Sữa Non Grow Diasure Việt Nam
Thực Phẩm bổ sung dinh dưỡng toàn diện cho trẻ phát triển
👍 2.198..393 người thích
️🛒 6.893.962 người Đã Mua
+824.22 người đang nhắn tin
📛📛 HỘI CHỨNG HẬU COVID-19 Ở TRẺ EM NGUY HIỂM RA SAO⁉️⁉️
🆘 HỘI CHỨNG HẬU COVID LÀ GÌ?
Là tình trạng bao gồm một loạt các triệu chứng (cả về thể chất và tinh thần) xảy ra trong hoặc sau khi nhiễm COVID-19, tồn tại kéo dài ít nhất 12 tuần và không giải thích được bằng các chẩn đoán thay thế.
>> THỜI GIAN XUẤT HIỆN HỘI CHỨNG?
Có thể xuất hiện từ ngày đầu tiên khi mắc bệnh và kéo dài, hoặc xuất hiện giai đoạn sau này.
Nguyên nhân gây hội chứng:
• Do virus gây tổn thương các cơ quan cơ thể sau giai đoạn hồi phục.
• Hậu quả của quá trình viêm kéo dài
• Nhiễm COVID-19 làm nặng hơn bệnh nền đã có
• Hội chứng mệt mạn tính
• Rối loạn stress sau sang chấn
• Ảnh hưởng tâm thần sau giãn cách
>> CÁC TỔN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG HẬU COVID-19
✅ Hô hấp: Do virus tấn công trực tiếp vào phổi, một số trẻ có thể bị đau ngực, ho, và khó thở khi hoạt động gắng sức. Triệu chứng này có thể kéo dài đến 3 tháng hoặc lâu hơn. Trẻ trên 6 tuổi cần đo chức năng hô hấp và đánh giá lại tim mạch toàn diện nếu triệu chứng hô hấp kéo dài.
✅ Vấn đề về tim: Tình trạng viêm cơ tim có thể xảy ra ở trẻ: đau ngực, hụt hơi, tim đập không đều, hồi hộp, mệt mỏi,... kéo dài ngay cả khi hoạt động bình thường.
✅ Tiêu hóa: Viêm dạ dày ruột có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn.
✅ Mùi và vị: Tầm 1/4 trẻ em mắc bệnh bị mất hay giảm khứu giác và vị giác. Đa phần sẽ hồi phục sau 2-3 tuần nhưng vẫn có trường hợp bị kéo dài lâu hơn và ảnh hưởng đáng kể đến thói quen ăn uống của trẻ.
✅ Vấn đề về thần kinh: Trong giai đoạn cấp, Covid có thể tấn công lên hệ thần kinh (rất hiếm) dẫn đến đột quỵ hay viêm não. Những trường hợp nhẹ, trẻ có thể bị mất tập trung, rối loạn ngôn ngữ, vận động và cảm xúc,...
✅ Hiện tượng “não sương mù”: Đãng trí, giảm khả năng chú ý, học tập khó khăn hơn, đọc chậm viết chậm hơn, đọc ngắt quãng, trẻ cần nhiều thời gian thư giãn hơn trước khi tiếp tục học bài mới,...
✅ Mệt mỏi kéo dài: Trẻ có cảm giác mệt mỏi và ít hoạt động hơn bình thường, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vui chơi và học tập.
✅ Đau đầu: Triệu chứng phổ biến trong và sau khi mắc Covid.
✅ Sức khỏe tâm thần và hành vi: Với trẻ mắc rối loạn, bệnh tâm thần thì việc nhập viện, cách ly, nghỉ học có thể làm triệu chứng trầm trọng hơn.
✅ Hội chứng viêm hệ thống (MIS-C): Biến chứng hiếm gặp nhưng có nguy cơ gây tử vong, xảy ra sau khi mắc bệnh 2-6 tuần. Nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, các cơ quan tiêu hóa... có thể bị tổn thương.
✅ Bệnh *** tháo đường: Một số trẻ đi tiểu thường xuyên, hay khát nước, nhanh đói, giảm cân, mệt mỏi, buồn nôn.
KẾT LUẬN:
• Hậu Covid ở trẻ em cũng là vấn đề đáng quan tâm, nhất là các biến chứng nguy hiểm tính mạng như MIS-C.
• Trẻ có biểu hiện bất thường cần được thăm khám toàn diện, làm xét nghiệm cần thiết.
• Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hầu hết các bé sẽ hồi phục trong 1-5 tháng.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về hội chứng hậu Covid-19 mà bác đã tổng hợp. Nếu mẹ có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn giải đáp, đừng ngại ngần comment dưới bài viết nhé!
TS.BS NGUYỄN THANH SƠN
🆘 MẸ CÓ ĐANG ĐAU ĐẦU VÌ CON ĂN NGỦ NGHỈ LỘN XỘN KO CÓ GIỜ GIẤC⁉️⁉️
👇 Bí quyết ở dưới Moms tham khảo nhé! 👇
“EASY - PHƯƠNG PHÁP NUÔI CON KHOẺ, MẸ NHÀN TÊNH” ❤️
🌟 EASY là khái niệm về chu kỳ sinh hoạt cho trẻ được Tracy Hogg giới thiệu trong bộ sách cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh nổi tiếng Baby Whisperer của mình 🌟
✅ E.A.S.Y là viết tắt của một chuỗi các hoạt động gồm Eat - Activity - Sleep - và Your Time (Ăn - Hoạt động - Ngủ - Thời gian của mẹ). Một ngày của con sẽ cuộn gọn theo chu kỳ của các hoạt động này. Con ngủ dậy lúc 7h sáng sẽ ăn, sau đó được vận động như tắm nắng, chơi với mẹ hoặc tập lẫy, chơi mệt con sẽ ngủ và lúc con ngủ là toàn bộ thời gian của mẹ.
✅ Các mẹ tập dượt thói quen sinh hoạt của con theo phương pháp E.A.S.Y càng sớm thì bé càng ngoan, phát triển khoẻ mạnh và mẹ càng có nhiều thời gian dành cho bản thân mình.
✅ Ưu điểm của việc đưa con vào nếp sinh hoạt là mẹ chủ động được các công việc trong ngày. Lúc con ngủ, mẹ có thể tranh thủ ngủ hoặc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Đến giờ con chuẩn bị dậy thì mẹ đi chuẩn bị sữa và vào phòng chờ con dậy. Thỉnh thoảng liều để con ngủ, mẹ đi chợ. Giờ nào con tỉnh thì cố gắng chơi với con. Điều tuyệt vời nhất là giấc đêm con ngủ ngoan, mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng cho ngày mới
✅ Ngoài ra, E.A.S.Y còn rèn cho con thói quen ăn ngủ đúng giờ, biết chờ đợi, biết cảm giác đói và no.
✅ Khi con đã sinh hoạt theo một chu trình nhất định, mẹ dễ dàng đọc hiểu được những tín hiệu của con. "Cuộc hội thoại" giữa mẹ và trẻ sơ sinh nhiều khi trở nên khó khăn, bởi bé chỉ biết dùng tiếng khóc để nói chuyện, còn mẹ thì quá lạ lẫm với ngôn ngữ ấy. Khi có E.A.S.Y, mẹ sẽ hiểu rõ tiếng khóc của con lúc ấy là buồn ngủ, là đói hay khó chịu... Nhờ mẹ hiểu và đáp ứng được nhu cầu của con, bé sẽ cảm thấy thoải mái, không quấy khóc và ngoan ngoãn hơn rất nhiều.
🌹Hãy thử để Mẹ & Bé thấu hiểu nhau hơn nhé‼️
🌹 CHÚC MOMS THÀNH CÔNG ❤️❤️❤️
Chuyên gia nói gì về vấn đề trẻ em Việt Nam thường gặp và giải pháp ra sao em cùng lắng nghe nhé 🥰🥰🥰
PGS - TS - B.Sỹ Trần Đình Toán - Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng - Đánh giá GROW DIASURE GOLD Sữa Non Số 1 Việt Nam
Ngày nào cũng nhận được phản hồi tích cực của các mẹ .tuyệt vời quá 🥰🥰🥰😍😍😍🤩
Biết là 1 chuyện các mẹ đã hiểu về phương pháp ăn dặm của người Nhật là gì ? Tập cho bé ngay nào 😍
1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản. Mục tiêu của phương pháp này là kích thích bé ăn ngon. Giúp bé tiêu hóa tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Trong đó, khuyến khích mẹ dạy cho bé tự lập ăn uống sớm và ăn theo nhu cầu của bé.
Cho bé ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là mẹ phải dùng các thực phẩm như người Nhật. Mẹ có thể dùng các loại rau củ như cà rốt, củ cải, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ, thịt gà… để nấu nước súp cho bé.
Tùy theo sự phát triển của bé mà mẹ chọn thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm. Theo Parents, thông thường, khi ngoài 5 tháng, cột sống và cổ của bé đã cứng cáp hơn, bé đã bắt đầu có thể ngồi được chính là giai đoạn thích hợp để tập cho bé ăn dặm.
2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này có thể kể đến như:
Bé thường không cảm thấy chán. Vì ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng.
Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm. Từ đó kích thích vị giác của bé.
Bé được tập ăn thô để tạo phản xạ nhai và nuốt cho bé ở các giai đoạn khác nhau. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.
Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ. Giúp nâng cao khả năng tự lập của bé.
Hạn chế tối đa tình trạng thừa cân, béo phì do hạn chế dùng xương, thịt để nấu nước dùng.
Bên cạnh đó, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này cũng có một số mặt hạn chế như:
Mẹ tốn nhiều thời gian hơn trong việc lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu hay chế biến.
Mẹ cần trang bị riêng bộ dụng cụ để nấu đồ ăn dặm cho bé.
Trong giai đoạn đầu, bé có thể sẽ không tăng cân nhanh như khi ăn dặm truyền thống. Bởi phương pháp này dựa trên sự tôn trọng trẻ.
Tham khảo: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
3. Khi nào nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm?
Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế - Lao động - Phúc lợi Nhật Bản, thời gian thích hợp ăn dặm là khi bé đạt 5 tháng 15 ngày. (Tham khảo: Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì?). Đồng thời, bé phải đạt được những mốc phát triển sau:
Bé đã giữ vững cổ.
Bé tự ngồi được.
Bé tỏ ra thích thú với thức ăn.
Khi đưa thìa vào miệng bé, bé ít dùng lưỡi đẩy ra.
4. Lượng sữa duy trì hàng ngày khi cho bé ăn dặm là bao nhiêu?
Các bé trong giai đoạn từ 5,5 tháng đến 7 tháng cần 600ml sữa/ngày.
Các bé trong giai đoạn từ 8 - 11 tháng cần 450ml sữa/ngày.
Xem thêm: Dị ứng lactose hay dị ứng sữa ở trẻ
5. Nguyên tắc khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Dùng gạo, bánh mì… để chế biến thành các loại cháo phù hợp với từng giai đoạn.
Làm phong phú thực đơn ăn dặm cho bé bằng nhiều loại thực phẩm, rau quả khác nhau.
Tạo môi trường phù hợp khi ăn.
Tập cho bé tự ăn dần, chủ động trong ăn uống và hình thành thói quen lành mạnh khi ăn…
Không đặt ra áp lực quá lớn về các chỉ tiêu cân nặng của bé.Cho bé ăn theo nhu cầu. Không ép ăn hay ép uống.
Cho bé ăn nhạt. Ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Từ một nhóm thực phẩm đến bốn nhóm thực phẩm. Cân bằng lượng sữa và thức ăn sử dụng cho bé.
Chú trọng sử dụng thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như rau củ, hoa quả, cá, thịt…
Không xay thức ăn, chỉ dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn cho bé.
Cho bé ăn riêng từng món trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau có thể trộn nhiều loại thức ăn để thay đổi đa dạng hơn.
Tham khảo: Phương pháp ăn dặm BLW (Baby led weaning)
Cách tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật
6. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng giai đoạn (5 - 18 tháng tuổi)
6.1. Giai đoạn 1: giai đoạn bé tập nuốt (từ 5 – 6 tháng tuổi)
Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày kết hợp dinh dưỡng.
Khi bắt đầu tập ăn, mẹ nên cho bé ăn 1 thìa nhỏ 5ml cháo nghiền loãng mỗi ngày mỗi lần bú. Sau 2, 3 ngày thì tăng lên thìa to hơn.
Khi bé ăn được 3, 4 thìa thì có thể bắt đầu cho bé ăn thử trái cây, rau củ hầm nhừ.
Sau 1 tháng ăn dặm nếu bé nuốt thức ăn tốt thì nâng lên 2 bữa/ngày.
Nên cố gắng cho trẻ ăn cố định 1 giờ nhất định.
Tất cả các món ăn cho bé nên ở dạng dung dịch loãng và đặc biệt là không nên nêm thêm gia vị.
Mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo sự thèm ăn, tốc độ phát triển của bé.
Thực phẩm sử dụng ở giai đoạn này chủ yếu là:
- Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
- Nhóm rau quả: cà rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
6.2. Giai đoạn 2: giai đoạn bé nhai trệu trạo (từ 7 – 8 tháng tuổi)
Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa sáng và tối mỗi ngày.
Ngoài các thức ăn phổ biến như cháo, rau, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại thịt như cá, thịt gà hay gan kết hợp nhiều loại rau củ, trái cây, ngũ cốc, thực phẩm giàu đạm.
Độ cứng của thức ăn mà bé có thể nghiền bằng lưỡi tương đương đậu phụ.
Lượng thức ăn mỗi bữa.
- Nhóm tinh bột (50-80 gram): gạo, bánh mỳ, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
- Nhóm rau quả (20-30 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
- Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (10-15 gram); đậu phụ (30-40 gram); lòng đỏ trứng (1/3 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng; các chế phẩm từ sữa (50-70 gram).
6.3. Giai đoạn 3: giai đoạn bé tập nhai (từ 9 – 11 tháng tuổi)
Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa, chiều tối.
Giữ thói quen và nhịp ăn uống của bé, và cho bé thử cùng ăn với cả nhà.
Tăng dần độ cứng của thức ăn lên mức bé có thể nhai bằng nướu (ví dụ độ cứng tương đương chuối).
Lượng thức ăn mỗi bữa:
- Nhóm tinh bột: Cháo trắng 90 gram cho đến cơm nát 80 gram.
- Nhóm rau quả (30-40 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
- Nhóm chất đạm: Cá, thịt (15 gram); đậu phụ (45 gram); trứng (1/2 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng; các chế phẩm từ sữa (80 gram).
Trong giai đoạn này, cháo có thể để nguyên hạt gạo, đặc hơn dạng sột sệt một chút. Thức ăn cắt nhỏ, mỏng và ninh mềm. Bé có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm và các loại gia vị như muối, xì dầu với lượng nhỏ.
6.4. Giai đoạn 4: giai đoạn nhai khỏe (ăn sam, từ 12 tháng đến 18 tháng)
Giai đoạn này bé đã có thể ăn một ngày 3 bữa. Do vậy cần giữ nhịp ăn uống ngày 3 bữa và tạo thói quen sinh hoạt cho bé.
Tăng dần độ cứng thức ăn lên mức tương tự thịt viên.
Lượng thức ăn mỗi bữa:
- Nhóm tinh bột: Cơm nát 90 gram, cơm trắng 80 gram.
- Nhóm rau quả (40-50 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
- Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (15-20 gram); hoặc đậu phụ (50-55 gram); hoặc trứng (2/3-1 quả); hoặc các chế phẩm từ sữa (100 gram).
Đối với các bé đủ chiều cao và cân nặng thì không cần uống sữa bột mà chuyển sang sữa tươi thông thường.
Tham khảo: Thức ăn cho bé từ trứng và sữa chua
7. Gợi ý một số món ăn để đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé
Cách chế biến cháo cơ bản cho bé ăn dặm
Bước 1: Cho gạo vào nồi, tùy giai đoạn mà cho nước (tham khảo: các món cháo dinh dưỡng cho bé)
- Giai đoạn 1: 1 phần gạo, 10 phần nước, giai đoạn sau bớt nước còn 1 phần gạo 7 phần nước.
- Giai đoạn 2: 1 phần gạo, 5 phần nước.
- Giai đoạn 3: 1 phần gạo, 4 phần nước.
- Giai đoạn 4 (cơm nát): 1 phần gạo 1 cộng 1/2 nước.
Bước 2: Cho gạo đã đãi sạch vào nồi ngâm chừng 20 phút.
Bước 3: Sau đó đun sôi nhỏ lửa trong vòng 30 phút.
Bước 4: Bỏ cháo ra bát nghiền nát, rồi lấy cháo nghiền đun sôi thêm lần nữa và để nguội cho bé ăn.
Lưu ý: Khi nấu cháo không nên quấy quá nhiều. Nếu thấy đặc quá có thể cho thêm chút nước đã đun sôi cho loãng.
Cháo yến mạch
Yến mạch là loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng, vì nó có chứa rất nhiều loại dưỡng chất khác nhau với hàm lượng dồi dào. Ví dụ như vitamin B1, B2, B3, B6; các khoáng chất thiết yếu như sắt, magie, natri,… Đây đều là những yếu tố cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Ngoài ra, yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính, nên mẹ có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bé bắt đầu ăn dặm.
Nấu cháo yến mạch với sữa là một cách làm khá phổ biến, được nhiều bố mẹ lựa chọn. Món ăn này phù hợp với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, vì đây là độ tuổi trẻ có thể bắt đầu ăn dặm.
Nguyên liệu chính của món này gồm có yến mạch, nước tinh khiết và bột sữa công thức hoặc sữa mẹ. Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, các mẹ nấu sôi nước rồi cho yến mạch vào khuấy đều. Sau đó cho thêm sữa bột hoặc sữa mẹ rồi tiếp tục khuấy khoảng 3 phút. Khi đã đủ thời gian thì tắt bếp, xay nhuyễn cháo, để nguội một lúc rồi cho bé ăn ngay.
Cháo cá lóc
Nguyên liệu chính của món ăn này gồm có cháo nấu sẵn, cá lóc và rau cải (có thể thay bằng loại rau khác). Cá lóc làm sạch, sau đó hấp chín, vớt ra lọc xương cá rồi xay nhuyễn. Rau cải luộc chín và xay nhuyễn. Cuối cùng, trộn cháo, rau và cá lại với nhau là có thể cho trẻ ăn.
Cháo bí đỏ
Để nấu cháo bí đỏ cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị cháo nấu sẵn, bí đỏ, nước luộc rau hoặc nước dashi. Bí đỏ rửa sạch, cắt mỏng và luộc cho mềm, sau đó nghiền nhuyễn. Tiếp theo, mẹ trộn đều bí đỏ, cháo và nước luộc rau/nước dashi đến khi hỗn hợp hòa quyện là có thể cho trẻ ăn được.
Súp khoai tây
Nguyên liệu cho món ăn này rất đơn giản, chỉ bao gồm khoai tây và nước luộc rau/nước dashi. Khoai tây rửa sạch, luộc mềm và nghiền mịn. Sau đó chỉ cần trộn đều khoai tây cùng nước luộc rau/ nước dashi là mẹ đã hoàn thành món súp khoai tây.
Khoai tây trộn sữa
Món ăn này khá giống với súp khoai tây. Chỉ khác ở chỗ là dùng sữa thay cho nước rau củ/nước dashi. Mẹ trộn đều khoai tây đã nghiền mịn với sữa là đã hoàn thành một món ăn cho trẻ.
Cháo bánh mì sữa chua
Nguyên liệu của món ăn này bao gồm cháo nấu sẵn, bánh mì và sữa chua. Mẹ cho bánh mì vào nước sôi đến khi bánh nhừ thì vớt ra. Trộn đều bánh mì, cháo và sữa chua lại với nhau là đã có thể cho trẻ ăn.
Tham khảo: Các loại soup rau cho trẻ ăn dặm
8. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bố mẹ nên lưu ý những yếu tố sau:
Trong thời gian đầu trẻ tập ăn dặm, nên cho bé ăn riêng từng món, cần kích thích vị giác của trẻ để con cảm nhận mùi vị của từng món ăn. Bố mẹ nên cho bé ăn thử các món ăn có vị nhạt, có vị chua hay có chút đắng và quan sát phản ứng của bé để biết được bé thích món ăn nào.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có nguyên liệu chính là những thực phẩm tự nhiên hay nuôi trồng như: rau củ, cá, thịt, hoa quả… Người Nhật không muốn cho trẻ em ăn những đồ đóng gói sẵn hay có chứa quá nhiều gia vị. Chính vì lý do đó, phương pháp ăn dặm này sẽ giúp mẹ xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống thanh đạm với hương vị món súp từ rau củ hay dashi (rong biển kombu và cá khô bào). Mẹ có thể cho bé ăn nhạt trước, rồi sau đó bắt đầu nêm nếm gia vị để hợp khẩu vị của bé hơn.
Quan sát tâm lý của trẻ: Khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm, mẹ không chỉ phải tập trung vào thực đơn của trẻ mà còn phải chú ý đến tâm lý của con. Mỗi bé sẽ có khẩu vị khác nhau, thay đổi theo từng độ tuổi. Vậy nên, phụ huynh cần phải quan sát cẩn thận để điều chỉnh khẩu phần cho phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần tập cho con ăn đúng giờ và phải rèn luyện sự kiên nhẫn, quyết tâm cho bản thân. Lưu ý là không nên so sánh con mình với con người khác, vì mỗi bé có mỗi cá tính khác nhau nên bố mẹ cần cố gắng điều chỉnh để phù hợp với bé.
Mục tiêu của người Nhật khi cho trẻ em ăn nhạt đó là hy vọng trẻ phát triển bình thường và không bị béo phì. Vậy nên, nguyên liệu chính của phương pháp này chính là rau củ và các thực phẩm ít đạm. Theo các chuyên gia, trẻ trong giai đoạn từ 12 - 18 tháng chỉ nên ăn nhiều nhất 20g đạm/ngày. Bên cạnh đó, người Nhật cũng không khuyến khích cho trẻ dùng nhiều đường và sữa.
👉Từ 199K Bé KÉM ĂN,CHẬM CÂN có quà ngay!
Kèm thẻ VIP tích điểm dùng sữa trọn đời
MUA 2 TẶNG 1; MUA 3 TẶNG 2
------------------
GROW DIASURE GOLD: Bé KÉM ĂN, CHẬM CÂN dùng cực NHẠY và HIỆU QUẢ. ĂN ÍT MẤY CŨNG TĂNG ĐỀU
Được Bộ Y tế Kiểm Định và Chứng Nhận AN TOÀN và PHÙ HỢP với thể trạng trẻ em Việt Nam.
-------------------------
☎ Nhanh tay để lại số điện thoại chuyên gia dinh dưỡng tư vấn lên đơn - tặng quà cho mẹ và bé.
Hẹn tư vấn: 0383.294.354
19 Món canh cho trẻ trên 2 tuổi
======================
1. CANH RAU DỀN - THỊT HEO (Một chén cho 70 calo)
Nguyên liệu:
Rau dền 50g (1 nắm rau)
Thịt heo 10g (1 muỗng cà phê)
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm, muối, hành...
Cách làm:
Thịt băm nhỏ
Rau dền lặt rửa sạch, cắt nhỏ
Hành lá lặt rửa sạch, cắt nhỏ
Bắc xoong để dầu vào đợi nóng, cho thịt vào xào sơ qua, thêm nước nấu sôi hớt bọt
Cho rau vào nấu chín mềm, nêm vừa ăn, cho hành lá và dầu ăn vào.
2. CANH CÀ CHUA TRỨNG (Một chén cho 120 calo)
Nguyên liệu:
Trứng vịt 35g (1/2 trứng)
Cà chua 50g (1 muỗng cà phê)
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Hành ngò
Cách làm:
Trứng đánh tan đều
Cà chua cắt miếng nhỏ
Bắc nước sôi, cho cà chua vào nêm vừa ăn. Cho từ từ trứng vào đảo đều, cho hành ngò và thêm vào 2 muỗng cà phê dầu ăn.
3. CANH CẢI – TÉP TƯƠI (Một chén cho 72 calo)
Nguyên liệu:
Tép tươi 20g (2 muỗng cà phê đầy)
Cải ngọt 50g (1 nắm rau)
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm, muối, hành ngò...
Cách làm:
Tép lột vỏ, giã nhuyễn, ướp nước mắm
Cải, hành lá lặt, rửa sạch, cắt nhỏ
Bắc nước nấu sôi cho tép vào, hớt bọt. Sau đó cho cải vào nấu mềm, nêm vừa ăn, nhắc xuống cho hành lá và dầu ăn vào.
4. CANH SÚP (Một chén cho 90 calo)
Nguyên liệu:
Thịt bò 20g (2 muỗng cà phê)
Susu, cà rốt 50g (1/2 củ cà rốt + 1/4 củ susu)
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm, muối, hành ngò...
Cách làm:
Thịt băm nhuyễn
Susu, cà rốt: gọt vỏ cắt hạt lựu
Bắc xoong cho 1 muỗng cà phê dầu vào đợi nóng, cho thịt vào xào sơ, với 1 muỗng cà phê dầu, thêm nước vào nấu chín nhừ, hớt bọt. Lần lượt cho cà rốt, susu vào nấu chín mềm, nêm vừa ăn, nhắc xuống cho hành.
5. CANH BÍ ĐỎ NẤU TÉP (Một chén cho 70 calo)
Nguyên liệu:
Gan gà 20g (2 muỗng cà phê)
Mướp 30g (1/4 trái nhỏ)
Bún tàu 1 nhúm nhỏ
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Hành ngò, nước mắm, muối...
Cách làm:
Gan gà rửa sạch, cắt miếng nhỏ
Mướp gọt vỏ rửa sạch cắt miếng nhỏ
Bún tàu ngâm mềm, cắt khúc.
Bắc xoong để dầu vào đợi nóng, cho gan gà vào xào sơ. Thêm nước nấu. Khi sôi cho mướp nấu chín, cho bún tàu vào, nêm vừa ăn, cho hành lá, nhắc xuống, thêm vào 1 muỗng cà phê dầu ăn.
6. CANH ĐẬU HŨ HẸ NẤU THỊT (Một chén cho 100 calo)
Nguyên liệu:
Đậu hũ 40g (1/3 miếng tàu hũ nhỏ)
Hẹ lá 50g (1 nắm)
Thịt heo 10g (1 muỗng cà phê)
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Hành ngò, nước mắm, muối...
Cách làm:
Thịt băm nhỏ ướp với nước mắm
Đậu hũ xắt khối vuông
Hành lá, hẹ rửa sạch, cắt nhỏ
Bắc nước sôi, cho thịt vào đến khi sôi lại cho đậu hũ, hẹ vào. Nêm vừa ăn, cho hành vào nhắc xuống thêm dầu ăn vào.
7. CANH ĐẬU HŨ CÀ CHUA (Một chén cho 108 calo)
Nguyên liệu:
Thịt heo 10g (1 muỗng cà phê)
Đậu hũ 40g (1/3 miếng tàu hũ)
Cà chua 50g (1 trái vừa)
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Hành ngò, nước mắm, muối...
Cách làm:
Thịt heo băm nhuyễn
Đậu hũ cắt khối vuông
Cà chua cắt miếng nhỏ
Hành ngò lặt rửa sạch cắt nhỏ
Bắc xoong nóng, cho 1 muỗng cà phê dầu ăn vào xào thịt, cho nước vào nấu sôi cho chín thịt. Cho đậu hũ, cà chua vào nêm vừa ăn, cho hành ngò nhắc xuống.
8. CANH BÍ ĐAO NẤU THỊT (Một chén cho 65 calo)
Nguyên liệu:
Thịt heo 10g (1 muỗng cà phê)
Bí đao 50g (10-15 miếng nhỏ)
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Hành ngò, nước mắm, muối...
Cách làm:
Thịt heo băm nhuyễn, ướp nước mắm.
Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ
Hành ngò lặt rửa sạch, cắt nhỏ
Bắc nước cho thịt nấu đến khi sôi, cho bí đao vào nấu chín, nêm cho vừa ăn, cho hành vào nhắc xuống, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
9. CANH NGÓT (Một chén cho 71 calo)
Nguyên liệu:
Cá thác lác 20g (2 muỗng cà phê) Bold
Cà chua 50g (1 trái nhỏ)
Dầu ăn 5g (1 muỗng cà phê)
Hành ngò, nước mắm, muối...
Cách làm:
Cá ướp với hành, nước mắm, tán đều
Cà chua, hành lá rửa sạch, cắt nhỏ
Bắc nước nấu sôi, cho từng viên cá vào nấu chín, cho thêm cà chua để sôi lại hớt bọt nêm vừa ăn. Cho hành vào nhắc xuống thêm vào 1 muỗng cà phê dầu ăn.
10. CANH BÍ ĐỎ ĐẬU PHỘNG (Một chén cho 73 calo)
Nguyên liệu:
Bí đỏ 50g (4-5 miếng cỡ 2 ngón tay)
Đậu phộng 10g (1 muỗng cà phê đầy)
Muối, đường...
Cách làm:
Đậu phộng ngâm lột vỏ, giã nhuyễn
Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ
Bắc nước sôi, cho bí vào nấu mềm, cho đậu phộng vào nấu chín, nêm cho vừa ăn
💥 MẸO ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH - GIÚP GIẢM NGUY CƠ BIẾNG ĂN Ở TRẺ
Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, để trẻ trong độ tuổi ăn dặm “nói không” với chứng biếng ăn, phụ huynh cần nắm được các nguyên tắc sau:
🎉Nguyên tắc 1: “Từ ngọt đến mặn”: Khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ. Sau khi làm quen với bột ăn dặm ngọt, mẹ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. Sẵn sàng đón nhận các món ăn dặm khác từ ngũ cốc, hoa quả, rau củ…
🎉Nguyên tắc 2: “Từ ít đến nhiều”: Để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần, cụ thể như tháng đầu nên cho ăn 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén… sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
🎉Nguyên tắc 3: “Từ loãng đến đặc”: Cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”, đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.
🎉Nguyên tắc 4: “Tô màu chén bột”: Nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt. Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu/đỗ khác… Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, pho mát và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi.
Đối với trẻ nhỏ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người mẹ không nên cho thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ, vì hai quả thận của trẻ vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
—
🎁 NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ MÀ MẸ NÊN BIẾT
1. Chuối 🍌
Thực phẩm dễ tiêu hóa đầu tiên dành cho bé yêu chính là chuối. Đây là loại trái cây có nhiều chất xơ và kali, giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện hoạt động của cơ ruột. Đặc biệt, pectin có trong chuối là thành phần hỗ trợ các chức năng của dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, chuối còn giúp bổ sung 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin thiết yếu và cung cấp năng lượng khi trẻ đang mệt mỏi.
2. Thức ăn từ gạo 🌾🍚
Cơm trắng, cháo xay hoặc cháo hạt…là các loại thức ăn dễ tiêu cho trẻ. Bên cạnh đó, các món ăn chế biến từ gạo còn được đánh giá không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé cũng như giúp kiểm soát tốt tình trạng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy ở bé.
3. Sữa chua 😋
Sữa chua là nguồn dồi dào các vi khuẩn có lợi lên men, giúp hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện rối loạn đường ruột. Tuy nhiên, nếu trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa do sữa (bất dung nạp lactose), mẹ tuyệt đối không nên cho bé sử dụng sữa chua vì có thể khiến tình trạng rối loạn này trở nên trầm trọng hơn.
4. Thịt gà 🐥🐥🐥
Thịt gà cũng là thực phẩm dễ tiêu hóa mà mẹ không nên bỏ qua. Thịt gà giàu đạm, các loại vitamin A, E, B1, B1, PP, C và canxi, photpho, sắt nhưng lại có hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Vì vậy, khi được chế biến đúng cách, thịt gà sẽ là nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa và bổ dưỡng cho trẻ.
5. Ngũ cốc nguyên hạt 🥜🥔🍠
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, yến mạch, mè đen, vừng đen…có hàm lượng chất xơ cao và gần như không chứa chất béo nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nguồn thực phẩm này còn giúp chống táo bón, tăng cường hấp thu dưỡng chất và chứa các loại dầu thực vật tự nhiên giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh.
6. Quả bơ 🥑
Với nhiều chất béo lành mạnh, kali, sắt, chất xơ cùng vitamin D, quả bơ được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin chọn là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Đặc biệt, cách chế biến quả bơ rất đơn giản, mẹ có thể nghiền
Thương hiệu nổi trội, dòng sữa chuyên biệt dành cho trẻ Việt, Tự hào 2 tiếng Việt Nam quá các mẹ ạ
https://websosanh.vn/tin-tuc/top-5-san-pham-sua-non-tang-cuong-de-c78-2021102809131716.htm
Top 5 sản phẩm sữa non tăng cường đề kháng, cho trẻ phát triển và dễ hấp thụ Để tăng cường sức đề kháng còn non nớt của các bé, sữa non là thực phẩm đứng đầu về hiệu quả.
Click here to claim your Sponsored Listing.
Category
Contact the business
Telephone
Website
Address
627 Vũ Tông Phan, Khương Đình , Thanh Xuân
Hanoi
100000