TT Ưu tú, Ths Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng

Cody Plus+
Phát triển trí não & thị lực
Tăng cường hệ miễn dịch
Tăng chiều cao

12/10/2021

🌿🌿4 VITAMIN TỐT CHO HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ
💥Vitamin là các dưỡng chất quan trọng, giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
💥Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp bé hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả, phát triển toàn diện hơn.

🎯 #1. Vitamin B
✅Hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng, cải thiện trao đổi chất, điều hòa tâm sinh lý, tăng cường sức đề kháng & hỗ trợ tiêu hóa
✅Bổ sung đầy đủ vitamin B giúp trẻ nhỏ phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ trong những năm đầu đời.
✅Các vitamin nhóm B ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa & quá trình chuyển hóa-hấp thụ chất:
💓Vitamin B1 (Thiamin)
+ Có nhiều trong vỏ cám của gạo, lúa mì, đậu đỗ, thịt, cá,..
+ Tạo enzyme tham gia chuyển hóa đường, tiêu hóa thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn,..
+ Tuy nhiên, B1 rất dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến, nấu nướng

💓Vitamin B2 (Riboflavin)
+ Có nhiều trong ngũ cốc, rau xanh, thịt, trứng, sữa, các loại đậu, nội tạng (tim, gan,..)
+ Là thành phần quan trọng của enzyme oxydase (tham gia chuyển hóa tế bào, chuyển hóa các chất tạo thành năng lượng, hỗ trợ hấp thu & sử dụng sắt,..) giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng
+ Kết hợp với vitamin A: phát triển thần kinh thị giác
+ Phục hồi, làm lành tổn thương niêm mạc ruột do tiêu chảy kéo dài

💓Vitamin B3 (Niacin)
+ Cần thiết cho các chức năng đường tiêu hóa: đào thải carbohydrate, chất béo,..
+ Thiếu B3: dễ gây rối loạn tiêu hóa (biểu hiện là nôn mửa, tiêu chảy)

💓Vitamin B5 (Acid pantothenic)
+ Tồn tại trong cơ thể dưới dạng coenzyme A (cần thiết cho hoạt động chuyển hóa năng lượng, tốt cho hệ tiêu hóa)
+ Dẫn xuất của B5 là dexpanthenol: kích thích các cơ co giãn trong hệ tiêu hóa, làm dịu chứng táo bón; giúp da khỏe mạnh; phát triển hệ thần kinh trung ương

💓Vitamin B6 (Pyridoxine)
+ Tham gia vào men tiêu hóa dưới dạng coenzyme
+ Có vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng; đảm bảo hoạt động của hệ thần kinh TW; tham gia tổng hợp hemoglobin (tránh thiếu máu)

💓Vitamin B9 (Acid folic)
+ Tham gia quá trình tạo tế bào mới (đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh & phụ nữ có thai)
+ Làm dịu chứng táo bón bằng cách kích thích chất nền của acid tiêu hóa, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa
+ Tránh đột biến DNA, nguyên nhân gây ung thư

💓Vitamin B12
+ Có nhiều trong gan bò, cá hồi, cá ngừ,..
+ Thiếu vitamin B12: gây táo bón, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa

⚠️Thông thường trẻ sẽ thiếu nhiều loại vitamin nhóm B cùng lúc 👉 Biếng ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa kéo dài

#2. Vitamin A
💓Có nhiều trong khoai tây, cà rốt, rau & hoa quả nhiều màu sắc, cải xoăn, rau màu xanh đậm, gan, sữa,..
💓Tác dụng:
+ Cải thiện thị lực & hệ thống miễn dịch
+ Thiếu vitamin A có thể làm tăng tình trạng của bệnh loét dạ dày

#3. Vitamin C
✅Là một chất chống oxy hóa mạnh -> tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả
✅Cần thiết cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe răng miệng & hấp thu sắt hiệu quả
✅Vitamin C không hòa tan thẩm thấu vào ống tiêu hóa, đưa nước vào ruột -> làm mềm phân, giảm táo bón
✅Thực phẩm giàu vitamin C: trái cây họ cam (cam, quýt, bưởi,..), các loại đậu, bông cải xanh, ngũ cốc,..

#4. Vitamin D
💓Bổ sung qua ánh nắng mặt trời (tắm nắng), thực phẩm (lòng đỏ trứng, gan động vật (cá béo), ngũ cốc, sữa,..
💓Tác dụng:
+ Tăng cường hấp thu và lắng đọng canxi trong xương
+ Đảm bảo hoạt động của hệ thần kinh, cơ bắp & hệ thống miễn dịch

Vitamin B, A, C, D đều mang lại những tác động tích cực tới hệ tiêu hóa cũng như miễn dịch của trẻ. Hãy lên thực đơn cân bằng dinh dưỡng để bé phát triển khỏe mạnh ba mẹ nhé!

11/10/2021

💥💥TRẺ BIẾNG ĂN, CHẬM LỚN CÓ NÊN CHO ĂN NHIỀU MEN TIÊU HÓA?
🎯Nhiều phụ huynh, khi con có biểu hiện biếng ăn, chậm lớn thì bắt đầu cho bé sử dụng nhiều men tiêu hóa để cải thiện. Song, cách này có thực sự giúp tình trạng của bé tốt hơn?
🌿 #1. Men tiêu hóa
👉Bản chất là các protein, xúc tác cho quá trình phân giải thức ăn
👉Men tiêu hóa giúp thức ăn được cắt nhỏ, trở thành dạng nhũ tương, giúp niêm mạc ruột hấp thu dễ dàng hơn

🎯Các loại men tiêu hóa đc tiết ra từ các cơ quan trong cơ thể: nước bọt, dạ dày, tụy, gan
✅Men alpha-amylase: tiết ra từ tuyến nước bọt & tụy, phân giải tinh bột đã nấu chín thành đường
✅Men Trypsin, Chymotrypsin, Pepsin,..: phân hủy protein từ thịt, cá, trứng, sữa,..
✅Men tiêu hóa mỡ Lipase & muối mật do gan sản xuất: nếu thiếu sẽ gây tình trạng sợ ăn mỡ, đi ngoài có váng mỡ, đầy bụng chậm tiêu,..
✅Men Cellulose, Hemixenluloza, Phytase, beta-glucanase,..: tiêu hóa chất xơ (cellulose)

🌿 #2. Trẻ biếng ăn, chậm lớn có nên cho dùng nhiều men tiêu hóa?
Lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ biếng ăn, chậm lớn có thể vô tình làm tình trạng trở nên xấu hơn:
❌Bé bị tiêu chảy cấp, mệt mỏi, suy nhược
❌Cơ thể "lười" không sản sinh men tiêu hóa, lâu dần trở nên kém hiệu quả

♻️Thời gian sử dụng men tiêu hóa cho mỗi đợt: không quá 10~15 ngày

♻️Chỉ nên sử dụng men tiêu hóa cho trẻ khi:
🔸Trẻ biếng ăn kèm suy dinh dưỡng, đi ngoài phân sống
🔸Giảm tiết dịch men tiêu hóa, thiểu toan, giảm toan trong dạ dày, viêm loét dạ dày thể teo đét
🔸Rối loạn tiêu hóa, bụng ậm ạch, ăn lâu tiêu
🔸Mới ốm dậy, thể lực còn yếu trong những ngày đầu tiên

☢️Không nên dùng men tiêu hóa cho trẻ khi:
🔹Trẻ bình thường nhưng có biểu hiện chán ăn (không dùng men tiêu hóa dạng thuốc vì ít tác dụng)
🔹Trẻ < 6 tháng tuổi
🔹Không dùng liên tục, kéo dài, tối đa 2 tuần
🔹Không dùng trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn > 2h (tốt nhất nên dùng trong hoặc ngay sau khi ăn)
🔹Trẻ bị sống phân, tiêu chảy có đau bụng, đại tiện có máu hoặc nôn ra máu, rối loạn tiêu hóa do nhiễm độc,..

Để tránh gây hậu quả xấu cho cơ quan tiêu hóa và quá trình tăng trưởng của trẻ, bố mẹ cần hiểu về các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Không phải lúc nào trẻ biếng ăn, chậm lớn cho ăn nhiều men tiêu hóa cũng là tốt đâu bố mẹ nhé!

08/10/2021

💥💥CODY PLUS+ CÙNG BÉ KHỎE MẠNH💥💥
🎯Giúp bé:
✅Phát triển trí thông minh
✅Mắt sáng tinh anh
✅Xương, răng chắc khỏe

🎯Nhờ có các thành phần dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng:
👉Omega 3 (DHA, EPA)
👉Vitamin A
👉Vitamin D
👉Canxi lactat

🎯CODY PLUS+ được chiết xuất hoàn toàn từ dầu gan cá tuyết ICELAND:
💚Giá trị dinh dưỡng cao
💚Hàm lượng thủy ngân rất thấp
💚Công thức độc đáo kết hợp Omega 3 + Canxi lactat

🎯CODY PLUS+
🌿Một sản phẩm của PREVENTIVE LIFE (Thailand)
🌿Được tin tưởng và lưu hành hơn 20 năm tại nhiều thị trường (Thái Lan, Singapo, Malaysia, Indonesia,..)

💥THUHUONG PHARMA - Đơn vị nhập khẩu & phân phối độc quyền tại Việt Nam

💥 INBOX hoặc LIÊN HỆ NGAY 0845 559 559 để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn!

07/10/2021

10 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG HỢP LÝ
❤Lời khuyên số 1: Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

❤Lời khuyên số 2: Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ.

❤Lời khuyên số 3: Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc.

❤Lời khuyên số 4: Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn.

❤Lời khuyên số 5: Cần ăn rau quả hàng ngày.

❤Lời khuyên số 6: Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.

❤Lời khuyên số 7: Uống đủ nước sạch hàng ngày.

❤Lời khuyên số 8: Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng.

❤Lời khuyên số 9: Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi.

❤Lời khuyên số 10: Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.

(Nguồn: Viện dinh dưỡng)

06/10/2021

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ THIẾU VITAMIN D
Vitamin D:
- Là dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần bổ sung từ bên ngoài
- Ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển hệ xương, điều hòa nồng độ canxi trong máu cũng như tăng cường hệ miễn dịch

#1. Nguyên nhân trẻ thiếu vitamin D
- Tâm lý "bao bọc" của nhiều phụ huynh: trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng (nguồn bổ sung vitamin D tự nhiên)
- Sinh non, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kẽm
- Thành phần dinh dưỡng mất cân bằng, thiếu vitamin D
- Do màu da (trẻ có da sẫm màu thì khả năng tạo vitamin D khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời thấp hơn da sáng màu)
- Trẻ bị béo phì, vitamin D bị tắc ở các mô mỡ thừa dẫn tới thiếu vitamin D
- Trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa, không hấp thu được glutein trong thực phẩm
- Trẻ sống ở các khu vực ôn đới, xa xích đạo
- Tác dụng của một số loại thuốc điều trị gan, thận,..

#2. Hậu quả khi thiếu vitamin D
- Còi xương
- Loãng xương
- Bệnh tim mạch (thường bị tăng huyết áp, hoạt động của tim mạch ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng)
- Tăng cholesterol
- Dễ bị dị ứng, gây viêm, trầm cảm,..

#3. Dấu hiệu nhận biết
- Trẻ bị còi xương, chậm lớn
- Hay đổ mồ hôi trộm (kể cả trời lạnh)
- Tóc yếu, rụng tóc hình vành khăn
- Thóp rộng, chân vòng kiềng
- Biếng ăn, hay bị táo bón
- Chậm vận động
- Mọc răng chậm, chậm bò
- Hay quấy khóc, ngủ giật mình
- Bị nặng có thể gây dị hình xương ngực

#4. Biện pháp bổ sung vitamin D
- Thường xuyên cho trẻ tắm nắng
+ Thời gian thích hợp: 7 ~ 9h sáng (mùa hè 7 ~ 8h)
+ Tắm nắng trong khoảng 5 ~ 15 phút
+ Da bé cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
- Bổ sung thông qua thực phẩm: gan động vật, cá béo (hồi, tuyết, ngừ,..), lòng đỏ trứng, ngũ cốc,..
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết

#5. Lưu ý khi bổ sung vitamin D cho trẻ

Lượng vitamin D có trong thức ăn chỉ cung cấp khoảng 10 % lượng vitamin cơ thể con người cần thiết, và lượng vitamin thực tế cơ thể bạn nhận được là rất ít vì thế không được phép bỏ qua được vai trò quan trọng của việc tắm nắng vào buổi sáng.

Khi tắm nắng cần phải cho ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp vào da, vì vậy không nên mặc nhiều quần áo, không được phép sử dụng các sản phẩm chống nắng và không được phép tắm nắng qua lớp kính cửa sổ. Bất kể một tác nhân nào dù là nhỏ nhất cũng sẽ cản trở đến việc hấp thụ vitamin D ở cơ thể bạn.

Những bà mẹ mang thai, ở giai đoạn cuối thai kỳ sắp sinh nên bổ sung dầu cá hoặc các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D.

05/10/2021

👋👋👋RỬA TAY XÀ PHÒNG - GIẢM 10% SỐ TRẺ SUY DINH DƯỠNG
🎯Kết quả điều tra của Bộ Y Tế, Viện dinh dưỡng quốc gia, Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc với hơn 3300 trẻ em, cha mẹ & người giám hộ:
❎24% các bà mẹ, người chăm sóc trẻ thỉnh thoảng mới rửa tay
❎ Chỉ 15% người rửa tay với xà phòng sau khi đổ bô & rửa hậu môn cho trẻ

🎯Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới: chỉ bằng việc đơn giản là rửa tay xà phòng trước & sau khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ có thể giảm tới 10% số trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.

🎯Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) khẳng định, rửa tay với xà phòng là một trong những biện pháp có hiệu quả và ít tốn kém nhất để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là khi bệnh chân tay miệng đang diễn ra hết sức phức tạp. Việc làm tưởng như rất đơn giản này vẫn chưa trở thành thói quen của nhiều người Việt Nam.

💚Theo các chuyên gia, rửa tay với xà phòng có thể ngăn ngừa các bệnh tiêu chảy và viêm phổi, là 2 bệnh phổ biến gây nên tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi, và cũng là các bệnh khiến trẻ còi cọc, chậm lớn.

💚Bên cạnh đó, rửa tay với xà phòng cũng giúp việc phòng bệnh tay - chân - miệng ở trẻ hiệu quả hơn.

04/10/2021

🎯🎯HƯỚNG DẪN NGƯỜI NỘI TRỢ CHỌN THỰC PHẨM AN TOÀN
💕Để có sức khỏe tốt, cần:
✅Chế độ dinh dưỡng phù hợp
✅Thực phẩm đảm bảo an toàn & vệ sinh

🔰Có thể chia thực phẩm thành 2 nhóm tương đối:
✅Nhóm 1: thực phẩm đóng gói sẵn, có nhãn mác (bánh kẹo, sữa hộp, nước giải khát,..)
✅Nhóm 2: thực phẩm không có bao gói, không nhãn mác đầy đủ (rau quả tươi, hải sản, thịt,..)

🔰🔰CÁCH CHỌN THỰC PHẨM AN TOÀN
❤️ #1. Thực phẩm đóng gói sẵn, nhãn mác đầy đủ
- Bao gói nguyên vẹn
- Nhãn mác đầy đủ thông tin chính liên quan tới sản phẩm:
+ tên sản phẩm
+ nơi sản xuất
+ số lô
+ ngày sản xuất, hạn sử dụng
+ hướng dẫn sử dụng, bảo quản
+ thành phần dinh dưỡng
+ thành phần phụ gia (chất bảo quản, phẩm màu,..)
- Chỉ chọn thực phẩm còn hạn sử dụng
- Đọc kỹ thành phần, tránh dùng nếu dị ứng với một hoặc nhiều thành phần trong thực phẩm
- Bảo quản ở điều kiện phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất

❤️ #2. Thực phẩm tươi sống (rau củ, thịt, cá,..)
👉Mua ở cửa hàng, siêu thị: chọn thực phảm được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp (VD: rau củ, trứng được bảo quản ở nhiệt độ mát, hải sản được giữ đông lạnh,..)
👉Mua ở các chợ truyền thống: chọn cửa hàng quen, uy tín; tránh mua tại các quầy gần khu vực nguy cơ ô nhiễm cao (rãnh nước thải, nhà vệ sinh, khu vực có rác,..)
👉Rau củ quả: chọn loại còn tươi, nguyên cuống, không dập nát, không có đốm màu lạ, bị nhớt, héo hay có mùi lại. Nên "mùa nào thức nấy" để giảm nguy cơ đối với hóa chất bảo vệ.
👉Thịt: chọn loại có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, vết cắt có màu sắc bình thường, khô. Không mua thịt có màu hơi xanh, thâm, màng ngoài nhớt, mùi thiu hoặc mùi thuốc kháng sinh
👉Thịt chế biến sẵn (giò, chả, thịt quay,..): quầy bán đảm bảo vệ sinh, nguyên liệu sạch, sản phẩm phải được bảo quản, che đậy khỏi côn trùng, không có mùi/vị lạ,..
👉Các loại thủy hải sản:
+ Cá: miệng ngậm kín; thân cá rắn, đàn hồi, không để lại vết ngón tay khi ấn; vảy óng ánh, không có mùi hôi hay niêm dịch; mang đỏ hồng, không nhớt hay hôi
+ Tôm, tép: vỏ sáng lóng lánh, dài, trơn láng
+ Nghêu, sò,..: còn sống
+ Mực nang: thịt trắng như mứt dừa
+ Mực ống: chọn loại vừa, không quá lớn & chưa vỡ túi đen

❤️ #3. Đồ hộp
- Chú ý hạn sử dụng
- Nên chọn loại nắp bị lõm, gõ có tiếng kêu đanh
- Không chọn & sử dụng các loại sản phẩm đóng hộp có hiện tượng:
+ Hộp bị phồng ở nắp hoặc các vị trí khác (vì có thể sản phẩm bị hỏng, vi sinh vật bên trong phân hủy và tạo ra khí làm hộp bị phồng)
+ Bao gói đồ bị hở, móp, biến dạng, rò rỉ,..
+ Thực phẩm bên trong khi mở ra có mùi hôi, lạ so với mùi đặc trưng

❤️ #4. Các loại thực phẩm không nên chọn & sử dụng
❎Thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc, hạt có dầu như đậu, lạc khi mốc có thể chứa độc tố vi nấm như aflatoxin gây ung thư gan.
❎Rau, củ, quả có mùi lạ của hóa chất bảo vệ thực vật; thịt, thủy hải sản có mùi lạ của thuốc thú y.
❎Các loại phụ gia thực phẩm như chất bảo quản, phẩm màu, đường hóa học đóng gói không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc.

01/10/2021

👩‍🔬👩‍🔬MỘT SỐ CÁCH XỬ LÝ NÔN TRỚ CHO TRẺ
☢️Nôn trớ gây phiền toái cho trẻ & người chăm sóc:
✅Xuất hiện ở trẻ khỏe mạnh từ khi mới chào đời tới 12~14 tháng tuổi
✅Gặp nhiều ở trẻ < 6 tháng tuổi

🔰Khi dạ dày hoàn thiện dần (đặc biệt là cơ thắt giữa dạ dày & thực quản) tình trạng nôn trớ ở trẻ sẽ giảm dần

🎯CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NÔN TRỚ (tùy tình trạng của bé)
💚 #1. Chia khẩu phần sữa thành nhiều bữa
Cách này rất đơn giản nhưng mẹ cần lưu ý:
- Khi cho trẻ bú ít, trẻ có thể chỉ nhận được sữa đầu (nhiều protein) mà không nhận được sữa cuối (nhiều lipid)

👉Khắc phục: mẹ có thể vắt bớt sữa đầu (bảo quản, cho trẻ uống sau) để đảm bảo bé nhận được cả sữa đầu & cuối mỗi bữa

💚 #2. Bế trẻ ở tư thế đầu cao
- Được nhiều mẹ áp dụng
- Kết hợp bế trẻ ở tư thế đầu cao + đẩy hơi ở dạ dày trẻ ra ngoài (bế ép bụng bé lên vai cho tới khi nghe thấy tiếng "ợ") trước khi cho bé nằm

💚 #3. Sử dụng thuốc nôn trớ
- Tác dụng thuốc: giảm co bóp cơ trơn dạ dày
- Sử dụng thuốc trước bữa ăn, không quá 3 lần/ngày
- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tránh tự cho trẻ uống có thể mang tới tác dụng không mong muốn

💚 #4. Chuyển chế độ ăn từ lỏng sang đặc
- Chế độ ăn đặc, bán đặc (bột, cháo,..) có thể làm giảm tình trạng nôn trớ
- Với trẻ < 6 tháng tuổi: hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, lượng men amilase trong dạ dày chưa đủ để tiêu hóa hết tinh bột trong thức ăn đặc/bán đặc => Không nên để trẻ tập ăn dặm quá sớm

💚 #5. Sử dụng tinh bột
- Phương pháp: hòa bột yến mạch, bột ngô với sữa công thức -> cho trẻ uống để giảm nôn trớ
- Hạn chế:
+ Lượng bột làm đặc sữa gây tắc núm vú
+ Độ đặc của sữa khiến trẻ khó nuốt
+ Có thể làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng của sữa, hay giảm hấp thu các vi chất dinh dưỡng

💚 #6. Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng có tinh bột "đặc biệt" làm sánh sữa
Để giảm nôn trớ mà không làm thay đổi tính chất lý hóa, thành phần của sữa công thức, lượng tinh bột đưa vào phải "đồng nhất" (không vón cục) và "vừa đủ" (không làm đặc sữa, không gây rối loạn tiêu hóa)

✅Đặc tính của "bột đặc biệt":
- Ở môi trường pH 7: tinh bột không bị biến đổi
- Ở môi trường acid pH 4,5 (dạ dày): tinh bột "nở" ra làm sánh đặc sữa lại, giảm tình trạng trào ngược gây nôn trớ

Lưu ý:
- Lượng tinh bột trong sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nôn trớ không quá 2g/100ml
- Quan tâm tới các dòng sản phẩm có bổ sung thêm: chất xơ hòa tan prebiotic (GOS, FOS), men vi sinh probiotic, DHA, ARA, Lutein,..

Hy vọng rằng các với các biện pháp xử lý nôn trớ đã được phân tích ở trên, các mẹ có thể có biện pháp phù hợp cho bé yêu của mình giúp bé giảm nôn trớ, bớt căng thẳng cho các mẹ và các thành viên gia đình.

(Theo TS. BS. Cao Thị Thu Hương - Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

30/09/2021

🔥🔥CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM: KHUYẾN CÁO VỀ HỘP XỐP, NHỰA ĐỰNG THỰC PHẨM🔥🔥
🔰Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y Tế) đã yêu cầu Ủy ban Tiêu chuẩn Thực Phẩm Việt Nam (Ủy ban CODEX Việt Nam) tham khảo các tiêu chuẩn hướng dẫn & số liệu quốc tế về hộp xốp, nhựa đựng thức ăn để có các thông tin khách quan & đáng tin cậy nhất cho người tiêu dùng:

🎯 #1. Nguyên liệu không tốt mới gây độc hại
💚Hộp xốp được sản xuất bằng công nghệ polyme hóa monomer styrene -> tạo thành xốp polystyrene (PS).

💚Xốp PS:
👉95% là không khí, 5% là polystyrene
👉Ứng dụng sản xuất: hộp đựng thực phẩm, hộp bảo ôn, tấm cách nhiệt, trần nhà,...
👉Là vật liệu an toàn, nhưng trong hóa chất sản xuất PS chứa styrene & ethylbenzene (gây hại cho thần kinh, chức năng gan, tụy) -> Nếu nguyên liệu sản xuất không tốt sẽ gây hại tới sức khỏe, tăng nguy cơ chứa các kim loại nặng (chì, cadmium)

💚Các hợp chất làm hộp đựng thức ăn khác:
♦Expanded polystyrene(EPS)
♦Polypropylene(PP)
♦Polyethylene terephthalate (PET)

💚Trong đó:
♦PP: chịu được nhiệt cao nhất (100 ~ 120oC) trong thời gian dài
♦PS, EPS, PET: thích hợp đựng thức ăn < 100oC

🔰Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ủy ban hỗn hợp chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) và Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) tiến hành đánh giá và kiến nghị về độ an toàn của PS đối với sức khỏe:
💕Mức styrene tối đa: 0.004mg/kg thể trọng / ngày

🔰Cơ quan quản lý thuốc & thực phẩm Hoa Kỳ (FDA): khảo sát, thu thập số liệu về khả năng các chất styrene, ethylbenzene tồn dư có thể thôi nhiễm vào thực phẩm trong nhiều năm cho kết quả:
💕Lượng thôi nhiễm cực kì nhỏ, không có khả năng gây hại cho sức khoẻ
💕Số liệu thu thập từ 1993 ~ 2002 với thực phẩm được đóng gói bằng PS và EPS: lượng thôi nhiễm vào thực phẩm nhỏ hơn 10000 lần so với mức chấp nhận được

🔰Hội đồng hóa học Hoa kỳ nêu rõ: “Dựa trên kết quả thử nghiệm khoa học trong suốt hơn 5 thập kỷ qua, các cơ quan an toàn thực phẩm của chính phủ xác định polystyrene là an toàn để sử dụng trong dịch vụ thực phẩm. Polystyrene đáp ứng được các tiêu chuẩn khá khắt khe của FDA Hoa Kỳ và Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EC) dùng trong bao gói để bảo quản và p**c vụ đồ ăn. Các đánh giá mới đây của Cục Thực phẩm và Vệ sinh Môi trường Hồng Kông về hộp đựng thực phẩm Polystyrene cũng phù hợp với kết luận của FDA Hoa Kỳ”.

🎯 #2. Hướng dẫn sử dụng hộp đựng thực phẩm an toàn
Mặc dù an toàn, tuy nhiên nếu nguyên liệu sản xuất hộp đựng kém chất lượng người tiêu dùng vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng về sức khỏe.

🔰Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quốc gia & quốc tế đưa ra một số hướng dẫn sử dụng hộp xốp như sau:
✅Các cơ sở dịch vụ, nhà hàng chỉ sử dụng hộp đựng PS, EPS có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp vệ sinh
✅Các hộp xốp đựng thức ăn nhanh sử dụng 1 lần và phải loại bỏ
✅Không dùng hộp xốp đựng các loại thức ăn, đồ uống nóng > 100oC
✅Không hâm nóng thức ăn trong hộp xốp bằng lò vi sóng
✅Thực phẩm có độ acid cao (dưa muối, nước chanh, salad trộn dấm, nước chè chanh,..) không nên đựng bằng hộp xốp
✅Sản xuất, kinh doanh, sử dụng hộp xốp đựng thức ăn phải tuân thủ quy định, hướng dẫn an toàn vệ sinh thực phẩm

29/09/2021

MÌ CHÍNH CÓ BIẾN ĐỔI THÀNH CHẤT ĐỘC KHI NẤU Ở NHIỆT ĐỘ CAO?
🎯Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng mì chính chỉ mất tác dụng điều vị và có thể bị biến đổi khi bị đốt cháy liên tục trong vòng 2 giờ, ở nhiệt độ trên 300oC. Các nhà khoa học đã cho đốt cháy mì chính trong điều kiện nhiệt độ tăng dần từ thấp đến cao. Khi đạt đến nhiệt độ từ 300oC và kéo dài trong 2 giờ thì mì chính bị biến đổi thành các dẫn xuất màu đen và mất tác dụng điều vị.

🎯Trong điều kiện thời gian và nhiệt độ cao như vậy, các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm tự nhiên như protein (chất đạm), đường… cũng bị cháy đen và có thể trở thành chất gây hại cho sức khỏe.

🎯Thực tế cho thấy, trong các quá trình chế biến món ăn thông thường, nhiệt độ cao nhất hầu như khó đạt đến 300oC, xin nêu ra một số ví dụ sau:
✅Các món canh, món luộc thì nhiệt độ sôi sấp xỉ nhiệt độ sôi của nước: 100oC.
✅Các món chiên, rán:
♦️Bơ có nhiệt độ sôi từ 115-130oC
♦️Mỡ lợn có nhiệt độ sôi từ 150oC – 160oC
♦️Dầu thực vật có nhiệt độ sôi từ 170oC – 200oC và cao tối đa là khoảng 260oC.

Như vậy, về cơ bản mì chính không bị biến đổi và không ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta khi sử dụng ở điều kiện và nhiệt độ nấu ăn thông thường. Do đó, chúng ta có thể nêm nếm mì chính vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình nấu ăn đều được.

(Theo Thạc sỹ, Bác sỹ Chu Quốc Lập - Nguyên Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế)

28/09/2021

🔥🔥VITACOMPLEX - LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG MIỄN DỊCH Ở TRẺ NHỎ🔥🔥
📌Hệ miễn dịch bẩm sinh của trẻ rất non nớt, chưa hoàn thiện
📌Kháng thể thụ động nhận được từ mẹ sẽ mất dần sau 6 tháng
📌3 ~ 4 tuổi hệ thống miễn dịch của bé mới bắt đầu hoàn thiện.
=> Từ 6 tháng đến 3 tuổi là "khoảng trống miễn dịch" của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ rất dễ bị bệnh 🦠🦠

Nhưng, ngoài khoảng trống miễn dịch, liệu còn nguyên nhân nào khiến bé dễ ốm trong giai đoạn này?

1. Lạm dụng kháng sinh
Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hiệu quả, song chúng cũng làm cơ thể mất đi một lượng vi khuẩn có lợi lớn.

Lạm dụng kháng sinh dẫn tới:
👉Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột => rối loạn tiêu hóa, ăn uống kém, đề kháng kém
👉Gây ra phản ứng kháng kháng sinh, buộc phải dùng kháng sinh liều mạnh hơn, hoặc loại kháng sinh mới để có hiệu quả

2. Ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài
Môi trường ô nhiễm, nắng, gió, dịch bệnh,.. khiến nhiều phụ huynh lo ngại, không cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài, bé chỉ quanh quẩn trong nhà, tivi, điện thoại.. Quan điểm này là sai lầm, bởi:
👉Thiếu ánh nắng mặt trời -> thiếu vitamin D - chất thiết yếu cần cho hệ miễn dịch
👉Tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, hệ miễn dịch của bé càng hoàn thiện

3. Thiếu vi chất dinh dưỡng
Vi chất dinh dưỡng (điển hình là vitamin A, D, E, khoáng chất Canxi, Kẽm, Fe, Cu, Mg,..) là nguyên liệu của các phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không biết điều này, dẫn tới tình trạng thiếu vi chất của bé.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO BÉ YÊU?

👉Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong nhất 6 tháng đầu đời
👉Đảm bảo chế độ dinh dưỡng
👉Tiêm phòng theo đúng lịch, đủ số mũi
👉Bổ sung vi chất dinh dưỡng

🌿🌿VITACOMPLEX - giúp mẹ bổ sung cho bé:

✅Vi chất thiết yếu (Vitamin + khoáng chất): tăng cường hệ miễn dịch

✅Chất xơ prebiotic (GOS, FOS): tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, ngăn ngừa táo bón

✅Lutein, Zeaxanthin: tác động tích cực tới thị lực - não bộ của trẻ

🌿🌿VITACOMPLEX - Một sản phẩm của GRICAR (Italy)

---

Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ THU HƯƠNG.
▪ Địa chỉ: Biệt thự F11 Embassy Garden, KĐT. Tây Hồ Tây, Đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
▪ Hotline: 0845 559 559
▪ Email: [email protected]
▪ Website: www.thuhuongphar.com

28/09/2021

🔥🔥MÌ CHÍNH CÓ AN TOÀN CHO SỨC KHỎE?
💚Mì chính được sử dụng rất phổ biến, được nhiều Tổ Chức Y Tế uy tin trên thế giới nghiên cứu. Trong hơn 30 năm nghiên cứu & đánh giá, các tổ chức y tế & sức khỏe hàng đầu đều cho rằng: Mì chính là gia vị an toàn trong chế biến thực phẩm.

🔴 #1. Thông tin cơ bản
✅Thành phần chính của mì chính: Glutamate (một acid amin phổ biến cấu tạo nên protein trong cơ thể sống)

✅Mì chính có vị ngọt, giúp tăng vị ngon cho món ăn, tạo cảm giác ngon miệng hơn.

🔴 #2. Các nghiên cứu & đánh giá
🎯1987, Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 31, JECFA (Ủy ban Hỗn hợp các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của WHO & Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc FAO):
✅Mì chính là gia vị an toàn cho sử dụng
✅Không quy định liều dùng hàng ngày

🎯Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng Châu Âu (EU/SCF) & Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA):
✅Mì chính là một gia vị an toàn
✅Không gây bất cứ ảnh hưởng không tốt nào đến sức khỏe

🎯Bộ Y Tế Việt Nam: đưa mì chính thuộc danh mục các loại phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm

🔴 #3. Lưu ý
Mì chính chỉ là 1 gia vị thực phẩm có chức năng điều vị an toàn, không chứa dưỡng chất cần thiết
👉👉Trong thực đơn cần đảm bảo dinh dưỡng đa dạng (protein, tinh bột, chất xơ, chất béo, vitamin,..) từ nguồn thực phẩm tự nhiên

(Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế)

27/09/2021

🍄🍄NẤM MỐC - HIỂM HỌA SỨC KHỎE
💛Có khoảng 40% loài nấm mốc được phát hiện có thể sinh độc tố, ảnh hưởng tới sức khỏe khi ăn phải.

💛Một số triệu chứng khi ngộ độc nấm mốc:
- Nôn
- Tiêu chảy
- Choáng váng
- Nếu độc tố được tích lũy có thể gây ung thư gan (do Aflatoxin), suy thận (do Ochratoxin), ung thư buồn trứng (do Fumonisins),..

🔥 #1. Các loại bánh ngọt, mứt, bánh chưng
💚Bánh chưng:
+ Có độ ẩm cao & giàu dinh dưỡng, là môi trường cho nấm mốc phát triển
+ Một số nấm mốc chứa men Amilaza, chuyển hóa tinh bột -> đường glucoza -> rượu ethylic => Bánh bị vữa, vị cay & nồng mùi rượu
+ Một số chủng khác có khả năng lên men glucoza, mantoza -> tạo thành acid gluconic, acid fumatic,.. => Bánh bị chua
+ Nấm mốc thuộc họ Aspergllus & Penicillium có thể gây độc cho người ăn -> cần cẩn thận khi bánh chưng bị mốc

⚠️Lưu ý:
+ Bánh bị mốc nhiều, chua, vữa, đắng,.. -> Bỏ ngay
+ Bánh mốc ít: cắt bỏ rộng phần xung quanh, hấp hoặc rán lại cẩn thận trước khi dùng

💚Các loại bánh ngọt, mứt:
+ Chứa nhiều đường, bột, sữa, bơ, trứng,... có thể bị hỏng nếu không được bảo quản tốt, hoặc để lâu
+ Nếu nhận thấy bánh ngọt, mứt bị chảy nước, mất mùi vị, màu sắc biến đổi thì nên bỏ chứ không tiếc mà ăn, có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

🔥 #2. Các loại lương thực, thưc phẩm
Trong các loại lương thực thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, cần quan tâm nhiều tới các loại hạt.
☢️Nguy hiểm nhất là Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergllus parasiticus sản sinh ra trong gạo, ngô, lạc, đậu,.. ẩm mốc
+ Gây độc cấp tính
+ Nếu tích lũy dần dần: gây ung thư

☢️Độc tố Aflatoxin:
+ rất khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao hay hóa chất
+ Tích lũy trong cả cơ thể người & động vật
+ Lạc rang ở 150oC: các bào tử nấm bị tiêu diệt nhưng độc tố không bị phá hủy hoàn toàn

=> Không nên sử dụng các thực phẩm, lương thực đã bị mốc

🔥 #3. Phòng & xử trí ngộ độc
- Thực hiện đúng các lời khuyên đảm bảo an toàn thực phẩm & dinh dưỡng
- Không sử dụng các thực phẩm có hình dạng, màu sắc, mùi vị bị biến dạng, hoặc nghi ngờ không đảm bảo an toàn
- Không rửa, đãi các lương thực thực phẩm đã bị mốc để sử dụng lại vì độc tố vẫn tồn tại ở bên trong

🔰Trường hợp có biểu hiện của nhiễm độc, ngộ độc thức ăn:
- Lập tức ngừng sử dụng sản phẩm đó
- Giữ phần thức ăn thừa, nước tiểu, chất nôn,.. gửi xét nghiệm
- Báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để xác minh & xử lý kịp thời

🔰Cách xử lý cấp cứu đầu tiên: để người bị ngộ độc nôn hết thức ăn đã ăn -> ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày

An toàn thực phẩm luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố môi trường, chế biến, bảo quản, vận chuyển, sử dụng,.. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cần có sự phối hợp liên ngành, toàn diện, xuyên suốt. Hãy thực hiện nghiêm các khuyến cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe gia đình & cộng đồng nhé!

25/09/2021

☢️☢️ĂN THỪA MUỐI CÓ TÁC HẠI THẾ NÀO TỚI SỨC KHỎE?
✅Thành phần hóa học cơ bản của muối ăn gồm: Natri & Clorua
✅Ở cơ thể khỏe mạnh: gần 100% natri ăn vào được hấp thụ trong quá trình tiêu hóa, bài tiết để duy trì cân bằng natri trong cơ thể.
⚠Song, lượng natri ở chế độ ăn của người trưởng thành trung bình là 3.7g/ngày (tương đương 9.4g muối), vượt gần gấp đôi mức khuyến nghị của WHO.

🔥Tại sao cần quan tâm tới vấn đề ăn thừa natri hay muối?
🔰 #1. Thừa muối & bệnh tim mạch, cao huyết áp
Khi cơ thể thừa muối, áp lực thẩm thấu trong máu tăng -> Cơ thể cần thêm nước để duy trì ổn định nồng độ dịch thể -> Uống nhiều nước hơn -> Tăng dung lượng máu & áp lực lên thành mạch -> Nếu kéo dài sẽ làm tăng huyết áp

❎Ăn mặn: tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận, tiết niệu -> Suy giảm chức năng hoạt động (suy tim, thận,..)

❎Trẻ nhỏ ăn nhiều muối gây ảnh hưởng tới huyết áp, tăng khả năng mắc cao huyết áp cũng như các bệnh lý khác.

💢💢Cơ chế gây tăng huyết áp của Natri
💛Người có sẵn yếu tố di truyền: ăn nhiều muối làm tăng tính thấm của màng tế bào với natri -> ion Na+ vận truyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch -> tăng nước trong tế bào -> tăng trương lực của thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi -> tăng huyết áp

💛Người bị stress, áp lực,.. sử dụng nhiều muối làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng tái hấp thu natri ở ống thận -> Ion Na+ vào nhiều trong tế bào cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi -> tăng huyết áp

💛Người bị tăng huyết áp: ăn nhiều muối có thể thiếu yếu tố nội tiết thải muối -> Natri tích tụ trong cơ thể

💛Muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống tim mạch & thận đối với Adrenaline (một chất gây tăng huyết áp)

🔰 #2. Thừa muối & các bệnh mạn tính khác
💛Ăn quá nhiều muối -> cơ thể tìm cách đào thải natri qua nước tiểu -> kéo theo mất kali, canxi & nhiều khoáng chất khác
=> Gây loãng xương, sỏi thận, rối loạn khác,..

💢Tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá trang, ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ miên mạc dạ dày -> vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển & tăng độc tính

💢Tăng nguy cơ béo phì do cảm giác khát, tăng tiêu thụ các đồ uống (đặc biệt nước ngọt, nước có ga,..)

💢Tăng tình trạng giữ nước, phù nề (nhất là với bệnh nhân suy tim, xơ gan)

💢Khi cơ thể tích trữ quá nhiều muối, các cấu trúc DNA có nguy cơ bị phá hủy

=> Ăn thừa muối (natri) gây nhiều hậu quả có hại về sức khỏe -> Giảm lượng muối để có một sức khỏe tốt!

(Theo TS. Đỗ Thị Phương Hà - Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

24/09/2021

🔥🔥THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU MUỐI NÊN HẠN CHẾ TRONG BỮA ĂN HÀNG NGÀY
🎯Cơ thể người cần muối để thực hiện các chức năng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, dung nạp quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, cao huyết áp, bệnh thận, đái tháo đường,..

🎯Hàm lượng muối tiêu thụ được WHO khuyến nghị: 5g muối/ngày
⚠Song, người Việt hàng ngày đang ăn gấp đôi số lượng cần thiết.

Để bảo vệ sức khỏe, một số thực phẩm nhiều muối mà bạn nên hạn chế sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn:

💛 #1. Các món mắm
Đây là loại gia vị phổ biến trong bữa ăn của người Việt
- Các món mắm: nước mắm, mắm cá, mắm tôm chua, mắm ruốc, mắm tôm, mắm tép,...

- Hàm lượng muối trong các thực phẩm này rất cao:
+ 5g mắm tôm: 515mg muối
+ 5g mắm tép chua: 135mg muối

💛 #2. Các món muối thực phẩm để lên men
- Gồm: dưa muối, cà muối, củ kiệu muối, dưa chuột muối...
- Chúng được tạo ra bằng cách ngâm nguyên liệu (dưa, cà, dưa chuột,..) trong nước muối + đường -> để len men
- 100g dưa chuột muối chứa khoảng 2.5g muối

💛 #3. Thực phẩm "ăn liền"
Các loại thực phẩm ăn liền như giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp,.. cũng chứa lượng muối không hề nhỏ.

Khi sử dụng các thực phẩm này bạn nên đọc kỹ nhãn dinh dưỡng để điều chỉnh lượng muối phù hợp

💛 #4. Các loại súp, nước dùng, nước sốt
Các loại nước dùng, súp đặc biệt chứa nhiều muối
Trong 1 bát nước phở, nước bún cá, nước bún riêu cua (khoảng 200ml): chứa 2 ~ 4g muối

💛 #5. Các loại mì ăn liền, pizza, spaghetti
Là các thực phẩm chứa nhiều muối "tiềm ẩn"

💛 #6. Đồ ăn vặt
Bimbim, hạt điều rang muối, bánh gạo mặn,.. chứa một lượng muối không nhỏ
- Bimbim (48g): chứa 900mg muối
- Bánh gạo (3g): 195mg muối

💛 #7. Hải sản
Hầu hết các loại hải sản đều chứa nhiều muối hơn các sinh vật sống ở nước ngọt
Lưu ý: khi chế biến hải sản, nêm nếm gia vị muối ít hơn so với các thực phẩm khác

(Theo TS. Nghiêm Nguyệt Thu - Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Want your business to be the top-listed Health & Beauty Business in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Ở NHÀ QUÁ LÂU KHIẾN TRẺ MẤT TẬP TRUNG, XAO NHÃNG, DÙNG ĐIỆN THOẠI QUÁ NHIỀU.⚠️ Các mẹ đang gặp vấn đề như: - Trẻ hay mất...
OMEGA 3 CODY PLUS+ VTC2 - PHÓNG SỰ GÓC NHÌN NGƯỜI TIÊU DÙNG

Category

Telephone

Address


Https://thuhuongphar. Com/
Hanoi
100000

Other Medical & Health in Hanoi (show all)
Nhà Thuốc Viêm Da VIỆT NHẬT Số 1 Nhà Thuốc Viêm Da VIỆT NHẬT Số 1
53 Lê Quang đạo
Hanoi, 2400

Cam Kết Chính Hãng - Bao Check Quét Mã - Cam Kết Hiệu Quả - Bảo Hành Đầy Đủ

Tiến sĩ Bs Phạm Việt Hoàng - Cộng Đồng Sức Khỏe chữa Dạ Dày Việt Tiến sĩ Bs Phạm Việt Hoàng - Cộng Đồng Sức Khỏe chữa Dạ Dày Việt
Hanoi, 100000

Trang chính thức của Ts.Bs Phạm Việt Hoàng 3.158.258 người đã tương tác với Trang

Xịt Sinh Lý Nam-Làm Chủ Cuộc Yêu Xịt Sinh Lý Nam-Làm Chủ Cuộc Yêu
Địa Chỉ: Số 26 Phố Thái Hà, Quận Đống Đa
Hanoi, 70000

Chuyên nhập khẩu hàng Sinh lý nam về Việt Nam Chất Lượng-Uy Tín-Giả Cả Tốt Nhất Thị Trường

An Trĩ Tâm Chính Hãng: Chữa Dứt Điểm Trĩ Nội Trĩ Ngoại Tại Nhà An Toàn An Trĩ Tâm Chính Hãng: Chữa Dứt Điểm Trĩ Nội Trĩ Ngoại Tại Nhà An Toàn
Hợp Sơn, Ba Vì
Hanoi

💥Bài Thuôc Quý Trị Dứt Điểm Trĩ Không Tái ✅ [ Hiệu Quả Tại Nhà, An Toàn, Tiết Kiệm ]

Ghế Massage Chính Hãng Nhật Bản - Wabisaki Ghế Massage Chính Hãng Nhật Bản - Wabisaki
Hanoi, 10000

Join If Yu've Eva Sed Dis (Y)

Chikara - Giường Y Tế Chất Lượng Cao Chikara - Giường Y Tế Chất Lượng Cao
Số 35/Ngõ Ga Hà Đông/Phú La/Hà Đông/Hanoi
Hanoi, 100000

Cung cấp giường bệnh và các thiết bị y tế chất lượng cao

Giải Pháp Đầu Tiên Cho Căn Bệnh Gout Tốt Nhất Hiện nay Giải Pháp Đầu Tiên Cho Căn Bệnh Gout Tốt Nhất Hiện nay
Hanoi, 100000

Giải Pháp Đầu Tiên Cho Căn Bệnh Gout Tốt Nhất Hiện nay 105.232 người thích trang này 98.612 lượt đánh giá ⭐⭐⭐⭐⭐

Chuyên Khoa Da Liễu Maia - 21 Hoàng Cầu Chuyên Khoa Da Liễu Maia - 21 Hoàng Cầu
21 Hoàng Cầu , Ô Chợ Dừa, Đống Đa
Hanoi, 100000

✔️Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu đầu ngành ✔️Công nghệ tân tiến, chuẩn y khoa

DS Lê Thị Hoa DS Lê Thị Hoa
193/17/25 Phố Cầu Cốc, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam Hà Nội 10000
Hanoi, 100000

bác sĩ tư vấn điều trị dạ dày - đại tràng

Hội những người uống diệu đéo có mục đích và đi ngủ đéo muốn dậy. Hội những người uống diệu đéo có mục đích và đi ngủ đéo muốn dậy.
Under The Bridge Downtown
Hanoi

With the bottle we share this lonely view.

Dược Thảo Thiên Phúc Dược Thảo Thiên Phúc
Hà Đông
Hanoi

Trang chính thức của công ty Dược Thảo Thiên Phúc

Gluzabet_Sữa Dinh Dưỡng Tiểu Đường Gluzabet_Sữa Dinh Dưỡng Tiểu Đường
16A, Ngách 61, Ngõ 230 Phố Định Công Thượng, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai
Hanoi, 100000

sữa dinh dưỡng hỗ trợ người tiểu đường