THỪA THIÊN BOOKS

THỪA THIÊN BOOKS

Trang chuyên mua bán, in ấn, phát hành sách Lịch Sử, Văn Hóa, Tư Tưởng, Cổ Luật Việt Nam. Mục đích: Nâng tầm Văn hóa Việt

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 01/04/2022

MỤC LỤC
Cuốn định chế pháp luật Dân sự thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hoà (Chủ thể - Tài sản)

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 01/04/2022

MỤC LỤC
Cuốn định chế pháp luật Dân sự thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hoà (Nghĩa vụ II - Tố tụng)

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 01/04/2022

MỤC LỤC
Cuốn định chế pháp luật Dân sự thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hoà (Nghĩa vụ I)

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 25/03/2022

MỞ BÁN BỘ SÁCH
ĐỊNH CHẾ PHÁP LUẬT DÂN SỰ THỜI PHÁP THUỘC VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA
Tác giả: HUỲNH CÔNG BÁ
NXB Thuận Hóa - Huế, 2021

📒 Bộ sách gồm 3 quyển:
📒1. Định chế Pháp luật Dân sự thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa (Chủ thể - Tài sản) (1308 trang; Giá bìa: 930k)
📒2. Định chế Pháp luật Dân sự thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa (Nghĩa vụ I) (1364 trang; Giá bìa: 950k)
📒3. Định chế Dân sự & Tố tụng thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa (Nghĩa vụ II - Tố tụng) (1132 trang; Giá bìa: 900k)

💯Tổng giá cả Bộ: 2780k 💯

LIÊN HỆ ĐẶT SÁCH:
Đức Phạm
0905956113
[email protected]

Quý vị có thể Comment dưới đây hoặc đăng ký vào link sau:
⏭⏭⏭
https://forms.gle/dENCteQt8FMgrUkd7
⏭⏭⏭

THANH TOÁN: COD or CHUYỂN KHOẢN TRƯỚC
💲💲💲KHUYẾN MÃI:
💲Ưu đãi cho Luật sư, giảng viên, sinh viên và người liên quan đến Lập pháp, Tư pháp
💲💲Chiết khấu cho Nhà sách

Lời người xuất bản
Kính thưa quý độc giả,
Cuốn sách quý vị đang cầm trên tay là một trong ba cuốn thuộc bộ sách: “Định chế Pháp luật Dân sự thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hòa” của tác giả Huỳnh Công Bá, người đã có nhiều công trình nghiên cứu thuộc cả bốn lĩnh vực: Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Văn hóa Việt Nam, Tư tưởng Việt Nam và Cổ Luật Việt Nam.
Huỳnh Công Bá là nhà giáo, nhà nghiên cứu, là tác giả mà chắc hẳn quý vị độc giả cũng khá quen thuộc với hơn 20 đầu sách chuyên khảo và hàng trăm bài báo nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín. Thầy là người đã giành cả cuộc đời để tận hiến cho khoa học cho đến cả những giây phút cuối cùng. Ghi nhận điều đó, rất nhiều tổ chức, đặc biệt là Liên hiệp UNESCO Việt Nam đã nhiều lần vinh danh thầy vào các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021; và gọi thầy là "nhất nhân tam diện" - nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà giáo dục; là người thành công trên bốn lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, tư tưởng, cổ luật.
Bộ sách chính là thành quả về một mảng đề tài mà tác giả đã rất say mê, đã ấp ủ, đã biên soạn và sưu tầm tài liệu từ rất lâu. Để hoàn thiện được bộ sách đồ sộ và toàn diện này, đòi hỏi bản thân người viết phải đạt đến một trình độ thẩm thấu và lý giải nhất định về luật học, mà như lời tác giả: “Bản thân tôi đã có sự kế thừa và tổng hợp từ những công trình nghiên cứu về Luật học, và cả những chuyên luận về Pháp luật của các Giáo sư Đại học Luật khoa đương thời ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, mà ngày nay chúng đã trở thành ra một nguồn sử liệu” vô cùng quý giá trong việc nghiên cứu về lịch sử pháp luật ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hòa. Bên cạnh đó, còn là các bộ luật đã được ban hành trong những thời kỳ lịch sử nói trên. Tác giả cũng chỉ nhận mình là “người trung gian” trong việc chuyển tải các gợi ý của những học giả đương thời bàn về Dân luật ở Việt Nam đến với người đọc mà thôi; xem đây chính là cánh cửa mở thông ra các chân trời khác lạ, nhằm giúp cho nhà khảo cứu có thêm được tầm nhìn và có được điều kiện để kiểm chứng những điều đã được rút tỉa từ trong ý kiến của các tác giả.
Cho đến những ngày cuối đời, khi đã nằm trên giường bệnh để chống chọi lại với căn bệnh ung thư đang hành hạ, thầy vẫn cần mẫn, tỉ mỉ để chỉnh sửa lại từng câu chữ quyển sách mà quý vị đang cầm trên tay đây. Là người chứng kiến được hình ảnh đó, nên tôi - Phạm Nhân Đức là người học trò nhỏ của thầy và anh Huỳnh Văn Nhật Tiến là con trai của thầy có trách nhiệm phải truyền tải được tinh thần tận hiến vì khoa học đó đến độc giả.
Cuối cùng, theo trao đổi với gia đình thầy, chúng tôi được biết gia đình vẫn còn lưu giữ một số đề tài nghiên cứu mà thầy chưa công bố dưới dạng bản thảo viết tay. Chúng tôi đã có kế hoạch và hy vọng trong thời gian tới, sẽ chuyển đến tay quý vị độc giả những bản thảo nghiên cứu này dưới dạng là những tác phẩm đã được chỉnh sửa hoàn thiện.
Trân trọng gửi đến quý vị độc giả

THUA THIEN BOOKS

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 30/01/2022

SÁCH MỚI
"Định chế pháp Pháp luật Dân sự thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hoà"

Em để đây để chào đón năm mới; ra năm em nhận đơn nhé.
Chúc xuân gia đạo thái hoà
Phúc duyên tròn đủ nếp nhà an vui

Đức Phạm
0905956113
Cung chúc Tân Xuân

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 10/01/2021

CÁC VẬN ĐƠN

Các đơn hàng các bạn đã book và các nhà sách đã đặt đang trên đường chuyển đến quý độc giả.
Chúc quý vị ngày mới an vui

Have a nice day
Thua Thien Books

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 06/01/2021

BÀN GIAO SÁCH

Buổi bàn giao sách ấm cúng giữa Đức Phạm và thầy giáo Nguyễn Văn Đăng, nguyên là trưởng khoa Sử Đại học Khoa học Huế.

Đức Phạm
Ngày Huế vào đông

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 10/12/2020

TIẾP TỤC PHÁT HÀNH
Sách mới tiếp tục phát hành cho độc giả
100 cuốn vừa rồi, đại đa số phát hành cho các bác Luật sư, giảng viên trường Luật, anh chị công tác ở Tòa án và Viện kiểm sát.
Hy vọng đợt này sách sẽ đến nhiều hơn các Thư viện trường học và Thư viện tổng hợp

Trân trọng

Quý vị có thể đặt thêm sách
Giá bìa: 570.000đ
Giảm 5% cho Luật sư, Sinh viên, Giảng viên, các anh chị trong ngành Tư pháp.
CHIẾT KHẤU CHO NHÀ SÁCH PHÁT HÀNH

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 22/11/2020

MỞ BÁN BỘ SÁCH:
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THỜI PHÁP THUỘC VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA (GIÁ THÚ)

Đây là cuốn thứ 3 được mở bán sau 2 cuốn TỬ HỆ, TÀI SẢN đã được đăng bán cách đây hơn 1 tháng.
Chủ đề: Nói về GIÁ THÚ trong Hôn nhân và gia đình thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hòa.
Nơi xuất bản: NXB Đại Học Huế, năm 2020 với 1252 trang.
Hình thức: Bìa cứng, giấy nhập Nhật loại 1, giá bìa 570.000đ
Nội dung:
Sách nghiên cứu Định chế về Giá thú trong gia đình Việt Nam, chia làm 2 Thiên:
- Thiên I: Định chế về sự thiết lập và tổ chức Gia đình
- Thiên II: Định chế về sự bất thường và phân rã giá thú
Thiên I nói về điều kiện thiết lập giá thú, về nội dung, hình thức giá thú, chế tài giá thú và hiệu lực giá thú, về bằng chứng giá thú và tương quan vợ chồng, cư sở gia đình và chế độ hộ tịch.
Thiên II nói về sự phân rã giá thú theo định chế ly hôn, về lịch sử, duyên cớ, thủ tục, hiệu lực ly hôn. Chương 2 của thiên nói đến sự biệt gián về giá thú do định chế ly thân, về ly thân trong luật lệ thời Pháp thuộc, về ly thân trong Dân luật Việt nam cộng hòa, về sự chấm dứt ly thân, về sự phối ngẫu dưới hình thức ngoại hôn.
Đặc biệt Phần phụ lục sách có trích dẫn bộ Dân luật Bắc kì (bản tiếng Pháp) (CODE CIVIL A L’USAGE DES JURIDICTIONS INDIGENES DU TONKIN (Titre Preliminaire & Livre Premier)), và bộ Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật (Quyển 1 và 2)

Cuốn Giá thú sẽ là cuốn hấp dẫn hơn cho số đông bạn đọc, đọc xong nó bạn sẽ hình dung được sự phát triển thăng trầm qua từng giai đoạn của lịch sử lập pháp về Dân luật của dân tộc.

Các bạn có thể đặt mua 2 cuốn khác tại đây:
https://www.facebook.com/ThuaThienBooks/posts/161321152274660
2. Tập Tài Sản, Nxb Thuận Hoá, 2020, 972 trang. Giá bìa: 500.000;
3. Tập Tử Hệ, Nxb Thuận Hoá, 2020, 1014 trang. Giá bìa: 500.000.

NOTE: 100 cuốn đâu tiên sẽ có chữ ký của Tác giả
Về tác giả.
Huỳnh Công Bá
Tiến sĩ sử học, Đại học Sư phạm Huế

Quý độc giả có thể đặt ngay ở đây hoặc có thể nhắn tin cho em:
https://www.facebook.com/phamnhanduc/

1. Quý vị có thể thanh toán bằng COD (tức là thanh toán khi nhận hàng bao gồm cả tiền sách lẫn phí giao hàng).
2. Quý vị có thể thanh toán qua Tài khoản ngân hàng (bao gồm cả tiền sách và phí giao hàng)
THÔNG TIN TÀI KHOẢN:
- PHẠM NHÂN ĐỨC
- SỐ TÀI KHOẢN: 0161001745932
- NGÂN HÀNG VIETCOMBANK - CN THỪA THIÊN HUẾ
Trân trọng
ĐỨC PHẠM
THỪA THIÊN BOOKS

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN LUẬT VIỆT
Trong giai đoạn trước năm 1883, cũng là thời gian mà pháp chế về gia đình ở Việt Nam đã được chi phối bởi bộ Luật Hồng Đức, rồi Luật Gia Long cho đến trước ngày đất nước bị mất hoàn toàn chủ quyền vào tay thực dân Pháp bằng Hiệp ước Harmand (1883) và Hiệp ước Patenotre (1884). Từ đó, các bộ Dân luật giản yếu, Dân luật Bắc và Dân luật Trung, do người Pháp xây dựng, đã được áp dụng ở nước ta trong suốt thời kỳ Pháp thuộc và tiếp tục tồn tại ở vùng Pháp chiếm trong thời kỳ chiến tranh Việt – Pháp, đồng thời chúng còn được tiếp tục sử dụng ở khu vực Nam Vĩ tuyến 17 cho đến ngày ra đời của bộ Luật Gia đình vào ngày 2-1-1959 của chính phủ Việt Nam cộng hòa.
đối với bộ Dân luật giản yếu phải đợi đến ngày 26-3-1884 thì nó mới được ban hành, nhưng người ta cũng vẫn quen gọi với một tên chung là bộ Dân luật giản yếu 1883. Ngoài Nam Kỳ, bộ Dân luật giản yếu cũng được đem ra áp dụng tại các nhượng địa của Pháp lúc bấy giờ là Hà Nội, Hải Phòng và Tourane. Ngoài 4 titre (gồm Titre sơ bộ; Titre I- Quốc tịch; Titre II- Hộ tịch; và Titre III- Trú quán) đã được nói đến ở trên, thuộc về bộ luật này còn có Titre IV (Thất tung), Titre V (Giá thú), Titre VI (Ly hôn), Titre VII (Phụ hệ và con chính thức), Titre VIII (Con nuôi), Titre IX (Thân quyền), Titre X (Vị thành niên, giám hộ, thoát quyền) và Titre XI (Thành niên). Đối với Titre X, về vấn đề giám hộ, đã được Sắc lệnh ngày 30-3-1932 cải bổ lại (được ban hành ở Việt Nam vào ngày 28-7-1932).
Bộ Dân luật Bắc được ban hành do Nghị định của viên Thống sứ Bắc Kỳ vào ngày 30-3-1931 và được cho thi hành kể từ ngày 1-7-1931, với tên gọi chính thức của bộ luật này là “Bộ Dân luật thi hành tại các Tòa Nam án ở Bắc Kỳ” (thường được gọi tắt là bộ Dân luật Bắc).
Bộ Dân luật Bắc gồm có 1.455 điều, được chia ra làm 1 Thiên sơ bộ và 4 Quyển. Thiên sơ bộ gồm có các nguyên tắc căn bản của nền luật pháp mới (đó là nguyên tắc công bố các đạo luật và nguyên tắc bất hồi tố; nguyên tắc bình đẳng, tự do cá nhân và tôn trọng quyền tư hữu; nguyên tắc ưu thế của luật đối với khế ước tư nhân, nguyên tắc ưu thế của luật pháp đối với các Thẩm phán vì các Thẩm phán không được tự ý đặt ra luật lệ để xử đoán). Quyển thứ 1 là quyển quan trọng và mang tính chất tân kỳ nhất, được quy định trong 12 thiên về các vấn đề của luật gia đình (đó là thân thuộc pháp), kể cả các chế độ về tài sản của vợ chồng và các vấn đề về thừa kế. Quyển thứ 2 quy định các vấn đề thuộc về tài sản. Quyển thứ 3 liên quan đến các nghĩa vụ và khế ước. Quyển thứ 4 nói về cách thức dẫn chứng.
Bộ Dân luật Bắc chỉ được thi hành đối với những người thuộc về quyền xét xử của các Tòa án ở Bắc Kỳ (đ.12 DLB). Từ ngày áp dụng bộ Dân luật Bắc thì các luật pháp có trước ở Bắc Kỳ mà tương phản với luật này đều đã bị bãi bỏ, nhất là các điều khoản ở trong bộ Luật Gia Long (đ.1454).

Ở Trung Kỳ, dưới chế độ nửa bảo hộ, cho nên bộ Dân luật ở Trung Kỳ là do Hoàng đế của An Nam ban hành. Trong thực tế, bộ Dân luật Bắc (1931) đã được nhà làm luật ở Trung Kỳ dùng làm khuôn mẫu để biên soạn nên bộ Dân luật Trung. Và theo GS.Vũ Văn Mẫu, có thể nói là bộ Dân luật Trung đã chép lại gần đủ các điều khoản của bộ Dân luật Bắc Kỳ, trừ một vài sự thay đổi nhỏ nhặt. Tuy vậy, ở Trung Kỳ người ta đã phải chờ đợi cả một thời gian khá dài thì mới có được một bộ luật trọn vẹn . Quyển thứ I được ban hành do đạo Dụ số 51 ngày 13-7-1936. Quyển thứ II được ban hành do đạo Dụ số 95 ngày 8-1-1938. Các Quyển thứ III, IV và V được ban hành do đạo Dụ số 59 ngày 28-9-1939. Bộ Dân luật Trung gồm cả thảy 1.709 điều (nhiều hơn bộ Dân luật Bắc 254 điều), và tên gọi chính thức của nó là “Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật” hay «Hoàng Việt hộ luật» (gọi tắt là Dân luật Trung). Sự thay đổi quan trọng nhất ở bộ luật này so với bộ Dân luật Bắc là ở chỗ các Thiên thứ XI và XII của Quyển I thuộc bộ Dân luật Bắc có liên quan đến các vấn đề về thừa kế đã được nhà làm luật ở Trung Kỳ tách riêng ra và hợp thành Quyển II của bộ Dân luật Trung (ở đây nó giống với Dân luật Pháp). Cũng trong quyển này, có một vài điều khoản đã được thay đổi về mặt nội dung.

Và đến ngày 2-1-1959, Luật Gia đình được Tổng thống Việt Nam cộng hòa Ngô Đình Diệm cho ban hành với tên gọi là Luật số 1/59, gồm có 135 điều, thuộc về 4 thiên cùng với 1 tổng tắc, và được chia ra làm 6 chương như sau: Thiên thứ I (gồm 4 chương): Chương I: Hôn thú (đ.1-44), Chương II: Chế độ phu phụ tài sản (đ.45-54), Chương III: Sự ly thân (đ.55-70), Chương IV: Sự vi phạm những nghĩa vụ vợ chồng (đ.71-76); Thiên thứ II (không chia chương) có tên là: Sự ngoại hôn (đ.77-82); Thiên thứ III (gồm 2 chương): Chương I: Tử hệ chính thức (đ.83-95), Chương II: Tử hệ ngoại hôn (đ.96-115); Thiên thứ IV (không chia chương) có tên là: Sự lập con nuôi (đ.116-134); và cuối cùng là Tổng tắc: gồm 1 điều (đ.135).

Ngay từ khi ban hành, Luật Gia đình 1959 đã gặp nhiều sự phản kháng trong các giới luật gia cũng như trong xã hội. Đặc biệt, từ sau Cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm vào ngày 1-11-1963, Luật Gia đình 1959 đã bị chỉ trích rất nhiều. Trong tình hình đó, sau khi nền Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam bị sụp đổ và nền Đệ nhị Cộng hòa lên thay thế, thì hơn 8 tháng sau, Luật Gia đình 1959 đã bị bãi bỏ và thay thế bằng Sắc luật số 15/64, được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh ban hành vào ngày 23-7-1964, trong đó quy định về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng.

Bộ dân luật1972:
Những sửa đổi và bổ túc trên đây vẫn còn rất nhỏ nhoi. Đứng trước tình hình đó, việc giải thích về luật pháp lại buộc phải được đặt ra. Do đó, cả về học lý lẫn về án lệ đã được các tòa án sử dụng để giải quyết đối với những khúc mắc, đồng thời cũng làm nhiệm vụ soi sáng cho các nhà làm luật để chuẩn bị cho những quy tắc căn bản sẽ được kiến tạo trong tương lai, khả dĩ làm nền tảng cho một hệ thống pháp chế mang tính chất thống nhất: đó chính là Bộ Dân luật 1972 của Việt Nam cộng hòa được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành bằng Sắc luật số 028-TT/SLU ngày 20-12-1972 . Đây là một trong 5 Dự án luật đã được Bộ Tư pháp triển khai thực hiện từ năm 1966 (gồm Dân luật, Thương luật, Hình luật, Dân sự tố tụng và Hình sự tố tụng)

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 16/11/2020

SÁCH MỚI:
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THỜI PHÁP THUỘC VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA (GIÁ THÚ)

Sách chuẩn bị phát hành, phục vụ cho quý bạn đọc, nhà nghiên cứu gần xa.
Đây là cuốn sẽ gây hứng thú hơn cho đa phần độc giả, vì Giá thú, cưới hỏi sẽ là phần hấp dẫn cho bao người

Trân trọng
Pics: tác giả Huỳnh Công Bá đang ký sách
Photographer: Duc Pham

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 03/10/2020

MỤC LỤC CUỐN
ĐỊNH CHẾ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THỜI PHÁP THUỘC VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA (Tử hệ)

Các bạn theo dõi mục lục ở đây nhé.

Trân trọng
Đức Phạm
Thừa Thiên Books

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 03/10/2020

MỤC LỤC CUỐN
ĐỊNH CHẾ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THỜI PHÁP THUỘC VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA (Tài sản)

Sau khi đăng bài về mở bán sách, nhiều bạn cần mục lục nên mình đăng vào đây.

Trân trọng
Đức Phạm
Thừa Thiên Books

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 30/09/2020

MỞ BÁN 2 BỘ SÁCH

Sau chuỗi ngày chững lại do dịch bệnh Vũ Hán, đến nay hai bộ sách đã được in xong, mọi thủ tục đều đã hoàn thiện và chỉ việc mở bán.
👩‍💼👩‍💼👩‍💼👩‍🏫👩‍🏫👩‍🏫

THÔNG TIN VỀ CÁC BỘ SÁCH:
- Cuốn 1: Định chế hôn nhân và gia đình thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa (Tử hệ), nói về mối tương quan giữa con cái với cha mẹ, với 1015 trang. Giá 500.000đ
- Cuốn 2: Định chế Hôn nhân và gia đình thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa (Tài sản), nói về Chế độ tài sản trong gia đình bao gồm: Hôn sản, nhượng sản, di sản và tự sản, với 972 trang. Giá 500.000đ
👩‍👩‍👧‍👧👨‍👩‍👧‍👦👨‍👩‍👧‍👦👨‍👩‍👧‍👦
Các bộ sách nói về sự hình thành và phát triển của Luật pháp về Hôn nhân và gia đình (thuộc Dân luật) từ thời Pháp thuộc đến thời Việt Nam Cộng hòa.
Bộ sách là: "Sự kế thừa và tổng hợp từ những công trình nghiên cứu về Luật học và cả những chuyên luận về pháp luật của các Giáo sư Đại học Luật khoa đương thời ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, mà ngày nay chúng đã thành ra nguồn sử liệu vô cùng quý giá trong việc nghiên cứu về lịch sử pháp luật dưới thời Pháp thuộc và Việt Nam cộng hòa. Bên cạnh đó là các bộ Luật đã được ban hành trong những thời kỳ lịch sử nói trên." (Lời tác giả).

NOTE: 100 cuốn đâu tiên sẽ có chữ ký của Tác giả
Về tác giả.
Huỳnh Công Bá
Tiến sĩ sử học, Đại học Sư phạm Huế

🤹‍♂️🤹‍♂️🤹‍♂️
Quý độc giả có thể đặt ngay ở đây hoặc có thể nhắn tin cho em:
😄😄😄
https://www.facebook.com/phamnhanduc/
😄😄😄
1. Quý vị có thể thanh toán bằng COD (tức là thanh toán khi nhận hàng bao gồm cả tiền sách lẫn phí giao hàng).
2. Quý vị có thể thanh toán qua Tài khoản ngân hàng (bao gồm cả tiền sách và phí giao hàng)
THÔNG TIN TÀI KHOẢN:
- PHẠM NHÂN ĐỨC
- SỐ TÀI KHOẢN: 0161001745932
- NGÂN HÀNG VIETCOMBANK - CN THỪA THIÊN HUẾ

Trân trọng
ĐỨC PHẠM
THỪA THIÊN BOOKS

14/09/2020

VỀ HAI TỪ GIÁ THÚ

“Giá Thú” thì “giá” ( 嫁) có nghĩa là lấy chồng và “thú” (娶) có nghĩa là lấy vợ, chúng đã có một ý nghĩa đầy đủ được dùng để chỉ về cả hai sự việc gồm lấy vợ và lấy chồng, của cả hai bên nam và nữ trong cùng một sự kiện: đó là quan hệ kết hôn và sống chung với nhau thành vợ chồng. Trong khi đó, danh từ kép “Hôn thú” mà người ta thường sử dụng lại không thật đầy đủ về mặt ý nghĩa, bởi ở cả chữ “hôn” (婚) lẫn “thú” (娶) chúng đều cùng có chung một ý nghĩa là chỉ việc lấy vợ mà thôi, tức là thuộc về khía cạnh thiết lập gia đình của nam giới, cho nên không thể được đầy đủ. Tuy không được đúng chuẩn, song vì do thói quen đã được sửdụng ở ngôn ngữ phổ thông, cho nên việc dùng lẫn lộn về mặt danh từ giữa “hôn thú” và “giá thú” cũng vẫn mang một hàm nghĩa chung giống như nghĩa của danh từ “giá thú” mà thôi, và do đó mà nó có thể được châm chước. Và cũng do đó, cho nên hai người muốn k ết hôn với nhau thì phải khác về mặt phái tính. Nếu như hai người cùng một phái nam hay phái nữ, hoặc là nếu trong hai người có một người mà phái tính không rõ rệt (được gọi là “loại đực” hay “loại cái”) thì giá thú sẽ bị vô hiệu.
Về mục đích của giá thú, theo quan niệm cổ xưa ở Việt Nam, thì giá thú là sự phối hợp, được luật pháp công nhận, giữa một người đàn ông và một người đàn bà với mục đích là thành lập về gia đình, nhằm để sinh con đẻ cái (nhất là đối với con trai) trong việc nối dõi tông đường và thờ phụng tổ tiên. Vì mục đích nối dõi tông đường là mục đích cốt yếu của định chế về giá thú, cho nên ngày xưa khi lấy vợ nhưng không có con trai thì người chồng có quyền được rẫy vợ để đi lấy một người vợ khác. Cả Luật Hồng Đức và Luật Gia Long ở thời phong kiến của nước ta cũng đều cho phép người chồng được để vợ nếu như người vợ đó không sinh được con trai trong vòng 3 năm sau khi cưới về, theo một câu tục dao mà người xưa thường nêu ra là “tam niên vô tử bất thành thê” (ba năm mà không sinh được con trai thì không thành vợ). Cho nên, vào năm 1927, khi trả lời về câu hỏi số 125 liên quan tới vấn đề này, Ủy ban Tư vấn về tục lệ ở Bắc Kỳ đã xác nhận sự hiện tồn của quy định đó, bởi vì đối với mục đích của hôn nhân là có con cháu để nối dõi tông đường và thờ phụng tổ tiên. Trong tâm lý thông thường, đối với những gia đình có nhiều con chừng nào thì được xem như là có nhiều hạnh phúc đến chừng ấy. Bởi vậy, cho nên câu chúc tụng đầu tiên đối với các cặp vợ chồng khi mới cưới nhau là có được con cháu đông đúc. Lời cầu chúc ấy thường là đi trước cả lời cầu chúc về sự giàu có. Cũng do đó, vì muốn có được người nối dài về dòng họ cho sớm, nên cha mẹ thường cưới vợ cho con trai khi chúng còn rất nhỏ tuổi. Ý muốn này cũng đã giải thích cho tập quán trong một số gia đình, theo đó khi cha hoặc mẹ chết và chưa thực hiện việc khâm liệm, thì người ta đã làm lễ cưới gấp cho con cháu (được gọi là “cưới chạy tang”) bên cạnh việc làm chậm trễ đối với lễ phát tang nhằm để cho con cháu khỏi phải chờ đợi sau 3 năm mãn tang thì mới được phép làm lễ cưới hỏi, khiến cho sự sinh con đẻ cháu trở nên bị chậm trễ. Cũng theo tục lệ ở Việt Nam, đối với những người con trai không chịu cưới vợ sẽ không được xã hội kính nể, vì người ta cho rằng đó là một hành động bất hiếu, theo câu tục dao “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (tội bất hiếu gồm 3 trường hợp, mà trong đó không có con trai nối dõi là tội bất hiếu nặng nhất). Người đàn ông độc thân ở nước ta thường bị xã hội ngờ vực, và bị xem như một người ích kỷ, không có đầu óc vềgia đình. Ở thời hiện đại, Luật Gia đình 1959 cũng đã quy định rằng: “Hôn thú có thể bị kiện xử tiêu vì sự bất lực vĩnh viễn và đã có trước khi lập hôn thú của một người hôn phối” (đ.30 LGĐ). Nhưng sự quy định này đã không được lặp lại trong Sắc luật 1964. Trước đây, đối với người con gái không chịu lấy chồng để ở lại nhà chăm lo nuôi dưỡng cha mẹ hoặc là các em, thì lại được xem là người con gái có hiếu. Đối với những người góa phụ không đi bước nữa thường được xem là người có đức hạnh, đáng làm gương cho giới phụ nữ soi vào, và được ca ngợi là “tiết hạnh khả phong”.
Nhưng ngày nay, người ta theo quan niệm của Tây phương, mục đích của việc nối dõi tông đường và thờ phụng tổ tiên không còn có tính cách thiết yếu nữa. Vì vậy, trong những duyên cớ về sự ly hôn, việc không có con trai để phụng sự tổ tiên đã không được nhà làm luật chấp nhận. Hơn nữa, sau khi đã làm giá thú, thì người chồng không thể được phép tự ý bỏ vợ. Cho dù gặp phải trường hợp nào đi chăng nữa thì việc bỏ vợ cũng vẫn phải được thực hiện theo đúng với các thủ tục về việc ly hôn đã được luật pháp quy định. Thêm vào đó, đời sống ở đô thị rất đắt đỏ, cho nên nhiều người đàn ông không muốn lập gia đình, vì sợ không có đủ phương tiện để nuôi vợ con. Một số khác đã cưới vợ rất trễ: họ tự hào là đã thoát ly khỏi gia đình và thấm nhuần về văn minh Tây phương. Những người con trai kết hôn sớm, trong khi chưa có nghề nghiệp riêng để làm phương kế sinh nhai, chẳng những không được xem như là người con có hiếu, mà lại còn bị xã hội chê cười. Và khi có chồng thì người con gái cũng đòi hỏi rằng người chồng phải có nhà cửa riêng biệt, chứ không chịu sống chung với cha mẹ ở bên chồng. Nếu người chồng chết khi mình còn trẻ tuổi thì người góa phụ cũng được phép lập gia đình khác mà không bị xã hội khinh rẻ.

Đức Phạm
Ngày in sách cận kề xong

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 14/09/2020

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CUỐN CUỐI CÙNG TRONG BỘ ĐỊNH CHẾ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH THỜI PHÁP THUỘC VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA

Trong giai đoạn trước năm 1883, cũng là thời gian mà pháp chế về gia đình ở Việt Nam đã được chi phối bởi bộ Luật Hồng Đức, rồi Luật Gia Long cho đến trước ngày đất nước bị mất hoàn toàn chủ quyền vào tay thực dân Pháp bằng Hiệp ước Harmand (1883) và Hiệp ước Patenotre (1884). Từ đó, các bộ Dân luật giản yếu, Dân luật Bắc và Dân luật Trung, do người Pháp xây dựng, đã được áp dụng ở nước ta trong suốt thời kỳ Pháp thuộc và tiếp tục tồn tại ở vùng Pháp chiếm trong thời kỳ chiến tranh Việt – Pháp, đồng thời chúng còn được tiếp tục sử dụng ở khu vực Nam Vĩ tuyến 17 cho đến ngày ra đời của bộ Luật Gia đình vào ngày 2-1-1959 của chính phủ Việt Nam cộng hòa.

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP CHẾ GIA ĐÌNH THỜI PHÁP THUỘC
Khi nhìn nhận về pháp chế gia đình ở Việt Nam, thông qua các bộ Dân luật của thời này gồm Dân luật giản yếu, Dân luật Bắc và Dân luật Trung, cho thấy đại khái có những đặc điểm sau đây:
– Thứ nhất, người gia trưởng có nhiều quyền hành. Gia trưởng là chủ tể ở trong gia đình và có nhiều quyền hạn đối với vợ chính, vợ thứ và con cháu. Người vợ không có năng lực về mặt pháp lý, tức là không có quyền ký kết hay đứng đơn để kiện tụng(nếu như không được sự cho phép của c hồng). Tuy nhiên, trong thực tế, đối với gia đình nông dân Việt Nam, nếu như người chồng qua đời và con cái của họ hãy còn nhỏ tuổi thì người vợ được quyền đứng ra thay thế người chồng để làm gia trưởng, giữ nhiệm vụ điều khiển đối với đoàn thể gia đình và nuôi con (tất nhiên ở những gia đình này thường ít khi nảy sinh những sự tương tranh về mặt pháp lý phức tạp).
– Thứ hai, luật chấp nhận về chế độ đa thê. Một người đàn ông có quyền cưới một người vợ chính (được gọi là chính thất) và có nhiều người vợ thứ có được cưới hỏi đàng hoàng (gọi là thứ thất, hay là vợ lẽ hoặc thiếp). Ngoài ra, người đàn ông ở trong gia đình còn có thể có thêm những nàng hầu (cũng là vợ nhưng không có việc cưới hỏi).
– Thứ ba, luật cho phép về sự để vợ (répudiation). Sự để vợ (hay bỏ vợ) là một thủ tục tiêu hủy về giá thú, mà không cần phải ra trước tòa án, vốn đã được cổ luật công nhận và cho phép đối với người chồng có quyền trong những trường hợp luật định (về sau Dân luật giản yếu đã giải quyết về vấn đề này một cách không minh bạch, riêng ở bộ Dân luật Bắc và bộ Dân luật Trung người ta đã không chấp nhận cách thức giải quyết nói trên).
– Thứ tư, cho phép quyền được thừa nhận về con ngoại tình. Người đàn ông có gia đình cũng vẫn có quyền được công bố về các con ngoại hôn của mình, vốn được sinh ra do một người đàn bà khác với vợ chính thất hay là vợ thứ thất của mình. Do đó, lúc bấy giờ trong xã hội chỉ có những con ngoại tình thuộc về phía mẹ mà thôi, và không có con ngoại tình thuộc về đàng cha.

ĐỨC PHẠM
Ngày hoàn thiện các bộ sách

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 18/06/2020

VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ BỘ LUẬT THỜI PHÁP THUỘC VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA (P3)
LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH (TỬ HỆ)

Tử hệ là mối tương quan giữa con cái với cha mẹ.
Phụ hệ là tương quan giữa cha và con.
Mẫu hệ là tương quan giữa mẹ và con.
Trong thành phần về tử hệ có ba hạng là tử hệ chính thức, tử hệ ngoại hôn (hay tử hệ tư sinh) và tử hệ nghĩa dưỡng (hay là con nuôi). Trong tử hệ chính thức, người cha và người mẹ là có giá thú. Trong tử hệ ngoại hôn thì cha và mẹ ăn ở với nhau nhưng không có giá thú. Do đó, các con tư sinh có thể được chính thức hóa khi cha và mẹ của chúng kết lập về giá thú với nhau. Sau hết, còn phải nói đến tử hệ về nghĩa dưỡng, là loại tử hệ mà trong đó mối liên lạc giữa cha hay mẹ và con hoàn toàn mang tính chất giả định, do ý chí của đương sự mà thành.
Cách thức dẫn chứng về tử hệ có nhiều điểm đặc biệt. Đây là những biệt lệ so với luật pháp thông thường. Bởi:
1) Điểm đặc biệt thứ nhất, theo luật thông thường, đối với những sự kiện thì người ta có thể dẫn chứng được bằng mọi cách. Nhưng ở đây, sự dễ dàng ấy là không có. Dân luật, trong phạm vi về tử hệ, đã quy định một chế độ chứng cứ hết sức chặt chẽ.
2) Điểm đặc biệt thứ hai, là sự khó khăn trong cách thức dẫn chứng về phụ hệ hay mẫu hệ lại không đồng nhất: bởi phụ hệ rất khó dẫn chứng hơn mẫu hệ. Đối với bằng chứng về mẫu hệ chỉ gồm có hai thành tố là: sự sinh đẻ của người mẹ và căn cước của đứa con. Người ta chỉ cần minh chứng rằng người mẹ đã sinh hạ một đứa trẻ vào ngày tháng đó và đứa trẻ được sinh ra ấy chính là người mà hiện nay đang làm nhiệm vụ truy tầm về mẫu hệ. Như vậy, hai yếu tố về bằng chứng đối với mẫu hệ có thể được minh chứng một cách trực tiếp và cụ thể. Trái lại, muốn biết ai là cha của đứa trẻ thì khó có thể nói một cách chắc chắn được. Bởi vậy, đối với những chứng cứ về phụ hệ phải được dựa vào các sự suy đoán mang tính chất pháp định.
3) Điểm đặc biệt thứ ba, rất quan trọng, là trong vấn đề tử hệ, luật pháp cũng như án lệ ít chú trọng đến việc tìm kiếm về sự thật của vấn đề, mà chỉ lo thỏa mãn đối với các quyền lợi của xã hội và của gia đình, hoặc là của cá nhân người con. Vì vậy mà, trong chế độ pháp lý về tử hệ, ta thấy có nhiều sự giả định. Nhà lập pháp đã không lưu ý đến sự thật về mặt sinh lý, bởi vì nhiều khi người ta lại sẵn sàng cho đứa trẻ có một phụ hệ mà thực ra là nó không có, hoặc là đã từ chối không chính thức công nhận đối với một phụ hệ tuy biết rằng nó có đúng với sự thật. Lý do này đã giải thích tại sao lại có sự đối lập giữa chế độ của tử hệ chính thức và chế độ của tử hệ ngoại hôn. Bởi vì quyền lợi của xã hội, cho nên luật pháp đã ưu đãi đối với sự dẫn chứng về mặt tử hệ chính thức. Trái lại, đối với sự dẫn chứng về tử hệ ngoại hôn thì có sự khó khăn hơn, bởi luật pháp muốn có về sự khó khăn ấy là do ở chủ thể của pháp luật cũng cần phải như vậy. Hơn thế nữa, luật pháp lại có khi còn cấm chỉ đối với việc dẫn chứng về tử hệ ngoại tình hay là tử hệ loạn luân, bởi vì mục đích nhằm để duy trì về trật tự luân lý của xã hội.
Có thể nói, nhân loại đã chứng kiến về một sự tiến triển trong pháp chế và án lệ đối với vấn đề về tử hệ chính thức. Ở đây, trong phạm vi của luật pháp, người ta thấy có một sự suy đoán về phụ hệ rất rộng rãi. Trong phạm vi của án lệ, những xu hướng cá nhân đã đưa đến sự thừa nhận về giải pháp có lợi nhất cho đứa trẻ. Sự ưu đãi mà án lệ đã dành cho đứa trẻ không những được nhận thấy ở trong vấn đề về dẫn chứng, mà cả trong việc quy định về tử hệ. Thực vậy, nếu nói một cách hợp lý thì một đứa con chính thức phải được thụ thai ở trong thời kỳ mà cha và mẹ của nó đã có giá thú. Còn con tư sinh là đứa con đã được thụ thai vào lúc mà cha và mẹ của nó không có giá thú. Tư cách về con chính thức hay tư cách về con tư sinh phải tùy thuộc ở tình trạng pháp lý của cha mẹ đứa trẻ vào ngày mà nó được thụ thai mới là hợp lý, chứ không phải là vào ngày mà nó chào đời. Vậy mà, các Tòa án lại lấy ngày của đứa trẻ ra đời để ấn định về tính cách chính thức hay là tính cách ngoại hôn của tử hệ mỗi khi điều đó là có lợi cho đứa trẻ.

NOTE: Sách rất quý cho các anh chị em Luật gia, các nhà nghiên cứu Luật học, các bạn sinh viên Luật học, Sử học, Văn hóa học và các anh chị em đam mê Lịch sử thăng trầm của dân tộc Việt

P/s: Hình ảnh bên dưới là các bộ sách về Luật học thời Cận đại Việt Nam, và hình ảnh Dinh Thống đốc Nam kì thời Pháp thuộc

ĐỨC PHẠM
Ngày đang in sách

Photos from THỪA THIÊN BOOKS's post 15/06/2020

VỀ SỰ RA ĐỜI MỘT SỐ BỘ LUẬT THỜI PHÁP THUỘC VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA (P2)

Thuộc về phương diện kỹ thuật pháp lý, ở cả ba bộ Dân luật Bắc, Trung, Nam, người ta vốn đã căn cứ vào phần lớn từ bộ Dân luật của Pháp quốc ra đời dưới thời Hoàng đế Napoléon đệ nhất vào năm 1804, cho nên có nhiều điều đã không còn thích hợp với điều kiện của xã hội hiện đại tại nước Pháp và cả ở nước ta. Do đó, cho nên người ta không những phải xem xét cho thấu đáo về các thuần phong mỹ tục mang tính chất thuần túy Việt Nam, mà còn cần phải kiểm điểm một cách đầy đủ về các nhu cầu hiện tại của xã hội ở nước ta, và phải dò xét về các đòi hỏi của tương lai, đồng thời lại phải nghiên cứu về những giải pháp trong sự đối sánh pháp luật, nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm từ trong đời sống của nhân loại. Từ đó, một giải pháp uyên vi nhưng thực tế sẽ là điều kiện thiết yếu để đặt cơ sở cho một nền pháp chế vừa giữ được tinh thần của dân tộc, nhưng đồng thời cũng lại phải phù hợp với thời đại và thể hiện cho được tính chất hợp lý của các quy định về mặt pháp luật đã được đặt ra. Mặt khác, tinh thần của gia đình ở Việt Nam cũng cần phải được đặc biệt chú trọng. Bởi vì, chính nhờ có tinh thần ấy, mà Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam mới không thể nào giống với luật hôn nhân và gia đình của ngoại quốc. Ngoài ra, theo GS.Vũ Văn Mẫu cho biết, thì tuy trên nguyên tắc, sự ban hành của các bộ Dân luật Bắc, Trung, Nam, với rất nhiều các định chế pháp luật của Tây phương có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã được du nhập vào nước ta, nhưng nhờ có thuần phong và mỹ tục của dân tộc, nên phần lớn các sự quy định ấy rất ít khi được áp dụng ở trong thực tế. Chỉ cần nhận thấy về con số rất ít các bản án mỗi năm được tuyên xử về những vụ kiện liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cũng đủ hiểu là tổ chức hôn nhân và gia đình của Việt Nam vẫn còn thấm nhuần sâu sắc đối với tinh thần cố hữu của bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó lấy sự hiếu để và hòa thuận làm căn bản cho các tương quan giữa cha con, vợ chồng và thân thuộc. Nhờ có tinh thần gia đình bền chặt ấy mà vợ chồng hay các thân thuộc đều hết sức ngăn tránh các việc kiện tụng và đem nhau đến trước cửa công. Đối với việc cư xử với nhau ở trong gia đình, người ta cũng vẫn thiên trọng về tình hơn là về lý, và đều hướng đến mục đích là nhằm giữ cho nền tảng của gia đình được bền chặt, để cho vợ chồng cùng với thân thuộc khỏi bị ly tán. Và tình hình đó cũng vẫn còn được tiếp tục kéo dài sang cả thời Việt Nam cộng hòa về sau này.
Đến thời Việt Nam cộng hòa, bộ Luật Gia đình 1959 đã mở ra một thời kỳ mới, bắt đầu từ ngày 2-1-1959, trong việc xóa bỏ về chế độ đa thê ở Việt Nam, nhưng đồng thời cũng lại có cả việc bãi bỏ đối với định chế về ly hôn vốn đã từng được thừa nhận trước đây trong tiến trình lịch sử pháp luật của dân tộc. Trong diễn trình tiến hóa của các nền Dân luật, thì những định chế về hôn nhân và gia đình thường có sự biến đổi theo sát với phong tục và được tiến bộ theo cùng với thời đại. Trong lịch trình đó, ở Việt Nam, như vậy là chế độ đa thê đã được chính thức tuyên bố bãi bỏ vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, và địa vị của người vợ ở trong gia đình đã được nâng lên ngang hàng với người chồng. Đó là những cải cách tốt đẹp và có tính bền vững vì nó phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Nói theo GS.Nguyễn Xuân Chánh, thì sự cải cách về xã hội được thực hiện ở trong Luật Gia đình 1959 là một sự cải cách chính đáng và mang tính chất độ lượng. Bởi vì, với phong trào giải phóng cá nhân, sự tham gia của nữ giới vào các ngành hoạt động ở trong xã hội là một thực trạng và là một việc làm cần phải được khuyến khích. Nhưng, trái lại, một sự cải cách quá đột ngột, đi ngược lại với phong tục tập quán của dân tộc, là sự bãi bỏ về chế độ ly hôn đã không mang lại được sự thành công, vì nó không đáp ứng đúng với nhu cầu đặt ra của xã hội lúc bấy giờ. Chúng ta vẫn biết rằng vấn đề cấm hay không cấm ly hôn chính là một đề tài đã được tranh luận và mang tính chất bất tận ở trên thế giới, cho đến ngày nay cũng chưa phải là đã kết thúc. Nhưng điều mà chúng ta có thể nhận xét ngay là sự cấm kỵ về ly hôn đã gây nên bao cảnh đau khổ bẽ bàng, bao nhiêu gia đình đã không có được lối thoát. Nó làm úa héo những tâm hồn còn nhiều sức sống, làm chết lịm những tình cảm âu yếm hay thiêng liêng ở trong lòng của những người đàn ông hoặc đàn bà. Bởi vì, bất cứ một con đường nào cũng phải có được một lối thoát, kể cả là con đường đối với hôn nhân. Việc bảo vệ về luân lý, nhưng đồng thời cũng phải tôn trọng về tình cảm của cá nhân. Một sự dung hợp khéo léo ấy có thực hiện được hay không là do ở tinh thần nhân bản của nhà làm luật và sự thực hiện đầy tính tế nhị của các thẩm phán, ở trong vòng mà luật pháp cho phép. Những kết quả nghiên cứu của Xã hội học pháp luật đã cho người ta thấy rõ về nguyên nhân sự thất bại trên đây của Luật Gia đình 1959. Nhưng “luật pháp là của thế nhân, và đã thuộc về thế nhân thì không thể nào tránh được sự khuyết điểm”. Ngoài ra, theo GS.Nguyễn Xuân Chánh, ở bộ luật mới này, người ta cũng đã phần nào lãng quên về sự phân biệt giữa dân luật với hình luật, cho nên ở nhiều điều khoản của bộ Luật Gia đình 1959 người ta đã dự liệu cả về những hình phạt trên nhân thân và tài sản của người bị khiếm khuyết đối với các nghĩa vụ về gia đình. Đây cũng chính là sự chắp nối trở lại với một kỹ thuật pháp lý vốn đã có tự ngày xưa, dưới thời phong kiến. Và theo ông, hình phạt được dự liệu ở trong luật gia đình, theo nguyên tắc, là phải có một chỗ dựa ở trong hình luật, song đối với một bộ luật về gia đình thực sự cũng chỉ đầy đủ nếu như đã dự liệu được tất cả các sự kiện xảy ra ở trong đời sống của gia đình. Do đó, sự chuyển dịch một số điều khoản từ Luật Gia đình 1959 cần phải được đưa sang cho Hình luật; tuy nhiên, cũng có thể được thực hiện một cách dễ dàng trong việc tu soạn về các điển chế diễn ra trong tương lai. Chính vì thế, nên ở Sắc luật 1964 và bộ Dân luật 1972 người ta đã phải rút tỉa từ trong kinh nghiệm của lịch sử lập pháp, để từng bước hoàn thiện đối với nền pháp chế về gia đình ở Việt Nam thuộc thời gian sau đó. Nhưng, theo nhận định của GS.Vũ Văn Mẫu, thì ở Sắc luật 1964 tuy đã có sự bồi bổ được một số khuyết điểm của Luật Gia đình 1959, nhưng người ta lại vô tình mắc phải những sự sai lầm kiểu khác. Chỉ đến bộ Dân luật 1972, thì hầu hết những sự phê bình của giới Luật học mới được nhà làm luật chấp nhận, đánh dấu một nhịp cầu hợp tác mang tính chất tự nhiên và hữu hiệu giữa công cuộc xây dựng về pháp luật của các nhà lập pháp và công trình giảng huấn của các giáo sư ở Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn, vốn được hoàn thành. Và cũng theo ông, thì luật pháp đã không thể là một sản phẩm không tưởng, mà cần phải có sự phản chiếu một cách trung thực đối với các hiện trạng của xã hội, cũng như đối với tinh thần và truyền thống của dân tộc, thì mới có thể đáp ứng được các nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên, nếu như trong công tác nghiên cứu về Luật Hôn nhân và Gia đình dưới thời Pháp thuộc, đối với mỗi định chế về pháp lý có liên quan, người ta buộc phải tiến hành đối chiếu về cách thức quy định giữa ba bộ Dân luật Bắc, Trung, Nam – dưới góc độ không gian, tức là mang tính chất đồng đại; thì đến thời Việt Nam cộng hòa, một sự khó khăn khác lại được đặt ra đối với những người nghiên cứu về pháp luật, là phải làm công tác đối sánh về mặt lịch đại giữa ba công trình lập pháp, vốn đã lần lượt được ra đời trước sau và có liên quan với nhau trong các định chế về hôn nhân và gia đình của thời kỳ này: đó là Luật Gia đình 1959, Sắc luật 1964 và bộ Dân luật 1972. Như vậy, thì có thể nói rằng, tính cách phức tạp là một đặc điểm nổi bật của việc nghiên cứu về pháp luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và thời Việt Nam cộng hòa.

Đức Phạm
Ngày đang in sách

Want your business to be the top-listed Shop in Hue?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Website

Address


Điện Biên Phủ
Hue
53000