Trung Tâm Bồi Dưỡng Văn Hóa Vinstar Việt Nam

website: http://www.vinstar.edu.vn/
Liên hệ: 0978.459.828
Trụ sở chính : Số 17 - Ngõ 3

website: http://www.vinstar.edu.vn/
Liên hệ: 090.459.6838
Trụ sở chính : Số 2 - Ngách 39 - Ngõ 178 - Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội

21/12/2022

20 THÓI QUEN CÀNG RÈN LUYỆN SỚM SAU NÀY CÀNG SUNG S.Ư.ỚNG
-----------------------------------------
Nếu như chỉ ước mơ thôi cũng có thể trở thành tỷ phú thì có lẽ những Bill Gates hay Jeff Bezos đã nghỉ hưu ngay từ năm đôi mươi. Hành động, hành động, hành động! Làm làm làm! Đó là những gì bạn khiến cho từng phần của giấc mơ trở thành hiện thực.

Dưới đây là 20 thói quen bạn nên rèn luyện ngay từ khi còn trẻ.

1. Đọc sách mỗi 30’ một ngày

2. U.ố.n é.o v.ặ.n v.ẹ.o hoặc đơn giản là đi bộ 30’

3. Ăn sạch uống đủ lượng nước

4. Ch.ân thật với những cảm xúc của chính mình

5. Từ chối những người những việc không đáng

6. Những việc không quan trọng, hãy chỉ dành 3s để quyết định: Hoặc có hoặc không.

7. Kỷ luật bản thân chính là kỹ năng quản trị thời gian. Hãy đọc cuốn sách “Mỗi ngày tiết kiệm một giờ” ba lần.

8. Làm việc theo các Pomodoro: Mỗi 25’ tập trung làm một việc duy nhất và sau đó thưởng cho mình 5’ hoàn toàn thư giãn.

9. Cho đi.

10. Tập tha thứ để lòng bình yên.

11. Tập ra quyết định dứt khoát.

12. Học cách sống 1 trạm: Làm việc nào xong việc đấy.

13. Hãy nói cho tôi biết bàn làm việc của bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào. Hãy giữ cho mọi thứ quan trọng được gọn gàng, sạch sẽ. Một m.ặ.t bàn sáng bóng sẽ giúp bạn có cảm hứng làm việc và hiệu suất được tăng cao.

14. Giữ thói quen lập kế hoạch và checking thường xuyên.

15. Kaizen để làm mọi thứ tốt hơn. Thứ nhất, hãy biến những việc khó hoặc m.ất nhiều thời gian thành những khối công việc nhỏ. Sau đó biến những thứ nhỏ thành những việc dễ đến thở hắt ra cũng có thể làm xong: Học từ trong 5’, đọc 10 trang sách, viết 500 từ,... Thứ hai, với mỗi việc làm xong hãy dành ra khoảng 15’ để viết xuống những kinh nghiệm. Nên phát huy điều gì và cải biến khâu nào.

16. Đi ngủ đúng giờ để có thể dậy sớm. Thời gian buổi sáng cực kì lý tưởng cho việc tập trung làm những việc quan trọng.

17. Viết nhật ký. Tuy nhiên, không viết lan man. Hãy viết có chủ đích. Dành nó cho 2 việc: Gạch đ.ầu dòng 3 việc vui nhất trong ngày và 3 việc khiến bạn b.ực mình. Sau đó viết ra lý do và giải pháp cho những việc những người khiến bạn không vui. Đó có thể là một người luôn khiến bạn khó chịu mỗi khi làm việc cùng bởi lẽ anh ta cũng đang chịu áp lực từ Sếp lớn hơn, vợ anh ta đêm qua đã lạnh nhạt còn trên đường đi làm anh ta đã gặp phải một gã thật b.ấ.t lịch sự,... Nếu lí do có thể tha thứ được, hãy tha thứ cho họ. Bằng không, hãy xem nhau như vô hình. Hãy loại bỏ những thứ không quan trọng trong cuộc đời bạn. Và hãy chỉ tập trung cho những gì được bạn cho là quan trọng cần thiết.

18. Học một chút về quản lí tài chính bằng cách sử dụng 6 chiếc lọ chi tiêu. Hơn nữa, bạn nên ghi chép lại để xem thói quen tiêu dùng của mình đang gặp vấn đề ở khâu nào.

19. Mở rộng đ.ầ.u ó.c ra một chút. Khi xem xét một chuyện bao giờ cũng ngồi vào 3 chiếc ghế và nói to những suy nghĩ trong đ.ầ.u ra. Chiếc ghế thứ nhất là của mình, chiếc ghế thứ hai là của người trực tiếp liên quan. Chiếc ghế còn lại là khách quan người thứ 3.

20. Có cơ hội thử cứ thử. Chính bạn cũng chưa thể biết là mình có thể đi được đến đâu. Ở đời, con người ta hơn nhau ở cái trải nghiệm. Thời gian thì ai cũng như ai, đều 24h. Vậy hãy làm cho nó trở nên đ.á.ng gi.á!

Thời gian là cuộc đời. Bạn t.ứ.c g.i.ậ.n 1 phút, bạn m.ất đi 60s hạnh phúc. Cuộc đời là thói quen. Thói quen tốt đưa bạn đến một cuộc sống tốt. Chúc các bạn sớm làm chủ thời gian, làm chủ thói quen và cuộc đời.

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp
Ảnh: Success Pictures

17/12/2022

DÙ LÀ HỌC NGÀNH GÌ CŨNG NÊN NHỚ...

Lúc tuyển quân thì ai cũng ch.â.n thành, trân trọng khi có được 1 cơ hội để làm việc từ người chủ đó. Thề sống thề ch.ết, cảm tạ mang ơn nặng nghĩa.

Nhưng 90% các thanh niên đi làm ở Việt Nam đều có 1 thói rất x.ấu là được 1 thời gian, đủ l.ô.ng đủ c.á.nh là:
- Tưởng mình giỏi, nghĩ mình hơn người.
- Tưởng là chủ may mắn có được mình chứ không phải bản thân may mắn khi có người chắp thêm đôi c.ánh, nâng đỡ, dạy dỗ và tạo cơ hội.
- Tưởng đi đâu cũng kiếm được việc.
- Tưởng chủ chẳng làm gì mà ăn lời nhiều thế, chủ gi.à.u lên là do mình.
- Tưởng mình quan trọng lắm trong một tổ chức.

Ấm ứ.c s.inh s.ân s.i!
S.ân s.i s.inh th.ù h.ận!
Th.ù h.ậ.n s.inh ph.ả.n b.ội!
Ph.ả.n b.ội s.inh t.à tâm!

Làm chủ, rất nhiều người không cần giỏi chuyên môn, nhưng người giỏi về tầm nhìn và con người.

Làm chủ, bỏ tiền bạc, chất xám và uy tín mà cả đời luôn phải nỗ lực từng ngày, để đứng vững, để cạnh tranh, để giữ được miếng cơm cho tất cả.

Làm chủ, họ không giỏi về nghề, nhưng họ giỏi vì tìm ra được những người giỏi và có đức về làm cho họ.

Nhưng có tài mà k.iê.u ng.ạ.o thì có thay 3 đời 7 kiếp chủ thì vẫn không bao giờ thành công như người ta.

Có 3 người thầy cần trân trọng trong cuộc đời:
1. Người giúp mình khi ho.ạ.n n.ạ.n.
2. Người cho mình trí thức, hiểu biết.
3. Người giúp mình kiếm được tiền.

B.ạ.c b.ẽo, vô ơn hoặc k.iêu ng.ạo mãi mãi chỉ như hoa chờ mùa mà nở.

Ăn sổi thì không bao giờ thành công!

Có tài mà không có đức, có m.ắt mà không biết nhìn xa, giỏi đến mấy cũng là v.ô d.ụ.ng!

S.inh nghi hình thành hành động.
Hành động tạo nên thói quen.
Thói quen tạo ra cuộc đời.
Mà cuộc đời của bạn sang hay h.è.n là do bạn quyết định.

Đừng bao giờ hỏi: "Vì sao đi làm bao năm vẫn khổ, vì sao làm việc bao lâu vẫn không bằng người ta?". Bởi vì trời cao thấu hết!

Nếu chưa từng nỗ lực, chưa từng h.i s.i.nh, đừng mong cầu chỗ đứng trong thiên hạ.

Đến lúc nhận ra, hối h.ận thì cũng muộn rồi!

Chúc cho những người THỢ có tâm gặp được những người Chủ có tâm để cùng nhau phát triển.

Nguồn: Sưu tầm

16/12/2022
16/12/2022

TÂM TA Ở ĐÂU, THÀNH CÔNG Ở ĐÓ!

1. Xuất sắc không đến với người lười,
thành công chẳng tới cùng kẻ rảnh

==> Vào một nơi mới, làm một việc mới/ngành mới, không thể có được thành công nếu ta chỉ muốn “chọn việc nhẹ nhàng”.

2. Kẻ ngốc chăm chăm đòi THÊM ĐƯỢC,
người khôn tìm mãi cớ CHO ĐI

==> Trong một mối quan hệ, công việc hay môi trường, nhiều người thường tranh thủ yêu sách để thêm đãi ngộ, điều kiện có lợi hay cam kết “chắc cú”. Trong ngắn hạn, họ sẽ có thể có lợi, nhưng hầu hết về sau sẽ rất bất lợi vì nếu ta không tạo đủ giá trị để bù lại, ta sẽ bị đá ngay.

Thậm chí ngay cả khi đã tạo đủ giá trị, ta cũng sẽ bị đá ra ngoài nếu phía bên kia tìm được đối tác tương đương (hoặc thua ta một tí) nhưng dễ thương hơn ta. Trong khi đó, người thông minh lại thường tìm cách để cho đi (giá trị) nhiều hơn, và vì vậy sẽ nhận được sự mang ơn, cảm kích, ủng hộ và tạo điều kiện phát triển nhiều hơn về sau.

3. Không có ngành nào dễ kiếm tiền,
Chẳng có nghề nào toàn sung sướng

==> Phải chấp nhận cực khổ, vất vả và nhiều điều “không ưng” để có được thành công. Dù bạn chỉ làm một vị trí công việc, một nghề nào đó hay bạn dẫn dắt một doanh nghiệp.

4. Không có nơi nào toàn suôn sẻ,
Cuộc đời chỉ thuận nếu THÍCH NGHI
Nếu nhìn đâu cũng thấy vấn đề
thì thực ra chính ta đang là vấn đề

==> Môi trường công việc và kinh doanh nào, kể cả môi trường mà bạn tạo ra và bỏ tiền để duy trì nó hàng tháng, đều có nhiều “bất cập”. Nếu đó đến mức là “vấn đề” thì ta phải ưu tiên giải quyết. Nhưng đa phần thường không đến mức đó và vì vậy ta phải tập chấp nhập và thích nghi thì mới mong khai thác và phát triển được.

5. Đổi thái độ mới mong chuyển tư duy
Chuyển tư duy mới mong bồi kiến thức
Bồi kiến thức mới có thạo kỹ năng
Thạo kỹ năng mới mong nâng vị thế

==> Vị thế, vai trò, chức vụ... thực ra cũng giống như trong giang hồ mà thôi: chỉ khi “có số có má” thì bạn mới có vị thế. Mà chỉ khi bạn đủ năng lực, có chiến tích và gieo đủ ân thì bạn mới có số có má.

6. Nếu thời gian mọi người dùng để phấn đấu ta lại dùng để nghỉ ngơi
Thì đến khi mọi người đã được nghỉ ngơi, ta lại sẽ vẫn phải còn phấn đấu

7. Tuổi trẻ chính là vốn quý...khi và chỉ khi ta dùng nó để phấn đấu và bứt phá

8. Nếu mở miệng ra đã nhắc đến khó khăn, Thì thành công e rằng sẽ “phắn”

9. Mọi vấn đề đều là của bản thân, mọi thành công đều cần đội nhóm

10. Trái đất tròn, sau này còn gặp lại,
Ráo máng làm gì còn phải nhìn nhau

==> Có ghét nhau thì cũng đừng quá cạn tàu ráo máng. Hãy giữ lại chút gì để mai này còn sẽ nhìn mặt nhau. Nhất là khi lần sau tương quan hai bên có thể sẽ rất khác.

11. Đừng chọn hạnh phúc là lúc thành công
Hãy chọn hạnh phúc trong mỗi việc mình làm, mỗi ngày mình sống

==> Nếu chọn hạnh phúc là đích đến, mỗi ngày ta sẽ phải sống trong đau khổ và bất hạnh vì phải hy sinh sở thích, giải trí và hưởng thụ hiện tại cho một điều gì đó còn rất xa, và không chắc là sẽ có. Còn nếu coi đó là hạnh phúc, ta sẽ rất hưởng thụ và hiệu quả, đồng thời lại có thể đạt được hạnh phúc lớn hơn về sau.

12. Hãy sắc, nhưng đừng quá bén
Hãy sâu, nhưng đừng quá cay
==> Vừa vừa thôi mấy mẹ à

13. Thằng khùng nào cũng có những điều hay
Sai lầm nào cũng có cái đúng
Học từ thất bại
Nhặt từng sợi khôn

==> Học từ mọi người quanh mình, kể cả từ những thất bại của mọi người hay của mình

14. Không kiếm được tiền, thì kiếm được tri thức
Không kiếm được tri thức, thì kiếm được kinh nghiệm
Không kiếm được kinh nghiệm, thì kiếm được quan hệ
Có những thứ trên rồi, thì tiền sẽ tự đến không cần kiếm

==> Tiền bạc, thu nhập là QUẢ chứ không phải là NH N. Cuộc đời thì gieo đủ nhân, quả sẽ tới. Không đủ nhân, quả có may mắn đến thì rồi cũng sẽ đi mà thôi.

15. Muốn phát triển lên trọng trách mới
Trước tiên hãy tư duy như những người đang ở vai trò ấy
Thấu hiểu và trăn trở vấn đề họ đang quan tâm
Và nhiệt thành giúp họ giải quyết vấn đề ấy

Sưu tầm và biên soạn

05/12/2022

Triết lý giáo dục con cháu của Khang Hy: Toàn diện và kỷ cương làm đầu

Khang Hy nhà Thanh không những nổi tiếng là hoàng đế có tư tưởng tương đối tự do, rộng mở trong việc trị quốc mà còn được ngưỡng mộ với cách dạy con cháu.
Chú trọng giáo dục

Theo cuốn "Lịch sử học thuật của Trung Quốc trong gần 300 năm qua", Khang Hy được mệnh danh là ông vua uyên bác nhất trong lịch sử đại lục.

Khang Hy nổi tiếng dạy con nghiêm khắc. Ảnh minh họa: Sina
Lên ngôi năm 8 tuổi và làm hoàng đế trong 61 năm, sinh được 35 con trai, 20 con gái và có 97 người cháu, Khang Hy rất chú trọng việc dạy dỗ bởi ông ý thức được tầm quan trọng của kỷ cương và giáo dục.

Cha của ông, Hoàng đế Thuận Trị, mồ côi từ nhỏ. Thuận Trị lên ngôi vua khi còn rất trẻ với mục đích ổn định chính trị và xã hội. Ông chỉ có thể dựa vào sự siêng năng và chăm chỉ để không ngừng học hỏi kiến thức. Vì thức đêm học tập vất vả mà nhiều lúc Thuận Trị cũng kiệt sức đến đổ bệnh.

Vị hoàng đế này rất chú trọng đến việc giáo dục các hoàng tử ngay từ thời thơ ấu. Ông khiến họ mất đi cảm giác được sinh ra trong gia đình hoàng tộc, mà thay vào đó là "nghĩa vụ và trách nhiệm nặng nề" với đất nước.

Khang Hy lớn lên dưới sự dạy dỗ, huấn luyện nghiêm khắc đó của cha. Chính điều này đã ảnh hưởng đến cách dạy dỗ con cháu của ông sau này. Thuận Trị băng hà sớm. Qua một đêm, triều đại nhà Thanh rộng lớn đặt lên đôi vai nhỏ bé của vị hoàng đế 6 tuổi.

Giáo dục toàn diện

Nhà Thanh là một triều đại do người Mãn Châu thành lập. Dân tộc Mãn sau khi chiếm Trung Nguyên và lập triều đại nhà Thanh đã nhanh chóng đồng hóa dân tộc Hán.

Khi trời còn chưa sáng, đích thân Khang Hy kiểm tra và đốc thúc việc học tập của các hoàng tử. Ảnh minh họa: Sina
Để cai trị tốt hơn người Hán, nhà Thanh rất chú trọng đến việc để các hoàng tử học văn hóa Hán. Hầu hết hoàng tử bắt đầu đi học từ năm 6 tuổi.

Nhìn chung, thầy dạy của hoàng tử được chia thành 3 nhóm: Thầy giáo phụ trách tiếng Mãn và tiếng Mông Cổ, chủ yếu là dạy hoàng tử kế thừa và tiếp nối tinh hoa văn hóa Mãn Châu; Thầy giáo Nho giáo người Hán, chủ yếu dạy văn hóa Hán và tri thức Nho giáo; Thầy dạy võ thuật và các khía cạnh khác như kỹ năng cưỡi ngựa và bắn cung.

Kỷ luật nghiêm khắc

Ngoài giáo dục toàn diện, đặc điểm lớn nhất trong cách giáo dục con cái của Khang Hy chính là sự nghiêm khắc. Việc giáo dục các hoàng tử thời này luôn được coi là nghiêm khắc nhất ở triều đại nhà Thanh, và thậm chí trong lịch sử cổ đại Trung Hoa.

“Khang Hy giáo tử đình huấn cách ngôn” ghi rõ: "Khi trời còn chưa sáng trẫm đã đích thân kiểm tra đốc thúc việc học tập, từ Thái tử Đông Cung cho đến các hoàng tử khác, theo thứ tự lần lượt lên điện đọc kinh thư. Khi mặt trời xuống núi còn lệnh cho hoàng tử học chữ, học bắn cung đến tận đêm khuya. Bắt đầu từ ngày xuân cho đến ngày cuối năm không có ngày nào lười biếng".

Trong "Tiếu Đình Tạp Lục", Hoàng đế Khang Hy đưa ra lịch học cụ thể cho các hoàng tử như sau:

Giờ Dần (3:00-5:00 sáng): Xem lại những gì đã học hôm trước;
Giờ Thìn (7:00-9:00): Học văn hóa và lễ nghi Trung Hoa;
Giờ Tỵ (9:00-11:00): Học các chữ và bài viết tiếng Mãn Châu, Mông Cổ và Trung Quốc;
Buổi trưa (11:00-13:00): Ăn trưa, sau đó tiếp tục làm việc chăm chỉ;
Giờ Mùi(13:00-15:00): Học võ thuật, cung tên, cưỡi ngựa;
Giờ Dậu (17:00-19:00): Tự học và hoàn thành bài tập.
Lịch trình hàng ngày của các hoàng tử dày đặc, hầu như không có thời gian để giải trí. Mọi lời nói và việc làm của họ đều được các sử gia ghi lại.

Thỉnh thoảng, Khang Hy sẽ kiểm tra ngẫu nhiên việc học hành của các con. Nếu không tiến bộ, không chỉ bản thân hoàng tử mà ngay cả thầy dạy cũng sẽ bị trừng phạt. Vì vậy, nhiều hoàng tử rất sợ Khang Hy, và các thầy cũng rất nghiêm khắc để học trò hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Khang Hy chú trọng dạy con tu dưỡng cả trí tuệ và đạo đức. Ảnh minh họa: Sina
Vào mùa thu, Khang Hy lại dẫn các hoàng tử đi săn. Cuối cùng, họ sẽ cùng nhau đếm con mồi. Ai săn được nhiều thì được thưởng, ai săn được ít thì bị phạt.

Bên cạnh thời gian biểu dày đặc và nghiêm khắc, Hoàng đế Khang Hy còn để lại những tâm đắc về việc tu dưỡng đạo đức trong cuốn “Đình huấn cách ngôn”. Đây là cuốn sách có tầm ảnh hưởng to lớn và xuyên suốt đến nhiều đời sau, đồng thời được coi là một trong những cơ sở kiến lập duy trì sự ổn định vương triều Mãn Thanh hơn 200 năm.

"Phàm là lúc rảnh rỗi, vô sự, nếu một người có thể duy trì trạng thái chủ động như khi có việc để đề phòng sự cố có thể xảy ra thì sẽ không có bất luận chuyện gì xảy ra ngoài ý muốn. Ở vào lúc có chuyện xảy ra, nếu có thể duy trì được trạng thái ung dung bình thản, ổn định lại suy nghĩ của mình thì sự tình tự nhiên sẽ được giải quyết. Cổ nhân nói: Tâm yếu tiểu nhi đảm yếu đại. Mỗi khi gặp chuyện đều nên là như vậy".

Vì vậy, mặc dù không phải hoàng tử nào cũng trở thành hoàng đế, nhưng những người còn lại cũng có thành tựu nổi bật. Ví dụ, Dận Chỉ, con thứ ba của Khang Hy, là một nhà khoa học rất xuất sắc. Ông từng chủ trì biên soạn “Tuyển tập Cổ thư và Hiện đại”, với tổng số 10.000 cuốn.

Ngoài ra, còn có rất nhiều hoàng tử xuất sắc về văn hóa và hội họa. Vô luận là thế nào, trong số hoàng tử và cháu nội của Khang Hy, không có lấy một kẻ không tri thức và kém cỏi.

Bảo Huy

https://vietnamnet.vn/triet-ly-giao-duc-con-chau-cua-khang-hy-toan-dien-va-ky-cuong-lam-dau-2086983.html

03/12/2022

HÃY NHỚ...
1. Nếu quyết tâm làm một việc gì đó, bạn không cần vội vã kh.oe kh.oang, càng không nên làm lớn chuyện. Hãy cứ im lặng thực hiện, thành tựu là hào quang sẽ giúp bạn toả sáng.
2. Nếu đã quyết tâm làm, hãy cứ làm. Đừng vì một câu đ.ánh giá của người ngoài mà do dự, buông bỏ giấc mơ của mình. Vì nếu thành công thì đó là câu trả lời x.ác đáng với kẻ gh.en t.ỵ; nếu thất bại thì đó là bài học đáng quý để bạn hoàn thiện và trưởng thành hơn.
3. Bạn không cần phải mang bản thân mình so sánh với bất kỳ ai, vì mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Chỉ cần bạn tốt hơn chính bạn của ngày hôm qua, đó mới là thành công.
4. Phần lớn người ta thất bại không phải do không có khả năng, mà là do ý chí không kiên định.
5. Hiện thực là bờ bên này, lý tưởng là bờ bên kia, ở giữa là dòng sông cuồn cuộn chảy, hành động là chiếc cầu bắc ngang qua sông. – Kleiloyev
6. Ta có thể chuyển dời núi bằng cách b.ắt đ.ầu mang đi những viên đá nhỏ.
7. Vượt lên phía trước là một công việc đòi hỏi l.òng tin tưởng mạnh mẽ vào bản thân. Đó là lý do vì sao một số người với tài năng bình thường nhưng có chí tiến thủ lớn lao lại đi xa hơn nhiều người có tài năng vượt trội hơn hẳn. – Sophia Loren
Trên hành trình của đời người, ai rồi cũng sẽ phải đối m.ặt với những điểm trũng, những khoảng thời gian bị m.ất phương hướng, không ý thức được việc mình muốn gì, thích gì, có thể làm được gì, cảm thấy bản thân thực sự rất v.ô d.ụ.ng, thất bại...
Thực ra, đó là thử thách của cuộc sống mà hầu hết ai cũng phải trải qua. Tuy nhiên, mỗi người lại có những cách đối m.ặt và giải quyết vấn đề khác nhau, người bình tĩnh tìm ra nút th.ắt để tháo gỡ, nhưng cũng có k.ẻ v.ội v.ã bỏ cuộc rồi cứ mãi v.ẫy v.ùng trong b.ùn l.ầy.
Chỉ muốn nhắc bạn một câu, dù trong hoàn cảnh nào cũng hãy giữ lấy sự bình tĩnh cho mình. Mọi việc ắt sẽ có cách giải quyết cả thôi!
Nguồn: Sưu tầm
Theo: Tony Dzung
--------------------

25/11/2022

ĐỪNG LƯỜI NỮA!

1️. Sống thì phải có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng. Đừng ậm ờ thế nào cũng được.

2️. Có kế hoạch, mục tiêu rồi thì hành động đi, đừng chần chừ, đừng trì hoãn. Đừng mãi ăn bánh vẽ hoài thế, lâu dần chính bản thân bạn cũng thấy chán mình chứ đừng nói người khác.

3️. Nhất định phải có kỷ luật bản thân.

4️. Đã nói là làm, sai cũng làm, phải làm mới rút ra được kinh nghiệm. Còn cứ ngồi đó sợ hãi đủ đường thì đến cơ hội sai lầm cũng không đến phần bạn.

5️. Google gần như có thể giải đáp tất cả những gì bạn thắc mắc, nó MIỄN PHÍ mà, hãy tận dụng đi.

6️. Ngoài internet đừng quên bạn có sách, các thư viện sách luôn chào đón bạn. Nếu không có thời gian đọc sách giấy, một lần nữa tận dụng internet để đọc sách thông qua các app (miễn phí, trả phí đều đủ cả) tranh thủ lúc đi xe bus, ngồi chờ coffee, vừa rẻ vừa tiện dụng.

7️. Đừng suốt ngày up ảnh, up status sống ảo nữa, nó không khiến chiếc bụng của bạn no được đâu. Tắt up ảnh ảo và đi kiếm tiền, hoặc học những thứ bổ ích khác đi.

8️. Biết mình không thông minh thì lấy sự cần cù bù vào. Người ta đọc 1 tháng được 1 quyển sách, bạn phải đọc ít nhất 3 cuốn.

9️. Với mạng xã hội, ngưng theo dõi những thứ xàm xí đi. Ấn theo dõi ngay những người truyền cảm hứng, những người thành công, những người luôn mang đến cho bạn nguồn năng lượng tích cực.

1️0. Đừng bao giờ phí thời gian lướt mạng xã hội một cách vô thức, hãy để dành nó để học ngoại ngữ, trau dồi thêm kỹ năng bản thân còn thiếu còn yếu.

1️1. Đừng bao giờ để bản thân rơi vào trạng thái trống rỗng, nghĩa là không biết bản thân muốn gì, nên làm gì? Phải luôn luôn đẩy bản thân vào guồng hoàn thiện bản thân.

1️2. Khi gặp vấn đề phải tìm hướng giải quyết ngay, đừng ỉm nó đi... nếu không muốn những vấn đề đó là tiền đề cho sự thất bại.

1️3. Muốn hội nhập phải biết ngoại ngữ. Muốn gì thì muốn, ngoài tiếng mẹ đẻ, nhất định phải học thêm ít nhất một vài ngoại ngữ.

1️4. Lớn rồi, phải biết chọn bạn mà chơi, nhìn cho rõ đâu là bạn đâu là bè, đâu là người mình nên tin tưởng đâu là kẻ chỉ để xã giao.

1️5. Thị phi ở đời nhiều lắm, đừng để bản thân bị cuốn vào những chuyện tào lao, lãng phí thời gian.
1️6. Phải là người vừa có tài vừa có đức, biết nhiều biết ít nhưng nhất định phải BIẾT ĐIỀU.

1️7. Tuyệt đối không lãng phí thời gian vào những người/việc không đáng. Ví dụ như đau khổ, dằn vặt bản thân khi chia tay, bị từ chối/ hoặc khi làm một việc gì đó thất bại... TUYỆT ĐỐI KHÔNG. Thời gian đau khổ, dằn vặt đó hãy dành dụm để làm để đối tốt với bản thân, với những người xứng đáng thì hơn.

1️8. Và điều cuối cùng, hãy b**g hết sức mình mà làm, làm thật quyết liệt... không thành công thì cũng thành nhân. Nhớ nhé!

Nguồn: Sưu tầm NIC

10/10/2022

9 CÂU NÓI NỔI TIẾNG TRÊN TƯỜNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HARVARD, THẤM TỪNG CÂU CHỮ

1. Lúc này nếu ngủ bạn sẽ có một giấc mơ, nhưng lúc này nếu học bạn sẽ giải thích được ước mơ.

2. Ngày hôm nay nếu bạn lãng phí, đồng nghĩa với việc bạn bóp c|h|ế|t quá khứ và vứt bỏ ngày mai.

3. Khi nào bạn cảm thấy thời khắc đã muộn, khi đó thực sự là thời điểm hành động.

4. Sự khổ nhọc khi học chỉ là tạm thời, sự đau khổ vì không học đến nơi là mãi mãi.

5. Hạnh phúc có lẽ không có thứ lượt, nhưng thành công thì có.

6. Học tập phải chăng là nhiệm vụ cả đời, ngay cả người học cũng không thể chứng minh, còn có thể làm gì?

7. Hãy đón nhận sự khó nhọc không thể chối từ.

8. Nước bọt hiện tại sẽ là nước mắt của ngày mai.

9. Người đầu tư cho tương lai là người thực hiện đến cùng.

____________
Cre: Đại học Harvard

29/09/2022

TRÌNH ĐỘ THẢ THÍNH THƯỢNG THỪA CỦA CÁC BẬC TIỀN BỐI

1. TÔ HOÀI
"Đời này ta n.ợ em một lần lên xe hoa và một đêm tân hôn."

2. NAM CAO
"Phàm đã là nam nhân trong thiên hạ trước khi muốn đặt m.ô.i mình lên khuôn m.i.ệng xinh đẹp của nữ nhân nào đó thì trước tiên phải có trách nhiệm đ.ổ đầy cơm vào."

3. XUÂN DIỆU
“Làm sao c.ắt nghĩa được tình yêu/ Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm h.ồ.n ta bằng nắng nhạt/ Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...”

4. HUY CẬN
"Nếu như hạnh phúc cũng có thể để dành giống như chiếc bánh mẹ cho ngày bé, để những lúc buồn, đ.ói lấy ra nhâm nhi thì nhất định anh sẽ để dành lại những ngày bên em."

5. VŨ TÚ NAM
"Chỉ cần gặp em một lần thì lịch sử đã chép chung hai cuộc đời là một rồi."

6. HÀN MẶC TỬ
"Đi khắp thế gian ta mới nhận ra chỉ có hai thứ dù đứng ở bất cứ đâu ta cũng có thể thấy: Ánh trăng và khuôn m.ặt em - người ta yêu."

7. NGUYỄN BÍNH
"Nếu nói nỗi nhớ của anh nhiều như sao trên trời thì thật vô lý! Vì sao trời còn có ngày không mọc nhưng anh thì không có đêm nào không nhớ về em."

8. NGUYỄN ĐÌNH THI
"Ta nghĩ về em trong mỗi bước ch.ân, từng nhịp thở. Nếu được lựa chọn nữa, ta vẫn sẽ chọn em nhưng ta vẫn cứ đặt em trong t.im thôi vì ta không muốn lấy m.ất của nước Pháp một người tài hoa. Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người."

9. NGUYỄN HUY TƯỞNG
"Em có biết sự giống nhau giữa em và Hà Nội là gì không...Đó là đều được anh yêu suốt 1000 năm."

10. CHẾ LAN VIÊN
"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét."

11. KIM LÂN
”Muốn ăn cơm trắng mấy giò
Lại đây mà đẩy xe bò với anh”

23/09/2022

Ba nguyên nhân lớn của THẤT BẠI:
1- Sự nóng vội.
2- Không học tập.
3- Tôi biết rồi.
THÀNH CÔNG mãi mãi không có chuyện thuận theo tự nhiên mà có.
THÀNH CÔNG đều là do bị ép mà thành.
Chim không có cánh không thể bay, người không chí khí không thể thành công.
Để thành công cần hội tụ các yếu tố:
+ Cơ Hội và Thời Điểm.
+ Kiến Thức và Kỹ Năng.
+ Thái Độ và suy nghĩ tích cực.
+ Tậm phật luôn yêu thương mọi người.
+ Có sự lựa chọn đúng đắn

20/09/2022

"HỌC ĐỂ LÀM VIỆC, LÀM NGƯỜI, LÀM CÁN BỘ"
----------
Trong cuốn sách “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” - công trình khoa học về giáo dục do Nhà xuất bản UNESCO công bố tháng 4-1996 có nêu lên bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: Learning to know; Learning to do; Learning to live together; Learning to be (Học để biết; Học để làm việc; Học để chung sống với nhau; Học để làm người). Công trình này là một kho báu cần được khai thác, phát huy, bởi nó thể hiện rõ tư duy mới về giáo dục thế kỷ XXI, với cách tiếp cận mới về những con đường đa dạng cho sự học tập, thể hiện ý tưởng về xây dựng một xã hội học tập, học tập suốt đời của con người và trí tuệ của con người. Do vậy, được nhiều quốc gia trên thế giới đánh giá rất cao; được thảo luận kỹ ở nhiều hội nghị quốc tế và đã có nhiều nước thành viên UNESCO áp dụng.
Kỳ lạ thay, cách thời điểm công trình trên ra đời gần 50 năm, vào tháng 9-1949, trong dịp đến thăm Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi vào sổ của Trường:
“Học để làm việc,
làm người,
làm cán bộ,
Học để phụng sự Đoàn thể,
phụng sự giai cấp và nhân dân,
phụng sự Tổ quốc và nhân loại
Muốn đạt mục đích, thì phải
Cần, kiệm, liêm, chính,
Chí công, vô tư”.
Quan điểm đó của Người đã thể hiện những điều căn cốt nhất về giáo dục trong chế độ mới và có ý nghĩa rất lớn cho nền giáo dục nước nhà hiện nay. Cụ thể là:
1. Nền giáo dục bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước
Hồ Chí Minh nêu những nội dung phản ánh về mục tiêu giáo dục của Việt Nam ngay trong năm học đầu tiên khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (9-1945) và nhất quán trong suốt quá trình phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Trong Thư gửi các học sinh, Người viết: “Từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”. Đó là “một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em,… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Mục tiêu này tuyệt nhiên không phải là một nền giáo dục chạy theo bằng cấp, mà giáo dục để đào tạo ra con người mới phụng sự Tổ quốc, làm rạng danh non sông. Bởi vậy, giáo dục theo mục tiêu đó thì không phải cứ chạy theo khối lượng kiến thức, mà là ở chỗ trang bị kiến thức gì để đạt chất lượng phục vụ cho mục tiêu. Hồ Chí Minh mượn ý của Nho giáo để đưa ra một thông điệp: vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Trồng người, sự nghiệp đó mới chính là mục tiêu mà nền giáo dục của nước ta phải đạt tới. Vì thế, sự học không có trang sách cuối cùng, như Hồ Chí Minh đã làm: học trên ghế nhà trường, học trong cuộc sống, học cả cuộc đời.
2. Giáo dục toàn diện
Hồ Chí Minh quan niệm: con người là một chỉnh thể gồm cả đức và tài, hoặc theo cách diễn đạt khác là “vừa hồng, vừa chuyên”, nghĩa là vừa có phẩm chất vừa có năng lực. Nếu thiếu một trong hai vế đó thì không phải là “con người” theo đúng nghĩa hoàn chỉnh. Do vậy, việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Thực chất, đó là quan điểm để phát triển con người Việt Nam (“con người mới”, “con người Việt Nam hiện đại”), với những phẩm chất và năng lực, như: có lý tưởng, đạo đức cách mạng, tình yêu đất nước, tinh thần nhân văn, có quan hệ đúng mực với những người xung quanh, có ý chí vươn lên về mọi mặt trong cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, có những kỹ năng cần thiết để ứng xử thành công với tất cả các mối quan hệ tự nhiên, xã hội; có tri thức chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, áp dụng vào thực tế lao động, làm lợi cho xã hội, cho cộng đồng, cho gia đình và bản thân. Con người như vậy phải thường xuyên rèn luyện để có sức khỏe tốt. Và trên hết, đó là con người có văn hóa.
Nhà trường, gia đình, xã hội và tự bản thân mỗi con người Việt Nam phải có trách nhiệm vươn lên để đáp ứng được những yêu cầu đó. Trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định, con người có thể chỉ được giáo dục chuyên sâu, chuyên biệt về một hay nhiều lĩnh vực nào đó, nhưng chỉ khi được giáo dục toàn diện văn - đức - thể - mỹ,…; đức - tài trọn vẹn, thì mới là người được giáo dục thành công.
3. Giáo dục thiết thực
Giáo dục thiết thực không phải là theo lối thực dụng, mà để phục vụ mục tiêu xây dựng con người: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học, yêu đạo đức. Cho nên, Hồ Chí Minh chú trọng tới giáo dục thiết thực để làm cho con người có đủ đức - tài phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đối với các em học sinh, Người đặt ra yêu cầu: “Khi ở nhà phải thương yêu cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ về công việc, giúp đỡ về tinh thần,… ở trường thì phải đoàn kết giúp đỡ anh chị em thi đua học tập. Phải đoàn kết giữa thày và trò làm cho trường mình luôn luôn tiến bộ. Ở xã hội, các cháu có thể giúp được nhiều việc có ích”. Rõ ràng, giáo dục thiết thực ở đây hoàn toàn khác với kiểu giáo dục nhồi nhét.
4. Học đi đôi với hành
Đây là nội dung được Hồ Chí Minh đề cập trong nhiều bài viết, bài nói. Thực hành là một mặt quan trọng để đạt mục tiêu giáo dục. Để học đi đôi với hành, phương pháp giáo dục đóng vai trò rất quan trọng. Trong thời gian dạy ở Trường Dục Thanh và các lớp huấn luyện cán bộ, trong đó có các lớp của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã áp dụng phương pháp dạy và học tích cực; coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu; lấy tự học làm cốt, có sự thảo luận và chỉ đạo, hướng dẫn. Người cũng không ít lần nhắc nhở những người làm công tác giáo dục là phải nhận rõ đối tượng, những đặc điểm của đối tượng để giáo dục cho thích hợp; phải giảng giải rõ ràng, dễ hiểu, đừng sáo rỗng; chống học vẹt; phải làm cho học sinh độc lập suy nghĩ, tự do tư tưởng; học tập suốt đời, học lẫn nhau, học mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay, việc học đi đôi với hành ở các cấp học của nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định; khả năng thích ứng với công việc của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp còn yếu; phương pháp giảng dạy chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, tư duy độc lập của người học.
5. Chăm lo xây dựng đội ngũ thầy, cô giáo
Nói đến lĩnh vực giáo dục, trước hết phải nói đến đội ngũ thầy, cô giáo. Theo Hồ Chí Minh, thầy giáo là lực lượng tiên phong, xung kích trên mặt trận giáo dục. Người đặt ra yêu cầu đối với lực lượng này: phải luôn luôn tự giáo dục, rèn luyện, phải yêu nghề, tận tâm, tận lực vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Có kiến thức và phương pháp giáo dục tốt; kiên trì, nhẫn nại, không quản ngại khó khăn, gian khổ. Để đạt được điều đó, cả xã hội phải quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ thầy, cô giáo vừa có phẩm chất, vừa có năng lực để đội ngũ này hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, mà theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ đó được tôn vinh, không có tượng đồng, bia đá nào sánh kịp.
6. Một số điều cho hôm nay
Cần đẩy mạnh chống bệnh lười học tập trong cán bộ, đảng viên. Năm 1961, tâm sự với các đảng viên hoạt động lâu năm, Hồ Chí Minh nói: “Công việc ngày càng nhiều, càng mới. Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ. Một mặt, đảng viên già phải cố gắng mà học. Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Trong lúc bộn bề trăm thứ việc sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đã nhận ra ba thứ giặc cần tập trung sức lực của toàn dân để chống, đó là: giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt.
Lĩnh vực giáo dục nói riêng và việc nâng cao dân trí nói chung có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Sự nghiệp “trồng người” mà Hồ Chí Minh khởi xướng vẫn luôn là chiến lược hành động của toàn hệ thống chính trị. Vì vậy, trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, việc đầu tư cho giáo dục, nâng cao dân trí chính là sự đầu tư cho phát triển. Hầu hết các quốc gia có tốc độ tăng trưởng và chỉ số phát triển con người (HDI) cao đều do sự đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục. Hiện nay, chỉ số HDI và sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có sự cải thiện, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Một trong những lực cản là trình độ dân trí chưa cao và “bệnh” lười học tập.
Đã là “bệnh” thì đều có hại. Nhưng, cán bộ, đảng viên lười học tập thì cái “hại” nặng nề hơn rất nhiều, ảnh hưởng tiêu cực tới sự nghiệp đổi mới và công cuộc xây dựng một xã hội học tập của nước ta. Công việc cách mạng đang rất cần những tri thức, nếu cán bộ, đảng viên lười học tập, trình độ yếu kém thì không thể đáp ứng được yêu cầu. Sự tụt hậu, yếu kém về trí tuệ của mỗi cán bộ, đảng viên đều dẫn đến sự yếu kém của toàn Đảng. Do đó, học tập, học tập suốt đời không những là yêu cầu của con người Việt Nam hiện đại nói chung, mà là yêu cầu tiên phong của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Học thực chất, không chạy theo bằng cấp, chứng chỉ. Bằng cấp, chứng chỉ là cần thiết với điều kiện là bằng cấp chứng chỉ đó ghi nhận đúng thực chất trình độ, năng lực của người học. Tuy nhiên, hiện tượng tiêu cực, học giả, bằng giả trong giáo dục ở các cấp học hiện nay vẫn đang tồn tại, làm ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thậm chí còn là nguy cơ làm hỏng cả chế độ chính trị. Bằng cấp chỉ nên coi là một chỉ số tham khảo, không nên lấy đó là chỉ số tiến thân trên con đường đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Như vậy, yêu cầu đòi hỏi việc học tập để có đức, có tài là phải đi vào thực chất. Bản thân Hồ Chí Minh và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta trước đây không có nhiều bằng cấp, nhưng luôn thể hiện được bản lĩnh chính trị cũng như trí tuệ, năng lực cao. Bởi lẽ, Hồ Chí Minh và các đồng chí ấy đã học tập một cách thực chất, học trên ghế nhà trường, học thầy, học bạn, học trong đường đời, học trong thực tế, học suốt đời, tự học. Sự học đó là để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để phụng sự Đảng, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; cho sự tiến bộ chung của đất nước và sự phát triển của thế giới chứ không phải học để “trang trí” cho cá nhân. Trong những căn bệnh “chạy” đã được Đảng ta chỉ ra, có căn bệnh “chạy bằng cấp”. Đó là điều đáng báo động và phải ra sức khắc phục.
Học thực chất như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy luôn đi liền với sự tu dưỡng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Chỉ có như thế đất nước mới thực hiện thành công mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc chủ nghĩa xã hội.

Want your school to be the top-listed School/college in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Tin của chúng tôi

website: http://www.vinstar.edu.vn/
Liên hệ: 0978. 459.828 / 0904.596. 838
Trụ sở chính : Số 17 - Ngõ 3 - Ngách 3/2 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội

Videos (show all)

KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ
Hãy hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp nhất thời học sinh của mình  bạn nhé!
MỘT CLIP Ý NGHĨA VỀ VIỆC TẠO SỰ CÂN BẰNG TRONG CUỘC SỐNG!
NẾU BẠN BỎ QUA CLIP NÀY THÌ THẬT ĐÁNG TIẾC CHO BẠN!

Category

Telephone

Address


Số 2, Ngách 39, Ngõ 178 Thái Hà/Đống Đa/Hanoi
Hanoi
0211

Other Campus Buildings in Hanoi (show all)
Quang Trung Highschool Quang Trung Highschool
Trường THPT Quang Trung/178 Đường Láng, Quận Đống Đa
Hanoi, 100000

Chào các bạn. Đây là fan page của học sinh và cựu học sinh trường PTTH Quang Trun

PTTH Chuyên Ngoại Ngữ PTTH Chuyên Ngoại Ngữ
Đường Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy
Hanoi, 100000

Được thành lập năm 1969, PTTH Chuyên Ngoại Ngữ là trường chuyên cấp quốc gia thuộc Đại Hoạc Ngoại Ngữ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Mầm non VietKids Montessori Mầm non VietKids Montessori
Số 53-54 A11 Geleximco, KĐT Nam An Khánh, Hoài Đức
Hanoi, 100000

Mầm non Vietkids - Lớn lên cùng yêu thương

THCS Ngô Sĩ Liên - Hà Nội THCS Ngô Sĩ Liên - Hà Nội
27-29/phố Hàm Long , Q. Hoàn Kiếm
Hanoi, 100000

Trường tôi sáng đến chiều về Tim tôi hướng trọn một bề yêu thương.

Học viện Ngoại giao Việt Nam Học viện Ngoại giao Việt Nam
69 Chùa Láng
Hanoi, 100000

- DIỄN ĐÀN KHÔNG CHÍNH THỨC VỀ HỌC VIỆN NGOẠI GIAO. - PAGE NÀY KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO; KHÔNG DO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO QUẢN LÝ.

UEB - VNU UEB - VNU
Nhà E4, Số 144 Đường Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy
Hanoi, 100000

Trang Facebook chính thức của Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

TTQTDK11 Học Viện Ngân Hàng TTQTDK11 Học Viện Ngân Hàng
Tầng 5 Nhà H :))
Hanoi, 100000

Được thành lập 29/09/2009. Website http://fc-aob.fibo.us là website chính thức của tậ

Grandpa's Garden Grandpa's Garden
54 Quán Sứ, Phường Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm
Hanoi, 10000

Grandpa's Garden - Học viện mỹ phẩm tiên phong tại Việt Nam Hotline: 0944 110 404

PTTH Phan Huy Chú - Đống Đa - Hà Nội PTTH Phan Huy Chú - Đống Đa - Hà Nội
Số 34/Ngõ 49/Huỳnh Thúc Kháng
Hanoi, 1000

Facebook chính thức của Trường PTTH Phan Huy Chú - Đống Đa - Hà Nội ...

ITEC - HUST English Club ITEC - HUST English Club
Số 1 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hanoi, 10000

IT English Club - ITEC Contact: 0981573529 (Mr. Tuan) Become a member: bkitec.wordpress.com

Trường Mầm Non Hiền Giang Trường Mầm Non Hiền Giang
Hanoi

Trường Mầm non Hiền Giang xã Hiền Giang huyện Thường Tín Hà Nội

Tuyển Sinh Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Tuyển Sinh Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Hanoi, 100000

Trường Học Viện Bưu Chính Viễn Thông là trường Công Lập - Top 1 về đào tạo công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, quản trị kinh doanh... cơ sở vật chất hiện đại....