Bs Chuyên Khoa Tiêu Hóa Nhi

Momby fib - Sản phẩm với nguồn nguyên liệu nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu, công thức đột phá FOS

28/05/2022

5 căn bệnh thường gặp ở trẻ gây nguy hiểm bạn nên biết
Bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè.
Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm.
Dưới đây là 5 bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè, mẹ hãy tham khảo để chủ động phát hiện và phòng tránh kịp thời cho trẻ nhé:
Những căn bệnh mùa hè ở trẻ
5 căn bệnh thường gặp ở trẻ gây nguy hiểm bạn nên biết, ảnh minh họa
1. Bệnh đường hô hấp
Viêm đường hô hấp là một bệnh thường gặp ở trẻ được chia thành 2 loại: viêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mạn tính.
– Bệnh thường xảy ra khi có một số yếu tố thuận lợi tác động vào như thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh; uống nước quá lạnh hoặc nước đá, kem; nằm, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ… Triệu chứng gặp đầu tiên là sốt (có thể sốt nhẹ, đôi khi sốt cao kèm theo rét run), kèm theo sốt là ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Cơn ho có khi chỉ húng hắng, có khi ho liên tục.
– Viêm đường hô hấp trên không phải là một bệnh mà là một tổ hợp bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ khác nhau nhưng chúng đều có một số biểu hiện chung rất dễ nhận thấy. Những triệu chứng chủ yếu bao gồm: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp…
Tất tần tật những hiểu biết về bệnh ho ở trẻ từ 0 – 3 tuổi
Tất tần tật những hiểu biết về bệnh ho ở trẻ từ 0 – 3 tuổi
Bệnh ho là căn bệnh thường gặp ở trẻ, ho thường kéo dài trong vòng 2 tuần và tôi thường lo lắng về sự khó chịu của con mỗi khi mùa ho về.[...]...
2. Bệnh tay – chân – miệng
Nhắc đến các bệnh thường gặp ở trẻ cần nhắc đến bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh.
– Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn.
– Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Quan sát tiếp có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.
– Tuy nhiên, nếu trẻ sốt hơn 39 độ C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu để trễ từ 6 đến 12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
3. Bệnh thủy đậu – Bệnh thường gặp ở trẻ
Trẻ bị thủy đậu phải làm sao?
Bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè – Bệnh thủy đậu, ảnh minh họa
Bệnh thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày (gọi là thời kỳ ủ bệnh) người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn…). Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu.
Đa số nốt đậu có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt đậu có đường kính tới 10mm. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.
– Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra, các mụn sẽ đóng vẩy.
Một vài vấn đề cần lưu ý như sau:
– Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh. Bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban. Bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiêng đến chỗ đông người để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
– Hạn chế việc gãi, cào nốt mọc thủy đậu, gây trầy xước, nhiễm trùng. Thực hiện vệ sinh cá nhân thật tốt. Vẫn có thể tắm bằng nước ấm hàng ngày, thực hiện việc lau rửa nhẹ nhàng, tránh mụn nước bị vỡ gây rát, dễ nhiễm khuẩn và để lại sẹo sau này.
– Đối với các nốt đỏ đã bị vỡ, cần vệ sinh sát khuẩn cẩn thận rồi bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo.
– Đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cũng nên kiêng đồ nếp và đồ tanh vì chúng có thể làm cho nốt mụn thủy đậu sưng tấy hơn. Ngoài ra người bệnh thủy đậu cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, các món xào nhiều dầu mỡ để cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn.
– Sau vài ngày tự điều trị mà nhận thấy dấu hiệu bệnh không giảm thì lập tức phải đưa bệnh nhân thủy đậu đến bác sĩ để có những phương pháp điều trị tốt hơn. Có như vậy thì bệnh mới mau khỏi và không bị biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác.
Bệnh chàm ở trẻ và cách điều trị dứt điểm
Bệnh chàm ở trẻ và cách điều trị dứt điểm
Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm có tên y học là eczema, đây là tình trạng bị viêm da mãn tính và sẽ khiến da bị đỏ, khô, tróc vẩy và gây ngứa rất khó[...]...
4. Sốt Virus
Trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho (thường có ít đờm trắng trong không có màu vàng, xanh). Trẻ có thể phát ban hay gặp nhất là do virut Rubella sởi gây ra. Biểu hiện chủ yếu là các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy.
Ngoài ra, trẻ thường có nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu mới mất đi. Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3-5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm. Tuy nhiên, cần lưu ý vì một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, co giật, để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
5. Tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy ở trẻ và cách phòng tránh
Bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè, ảnh minh họa
Nguyên nhân của căn bệnh thường gặp ở trẻ – bệnh tiêu chảy là do vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Cơ chế gây bệnh có thể do độc tố của vi khuẩn gây ra, triệu chứng thường xuất hiện sớm (dưới 6 giờ sau khi nhiễm bệnh). Hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện muộn hơn.
Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân – miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol, truyền dịch chỉ thực hiện khi mất nước nặng, trẻ nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
Bệnh viêm họng ở trẻ và cách điều trị dứt điểm
Bệnh viêm họng ở trẻ và cách điều trị dứt điểm
Viêm họng ở trẻ thực sự không đơn giản như các mẹ nghĩ. Nếu để lâu có thể gây nên nhiều triệu chứng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bé. Vì[...]...
Bí quyết phòng bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè
1. Vệ sinh
Trước tiên, cha mẹ cần giúp con trẻ hiểu rõ tác dụng của việc tắm gội thường xuyên, tránh để cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Thường xuyên thay quần áo cho con trẻ khi có nhiều mồ hôi, tránh để bé cảm lạnh, nhiễm nấm. Ngoài ra, không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da. Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Không đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra – vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.
2. Dinh dưỡng
Chú ý vấn đề dinh dưỡng cho trẻ
Đảm bảo đủ dinh dưỡng để chống lại các căn bệnh thường gặp ở trẻ, ảnh minh họa
Nên cho trẻ ăn nhiều các loại quả như: dâu tây, đu đủ, xoài, dưa hấu, đào chín… Những loại quả này rất giàu vitamin C, Kali, Beta-caroten… và các khoáng chất giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng. Tăng cường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau rền, rau muống, bí xanh…
Mùa hè trẻ thường vận động nhiều trong thời tiết nóng bức, ra mồ hôi nhiều nên dễ bị mất nước. Chú ý cho trẻ uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Bổ sung các loại nước uống có giá trị dinh dưỡng như nước cam, chanh, các loại nước ép từ quả tươi để tăng cường vitamin.
Ngoài ra còn có sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống cũng là những loại nước uống nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của trẻ. Các loại nước uống chế biến từ hoa quả nên cho trẻ uống ngay tránh để lâu trong môi trường nhiệt độ cao sẽ làm mất vitamin. Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, các loại nước, nước quả, sữa,…bảo quản trong tủ lạnh nên bỏ ra ngoài khoảng 10 – 15 phút trước khi cho trẻ uống.
3. Vận động
Ở Việt Nam điều kiện thời tiết được phân biết rất rõ rệt: mùa nắng – mưa, mùa hè – đông. Vì thế, căn cứ vào điều kiện thời tiết cụ thể mà bố mẹ có thể lên lịch thời gian vui chơi ngoài trời theo mùa và điều chỉnh phù hợp với từng điều kiện thời tiết mỗi ngày.
– Nếu vào mùa hè bố mẹ có thể cho bé chơi ngoài trời vào buổi sáng sớm và chiều muộn để tránh ánh nắng gắt ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, làn da bé.
– Nếu vào mùa đông bố mẹ có thể cho bé chơi ngoài vào buổi sáng muộn khi nắng lên, không còn sương mù và chiều sớm để đảm bảo điều kiện thời tiết tốt nhất cho bé vui chơi. Thời gian để bé vui chơi ngoài trời ít nhất là 60 phút/ ngày để bé có được cơ hội rèn luyện thể lực, sức đề kháng được tốt hơn khi thường xuyên được làm quen với điều kiện môi trường biến đổi.
Trên đây là 5 căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bố mẹ cần năm được đặc điểm và cách điều trị để con có được một sức khỏe tốt hơn nhé.

28/05/2022

Dạy bé đánh răng như thế nào là đúng cách?
Việc dạy bé đánh răng ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp hình thành thói quen chăm sóc răng miệng để bé có được hàm răng khỏe đẹp, tránh những nguy cơ dẫn đến các bệnh như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi và viêm nha chu.
Cha mẹ có thể hướng dẫn con cách làm sạch răng miệng khi bé được 18 tháng tuổi, lúc này khả năng phối hợp vận động của bé khá tốt, bé có khả năng bắt chước các hành động của bạn, việc hướng dẫn nên kéo dài đến khi bé thành thạo và đánh răng đúng cách.
dạy bé đánh răng
Nguồn: nhakhoanhantam.net
1. Tác dụng của việc đánh răng đúng cách
Đánh răng đúng cách giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn trên bề mặt răng và nướu, ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh do các mảng bám còn sót lại gây ra.
Nếu đánh răng mạnh và sai cách sẽ khiến răng, nướu bị xây xước gây chảy máu hoặc nhiễm trùng. Vì vậy cần phải đánh răng đúng cách để răng và nướu không bị tổn thương.
Giúp bảo vệ răng luôn chắc khỏe trên cung hàm và men răng không bị bào mòn.
Bên cạnh đó hàm răng khỏe, trắng đẹp làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ và giúp quá trình ăn uống ở trẻ trở nên dễ dàng.
Không chăm sóc tốt răng từ giai đoạn ban đầu thì sẽ ảnh hưởng đến việc mọc răng cũng như chất lượng của răng vĩnh viễn sau này, răng có thể mọc lệch lạc và lộn xộn.
dạy bé tập đánh răng
Nguồn: nganhynhakhoa.edu.vn
2. Đánh răng vào thời điểm nào là tốt nhất?
Răng bé ở giai đoạn dưới 2 tuổi còn khá yếu, chỉ nên dùng kem đánh răng cho trẻ em hoặc cho bé chải răng với nước sạch (tránh trường hợp bé chưa có ý thức ngậm và nuốt phải kem đánh răng).
Khi bé được 3 tuổi, dùng một lượng nhỏ kem đánh răng dành riêng cho trẻ và hướng dẫn bé chải răng nhẹ nhàng, đúng cách cả mặt trước và mặt sau của răng.
Đến khi bé được 6 tuổi, cha mẹ có thể yên tâm để bé tự đánh răng nhưng cần quan sát và hướng dẫn bé khi cần thiết.
Thời điểm tốt nhất để đánh răng là vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, nên đánh răng sau khi ăn ít nhất 30 phút hoặc sau khi ăn các loại thực phẩm đồ uống chứa nhiều axit để men răng không bị tổn thương.
Không nên đánh răng quá 3 lần/ngày, độ dài thời gian đánh răng lý tưởng thường kéo dài khoảng 2 – 3 phút.
3. Quy trình dạy bé đánh răng đúng cách
Bước 1: Làm sạch khoang miệng
Trước tiên, cho bé súc miệng bằng nước lọc để loại bỏ mảng bám trong khoang miệng hoặc cha mẹ có thể dùng chỉ nha khoa để lấy mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng – nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em.
Bước 2: Chuẩn bị bàn chải, kem đánh răng
Bàn chải nên chọn loại đầu nhỏ, lông mềm dành riêng cho trẻ em để phù hợp với khoang miệng của bé. Kem đánh răng lấy một lượng nhỏ như hạt ngô, chọn loại kem dành riêng cho bé có nguồn gốc tự nhiên như hương vị dâu, cam, táo và chứa các thành phần hữu cơ với hàm lượng fluor thấp, phù hợp với răng sữa của bé, cũng như an toàn cho con nếu lỡ nuốt phải.
Ngoài ra một tuýp kem đánh răng cùng với một bàn chải hình thù ngộ nghĩnh đáng yêu nhiều màu sắc theo sở thích của bé, sẽ thu hút được bé khiến bé yêu thích việc đánh răng hơn.
Bước 3: Thực hiện quy trình đánh răng đúng cách
Cầm tay trẻ đặt bàn chải nghiêng 1 góc 45 độ so với răng và nướu chải đều các mặt răng, chải cả răng hàm trên và răng hàm dưới, chải từ từ và từ trong ra ngoài. Đưa bàn chải xoay tròn nhẹ nhàng mặt ngoài của răng vừa không ảnh hưởng đến men răng vừa giúp sạch mảng bám.
Chải mặt trong của răng hàm trên và răng hàm dưới bằng động tác chải lên xuống – chải hàm trên hất xuống, hàm dưới hất lên. Tiếp đến đặt bàn chải song song với mặt nhai của răng kéo đi kéo lại khoảng 10 lần.
Quan sát kỹ để bé không nuốt phải bọt kem đánh răng, thỉnh thoảng yêu cầu bé há miệng ra để thở nếu không bé sẽ nuốt kem đánh răng vào trong.
Sau khi vệ sinh răng, dùng bàn chải chải lên lưỡi của bé nhẹ nhàng kéo từ trong ra ngoài để làm sạch mảng bám và vi khuẩn tạo mùi hôi.
cách dạy trẻ đánh răng
Nguồn: kienthucnhakhoa.edu.vn
Bước 4: Làm sạch răng và khoang miệng
Cuối cùng cho bé súc miệng lại với nước sạch nhiều lần để lấy hết hoàn toàn kem đánh răng trong miệng bé. Nhắc nhở bé rửa sạch bàn chải đánh răng, vẩy khô và cắm phần tay cầm xuống.
Cha mẹ hãy nói cho bé biết những tác hại mà việc không đánh răng gây ra cho sức khỏe, từ đó giúp bé ý thức hơn trong việc vệ sinh răng miệng. Nên dành cho bé những lời khen tốt đẹp và thỉnh thoảng cho bé những phần quà mà bé thích sau mỗi lần đánh răng.
Hi vọng rằng cha mẹ sẽ trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất trong việc dạy bé đánh răng, để giúp bé quen dần với việc đánh răng hằng ngày đồng thời thực hiện một cách thích thú và tự nguyện. Chúc các bạn thành công!

7749 bé đã dứt điểm táo bón 27/05/2022

BÉ THOÁT KHỎI TÁO MỘT LẦN VÀ MÃ.I MÃ.I
Chậm một ngày nguy cơ có thể gây biến chứng nứt kẽ ( Ung Th.Ư đại tràng) Та́о ßо́n càng để lâu 1 ngày càng nguy đến Bé sau này:
Không cần bơm thụt, không cần men vi sinh, chất xơ , các loại thuốc nhuận tràng vô tác dụng, Xử lí mọi cấp độ phân từ рһân ԁÊ , рһân kһÔ сứnɡ đến phân ԁίnһ máu, nứt kẽ һ mÔn, tất cả đều nhanh gọn trong 1 nốt nhạc
Hiểu được nỗi niềm của ba mẹ khi con vừa Та́о ßо́n vừa biếng ăn, sản phẩm tối ưu :
Ngày 2 gói Та́о ßо́n nặng mấy cũng khỏi.
hiệu quả :
-Sử dụng sau 3-5 ngày bé đi phân mềm và dễ dàng hơn.
-Chỉ sau 10 ngày bé tự đi vệ sinh không còn đau rát
-Hết 1 liệu trình không còn tái phát lại, hấp thụ chất dinh dưỡng.
Một lần dùng lợi đủ trăm đường, vừa kh.ỏi hẳ.n Tá.0 Bón, vừa tăng đề kháng cho con ,vừa không tốn tiền đi khám, mà lại điều trị ngay tại nhà:
An toàn hiệu quả chỉ sau 2 -3 ngày sử dụng;
☎ Cha mẹ lo lắng về tình trạng ТÁО ßÓN của con , chỉ cần Nhắn hoặc để lại Số Điện Thoại, nhận ngay Cẩm Nang Nuôi Con Khỏe, và giải pháp cho bé từ Chuyên Gia dinh dưỡng.
👉 Tiếc gì 3- 5 phút để Con ăn ngon ngủ
Zalo & Hotline 035.347.0098

7749 bé đã dứt điểm táo bón

23/05/2022

Cách giúp bé nhanh biêt nói giúp cho trí não phát triển
Thường xuyên nói chuyện để trẻ nhanh biết nói:
Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với trẻ về tất cả các vấn đề diễn ra trong cuộc sống, về những suy nghĩ, tình cảm của bạn đối với trẻ ngay từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ, trẻ vừa chào đời và lớn lên từng ngày nhé. Bạn tin không, dù chưa biết nói nhưng trẻ vẫn hiểu và cảm nhận được tất cả đấy, việc bạn thường xuyên nói chuyện với trẻ sẽ giúp chúng xây dựng vốn từ vựng ngay từ nhỏ và kích thích việc đáp trả lại bạn bằng hành động, bằng ngôn từ, từ đó trẻ nhanh biết nói hơn.chúng xây dựng vốn từ vựng ngay từ
Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc để trẻ nhanh biết nói:
Có thể bạn không biết nhưng các bé rất thích nghe nhạc đấy, đặc biệt là những bản nhạc có tiết tấu vui nhộn, bé sẽ lắc lư, nhịp nhàng theo điệu nhạc để cảm nhận giai điệu, ngôn từ trong đó. Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc vừa có tác dụng phát triển ngôn từ của trẻ vừa kích thích trẻ nhanh biết nói một cách hiệu quả đấy, có nhiều trẻ còn biết ê a theo điệu nhạc trước khi biết nói nữa mà.
Tăng cường việc giao tiếp với trẻ:
Cho dù trẻ chưa biết nói, nhưng bạn hãy tích cực giao tiếp với trẻ, khi trẻ cười, khi trẻ khóc hãy tích cực đáp lại, hãy hiểu và cảm nhận sự khác nhau trong tiếng khóc của trẻ, trẻ khóc vì đói, trẻ khóc vì mệt, trẻ khóc vì làm nũng,… khác nhau như thế nào, sự đáp lại của bạn sẽ dần hình thành cho trẻ thói quen về giao tiếp là phải có sự cho đi và nhận lại nhé. Có như thế mới kích thích trẻ nhanh biết nói một cách hiệu quả nhất.
Thường xuyên đưa trẻ đến những nơi công cộng:
Đó có thể là những bữa tiệc của gia đình, siêu thị, công viên, … đây là cách giúp trẻ phát triển sự tự tin, nhanh nhẹn, không ngại giao tiếp sau này, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với những điều mới lạ, kích thích khả năng ham học hỏi, ham tìm hiểu và phát triển ngôn ngữ, hình thành kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả hơn, nhanh biết nói hơn. Thực tế, những đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, thường xuyên được đến những nơi công cộng, đông người vẫn nhanh biết nói hơn những đứa trẻ vốn nhút nhát, e ngại giao tiếp đấy.
Hát cho trẻ nghe và dạy trẻ hát
Để trẻ nhanh biết nói, bạn hãy thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát vui nhộn, ngôn từ dễ hiểu, trong sáng dành cho thiếu nhi, hãy hát đi hát lại và dạy trẻ hát theo bạn. Cứ như thế, dần dần sẽ thuộc lời bài hát, góp phần làm phong phú vốn từ của trẻ một cách hiệu quả, từ đó kích thích trẻ nhanh biết nói, nói tốt hơn, nói hay hơn đấy nhé.

23/05/2022

CON NGẠT MŨI MẸ ĐỪNG CHỦ QUAN
Ngạt mũi “gây phiền phức” quá nhiều cho các bé vào ban đêm. Khiến trẻ phải thở bằng miệng, cổ họng khô rát, virut vi khuẩn dễ dàng xâm nhập dẫn đến nguy cơ viêm họng, viêm phế quản.
Lý do khiến tình trạng ngạt mũi thường diễn ra nhiều vào ban đêm, khi ngủ là vì vào ban ngày, trẻ đang ở tư thế vận động, các chất tiết thoát ra ngoài một cách dễ dàng.
Nhưng ban đêm là lúc trẻ phải ở tư thế nằm, khi đó các chất tiết ứ đọng trong cổ kéo dài đến mũi như đờm, nhớt không thoát ra được, kích thích gây ho và làm gia tăng tình trạng nghẹt mũi, khò khè, thậm chí khó thở ở trẻ.
Sau đây, tôi sẽ chỉ cho mẹ một số điều để giúp con hết nghẹt mũi, dễ thở khi ngủ vào ban đêm:
1. Chườm khăn ấm lên tai
Do hai bên tai có những dây thần kinh giúp điều tiết lưu thông máu ở mũi. Trong khi đó, tai – mũi – họng là những bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, khi gặp nhiệt độ cao và hơi ấm từ khăn, huyết quản sẽ giãn ra giúp lỗ mũi thông thoáng hơn. Nhờ thế bé sẽ dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn.
2. Làm ấm lòng bàn chân, vùng lưng, ngực
Cách này rất đơn giản lại hiệu quả và có thể thực hiện được cho cả những bé sơ sinh đó là thoa dầu nóng vào lòng bàn chân. Massage làm ấm lên sau đó mang tất cho bé (bao chân) để giữ ấm. Tương tự, mẹ có thể xoa 1 ít dầu này làm ấm cổ (giúp cổ bớt rát sau cơn ho), bôi phía sau lưng và trước ngực để giảm được những triệu chứng ngạt mũi do cảm cúm, hắt hơi xổ mũi.
3. Kê cao gối hoặc cho trẻ nằm nghiêng
Khi bị ngạt mũi, mẹ cần làm việc vì nó rất cần thiết nếu muốn bé dễ thở hơn và có một giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, khi kê cao gối cho bé, mẹ chú ý cần kê hẳn một phần vai của con lên gối bởi như thế mới thực sự mang lại sự thoải mái cho bé. Nếu không, còn sẽ bị mỏi cổ, không tốt cho sức khỏe về sau. Hoặc có thể cho bé nằm nghiêng
4. Day nhẹ cánh mũi
Đây cũng là cách tốt giúp giảm ngạt mũi, khó thở hiệu quả. Mẹ chỉ cần dùng 2 ngón trỏ hoặc 2 ngón áp út (để lực tác động vừa phải) nhẹ nhàng day, vuốt dọc hai bên sống mũi. Khi sống mũi của trẻ nóng lên, khí huyết lưu thông dễ dàng hơn nên cảm giác ngạt mũi của bé sẽ thuyên giảm rõ rệt. Lặp lại động tác này nhiều lần, bé sẽ dễ thở và ngủ sâu giấc.
5. Nhỏ nước muối sinh lý
Điều cuối cùng mẹ cần làm là nhỏ 1 giọt cho mỗi lỗ mũi của bé, để khoảng 2 phút rồi dùng bông sạch lau sạch mũi cho bé.
Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc cho nước muối ngấm làm mềm gỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day(làm nhẹ nhàng) mũi bé để gỉ mũi mềm và b**g ra.
Làm hết các bước này trẻ có thể thở dễ dàng thở và ngủ không bị thức giấc

Want your practice to be the top-listed Clinic in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Address


85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Hà Nội
Hanoi
10000

Other Health & Medical in Hanoi (show all)
Mỹ phẩm Nga chính hãng Mỹ phẩm Nga chính hãng
Thanh Xuân
Hanoi, 100000

Hỗ Trợ Điều Trị Dạ Dày Người Việt Tại Nước Ngoài Hỗ Trợ Điều Trị Dạ Dày Người Việt Tại Nước Ngoài
Hanoi, 10000

- 100 người dùng 99 người hiệu quả - Sản phẩm chính hãng - Bộ Y Tế kiểm định cấp phép.

Viên Dạ Dày Ngự Y Mật Phương 8 Viên Dạ Dày Ngự Y Mật Phương 8
Số Nhà 20 Ngõ 23 Lê Văn Lương
Hanoi

CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI TRỰC TUYẾN NHẤT NHẤT Số 20 Lô 05 khu 4.1CC phường Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội

Avisure Hical Chính Hãng- Bổ bầu tối ưu, chuẩn hàm lượng khuyến cáo Avisure Hical Chính Hãng- Bổ bầu tối ưu, chuẩn hàm lượng khuyến cáo
Hanoi

Avisure Hical - Canxi Nano tự nhiên tối ưu - luôn đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Hito Canxi-Tăng Chiều Cao HY Hito Canxi-Tăng Chiều Cao HY
Chùa Láng, Đống Đa
Hanoi, 100000

Sản phẩm Hito – Bí Quyết tăng CHIỀU CAO toàn diện cho mọi lứa tuổi

Nhà Thuốc Bình An cs6 Nhà Thuốc Bình An cs6
288 Trần Đăng Ninh, Vân đình, ứng Hòa, Hà Nội
Hanoi

Thiên Mã Nam giúp cải thiện triệt để tình trạng YSL

Tinh dầu trị ho , sổ mũi, ngạt mũi Tinh dầu trị ho , sổ mũi, ngạt mũi
Phú Hạ/Minh Phú/Sóc Sơn/Hanoi
Hanoi, 12345567890

Vì sự nghiệp nuôi con không cần kháng sinh. Tinh dầu Lợi An rất vui vì được các mẹ tin tưởng

Nguyễn Tâm - Sữa hạt tiểu đường NutriZabet 247 Nguyễn Tâm - Sữa hạt tiểu đường NutriZabet 247
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
Hanoi, 10000

Hỗ trợ điều trị tiểu đường toàn diện

Trung tâm Gây mê & Hồi sức ngoại khoa- BV Hữu nghị Việt Đức Trung tâm Gây mê & Hồi sức ngoại khoa- BV Hữu nghị Việt Đức
40 Tràng Thi
Hanoi, 11000

Những điều thú vị về con người,hoạt động của TTGMHSNK-BV VĐ,những kiến thức về GMHS,phẫu thuật,y khoa

Hito Canxi-Tăng Chiều Cao HY2 Hito Canxi-Tăng Chiều Cao HY2
185 Chùa Láng, Đống Đa
Hanoi, 1000000

Sản phảm Hito bổ sung CAN.XI HƯU C.Ơ tă.ng chiều c.ao phù hợp với mọi lứa tuổi

Cải Thiện Xương Khớp - Diasure Cải Thiện Xương Khớp - Diasure
Khu đô Thị Bắc Hà Mộ Lao, Hà Đông
Hanoi, 12110

Sweet chuyên về thời trang công sở nữ thiết kế với chất liệu ngoại nhập - phom dáng chuẩn