Hoàng Thu Thủy

Hoàng Thu Thủy - Người kiến tạo làn da đẹp thực sự từ bên trong (Tâm thức)

10/10/2022

SỐNG VỚI CÁI ĐANG LÀ!

Thưa Thầy, con hiểu triết lý "sống với cái đang là" và con cũng rất hạnh phúc khi sống như vậy.

Tuy nhiên, con có câu hỏi như thế này: Nếu mình sống với cái đang là rồi làm sao mình thay đổi xã hội được ?

Xã hội vẫn đầy rẫy những vấn đề, những bất công, nghèo đói, chẳng lẽ mình khoanh tay đứng nhìn hay sao ?

Nhưng nếu mình ra tay hành động thì mình đang sống với một lý tưởng, một cái mình muốn trở thành, không còn sống với cái đang là nữa. Xin Thầy từ bi giúp con tháo gỡ vấn đề này.

Con cảm ơn Thầy!

TRẢ LỜI:

Xã hội xáo trộn, bất an, đau khổ chính vì mỗi người đã và đang phá mất trật tự vận hành của "sự sống đang là".

Trải qua biết bao triệu triệu năm thế giới vẫn chưa có một ngày thật sự bình an, dù họ cố gắng ra tay hay chỉ đứng khoanh tay!
Lý do rất đơn giản là vì không ai chịu trở về sống với trật tự vận hành của đời sống "như nó đang là" mà luôn tạo ra xáo trộn bởi những tương khắc trong "tưởng là", "cho là", "phải là", "sẽ là" hoàn toàn khác nhau giữa mỗi thành viên.

Ảo tưởng "trở thành cái sẽ là lý tưởng" là đầu mối của mọi hỗn loạn, bất an và đau khổ.

Đừng nói tới vĩ mô xã hội quá lớn, chỉ trong mối quan hệ vi mô đơn giản nhất của đôi vợ chồng đến với nhau bằng trái tim tràn đầy tình yêu, thế mà có bao giờ họ thực sự có an bình hạnh phúc không?

Vì sao? Chính là vì mỗi người muốn trở thành theo "cái lý tưởng" của riêng mình mà không đối diện với sự thật như nó đang là. Bởi vậy mới có câu "đồng sàng dị mộng". Nếu không có dị mộng để theo đuổi những lý tưởng phải là, sẽ là, mỗi người mỗi hướng thì đâu có chiến tranh, bất công và đau khổ nhiều đến thế, phải không? Mảnh đất bình an chỉ có trong lòng mỗi người, và chỉ khi tâm bình thế giới mới bình.

Con muốn tái tạo trật tự xã hội theo quan niệm của con phải không? Thế thì chắc chắn ít nhất một người nào đó sẽ có quan niệm cải tạo xã hội kiểu khác, vì vậy mà thế giới luôn "mang lại trật tự" bằng chiến tranh, bằng xung đột, bằng "lý của kẻ mạnh luôn luôn thắng" nên thực tế chỉ làm mất trật tự thêm thôi, tránh sao không đầy dẫy bất công và nghèo đói.

Con đường duy nhất đem lại an bình, trật tự là mỗi người biết trở về với thực tại như nó đang là, chỉ ở đó mới có thể trọn vẹn với thực tánh chân đế, hay ít nhất cũng có thể chuyển hoá được nhận thức và hành vi cho đúng tốt để đem đến an bình trật tự cho mình và người trong cộng đồng xã hội mà thôi...
..Trở về chính mình để lắng nghe, quan sát thực tại ngay nơi thân, nơi các cảm giác, nơi những trạng thái nội tâm v.v… thì mới hiểu ra chính mình và từ đó mọi sự sẽ được chuyển hóa tận gốc. Đây chính là nguyên lý tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác trong thiền Vipassanà: Chuyển hóa vấn đề ngay nơi nó phát sinh. Những điều làm cho con căng thẳng cũng chính là điều mà từ đó con học ra được biết bao bài học về bản chất chính mình và đời sống.

Những vị thầy, những người bạn tốt chỉ là người sẵn sàng trợ giúp và chia sẻ với con thôi, chính con mới là người tự mình giác ngộ giải thoát.

Đức Phật dạy “Mỗi người là nơi nương tựa của chính mình, không ai khác là nơi nương tựa của mình được” (Attà hi attano nàtho, ko hi nàtho parosiyà).

Vậy “mỗi người hãy là hòn đảo cho chính mình”, vì “tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất” (Attà have jitam seyyo).

Trong Kệ Pháp Cú 165 đức Phật dạy:

Làm điều xấu tốt do mình
Nhiễm ô thanh tịnh nhục vinh cũng là
Không ai tốt xấu dùm ta
Tự mình giác ngộ vượt qua não phiền.

Chúc con tìm thấy an lạc nơi chính mình.

HT Viên Minh. Trích Hỏi & Đáp trungtamhotong.org

06/10/2022

HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

1. Hạnh phúc không phụ thuộc điều kiện, hoàn cảnh sống mà phụ thuộc nơi thái độ sống.

2. Hạnh phúc ở ngay nơi sự sống chứ không phải hi sinh sự sống để đổi lấy hạnh phúc.

3. Hạnh phúc không ở nơi tìm cầu, mà ở nơi phát hiện, vì hạnh phúc luôn luôn có sẵn.

4. Hạnh phúc ở khắp mọi nơi chứ không chỉ là kho báu trong tâm tưởng.

5. Hạnh phúc là khả năng hưởng thụ vẻ đẹp muôn màu của đời sống nên ko cần chọn lựa để sở hữu gam màu lý tưởng.

6. Hạnh phúc không phải là thỏa mãn điều mình khao khát vì chính khi không còn khao khát điều gì hạnh phúc liền xuất hiện.

7. Hạnh phúc chỉ xuất hiện khi bặt dứt mọi ý đồ đuổi bắt nó vì mọi ý đồ nắm bắt hạnh phúc đều đưa đến bất hạnh.

8. Hạnh phúc lập tức đến ngay khi không cần nó nữa.

9. Hạnh phúc ko phải là quan nịêm còn quan niệm về hạnh phúc tức chưa có nó.

10. Hạnh phúc chỉ có trong chính mình đừng tìm kiếm bên ngòai.

11. Hạnh phúc không lấy được nhưng lại cho được vì vậy càng cho đi hạnh phúc càng lớn.

12. Hạnh phúc đích thực thì ko tách rời đau khổ nên nếu mưu cầu hạnh phúc thì chỉ tìm thấy khổ đau.

13. Hạnh phúc có sẵn trong tay nhưng vì vươn tay nắm bắt nên nó vụt mất.

14. Hạnh phúc thật bình thường, không phải là cái phi thường.

15. Hạnh phúc không thể mua vì chẳng ai bán cả.

16. Hạnh phúc không thể đo lường vì nó là vô lượng.

17. Hạnh phúc không đồng nghĩa với sung sướng, không phản nghĩa với khổ cực vì sung sướng hay khổ cực chỉ là hai mặt của bất hạnh.

18. Hạnh phúc nào tạo dựng được thì chỉ là hư ảo. Hạnh phúc chỉ có thực khi nó là niềm an lạc thoát khỏi mọi sự tác thành.

Trích Lời HT Viên Minh
Trungtamhotong.org

Nghiệp Cứ Trả Phước Cứ Làm Đạo Cứ Tu - TT. TS. Thích Chân Quang 05/10/2022

NGHIỆP CỨ TRẢ

“Nghiệp” cứ trả, tức là do trước khi biết Phật pháp, ta không biết được Luật Nhân Quả, không biết thế nào là chấp ngã, là vô ngã, không biết điều nào là điều thiện, điều nào là điều ác, không biết đúng không biết sai. Vì vậy ta tạo một mớ tội mà không biết đó là tội thì gọi là vô minh. Cho nên chư Phật, Thánh thần không trách ta vì biết rằng: “Tội nghiệp chúng sinh là vô minh tăm tối nên các Ngài thương”. Tuy Phật thương, nhưng còn điều sai ta đã làm thì vẫn phải trả quả báo, không tránh đâu được, cái đau là chỗ đó. Mà khi trả nghiệp thì không dễ chịu chút nào, vì ta đã gây khổ cho người khác.

Bây giờ biết đạo rồi, và cũng biết rằng trong quá khứ vì vô minh ta cũng đã lỡ tạo nghiệp thì quả báo sẽ phải đến. Và người đệ tử Phật của ta quan niệm rằng: Thôi! nghiệp cứ trả, có nghĩa là chấp nhận, chịu đựng, không nản lòng. Ở đây, Thượng toạ muốn nhấn mạnh đến quan niệm “cứ” trả của một người đệ tử Phật rất khác với một người không biết Phật pháp, họ trốn nghiệp không chịu trả là chỗ:

- Thứ nhất, khi đau khổ tới thì người không biết đạo họ xoay sở đủ cách để tránh (tránh bệnh, tránh tật, tránh nạn) và trong khi xoay sở đủ cách đó, có khi họ tạo nghiệp mới nữa mà còn ác hơn. Trong khi người biết đạo, nghiệp cứ trả, họ chấp nhận khổ đau, chấp nhận đối diện cả với cái chết, miễn đừng gây nghiệp mới. Do vậy, mỗi khi thấy tai hoạ tới mà ta xoay sở đủ cách để tránh, coi chừng mình rơi vào trạng thái của người không biết đạo. Nếu tránh được ta cũng tránh chứ không thụ động, không buông xuôi, nhưng bằng cách nào đó chứ không chấp nhận gây tội thêm nữa.

- Thứ hai, khi nghiệp tới, ví dụ như khi bị phá sản, cơ nghiệp suy sụp, gia đình tan nát, mắc bệnh không trị được, v.v… người không biết đạo thì quýnh quáng, bất an, khổ đau, buồn rầu; còn người biết đạo thì chấp nhận bình thản. Như vậy mới gọi là nghiệp “cứ” trả. Thế nhưng, người nào trong cái trả nghiệp đó mà bình thản được thì gọi là người có đạo lực tu hành. Biết nhau tu giỏi hay không là lúc trả nghiệp."

Nguồn: https://www.facebook.com/detuthientonphatquang/posts/1520133568291384/

Video: https://www.youtube.com/watch?v=2zsDYgG9mEs

Đệ Tử Thiền Tôn Phật Quang
Chúng Thanh Niên Phật Tử Phật Quang - Tp.HCM

Nghiệp Cứ Trả Phước Cứ Làm Đạo Cứ Tu - TT. TS. Thích Chân Quang NGHIỆP CỨ TRẢ PHƯỚC CỨ LÀM ĐẠO CỨ TUThuyết giảng: Thượng tọa Tiến sĩ Thích Chân Quang Giảng tại: Chùa Vạn Phước, Bà Rịa Vũng TàuNgày: 18/09/2011Số giấy p...

30/09/2022

Mạnh mẽ vốn được nuôi dưỡng trong trải nghiệm khắc nghiệt chứ không phải trong sự dễ dàng 🌿

Photos from Hoàng Thu Thủy's post 29/09/2022

Khi mọi người yêu thương được nhau rồi
Thì không cần nói gì, hạnh phúc vẫn ngập tràn!

27/09/2022

Con ạ!
Tất cả mọi thứ trên đời đến với mình đều có một ý nghĩa duy nhất là để xem... TÂM mình phản ứng như thế nào?

Nếu con phản ứng với thái độ bình tĩnh, sáng suốt, rõ biết thì ngay đó là Đạo Đế và Diệt Đế. Còn nếu con phản ứng với thái độ tham sân si thì chính là Khổ Đế và Tập Đế.

Thầy Viên Minh
Trà Đạo Bửu Long (Chủ Nhật 25/09)

24/09/2022

MỘT MÌNH VÀ CÔ ĐƠN

Sống một mình mới thực sự là phép màu vĩ đại nhất. Nhu cầu của bạn về người khác đã biến mất. Bạn không có khoảng trống nào, bạn không thiếu cái gì, bạn không có khiếm khuyết nào - bạn đơn giản hạnh phúc với chính bản thân mình. Bạn không cần cái gì cả, phúc lạc của bạn là vô điều kiện. Vâng, nó là phép màu vĩ đại nhất trên thế giới.

Có khác biệt rất lớn giữa cô đơn và một mình. Khi bạn cô đơn bạn nghĩ tới người khác, bạn thiếu người khác. Cô đơn là trạng thái tiêu cực. Bạn cảm thấy rằng nếu như người khác có đó thì sẽ tốt hơn - bạn của bạn, vợ bạn, mẹ bạn, người yêu của bạn, chồng bạn. Nếu người khác có mặt thì thật là tốt, nhưng họ lại không có đó.

Cô đơn là sự thiếu vắng người khác. Một mình là sự hiện diện của bản thân mình. Một mình rất tích cực. Nó là sự hiện diện, sự hiện diện tràn ngập. Bạn tràn đầy hiện diện tới mức bạn có thể rót đầy toàn thể vũ trụ bằng sự hiện diện của mình và không có nhu cầu về bất kì ai.

Điều này không có nghĩa là người biết sống một mình không có khả năng sống với người khác. Thực tế chỉ người đó mới có khả năng sống tốt cùng với người khác. Bởi vì người đó có khả năng ở với chính mình nên người đó trở nên có khả năng ở với người khác. Nếu bạn không có khả năng ở cùng bản thân mình, làm sao bạn có thể có khả năng ở cùng người khác được? Ngay cả với bản thân mình mà bạn còn không có khả năng sống trong tình yêu sâu sắc, trong vui sướng - thì làm sao bạn có thể sống cùng người khác được?

Người hạnh phúc với bản thân mình thì tràn đầy tình yêu, tuôn chảy. Người đó không cần tình yêu của người khác, do đó người đó có thể cho. Khi bạn đang thiếu thốn, làm sao bạn có thể cho được? Bạn là kẻ ăn mày. Và khi bạn có thể cho, nhiều tình yêu lại tới với bạn. Đó là sự đáp ứng, sự đáp ứng tự nhiên. Bài học thứ nhất của tình yêu là học cách ở một mình.

Hãy thử điều đó đi, để có cảm giác ấy. Thỉnh thoảng hãy ngồi một mình. Hãy thử mà xem. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy cô đơn thế thì cái gì đó còn thiếu trong con người bạn, thế thì bạn vẫn chưa có khả năng hiểu mình là ai.

Bạn đã trở nên quá quen; ý tưởng về người khác đã trở thành thâm căn cố đế, nó đã trở thành thói quen máy móc, nên khi bạn bỏ lỡ nó, bạn cảm thấy mình trống rỗng, cô đơn, rơi vào trong vực thẳm. Nhưng nếu bạn cho phép và cứ rơi vào trong vực thẳm đó, chẳng mấy chốc bạn sẽ nhận ra vực thẳm này đã biến mất, và cùng với vực thẳm đó tất cả mọi gắn bó ảo tưởng đã biến mất. Thế thì phép màu vĩ đại nhất xảy ra - rằng bạn đơn giản hạnh phúc chẳng bởi lí do nào cả.

Hãy nhớ, khi hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào người khác, thì bất hạnh của bạn cũng sẽ phụ thuộc vào người khác. Nếu bạn hạnh phúc bởi vì người đàn bà yêu bạn, bạn sẽ trở nên bất hạnh nếu cô ấy không yêu bạn. Nếu bạn hạnh phúc vì một lí do nào đó, vì một cái gì đó, thế thì một ngày khi lí do đó không còn đó nữa, bạn sẽ trở nên bất hạnh.

Phụ thuộc vào người khác là phụ thuộc thôi - nó là sự tù túng, nó là sự phụ thuộc, và chúng ta không bao giờ có thể cảm thấy thực sự phúc lạc được. Hạnh phúc của bạn đơn giản là của riêng bạn, bạn không vay mượn nó từ bất kì ai. Không ai có thể lấy được nó.

Trước hết bạn sẽ phải chịu đựng sự cô đơn. Hãy chịu đựng nó, hãy đi qua nó. Bạn phải trả giá cho nó. Việc chịu đựng sự đơn độc này chính là việc trả giá cho nó. Bạn sẽ được lợi lạc vô cùng.

Trước hết hãy trở thành một mình. Hãy bắt đầu tận hưởng bản thân mình, hãy yêu lấy bản thân mình. Trước hết hãy trở nên hạnh phúc đích thực tới mức nếu không có ai cũng chẳng thành vấn đề gì. Bạn tràn đầy, tuôn chảy. Bạn không chờ đợi ai đó tới và gõ cửa. Bạn ở nhà - nếu ai đó tới, tốt. Nếu không ai tới, điều đó cũng tốt. Thế rồi hãy đi vào trong mối quan hệ. Bây giờ bạn đi giống như người chủ, không như kẻ ăn xin. Bây giờ bạn đi giống như hoàng đế, không như kẻ ăn xin.

Cô đơn là sự phụ thuộc, một mình là cực kì độc lập. Người biết sống một mình cảm thấy dường như mình là toàn thể thế giới, toàn thể sự tồn tại!

*** OSHO { } 💜

Nam-mô Phật Pháp Tăng Tam Bảo
Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

24/09/2022

VỀ VỚI CHÍNH MÌNH

Trong bất kỳ hoạt động nào, mỗi khi tâm ta tĩnh lặng và có ý thức, ta có cơ hội tiếp xúc với chính mình. Phần lớn thời gian chúng ta đi mà không biết rằng mình đang đi. Chúng ta đang đứng đây mà không biết là mình đang ở đây, tâm ta đã đi xa hàng nghìn dặm. Chúng ta sống, mà không biết là mình đang sống. Chúng ta tiếp tục đánh mất chính mình. Vì vậy, an tịnh thân tâm, và ngồi chỉ để có mặt với chính mình là một hành động cách mạng. Hãy ngồi xuống và chấm dứt sự rong ruổi.

Khi ngồi xuống, ta có thể trở về tiếp xúc với chính mình. Ta không cần một chiếc iphone hoặc một chiếc máy vi tính để làm chuyện đó. Ta chỉ cần ngồi xuống trong chánh niệm và thở vào, thở ra ý thức thì chỉ trong vài giây, ta sẽ trở về tiếp xúc với chính mình. Ta biết được những gì đang xảy ra – trong thân thể, trong những cảm thọ và trong nhận thức. Ta đã trở về nhà, và ta có thể chăm sóc ngôi nhà của mình đàng hoàng.

Có thể ta đã đi khỏi nhà mình một thời gian dài và ngôi nhà của ta đang lộn xộn, bừa bãi. Chúng ta thật có lỗi biết bao nhiêu khi phớt lờ những gì mà cơ thể chúng ta đang cảm nhận. Những cảm xúc nào đang trỗi dậy trong chúng ta? Những tri giác sai lầm nào đang dẫn dắt suy nghĩ và lời nói của chúng ta?

Thực sự quay về nhà có nghĩa là ngồi xuống và có mặt với chính mình, thiết lập lại truyền thông với chính mình và chấp nhận tình trạng hiện tại. Cho dù đó là một bãi chiến trường, ta cũng có thể chấp nhận nó, và đó là khởi điểm để thay đổi thái độ (định hướng lại chính mình) nhằm đi xa trên một hướng đi tích cực hơn. Cho dù chúng ta đang có những rối loạn đặc biệt của riêng mình, chúng ta vẫn có thể tìm ra không gian cho sự yên tĩnh mỗi ngày, giúp chúng ta có được bình an cho tình trạng đó, thậm chí có thể chỉ cho chúng ta một hướng đi mới để ra khỏi đám hỗn độn đó.

[…]
Trích trong sách “Tĩnh lặng” _ Sư Ông Làng Mai
Nguồn: Hiểu Và Thương

Photos from Hoàng Thu Thủy's post 16/09/2022

Chào ngày mới thương yêu bằng nụ cười tử tế 🥰
Yêu các bạn lắm lắm 😘

12/09/2022

...LO LẮNG

Nếu chúng ta bệnh thì bệnh nó là một điều bình thường trong cái bất thường, điều có quy luật tác động để bệnh nó xảy ra. Ta hãy quan sát, bệnh là vô thường, thay đổi. Bệnh chỉ đau. Đau là vô thường. Vô thường là đến rồi sẽ đi. Sanh rồi sẽ diệt. Đau rồi sẽ hết đau. Bệnh rồi sẽ hết bệnh. Bệnh là do thức ăn (những gì chúng ta ăn, tư tưởng, xúc chạm), thời tiết, tâm trạng và nghiệp nhân quả (hậu quả của các hành động). Kiếp trước gieo nhân sai lầm thì kiếp này nhận quả, ngày trước ăn bậy thì hôm nay đau bụng. Quá công bằng. Khi trả quả xong thì hết bệnh. Chúng ta phải vui vì điều này. Dù chúng ta bệnh chết cũng phải vui. Vui vì chúng ta đã trả nợ nhân - quả. Kiếp sau chúng ta sẽ khỏe mạnh, ít bệnh và an vui hơn kiếp này (ngày trước và ngày nay).

Hãy tin Phật, và sự nương tựa vào Đạo. Tôi là người mang nhiều bệnh nhưng tôi không sợ bệnh đang mang, không sợ chết. "Chết là điều tất yếu, sẽ xảy đến cho mỗi người chúng ta, không ai tránh khỏi. Hãy sống an vui, tử tế, có ý nghĩa trong những ngày ta còn sống trên cõi đời nầy". Chúng ta cứ học cách sống an tịnh và sống như vậy. Lặng lẽ cảm nhận cuộc sống này. Và học nhiều điều từ cuộc sống này. Giác ngộ - giải thoát hay không là ở nơi thân tâm, và cuộc sống đầy khổ này. Khổ đau hay Niết bàn là do thái độ và nhận thức của tâm này. Hãy có hành vi và nhận thức thiện lành thì chúng ta sẽ giảm bớt khổ đau.

Khi có bệnh thì biết mình đang bệnh. Đau thì thì biết mình đang đau. Cứ cảm nhận trọn vẹn cơn đau đó. Đừng khởi ý nghĩ đừng bệnh, đừng đau. Đừng lo lắng và đau khổ vì lo lắng và đau khổ là liều thuốc độc khiến bệnh và cơn đau diễn ra lâu hơn, nặng hơn. Chỉ khiến sự việc khổ đau hơn. Khi bệnh hãy giữ tâm trạng bình thường. Quán sát mọi thứ một cách khách quan - không kiểm soát; hoặc tập trung vào hơi thở - thở vô biết thở vô, thở ra biết thở ra. Thở ngắn hay thở dài mình điều cảm nhận được trọn vẹn hơi thở đó. Có thể niệm «Buddho, Buddhaṃ - Dhammaṃ - Sanghaṃ, SammasamBuddho» chúng ta chọn một ân Đức rồi niệm để tâm được yên tĩnh hơn. Hãy tập làm quen với cơn đau để khi đến lúc sắp chết thì chúng ta không lo sợ mà an nhiên tự tại ra đi nhẹ nhàng.

Bệnh không khổ mà chỉ đau
Khổ là vì lo lắng
Khổ là vì khó chịu
Khổ là vì mong cầu
Khổ là vì chấp trước
Khổ là vì bám víu sai lầm
Thân đau thôi đừng để cho tâm bất an, đau khổ.

Hãy thấy,
Hãy biết,
Hãy sống,
Với tâm bình an, tĩnh lặng.

Hãy hít thở và tận hưởng kiếp sống này. Thân người khó được. Pháp Phật khó gặp. Thực hành đúng chánh pháp lại càng khó hơn.
Nay được thân người và gặp Phật pháp thì hãy hoan hỉ và tin vào và thực hành như thế.

~Thầy Viên Minh.

Photos from Hoàng Thu Thủy's post 12/09/2022

Lắng nghe con bằng trái tim thấu hiểu ❤️
Biết ơn 🙏

10/09/2022

...Hay biết mọi thứ khi bạn đang làm - bạn cũng không cần phải dùng đến ngôn từ để niệm thầm hay ghi nhớ các hành động đó. Mọi sự xúc chạm - không cần thiết phải niệm câu gì hay tụng đọc cái gì cả - chỉ cần hay biết nó. Cái "hay biết và ghi nhận mọi sự xúc chạm" này chính là cái tôi muốn các bạn thực hành.

Trích "NGÔI NHÀ CHÁNH NIỆM" Thiền sư U.Jotika
Phần: 2) Tôi đây chẳng có cửa nhà,
Chỉ có chánh niệm mái nhà che thân

06/09/2022

Chân Đế, Tục Đế:

+ Chân đế là sự thật trong bản chất tự nhiên của mọi sự mọi vật, hay nói cách khác là sự thật như nó đang là...

+ Tục đế là sự thật do con người chế định hoặc qui ước với nhau về sự vật hay những vấn đề trong cuộc sống. Nói cách khác là sự thật mà con người cho là, nghĩ là, hay công nhận với nhau là...

Khi trí tuệ chưa được khai mở thì người ta không thấy ra chân đế mà chỉ thấy tục đế, nên chỉ sống theo quan niệm hay qui tắc do xã hội hay con người qui định, do đó mới có sự bất đồng giữa quan niệm này và quan niệm khác, giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa ý thức hệ này với ý thức hệ khác.v.v...

- Thầy Viên Minh -
trungtamhotong.org
Nguồn: Trang Mai

26/08/2022

Bình an nội tại
Nguyện dùng sự dịu dàng để đi hết năm tháng

Nhẫn nại một chút, khiêm nhường một chút.
Lòng rộng mở, bao dung.

An trú và thanh thơi bạn nhé !

☘️

24/08/2022

Không vội vàng, thật vững vàng, thật kiên định 🙏

24/08/2022

Kính thưa Thầy,

Con trên 30 tuổi và là mẹ đơn thân đang sống với đứa con trai còn nhỏ và một mẹ già. Trước đây gia đình con rất giàu có, hiện tại thì cả nhà đều lâm vào khó khăn, con cháu tuy được đầu tư ăn học nhưng chẳng ai làm nên sự nghiệp gì cả, thậm chí còn ngỗ nghịch nữa. Theo sự hiểu biết của con thì đó là nghiệp.
Cha con mất lúc con còn nhỏ tuổi. Kể từ đó gia đình con bắt đầu tan đàn xẻ nghé. Con là nạn nhân của bạo hành từ nhỏ nhưng con đã im lặng cam chịu và chưa một ai biết việc này cả. Con từng rất buồn và bị ám ảnh rất nhiều năm. Khi khôn lớn, tình duyên của con cũng rất lận đận. Con quen bạn trai và cũng rất đau khổ vì mối tình đó. Khi con có thai, anh ấy bỏ con đi, con khổ sở và nhẫn chịu, cũng không oán trách anh ấy. Con được biết đó là nghiệp kiếp trước của mình.

Giờ con thấy mình như người bất đắc chí, làm gì cũng sợ nghiệp. Con từng kinh doanh theo nghề của gia đình là bán sản phẩm làm từ ngành chăn nuôi, nhưng sau thấy trong lòng khó chịu, cảm thấy không thích hợp với nghề này.

Giờ con muốn đi tu nhưng mẹ con lớn tuổi rồi, các anh chị thì không ai ở được với mẹ, con trai con thì còn bé quá. Con từng thăm dò để cho bé xuất gia luôn nhưng bé chưa sẵn sàng.

Thời gian gần đây báo chí cứ nói về các tệ nạn xã hội, lòng con cứ hoang mang lo lắng cho con của con. Con cứ bị ám ảnh, rồi thêm chuyện tình duyên không trọn vẹn, con quen ai cũng có cảm giác sắp chia lìa họ và thường đều là do con tự cắt đứt những mối quan hệ này. Công việc thì con cứ lo sợ mình tạo nghiệp bất thiện. Đi tu thì sợ không ai chăm mẹ và con trai con. Con hoang mang lắm và con kính mong Thầy cho con xin một lời khuyên con phải làm gì?

Con xin cám ơn Thầy và kính chúc Thầy mạnh khoẻ.
Kính thư,
Con,
Nguyên Từ

Con,

Đọc thư của con thầy rất xúc động, nhưng con đừng buồn. Chúa nói rất đúng, rằng "kẻ nào chịu thiệt thòi trên thế gian này sẽ được ưu tiên trên nước Thiên Đàng", Lão Tử cũng nói "trong phúc có hoạ, trong hoạ có phúc". Tuy đây là kiếp sống mà con phải trả nghiệp, nhưng cũng chính nhờ nghiệp quả xấu mà con học ra bản chất vô thường, khổ, vô ngã của đời sống và con mới biết tới Đạo.

Con đừng vội xuất gia, cứ lo tròn bổn phận với mẹ, với con, qua đó mà phát huy trí tuệ và đạo đức. Đừng buồn phiền oán trách ai, cũng đừng chán ghét số phận vì đó chỉ là pháp vận hành đưa đến để giúp con thấy ra Sự Thật mà sớm thức tỉnh thôi.

Con nên nghe pháp thoại thầy giảng hàng ngày để thấm nhuần đạo lý
(website: trungtamhotong.org).
Không ai hạnh phúc hơn người thấm nhuần được đạo lý, lấy đạo vị làm niềm vui giữa cuộc đời đầy gian khổ này. Thấy ra sự khổ và nguyên nhân của nó chính là giác ngộ giải thoát, chứ không phải tìm chốn bình an. Một ngày kia khi con đã thấy ra chính mình và cuộc sống, lúc đó con xuất gia mới thật đúng ý nghĩa của nó.

Hãy tự tin, trong con có sẵn tánh giác là viên ngọc quý vô giá, không có bất cứ điều xấu xa tội lỗi nào có thể làm ô nhiễm được nó, ngược lại, chính nhờ những va chạm đầy nghiệt ngã giữa cuộc đời mới giúp con biết quay về chính mình để thấy ra nguồn hạnh phúc vô tận ấy. Hãy cảm ơn Pháp đã ban cho con những đắng cay trần thế để con biết trở về nguồn đạo nhiệm mầu.
Khi giác ngộ được điều này thầy đã thốt lên :

"Xin cảm ơn Thượng Đế (Pháp), cho ta giọt đắng này!"

Và nhận ra rằng:

"Tự do là ung dung trong ràng buộc
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau"

Chúc con đủ bình tĩnh sáng suốt để cảm ơn Pháp đã giúp con thấy được thế nào là sự "ưu tiên trên nước Thiên Đàng".

Thầy Viên Minh

Thư Thầy trò 74 (Viên Minh - Nguyên Từ)
Nguồn : trungtamhotong.org

22/08/2022

PHÂN BIỆT VÔ VI - HỮU VI
..Thưa Thầy, xin Thầy phân biệt cho con thấy cái làm vô vi và hữu vi nó khác nhau thế nào và làm sao để biết là mình đang hành vô vi?

Trả lời:

Hành theo giới-định-tuệ là vô vi, hành theo tham sân si là hữu vi.

+ Giới là KHÔNG làm việc ác.

+ Định là tâm KHÔNG loạn động.

+ Tuệ là KHÔNG vọng niệm.

Cho nên hành theo giới định tuệ là con đường KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC, VÔ CẦU nghĩa là vô vi vậy.

Khi bản ngã khởi lên tư tưởng tham-sân-si tức là vô minh ái dục có mặt thì liền có hành động tạo tác để trở thành, đó gọi là hữu vi...

Thầy Viên Minh - trích Hỏi & Đáp trungtamhotong.org

22/08/2022

...SỐNG TÙY DUYÊN THUẬN PHÁP VẪN LÀ LỰA CHỌN TỐT NHẤT TRONG MỌI TÌNH HUỐNG CỦA ĐỜI SỐNG

Thầy ơi! Suy nghĩ của con đi xuất gia như vậy có đúng không Thầy?

Con quan sát thấy ngày nay môi trường tu học thật sự đàng hoàng thì ít và con cũng rất lo sợ, vì đã vào chùa rồi thì mình khó mà đi ra.

Con muốn tìm một môi trường tốt, mọi người có ý thức tu hành đàng hoàng, có tình thương huynh đệ chứ không phải khoát lên áo tu rồi sống mệt mỏi với nhau trong chùa. Như vậy, tình yêu thương của mình sẽ mất dần, mình không còn thích sống ở chùa nữa và uổng phí đời tu, và chết trong hình tướng người tu, muốn ra mà ra không được, rồi mình làm những điều hư cho Phật giáo. Con có thể cảm nhận điều này ở rất nhiều người xuất gia.

Con nên về quê tu hay vào môi trường lớn để tu. Con thấy ở quê tuy túng thiếu một chút nhưng có lẽ không bon chen, cạnh tranh nhau như trong các chùa lớn, càng lớn thì càng phức tạp. Vả lại, ở quê con thấy sẽ cần sự trợ giúp và năng lực cống hiến của con nhiều hơn. “Ta về ta tắm áo ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, đồng thời nếu con ở quê thì sự trợ duyên của gia đình, bà con đôi khi cũng thuận lợi hơn.

Con cứ trăn trở hoài Thầy ạ, nên con chưa có mạnh dạn trong quyết định của mình.

Tìm môi trường tu như thế nào là phù hợp Thầy ạ? Con nghĩ mình cần phải sáng suốt để lựa chọn.

Con mong Thầy tư vấn giúp con.

TRẢ LỜI:

Con lý luận cũng đúng, nhưng lắm khi cuộc đời xảy ra không như lý luận của mình.

Hiểu biết để đừng nhầm lẫn là tốt, nhưng tốt nhất vẫn là nên sống tùy duyên thuận pháp, nghĩa là nếu duyên tại gia thì sống đời sống tại gia cho đúng tốt, nếu duyên xuất gia thì cũng sống đời sống xuất gia sao cho ý nghĩa.

Đôi lúc con nghĩ là mình chọn đường này đường kia, nhưng không ngờ đó cũng do nhân duyên đưa đẩy. Nếu thực sự duyên con là xuất gia thì dù có lập gia đình rồi con cũng xuất gia thôi, ngược lại nếu duyên con phải học bài học của người tại gia thì dù có xuất gia rồi trước sau cũng ra đời lấy vợ.

Vậy chuyện đó để pháp vận hành theo nhân duyên của nó, còn trước mắt là con nên sống trọn vẹn trong sáng với thực tại ngay đây và bây giờ để hiểu rõ mình và cuộc sống hơn thì rồi dù đời con đi theo hướng nào cũng đều phù hợp với nguyên lý giác ngộ giải thoát mà thôi...

Thầy Viên Minh - trích mục Hỏi & Đáp trungtamhotong.org

20/08/2022

“Khi gặp phải cảnh khổ
Đừng vội trách cuộc đời
Biết rõ mình ít phước
Thức tỉnh nhớ vun bồi

Khi gặp được niềm vui
Chớ vội khoe khoang quá
Biết rõ mình hưởng phước
Là phước sẽ cạn dần

Khi khổ đau ập đến
Lấy đó để rèn tâm
Khi sống trong dư đủ
Đừng quên giúp đỡ người

Có vài lời thầy dặn
Mong con trọn khắc ghi
Quý giá nhất trên đời
Là gặp Phật đúng lúc.”

Vô Thường.🙏🏻

16/08/2022

...VÔ TƯỚNG TU TẬP

Con quá chú trọng vào việc tu bên ngoài với phước hữu lậu (có phước nhưng còn phiền não) mà chưa quan tâm đến việc chuyển hoá nhận thức và hành vi bên trong (phước vô lậu, không phiền não).

Tu bên ngoài thường bị lộ rõ hiện tướng, mà phàm có tướng thì liền có tướng khác đối lập.

Tu thì nên "thối tàng ứng mật" nghĩa là lặng lẽ chiếu soi từ trong thâm tâm để trước hết là biết mình, khi đã phát hiện được hoạt động của thân tâm thì có thể tự chuyển hoá, và khi thân tâm đã được chuyển hoá thì nó tự ứng những hành động, nói năng, suy nghĩ đúng tốt mà không để lại dấu vết nào nên mọi người không thấy có gì để có thể đối lập cả.

Đó gọi là "vô tướng tu tập"...

- Thầy Viên Minh -

Trích : mục Hỏi & Đáp trungtamhotong.org
Yenlang page.

16/08/2022

Thưa Thầy, ba con ngày nào cũng ngồi đọc sách Phật nhưng gặp chuyện tới là sân, cái gì cũng cho người khác là sai và mình là đúng, không thèm nghe ai nói. Con không biết khuyên ba con thế nào nữa, xin Thầy giúp đỡ con.

Con cám ơn Thầy.

Trả lời :

Phật pháp chỉ có hiệu quả khi thực hành đúng, còn lý thuyết lắm khi càng làm cho người ta ngã mạn, gàn bướng hoặc dễ bất mãn với hoàn cảnh đời sống hơn.

Phật pháp đơn giản là sự tỉnh thức, biết tự soi sáng lại thân tâm mình trong môi trường sống, nhưng ngày nay đã trở thành nhiều hệ thống giáo lý quá phức tạp mang tính triết học hoặc tín ngưỡng chỉ nhằm đáp ứng lý trí và tham vọng của con người mà thôi.

Ai biết sống trải nghiệm và chiêm nghiệm chính mình trong cuộc sống mới có thể hiểu thế nào là Phật pháp...

Thầy Viên Minh
Trích : mục Hỏi - Đáp (trungtamhotong.org)
Shared by : FB yenlang.net

14/08/2022

Thế nào là thái độ đúng khi hành thiền?

1. Khi hành thiền:
Không quá chú tâm.
Không kiểm soát hay áp chế tâm.
Đừng cố tạo điều gì.
Đừng cưỡng ép, kiềm chế hay ngăn ngừa kinh nghiệm đang xảy ra.

2. Tại sao phải quá chú tâm khi hành thiền?
Có phải do mong muốn điều gì xảy ra?
Hay muốn chấm dứt điều gì đang xảy ra?
Thường thì chúng ta mắc phải những lỗi này.

3. Không cố gắng tạo ra bất kỳ điều gì, mà cũng không loại bỏ bất kỳ điều gì đang xảy ra. Luôn hay biết những gì sinh khởi, chấm dứt hay đang xảy ra.

4. Hiện giờ tâm đang ở đâu?
Đang quan sát bên trong tâm và thân của mình
hay đang quan sát bên ngoài.

5. Chỉ khi nào tâm quan sát không có tham, sân
hoặc lo âu, sợ sệt thì tâm thiền mới khởi sinh.

6. Cố tạo ra điều gì mới là tham.
Cố loại bỏ những gì đang xảy ra là sân.
Không hay biết điều gì đang xảy ra hay đã chấm dứt là si.

7. Đừng kỳ vọng.
Đừng mong muốn.
Đừng lo lắng, băn khoăn.
Vì tâm mong cầu, ham muốn
hay lo lắng thì pháp hành sẽ bị trở ngại.

8. Luôn kiểm tra lại thái độ trong khi hành thiền.

9. Việc hành thiền là chấp nhận, thư giãn và quan sát bất kỳ điều gì xảy ra cho dù là tốt hay xấu.

10. Sẽ là không công bằng nếu chỉ muốn có những kinh nghiệm tốt và không muốn có những kinh nghiệm khó chịu xảy ra (cho dù là nhỏ nhất).

11. Đừng hành thiền với tâm mong cầu điều gì xảy ra. Mong cầu điều gì chỉ làm cho tâm thêm căng thẳng và mệt mỏi.

12. Pháp hành sẽ không còn đúng nếu chúng ta cố gắng tạo ra kinh nghiệm mà mình mong muốn. Hãy chỉ hay biết và quan sát những gì đang xảy ra đúng với bản chất của nó.

13. Nếu thấy tâm mệt mỏi nghĩa là có sự mất quân bình. Việc hành thiền sẽ trở nên khó khăn nếu tâm bị căng thẳng. Khi tâm hay thân mệt mỏi, hãy kiểm tra xem có thái độ chân chánh trong việc quan sát hay không?

14. Tâm và thân phải được thoải mái. Tâm thiền phải luôn thư giãn và bình an. Tâm nhẹ nhàng, rỗng rang sẽ giúp cho việc hành thiền tốt đẹp.

15. Hãy tự hỏi: Tâm đang làm gì? Đang suy nghĩ hay đang hay biết?

16. Đừng cảm thấy bị quấy rầy bởi tâm suy nghĩ. Hành thiền không phải để ngăn ngừa tâm suy nghĩ, mà để nhận ra suy nghĩ khi nó vừa khởi sinh.

17. Tâm quan sát có sự hay biết một cách sâu sắc hay chỉ hời hợt?

18. Không cần loại bỏ phiền não. Chỉ cần hay biết, ghi nhận phiền não khi chúng sinh khởi, vì mục đích của việc hành thiền là quan sát và học hỏi bản chất của phiền não và các hiện tượng diễn ra trên tâm và thân.

19. Đối tượng không quan trọng. Tâm ở đằng sau đang quan sát đối tượng thì quan trọng hơn.

20. Chỉ khi có đức tin, tinh tấn mới sinh khởi.
Chỉ khi có tinh tấn, niệm sẽ liên tục.
Chỉ khi niệm liên tục, định mới được thiết lập.
Chỉ khi định được thiết lập, sự hiểu biết thực sự mới đến. Khi sự hiểu biết thực sự đã có, đức tin sẽ được tăng trưởng.

21. Chỉ quan sát những gì đang xảy ra trong thời khắc hiện tại. Không trở lui về quá khứ, mà cũng không hướng đến tương lai.

ℹ️ Trích: Chánh niệm trong từng khoảnh khắc - Sayadaw U Tejaniya (trang 18 - 21).
🔄 Tỳ-kheo Pannissara dịch (Sư Thư).




Cuốn "Chánh niệm trong từng khoảnh khắc" và các cuốn sách bản PDF khác của Thiền sư U Tejaniya tại Link: https://drive.google.com/drive/folders/163I8BflJVkCknzxeVfs0JXNuHYd5cdFX?ths=true

Want your business to be the top-listed Beauty Salon in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Website

Address


165 Thái Hà, Đống Đa
Hanoi
100000

Other Health/Beauty in Hanoi (show all)
Kim Ngân Kem Huỷ Mỡ Olic Kim Ngân Kem Huỷ Mỡ Olic
Tầng 11, Toà Nhà Zen Tower , Số 12 Đường Khuất Duy Tiến , P. Thanh Xuân Trung
Hanoi

Picture yourself standing outside of a Glass House and being able to see everything taking place inside. Welcome to our home. WE ONLY SING WHAT WE LIVE.

An Dược Sơn An Dược Sơn
12 Đốc Ngữ, Sơn Tây
Hanoi, 100000

An Dược Sơn giải pháp cho da SẸO RỖ & MỤN THÂM lâu năm, an toàn và hiệu quả. 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 𝟬𝟯𝟳𝟴 𝟱𝟱 𝟰𝟱𝟲𝟳

Đầu nguồn Filler-Botox Chính Hãng Đầu nguồn Filler-Botox Chính Hãng
36 Ngọc Khánh
Hanoi, 10000

Đầu Nguồn Filler-botox - truyền trắng-căng bóng - hồng ti-nách-làm hồng các vùng

Quần áo Quần áo
Hanoi, 100000

Mỹ phẩm nhập khẩu, mỹ phẩm cao cấp, chăm sóc da, quần áo và các phụ kiện l?

King Club Ngọc Hồi King Club Ngọc Hồi
Cạnh Cây Xăng 74 Đường Ngọc Hồi Thanh Trì
Hanoi, 100000

DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NAM GIỚI

Viện Tách Mỡ Số 1 Việt Nam Viện Tách Mỡ Số 1 Việt Nam
1E Trường Chinh
Hanoi, 100000

Viện Tách Mỡ Số 1 Việt Nam - Đia chỉ làm đẹp uy tín, chất lượng

Yến Tâm An Yến Tâm An
Địa Chỉ: 168 Đường Nước Phần Lan/Hanoi
Hanoi

Địa chỉ: 168 đường Nước Phần Lan - Hà Nội Điện thoại: 0906274696

VinSlim V3 Viên Sủi Giảm Cân Chính Hãng+ VinSlim V3 Viên Sủi Giảm Cân Chính Hãng+
Hanoi, 10000

+ 10.736 Người Đã Đăng Ký Sử Dụng Sản Phẩm + Đánh giá: ⭐⭐⭐⭐⭐ + VIÊN S?

Ant Home - Moli - Thảo mộc và phụ kiện xông nhà Ant Home - Moli - Thảo mộc và phụ kiện xông nhà
Mễ Trì
Hanoi

Ant home hay An home Cung cấp các sản phẩm thiên nhiên như thảo mộc, tinh dầu thanh

Body Care - Bách Hóa Mỹ Body Care - Bách Hóa Mỹ
Hanoi, 10000

Hàng có sẵn/Order các sản phẩm Body Care đến từ Mỹ _- Hàng Xách Tay/Pickup tận nơi 100% Authentic.

Hebora Tuyển Đại Lý Hebora Tuyển Đại Lý
Hanoi, 100000

Trang fanpage tuyển đại lý chính thức của thương hiệu Hebora!

Hồng Hạnh - Sữa Tăng Cân Hiweight Chính Hãng Hồng Hạnh - Sữa Tăng Cân Hiweight Chính Hãng
HA NOI
Hanoi

☎️ HOTLINE ĐẶT MUA SỮA TĂNG CÂN HIWEIGHT CHÍNH HÃNG: 0963.982.914