Beva Store

Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Beva Store, Shopping & retail, Hoai Duc Phu.

14/08/2020

📖 ĐỌC SÁCH CHO BÉ NGHE THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT

Đọc sách cho bé là một trong những thú vui của mỗi bố mẹ. Đó luôn là khoảng thời gian đặc biệt và dễ thương giữa cha mẹ và con của mình. 🥰 Đọc cho trẻ nghe giúp chúng tăng vốn từ ngữ, trí tưởng tượng, đọc và kỹ năng ngôn ngữ chung.

🌳 TẠI SAO ĐỌC SÁCH LẠI QUAN TRỌNG VỚI TRẺ NHỎ
Một nghiên cứu đã được thực hiện tại Bệnh viện Rhode Island để so sánh hai nhóm trẻ, một nhóm được đọc là trẻ sơ sinh, một nhóm thì không. Nghiên cứu đã chứng minh rằng với nhóm trẻ được đọc sách thì số từ mà trẻ nhận được đã tăng 40% kể từ khi còn nhỏ, trong khi nhóm trẻ không đọc chỉ tăng 16%.

💡 Thêm một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 liên quan đến hình ảnh MRI về não trẻ em cho thấy việc đọc sách cho trẻ dưới 5 tuổi thúc đẩy sự phát triển não bộ một cách hiệu quả nhất. Các hình ảnh MRI cho thấy sự gia tăng chất trắng trong não có liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ và khả năng học hỏi của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến khích bố mẹ nên đọc sách cho con càng sớm càng tốt, ngoài những yếu tối về phát triển ngôn ngữ còn là hoạt động cực kỳ vui vẻ, bố mẹ hãy biến nó thành một hoạt động thường xuyên hàng ngày của cả nhà nhé.

✅ Đọc sách cho con làm cho bạn gắn kết với con mỗi ngày, và điều này mang lại cho con bạn cảm giác thân mật và hạnh phúc mỗi ngày. Cảm giác thân mật này sẽ không chỉ khiến con bạn cảm thấy gần gũi với bạn, được yêu thương và được chú ý cũng giúp bé phát triển trí thông minh .
✅ Sự thân mật của việc đọc sách cho con bạn là một trải nghiệm thú vị với bé đến nỗi bé sẽ có thái độ tích cực đối với việc đọc khi bé lớn lên.
✅ Đọc sách làm dịu con bạn nhất là khi con đang cảm thấy bồn chồn lo lắng.
✅ Thúc đẩy giao tiếp giữa con và mọi người.
✅ Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ yêu thích việc học và học giỏi ở trường được tiếp xúc với việc đọc trước khi đến trường.
✅ Em bé của bạn sẽ sớm học những điều cơ bản của việc đọc một cuốn sách, rằng các từ miêu tả về âm thanh và khái niệm về hình ảnh, cảm giác khi con lật trang, sờ vuốt những trang sách.
✅ Giúp con tăng khả năng tập trung, lắng nghe và trí tưởng tượng.
✅ Con bạn học về màu sắc, hình dạng, số và chữ cái, màu sắc. Chẳng hạn, sở thích của con đối với ô tô sẽ mở rộng sang sở thích về xe tải và các phương tiện giao thông khác như máy bay và tên lửa, và con sẽ sớm đọc về không gian bên ngoài, khoa học và công nghệ.
✅ Đọc sách cho trẻ em theo phong cách tương tác làm tăng chỉ số IQ của trẻ lên hơn 6 điểm.
✅ Khi con bạn trải qua một tình huống mới và lạ, đọc cho con nghe một cuốn sách liên quan đến trải nghiệm mới của con có thể làm giảm sự lo lắng của con. Ví dụ, nếu con bạn bị căng thẳng về ngày đầu tiên đến trường, hoặc về việc chuyển đến một địa điểm mới, bạn có thể đọc một cuốn sách cho bé thấy rằng đây đều là những tari nghiệm thú vị.
✅ Theo một nghiên cứu được công bố trên Pediatrics , những đứa trẻ được tiếp xúc với việc đọc tại nhà cho thấy sự kích hoạt lớn hơn đáng kể của một vùng não kích thích về âm thanh, thị giác, xúc giác - theo Tiến sĩ John S. Hutton, tác giả chính của nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm y tế Bệnh viện Trẻ em Cincinnati.

🌳 ĐỌC SÁCH CHO CON THẾ NÀO LÀ TỐT NHẤT?
1. Chọn những cuốn sách phù hợp với độ tuổi của con, cho con lựa chọn những cuốn sách con thích.
2. Chọn không gian đọc sách thoáng mát, thoải mái để con có thể tập trung.
3. Thể hiện sự vui vẻ, hào hứng của mình khi bắt đầu đọc sách cùng con.
4. Khi đọc cùng con chú ý đến giọng điệu, tông giọng cao thấp phù hợp với nhân vật để câu chuyện thêm hấp dẫn.
5. Bố mẹ có thể sáng tạo thêm câu chuyện dựa vào các nhân vật có trong sách, đặt thêm nhiều câu hỏi về màu sắc, hình dáng, kích thước về hình ảnh có trong sách để giúp con tư duy, trí tưởng tượng phong phú.

💞 Bố mẹ có tin không, chỉ đọc một cuốn sách nhỏ thôi nhưng bạn có thể nhìn ngắm và lắng nghe rất nhiều điều về các bạn nhỏ, cách các bạn ấy được nuôi dạy và tâm hồn của các bạn ấy được nuôi dưỡng như thế nào. Chỉ với một cuốn sách nhỏ và 15-30 phút thủ thà thủ thỉ cùng con mỗi tối, bạn sẽ cảm nhận được hết niềm hạnh phúc vô cùng của việc nuôi dưỡng một đứa trẻ và nhìn chúng lớn lên.

Bài viết có tham khảo nguồn: https://www.raisesmartkid.com/all-ages/1-articles/14-the-benefits-of-reading-to-your-child

13/08/2020

QUY TRÌNH XỬ LÍ MỘT CUỘC “KHỦNG HOẢNG”, “ĂN VẠ” CỦA CÁC BẠN NHỎ 😊😊

Trong quá trình khôn lớn các bạn nhỏ sẽ trải qua vô sô những cuộc khủng hoảng lên 1, lên 2, lên 3 và những cuộc khủng hoảng k hề dự báo trước. Dù rất khó bình tĩnh nhưng nếu bạn xử lí được những cuộc khủng hoảng của con trong hòa bình (dù có rất nhiều nước mắt) thì chúng mình tin là dù sau này có vấn đề gì, bạn cũng có thể dễ dàng xử lí được. ❤

☀️ Quy trình để xử lí một cuộc khủng hoảng thường sẽ bao gồm 6 bước như sau:
1. Bày tỏ sự đồng cảm với con (ôm, cầm tay, lắng nghe...)
2. Tìm hiểu, gọi tên vấn đề của con
3. Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn
4. Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn
5. Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần)
6. Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (hi-five, một cái ôm thật chặt, thật dài...)

Và sau đây là giải thích chi tiết:

✅1. BÀY TỎ SỰ ĐỒNG CẢM VỚI CON

Dấu hiệu dễ nhận nhất của các hình thức khủng hoảng hay ăn vạ là khóc. Trẻ con có thể rất nhanh dỗ, nhanh quên, khóc cái có thể cười ngay dù mắt vẫn ngấn nước NHƯNG khi đang khủng hoảng, khó chịu, để nín ngay lập tức là gần như không thể. Theo các nhà tâm lí thì khi nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ, tim chúng ta sẽ đập nhanh, não sẽ thúc ép phải giải quyết vấn đề ngay. Và nếu là con mình, chúng ta càng sốt ruột, khó chịu và chỉ muốn con nín khóc ngay lập tức vì chúng ta nghĩ đơn giản: NÍN KHÓC TỨC LÀ HẾT KHỦNG HOẢNG, XỬ LÍ XONG VẤN ĐỀ.

Nhưng bị ép nín khóc, trẻ sẽ rất ấm ức, chúng không học được cách làm thế nào để kiểm soát được cảm xúc của mình một cách tích cực, và những cảm xúc tiêu cực bị đè nén lâu dài. Những đứa trẻ không được học cách xử lí cảm xúc tích cực sẽ thường có những cách tiêu cực để xử lí cảm xúc như la hét, đập phá… bởi đó là những cách đơn giản nhất, không cần phải học. Còn để bình tĩnh, nói chuyện, bày tỏ nhu cầu của mình, đưa ra phương án giải quyết đều cần phải học hỏi rất lâu, bắt đầu từ những trận ăn vạ đầu tiên trong cuộc đời, nếu được bố mẹ hướng dẫn bằng tình yêu và sự cảm thông.

Thế nên bố mẹ đừng bao giờ bắt đầu câu chuyện bằng "Nín, nín ngay lập tức". Nói câu đó với tone giọng cao, cáu gắt, sẽ chỉ làm con thêm căng thẳng/sợ và khóc to thêm. Và lúc đó, bạn sẽ không chỉ mệt mỏi vì con khóc mà còn mệt mỏi vì con không nghe lời mình, mình không xử lí được tình huống, không “kiểm soát” được con, cảm giác bất lực.

Thay vì yêu cầu con phải nín ngay, bố mẹ hãy thử làm những bước sau:

- Nếu con khóc vì vòi vĩnh món đồ gì đó, trước tiên hãy "di dời" con khỏi hiện trường hoặc cắt sự chú ý của con vào những món đồ đó (Quay lưng lại hàng đồ chơi, dắt tay con đi ra chỗ khác...) và nói: “Mẹ biết là con muốn có món đồ đó, mẹ cũng rất muốn có thể mua/ đưa nó cho con. Nhưng vấn đề là + giải thích phù hợp (mẹ không mang đủ tiền, đó là đồ của bạn mình không thể cướp đồ của người khác được, chúng mình đang ở sân chơi chung nên phải chờ đến lượt…)

- Nếu khóc vì đau (ngã, ốm, tiêm, tự làm đau...) hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng hỏi thăm con đau ở đâu, đau ra sao, bày tỏ “nếu là mẹ hồi bé chắc mẹ cũng đau lắm” thay vì phủ nhận cảm xúc của con kiểu "ôi giời, ngã tí mà kêu đau, đau gì mà đau" hoặc tệ hơn là trách con "đi đứng thế à?" bởi vì trẻ có cố tình làm đau mình đâu. Nếu là một sự cố, dù là bất cẩn, chúng ta luôn cần sự cảm thông. Bạn cũng đâu muốn mình chỉ vì một vài lỗi nhỏ trong báo cáo mà bị sếp chỉ trích, huống hồ là một đứa trẻ đang trong giai đoạn học hỏi và phát triển?

- Nếu khóc chưa rõ nguyên nhân, gào khóc to và các lí do khác… bạn có thể bắt đầu bằng việc cho con ngồi vào góc bình tĩnh, một nơi khiến trẻ thấy an tâm và thoải mái, có những hoạt động, đồ chơi phù hợp cho bé. Hoặc đơn giản là hãy cho con một cái bút và tờ giấy để vẽ ngệch ngoạc, một cái gối để đấm hay bất kì việc gì có thể giảm khó chịu mà bạn chấp nhận được trong giới hạn của mình (có những mẹ có thể chấp nhận việc con ném đồ chơi, có những mẹ không, điều đó tùy thuộc vào bạn). Hãy nói với con: Mẹ thấy con đang rất khó chịu, con có muốn vẽ sự khó chịu của mình ra không?
Hay
“Có vẻ như con đang rất bực mình, con có muốn đấm gối hay la hét cho đỡ bực mình không?”

Nếu bạn bình tĩnh hơn, hãy giao tiếp với con bằng một cái ôm thật chặt. Cái ôm là điều tuyệt vời nhất mà một đứa trẻ mong muốn khi có cảm giác buồn, mệt, bất an, thất vọng...vì một điều gì đó. Nếu bạn không thể ôm con, không thể bình tĩnh, hãy nói, thậm chí bạn có thể hét lên với con: “Mẹ đang rất bực mình nên mẹ không thể ngồi đây được. Mẹ sẽ sang phòng khác một lúc”, sau đó đi ra phòng khác, đóng cửa, hít thở sâu hoặc làm bất cứ việc gì khiến bạn bình tĩnh. Đó là lựa chọn tốt nhất cho cả bạn và trẻ để không làm tổn thương nhau vào thời điểm đó. Nhưng hãy lưu ý dù có tức giận đến mấy, bạn cũng không nên bỏ đi mà không nói lời nào với bé, việc bị bỏ mặc gào khóc một mình là một trải nghiệm tồi tệ quá sức chịu đựng của trẻ. Nó có thể là nguyên nhân của vô số những ý nghĩ tiêu cực hoặc nghiêm trọng hơn là chứng bệnh trầm cảm sau này.

Sau đó, khi bạn đã bình tĩnh, hãy ngồi bên cạnh con hoặc ôm con rồi nói:
"Rồi, bây giờ con thấy ổn hơn chưa? Bình tĩnh nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì?"

"Con cứ khóc thế này có mệt không? Nếu khóc mà đỡ buồn thì con cứ khóc tiếp, mẹ sẽ ngồi bên con. Nhưng nếu vừa khóc vừa nói mẹ chịu chẳng nghe được rõ con muốn nói gì"

"Mẹ muốn nghe xem có chuyện gì để giúp con. Nếu con muốn mẹ giúp thì bình tĩnh kể cho mẹ xem nào"

"Con vẫn đang khó chịu lắm phải không? Hay cứ khóc nốt chỗ dở đi vậy, khi nào xong thì nói cho mẹ nghe xem có chuyện gì nhé"

Những điều này sẽ làm con cảm giác được lắng nghe, tạo niềm tin với con, tạo cảm giác bố mẹ đang ở cùng phía với mình, là bạn mình, có thiện chí với mình.

✅2. TÌM HIỂU, GỌI TÊN VẤN ĐỀ

Sau bước 1, bố mẹ đã có được sự tin tưởng và thiện chí muốn chia sẻ của con. Bước tiếp theo này, nói đơn giản thì bố mẹ hoàn toàn đóng vai là "tiếng vọng" của con để nhắc lại nhu cầu của con, vấn đề của con để xem vấn đề thực sự là gì và lí do vì sao. Nhiều khi các bạn nhỏ khóc lóc bố mẹ nghĩ là do vấn đề A nhưng thực sự có khi lại là do vấn đề B. Mà vấn đề B này lại thường rất ngoài sự dự đoán của bố mẹ như không có huy hiệu giống bạn, không được đi tất màu xanh… Nên trong mọi tình huống, bố mẹ hãy bình tĩnh để xem vấn đề thực sự của con là gì. Việc bố mẹ nhắc lại vấn đề cũng là lúc các bạn nhỏ có thể nhìn nhận lại xem đó có thực sự là vấn đề với mình không.

VD:
Nếu con nói "Con không thích ăn sữa chua xoài",
Bố mẹ sẽ nói: "Okay, vậy là con không thích ăn xoài trộn với sữa chua có đúng không?"

hoặc
"Con muốn mua món đồ chơi đó" –
"Ồ, món đồ chơi này có vẻ đẹp nhỉ, con thích mua nó đúng không? Ước gì mình có món đồ chơi này để chơi tối nay thì thích lắm nhỉ?"

Hãy chấp nhận vấn đề của trẻ. Chấp nhận không có nghĩa là bạn đồng tình với việc con không ăn sữa chua trộn xoài, không đi tất hay không uống loại nước đó. Đơn giản chỉ là bạn đồng ý đó là vấn đề của con, ước muốn của con nhưng chưa chắc bạn đã đồng ý mua cho con, thực hiện ước muốn của con. Bạn phải hiểu và chấp nhận vấn đề đó, thì sau đó bạn mới nên đưa ra ý kiến của mình, khuyên nhủ. Nếu ngay từ đầu bạn đã phủ nhận vấn đề thì trẻ sẽ rất khó nghe lời khuyên nhủ của bạn.

✅3. LẮNG NGHE PHƯƠNG ÁN CỦA CON VÀ PHÂN TÍCH KHÁCH QUAN

Vấn đề là của con, vậy con là người biết rõ nhất con muốn giải quyết nó như thế nào. Vì thế, đầu tiên bố mẹ hãy hỏi con, xem con muốn gì và muốn giải quyết như thế nào. Trong trường hợp hạn chế về thời gian, bạn có thể sẽ hỏi rất nhanh ở bước này và đề xuất luôn phương án của mình nhưng không nên bỏ qua bước này.

Hãy dành cho các bạn nhỏ nhiều thời gian ở đây, vì có khi nói 1 hồi cái các bạn ấy thực sự muốn lại khác xa cái lúc đầu bạn ấy khóc/ăn vạ để đòi. Đừng vội đánh giá/phủ định bất kỳ điều gì, hãy để con được nói ra những mong muốn của mình.
- "Vì sao con lại không thích đi tất?" (có thể câu trả lời là vì chân con bị nốt mụn sưng đau chẳng hạn, rất nhiều trường hợp khủng hoảng hay sự khóc quấy của các bạn ấy đến từ những vấn đề hoàn toàn có thật và nghiêm túc)
Một điều nữa là bố mẹ nên hỏi ngược lại bé, để xem bé cảm nhận thế nào và xử lí thế nào nếu đó là mình. Cách này sẽ khiến bé phải suy nghĩ và thường bé sẽ thể hiện sự đồng cảm và nhận ra vấn đề:
- "Con thử nghĩ xem nếu không đi tất, tẹo đi bộ đi học ngoài trời lạnh thì chuyện gì sẽ xảy ra?"
- “Nếu tự nhiên có bạn đến nhà mình và lấy mất bạn ô tô Mcqueen của con về mà chẳng thèm hỏi ý kiến con thì con sẽ cảm thấy thế nào?”
Thông thường các bạn nhỏ chưa nghĩ đến hậu quả của các hành vi của mình, bước này giúp các bạn nhỏ suy nghĩ, nhìn ra đến hậu quả và biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, tình huống để cảm thông. Nếu bé biết dừng vấn đề ở bước này thì bố mẹ hoàn toàn thành công, bé đã tiến thêm một bước trong việc nhận thức vấn đề và đồng cảm với người khác.

Nếu bé vẫn chưa muốn dừng vấn đề hoặc vẫn bảo là “sẽ chẳng sao” thì bố mẹ hãy hỏi tiếp”
- "Nếu không đi tất, con có cách nào khác để giữ chân không bị lạnh rồi bị ốm không?"

Nếu phương án của con trong giới hạn bạn chấp nhận được, hãy đồng ý, đừng cố tìm một phương án hoàn hảo haycon phải theo đúng ý bạn từ đầu cuộc khủng hoảng. Nếu con không chấp nhận đi tất mà chịu đi đôi giày ấm thì cũng hãy đồng ý. Hãy chấp nhận xuống thang thương lượng, càng kết thúc sớm cuộc khủng hoảng thì bạn và bé đều càng đỡ mệt mỏi. Còn nếu các phương án của con đều không khả thi một chút nào, hãy ghi ra/ nhớ các phương án của con, sau đó sẽ thảo luận tiếp.

✅4. ĐƯA RA PHƯƠNG ÁN CỦA BỐ MẸ
Thay vì ép con bằng được vào 1 thứ mình muốn, bỏ qua mong muốn và suy nghĩ của con, hãy cùng con nghĩ ra cách giải quyết sau khi con đã đưa ra những cách giải quyết của mình mà không phù hợp.

Cách đơn giản nhất để kết thúc một cuộc khung hoảng là đưa ra các lựa chọn cho con. Thay vì bắt con chọn "CÓ" hoặc "KHÔNG", mình hay cố gắng nghĩ ra vài phương án kiểu "CÓ" và "GẦN VỚI CÓ" để con chọn trong đó, dù chọn phương án nào cũng vẫn là trong điều mình mong muốn. Điều bố mẹ cần ghi nhớ khi đưa ra các lựa chọn là các lựa chọn đó phải khả thi và bố mẹ chấp nhận lựa chọn đó. Ví dụ:
"Mẹ nghĩ nếu không đi tất thì cũng được thôi, nhưng chắc chắn tẹo nữa đi bộ con sẽ bị lạnh chân, mà lạnh chân thì rất dễ ốm, ốm lâu là phải vào viện rất nhiều vấn đề. Bây giờ con thử chọn xem con thích đôi nào hơn, đây mẹ thấy có 1 đôi Hello Kitty hồng với 1 đôi Ếch xanh này" (trong 2-3 phương án, cố gắng có 1 phương án mạnh, đúng sở thích/nhu cầu của con để khả năng cao là con sẽ chọn phương án đấy)

"Hay đôi Kitty hồng này đi, mẹ cũng vào thay đôi tất hồng, thế là 2 mẹ con đi tất sinh đôi nhé"

Còn nếu bố mẹ đưa ra lựa chọn:
“Vậy bây giờ con đi tất hay đi chân đất?”
Mà gặp bạn nào quả quyết đi chân đất, bố mẹ coi như tự dồn mình vào thế bí, không thể để con đi chân đất ra đường trời lạnh được vì con sẽ bị ốm.

Hay:

“Giờ con đứng dậy đi với mẹ hay mẹ để con ở đây một mình?”

Thì chắc chắn là bé biết bố mẹ không bao giờ dám để con ở lại một mình, dù là cố tình bỏ đi một lúc thì cũng dẫn đến hậu quả tiêu cực: con sợ hãi hoặc con thừa biết bố mẹ sẽ quay lại nên nhờn. Vì vậy, các lựa chọn phải khả thi, không đe dọa và bố mẹ sẵn sàng thực hiện.

Nếu các lựa chọn của bạn đều không được con đồng ý, hãy cùng thảo luận lại vấn đề, cân nhắc các phương án của bạn và con, phân tích lí do chính đáng vì sao lại không được: sẽ nguy hiểm, sẽ làm phiền người khác.. Nếu bạn đưa ra lí do chính đáng một cách thường xuyên, trẻ sẽ hiểu lí lẽ và chấp nhận. Nếu chính bạn không đưa ra được lí do chính đáng thì hãy chấp nhận phương án của con.

✅5. HỖ TRỢ CON GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bước này thường sẽ lâu la nhưng bố mẹ nên để bé tự làm để bé tự giải quyết những vấn đề cá nhân. Nếu thời gian gấp thì bố mẹ có thể làm hộ bé hoặc hỗ trợ bé làm.
Nếu vấn đề vừa xảy ra để lại hậu quả như khiến căn phòng lộn xộn thì bố mẹ cũng nên yêu cầu hoặc hỗ trợ bé dọn dẹp.

✅6. TUYÊN BỐ KẾT THÚC “CHIẾN TRANH” (hi-five, một cái ôm thật chặt, thật dài...)
Sau khi giải quyết xong khủng hoảng thường là bố mẹ đã mệt phờ và thở phào nhẹ nhõm, không nhớ đến bước này. Nhưng bố mẹ nên cố gắng có vài câu "tổng kết nhanh" sự khủng hoảng vừa kết thúc, rồi hỏi con về những gì bạn ấy tự nhận ra/suy nghĩ/rút kinh nghiệm cho lần sau. Điều này sẽ giúp bé hiểu việc tổng kết vấn đề và ghi nhớ những bài học. Sau đó thì gói gọn lại bằng 1 cái hi-five thật to hoặc 1 cái ôm thật chặt hoặc bằng câu nói: “Mẹ yêu con”. Đó là cách tốt nhất để nói với các bạn nhỏ rằng bạn chỉ chỉ trích hành vi của con, không chỉ trích con người con và dù thế nào thì bạn vẫn yêu con. Các bạn nhỏ thường có thể sẽ sợ bố mẹ kỉ luật mình vì không yêu mình nữa nên bước này là bước để “củng cố niềm tin vào tình yêu bền vững” cho các bạn ấy.

Trong thời kì khủng hoảng, điều quan trọng nhất bố mẹ cần nhớ là BÌNH TĨNH BÌNH TĨNH BÌNH TĨNH. Bố mẹ mà bực mình, làm căng là hỏng bét, khổ trẻ con mà mình thì tự dưng chuốc bực vào người. Và tuyệt đối tránh những kiểu câu mệnh lệnh (VD: nín ngay, đứng dậy ngay, đi tất vào, không nói nữa, ăn đi, ăn nhanh lên...); tránh dùng những cụm từ phủ định mạnh (VD: Không được, mẹ nói không là không...), đánh giá/trách móc chung chung (VD: sao con hay ăn vạ thế?, sao con hư/quấy thế?, sao con lười ăn thế?, sao con nhát thế?...) Và cuối cùng hãy kiềm chế tâm lí muốn kiểm soát con, kiểm soát vấn đề, phải nói được con mới là mẹ tốt. Phải cùng con xử lí và vượt qua khủng hoảng trong hòa bình là những việc tốt nhất mà bạn có thể làm cho con đấy!

Khi các bạn nhỏ ăn vạ, la hét, khóc lóc, ì èo….bố mẹ thường rất khó chịu, nghĩ là con cố tình làm mình mệt mỏi, sao con mình lại như thế…. Nhưng khi có một cuộc khủng hoảng, người cần được an ủi nhất là các bạn nhỏ bởi vì khủng hoảng là do quá trình phát triển của các bạn ấy chưa hoàn thiện nên muốn diễn tả một điều gì đó mà không biết nói như thế nào hoặc do những cảm xúc quá choáng ngợp với khả năng xử lí của các bạn ấy hoặc do sự phát triển, thay đổi về tâm sinh lí bên trong mà bản thân các bạn ấy cũng chưa ý thức và thích nghi được nên cực kì khó chịu…. Khi chúng ta hiểu lí do đằng sau của những cuộc khủng hoảng, có lẽ chúng ta cũng nên bao dung hơn một chút với các bạn nhỏ đúng không? Không phải trẻ cố tình làm chúng ta mệt mỏi mà bản thân trẻ đang mệt mỏi ❤❤❤
Nguồn: Mầm nhỏ

Photos from Beva Store's post 20/07/2020

Quần váy cho bé gái chất thô đũi mềm mát.
4 màu cho các bé từ 1-5 tuổi các mẹ ạ
Combo 2 cái chỉ 50k
30k/ cái ạ

Photos from Beva Store's post 14/07/2020

Bộ bơi dài tay bé trai SIÊU NHÂN đây
Các chàng sẽ thích mê luôn
Và quan TRỌNG là chất vải đanh, mịn mặc thoải mái . Áo dài tay bé thoải mái bơi lội k sợ lạnh

🏡Địa chỉ : Khu TT Đo Lường, Cổ Nhuế, Hà Nội
☎️ Hotline : 088 6461293 ( Zalo )

14/07/2020

Bộ bơi dài tay bé trai SIÊU NHÂN đây
Các chàng sẽ thích mê luôn
Và quan TRỌNG là chất vải đanh, mịn mặc thoải mái . Áo dài tay bé thoải mái bơi lội k sợ lạnh

05/07/2020

🥰 ĐỌC SÁCH GIÚP CON PHÁT TRIỂN NÃO BỘ NHƯ THẾ NÀO?

BỐ MẸ HÃY ĐỌC SÁCH CÙNG CON ĐỂ CON YÊU SÁCH TỪ BÉ LUÔN NHA

Theo kết quả của một nghiên cứu mà chúng mình đọc được cho thấy: vùng vỏ não, phần trán bên trái của trẻ nhỏ sẽ rực sáng, qua hình ảnh ghi nhận được bởi máy quét công hưởng từ sinh hoạt IRMf, khi cha mẹ trẻ đọc sách với con. Điều đó cho thấy tác dụng của việc đọc sách với trẻ em có tác dụng như thế nào đến việc phát triển trí não của trẻ. Cùng chúng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

🤔 Chúng mình xin mở đầu bài viết này về nhà báo Gurdon - chuyên viết cho chuyên mục The Journal’s “Children’s Books”. Trong những nghiên cứu của cô, cô luôn đưa ra những thông tin thú vị và hữu ích về lợi ích của việc đọc sách đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Trong một cuốn sách của cô, có viết về một thông tin ấn tượng và thú vị về sự liên kết và đồng bộ hóa của các miền trong não bộ của một đứa trẻ khi được nghe đọc sách, đó là:

✔️ Tiểu não, nơi có hình dạng san hô nằm ở đáy hộp sọ, có vai trò hỗ trợ kĩ năng sàng lọc;
✔️ Mạng chế độ mặc định (DMN), nơi thực hiện những quá trình định hướng nội bộ như hướng nội, sáng tạo và nhận thức;
✔️ Mạng lưới hình ảnh trực quan, bao gồm các khu vực về phần nhìn ở bậc cao và trí nhớ, đồng thời là công cụ của não bộ giúp con người nhìn các bức tranh; mạng lưới của ngữ nghĩa, nơi não bộ rút ra được ý nghĩa của ngôn ngữ;
✔️ Mạng lưới nhận thức trực quan, hỗ trợ xử lý các kích thích thị giác.

🔅 Ngoài ra tác động cơ bản nhất của việc đọc sách xảy ra ở thái dương trái, vùng não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ. Xử lý văn bản khiến các nơ-ron tập trung truyền tải những thông tin nhận được. Đọc sách cũng cho trẻ nhiều thời gian để suy nghĩ hơn, khuyến khích não làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.

🔅 Ngoài vùng não xử lý ngôn ngữ, vùng não xử lý hoạt động cơ bắp cũng được “luyện tập” khi trẻ đọc sách. Lúc này, các nơ-ron điều khiển hoạt động cơ bắp của trẻ bị kích thích và hoạt động như là trẻ đang hoạt động thể chất vậy. Và dĩ nhiên, nhiều phần não được rèn luyện thì hiệu suất hoạt động của não bộ lại càng tăng lên.

Đọc sách cho trẻ sớm chừng nào tốt chừng ấy, kể từ lúc trẻ chưa chào đời, để có thể dạy cho trẻ giao tiếp, trẻ cần được nghe trước và cần được “tập tành” quen với giọng nói, ngôn từ.

Hãy tập cho trẻ nghe, nhớ, “học” từ vựng, ngay cả lúc trẻ chưa biết nói. Đồng thời giới thiệu cho trẻ về thế giới xung quanh, kể cả thế giới của tưởng tượng bằng cách cho con xem tranh, ảnh minh hoạ. Điều này giúp phát triển phần não chuyên về thị giác của bé.

🔅 Mọi hành vi, thái độ và thói quen của con người đều phải bắt nguồn từ rất sớm, cho đến ngày nay não bộ vẫn luôn là điều kỳ diệu và các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm hiểu từng ngày để cho thấy sự thay đổi và phát triển khi con người, đặc biệt là trẻ nhỏ được rèn luyện thường xuyên. Trong năm đầu tiên của cuộc đời, bộ não của đứa trẻ tăng gấp đôi kích thước. Vào năm thứ hai, các khớp thần kinh được hình thành cho ngôn ngữ cùng nhiều chức năng nhận thức bậc cao khác. Những trải nghiệm đầu tiên các em bé có được, cùng hệ thống dây thần kinh tạo ra các nơ-ron, sẽ giúp kiến thiết não bộ, mở ra con đường cho những suy nghĩ và trí tưởng tượng trong tương lai.

Một điều quan trọng mà chúng ta cần biết, đó là toàn bộ quá trình diễn ra những liên kết và đồng bộ hóa này diễn ra một cách âm thầm mà chúng ta hoàn toàn không biết được.

💞 Có vô số điều kì diệu ẩn náu trong các cuốn sách thiếu nhi. Khi mỗi cuốn sách được mở ra, bố mẹ, những người lớn đang đọc sách cho trẻ nghe chính là người dẫn dắt trẻ bước vào thế giới của cuốn sách và khám phá những điều kì diệu đó. Giọng đọc của bạn, ánh mắt của bạn, tiếng cười của bạn, sự đồng cảm của bạn… cùng với cuốn sách đều trở thành những “tác nhân” giúp cho quá trình kiến thiết não bộ của trẻ, đặc biệt trong những năm tháng đầu đời trở nên chất lượng và tối ưu hơn.

Nói tóm lại đọc sách cho trẻ em và cho trẻ xem những tranh ảnh minh họa có lợi nhiều mặt về nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn và phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng của trẻ.

💞 Chẳng phải tìm kiếm niềm vui hay sự háo hức ở đâu xa, chính những cuốn sách sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn các con, phát triển và hình thành nên tính cách, sự hòa đồng, sự chân thành và thái độ sống tử tế mà bố mẹ sẽ thấy ngạc nhiên vì lựa chọn “sách” là người bạn đồng hành của con mỗi ngày.

Nguồn tham khảo:
✅ Những thông tin về nhà báo Gurdon và thông tin nghiên cứu của cô được tham khảo từ bài dịch của Thư viện Đủng Đỉnh Đọc. Các bạn có thể đọc bài gốc tại đây: http://tiny.cc/i4qlgz

✅ Thông tin khoa học liên quan đến phát triển não bộ của trẻ được tham khảo:
https://www.parentingforbrain.com/brain-development/
COPY NGUỒN : mầm nhỏ

Photos from Beva Store's post 04/07/2020

Ui za
Cưng muốn xỉu luôn
Bé sẽ rất thích em minion đáng yêu, dễ thương này các mẹ ạ

03/07/2020

📚📖 ĐỌC SÁCH CHO TRẺ NHỎ, ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNG EM BÉ SƠ SINH, MÌNH CẦN LƯU Ý GÌ? 🤱🏻🤱🏻

Chúng mình hay được nhận những câu hỏi như có nên đọc cho những bạn nhỏ không, đặc biệt là những em bé sơ sinh không vì sợ các bạn ấy không hiểu gì hay nếu đọc thì mình nên chọn sách gì cho con và mình đọc như thế nào? Vậy thì bài viết ngày hôm nay, chúng mình cùng tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi đó nhé!

⭕️ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH VỚI TRẺ SƠ SINH?

Mặc dù trẻ sơ sinh sẽ chưa thể hiểu ngay mọi thứ bạn làm hoặc vì sao bạn lại làm như vậy, nhưng đọc cho con nghe là một trong những hoạt động tuyệt vời mà bạn có thể làm trong nhiều năm liền và nó cũng thực sự quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Đọc cho con nghe sẽ giúp con:

👉 Giúp trẻ nhanh biết giao tiếp với mọi người, bằng tất cả giác quan
👉 Giới thiệu cho trẻ những đồ vật và hình dạng xung quanh cuộc sống của trẻ theo hướng vui vẻ, hài hước.
👉 Giúp cho con biết lắng nghe, ghi nhớ dần dần, và nhanh học nói
👉 Chỉ cho trẻ thấy về thế giới xung quanh mình

Khi bạn đọc cho con nghe như vậy thì cho đến khi con khoảng 1 tuổi, con sẽ học được tất cả những âm cần thiết để tập nói tiếng mẹ đẻ. Khi con càng được nghe nhiều, vốn từ của con cũng sẽ nhiều hơn và có khả năng con sẽ nói tốt hơn.

Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất để bố mẹ nên đọc sách cho con chính là sự kết nối giữa con và bạn. Bạn sẽ có thời gian để vừa nằm, vừa thủ thỉ cho con nghe, phải không các bố mẹ?❣️❣️

⭕️ CÁC BẠN NHỎ THỂ HIỆN SỰ QUAN TÂM VỚI SÁCH NHƯ THẾ NÀO?

Các bạn nhỏ có thể chưa hiểu được hình ảnh trong cuốn sách có nghĩa là gì nhưng con có thể chăm chú nhìn nó, đặc biệt là hình ảnh về khuôn mặt, màu sắc tươi sáng và các họa tiết khác nhau. Khi bạn đọc sách, đọc thở hoặc hát ru cho con, những hoạt động này có thể khiến con cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

🌻 Khi con được khoảng 4 – 6 tháng:

Con có thể bắt đầu tỏ ra thích thú hơn với sách. Con sẽ ôm và giữ lấy sách hoặc cũng có thể cho sách vào miệng để nhai, gặm hoặc thích làm rơi sách để xem có chuyện gì xảy ra. Do vậy, bạn có thể lựa cho con sách vải hoặc sách nhựa mềm với màu sắc tươi sáng cùng câu từ quen thuộc, tiết tấu lặp đi lặp lại để con dễ nhớ.

🌻 Khi con được khoảng 6 – 12 tháng:

Em bé bắt đầu hiểu rằng hình ảnh trong cuốn sách sẽ đại diện cho một sự vật nào đó ngoài đời thực và bạn cũng có thể thấy con tỏ ra thích thú với một hình ảnh, một trang sách nhất định hoặc thậm chí là cả một cuốn truyện này hơn là những cái khác. Con cũng sẽ phản hồi lại với những gì bạn đọc, ôm lấy cuốn sách và phát ra những âm thanh chắc có mình con hiểu được.

Đến khi con được 12 tháng, con sẽ bắt đầu lật giở được từng trang sách (cùng với một chút sự giúp đỡ của bạn), vỗ vào sách hoặc bắt đầu chỉ trỏ từng hình ảnh có trên trang sách hoặc cố gắng lặp lại những bạn nói.

⭕️ ĐỌC CHO CON KHI NÀO VÀ RA SAO?

🎊 Khi bạn đọc cho con nghe, mình không cần phải có kỹ thuật quá đặc biệt hay cao siêu gì cả, mà chỉ cần chính bạn và con cũng những cuốn sách. Bạn chỉ cần đọc cho con vài phút thôi nhưng nên cố gắng đọc thường xuyên. Cũng đừng lo là mình phải đọc toàn bộ cuốn sách cho con mà chỉ cần tập trung vào những trang sách con và bạn yêu thích.

🎊 Bố mẹ nên đọc mỗi ngày cho con, có thể là trước giờ ngủ trưa hay đi ngủ vào buổi tối. Khi bạn đọc sách cho con trước giờ đi ngủ thì cũng là lúc bạn để bạn và con cơ hội được gần gũi, âu yếm nhau. Và nó cũng góp phần tạo ra một thói quen để xoa dịu con khi cần.

🎊 Ngoài ra, bạn có thể đọc sách cho con vào thời điểm khác trong ngày, miễn là khi ấy con đã được cho ăn uống đủ, được thay tã bỉm sạch sẽ và tỉnh táo, sẵn sàng để chơi. Bạn cũng có thể cầm sẵn cho mình vài quyển mà con thích khi đang cùng con đứng chờ, ví dụ, khi mình xếp hàng để chờ thanh toán.

Dưới đây là một số mẹo đọc sách cho con mà bố mẹ có thể tham khảo:

✅ Khi bạn vừa đọc sách cho con nghe, bạn cũng có thể vừa ôm ấp, âu yếm con để con cảm thấy ấm áp, an toàn và có sự kết nối với bạn.

✅ Sử dụng nhiều tông giọng khác nhau khi đọc sách cho con nghe, mình sẽ nhấn nhá vào những chỗ cần thiết hoặc với từng nhân vật khác nhau thì mình sẽ sử dụng từng giọng nói khác nhau.

✅ Đừng lo lắng rằng mình phải đọc theo đúng từng từ từng chữ có trong cuốn sách. Bố mẹ có thể dừng lại một chút và đặt câu hỏi cho con hay bình luận về hình ảnh hoặc câu chữ có trong cuốn sách. (Mèo con đâu nhỉ? Bạn ấy đây này! Bạn mèo màu đen thật dễ thương) Đứa con nhỏ của bạn có thể chưa trả lời bạn được ngay nhưng vừa đọc sách, vừa nói chuyện cùng con sẽ tạo dựng cho con một nền tảng giao tiếp vững chắc sau này.

✅ Trẻ nhỏ yêu và học được nhiều từ những gì lặp đi lặp lại, vậy nên bố mẹ đừng băn khoăn khi mình đọc những cuốn sách giống nhau hết ngày này qua ngày khác nhé!

✅ Khi những đứa trẻ lớn dần lên, bạn nên khuyến khích con sờ chạm vào sách cho dù chất liệu sách con đọc là gì từ sách vải, bìa cứng. Có thể bạn không muốn con nhai ngậm sách đâu nhưng bằng việc cho sách vào miệng nhai ngậm, con sẽ biết được cảm giác ra sao, vị như thế nào khi cho vào miệng và biết được rằng mình không thể ăn nó!!!

⭕️ ĐỌC GÌ CHO CON?

🎈 Sách cho trẻ nhỏ nên đơn giản, câu chữ quen thuộc, có thể lặp đi lặp lại, hình ảnh rõ ràng. Trong suốt mấy tháng đầu đời, trẻ nhỏ thường chỉ thích nghe giọng nói của bạn. Vậy nên bạn có thể đọc bất kỳ cái gì, đặc biệt là những cuốn sách có bài hát hoặc những câu chữ có vần điệu luyến láy. Và khi con bắt đầu thích thú với việc nhìn hình, bạn có thể chọn cho con những cuốn sách có hình thù đơn giản trên màu nền đơn sắc.

🎈Khi con bạn bắt đầu cầm nắm, bạn có thể đọc cho con
những cuốn sách vải hoặc sách nhựa mềm có nhiều khuôn mặt, với hình thù, màu sắc tươi sáng. Khi con bắt đầu phản ứng với những gì có trong cuốn sách, bạn có thể đọc cho con sách bìa cứng với hình ảnh của những em bé hoặc những đồ vật quen thuộc với con như đồ chơi. Khi con ngồi được trong bồn tắm hoặc dùng tay bốc thức ăn thì bạn có thể tìm cho con những cuốn sách có cốt truyện đơn giản về thói quen hàng ngày như đi ngủ, đi tắm. Khi con bắt đầu nói thì bạn có thể chọn cho con những cuốn sách có những câu, từ đơn giản, lặp đi lặp lại để con học theo.

🎈Những cuốn sách có gương hoặc có những chất liệu khác nhau như mềm mại hay sần sùi thì cũng rất tốt cho nhóm tuổi này. Bạn có thể chọn cho con những cuốn sách có kết cấu như lật mở, kéo trượt để tăng thêm sự bất ngờ cho con. Những cuốn sách bìa cứng sẽ giúp các bạn nhỏ lật giở dễ hơn hay những cuốn sách vải hay nhựa mềm con có thể mang theo mọi nơi, ngay cả đi tắm.

🎈Một trong những cách tốt nhất để giúp những em bé thích đọc sách là mình có sách quanh nhà. Khi con biết bò, bạn có thể để trong giỏ đồ chơi của con mấy cuốn sách để con tự do khám phá.

Bài viết của Mầm Nhỏ có tham khảo từ nguồn:
https://kidshealth.org/en/parents/reading-babies.html
Nguồn Copy: Mầm nhỏ

Want your business to be the top-listed Shop in Hoai Duc Phu?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Website

Address


Hoai Duc Phu

Other Shopping & Retail in Hoai Duc Phu (show all)
ThS Bs Nguyễn Thị Hằng  Tăngggg KÍCH THƯỚC VÒNG 1 ThS Bs Nguyễn Thị Hằng Tăngggg KÍCH THƯỚC VÒNG 1
Hoai Duc Phu, 100000

Đào Thi sản phẩm giúp bạn TĂNGGGG kích thước VÒNGGG 1.

T.Shop - Ốp lưng Cao Cấp T.Shop - Ốp lưng Cao Cấp
Hoai Duc Phu, 100000

T.Shop - Ốp lưng Cao Cấp In ốp điện thoại tất cả các hãng Iphone, Samsung, Xiaomi, Vivo, Oppo, Huawei,... Công nghệ in hàng đầu Nhật Bản, màu sắc tươi mới, sắc nét, không bay màu

Dây Lưng Ví Da TOMA Dây Lưng Ví Da TOMA
Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hanoi
Hoai Duc Phu, 100000

Thời trang đồ da Toma chuyên dây lưng, ví da nam, nữ, cặp, túi xách, cavat, nơ...

Luong Ca Chep Luong Ca Chep
Hoai Duc Phu, 29

Tinh Dầu Nước Hoa Pháp - MiDo Beauty Tinh Dầu Nước Hoa Pháp - MiDo Beauty
Hoai Duc Phu

268.982 người thích trang này 267.998 người theo dõi Trang này

Ngũ cốc bido dành cho mẹ bầu Ngũ cốc bido dành cho mẹ bầu
Hoài đức , Hà Nội
Hoai Duc Phu, 100000

Lịch khám thai định kỳ, Các thực phẩm bổ dưỡng khi mang thai, mang thai cần lưu ý, các mẹo vặt dân gi

Quạt trần công nghiệp HVLS Bigfanvina Quạt trần công nghiệp HVLS Bigfanvina
An Khánh, Hoài Đức, Hanoi
Hoai Duc Phu

Quản lý, sản xuất tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao

Sim số đẹp phát tài phát lộc - VNSIM Sim số đẹp phát tài phát lộc - VNSIM
Hoai Duc Phu, 100000

Chuyên cũng cấp các loại sim số đẹp như: + Sim tam hoa + Sim tứ quý + Sim ngũ quý + Sim lục quý + Sim thần tài + Sim lộc phát + Sim ông địa + Sim tiến, sim đảo, sim lặp...