Thong Dong

Thong Dong

hỗ trợ mỗi gia đình sắp xếp tổ chức tang lễ chu toàn, thành kính

05/12/2023

Nếu có thể, để nỗi buồn ngoài cửa
Giữ tâm an rồi hãy bước vào nhà
Như giày dép dẫu bao nhiêu bùn đất
Để hiên nhà sau mỗi dặm đường xa!

Nếu có thể, đừng giận hờn trách móc
Chuyện áo cơm cũng đủ mệt nhọc rồi
Khi lòng thấy có muộn phiền ấm ức
Mình nhẹ nhàng ngồi xuống bảo nhau thôi!

Nếu có thể, đừng than thân trách phận
Ở ngoài kia còn bao kẻ khốn cùng
Còn sức khoẻ là mình còn hy vọng
Đừng tự dọa mình rồi suy nghĩ lung tung!

Nếu có thể, thương nhau thêm một chút
Nay bên nhau mai chưa chắc đã còn
Đời dài ngắn nào đâu ai biết được
Trông đợi gì câu hẹn biển thề non!

Nếu có thể, nhường nhịn nhau một chút
Tranh phần hơn nào được lợi ích gì
Chịu thua thiệt không phải là nhu nhược
Chẳng truy cầu thì hà tất phải sân si.

Nếu có thể, chúng mình cùng cố gắng
Sống bao dung, đừng tính toán chi nhiều
Tâm rộng mở, không gì là không thể
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt thương yêu !

NẾU CÓ THỂ
St🙏🙏🙏

12/08/2023

Phút cuối của người sắp mất là khoảnh khắc quan trọng, đòi hỏi sự nhân ái, tình cảm và sự chăm sóc tận tâm. Đối với người sắp ra đi, đó có thể là lúc họ muốn được bày tỏ tình yêu và cảm ơn đối với những người thân yêu, để giãi bày những điều chưa nói, hoặc để xin lỗi nếu cần thiết. Còn đối với người thân, đó là dịp để chia sẻ những kỷ niệm đẹp, để nắm tay và để cho người thân biết rằng họ sẽ không bị quên và sẽ mãi luôn được ghi nhớ.

Trong phút cuối đó, tình cảm và sự gắn kết trong gia đình và người thân là quan trọng hơn bao giờ hết. Đôi lúc, chỉ cần nói những lời đơn giản như "Ta yêu bạn," "Cảm ơn vì những kỷ niệm đẹp," "Xin lỗi vì những điều chưa nói," đã đủ để làm dịu đi nỗi đau và đem lại sự an ủi cho cả người ra đi và người thân ở lại. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc cuối cùng này và cho đi những lời chia tay cuối cùng thật ý nghĩa và sâu sắc.

10/08/2023

"Để lại những nụ cười và niềm vui trong trái tim của những người thân yêu khi ta ra đi, bởi chính đó là cách tốt nhất để ta được ghi nhớ và sống mãi trong tâm hồn họ."

06/08/2023

Hành lý gọn nhẹ để xuống tàu,

Mẫu thân tôi năm nay ngoài 75 rồi, cứ mỗi sáng thứ 4 là tôi chở bà đi chợ để mua đồ nấu ăn cho cả tuần. Cứ mỗi lần lên xe, tầm 5-10 phút đầu là bà kể liêng thiêng chuyện người này người kia, cứ cho bà nói đã cái miệng trước, rồi sau đó mới đến lượt tôi, vẫn như mọi khi, chung một câu hỏi cũ:

“Mấy nay, Mẹ chuẩn bị ‘hành lý’ đến đâu rồi?”

Ai nghe câu đó, cứ tưởng mẫu thân tôi chuẩn bị du lịch xa, nhưng thật ra là bà hiểu ý tôi, vì tôi hỏi bà mãi suốt 5-6 năm nay rồi, nhất là từ ngày tôi thấy sức khỏe của bà có dấu hiệu yếu đi và hay quên trước quên sau.

Mỗi tuần đi chợ, tôi hỏi, đã chuẩn bị hành lý đến đâu, mà để nhắc bà, ngày ‘xuống tàu’ luôn cận kề, có thể là ngày mai, có thể là tuần tới, có thể là tháng tới, tuổi của bà bây giờ thì tính bằng ngày, như chuối chín trên cây, gió đến thì phải rụng thôi.

Ai mà ngồi hàng ghế sau, nghe tôi nói chuyện với bà thì chắc nổi hết óc ác, vì tôi đi thẳng vào vấn đề, chứ không nói tránh, nói nhẹ. Mỗi tuần cứ nhắc lại, để bà không quên, hành lý xuống tàu phải thật ‘gọn nhẹ’.

Chứ lúc xuống tàu, mà còn quay lại, cái này của tôi nè, cái kia của tôi nè, rồi thằng con trai út của tôi nó ăn tối chưa, rồi cháu nội của tôi sao rồi… thì làm sao xuống tàu cho thanh thản được.

Hành lý gọn nhẹ, là chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng không mang theo gì cả,

Người mình thương, cái mình thích, đều phải bỏ lại hết,
Cả người và cái mình ghét đi nữa, cũng phải bỏ lại luôn.

Hành lý xuống tàu nên là ‘tay không’,
đó là lý tưởng nhất.

Vài anh em đọc, sẽ cảm thấy sao tôi thẳng thừng với mẫu thân quá, nói thế làm bà hết muốn sống nữa thì sao… nhìn tưởng bi quan, nhưng nếu để mẹ mình xuống tàu với tâm thế lo sợ và đầy phiền não thì lại tiếp tay đưa bà đến những nơi không đáng để tới.

Ngay hiện tại thì mẫu thân tôi vẫn khỏe, tính đến giờ thôi, mai chưa biết, nhưng nếu cả bản thân tôi chưa sẵn sàng thì không cách nào để nhắc bà sẵn sàng được.

Tôi là con trai út trong nhà, nên cái vướng lớn nhất của bà cũng chính là tôi đây. Thương tôi nhất nên chăm tôi từ nhỏ xíu đến khi tôi lấy vợ sinh con. Tôi đi đến đâu, là bà kè đến đó, sợ tôi ăn không ngon, ngủ không yên.

Nên tôi bảo bà, lúc xuống tàu là xong rồi, hết phim hàn quốc dài tập rồi, đừng kiếm thằng con trai út để níu kéo nữa, vì nếu có kiếm thì tôi cũng bảo bà đi đi, chứ không có gì ở đây để đáng nắm giữ thêm đâu.

Bà hiểu điều tôi nói, vì lúc cận t.ử, các tập khí cũ trào ra, nhiều lúc không nhớ cái tôi nói, rồi lại lao đầu đi kiếm cái mình còn đang dang dở, cái mình thích, cái mình ghét… thì rút cuộc, hành lý xuống tàu lại vô cùng nặng nề. Rồi tiếp tục mang cái đống hành lý đó đi vào một cuộc đời khác.

Sáng hôm qua, tôi mới hỏi bà xong, giờ cho trẻ lại hồi 20 tuổi, rồi cũng lấy chồng sinh con, trải qua đủ thứ chuyện y hệt như 50-60 năm vừa qua, thì chịu không?

“thôi thôi, ngán làm rồi, vậy là đủ thôi!”, bà đáp

Hình thờ của bà cũng in sẵn cách đây 6 năm, đóng khung chỉn chu, tôi để ngay cái tủ mà bà hay ngồi xem tivi. Lâu lâu tôi vẫn kéo ra xem, vợ tôi đi ngang, cũng ớn ớn, vì thằng chồng mình dã man với mẹ chồng mình quá.

Lâu lâu, bà thấy hình mình, cũng ớn ớn nhẹ, rồi thêm thằng con trai nó bồi liên tục, nên cái sợ ban đầu nó giảm dần từ từ, kèm thêm bệnh tật tuổi già, nó luôn nhắc nhở bà, cái thân này chỉ là đồ mượn thôi, bảo trì nó bao nhiêu năm nay là đủ mệt rồi.

Phải thấy ngán, thấy đủ chán, thì hành lý xuống tàu mới nhẹ đi được,

Chứ không là bê theo hay cầm nắm theo nhiều lắm.

Tôi biên, là để nhắc cả tôi, và cả anh em đọc ở đây,
Tuổi nào cũng có cơ hội xuống tàu như nhau,
Cho nên, mỗi giây phút trôi qua, phải tự nhắc mình, ‘hành lý’ xuống tàu của mình đã chuẩn bị đến đâu rồi…

Phải thấm thía cái này, trăn trở về nó thì anh em mới bớt phóng dật vào những cái không cần thiết… vì thời gian không chờ ai cả đâu.

Cheers
Bác 7B

———
Hình của Willeys Art

05/08/2023

Đừng để thời gian trôi đi trong vô nghĩa …

04/08/2023

"Thời gian cuối cùng của cuộc sống là khoảnh khắc ta thấy giá trị thực sự của nó." - Randy Pausch

29/04/2023

LỜI CĂN DẶN DỰ BỊ LÚC LÂM CHUNG
Nam Mô A-di-đà Phật
Thế danh: ..................
Pháp danh: .........................
Nhắn nhủ cùng con cháu:
Một đời của: ( ông/ bà ) chuyên niệm Phật A-di-đà, được hưởng nhiều lợi ích tốt lành. Các con, các cháu nếu thật sự có lòng hiếu thảo thì phải giúp ( ông/ bà ) vãng sanh về thế giới Cực-lạc. Đến đó mới thật sự được hưởng niềm an vui thanh tịnh vĩnh viễn, đi và về tự do tự tại.
Các con cần phải biết, con người khi sắp tắt thở đau đớn giống như con rùa bị lột mai, vô cùng đau khổ. Nếu các con thật lòng muốn cho ( ông/ bà ) chết tốt lành, thì mong toàn thể các
con phải vì ( ông/ bà ) mà hoàn thành tốt những tâm nguyện sau đây:

1. Khi thấy bệnh tình gần lúc hấp hối, chớ bao giờ đụng đậy hoặc di chuyển thân thể của ( ông/ bà ) , không nên thay quần áo, càng không được khóc lóc, than van. Chỉ cần vì ( ông/ bà ) mà thành khẩn niệm A-di-đà Phật, cầu Phật tiếp dẫn ( ông/ bà ) vãng sanh về Tây-phương Cực-lạc.
2. Nếu như ( ông/ bà ) bị hôn mê bất tỉnh, hơi thở sắp tắt, xin đừng mời bác sĩ đến chích thuốc trợ tim, làm hô hấp nhân tạo hoặc những việc cấp cứu khác, để tránh làm cho tâm thần ( ông/ bà ) bị động và gia tăng thêm sự đau khổ của ( ông/ bà ). Các con cần phải giữ yên lặng, một lòng vì ( ông/ bà ) mà niệm Phật, như vậy mới là người con, người cháu hiếu thảo.
3. Trong lúc ( ông/ bà ) lâm chung, xin liên lạc và giao cho ban hộ niệm, thỉnh mời họ hộ niệm. Mọi việc đều phải nghe theo lời hướng dẫn của họ, không được làm trái ngược.
4. Sau khi ( ông/ bà ) tắt thở trong vòng 24 giờ đồng hồ, phải giữ tiếng niệm Phật không gián đoạn, toàn thể gia đình có thể luân phiên nhau hộ niệm, bởi vì sự hộ niệm trong giờ phút này đối với ( ông/ bà ) là sự giúp đỡ vô cùng to lớn. Cho nên phải vì ( ông/ bà ) mà niệm A-di-đà Phật. Những việc tang lễ phải chờ qua 24 giờ sau mới được làm.
5. Đối với việc thay quần áo, nhập liệm, v.v... phải sau 24 giờ mới được mời nhà quàn tới. (Nếu khí hậu oi bức, nóng nực, e có mùi hôi, các con có thể đốt nhang trầm hoặc để nước đá bên cạnh).
6. Tất cả mọi sự cúng tế, đãi khách, toàn bộ dùng chay. Tuyệt đối không được sát sanh, hầu tránh gia tăng thêm nghiệp tội cho ( ông/ bà ).
7. Mọi sự tang tế phải y theo nghi thức của Phật giáo, lấy việc hộ niệm làm chính, không nên khoa trương rầm rộ phung phí, cần phải tiết kiệm.
8. Trong vòng 49 ngày sau khi chết, toàn thể gia đình nên ăn chay và niệm Phật, hoặc tự mình niệm hoặc theo tiếng niệm Phật trong băng, hoặc theo tiếng máy niệm Phật mà niệm theo và hồi hướng cho ( ông/ bà ) được vãng sanh về thế giới Cực-lạc. Có như vậy ( ông/ bà ) mới được thực sự hưởng được niềm vui an lạc chân chính, các con các cháu nhờ đó cũng hưởng được sự may mắn kiết tường, tương lai tươi sáng.

Hy vọng cả nhà từ đây về sau phát tâm tin Phật, niệm Phật, thì các con các cháu nhất định sẽ được mọi sự bình an và hạnh phúc. Mong các con, các cháu tuân theo và làm đúng như lời ước nguyện của ( ông/ bà ).
Nam Mô A-di-đà Phật.
Người nói: ................
Người làm chứng: .................
Chú thích: ( ông/ bà ) là tiếng người bệnh tự xưng với người thân, thí dụ ông, bà, cha, mẹ, v.v...

Want your practice to be the top-listed Clinic in Ho Chi Minh City?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Phút cuối của người sắp mất là khoảnh khắc quan trọng, đòi hỏi sự nhân ái, tình cảm và sự chăm sóc tận tâm. Đối với ngườ...
Phút cuối của người sắp mất là khoảnh khắc quan trọng, đòi hỏi sự nhân ái, tình cảm và sự chăm sóc tận tâm. Đối với ngườ...
Đừng để thời gian trôi đi trong vô nghĩa …

Category

Telephone

Website

http://phutcuoi.vn/, http://hudungtrocot.com/, http://thongdong.art/

Address


42/33 Hoàng Diệu, P13, Q4, TpHCM
Ho Chi Minh City
700000