kỳ này, càng vay càng khổ nên không ai vay, tới khi lãi suất cho vay chạm đáy 0% (Mỹ 193x và 2008 lãi suất cho vay tín dụng về 0%) tuy nhiên có hạ về 0% cũng chỉ được một hạn mức nào đó vốn đã thấp trong khủng hoảng nên không thể dẹp được

Nợ khổng lồ > Mất tín dụng > Bank không cho vay > càng nợ nhiều hơn > Mất khả năng thanh khoản > Tê liệt hoàn toàn nền kinh tế!

15. THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG - XOÁ NỢ - TĂNG PHÁT
Tăng phát (reflation) là dùng các chính sách để ổn định kinh tế, hạn chế ảnh hưởng giảm phát sảy ra sau thời kỳ suy thoái

Vấn đề hiện tại là nợ rất cao, muốn tăng phát tốt (ổn định lại kinh tế mà không gây hậu quả), cần giảm nợ xuống chỉ có 4 cách :

THẮT CHẶT CHI TIÊU
Chỉ giúp ích một phần, kéo dài việc xuống đáy của khủng hoảng do nguyên tắc: chi người này = thu người kia. Ai cũng thắt lưng buộc bụng khiến kinh tế thu hẹp > giảm phát > suy thoái > khủng hoảng.

BÙNG NỢ/TÁI CƠ CẤU
Cũng tương tự cách trên, chỉ có kéo dài thời gian và áp dụng khu vực nhỏ.

PHÂN PHỐI TÀI SẢN GIẢU NGHÈO
Trong thời kỳ tháo gỡ đòn bẩy tài chính, thất nghiệp cao > GDP giảm > thu thuế ít hơn > phải tăng chi cho phúc lợi xã hội (bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ khó khăn, kích cầu kinh tế,..) > THÂM HỤT NGÂN SÁCH (vừa qua).
Như vậy, khi thâm hụt ngân sách, nhà nước có cách: TĂNG THUẾ hoặc ĐI VAY. Hiện tại, tăng thuế không được do tình hình kinh tế, đi vay thì các nước còn lại cũng quá cha nên chỉ còn cách: LẤY CỦA NGƯỜI GIÀU (tăng thuế, điều tra,...) chia cho người nghèo (Phân phối lại của cải)
Tuy vậy, người giàu cũng khó chịu khi bị tăng thuế, làm ăn thì khó khăn dần dần gây ra mâu thuẫn, rối loạn không chỉ trong nước mà còn nước ngoài, đặc biệt quốc gia có mối quan hệ nợ nần.
Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn tới THAY ĐỔI CHÍNH "CHỊ" hoặc gây xung đột (193x hitle nắm quyền cũng do suy thoái ở Mỹ và war Châu Âu)
=> Đây là cách khả thi hiện tại nhiều quốc gia có thể đã áp dụng (như nào thì tự ngẫm xem)

IN THÊM TIỀN
Khi mà ai cũng cần tiền do ai cũng nợ ai thì việc dễ nhất là nhờ Ngân hàng nhà nước in thêm tiền, phát cho mỗi người một ít là xong. Phải không? Không đơn giản vậy đâu.
Khi lãi suất về 0, năm 193x và 2008 ở Mỹ đã in 2000 tỷ đô, 2008 -2012 Anh in ra hơn 300 tỷ đô, Châu Âu in khoảng 1700 tỷ tiền mới và mua tài sản tài chính giúp tài chính dần ổn định.
Nhắc lại về mối quan hệ lúc đầu:
Ngân hàng nhà nước: In tiền
Chính quyền: Chi tiền

Vậy nên Ngân hàng nhà nước cho chính quyền bằng cách mua trái phiếu chính phủ > Chính phủ kích cầu kinh tế, trợ cấp thất nghiệp... (Bơm tiền) > Tiền dân tăng.

Giai đoạn này rất nguy hiểm do tiền dân tăng nhưng nợ công cũng tăng nên phải xem rất kỹ, phải điều tiết cắt giảm đòn bẩy tài chính và lạm phát cho phù hợp. Cân bằng là đẹp nhất coi như thoát khủng hoảng.

Và toàn bộ chu kỳ này có thời gian như sau:
- Suy thoái nặng, khủng hoảng (depression): 2-3 năm
- Tăng phát (reflation): 7-10 năm

16. IN THÊM TIỀN CÓ GÂY LẠM PHÁT CAO?
Nhìn zimbabwe từ 2000 là một thất bại trong việc in tiền để cứu nền nông nghiệp của họ đấy. Hoặc Đức 192x cũng bị khủng hoảng do in tiền vô tổ chức.
Vậy nên mới nói cần phải rất cẩn thận trong việc in tiền. In tiền không gây ảnh hưởng kinh tế nếu:
- In tiền chỉ để bù vào tín dụng giảm thì không sao
- Có chính sách kích cầu kinh tế sao cho thu nhập tăng nhanh hơn số tăng của nợ.
- In đủ không in dư

17. KẾT LUẬN
Thường thì chu kỳ khủng hoảng sẽ kéo dài từ 2-3 năm, sau đó sẽ có 7-10 năm phục hồi từ từ (Thật kỷ mất mát Lost decade) chúng ta phải nắm rõ những nguyên tắc sau để không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng:

- Nắm rõ chu kỳ, phán đoán chu kỳ
- Đừng để Nợ > Thu nhập
- Thu nhập > Năng suất (giá trị tạo ra)
- Tăng giá trị bản thân mọi lúc.

Nhiều thông tin và dẫn chứng lấy từ: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, principles for dealing with the changing world order (Ray)

Want your business to be the top-listed Finance Company in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.Bài 4.6: Chỉ số ROS trong phân tích Chứng khoánFollow kênh để nhận trọn bộ tài li...
CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.Bài 4.6: Chỉ số ROS trong phân tích Chứng khoánFollow kênh để nhận trọn bộ tài li...
CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.Bài 4.5: Chỉ số ROA trong phân tích Chứng khoán.Follow kênh để nhận trọn bộ tài l...
CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.Bài 4.5: Chỉ số ROA trong phân tích Chứng khoán.Follow kênh để nhận trọn bộ tài l...
CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.Bài 4.4: Chỉ số ROE trong phân tích Chứng khoánFollow kênh để nhận trọn bộ tài li...
CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.Bài 4.2: Chỉ số P/B trong phân tích Chứng khoánFollow kênh để nhận trọn bộ tài li...
CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.Bài 4.3: Chỉ số P/B trong phân tích Chứng khoánFollow kênh để nhận trọn bộ tài li...
CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.Bài 4.2: Chỉ số P/E trong phân tích Chứng khoánFollow kênh để nhận trọn bộ tài li...
CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.Bài 4.1: Chỉ số EPS trong phân tích Chứng khoánFollow kênh để nhận trọn bộ tài li...
ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN NHƯ THẾ NÀO? Follow kênh để nhận trọn bộ tài liệu đầu tư chứng khoán từ cơ bản đến nâng ca...
CHỨNG KHOÁN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦUBài 3:Hướng Dẫn Đầu Tư Chứng Khoán:Đọc Hiểu Bảng Điện,Thông Tin Công Ty.#cophieu #...

Category

Telephone

Website

Address


Hanoi