Dược sĩ Hằng Zkid

Dược sĩ Hằng Zkid

Dược sĩ lâm sàng _ Chuyên chăm sóc sức khỏe Mẹ & Bé _ Nhà thuốc Mẹ & Bé Zkid

13/11/2022

Sử dụng thuốc kháng Histamin đúng cách (Thuốc chống dị ứng - Giảm sổ mũi, nghẹt mũi)

06/11/2022

Sử dụng thuốc xịt mũi cho bé sao cho đúng?

30/10/2022

Sử dụng corticoids cho bé - Những sai lầm thường gặp!

09/10/2022

Kháng sinh cho bé_Tổng hợp thông tin cơ bản mẹ cần biết_Phần 2

03/10/2022

Kháng sinh_Phần 1 - Tổng hợp thông tin mẹ cần biết

25/09/2022

THUỐC HẠ SỐT CHO BÉ - TỔNG HỢP THÔNG TIN MẸ CẦN BIẾT

18/09/2022

ADENOVIRUS Ở TRẺ - NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

11/09/2022

THUỐC LONG ĐỜM - NHỮNG ĐIỀU MẸ NÊN BIẾT

03/09/2022

TIÊU CHẢY Ở BÉ - MẸ CẦN LÀM GÌ?

20/08/2022

CÒI XƯƠNG THỂ BỤ BẪM - NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

19/08/2022

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÉ CÚM A

13/08/2022

SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ_NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

06/08/2022

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ - MẸ CẦN BIẾT NHỮNG GÌ?

30/07/2022

TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO BÉ - MẸ CẦN LÀM GÌ?

23/07/2022

VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ - NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT

09/07/2022

BÉ CHẬM TĂNG CÂN - MẸ CẦN LÀM GÌ?

05/07/2022

02/07/2022

BỔ SUNG KẼM CHO BÉ SAO CHO ĐÚNG?

02/07/2022

Test 2

24/06/2022

Hướng dẫn sử dụng điều hoà để bé không bị Ốm, Ho, Nghẹt Mũi...
Các mom theo dõi nhé!

24/06/2022

❤ LIVESTREAM: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐIỀU HOÀ NGÀY HÈ ĐỂ BÉ KHÔNG BỊ ỐM

Ngày hè, không bật điều hoà thì nóng, bật lại lắm nỗi lo con ốm, con ho, con nghẹt mũi, con khô da... Vậy mẹ phải làm sao? Có phải do bật điều hoà không? Và cách sử dụng điều hoà như nào là đúng để con khỏi ốm?

Mẹ quan tâm vấn đề này hẹn mẹ tối nay lúc 20:30 nhé! Mẹ có câu hỏi nào cmt để Hằng giải đáp nha!

23/06/2022

ĐỪNG VỘI VÀNG CAI SỮA CHO CON, MẸ NHÉ🥰🥰
(Các mẹ cùng đọc và tham khảo nhé)

Hãy suy nghĩ mà xem, phải có lí do chính đáng và được chứng minh một cách chặt chẽ, thì Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và Quỹ bảo trợ trẻ em UNICEF mới khuyến cáo rộng rãi trên khắp thế giới rằng các bà mẹ nên cho con bú ít nhất tới 2 tuổi. Không phải 1, không phải 1,5 năm,mà là ít nhất 2 năm.

Nhiều gia đình đặt ra câu hỏi tại sao cần phải cho con bú lâu như vậy. Vì việc tiếp tục cho con bú kéo dài mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và tâm lý của mẹ và con.

Nhưng trong xã hội hiện đại, với sự xuất hiện của sữa công thức, nhiều người cho rằng sữa mẹ sau 6 tháng đâu còn chất gì. Đây là quan niệm vô cùng sai lầm. Hay họ cho rằng sau 6 tháng bé phải bắt đầu ăn dặm đồng nghĩa với sữa mẹ mất chất?

Bất kì ai, kể cả bác sĩ nhi khoa mà phát biểu điều đó có nghĩa là họ hoàn toàn không hiểu biết gì về Sữa mẹ và sự phát triển của trẻ cả. Sữa mẹ sau 6 tháng vẫn có đầy đủ protein, chất béo, và các chất dinh dưỡng quan trọng khác phù hợp với nhu cầu của bé.

Sữa Mẹ vẫn có những kháng thể để bảo vệ sức khoẻ cho bé ở bất kì độ tuổi nào. Hãy cùng nhìn vào các chỉ số mà Sữa mẹ cung cấp cho bé trong năm thứ 2 (12-23 tháng),trong mỗi 448ml Sữa mẹ ước tính có:

29% nguồn năng lượng cần thiết

43% lượng protein cần thiết

36% lượng canxi cần thiết

75% lượng vitamin A cần thiết

76% lượng folate cần thiết

94% lượng vitamin B12 cần thiết

60% lượng vitamin C cần thiết

Đây là con số ước tính mà Sữa mẹ cung cấp cho nhu cầu dinh dưỡng của bé hàng ngày. Và thực phẩm bé ăn vào sẽ cung cấp đầy đủ cho những tỉ lệ phần trăm còn lại.

Đôi khi chúng ta chỉ tập trung vào dinh dưỡng, cân đo đong đếm từng gram thực phẩm để cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo nhất, nhưng lại quên đi một yếu tố trong Sữa Mẹ mà không bất cứ loại thực phẩm hay thuốc nào có thể cung cấp được:

Kháng thể sống. Thực tế là một số loại kháng thể trong Sữa mẹ trong năm thứ 2 còn nhiều hơn trong năm đầu đời. Đó là lẽ đương nhiên, bởi vì bé càng lớn thì sẽ càng tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và bệnh tật hơn là những em bé dưới 1 tuổi.

Sữa mẹ có những chất tăng trưởng đặc biệt để giúp hoàn thiện hệ miễn dịch ở trẻ, và song song với việc hoàn thiện sự phát triển của não, hệ tiêu hoá, các cơ quan nội tạng.

Người ta chứng minh được rằng những em bé đi học mẫu giáo mà vẫn được bú sữa mẹ thì không bị ốm nặng và nhiều như những bé không được bú sữa mẹ.

Điều đó có nghĩa là mẹ không phải nghỉ làm nhiều để chăm sóc con ốm nếu như mẹ tiếp tục cho con bú kéo dài.

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cũng nhấn mạnh rằng những đứa trẻ cai sữa trước 2 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Những bé ở độ tuổi 1-3 tuổi mà vẫn bú mẹ thì ít bị ốm hơn, khi ốm thì thời gian khỏi bệnh nhanh hơn, và tỉ lệ tử vong vì bệnh tật cũng giảm đáng kể. Tăng cường cho con bú mẹ có thể phòng tránh được 10% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng khi trẻ bị bệnh mà đa phần người ta vẫn coi thường vai trò đó và nghĩ rằng có thể tăng sức đề kháng cho con bằng sữa non của bò, hay các loại thuốc bổ đắt tiền.

Hãy lấy một ví dụ rất đơn giản, một đứa trẻ 20 tháng tuổi bị ốm và từ chối không muốn ăn bất cứ thứ gì, bé chỉ muốn bú mẹ ngày đêm.

Như vậy bé vẫn nhận được một lượng dinh dưỡng đáng kể, dễ hấp thu với cơ thể mệt mỏi của bé, được cung cấp kháng thể để mau khỏi bệnh và đặc biệt là được làm điều mà bé ưa thích đó là ôm mẹ và ti mẹ.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng độ tuổi cai sữa của con người nằm trong khoảng từ 2 đến 7 năm.

Mọi người cần được bổ sung kiến thức về những lợi ích khi trẻ bú mẹ kéo dài, bao gồm cả những lợi ích về mặt sức khoẻ, đề kháng, lợi ích về mặt tâm lý và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất đảm bảo an toàn trong các trường hợp thiên tai và khẩn cấp,khi mà các thực phẩm hay nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh.

Bà mẹ cho con bú kéo dài cũng nhận được nhiều lợi ích cho bản thân, ví dụ như giảm nguy cơung thư vú, ung thư buồng trứng, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, huyết áp cao, béo phì hay tim mạch.

Hãy nhìn vào xã hội xung quanh ta, và các mẹ sẽ thấy được rất nhiều người hay nói những lời lẽ không tốt đẹp về Sữa Mẹ bằng những lí do không mấy thiện cảm, những truyền thuyết để đả kích sữa mẹ, khiến cho các Mẹ Sữa hoang mang lo lắng.

Sữa mẹ không mất chất, sữa mẹ không nóng không mát, không đặc không loãng. Cơ thể của người mẹ đã chắt chiu dành dụm những gì tinh tuý nhất cho con thông qua hai bầu vú. Dù là người mẹ nghèo đói ở Châu Phi, hay người mẹ giàu sang nhung lụa giữa New York, thì chất lượng sữa mẹ vẫn là đúng chuẩn nhất, phù hợp nhất đối với con, những thứ gì không phải Sữa mẹ đều là lệch chuẩn so với nhu cầu của con!

St
-----
Dược sĩ Hằng ZKID - Dược sĩ lâm sàng tại Trung tâm sức khoẻ Nhi khoa ZKID

Photos from Dược sĩ Hằng Zkid's post 23/06/2022

💤💤💤 THỜI GIAN NGỦ CHUẨN CHO BÉ THEO TỪNG THÁNG TUỔI

1 ngày bé cần ngủ bao nhiêu tiếng? Trong đó bao nhiêu tiếng ban ngày, bao nhiêu tiếng ban đêm? Mẹ xem chi tiết bảng dưới đây nha!

Vì giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ ban đêm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não và chiều cao cho trẻ, nên mẹ hãy cố gắng cho con đi ngủ sớm và ngủ đủ tiếng nhé!

👉 Còn thắc mắc điều gì về giấc ngủ của con, mẹ hãy để.lại thông tin để Hằng giải đáp nha!
------
Dược sĩ Hằng ZKID - Dược sĩ lâm sàng tại Trung tâm Sức khoẻ Nhi khoa ZKID

17/06/2022

Hướng dẫn bổ sung DHA đúng cách

11/06/2022

Táo bón: giải pháp và những sai lầm thường gặp
Cùng Ds. Hằng tìm hiểu chủ đề này nhé

Want your business to be the top-listed Health & Beauty Business in Hoàng Kim?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Sử dụng thuốc kháng Histamin đúng cách (Thuốc chống dị ứng - Giảm sổ mũi, nghẹt mũi)
Sử dụng thuốc xịt mũi cho bé sao cho đúng?
Sử dụng corticoids cho bé - Những sai lầm thường gặp!
Kháng sinh cho bé_Tổng hợp thông tin cơ bản mẹ cần biết_Phần 2
Kháng sinh_Phần 1 - Tổng hợp thông tin mẹ cần biết
Kháng sinh_Phần 1 - Tổng hợp thông tin mẹ cần biết
THUỐC HẠ SỐT CHO BÉ - TỔNG HỢP THÔNG TIN MẸ CẦN BIẾT
ADENOVIRUS Ở TRẺ - NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT
THUỐC LONG ĐỜM - NHỮNG ĐIỀU MẸ NÊN BIẾT
TIÊU CHẢY Ở BÉ - MẸ CẦN LÀM GÌ?
CÒI XƯƠNG THỂ BỤ BẪM - NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÉ CÚM A

Category

Telephone

Address


Hoàng Kim

Opening Hours

Monday 09:00 - 23:00
Tuesday 09:00 - 23:00
Wednesday 09:00 - 23:00
Thursday 08:00 - 23:00
Friday 08:00 - 23:00
Saturday 09:00 - 23:00
Sunday 09:00 - 23:00