Đông Ba Huế

Nem chả tré đông ba huế

24/12/2023

Nem Chả Tré Đông Ba Huế

18/12/2023

Ngày xưa anh là chú!

Chiếc xe với bảng số tiểu bang W dễ nhớ ABC567 vừa rời đi là đến phiên Hùng lái tới cửa sổ trả tiền và nhận cà phê, bánh ngọt. Sống bên Mỹ này ai cũng biết một lối mua đồ ăn thức uống nhanh drive-in bằng cách lái xe đặt hàng bên hông tiệm ăn. Ngày hôm đó, trên đường lái xe từ Vancouver, Canada về Cali, Hùng có thói quen hay ghé ngang thị trấn K này đỗ xăng, mua cà phê mới đi tiếp. Người Mỹ tính tình khá lịch sự lúc nào cũng xếp hàng chờ đợi đến phiên mình. Nhưng dĩ nhiên lâu lâu cũng có kẻ đang ‘gấp’ đi làm nên xin phép Hùng được ‘chen’ ngang. Tính anh bao năm qua vẫn hiền hòa tự biện hộ bản thân mình đang đi chơi, chờ thêm vài phút có sao đâu!

Vừa mở gương xuống đưa tiền ra trả vừa đưa tay nhận cà phê bánh ngọt. Cô gái trẻ nở nụ cười duyên: “Cô gái chiếc xe phía trước đã trả cho anh chung với tiền boa. Chúc anh một ngày tốt lành!”

Hôm nay về Việt Nam ngồi uống bia với bạn trong cái quán góc phố. Nghe bạn giới thiệu ở đây là tiệm mới khai trương không lâu và có cô chủ quán khá xinh thêm hiền lành giỏi giang chịu khó làm ăn. Bạn cười giỡn: “Biết đâu cái hơi hám Việt kiểu của mày sẽ có cơ hội nhiều hơn đám trai trẻ địa phương?”

Hùng cụng ly: “Cái thằng xác phàm như tao cuối cùng mèo vẫn hoàn mèo! Gần 8 năm qua nếu có duyên phận với ai thì đã tìm được rồi!”

Bạn góp ý: “Mày sống kiểu bên Tây kén chọn quá nên ráng gồng chịu cảnh cô đơn!”

Cô chủ quán đem ra dĩa mồi món heo giả cầy: “Mời hai anh món đặc biệt! Quán tặng không tính tiền cho khách mới đặc biệt!”

Không biết nguyên nhân gì cô gái nhìn khuôn mặt Hùng thật kỹ như tìm người quen!

Bạn lại đùa: “Cô chủ quán có vẻ đang quan tâm nhiều với mày!”

Ngoài đường xe máy chạy chen chúc với không khí mùa Giáng sinh thật ấm áp. Hùng từ nhỏ đến giờ tâm tư vẫn luôn theo lời cha dạy: “Hãy học và thực hành giáo lý nhà Chúa và Phật rèn luyện bản thân mình. Giúp đỡ cho người khốn cùng khi có thể.”

Anh không bao giờ quên câu chuyện Phật giáo thầy dạy: “Có người hỏi Đức Phật nếu bản thân mình không có gì làm sao bố thí. Phật dạy hãy nhớ 7 điều

1. Nhan Thí: Bố thí nụ cười

2. Ngôn thí: Bố thí ái ngữ nói lời hay

3. Tâm thí: Bố thí tâm hòa ái lòng biết ơn

4. Nhân thí: Bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền hòa

5. Thân thí: Bố thí hành động nhân ái

6. Toạ thí: Bố thí nhượng chỗ cho kẽ khác

7. Phòng thí: Bố thí lòng bao dung

Lớn lên theo thời gian lưu lạc nước ngoài anh luôn cố gắng giữ điều chân thiện không hại ai!

Tám năm qua anh về quê hương liên tục, có lúc hai lần một năm. Cha mẹ ngày một già đi, vui hơn khi nhìn thằng con trai vào tuổi trưởng thành. Dĩ nhiên anh hiểu họ lúc nào mong ước anh yên bề gia thất và hy vọng có một hay hai đứa cháu nội bồng vào dịp đoàn tụ gia đình. Anh mới đầu tính còn ham vui nhưng vài năm sau này được không ít bạn bè và người thân giới thiệu. Có lẽ duyên phận chưa tới nên những ngày ra gặp mặt tìm hiểu nhưng vẫn cô đơn trở về với phòng trống.

Đĩa mồi heo giả cầy, món anh thích được cô gái chủ quán nâng lên tầng cao hơn.

Cô gái chủ quán lại đến bên bàn một lần nữa. Lần này xin phép được ngồi xuống đối diện anh. Không ít thanh niên chung quanh quay đầu nhìn trong óc chắc đang đặt vài câu hỏi.

“Chú chắc chắn không nhớ cháu!” Cô chủ quán hỏi.

Hùng nhìn vào khuôn mặt, nhất là đôi mắt nhí nhảnh như đang vui gặp lại người thân. Cố gắng suy tư nhưng đành chịu ngập ngừng chẳng biết trả lời ra sao!

Cô gái cười duyên: “Chú có nhớ một lần ngồi uống quán H trên đường Tiểu La, có một con bé ốm yếu với người chị lai da đen đi bán từng lon đậu phụng luộc, xoài…”

Hùng lên tiếng: “Có phải lúc đó chị cô bước lên tầng cấp vấp chân đổ hết đậu xuống đường!”

Cô gái tiếp nối: “Quán đông khách nhưng chỉ có một mình chú đi nhanh tới lấy dầu xanh ra xức cầm máu. Không những chú giúp đỡ tiền khỏi phải đi bán tối đó mà còn mua cho hai hộp cơm chiên Dương Châu. Mấy tuần sau đó hai chị em đi bán vừa tìm chú để nói lời cám ơn nhưng không gặp.”

Hùng thân mật: “Sáng hôm sau đó tôi phải bay về lại Mỹ.”

Cô gái lại cười vui: “Không ngờ gặp lại chú! Thật ông trời bà Phật luôn chứng ước nguyện của kẻ có niềm tin.”

Người bạn Hùng chen vào: “Thằng này tên Hùng năm nay mới có 31 tuổi đừng có gọi bằng chú làm nó già hơn.”

Cô gái đỏ mặt: “Ngày đó gọi chú nên hôm nay…”

Sau đó cô ngồi nhìn Hùng đắm đuối. Anh lên tiếng: “Còn chị cô bây giờ ra sao?”

“Chị ấy được bảo lãnh đi diện con lai qua Mỹ lấy chồng đã có một con. Bên kia chị đi làm bận rộn lắm để gửi tiền về giúp cháu, ý quên, em gây dựng được quán như hôm nay.”

Vừa đi cô vừa ngoảnh lại nhìn anh nở nụ cười. Người bạn nói: “Duyên phận của mày cuối cùng cũng đến rồi!”

Hùng lắc đầu: “Mày đừng có giỡn! Nhìn cô như vậy làm sao chưa có người yêu?”

Câu chuyện tình yêu bao nhiêu cặp trên thế giới này đến với nhau có thể gọi tình cờ như Hùng và Linh (tên cô gái), nhưng phải ghi thêm vào động lực tình thương người với người khi hoạn nạn không điều kiện. Nó gieo mầm từ một trái tim chân thiện lan lây qua bao tâm hồn nhân ái khác.

Nhớ tối hôm đó Linh mở máy vi tính gọi cho người chị bên Mỹ. Nhìn gia đình người chị đang chiên thịt ngoài trời trước garage vui cuối tuần. Cô chị sau khi giới thiệu chồng đang cắm cúi nướng. Cô hỏi: “Còn vài ngày nữa là Noel anh còn ở VN không?”

Hùng gật đầu: “Tôi dự định ở lại chơi qua Tết Tây với gia đình.”

Cô giọng nói vui: “Tối mai cả gia đình em sẽ bay về. Hy vọng sẽ mời anh dự vài bữa tiệc nhỏ gia đình.”

Hùng định nói cám ơn nhưng cặp mắt lại nhìn cái xe hơi đang đậu trong garage: “Cái xe đó của cô sao?”

Cô gật đầu: “Em dùng nó hàng ngày chở con đi học rồi đi làm.”

Hùng tiếp: “Cô có nhớ cách đây mấy tuần ở thị trấn K trả tiền cho chiếc xe phía sau không? Người đó là tôi!”

Cô đỏ mặt: “Em nhớ rồi! Bữa đó đi làm dậy trễ may mắn nhờ anh cho chen ngang. Wow! Thế giới này thấy lớn mà dường như nhỏ xíu phải không anh?”

Hùng cười: “Không ngờ có dịp cám ơn cô ly cà phê bánh ngọt.”

Cô ngắt lời: “Em cũng vậy! Cám ơn anh từ chai dầu xanh cho đến bữa ăn thịnh soạn ngon nhất sau ngày giải phóng. Con bé Linh vẫn còn giữ chai dầu xanh kỷ niệm đến hôm nay dù đã dùng xong lâu rồi.”

Hùng quay lại nhìn Linh lúc đó đang đỏ mặt cúi gằm xuống tay vân vê tà áo.

Tình yêu của họ là vậy đó có thể nói được sắp xếp từ ơn trên. Vài tuần nữa là Noel rồi! Sáng nay tác giả đi ngang tiệm bánh mì từ thiện 5000 đồng. Người lao động đủ hạng đang đứng xếp hàng chờ. Anh nhẹ nhàng nói khẽ với cô bán hang: “Xin cô đừng tính tiền 20 người sắp tới. Cám ơn cô rất nhiều!”

Dường như đâu đây tiếng chuông chùa hòa với tiếng gió rung nhẹ ngôi sao trên cây Noel.

Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.

Đặng Duy Hưng

05/02/2023

GIÒ VÀ NƯỚC XÁO TẤT NIÊN

Dẫn bọn trẻ về quê ăn cỗ, có món canh rau cải nấu rất ngọt, mấy bà cô trong mâm cứ xuýt xoa khen;
- Gớm canh nhà bác cả nấu cứ ngọt như nấu bằng nước xáo ấy.
Thằng cu bé nhà tôi ăn xong ra kéo áo hỏi bố;
- Con thấy trong mâm có món nào tên là nước xáo đâu? Mà các bà khen ngọt vậy, đấy là canh rau cải chứ…
Bọn trẻ thời nay đúng là sung sướng về cái ăn cái mặc, chúng có bao giờ ăn nước xáo đâu mà biết. Chúng đâu biết nước xáo chan cơm nguội ăn khi đói là cả một phần tuổi thơ của thế hệ trước, như bố nó từng đi qua.
Ở quê nghèo sau ông Công ông Táo mà không khí Tết vẫn trầm lắng lắm, nhà nào có con cái hay người thân ở xa về ăn Tết, còn có không khí Tết và tiếng cười đùa, còn các nhà khác nhất là nhà nghèo thì cứ yên yên êm êm thế nào ấy !! Có cả những tiếng thở dài, dài như con kênh trước làng thăm thẳm nối tận ra sông. Thi thoảng đẹt đùng tiếng pháo mới nhắc cho người ta là sắp Tết rồi đấy.
Mọi thứ chỉ rộn ràng lên khi sáng ba mươi, ngày tất niên ấy thì chỗ nào cũng chộn rộn, nhà nhà nào cũng dậy sớm, tất bật rộn ràng. Nhất là những nhà giết lợn đánh đụng. Tôi nhớ mãi cái ngày nhà tôi giết lợn tất niên, con lợn được ông chú cho giống, nhà lại phi nông nghiệp ít thức ăn, chị tôi toàn băm bèo, thái chuối làm thức ăn cho lợn, nên nó chậm lớn. Mong mãi đến Tết mà nó chỉ được tầm năm chục cân mà thôi. Sáng sớm lạnh giá còn mắt nhắm mắt mở tôi đã bị gọi dậy, mắt cay xè vội vội đánh răng rửa mặt, rồi ra chân đống rơm kéo rơm cho chị đun nồi nước quân dụng để làm lông lợn. Cậu Thái, Chú Toàn đã sang từ sớm ngồi kéo thuốc lào bên thềm hiên, vừa bàn chuyện, làm giò làm chả…khói thuốc đặc sánh trắng đục như sữa cứ lững lờ bay lên hòa lẫn trong sương sớm. Chiêu thêm ngụm nước trà , cậu Thái xắn quần cầm cây gậy nhỏ có thòng lọng ra chuồng lợn, chú thả nắm rau lang ngay cạnh cửa chuồng, con lợn háu ăn lao ra gặm rau lang thì chú luồn cái thòng lọng vào cổ, thít chặt rồi nhấc lên. Chú Toàn nhảy nắm hai chân sau, vật ngửa con lợn ra trói lại.
Anh Sự, Bác Ao cũng vừa sang nhấc con lợn đang kêu eng éc ra khỏi chuồng, luồn vào cái đòn càn khiêng ra chỗ nền giếng. Cậu Thái thả gầu xuống giếng múc nước dội sạch cổ con lợn, rồi nhấc con lợn lên bờ tường bao xây thâm thấp, bên dưới đã để sẵn cái chậu nhôm có rắc muối trắng. Con lợn mắt đỏ khé cứ ra sức rống lên eng éc từng cơn, ầm ĩ cả xóm lên. Chú Toàn vòng cái dây thừng chặn qua mõm làm con lợn chỉ rít lên từng chập, rồi nhanh nhẹn xỉa con dao bầu vào lấy tiết.
Chỉ loáng sau là con lợn đã được cạo lông, pha thịt bày la liệt trên hai cái nong to, dưới lót lá chuối. Từng mô từng phần được chia rất đều, chỉ có cái đuôi và b**g bóng là cho luôn bọn trẻ luộc ăn. Tôi không để ý món đuôi và b**g bóng dai ngoanh ngoách cho lắm. Tôi đợi chia thịt xong có phần giã giò, giã chả và đợi nước xáo luộc lòng…mấy món ấy ngon hơn.
Mấy nhà đánh đụng chia thịt vào rổ cắp về xong thì mấy chú cho nhồi lòng và giã giò chả. Phần thịt thăn và thịt mông ngon nhất được chọn giã giò chả, thịt được pha thành miếng quân chì, chia ra từng mô một. Chú Toàn ngồi lên thềm cửa, dạng chân ôm lấy cối đá vào lòng, rồi hai tay hai chày giã đều chộp… chộp …thịt với mỡ quyện đều với nhau, dẻo quánh lại dính như keo. Mỗi lần giơ chày lên, phần thịt đã nhuyễn dính mút theo chày như mảng bột mỳ được nhào kỹ. Mút chày như thế nên giã rất tốn sức, người nóng lên chú Toàn cởi áo để lộ thân hình cơ bắp săn chắn màu đồng hun. Cánh tay vung chày lên nổi rõ các múi cơ căng chắc. Thỉnh thoảng chú lại dừng chày, nêm nước mắm ngon và chút mì chính vào cối thịt. Cứ giã được một mô chú lại dùng cái muôi cắt từ miếng đế của chiếc tông Lào màu vàng, vét thịt trong cối ra tấm lá chuối trên nong, rồi lại đổ mẻ mới vào cối thịt.
Bên ngoài sân chỗ thì người làm lòng, người thì đánh tiết canh rộn ràng, phần lòng già được trộn tiết, rau thơm, mỡ vặt, băm nhỏ rồi nhồi vào căng bóng lên như cái săm xe đạp. Lòng già nhồi tiết, lòng non và phần họng, dạ, tim gan được cho cả vào chiếc nồi quân dụng để luộc, củi lò cháy hừng hực làm ấm cả khoảng sân. Nước chè xanh rót tràn các bát khói bốc nghi ngút. Tiếng trò chuyện, cười đùa vang vang trong sáng mùa đông, khung cảnh ấy sao mà vui đến thế.
Giã xong mẻ giò chả là chú Toàn thấm mệt, chú giao tôi rửa cối với chày, tôi thích món này lắm. Kiểu gì chú cũng cố tình để lại trong cối một phần thịt đã giã nhuyễn cho tôi. Tôi cẩn thận lấy miếng tông Lào vét dồn lại phần thịt dẻo quánh ấy. Cho vào miếng lá chuối nướng qua lửa gói lại rồi lấy lạt buộc chặt thả vào nồi luộc lòng đang sôi sung sục. Thịt tươi, nước nóng quyện mùi lá chuối, chỉ lát là chín, tôi nhấc dây lạt cầm cái giò be bé xinh xinh ấy ra khỏi nồi. Khói còn bốc nghi ngút, tôi gọi chị gái với mấy đứa em con các chú sang, cắt chia ra mỗi đứa được miếng giò tầm hai đốt ngón tay. Bên trong miếng giò vẫn còn hồng hồng, cắn miếng giò nóng hổi phải há cả miệng ra mà nhai, khói bốc nghi ngút từ trong miệng bốc ra mà sao nó ngon đến thế, ngọt đậm ngọt đà, ấm hết cả khoang miệng, giò tươi ấm mùi lá chuối, tiêu bắc thơm cay, thịt ngọt mềm, ứa nước. Ngon mãi không thôi mà mỗi đứa được có mỗi miếng nên cứ thòm thèm. Nên ăn giò xong là bọn tôi hóng nồi nước xáo luộc lòng. Khi lòng gan được nhấc ra khỏi nồi.
Là bọn tôi vác bát tô cơm nguội, múc luôn nước xáo của nồi luộc lòng chan cơm ăn luôn. Nước xáo nóng mỡ còn nổi váng, loáng thoáng tí hành lá, có thế thôi mà ăn cơm nó dễ vào đến thế. Cậu Thái mà thái lòng là thế nào cậu cũng dấm dúi thả vào bát tôi mấy miếng lòng dồi, ăn béo, bùi ngầy ngậy.
Cuộc sống bây giờ đầy đủ quá, cái mồm nó hư đi. Bất chợt lại nhớ đến miếng giò, bát nước xáo ngày xưa….
Tuan Pham

Photos from Đông Ba Huế's post 29/01/2023

Nem Chả Tré Đông Ba Huế 2023

15/11/2022

Làm Ăn Phải Giữ Lấy Cái Mối

Từ ngày qua Mỹ, hắn sống quanh quẩn ở California bằng nghề chuyên chở tư nhân.
Nghĩa là ai cần ra phi trường đón,hay cần xe đưa đi khám bác sĩ, hay thậm chí đi nhậu về không dám lái xe thì cứ gọi cho hắn.
“Lộc chuyên chở: Rẻ, tận tâm, kín đáo.”

Hắn không ngờ chính vì cái sự kín đáo này mà có nhiều mối ở Việt Nam qua đều gọi hắn trước để đặt xe.
Hầu hết các mối này là các đoàn cán bộ việt cộng qua Mỹ tham quan hay công tác.
Thấy hắn ít nói lại uy tín đúng giờ giấc, họ thích lắm.
Ngồi trên xe, có nhiều ông còn gạ hắn xem có mối nào làm đám cưới giả cho con cái họ được qua Mỹ thì giới thiệu, bao nhiêu họ cũng chi.
Ai hắn cũng gật, bảo để xem xem.
Thế là họ sướng điên lên, nhồi nhét vào túi hắn bao nhiêu là danh thiếp có số phôn của họ, toàn những chức vụ kêu loảng xoảng.
Và khi về lại VN, họ rỉ tai nhau.
Thế là đoàn nào sắp qua Mỹ cũng cứ Lộc chuyên chở mà gọi đặt xe trước.

Chẳng biết mấy ông công tác thế nào nhưng phần lớn các ông ấy thuê hắn là chỉ nhằm phục vụ các mục đích sau đây:

* Đi xem nhà:
Có đoàn bao xe hắn suốt ba ngày trời chỉ để chạy lòng vòng xem các khu dân cư. Coi trinh sát bên ngoài cho biết thôi chứ chưa mua ngay đâu. Nhưng khu nào các ông cũng chê. Chở tới khu nhà hơn triệu đô la vẫn chưa vừa ý.
Hắn bảo:
“Tiêu chuẩn mấy ông cao nhỉ?”
Một ông cười, nhe nguyên cái hàm răng vẩu ra:
“Thì cũng phải cố phấn đấu, hy sinh đời bố củng cố đời con.”
Hắn toan nói thằng quan nào cũng nghĩ như ông thì còn gì là mẹ Việt Nam nữa, nhưng lại thôi.
Làm ăn thì phải giữ lấy cái mối.

* Gái gú:
Có đoàn thì máu gái, hỏi xem có chỗ nào mấy em Mỹ trắng ngon mắt một tí để cho các ông ấy “trả thù dân tộc”. Hắn bảo:
“Cái này không được. Bị bắt ra toà rắc rối lắm. Xem vũ thoát y thì được, nhưng nhớ đừng đụng vào người mấy cô ấy, sẽ bị bảo vệ ném ra cửa.”
Mấy ông ấy coi xong ra chê vũ nữ Mỹ con nào cũng già, chê vú bé như hai quả quít, không bằng gái Việt.
Hôm sau hắn chở đi cà phê Lú.
Ở đây các cô tiếp viên VN ăn mặc hết sức mát mẻ, lại trẻ trung.
Các ông ấy xem chừng thích thú lắm, mặt ai cũng hiện lên nét ngu ngu.
Và các ông thi nhau bo đẹp, đến nỗi có cô phải ngạc nhiên nhìn kỹ xem các vị khách này là ai mà sộp thế. Nhưng đến chiều, ghé ăn phở, 10 đồng một tô các ông luôn miệng kêu đắt và lờ đi không cho người hầu bàn tiền tip. Hắn bèn vui vẻ móc tiền túi bỏ tip lên bàn.
Làm ăn phải giữ lấy cái mối.

* Đi mua sắm:
Hình như ông nào cũng có một danh sách dài những thứ vợ dặn phải mua. Các ông ấy xài toàn giấy 100 đô bó lại với nhau thành một cục.
Nhưng cũng có ông không mua mà dở trò ăn cắp.
Lần đó, một ông dấu cặp kính mát made in Italy vào bụng, vừa ra khỏi cửa thì bị bắt.
Vì là đi chung đoàn nên tất cả được mời vào văn phòng giải quyết.
Cũng may gặp tay quản lý (manager) hôm đó cũng dễ dãi.
Ông ta nói nếu ai ăn cắp cái gì yêu cầu tự giác bỏ lên bàn, và nếu vẫn thấy thích món đồ đó cứ việc bỏ tiền ra mua, ông hứa sẽ bỏ qua.
Còn để khám xét thấy thì chắc chắn sẽ bị truy tố.

Sau khi nghe hắn dịch lại, tay cán bộ ăn cắp mặt đang tái mét, run run tự nguyện rút từ trong bụng ra thêm hai lố quần lót phụ nữ đặt hết lên bàn:
những mảnh vải bé tí, xinh xinh, đủ các màu, trắng hột gà, xanh nhạt, xanh da trời, đỏ, tím, hồng đậm, hồng phấn...
Cuối cùng, để thoát hiểm, tay cán bộ này chịu bỏ tiền ra mua cặp kính mát, còn mớ quần lót đành bỏ lại, không thì về vợ nó xem hoá đơn, nó phát hiện ra, nó giết.

Trên đường về, ông trưởng đoàn giọng tỉnh bơ, bảo hắn:
“Chuyện thế này là cũng chẳng ai muốn, thôi anh cứ giữ kín cho nhé.” Hắn cười:
“Mấy cái vụ này của các đoàn VN tôi còn lạ gì nữa? Các ông yên tâm.”

Thế là mấy ông vui vẻ trở lại,
bắt đầu phét lác khoe khoang về những chuyến xuất ngoại của mình trong quá khứ, nào Nhật Bản, nào Anh Quốc...
Hắn thây kệ, chỉ chuyên tâm lái xe, bụng rất khinh bọn này, nhưng thôi, làm ăn thì phải giữ lấy cái mối.

11/11/2022

CHUYỆN NGƯỜI BÁN CHÁO
Phóng viên hỏi một ông chủ tiệm cháo người Hoa :
- Thưa ông, trước khi bán cháo thì ông đã làm gì?
Chủ tiệm cháo :
- Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
- Vậy cửa hàng này ông đã mở được bao nhiêu nay năm rồi ?
- Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…
- Trời ... ! Không có gì khác sao ...?
- Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
- Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm giám đốc, còn ông.?
- Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
- Ông không muốn chúng đi học sao.?
- Muốn nhiều chớ, con ngộ một đứa có bằng thạc sĩ kinh doanh, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ ...
- Ở trong bếp à.?
- Không có đâu, ở Đại học Harvard, Mỹ.
- Học xong chúng nó về đâu.? Định làm gì?
- Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.
- Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
- Gọi gì không quan trọng. Quan trọng là đối xử với nhau như thế nào?
- Người ta kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không.?
- Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ có vài trăm hột thôi.
- Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
- Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.
- Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống ?
- Thưa, đơn giản vì kinh doanh ăn uống phục vụ cái bụng .... còn phục vụ cái đầu thì hay phát sinh nhiều rắc rối ...
- Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối.?
- Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn mức ngộ có thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.
- Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng.?
- Nhà băng có tiền, nhưng lại không có công thức nấu cháo cho ngon nào để mượn cả.!
- Bây giờ nếu tôi muốn ăn một tô cháo, nhưng tôi lại chưa có tiền thì mai tôi trả có được không, thưa ông?
- Dạ, không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.!
- Nhưng lúc ấy ông sẽ tính lãi suất thế nào?
- Dạ, lãi là khi ông luôn nghĩ tới hàng cháo này, đấy mới chính là lãi lớn nhất ! (ST)

08/08/2022

BÁN HÀNG ĐỈNH NHƯ CHỊ BÁN ỚT…
Khách hàng hỏi “ớt có cay không”, thì trả lời sao bây giờ?
Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, “ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?
Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.
------------------------
Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng:
“Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”.
Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!”
Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp…..
Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!”
Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi.
Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói …..
Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!”
Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa.
Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ :
“Lần này xem chị còn nói thế nào đây?”
Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?”
Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”.
Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”.
Thật là thần kỳ vậy!
Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là …….
1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.
Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào. Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
“Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”
Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Chúc bạn có thể khởi đầu cho mình một công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, và ngày càng phát triển.
Nguồn: BÁO TIN TỨC VIỆT ĐỨC

Want your business to be the top-listed Shop in Hue?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Telephone

Website

Address


25 Dao Duy Tu
Hue

Other Shopping & Retail in Hue (show all)
Shop Thuy 1990 Shop Thuy 1990
Đường Tư Do
Hue, 53000

Xuka's Shop Xuka's Shop
62 Trần Phú
Hue

Chuyên mua và bán hàng Nội địa Order từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Châ

Nấm linh chi rừng vùng cao A lưới Nấm linh chi rừng vùng cao A lưới
Thị Trấn A Lưới Huyện A Lưới Thành Phố Huế
Hue, 49000

chuyên nấm linh chi rừng lim xanh rừng dược liệu núi rừng vùng cao A lưới

Chou.Clothing Chou.Clothing
Hue

Based in Hue Ship toàn quốc

Lạp Xưởng Nướng Đá - A Lưới Lạp Xưởng Nướng Đá - A Lưới
Hue, 49000

184 Hồ Chí Minh, thị trấn A Lưới - 0869877042/0377273669

Hưng Thịnh Apple Hưng Thịnh Apple
Mỹ An, Phú Dương
Hue

Chuyên Mua Bán Điện Thoại Chính Hãng giá Tốt Nhất. Sửa chửa - Ép kính Smartphone lấy ngay. Phụ kiện chính hãng.

Nhơn Si Tuyển - Xuất Dư Nhơn Si Tuyển - Xuất Dư
212 Tăng Bạt Hổ
Hue

Shop chuyên hàng si tuyển (2hand), hàng xuất dư (tất, khăn, ... ).

Start Up Store - Thời trang nam VNXK Start Up Store - Thời trang nam VNXK
371 Phò Trạch, Phong Điền, TT Huế
Hue, 530000

Thành Anh Phát - Ceramic & Sanitary Ware Thành Anh Phát - Ceramic & Sanitary Ware
214 Lý Nam đế , Phường Hương Long, Tp Huế
Hue, 530000

Thành Anh Phát - Ceramic & Sanitary Ware

Giày Dép Bánh Bèo Giá Rẻ Giày Dép Bánh Bèo Giá Rẻ
240 Lý Nam Đế, Phường Hương Long
Hue, 49100

Chuyên giày dép nữ giá rẻ. Hàng chất lượng gia công từ xưởng. Uy tín - chất lượng hàng đầu.

BỘT ĐẬU ĐỎ BỘT ĐẬU ĐỎ
Kiệt 179 Nguyễn Lộ Trạch, Huế
Hue

Mật Ong Rừng O Gái Huế Mật Ong Rừng O Gái Huế
Hue

Mật ong Rừng. Chuẩn rừng.