Gift-Ed

Gift-Ed là một dự án được thành lập bởi học sinh Vinschool Central Park, với mong

Photos from Gift-Ed's post 07/05/2022

🎀CẢM ƠN CẬU 🎀
--------------------
🧸Ngày 25/1/2022, Gift-ed đã có màn debut đầu tiên. Bốn tháng hoạt động vừa qua là chuỗi ngày chúng mình, thành viên dự án, lớn lên cùng nhau dù chẳng cao lên tí nào. Mình cảm ơn tất cả mọi người vì đã "chịu" chứng kiến hành trình ấy!

Từ những bước đầu tiên bọn mình đã ngày thức đêm ngủ, vắt tay lên trán để nghĩ cái tên cho dự án. Sau nhiều ngày, nhiều cuộc thảo luận Gift-ed đã ra đời: “Gift” có nghĩa là món quà, còn “ed” là viết tắt của education - giáo dục. Chúng mình đã hi vọng rằng giáo dục sẽ là một món quà mà mọi trẻ em đều được nhận. Bật mí nho nhỏ, đằng sau Gift-ed là 13 danh tính khác bị chôn giấu!

🕯Suốt bốn tháng hoạt động, chúng mình đã chạy đua cùng deadline. Một số thành viên do chưa quen làm dự án nên điều này gây nhiều áp lực cho các bạn. Nhóm trưởng tụi mình phải công nhận rằng bản thân cậu ấy đã gây kha khá sức ép đến trái tim mong manh dễ vỡ của mọi người.
Bên cạnh đó, tất cả bài viết đều được chau chuốt kỹ lưỡng hết sức có thể, tụi mình dành khá nhiều tâm huyết, thời gian để lên ý tưởng, tìm kiếm thông tin, viết bài, đặt title (công đoạn này khó lắm luôn) và thiết kế hình ảnh. Đôi lúc có gặp trở ngại, rơi vào những cãi vã nhỏ to, hay lượt tương tác không đạt được kỳ vọng khiến tụi mình có chút chạnh lòng, có chút mệt mỏi. Nhưng sau tất cả, 8 đứa trẻ cũng đã hoàn thành sứ mệnh của chúng - tuyên truyền sự quan trọng của bất bình đẳng trong giáo dục!

📦 Về chương trình EduChance, chúng mình đã nghĩ đến việc tạo ra một chương trình quyên góp ngay từ đầu. Tên của chương trình đã được nhóm chọn sau khi cân nhắc rất nhiều ý tưởng, và đó là một cái tên rất ý nghĩa đối với chúng mình - cơ hội giáo dục. Chúng mình đã suy xét rất nhiều về quà tặng, đối tác, phương tiện đi lại… mọi thành viên trong nhóm đều nhắn tin, liên hệ với tổ chức và cuối cùng chúng mình đã chọn được 2 đối tác. Sau khi đến nơi trao tận tay thùng đồ quyên góp, chúng mình rất hài lòng và hạnh phúc vì món quà của mình đã đến được với người cần nó. Dù thời tiết có mưa nhỏ khi đến tặng, giá tiền xe vào trời mưa khá chát, hay việc bưng bê đồ hơi cực nhọc, việc có thể góp chút sức lực, chút hi vọng cho cộng đồng đã là động lực lớn để chúng mình tiếp tục cuộc hành trình này.
Hãy click vào hai hình ảnh đầu tiên để cùng lắng nghe chia sẻ từ Saigon Children's Charity và lớp học Rạch Ông trong buổi trao gửi đồ dùng học tập nhé!

🕯Để đến được trạm dừng này, chiếc tàu mang số hiệu Gift-ed2022 đã luôn chạy bằng (rất nhiều) tình yêu và (một xíu) sự thúc giục của deadline (thật ra là khá nhiều deadline). Cảm ơn mọi người đã theo dõi và ủng hộ bọn mình trong suốt dự án cũng như quyên góp cho chương trình EduChance!
--------------------
Thông tin liên hệ:
Trưởng nhóm: Trần Khánh An - 0332337973
Nhóm phó: Trần Anh Chương - 0913044221
Facebook: https://www.facebook.com/GiftED.gced/
Mail: [email protected]

24/04/2022

🧸 TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH EDUCHANCE 🧸
Vậy là chương trình EduChance đã khép lại. Chúng mình rất biết ơn sự đóng góp của mọi người. Sau những ngày diễn ra chương trình thì đây là:
📚 Những vật dụng đã thu gom được:
-Sách giáo khoa: 96 quyển
-Đồ dùng học tập ( thước, màu sáp, bút dạ,..): 155 món
-Vở: 255 cuốn
-Những vật dụng khác: 10 món

Nơi chúng mình sẽ gửi những món đồ được quyên góp:
💒 Saigon’s Children Charity
Saigon’s Children Charity giúp trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam phát triển hết tiềm năng của mình thông qua nền tảng giáo dục chất lượng và phù hợp với nhu cầu.
Tổ chức đã thành lập từ năm 1992, hoạt động với 4 chương trình chính: Hỗ Trợ Học Bổng, Xây Dựng Học Đường, Đào Tạo Nghề và Kỹ Năng, Giáo Dục Đặc Biệt.
Trong 26 năm qua, Saigon’s Children Charity đã hỗ trợ học bổng cho gần 37.000 thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam. Mỗi năm, trung bình 2.000 học sinh nghèo các cấp có cơ hội tới trường.
Địa chỉ: 59 Trần Quốc Thảo, Ward 7, Quận 3, Sài Gòn – TP HCM, Việt Nam
☎️ Liên hệ: Phone: (028) 3930 3502 – Fax: (08) 3930 3503

💒Lớp học tình thương Rạch Ông
Lớp học tình thương Rạch Ông được tổ chức bởi một nhóm tình nguyện viên với mong muốn mang đến con chữ cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang ở tuổi đi học. Ban đầu, lớp học đã gặp rất nhiều khó khăn như chưa được sự đồng ý của phụ huynh hay cơ sở vật chất còn hạn chế, nhưng dần về sau đã nhận được sự tin tưởng của mọi người. Đây chính là thành quả của sự nhiệt huyết và không ngừng đổi mới sáng tạo trong cách thức giảng dạy của nhóm tình nguyện viên làm việc tại lớp học. Đến thời điểm hiện tại, lớp học tình thương Rạch Ông đã hoạt động được 8 năm và có hơn 30 em học sinh tham gia học tập.

Địa chỉ: Hẻm 1041, Nhà văn hóa khu phố 3, đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, TP HCM, Việt Nam
☎️ Liên hệ: SĐT 0901 474 495 (gặp Tuấn Anh)

👥 Sau khi gửi những món đồ đến nơi tiếp nhận thì chúng mình sẽ có một cuộc phỏng vấn nho nhỏ với bên họ. Cùng đón chờ nhé! Một lần nữa, Gift-Ed xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều!
--------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Trưởng nhóm: Trần Khánh An - 0332337973
Nhóm phó: Trần Anh Chương - 0913044221
Facebook: https://www.facebook.com/GiftED.gced/

14/04/2022

🔔TING TING… CẬP NHẬT TÌNH HÌNH QUYÊN GÓP🔔
------------
Form đăng ký quyên góp (đến 17/4/2022): https://forms.gle/88zWepgfxnBj3bio9
------------
Sau 2 tuần nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ từ mọi người, Gift-Ed nhóm mình hiện tại đã nhận được gần 400 cuốn sách giáo khoa, vở và đồ dùng học tập. Cảm ơn mọi người đã quan tâm và tham gia quyên góp cùng chúng mình!
Chương trình EduChance hiện vẫn đang trong quá trình nhận đồ quyên góp. Nếu những ai chưa kịp gửi tụi mình thì hãy nhanh tay nhé gửi trước ngày 17/4/2022 nhé!
Mong rằng chương trình EduChance sẽ đem đến cơ hội học tập và niềm vui cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn, san sẻ giúp những mảnh đời còn bất hạnh.
------------
Thông tin liên hệ:
Trưởng nhóm: Trần Khánh An - 0332337973
Nhóm phó: Trần Anh Chương - 0913044221
Facebook: https://www.facebook.com/GiftED.gced/
Mail: [email protected]

Photos from Gift-Ed's post 09/04/2022

[KHÔNG KHUẤT PHỤC NHỜ GIÁO DỤC]
------------
Đăng ký quyên góp chương trình EduChance: https://forms.gle/jLrxUSqRhUkB87o47
------------
🌵Người đời thường nói “Ta không được chọn nơi mình sinh ra. Nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống”. Thế giới này có rất nhiều người vươn lên và thay đổi số phận của mình nhờ ý chí quyết tâm học tập của họ.
Sau đây, Gift-Ed sẽ giới thiệu đến các bạn ba minh chứng tiêu biểu cho việc thay đổi cuộc đời nhờ giáo dục, hãy bấm vào từng hình ảnh để cùng tìm hiểu họ là ai nhé!

--------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Trưởng nhóm: Trần Khánh An - 0332337973
Nhóm phó: Trần Anh Chương - 0913044221
Facebook: https://www.facebook.com/GiftED.gced/

Photos from Gift-Ed's post 21/03/2022

🧚‍♀️CHƯƠNG TRÌNH EduChance CHÍNH THỨC KHỞI XƯỚNG!🧚
------------
Form đăng ký quyên góp: https://forms.gle/88zWepgfxnBj3bio9
------------

Bạn không biết phải “giải quyết” đống sách giáo khoa năm ngoái như thế nào? Bạn mua dư vở, bút, gôm tẩy, hoặc có bộ màu nước chưa dùng tới? Vậy còn chần chừ gì mà không mang đến cho chúng tớ!

Nếu theo dõi Gift-Ed trong khoảng thời gian vừa qua, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu hơn về hoàn cảnh khó khăn của các em nhỏ khi không có điều kiện học tập chất lượng. Với mong muốn rút ngắn con đường đến tri thức, chương trình EduChance đã được khởi xướng! Đây là lúc để ta thể hiện tấm lòng nhân ái thông qua hoạt động quyên góp đồ dùng học tập cũ ngay tại Sài Gòn!

💡 EduChance là gì vậy?
EduChance - từ ghép giữa Education (giáo dục) và Chance (cơ hội). Chúng mình hi vọng những món quà nhỏ như sách giáo khoa, bút, thước,... sẽ đem môi trường giáo dục đến gần hơn với các em.
“Góp cơ hội trao tri thức", vừa là slogan của EduChance, cũng chính là mục đích của chương trình này: quyên góp các dụng cụ học tập cho trẻ em nghèo nhằm tạo cơ hội cho các em có thể tiếp cận giáo dục.

🔍 Quyên góp những gì được nhỉ?
Nếu các bạn có những đồ dùng học tập không còn dùng nữa, hãy gom chúng lại và gửi ngay cho Gift-Ed!
Đây là một số gợi ý mà bạn có thể trao tặng:
Sách giáo khoa, sách bài tập,...
Bút viết (bút chì, bút bi, bút tẩy, bút lông,..)
Tập vở
Giấy nhớ, giấy viết
Thước kẻ
Gôm tẩy
Cặp, balo


🌱Lưu ý nho nhỏ: Chương trình EduChance chỉ nhận vật dụng quyên góp là dụng cụ học tập. Chúng mình rất khuyến khích các bạn tận dụng những đồ vật cũ để hạn chế rác thải ra môi trường. Tuy nhiên, nhớ phải đảm bảo rằng nó vẫn sử dụng được tốt nha! Riêng với tập vở, hãy chỉ tặng những cuốn còn trắng tinh, chưa được viết lên.

🔍 Đối tượng tham gia
Tất cả mọi người từ học sinh, giáo viên, phụ huynh,... tại thành phố Hồ Chí Minh đều có thể chung tay quyên góp. Đặc biệt, những ai ở gần Vinschool Central Park hãy tham gia nhiệt tình nhé, vì địa điểm tiếp nhận là ngay tại đó luôn.

Địa điểm tiếp nhận:
Các bạn học sinh từ cấp 1 đến cấp 3, giáo viên và nhân viên tại Vinschool Central Park có thể gửi quà đến phòng học lớp 10A5, tầng 3.
Đồng thời, chúng mình cũng nhận đồ tại chung cư Imperia An Phú, Quận 2, TP. Thủ Đức.

Lưu ý:
Tiếp nhận vật dụng quyên góp vào thứ bảy, chủ nhật, 8h30 - 17h00 tại chung cư Imperia An Phú. Đối với người gửi trực tiếp tại lớp 10A5 thì từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, 7h30 đến 4h15.
Vui lòng liên hệ qua số điện thoại hoặc facebook dự án trước khi giao chuyển để chúng mình có thể hỗ trợ bạn kịp thời.

🕘Hạn chót tiếp nhận đồ quyên góp: 25/4/2022

Tìm hiểu rõ hơn về EduChance: https://docs.google.com/document/d/10ZeH2RDM_SwapSVnO_TsTkrKxL2dyNEQiWZQp2w6U3k/edit
--------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Trưởng nhóm: Trần Khánh An - 0332337973
Nhóm phó: Trần Anh Chương - 0913044221
Facebook: https://www.facebook.com/GiftED.gced/
Mail: [email protected]

05/03/2022

[PHẦN LAN: TRƯỜNG HỌC MIỄN PHÍ, TẠI SAO KHÔNG?]

🇫🇮Đôi nét về hệ thống giáo dục Phần Lan
Giáo dục ở Phần Lan là một hệ thống giáo dục không thu học phí và trợ cấp bữa ăn đầy đủ phục vụ cho học sinh sinh viên toàn thời gian. Hệ thống giáo dục của Phần Lan hiện nay bao gồm các chương trình cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và chương trình cho trẻ độ tuổi mầm non; chương trình giáo dục cơ bản toàn diện bắt buộc kéo dài chín năm; giáo dục đại học và dạy nghề sau phổ thông bắt buộc; giáo dục đại học; và giáo dục cho người lớn. [1]

📈Tại sao giáo dục Phần Lan luôn đứng đầu thế giới?
Chương trình giáo dục ở Phần Lan chú trọng tính độc lập, không giao nhiều bài tập, không dạy quá nhiều kiến thức, có sự bình đẳng trong giáo dục. Và quan trọng hơn hết, giáo dục trao cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tại Phần Lan.
“Khi chúng tôi chuyển tới một thành phố khác, chúng tôi không bao giờ hỏi, trường tốt nhất ở đây là trường nào. Nó chưa bao giờ là một câu hỏi tại đây. Không có gì khác nhau trong bất cứ trường nào của đất nước chúng tôi.” - một người làm giáo dục ở Phần Lan cho biết trong cuộc phỏng vấn với đạo diễn Michael Moore, trích từ bộ phim tài liệu Where to Invade Next (2015) do chính ông thực hiện [2].

🆓Học tập ở Phần Lan miễn phí?
Phần lớn các học sinh Phần Lan đều theo học một trường công gần nhà với môi trường giáo dục toàn diện và có đủ các tầng lớp xã hội trong đó, từ con của bác sĩ cho đến con của anh công nhân. Với cách phân hoá như vậy, tất cả đều bình đẳng và nhân được chất lượng học tập như nhau, sẽ không có tình trạng chia rẽ sâu sắc trong lượng kiến thức mà hai giai cấp nhận được. Nhà trường tuyệt đối không nhận thêm bất cứ khoản tiền nào từ phụ huynh vì cha mẹ đã gián tiếp đầu tư cho giáo dục bằng cách đóng thuế [3].

🇫🇮Lợi ích của việc không phân hoá giáo dục
Chúng ta thường xuyên được tiếp cận với những câu chuyện về vụ bắt nạt, kỳ thị, giữa học sinh khá giả - học sinh khó khăn. Những vụ việc này ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý học sinh, dẫn tới kết quả học tập xuống dốc và liên luỵ tương lai. Để tránh tình trạng ấy xảy ra, phân tách hai tầng lớp có thể là giải pháp hữu hiệu.
Tuy nhiên, giải pháp này không lâu dài, không thể nào áp dụng nó mãi mãi khi học sinh tham gia xã hội lớn hơn ở ngoài đời. Đó là lí do vì sao Phần Lan đã chọn cách khác. Trường học lẫn gia đình đã dạy dỗ và củng cố tư tưởng người dân, nhờ đó mà các em nhỏ được lớn lên trong một môi trường thân thiện, được nhìn cuộc sống qua một lăng kính nhiệm màu hơn. Các em ấy làm quen sớm với một xã hội nhiều thành phần độc đáo khác nhau và biết rằng ta phải tử tế với tất cả mọi người.
Mô hình giáo dục này tạo dựng nên một xã hội lành mạnh cho tất cả mọi người. Mọi học sinh đều có cơ hội học tập như nhau dẫn đến mặt bằng tri thức của tổng thể quốc gia được nâng lên (giảm hoặc không có người thất học). Bất bình đẳng không còn là vấn đề hiện hữu thường xuyên.
Đặc biệt, giải pháp này mang lại lợi ích to lớn cho các trường học. Vì những gia đình lao động tri thức không thể CHỌN trường “tốt hơn” cho con, cách duy nhất mà họ có thể đảm bảo rằng con cái đang thụ hưởng một chất lượng giáo dục tuyệt vời là đảm bảo rằng họ đã KHIẾN trường học “tốt hơn”. [4] [5]

🇻🇳Việt Nam có gặp trở ngại thực hiện hóa mô hình này không?
Với hai yếu tố trở ngại to lớn: văn hoá và kinh tế, e rằng Việt Nam ta chưa thể áp dụng mô hình này trong giáo dục ngay lập tức.
Nếu nhìn vào số liệu thống kê chính phủ 2 nước năm 2018, GDP của Phần Lan là 275,8 tỷ USD, còn Việt Nam là 245,2 tỷ USD. Phần Lan đầu tư 5,7% GDP cho giáo dục, là khoảng 15,7 tỷ USD, còn Việt Nam là 5,8% cho giáo dục (14,2 tỷ USD) [1]. Sự chênh lệch không đáng kể.
Vậy thì có lẽ cách chi tiền của nước ta chưa thật sự hiệu quả và đúng trọng tâm. Theo một khảo sát được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, các hộ gia đình Việt Nam dành 15% thu nhập của họ cho các chi phí giáo dục tư nhân khác (học tiếng Anh, học thêm các môn chính khoá,…) [1]. Trong khi đó, những giờ học rèn luyện kỹ năng, phát triển năng khiếu thì lại không được chú trọng.
Một ví dụ khác cho việc đầu tư chưa hiệu quả là xem xét công nghệ phục vụ cho học tập, và công nghệ phục vụ cho thi cử. Trong khi học sinh vẫn còn học môn Tin học từ lý thuyết trong sách giáo khoa, thì phần mềm, thiết bị truy gian lận, quay cóp đã lên đến trình độ thượng thừa.

Hơn nữa, văn hoá học tập ở Việt Nam còn đang rất chuộng những trường chuyên. Tư tưởng của phần lớn phụ huynh luôn nghĩ rằng phải đậu vào trường chuyên thì con mình mới là đẳng cấp, mới có triển vọng tương lai.

🇫🇮Tựu chung:
Ta có thể thấy mô hình giáo dục “lạ đời” của Phần Lan đã phần nào làm nên sự thành công của họ. Một trong những nhân tố làm nên sự phát triển vượt bậc ấy chính là sự chú trọng vào bình đẳng hóa GD của Phần Lan. Người Phần Lan không bao giờ phải đau đầu về việc nên chọn trường nào tốt nhất cho con mình vì các trường là như nhau và đều là miễn phí. Quãng đường mà Việt Nam cần đi để đến đích vẫn còn khá dài, tuy nhiên, cứ đi rồi sẽ đến!
--------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Trưởng nhóm: Trần Khánh An - 0332337973
Nhóm phó: Trần Anh Chương - 0913044221
Facebook: https://www.facebook.com/GiftED.gced/

23/02/2022

[TEACHER, YOU DESERVE BETTER]
--------
Khảo sát nhu cầu cộng đồng:
https://forms.gle/xZtp9ve8qmZPn9mx7
--------
💕Mình rất thích cô chủ nhiệm của mình. Cô hiểu tâm lý học sinh và luôn tạo ra nhiều hoạt động giúp lớp đoàn kết và tiến bộ cùng nhau. Cô luôn quan sát âm thầm và quan tâm từng học sinh trong lớp. Có lần mình bị mẹ la nên khóc nhè, sáng hôm sau mắt sưng húp rồi được cô hỏi han, động viên!
👩‍🏫Mình muốn trở thành một người lớn giống cô, tức là cũng làm nghề nhà giáo. Nhưng khi nghe lời tâm sự đó, cô chỉ cười trừ rồi bảo rằng “Làm giáo viên cực lắm, con chịu được không?”. Nhắc mới nhớ, mỗi khi thầy cô nào bị hỏng đồ, mất đồ là thằng Phúc kêu, “Cô/ thầy mua cái mới đi ạ!” xong toàn bị nói lại là “Nghèo lắm, đâu ra tiền mà mua”. Không lẽ cái nghề cao quý này lại hành người đến vậy sao?

Mình đã về nhà và tìm hiểu.
🧑‍💼Năm 2019, ValueChampion, trang phân tích tài chính có trụ sở tại Singapore, thực hiện một nghiên cứu về lương trung bình của giáo viên phổ thông hoặc trung học ở 16 quốc gia và vùng lãnh thổ ( khu vực châu Á Thái Bình Dương và Mỹ, Pháp) và so sánh kết quả với GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia. Trong đó, Hàn Quốc đang có chế độ trả lương cao nhất, 54.740 USD mỗi năm, tương đương 175% GDP bình quân đầu người tại nơi đây. Còn Việt Nam của chúng ta thì… xếp cuối! 1.800 USD một năm, tương đương 70% GDP bình quân đầu người của cả nước [1].
Thu nhập của giáo viên hằng tháng chỉ dao động từ 3,5 triệu đến 10,1 triệu đồng, đây là mức thu nhập thấp so với cuộc sống thành thị ngành nay. [2] Thảo nào mình thấy các giáo viên bây giờ ngoài việc đi dạy trên trường còn phải làm thêm nhiều nghề phụ để kiếm sống. Nào là mở lớp dạy thêm, bán hàng online, nhân viên tiếp thị, bồi bàn, thậm chí sau đợt giãn cách, có thầy còn phải lái xe ôm! Trong khi đó, chỉ cần tốt nghiệp THPT, đi làm trong nhà máy Samsung cũng được 8 triệu đồng/tháng [3]. Cứ đà này rồi thì làm công nhân còn sướng hơn!
👩‍🏫Mình nghĩ rằng giáo viên là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của trẻ em, như ca dao dân ca Việt Nam có câu: "Không thầy đố mày làm nên". Chúng mình luôn muốn tham gia lớp học của giáo viên nhiệt huyết, vì khi vui, khả năng tiếp thu môn học sẽ cao hơn. Ví dụ như môn Hóa đáng ghét quá chừng, nhưng thầy hay cho làm thí nghiệm nên tự nhiên lớp học sôi nổi ngay!
Bù lại, nếu một số giáo viên cảm thấy tiền lương nhận được của họ không thoả đáng so với công sức và thời gian mà họ đã bỏ ra, thì làm sao mà có động lực thiết kế những bài giảng sáng tạo, thú vị? Hơn nữa, lâu lâu thầy cô cũng nên tham gia một số lớp học đào tạo chuyên môn, rồi học thêm về công nghệ, tâm lý này nọ nữa, không có tiền thì sao học được. Các tiết học chất lượng kém sẽ khiến học sinh chán học, kéo theo đó là kết quả học tập giảm sút và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng ngược lại giáo viên và nhà trường.

👩‍🏫 Chẳng hạn, các nhà kinh tế tại ĐH Columbia và Harvard vừa công bố kết quả nghiên cứu dài hạn và quy mô trên 2,5 triệu học sinh, giảng viên suốt 2 thập kỉ để xem xét sự khác biệt về kết quả học tập của học sinh khi học với những giáo viên có trình độ khác nhau. Họ kết luận: một giáo viên tốt sẽ làm tăng thu nhập cả đời của một lớp học lên ¼ triệu đô-la Mỹ. [4

💕Chất lượng giáo dục cần có đầy đủ các yếu tố, bao gồm môi trường học đường, cơ sở vật chất, chương trình học và đội ngũ giáo viên. Tất cả đều vô cùng cần thiết để giúp học sinh hoàn thiện cả về kiến thức, lẫn kỹ năng và đạo đức. Một mảnh ghép bị lung lay sẽ làm cả hệ thống có nguy cơ sụp đổ, vì vậy, mình mong rằng Việt Nam sẽ nâng cao chất lượng giáo viên để hoàn thiện giáo dục. Để thực hiện hóa mục tiêu đó, ta có thể củng cố chế độ đãi ngộ, đặc biệt là về lương thưởng cho họ. Thầy cô được tăng thu nhập, từ đó có động lực để học sinh được học những bài giảng hay ho, nhà trường có thể đặt tiêu chí tuyển chọn cao hơn. "Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới" như đề tựa của Thích Nhất Hạnh và Katherine Weare đã viết. Mình nghĩ rằng giải pháp này sẽ rất hữu hiệu!
🖇Ngoài ra, để bày tỏ tình cảm của mình cho những người truyền kiến thức, các bạn hãy tag thầy/cô giáo vào bài viết này nhé!🖇
------------------
Thông tin liên hệ:
Trưởng nhóm: Trần Khánh An - 0332337973
Nhóm phó: Trần Anh Chương - 0913044221
Facebook: https://www.facebook.com/GiftED.gced/

Photos from Gift-Ed's post 17/02/2022

[6 LÝ DO BẠN CẦN QUAN TÂM ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG]
--------
Khảo sát nhu cầu cộng đồng:
https://forms.gle/xZtp9ve8qmZPn9mx7
--------
Bất bình đẳng không chỉ tác động lên nạn nhân trực tiếp hứng chịu bất công, nó còn gây hệ luỵ sâu xa đến người “ngoài cuộc”. Bạn hãy bấm vào từng ảnh để tìm hiểu rõ hơn về nhận định trên!
--------
Thông tin liên hệ:
Trưởng nhóm: Trần Khánh An - 0332337973
Nhóm phó: Trần Anh Chương - 0913044221
Facebook: https://www.facebook.com/GiftED.gced/

12/02/2022

[ĐỪNG ĐÁNH GIÁ CON CÁ BẰNG KHẢ NĂNG LEO CÂY]
--------
Khảo sát nhu cầu cộng đồng:
https://forms.gle/xZtp9ve8qmZPn9mx7
--------
Albert Einstein đã từng nói rằng: Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ kém cỏi.
Trong tiếng anh, người ta dùng từ “school” để chỉ một đàn cá (school of fish). Trùng hợp thay, trường học cũng là “school”, nơi tất cả học sinh là đàn cá và được đánh giá bằng một thước đo mang tên - bài kiểm tra tiêu chuẩn.

📝Bài kiểm tra tiêu chuẩn là gì?
Bài kiểm tra tiêu chuẩn là bài kiểm tra được giao cho học sinh theo một cách thức rất nhất quán; nghĩa là các câu hỏi trong bài kiểm tra đều giống nhau, thời gian dành cho mỗi học sinh là như nhau và cách ghi điểm của bài kiểm tra là đối với tất cả học sinh cũng như nhau. Mục đích của các bài kiểm tra tiêu chuẩn là để công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh, nhóm học sinh và tập thể lớp; xác định học sinh có trình độ cho bậc học cao hơn hay không (VD: IELTS, kỳ thi tuyển sinh,...) [1] [2]

✏️Bài kiểm tra tiêu chuẩn được hình thành từ bao giờ?
Hơn 2000 năm trước, tại Trung Quốc dưới thời Hán đã diễn ra những kỳ thi chuẩn hóa đầu tiên để tìm người có năng lực cho các vị trí cầm quyền (chẳng hạn như quan lại). Họ được kiểm tra về triết học, nông nghiệp, thậm chí là chiến thuật quân sự. [3]
Dựa vào nhiều nguồn lịch sử lâu đời, bài kiểm tra tương tự ngày nay đã được tạo ra bởi Henry Fischel, một nhà tâm đức, một thương gia vào thế kỷ 19. [4]

📝Ai cần làm bài kiểm tra tiêu chuẩn?
Hầu hết tất cả chúng ta đều đã trải qua những kỳ thi tiêu chuẩn. Từ học sinh cho đến người lớn khi tham gia vào một số ngành nghề nhất định đều được đánh giá bởi các bài kiểm tra.

🎢Các bài kiểm tra này có thực sự bình đẳng trong môi trường học tập không?
Không một học sinh nào là như nhau. Các em có sự khác biệt về đặc điểm cá nhân, môi trường học tập, điều kiện gia đình, bối cảnh văn hoá,... Vì vậy, khi sử dụng một thước đo chuẩn hoá để xếp loại học sinh, xét trình độ bậc học thì sẽ có người được lợi thế, có người gặp khó khăn.
Bất bình đẳng giàu-nghèo là một lý do lớn khiến bài kiểm tra tiêu chuẩn trong giáo dục không thật sự công bằng. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoàn cảnh kinh tế xã hội của gia đình tác động lớn để kết quả học tập của người con [5]. Đa phần học sinh thuộc gia đình có nền kinh tế xã hội cao sẽ thể hiện điểm số tốt hơn. Chẳng hạn, khoảng cách về khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ ảnh hưởng lớn đến khoảng cách về thành tích [6]. Một thí nghiệm nổi tiếng mang tên “Khoảng cách 30 triệu từ” (The 30 Million Word Gap by Age 3) được thực hiện bởi hai nhà nghiên cứu là Betty Hart và Todd Risley cho biết trẻ em 3 tuổi ở gia đình thu nhập cao được tiếp xúc với 30 triệu từ ngữ nhiều hơn so với trẻ em cùng độ tuổi ở gia đình thu nhập thấp [7]. Một nghiên cứu khác công bố vào năm 2017, thực hiện trên 329 hộ cũng mang đến kết quả tương tự [8].
Hơn nữa, với điều kiện kinh tế thuận lợi, học sinh có thể học trường tốt, mua những tài liệu chất lượng, học với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm,... Họ sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ đó thuận lợi hơn trong việc gia tăng điểm số. Ngược lại, những học sinh từ gia đình khó khăn có thể bị hạn chế cơ hội đi học, hạn chế về nguồn lực học tập thì tỉ lệ thành công trong bài thi sẽ không cao bằng.
Vậy nên, việc xét học lực, trình độ của từng học sinh qua một bài kiểm tra tiêu chuẩn sẽ không được công bằng. Một bài kiểm tra chỉ có thể xét mỗi cá nhân qua khía cảnh nhỏ nhưng sẽ không thể đánh giá được tổng thể của một người.

📝Vậy, có những giải pháp nào thay thế?
Ngoại trừ những bài kiểm tra quy mô lớn và bắt buộc như thi học kì, nhà trường có thể áp dụng những cách đánh giá toàn diện hơn. Phần Lan, quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới, đã loại bỏ bài thi chuẩn hóa trong trường học. Các giáo viên ở Phần Lan cho biết: "Mỗi người nên lựa chọn giữa chuẩn bị cho cuộc sống hoặc chuẩn bị cho các kỳ thi. Chúng tôi chọn cái đầu tiên". Đó là lý do chỉ có một bài kiểm tra tiêu chuẩn bắt buộc dành cho học sinh 16 tuổi khi tốt nghiệp trường trung học cơ sở. Học sinh hầu như không phải chịu áp lực thi cử [9].
Ngoài ra, thay vì làm bài kiểm tra đơn thuần, ta có thể làm việc nhóm, thực hiện sản phẩm, làm thí nghiệm, quay video,… để không chỉ đánh giá lượng kiến thức mà còn biết được kỹ năng của mỗi người. Vẽ, làm thơ, diễn kịch, diễn thuyết… vừa tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ sở trường, vừa khiến kiểm tra không còn là nỗi sợ hãi.

Điểm số chỉ phản ánh một phần sự tiếp thu thông tin chứ không phải sự thông minh của một người. Bài thi giữa kỳ có thể chiếm 50% số điểm cả năm, nhưng sẽ quyết định 0% tương lai. Chúng ta nên hạ thấp tầm quan trọng của điểm số, của những tấm bằng. Thay vào đó, bạn là người như thế nào, bạn có gì và có thể đem lại gì cho mọi người, mới là điều thật sự ý nghĩa.
--------------------------------------
Thông tin liên hệ:
Trưởng nhóm: Trần Khánh An - 0332337973
Nhóm phó: Trần Anh Chương - 0913044221
Facebook: https://www.facebook.com/GiftED.gced/

06/02/2022

[KHOẢNG CÁCH SỐ TRONG HỌC TẬP]
--------
Khảo sát nhu cầu cộng đồng:
https://forms.gle/xZtp9ve8qmZPn9mx7
--------
💻Công nghệ vừa là công cụ để xóa mờ khoảng cách giàu - nghèo, vừa là thứ phân tách hai thế giới rõ ràng hơn.
Một báo cáo được công bố vào tháng 9, 2019 bởi Liên Hiệp Quốc cho rằng khoảng cách số (digital divide) sẽ làm bất bình đẳng trở nên trầm trọng hơn khi ranh giới giữa vùng có sự kết nối thấp và vùng có công nghệ cao không được thu hẹp [1]. Tại Việt Nam, sự chênh lệch này thể hiện rất rõ qua thời gian học học tuyến.

🚧 Khoảng cách số là gì?
Theo định nghĩa từ Wikipedia, khoảng cách số, còn gọi hố ngăn cách số/ phân chia kỹ thuật số, là tình trạng bất bình đẳng kinh tế và xã hội do ảnh hưởng từ khả năng truy cập và sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông.

➗Chuyện gì đã xảy ra?
Theo số liệu thống kê từ báo Thanh Niên, trong tổng số gần 700.000 học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh thì có khoảng 17.000 em không có thiết bị, không có đường truyền internet, hơn 5.000 học sinh có thiết bị nhưng lại không có internet vào thời điểm đến trường trực tuyến vừa qua. Đối với tiểu học, số em không đủ điều kiện học trong thời gian này là 53.349 học sinh. [2]

🚧 Nguyên nhân của vấn đề là gì?
Đầu tiên, phải kể đến việc thiếu thốn trang thiết bị. Nhiều học sinh phải học online trong một khoảng thời gian dài mà không có máy tính vì không đủ kinh phí để sở hữu. Một chiếc máy tính giá rẻ, khoảng 4.000.000 VND đã là 4 tháng tiền lương của nhiều người.

Việc đóng tiền mua gói thuê bao internet cũng là một trở ngại. Nếu muốn có đường truyền mạng đủ mạnh, đủ nhanh để việc học tập được diễn ra thuận lợi thì phải chịu khoảng tiền chi trả cao hơn. “Chi phí hằng tháng thường dao động trên 200.000VNĐ và dưới 500.000VNĐ. Về chi phí mua thiết bị, với mạng gia đình, bạn sẽ cần mua thêm bộ định tuyến hoặc các modem wifi mở rộng vùng phủ sóng. Thông thường, chi phí mua thiết bị cho mạng gia đình sẽ dao động từ 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ.” theo thông tin từ Viettel [3]. Số tiền ấy là một gánh nặng quá lớn cho những người thất nghiệp, hộ gia đình khó khăn thu nhập dưới 1.300.000 VNĐ/ tháng [4].

➗Hậu quả của khoảng cách số
Công nghệ hoá phân biệt đối xử (Technological discrimination) là một dạng bần cùng và loại trừ trong xã hội (social exclusion), nó tước đi nguồn thiết yếu cho sự phát triển của người dân [5].
Trước hết, khoảng cách số có thể cô lập con người và gây sự thiếu thốn thông tin. Xã hội trong thời kỳ nay phụ thuộc rất nhiều vào mạng xã hội để truyền thông và kết nối. Chỉ cần không có cơ hội tham gia các nền tảng như Facebook, Instagram,... ta hoàn toàn có thể “biến mất” trong cộng đồng.
Về khía cạnh học tập, giáo viên và học sinh gặp vô vàn cản trở khi thiếu công cụ, cũng như kỹ năng sử dụng công nghệ. Quá trình học bị gián đoạn, ngắt quãng, trở nên nhàm chán, không hiệu quả. Hơn nữa, khoảng cách số làm hạn chế nguồn tài liệu học tập dồi dào.

Trong thời đại ngày nay, đói thức ăn sẽ không còn xảy ra thường xuyên bằng “đói” công nghệ. Dẫu vậy, nếu chúng ta có thể giải quyết vấn đề trước, chúng ta cũng sẽ có khả năng giải quyết vấn đề ngày nay.
--------
Thông tin liên hệ:
Trưởng nhóm: Trần Khánh An - 0332337973
Nhóm phó: Trần Anh Chương - 0913044221
Facebook: https://www.facebook.com/GiftED.gced/

03/02/2022

[BẤT BÌNH ĐẲNG - CÁNH CỬA ĐÓNG LẠI GIÁO DỤC ]
--------
Khảo sát nhu cầu cộng đồng:
https://forms.gle/xZtp9ve8qmZPn9mx7
--------
🎓Giáo dục chất lượng là việc học tập ở môi trường giáo dục thân thiện, đầy đủ những trang thiết bị học tập, được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên nhiệt tình và thừa hưởng một nơi để học tập và phát triển tốt nhất.
Bất bình đẳng là một yếu tố cản trở việc tiếp cận giáo dục chất lượng cho một số đối tượng kém may mắn.

🖇[Bất bình đẳng là gì?]
Bất bình đẳng là sự chênh lệch về cơ hội hoặc các đặc quyền đối với những cá nhân khác nhau trong xã hội.
Vấn đề này xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ nơi nào mà chúng ta sinh hoạt, học tập và làm việc.

Trong giáo dục, bất bình đẳng được chia ra làm 2 nhóm: bất bình đẳng về thu nhập và bất bình đẳng về cơ hội học tập. Bất bình đẳng về thu nhập trong giáo dục là sự phân chia không đồng đều về thu nhập, từ đó dẫn đến bất bình đẳng giàu nghèo, sự phân biệt về tiền bạc, của cải. Thứ hai, bất bình đẳng về cơ hội học tập là sự phân biệt giữa những người có cơ sở xã hội khác nhau sẽ được hưởng chất lượng giáo dục khác nhau.

🎓[Tại sao lại xảy ra bất bình đẳng?]
Theo Joseph E. Stiglitz, nhà kinh tế học nổi tiếng, người đoạt giải Nobel kinh tế 2001, sự bất bình đẳng được tạo ra bởi các nhân tố thị trường và chính trị, trong đó nguyên tố chính trị là quan trọng nhất. Một quốc gia trao quá nhiều quyền lực vào tay tầng lớp thượng lưu sẽ làm gia tăng bất bình đẳng. Tầng lớp này sử dụng quyền lực không chỉ để hạn chế tái phân phối của cải mà còn quyết định cách vận hành xã hội theo hướng có lợi cho họ.
Những người có tiền tài, vật chất sẽ được hưởng nhiều đặc quyền và ít bị chèn ép hơn những người không có của cải. Ví dụ, trong thời điểm giãn cách xã hội, chính phủ đã đưa quy định “Ở đâu thì ở yên đó”. Đây là một chỉ thị không gây quá nhiều cản trở cho người có điều kiện kinh tế. Nhưng với những gia đình gia đình khó khăn, kinh tế phụ thuộc vào yếu tố môi trường (bán hàng ở chợ, chạy xe ôm,...) rơi vào cảnh túng quẫn, thất nghiệp hoàn toàn.

🖇[Biểu hiện của bất bình đẳng trong giáo dục]
Bất bình đẳng xảy ra thường xuyên trong môi trường giáo dục. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trường hợp giáo viên ưu ái các học sinh có học thêm lớp mình dạy ngoài trường, rồi chấm điểm một cách thiếu công bằng so với nhóm học sinh còn lại. Hay những vụ gian lận trong thi cử, phụ huynh có tham vọng và của cải dễ dàng đút lót một số tiền giá trị cao để được biết trước đề, dẫn đến việc con em có điểm cao hơn các học sinh khác.
Sự bất bình đẳng trong giáo dục mang đến hệ luỵ cho tất cả các học sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của các em sau này.
--------
Thông tin liên hệ:
Trưởng nhóm: Trần Khánh An - 0332337973
Nhóm phó: Trần Anh Chương - 0913044221
Facebook: https://www.facebook.com/GiftED.gced/

Want your school to be the top-listed School/college in Ho Chi Minh City?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Website

Address


Vinschool Central Park
Ho Chi Minh City

Other Education Websites in Ho Chi Minh City (show all)
Thách thức Entropy Thách thức Entropy
Trường Phổ Thông Năng Khiếu
Ho Chi Minh City

[Sân chơi kiến thức thường niên dành cho học sinh Phổ Thông Năng Khiếu] Thách thức Entropy.

Mang Du Hoc Mang Du Hoc
Ho Chi Minh City, 848

Cồng thông tin du học toàn diện cho các bạn muốn đi du học. Liên hệ: [email protected]

TUANTDT'S CHINESE BLOG TUANTDT'S CHINESE BLOG
VIET NAM
Ho Chi Minh City, 84

ĐẾN VÀ CHIA SẺ NHỮNG GÌ THUỘC VỀ TIẾNG "BÔNG" BẠN NHÉ !!! Connecting people to l

Tiếng Anh Sinh Viên Tiếng Anh Sinh Viên
Ho Chi Minh City, 70000

Tiếng Anh Sinh Viên - Nơi chia sẻ những kiến thức hay bổ ích dành cho tất cả mọi người.

Lớp tiếng Anh cô Thúy Loan Lớp tiếng Anh cô Thúy Loan
Ho Chi Minh City

Học reading và từ vựng IELTS 13.0 cùng cô Thúy Loan, Việt kiều Mỹ, Tiến sĩ Đại học New York.

Chinese Council - Hội đồng Hoa Ngữ Chinese Council - Hội đồng Hoa Ngữ
1. Thủ Thiêm Dragon, Số 55 Đường Quách Giai, P. Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2. , 2. Feliz En Vista, Số 1 Phan Văn Đáng, P. Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2
Ho Chi Minh City, 84

Trung Tâm Ngoại Ngữ - Trung Tâm dạy kèm Hán Ngữ - Giao tiếp cấp tốc/ Luyện thi/ Tiếng Trung cơ bản

The Bee's Knees Toeic The Bee's Knees Toeic
Quận 10
Ho Chi Minh City

Study hard, play hard!

Saigontimez Saigontimez
Quang Trung
Ho Chi Minh City

VENUS IELTS online Cam kết đầu ra 6.5+ VENUS IELTS online Cam kết đầu ra 6.5+
45/10A Tô Ngọc Vân, Phường Linh Tây, TP Thủ Đức
Ho Chi Minh City, 700000

Luyện thi IELTS hàng đầu Việt Nam, Cam kết IELTS 6.5+, Luyện thi IELTS online chất lượng cao, Lộ trình học IELTS từ mất căn bản đến 8.0, học IELTS với Giáo viên nước ngoài, Học phí...

Trường mầm non Cá Chép Đỏ Trường mầm non Cá Chép Đỏ
50/12 Đường Số 19, Hiệp Bình Chánh
Ho Chi Minh City

Koi Nursery - môi trường truyền cảm hứng, kết nối lan tỏa những giá trị sống

Bao Bao Toeic 500+ Bao Bao Toeic 500+
18A Cộng Hòa, Tân Bình
Ho Chi Minh City, 700000

LUYỆN THI TOEIC UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Du Học Hàn Quốc Sunmin Du Học Hàn Quốc Sunmin
854 Đường Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12
Ho Chi Minh City, 71500

SunMin hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ du học Hàn Quốc cho các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam.