Mỗi Ngày Một Cổ Phiếu

Kênh thông tin đầu tư chứng khoán, tài chính, doanh nghiệp. Zalo Group : https://zalo.me/g/hfcdid352

30/08/2024

𝐅𝐓𝐒𝐄 𝐑𝐮𝐬𝐬𝐞𝐥𝐥: 𝐂𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨𝐚́𝐧 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 𝐜𝐨́ 𝐤𝐡𝐚̉ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐧𝐚̂𝐧𝐠 𝐡𝐚̣𝐧𝐠 𝐥𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐧𝐨̂̉𝐢

Tổ chức này cho biết thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được phân loại từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thứ cấp trong đợt xếp hạng sắp tới.

Theo thông báo mới đây của FTSE Russell, kết quả xếp hạng thị trường chứng khoán thường niên 2024 sẽ được công bố sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên 8/10.

Việc phân loại thị trường trong các chỉ số cổ phiếu toàn cầu FTSE được đánh giá liên tục. Để đảm bảo tính minh bạch, các thị trường đang được xem xét để phân loại lại/chuyển sang trạng thái thị trường phát triển, thị trường mới nổi tiên tiến, thị trường mới nổi thứ cấp, hoặc thị trường cận biên sẽ được đưa vào danh sách theo dõi của tổ chức này.

FTSE Russell nhấn mạnh có 3 thị trường được đưa vào danh sách theo dõi kể từ tháng 3/2024.

Trong đó, thị trường Ai Cập có thể phân loại lại từ trạng thái thị trường mới nổi thứ cấp thành không phân loại.

Thị trường Pakistan có thể chuyển từ thị trường mới nổi thứ cấp thành thị trường cận biên. Việc được phân loại lại từ thị trường mới nổi thứ cấp thành thị trường cận biên có hiệu lực từ phiên mở cửa 23/9.

Thị trường Việt Nam có thể phân loại lại từ trạng thái thị trường cận biên thành thị trường mới nổi thứ cấp.

Theo thông tin tại Hội thảo “Tạo động lực nâng hạng thị trường chứng khoán” tổ chức đầu tháng 7, xét tiêu chí xếp hạng của FTSE Russell, Việt Nam hiện có hai vấn đề cần tháo gỡ là yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (pre-funding) và giới hạn sở hữu nước ngoài. Việt Nam đã đạt 7/9 tiêu chí nâng hạng thị trường đối với FTSE. Với MSCI, Việt Nam vẫn còn 8 tiêu chí cần cải thiện.

Trong thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tổ chức nhiều hội thảo với các tổ chức quốc tế như MSCI, FTSE Russell, World Bank... trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc nâng hạng, thu hút nhà đầu tư quốc tế tiềm năng.

30/08/2024

𝐋𝐢̣𝐜𝐡 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐢𝐧 𝐯𝐚̆́𝐧 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨𝐚́𝐧 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝟑𝟎/𝟖

Lịch sự kiện đáng chú ý ngày 30/8 về thị trường chứng khoán: Thông tin về DIG, CTD, FPT, MWG… và nhiều doanh nghiệp chốt chi trả cổ tức.

𝑻𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒊𝒏 𝒏𝒂̂𝒏𝒈 𝒉𝒂̣𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒊̣ 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈
Câu chuyện nâng hạng đang thu hút sự quan tâm của các chuyên gia cũng như nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán. Các thành viên trên thị trường hiện đang nỗ lực đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ nút thắt để đáp ứng tiêu chí nâng hạng của các tổ chức xếp hạng.

Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo sửa đổi 4 thông tư quan trọng nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán lên mức mới nổi vào năm 2025.

Theo đó, SSI Research kỳ vọng thông tư sẽ sớm được triển khai trong quý IV/2024 và là cơ sở để FTSE Russell đánh giá tích cực trong kỳ xếp hạng tháng 9 năm nay và quyết định nâng hạng Việt Nam trong kỳ đánh giá tháng 9/2025.

Khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi, SSI ước tính dòng vốn từ các quỹ ETF có thể đạt tới 1,6 tỷ USD, chưa kể đến dòng vốn từ các quỹ chủ động.

Việc chuyển từ thị trường cận biên lên mới nổi không chỉ là thay đổi tên gọi, mà còn là sự thay đổi về chất với dòng vốn chủ yếu đến từ các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài chuyên nghiệp. Được FTSE nâng hạng sẽ tạo cơ hội lớn giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút sự chú ý từ MSCI, đặc biệt khi danh sách các thị trường có tiềm năng nâng hạng lên mới nổi đang ngày càng hạn chế.

𝑫𝒊𝒆̂̃𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒏 𝒕𝒉𝒊̣ 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈
Thị trường chứng khoán diễn biến khá giằng co khi lực bán không quá lớn cộng với lực mua không mấy quyết liệt khiến chỉ số giao dịch lình xình quanh tham chiếu. Kết phiên, VN-Index gần như đi ngang so với phiên trước với mức tăng 0,03 điểm và giữ trên mốc 1.280.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 7 liên tiếp, trong đó HPG tiếp tục bị bán mạnh với giá trị gần 130 tỷ đồng. Ngược chiều, nhóm này mạnh tay mua vào cổ phiếu FPT và STB với cùng trị giá khoảng 112 tỷ đồng.

𝑻𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒊𝒏 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒅𝒊̣𝒄𝒉
PC1: Lãnh đạo PC1 đăng ký bán toàn bộ 15,6 triệu cổ phiếu có giá trị gần 450 tỷ đồng.

VCI: ‘Nữ tướng’ đứng sau chuỗi Katinat, Phê La dự thu hơn 600 tỷ đồng từ bán cổ phiếu Vietcap.

𝑻𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒊𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑
DIG: Dự án khu đô thị 7.500 tỷ đồng dính sai phạm, Bộ Xây dựng vào cuộc.

CTD: ‘Người cũ’ của Coteccons làm tổng thầu trong dự án 250 triệu USD tại thủ phủ công nghiệp Bình Dương.

FPT: FPT xin đất xây hệ thống giáo dục 'độc nhất vô nhị' tại Việt Nam, tỉnh được chọn phản hồi.

MWG: Thế giới Di động có thể quay lại rổ chỉ số VNDiamond trong kỳ review tháng 10/2024.

SSI: Chứng khoán SSI được chấp thuận phát hành hơn 453 triệu cổ phiếu.

VND: CTCP Chứng khoán VNDirect thông báo ngày 11/9 là ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 5%. Ngày thanh toán là 25/9.

VNM: CTCP Sữa Việt Nam thông báo trả cổ tức bằng tiền mặt với tổng tỷ lệ 24,5%. Ngày đăng ký cuối cùng là 25/9 và dự kiến thanh toán cho cổ đông vào ngày 24/10.

SVT: CTCP Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông thông báo ngày 10/9 là ngày đăng ký cuối cùng để chi trả cổ tức năm 2023 tỷ lệ 15%. Ngày thanh toán là 24/9.

28/08/2024

𝐅𝐞𝐝 𝐬𝐚̆̃𝐧 𝐬𝐚̀𝐧𝐠 đ𝐞̂̉ 𝐡𝐚̣ 𝐥𝐚̃𝐢 𝐬𝐮𝐚̂́𝐭: 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 'đ𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐨̂̀𝐢 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐲𝐞̂𝐧' 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟐 𝐜𝐨𝐧 𝐬𝐨̂́ 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠 '𝟐𝟓 𝐡𝐚𝐲 𝟓𝟎'

Thị trường đang “xôn xao” dự đoán về những đợt hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm nay.

Theo dữ liệu của CME Group, nhà đầu tư chủ yếu dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản ở mỗi cuộc họp tiếp theo vào tháng 9 và tháng 11, sau đó là đợt cắt giảm mạnh hơn vào tháng 12. Ở cuộc họp cuối cùng của năm, một số nhà phân tích và giám đốc đầu tư cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ mạnh tay hạ lãi suất do lo ngại về việc tăng trưởng kinh tế giảm tốc.

Cuộc tranh luận này cũng xoay quanh cả các ngân hàng trung ương khác trên thế giới. Nếu Fed theo đuổi một lộ trình nới lỏng với tốc độ chậm hơn và cắt giảm ở mức 25 điểm cơ bản, lãi suất cơ bản ở Mỹ vẫn sẽ cao hơn so với các quốc gia khác trong thời gian dài hơn. Điều này sẽ thu hút các nhà đầu tư đến với các tài sản được định danh bằng USD, giúp đồng bạc xanh mạnh lên.

Mặt khác, chu kỳ nới lỏng với tốc độ nhanh hơn ở Mỹ có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương khác cũng hạ lãi suất mà không khiến đồng nội tệ của họ bị suy yếu.

Tuần trước, tại sự kiện ở Jackson Hole, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát tín hiệu rõ ràng rằng Fed đã sẵn sàng hạ lãi suất vào tháng 9. Đồng thời, ông cũng nói rõ rằng Fed không muốn thị trường lao động hạ nhiệt nhiều hơn nữa.

Các nhà phân tích tại BNP Paribas Market 360 cho biết: “Chúng tôi dự đoán mức cắt giảm là 25 điểm cơ bản tại các cuộc họp còn lại trong năm nay.” Tuy nhiên, khi ông Powell phát tín hiệu ôn hoà hơn, họ cho rằng “có khả năng thấp với mức cắt giảm 50 điểm cơ bản”.

Nhiệm vụ của Fed là đảm bảo tình hình giá cả ổn định và thúc đẩy tối đa thị trường việc làm. Ngân hàng trung ương Mỹ đặt mục tiêu lạm phát là 2%. Cuối tuần trước, số liệu PCE được dự đoán sẽ ở mức 2,5% trong 12 tháng tính đến tháng 7, theo cuộc khảo sát của Wall Street Journal.

Cuộc thảo luận về động thái hạ lãi suất mạnh tay hơn được thúc đẩy bởi việc thị trường lao động đang hạ nhiệt. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 7 cao hơn dự kiến là 4,3% và số liệu việc làm mới đã qua điều chỉnh thấp hơn vào tuần trước. Một số chuyên gia cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng nhanh nếu Fed áp dụng cách tiếp cận thận trọng.

Theo Colin Finlayson, đồng giám đốc của Aegon Strategic Bond Fund tại Aegon Asset Managemen, ông Powell đã cẩn trọng và không loại trừ bất kỳ khả năng nào. Ông nói: “Dù có phần ôn hoà hơn, song phát biểu mới không giải quyết được câu hỏi liệu Fed sẽ cắt giảm 25 hay 50 điểm cơ bản vào tháng 9. Cánh cửa mở ra cho cả 2 con số nhưng dữ liệu hiện tại dường như phù hợp hơn với mức 25 điểm cơ bản.”

Đáng chú ý, dữ liệu thị trường lao động dự kiến công bố vào ngày 6/9 có thể mang tính quyết định nếu cho thấy số liệu tháng 7 thực sự đi xuống.

Richard Clarida, cố vấn kinh tế toàn cầu tại Pimco và cựu Phó chủ tịch Fed từ năm 2018 đến 2022, cho hay: “Dù Fed thường nói rằng họ ‘phụ thuộc vào dữ liệu chứ không chỉ dữ liệu của 1 tháng’, báo cáo việc làm tháng 8 tới đây có thể sẽ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc thảo luận về ’25 hay 50’ ở cuộc họp tiếp theo.”

Clarida cho biết, Pimco dự đoán Fed sẽ chỉ hạ lãi suất ít nhất là 25 điểm cơ bản vào tháng tới và báo hiệu rằng sẽ có ít nhất 2 lần cắt giảm nữa với cùng quy mô vào tháng 11 và tháng 12.

Các nhà phân tích tại Natixis thì nhận định, thị trường đang tiếp tục tìm kiếm con số phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô của Mỹ trong bối cảnh có nhiều tín hiệu mơ hồ với nhiều con số khác nhau.

Theo CME, lộ trình nới lỏng được dự kiến sẽ tiếp tục vào năm tới, với mục tiêu lãi suất của Fed ở thời điểm kết thúc năm 2025 là 3% - 3,25%, thấp hơn so với mức hiện tại là 5,25% - 5,50%.

Tham khảo WSJ

28/08/2024

𝐒𝐮̛̣ 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨𝐚́𝐧 đ𝐚́𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮́ 𝐲́ 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝟐𝟖/𝟖

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 28/8 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

* NLG: CTCP Đầu tư Thái Bình, cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Nam Long (NLG – HOSE) đăng ký bán 3,5 triệu cổ phiếu NLG từ ngày 04/9 đến 03/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ giảm sở hữu tại NLG xuống còn hơn 17,63 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,58%.

* HDC: CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HDC – HOSE) thông qua phương án phát hành hơn 23,26 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2023 theo tỷ lệ 15%. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 17/9/2024.

* HBC: Ông Lê Viết Hưng, anh của ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC – HOSE) đã mua vào 500.000 cổ phiếu HBC trong ngày 26/8 theo phương thức khớp lệnh. Qua đó, ông Hưng đã nâng sở hữu tại HBC lên hơn 1,35 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,39%.

* SSB: Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank (SSB – HOSE) đăng ký bán 145.000 cổ phiếu SSB từ ngày 30/8 đến 27/9 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Quang sẽ giảm sở hữu tại SSB xuống còn hơn 350.000 cổ phiếu.

* CDC: Bà Đào Thị Minh Hiền, mẹ của ông Nguyễn Ngọc Bền – Chủ tịch HĐQT CTCP Chương Dương (CDC – HOSE) đăng ký bán toàn bộ hơn 121.000 cổ phiếu CDC sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 04/9 đến 30/9 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

* TRC: Ngày 27/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2023 của CTCP Cao su Tây Ninh (TRC – HOSE) ngày đăng ký cuối cùng là 30/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 9%, thanh toán bắt đầu từ ngày 06/11/2024.

* HSG: Nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý tại CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG – HOSE) đã bán ra 1,5 triệu cổ phiếu HSG trong ngày 23/8. Qua đó, giảm sở hữu tại HSG xuống còn hơn 36,93 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,99%.

* BBC: Ngày 09/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2023 của CTCP Bibica (BBC – HOSE) ngày đăng ký cuối cùng là 10/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 10/10/2024.

* L40: Ông Lê Đình Hiển, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Xây dựng 40 (L40 – HNX) đăng ký bán 100.000 cổ phiếu L40 từ ngày 28/8 đến 13/9 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, ông Hiển đang nắm giữ hơn 117.000 cổ phiếu L40, tỷ lệ 3,27%.

* BNA: CTCP Tập đoàn Đầu tư Bảo Ngọc (BNA – HNX) thông qua phương án phát hành hơn 6,24 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2023 theo tỷ lệ 4:1. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024.

27/08/2024

𝐋𝐢̣𝐜𝐡 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐢𝐧 𝐯𝐚̆́𝐧 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨𝐚́𝐧 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝟐𝟕/𝟖

Lịch sự kiện đáng chú ý ngày 27/8 về thị trường chứng khoán: Thông tin về NVL, KBC, FPT, VCG… và nhiều doanh nghiệp chốt chi trả cổ tức.

𝑻𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒊𝒏 𝒏𝒂̂𝒏𝒈 𝒉𝒂̣𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒊̣ 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈
Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo sửa đổi 4 thông tư quan trọng để nâng hạng thị trường chứng khoán lên mức mới nổi vào năm 2025. Một trong những thay đổi chính là việc gỡ bỏ yêu cầu ký quỹ 100% tiền trước khi giao dịch (pre-funding) cho nhà đầu tư tổ chức nước ngoài cùng với quy định về công bố thông tin.

Theo đó, SSI Research kỳ vọng thông tư sẽ sớm được triển khai trong quý IV/2024 và là cơ sở để FTSE Russell đánh giá tích cực trong kỳ xếp hạng tháng 9 năm nay và quyết định nâng hạng Việt Nam trong kỳ đánh giá tháng 9/2025.

Khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi, SSI Research ước tính dòng vốn từ các quỹ ETF có thể đạt tới 1,6 tỷ USD, chưa kể đến dòng vốn từ các quỹ chủ động.

Việc chuyển từ thị trường cận biên lên mới nổi không chỉ là thay đổi tên gọi, mà còn là sự thay đổi về chất với dòng vốn chủ yếu đến từ các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài chuyên nghiệp. Được FTSE nâng hạng sẽ tạo cơ hội lớn giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút sự chú ý từ MSCI, đặc biệt khi danh sách các thị trường có tiềm năng nâng hạng lên mới nổi đang ngày càng hạn chế.

𝑫𝒊𝒆̂̃𝒏 𝒃𝒊𝒆̂́𝒏 𝒕𝒉𝒊̣ 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈
VN-Index đang đối mặt với rủi ro điều chỉnh khi tiếp cận ngưỡng kháng cự 1.290 điểm. Thị trường đi ngang quanh biên độ hẹp trong hầu hết thời gian của phiên giao dịch và gặp áp lực bán mạnh sau 14h khiến chỉ số lùi về mốc 1.280 (giảm hơn 5 điểm). Hầu hết các nhóm ngành diễn ra sự phân hóa.

Khối ngoại tiếp tục xả ròng với giá trị 418 tỷ đồng, trong đó HPG dẫn đầu danh sách với gần 150 tỷ đồng, cũng là phiên bán ròng thứ 16 liên tiếp. Ngược lại, nhóm này mạnh tay mua ròng cổ phiếu chứng khoán (VCI, SSI, HCM).

𝑻𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒊𝒏 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒅𝒊̣𝒄𝒉
FPT: Tập đoàn FPT sắp phát hành 10,6 triệu cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp trong quý III/2024.

VND: Hơn 300 triệu cổ phiếu VNDirect sắp về tài khoản nhà đầu tư, thị giá "bay" 13% so với thời điểm chốt quyền.

SSI: Con trai của Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng bán toàn bộ hơn 47 triệu cổ phiếu SSI.

𝑻𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒊𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑
NVL: Trái chủ Novaland rao bán trái phiếu với lợi suất lên tới 30%/năm, gấp 6 lần lãi suất gửi tiết kiệm.

FPT: Tập đoàn FPT đặt nền móng phát triển công nghệ tại trung tâm kinh tế lớn nhất Trung Quốc.

LCG: Tuyến cao tốc 12.500 tỷ đồng nối hai miền Bắc - Nam do liên danh Vinaconex và Lizen thi công sớm về đích.

MCH: Masan Consumer sắp chi 1.500 tỷ đồng cho gần 700 nhân sự ưu tú.

VCG: Vinaconex có thể đạt gần 55.000 tỷ đồng giá trị trúng thầu dự án sân bay Long Thành.

CC1: Ông lớn làng thầu nhận án phạt trong sai phạm tại dự án cao tốc hơn 34.000 tỷ đồng.

KBC: Kinh Bắc nhắm đến dự án khu đô thị hơn 3.100 tỷ đồng tại Thanh Trì, Hà Nội.

VFS: VinFast tung chiến lược mở rộng ‘đế chế’ xe điện hợp tác với công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

VNM: CTCP Sữa Việt Nam thông báo trả cổ tức bằng tiền mặt với tổng tỷ lệ 24,5%. Ngày đăng ký cuối cùng là 25/9 và dự kiến thanh toán cho cổ đông vào ngày 24/10.

VCF: CTCP Vinacafé Biên Hòa thông báo sẽ chi trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 250% bằng tiền. Ngày đăng ký cuối cùng là 9/9.

GAS: Tổng CTCP Khí Việt Nam thông báo ngày 16/9 là ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 60%. Ngày thanh toán là 28/11.

PVI: CTCP PVI thông báo ngày 30/8 sẽ chốt danh sách cổ đông chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 32% bằng tiền mặt. Ngày thanh toán là ngày 20/9.

26/08/2024

𝟖𝟔 𝐦𝐚̃ 𝐜𝐨̂̉ 𝐩𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐛𝐢̣ 𝐜𝐚̆́𝐭 𝐦𝐚𝐫𝐠𝐢𝐧 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐇𝐎𝐒𝐄

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin).

Theo HOSE, nguyên nhân cổ phiếu ABS của Công ty cổ phần Dịch vụ nông nghiệp Bình Thuận và cổ phiếu RAL của Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ là do công ty chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 đã soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.

HOSE cũng bổ sung cổ phiếu NT2 của Công ty cổ phần Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế trên BCTC soát xét bán niên năm 2024 của NT2 là số âm.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của NT2 chỉ còn 2.448 tỷ đồng, giảm 1.918 tỷ đồng, tương đương 43,9% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, danh sách không được cấp margin lần này của HOSE còn 83 cổ phiếu khác, trong đó gồm nhiều cái tên quen thuộc như DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á, DQC của Công ty cổ phần Tập đoàn Điện quang, DRH của Công ty cổ phần DRH Holdings…

Nhiều mã không được cấp margin do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 là số âm gồm DXS, FCN, DQC, FRT, FIT, TTE, LDG, VPH...

Một số thuộc diện chứng khoán bị cảnh báo hay kiểm soát cũng không được cấp margin như HAG, HBC, HNG, HVN, ASP, CIG, C47, DAG, JVC...

Các mã chưa đủ điều kiện cấp margin do thời gian niêm yết dưới 06 tháng gồm VTP, NAB, MCM, HNA, DSE…

26/08/2024

𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐚̀𝐢 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 đ𝐚́𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐮́ 𝐲́ 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝟐𝟔-𝟑𝟎/𝟖

Kết quả doanh thu của Nvidia, công ty công nghệ đang rất được chú ý và các số liệu quan trọng về lạm phát ở khu vực đồng euro và Úc sẽ là những tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần tới.

Giá vàng liên tục tăng lên mức cao kỷ luc mới trong khi đồng USD chịu áp lực giảm khi thị trường ngày càng tin tưởng vào việc Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất cũng là những vấn đề đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

𝑫𝒖̛𝒐̛́𝒊 đ𝒂̂𝒚 𝒍𝒂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒔𝒖̛̣ 𝒌𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒂̀𝒊 𝒄𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒒𝒖𝒐̂́𝒄 𝒕𝒆̂́ đ𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒖́ 𝒚́ 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒖𝒂̂̀𝒏 26-30/8:

𝟏/ 𝐍𝐕𝐈𝐃𝐈𝐀
Sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với trí tuệ nhân tạo có thể sẽ cho thấy những thay đổi sau khi nhà sản xuất chip Nvidia báo cáo kết quả thu nhập vào ngày 28 tháng 8.

Chip của Nvidia được coi là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực AI và cổ phiếu của công ty này đã tăng khoảng 150% trong năm nay, giúp đẩy S&P 500 lên mức cao kỷ lục.

Nhưng đà tăng trưởng đáng kinh ngạc kéo dài nhiều năm của cổ phiếu Nvidia và cơn sốt AI cũng được so sánh với cơn sốt dot-com đã bùng nổ hơn hai thập kỷ trước.

Phản ứng của các nhà đầu tư trước kết quả đáng thất vọng của những cái tên vốn hóa lớn như Alphabet và Tesla vào tháng trước cho thấy thị trường có thể đang thay đổi, đặc biệt là khi định giá của nhiều công ty trong lĩnh vực này đã bị thổi phồng.

Ngoài ra, tuần tới sẽ có dữ liệu nổi bật về nền kinh tế Mỹ, bao gồm chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ công bố vào thứ Sáu (30/8), một thước đo lạm phát quan trọng được Cục Dự trữ Liên bang theo dõi.

𝟐/ 𝐄𝐔𝐑𝐎𝐙𝐎𝐍𝐄
Số liệu lạm phát tháng 8 của khu vực đồng euro công bố vào thứ Sáu (30/8) sẽ là chìa khóa để các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) quyết định có nên cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hay không.

Lạm phát của Eurozone tháng 7 bất ngờ tăng nhẹ khiến cho dữ liệu lạm phát tháng 8 trở nên khó đoán, và cho thấy chặng cuối của con đường kiềm chế lạm phát ở Eurozone vẫn còn rất gập ghềnh.

Lạm phát chung ở khu vực này có thể giảm khi giá dầu giảm, nhưng lạm phát lõi vẫn trong tinìh trạng căng thẳng với lĩnh vực dịch vụ chiếm ưu thế, nơi giá cả vẫn tăng vững.

Nếu dữ liệu lạm phát tăng thì dù tăng nhỏ cũng sẽ khiến ECB cũng như các nhà giao dịch thận trọng, vì trong những tuần gần đây thị trường nhìn chung tin rằng lãi suất của ECB sẽ giảm.

Trọng tâm chú ý của khu vực này đã chuyển sang những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng hoạt động kinh doanh trong khu vực đồng euro trong tháng 8 cho thấy sự mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên.

Các nhà giao dịch thống nhất dự đoán lãi suất của ECB sẽ tiếp tục được hạ thêm 25 điểm cơ bản trong kỳ họp ngày 12/9 và có thể sẽ có thêm 2 đợt giảm nữa trước khi kết thúc năm 2024.

𝟑/ 𝐍𝐆𝐀̂𝐍 𝐇𝐀̀𝐍𝐆 𝐓𝐑𝐔𝐍𝐆 𝐔̛𝐎̛𝐍𝐆 𝐔́𝐂
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã nhấn mạnh rằng lãi suất cần phải duy trì ở mức như hiện tại trong một "thời gian dài" vì lạm phát cơ bản vẫn quá cao để có thể nới lỏng.

Các số liệu lạm phát tháng 7 (công bố vào Thứ Tư, 28/8) có thể cho thấy lạm phát chung của Úc giảm trở lại mức mục tiêu 2-3% lần đầu tiên sau ba năm.

Và bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy áp lực lạm phát đang giảm bớt sẽ đều gây áp lực lên ngân hàng trung ương. RBA đã trở thành một ngoại lệ trên toàn cầu khi họ miễn cưỡng hạ lãi suất trong khi nhiều đồng nghiệp khác tìm cách khởi động hoặc đã bắt đầu các chu kỳ nới lỏng.

Các nhà đầu tư cũng hy vọng rằng dữ liệu lạm phát có thể giúp gia tăng tâm lý người tiêu dùng, vốn đã bị ảnh hưởng bởi gánh nặng về chi phí vay cao.

Ở nơi khác, báo cáo lạm phát tháng 8 của Nhật Bản (công bố vào thứ Sáu, 30/8) có khả năng cung cấp thêm manh mối về triển vọng lãi suất của Tokyo.

𝟒/ 𝐄𝐔𝐑𝐎 𝐓𝐀̆𝐍𝐆 𝐌𝐀̣𝐍𝐇
Đồng euro đang ở mức cao nhất trong năm nay so với đồng usd, được hưởng lợi từ những biến động gần đây trên thị trường toàn cầu.

Kỳ vọng khác nhau về lãi suất của Mỹ và khu vực đồng euro là lý do thúc đẩy USD tăng giá. Các nhà giao dịch dưh đoán từ nay đến cuối năm Fed sẽ hạ lãi suất tổng cộng 100 điểm cơ bản, tăng mạnh so với trước khi dữ liệu bảng lương mới nhất của Mỹ được công bố, trong khi dự đoán ECB sẽ chỉ hạ lãi suất 2 lần, mỗi lần 25 điểm cơ bản.

Câu hỏi đặt ra là liệu đồng euro, cũng đang ở mức cao nhất theo tỷ trọng thương mại, có thể duy trì đà tăng của mình hay không?

Hoạt động kinh doanh trong tháng 8 của Đức đã giảm nhiều hơn dự kiến là một dấu hiệu tiêu cực cho động cơ kinh tế của châu Âu, trong khi tăng trưởng tiền lương của khu vực đồng euro chậm lại trong quý trước hỗ trợ kịch bản ECB cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Diễn biến tỷ giá trong những năm gần đây cho thấy những người đầu cơ đồng euro là một nhóm người nhút nhát. Họ có thể cần thêm cơ sở thuyết phục về sự phục hồi của đồng euro trước khi xuống tiền.

𝟓/ 𝐕𝐀̀𝐍𝐆 𝐓𝐎̉𝐀 𝐒𝐀́𝐍𝐆 𝐋𝐀̂́𝐏 𝐋𝐀́𝐍𝐇
Giá vàng đã liên tiếp đạt những kỷ lục cao kể từ năm 2022 và từ đầu năm đến nay đã tăng hơn 20%, hiện không còn xa mức 3.000 USD khi nhu cầu kim loại này gia tăng để bảo đảm sự an toàn cho tài sản trong thời kỳ rủi ro an ninh và bất ổn chính trị và kinh tế gia tăng.

Cuộc chiến giữa Nga với Ukraine đã thúc đẩy đợt tăng giá vàng vào tháng 2 năm 2022. Giá hàng hóa tăng vọt sau đó đã thúc đẩy lạm phát, làm xói mòn giá trị của các tài sản tiền tệ.

Căng thẳng ở Trung Đông và sự bất ổn từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần đã thúc đẩy thêm nhiều đợt tăng giá nữa.

Giao dịch mua vàng thỏi được thúc đẩy thêm nữa khi triển vọng Mỹ sắp cắt giảm lãi suất, gây áp lực lên tiền USD và làm tăng sức hấp dẫn của vàng. Kim loại này có mối quan hệ tiêu cực đối với USD.

Nhưng những nhà đầu cơ vàng nên ghi nhớ câu nói không bao giờ cũ rằng "không có gì tăng theo đường thẳng" vì thị trường thường "mua tin đồn, bán sự thật".

26/08/2024

𝐋𝐢̣𝐜𝐡 𝐜𝐡𝐨̂́𝐭 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐜𝐨̂̉ 𝐭𝐮̛́𝐜 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧 𝟐𝟔/𝟖– 𝟑𝟎/𝟖: 𝐂𝐨̂̉ 𝐭𝐮̛́𝐜 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐜𝐚𝐨 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝟖𝟖%, 𝐡𝐚𝐢 𝐧𝐠𝐚̂𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 "𝐥𝐚̆𝐧 𝐜𝐡𝐨̂́𝐭"

Trong tuần này có 22 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, mức cao nhất là 88% và thấp nhất là 2%.

Theo thống kê, có 26 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần 26/8– 30/8. Trong đó, 22 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt trong tuần này, mức cao nhất là 88% và thấp nhất là 2%. Ngoài ra, tuần này có 3 doanh nghiệp trả cổ tức cổ phiếu và 1 doanh nghiệp trả cổ tức kết hợp.

CTCP Xích líp Đông Anh (DFC) chuẩn bị chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 tỷ lệ 20% bằng tiền (2.000 đồng/cp), tương ứng cần chi 22,8 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch ĐHĐCĐ giao. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/08 và ngày thanh toán vào 17/09/2024.

DFC đã có 9 năm liên tiếp đều đặn trả cổ tức cho cổ đông kể từ 2015, nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm, đưa tỷ lệ từ mức cao nhất 45% năm 2015 về mức thấp nhất 11% năm 2020, trước khi tăng lên 17, 36% năm 2022 và 20% năm 2023.

CTCP Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng (HNX: LHC) thông báo 29/08 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/08.

LHC sẽ dành khoảng 21 tỷ đồng để chia cổ tức, dự kiến thanh toán vào ngày 16/09/2024, theo tỷ lệ 15% (1cp được nhận 1.500 đồng). Năm nay, Công ty lên kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông tỷ lệ từ 15-25%.

Doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh Lâm Đồng duy trì trả cổ tức đều đặn trong nhiều năm qua, bao gồm cả thưởng cổ phiếu lẫn tiền mặt. Tiền thanh toán cổ tức cũng theo đó tăng dần. Chẳng hạn như năm 2023, LHC trả 2 đợt cổ tức bằng tiền, tỷ lệ lần lượt là 5% và 15%, tổng số tiền chi ra khoảng 49 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB - Mã: MSB) vừa thông 29/08 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức cổ phiếu 30%. Cụ thể, ngân hàng dự kiến phát hành thêm tối đa 600 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 30% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận 30 cổ phiếu mới). Sau phát hành, vốn điều lệ MSB sẽ tăng thêm 6.000 tỷ đồng, từ 20.000 tỷ đồng lên 26.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (mã OCB) vừa thông báo, ngày 30/8 là hạn đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới).

Theo đó, OCB sẽ phát hành gần 411 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Nguồn phát hành là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2023. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của OCB dự kiến sẽ tăng lên gần 24.658 tỷ đồng.

CTCP Lương thực Bình Định (mã BLT) thông báo ngày 30/8 là ngày đăng ký cuối cùng để BLT chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 88% (1 cổ phiếu nhận về 8.800 đồng). Với hơn 4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến sẽ chi 35 tỷ đồng để trả cổ tức trong đợt này.

Trong cơ cấu cổ đông, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam- VINAFOOD II là công ty mẹ nắm giữ 51% vốn điều lệ dự kiến sẽ nhận gần 18 tỷ đồng. Theo sau, ông Nguyễn Phan Quang – Phó Tổng giám đốc công ty có thể nhận hơn 1 tỷ đồng với việc nắm giữ gần 3% vốn. Tiền cổ tức về tay cổ đông chỉ sau đó hơn 2 tuần, dự kiến là ngày 18/9.

26/08/2024

𝐋𝐢̣𝐜𝐡 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧, 𝐭𝐢𝐧 𝐯𝐚̆́𝐧 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨𝐚́𝐧 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝟐𝟔/𝟎𝟖

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.

𝑻𝒊𝒏 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑
HDW - Công ty cổ phần Kinh doanh nước sạch Hải Dương: Ngày 19/9 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 7,9193% (tương ứng 100 cổ phiếu nhận về 79.193 đồng). HDW dự kiến thanh toán cổ tức vào ngày 30/9/2024.

TBC - Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà: Ngày 12/9 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 10% (tương ứng 1 cổ phiếu nhận về 1.000 đồng). TBC dự kiến thanh toán cổ tức vào ngày 27/9/2024.

SRC - Công ty cổ phần cao su Sao Vàng: Ngày 18/9 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 6% (tương ứng 1 cổ phiếu nhận về 600 đồng). SRC dự kiến thanh toán cổ tức vào ngày 3/10/2024.

NNC - Công ty cổ phần Đá Núi Nhỏ:Ngày 13/9 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 5% (tương ứng 1 cổ phiếu nhận về 500 đồng). NNC dự kiến thanh toán cổ tức vào ngày 30/9/2024.

𝑲𝒆̂́𝒕 𝒒𝒖𝒂̉ 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒄𝒐̂̉ 𝒑𝒉𝒊𝒆̂́𝒖 𝒄𝒖̉𝒂 𝒄𝒐̂̉ đ𝒐̂𝒏𝒈
PNC - Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam: CTCP Phát triển KD Trường Phát đã bán gần 2,7 triệu cổ phiếu, không còn nắm giữ cổ phiếu nào sau khi thực hiện giao dịch. Giao dịch thực hiện trong phiên 20/8/2024.

NTL - Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm: Thành viên HĐQT Độc lập Lê Anh Tuấn đã mua 200 nghìn cổ phiếu. Giao dịch thực hiện từ 26/7/2024 đến 23/8/2024.

AAM - Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong: Kế toán trưởng Nguyễn Hoàng Anh đã bán 21.200 cổ phiếu AAM, sau giao dịch còn nắm gần 330 nghìn cổ phiếu. Giao dịch thực hiện từ 25/7/2024 đến 22/8/2024.

𝑮𝒊𝒂𝒐 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒄𝒐̂̉ 𝒑𝒉𝒊𝒆̂́𝒖 𝒄𝒖̉𝒂 𝒄𝒐̂̉ đ𝒐̂𝒏𝒈
TMS - Công ty Cổ phần Transimex: CTCP Vinaprint đăng ký mua 200 nghìn cổ phiếu nhằm tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến diễn ra từ 29/8/2024 đến ngày 27/9/2024.

VIX - Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX: Bà Trần Bích Thủy đăng ký mua 6.483 cổ phiếu. Giao dịch dự kiến diễn ra từ 26/8/2024 đến ngày 30/8/2024. Bà Thuỷ là chị ruột Thành viên BKS Trần Hồng Vân

23/08/2024

𝐓𝐨𝐩 𝟏𝟎 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐜𝐨́ 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐜𝐚𝐨 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐠𝐢𝐨̛́𝐢 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟐𝟒

Trên thế giới hiện có khoảng 180 loại tiền tệ đang lưu thông tại 193 quốc gia, 2 nhà nước quan sát viên của Liên Hợp Quốc, 9 vùng lãnh thổ độc lập và 33 vùng lãnh thổ phụ thuộc.

Khi nhắc đến các đồng tiền có giá trị cao nhất thế giới, nhiều người thường nghĩ ngay đến những nền kinh tế lớn như Mỹ hay Anh. Tuy nhiên, thực tế, các đồng tiền có giá trị cao nhất lại đến từ những quốc gia nhỏ, nhưng có nền kinh tế mạnh mẽ và ổn định.

Trên thế giới hiện có khoảng 180 loại tiền tệ đang lưu thông tại 193 quốc gia, 2 nhà nước quan sát viên của Liên Hợp Quốc, 9 vùng lãnh thổ độc lập và 33 vùng lãnh thổ phụ thuộc. Theo đó có một số quốc gia sử dụng cùng lúc nhiều loại tiền tệ, trong đó có một loại tiền tệ chính thức và một số loại tiền tệ được neo và công nhận.

Danh sách 10 đồng tiền có giá trị cao nhất được phân tích dựa trên số đơn vị ngoại tệ nhận được để đổi lấy một đô la Mỹ (USD). Tỷ giá hối đoái được quy đổi tại ngày 22/8.

10 đồng tiền có giá trị cao nhất thế giới năm 2024 gọi tên: KWD, BHD, OMR, JOD, GIP, GBP, KYD, CHF, EUR, USD.

𝐃𝐢𝐧𝐚𝐫 𝐊𝐮𝐰𝐚𝐢𝐭 (𝐊𝐖𝐃)
Đồng tiền nào mạnh nhất thế giới? Câu trả lời là đồng Dinar Kuwait - đồng tiền của quốc gia giàu dầu mỏ Kuwait. Tỷ giá KWD/USD như sau:

1 KWD = 3.25 USD

Kuwait là quốc gia nằm giữa Ả Rập Saudi và Iraq, thu được phần lớn tài sản từ việc trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới. Đồng Dinar Kuwait được phát hành vào những năm 1960 và ban đầu được neo với đồng bảng Anh trước khi được neo lại vào một rổ tiền tệ không được tiết lộ.

𝐃𝐢𝐧𝐚𝐫 𝐁𝐚𝐡𝐫𝐚𝐢𝐧 (𝐁𝐇𝐃)
Đồng Dinar Bahrain là loại tiền có giá trị cao thứ hai trên thế giới với tỷ giá như sau:

1 BHD = 2.65 USD

Bahrain là một quốc đảo ở Vịnh Ba Tư ngoài khơi bờ biển Ả Rập Saudi. Phần lớn tài sản mà quốc gia này kiếm được đều đến từ xuất khẩu dầu khí. Đồng Dinar Bahrain được đưa vào lưu thông từ năm 1965 và được chốt bằng đồng đô la Mỹ.

𝐑𝐢𝐚𝐥 𝐎𝐦𝐚𝐧 (𝐎𝐌𝐑)
Đồng tiền có giá trị cao đứng thứ 3 toàn cầu là Rial Oman với tỷ giá quy đổi so với đồng Đô la Mỹ như sau:

1 OMR = 2.59 USD

Đất nước Ô-man nằm giữa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen ở đầu bán đảo Ả Rập. Cũng như các nước láng giềng giàu có khác, Oman là nước xuất khẩu dầu khí lớn và phần lớn thu nhập của quốc gia này đến từ dầu khí. Đồng Rial của Oman được giới thiệu vào những năm 1970 và được neo giá bằng đồng đô la Mỹ.

𝐃𝐢𝐧𝐚𝐫 𝐉𝐨𝐫𝐝𝐚𝐧 (𝐉𝐎𝐃)
Jordanian Dinar là loại tiền tệ mạnh thứ tư trên thế giới với tỷ giá hối đoái của đồng Dinar Jordan so với đồng USD của Hoa Kỳ như sau:

1 JOD = 1.41 USD

Jordan là quốc gia không có biển nằm ở khu vực Trung Đông. Jordan ít phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí hơn các nước láng giềng và đang phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp và nợ gia tăng. Đồng dinar Jordan được đưa vào lưu thông vào năm 1950 và được chốt bằng đồng đô la Mỹ.

𝐁𝐚̉𝐧𝐠 𝐆𝐢𝐛𝐫𝐚𝐥𝐭𝐚𝐫 (𝐆𝐈𝐏)
Đồng bảng Gibraltar là loại tiền tệ có giá trị cao thứ năm trên thế giới được tính theo tỷ giá như sau:

1 GIP = 1.2679 USD

Đất nước Gibraltar nằm ở cực nam của Tây Ban Nha và chính thức là lãnh thổ của Anh. Đồng bảng Gibraltar được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1920 và được gắn với đồng bảng Anh.

𝐁𝐚̉𝐧𝐠 𝐀𝐧𝐡 (𝐆𝐁𝐏)
Đứng thứ 5 toàn cầu về đồng tiền có giá trị nhất là đồng Bảng . Theo tỷ giá GBP/USD hôm nay:

1 GBP = 1.2677 USD

Theo Ngân hàng Thế giới, Anh là quốc gia lớn thứ sáu tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đồng bảng Anh lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1400 trước khi được thập phân hoá vào năm 1971. Nó được thả nổi tự do và do đó không được gắn với các loại tiền tệ khác.

Đ𝐨̂ 𝐥𝐚 𝐂𝐚𝐲𝐦𝐚𝐧 (𝐊𝐘𝐃)
Đồng đô la Quần đảo Cayman là loại tiền tệ mạnh thứ bảy trên thế giới và nó thuộc đồng tiền có giá trị lớn hơn 1 đồng Đô la Mỹ.

1 KYD = 1.20 USD

Quần đảo Cayman là lãnh thổ của Anh ở Caribe và là một trung tâm tài chính nước ngoài. Đồng đô la của Quần đảo Cayman được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1970 và được neo giá bằng đồng đô la Mỹ.

𝐅𝐫𝐚𝐧𝐜 𝐓𝐡𝐮̣𝐲 𝐒𝐢̃ (𝐂𝐇𝐅)
Đứng thứ 8 về đồng tiền mạnh nhất thế giới là đồng Franc Thụy Sĩ (Swiss Franc). 1 đồng tiền của Thụy Sĩ lớn hơn 1 đồng Đô la Mỹ, tỷ giá hôm nay như sau:

1 CHF = 1.10 USD

Franc Thụy Sĩ là đồng tiền chính thức của Thụy Sĩ và Liechtenstein, nó cũng được coi là nơi trú ẩn an toàn do sự trung lập và ổn định chính trị của Thụy Sĩ. Đồng franc Thụy Sĩ được giới thiệu vào năm 1850 và sau đó được neo giá một thời gian ngắn với đồng Euro trước khi chuyển sang chế độ thả nổi tự do.

𝐄𝐮𝐫𝐨 (𝐄𝐔𝐑)
Mặc dù được sử dụng phổ biến, đồng Euro là loại tiền tệ mạnh thứ chín trên thế giới. Tỷ giá quy đổi EUR so với USD như sau:

1 EUR = 1.08 USD

Đồng Euro là tiền tệ chính thức của Liên minh châu Âu - Eurozone, là đồng tiền được lưu thông tại 20/27 quốc gia châu Âu. Đồng Euro được đưa vào lưu thông vào năm 2002 và được thả nổi tự do.

Đ𝐨̂ 𝐥𝐚 𝐌𝐲̃ (𝐔𝐒𝐃)
Mặc dù là đồng tiền được giao dịch phổ biến nhất toàn cầu, nhưng xét về giá trị, đồng đô la Mỹ là loại tiền tệ mạnh thứ 10 trên thế giới, có giá trị chính xác bằng 1 so với chính nó.

Đồng Đô la Mỹ ra đời vào những năm 1700, được sử dụng tại Mỹ, Ecuador, Zimbabwe và nhiều lãnh thổ khác của Hoa Kỳ.

Xét theo GDP, Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cho đến nay, đồng đô la Mỹ vẫn là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, đồng thời là đồng tiền dự trữ lớn nhất thế giới (được các Ngân hàng Trung ương nắm giữ nhiều nhất) và là đồng tiền dùng để định giá nhiều mặt hàng như dầu, vàng, đồng…

Want your business to be the top-listed Accountant in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Website

Address


72A Nguyễn Trãi
Hanoi
10000

Other Financial Consultants in Hanoi (show all)
Sàn OTC Sàn OTC
Tầng L, Tòa Nhà Platinum, Số 6 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình
Hanoi, 08404

Sàn giao dịch cổ phiếu OTC

Itrader Itrader
48Lê Văn Lương
Hanoi

Toà nhà Diamond Flower, số 48 Lê Văn Lương

Cty NamPhong tư vấn xsmb Cty NamPhong tư vấn xsmb
Phố Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hanoi

Trùm Stock Trùm Stock
142 Đội Cấn, Ba Đình
Hanoi, 100000

Dịch vụ tư vấn đầu tư tài chính thông minh và toàn diện.

Hỗ Trợ Vay Vốn Online Hỗ Trợ Vay Vốn Online
Hanoi

Liên hệ zalo 0788688960 để được tư vấn gói vay chi tiết nhất

Lại Quốc Việt Invest - Đầu tư Chứng Khoán cùng Lại Quốc Việt Lại Quốc Việt Invest - Đầu tư Chứng Khoán cùng Lại Quốc Việt
Hanoi

Liên hệ tư vấn và hỗ trợ giao dịch: 👩‍💻 Trợ lý Ms Vũ Trang 📲 (+84) 0973

Credy - Vay tiền online Credy - Vay tiền online
Đường Nguyễn Ngọc Vũ/Trung Hòa/Cầu Giâý/Hà Nội
Hanoi, 100000

Giải pháp vay tiền online, giải ngân trong vài phút, hỗ trợ người cần vay gấp.

Rút Tiền Thẻ Tín Hòa Bình Dân Bạc Liêu- Nhận Tiền Trong 2 Phút 0939326008 Rút Tiền Thẻ Tín Hòa Bình Dân Bạc Liêu- Nhận Tiền Trong 2 Phút 0939326008
C10 Block, Nguyen Phong Sac, Nghia Tan Ward, Cau Giay Dist.
Hanoi

https://s.pro.vn/Nhcd

ALPHA Capital - Đầu tư Chứng khoán ALPHA Capital - Đầu tư Chứng khoán
Hanoi

Chứng khoán Việt Nam

Đầu tư hưởng hưu trí Đầu tư hưởng hưu trí
24 Quang Trung, Hoàn Kiếm
Hanoi

Cung cấp sản phẩm bất động sản hạng sang. Đầu tư tài chính có tài sản đảm bảo