Đi đính chính fake news cho vui

Đi đính chính fake news cho vui

Chuyên giải độc những thông tin sai sự thật do mọi người đưa ra.

07/05/2024

Ngày này năm xưa:

Khoảng 17 giờ ngày 7/5/1954, tại hầm sở chỉ huy của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bộ đội Việt Minh bắt sống tướng de Castries và các sỹ quan chỉ huy. Đến 17h30, toàn bộ quân Pháp ở cứ điểm trung tâm đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, quân Pháp thương vong từ khoảng 8 nghìn đến hơn 10 nghìn người, hơn 11 nghìn người bị bắt, 2 phi công Mỹ cũng thiệt mạng không rõ vì sao đi lạc đến nơi đây.

Mặc dù được Mỹ trợ giúp đắc lực, Pháp đã không thể bình định Việt Nam. Một ngày sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương.

Từ 11 nghìn tù binh Pháp, đã có hơn 10 nghìn chữ kí phản đối chiến tranh được gởi đến Hội nghị Genève.

Ảnh: Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng. Nguồn: Bảo tàng Quân đội Nhân dân Việt Nam

30/04/2024

Không để chuyện này chìm. Ngày này năm xưa:

11h30 ngày 30/04/1975, Dinh Độc Lập thất thủ, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 1/5, toàn bộ lực lượng còn lại của quân ngụy tan rã, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ảnh: Không khí nô nức của ngày 30/04/1975 tại thành phố Sài Gòn

26/04/2024

Không để chuyện này chìm. Ngày này năm xưa:

Đúng 17h ngày 26/04/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mở màn bằng những trận pháo vào các căn cứ của quân ngụy VNCH ở xung quanh Sài Gòn, kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ, làm rung chuyển nội thành.

Ảnh: Binh đoàn cánh Tây Nam vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến công Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Nguồn: congthuong.vn

Ba Lan sẵn sàng giúp Ukraine đưa thanh niên về nước nhập ngũ 25/04/2024

Nhiều người Việt Nam hay nói "Yêu nước không có nghĩa là phải yêu chế độ". Trong số những nam thanh niên Ukraine đang sống ở nước ngoài, có thể nhiều người cũng đơn giản là không yêu chế độ Zelensky thôi. Chế độ đó sụp đổ thì họ sẽ quay về phụng sự. Ba Lan có cần làm quá lên vậy không. Nếu không thích họ ở Ba Lan nữa thì cho phép họ đến 1 nước khác đi.

Ba Lan sẵn sàng giúp Ukraine đưa thanh niên về nước nhập ngũ Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Kosiniak-Kamysz nói sẵn sàng giúp Ukraine đưa công dân nam ở tuổi nhập ngũ về nước để tham gia chiến đấu.

44 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Vì độc lập, tự do 17/02/2024

Không để vụ này chìm :v

44 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Vì độc lập, tự do 44 năm đã trôi qua, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc để thêm một lần nữa khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam - Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

23/09/2023

Ngày này năm xưa: 23/09/1945, Nam Bộ kháng chiến

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp bất ngờ đánh úp quân đội Việt Nam tại Sài Gòn-Chợ Lớn.

Chính quyền Nam Bộ đã họp tại phố Cây Mai, Chợ Lớn, nhất trí điện ra Chính phủ Trung ương xin phép được kháng chiến.

Đến chiều, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ ra tuyên cáo: "Sáng hôm 23 tháng 9, quân Pháp công nhiên chiếm trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và quốc gia tự vệ cuộc. Chúng đã gây đổ máu ở đường phố Sài Gòn... Không lẽ chịu nhục hoài; vì danh dự của dân tộc, chúng ta coi trọng quyền lợi của quốc gia, nên chúng tôi phải đánh điện ra Trung ương xin phép cho kháng chiến..."

02/09/2023

CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM!

Hơn 2h chiều ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng tuyên bố cho cả thế giới và quốc dân rằng nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam đã thành lập.

Cùng thời điểm đó, tại thành phố Sài Gòn, ở lễ đài độc lập trên đường Cộng Hoà (đường Lê Duẩn ngày nay), Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ Trần Văn Giàu cũng có bài phát biểu trước biển người đang hân hoan, mở đầu như sau:

"Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống".

Ông nhắc lại với đại diện chính phủ Pháp:

"Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng ký kết với Cộng hòa Pháp những hiệp ước cộng tác về kinh tế, về văn hóa, luôn về binh bị nữa, nếu Pháp công khai thừa nhận quyền độc lập của chúng tôi. Nhược bằng trái lại, các người kể chúng tôi như tôi mọi thì liên hiệp với dân chúng cách mạng Pháp, chúng tôi thề chết (chứ) không nhượng bộ trước bất cứ một sự hăm dọa hay khiêu khích nào."

Pháp chọn như thế nào, là lịch sử chúng ta đều đã biết!

Một lần nữa chúc mừng quốc khánh đến tất cả mọi người.

Ảnh: Lễ đài độc lập ngày 2/9/1945 tại Sài Gòn (Trưng bày tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh). Nguồn: https://baotanglichsu.vn/

ad Vịt tiềm yêu văn minh

01/09/2023

Hôm nay 01/09/2023, cử tri Singapore nô nức đi bầu để tìm ra vị tổng thống mới đủ đức đủ tài để lãnh đạo đất nước trong nhiệm kì tới.

Sau đây là ví dụ 1 số điều mà người ở vị trí Tổng Thống Singapore có thể và không thể làm.

Tổng Thống sẽ không được:
- Chỉ định người mình muốn vào các cơ quan quan trọng (hưu trí, nhà ở, tiền tệ, công nghiệp) hay quỹ đầu tư nhà nước
- Quyết định chính sách đầu tư của các công ty/quỹ nhà nước
- Thể hiện quan điểm về chính sách lập pháp/hành pháp mà không có sự cố vấn của chính phủ
- Theo đuổi quan điểm ngoại giao khác với chính phủ..

18/08/2023

Sách viết các tù trưởng Malay ở Johor, Singapore, Perak lần lượt kí hiệp ước nhường lãnh thổ cho Anh. Mà tại sao đang ngon lại phải kí thì sách ko nói.

09/08/2023

Tại sao mọi người nói Đài Loan là 1 tỉnh nổi loạn chưa thống nhất của Trung Quốc (CHND Trung Hoa), mà không nói Trung Quốc đại lục là các tỉnh và đặc khu nổi loạn chưa thống nhất của Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)?

26/07/2023

Nguồn: Group Ở ĐÂY CÓ NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LỊCH SỬ

16/07/2023

Kể từ năm 1945, Liên Xô cùng Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc, trở thành nhóm 5 quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Liên Xô kết thúc sự tồn tại của mình với tư cách là 1 quốc gia thống nhất vào năm 1991, khi giai đoạn chiến tranh lạnh đi đến hồi kết. Vậy hãy cùng xem trong 46 năm ấy, Liên Xô đã có những hành động xâm phạm các quốc gia khác như thế nào.

- Cuộc nổi dậy Hungary (1956): Cuộc nổi dậy bắt đầu ngày 23/10/1956, khi hàng nghìn sinh viên biểu tình ở Budapest, phá hủy tượng Stalin và tiến đến đài phát thanh. Cảnh sát nổ súng vào đám đông, làm bạo lực bùng phát trên khắp Hungary. Tổng Bí thư Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Hungary yêu cầu LX can thiệp để hỗ trợ nhưng bạo lực vẫn tiếp diễn, nhằm vào những người cộng sản, cảnh sát và binh lính LX. Bí thư và thủ tướng Hungary chạy trốn. Chính phủ mới được hình thành, mong muốn Hungary trở nên đa đảng, trung lập và rút khỏi hiệp ước Warszawa. Nhận thấy nguy cơ mất đi 1 đồng minh kế cận, LX can thiệp lần thứ 2, lần này, họ tấn công quân đội Hungary. Vào lúc 3h sáng 4/11 xe tăng LX tiến vào Budapest. 8h sáng thành phố cơ bản thất thủ, chính phủ do LX bảo trợ được lập nên.

- Tấn công Tiệp Khắc (1968): cuối thập niêm 60, Tiệp Khắc đối mặt với tình trạng kinh tế trì trệ, chủ tịch nước Novotný mất đi sự ủng hộ. Năm 1967, Alexander Dubček, nhờ sự ủng hộ của thủ tướng LX Leonid Brezhnev, lên nắm quyền. Dubček bắt đầu đưa Tiệp Khắc bước vào giai đoạn phi Xô viết được biết đến với tên gọi Mùa xuân Praha. Lãnh đạo các nước trong khối Warszawa lo lắng việc Tiệp Khắc cải cách chính trị sẽ ảnh hưởng đến nước họ. Ngày 20/8/1968, liên quân LX, Bulgaria, Hungary, Ba Lan tiến vào Tiệp Khắc mà hầu như không gặp chống cự đáng kể gì. Dubček bị bắt và bị đưa sang Moscow cùng với nhiều đồng chí của mình. Đa số họ được thả về sau 1 tuần. Cuộc tấn công đã ngăn chặn việc cải tổ và củng cố lại quyền lực của đảng cộng sản Tiệp Khắc.

- Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan (1979-89): Cuối thập niên 70, Cộng hòa Dân chủ Afghanistan ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác song phương với LX, cho phép quân đội LX triển khai khi chính phủ Afghanistan yêu cầu. Đầu năm 1979, nội chiến bùng phát khắp Afghanistan và quân nổi dậy nhanh chóng được hỗ trợ từ phía Mỹ. Tình báo LX cho rằng tổng thống Amin đang thanh trừng đối thủ, gồm cả những người có cảm tình với LX và Amin bị cho là một nhân viên chìm của CIA. Điều này về sau được cho là cái bẫy của Mỹ nhằm "tặng" cho LX 1 phiên bản Việt Nam của riêng họ. Ngày 27/12/1979, lính LX, với sự yểm trợ của xe tăng, đã chiếm các cơ sở chính phủ tại Kabul, với mục tiêu rõ ràng là phế truất tổng thống Amin. Phía LX thông báo trên đài truyền thanh rằng Afghanistan đã được "giải phóng" khỏi ách thống trị của Amin, một nhân vật khác được lên nắm quyền và yêu cầu sự trợ giúp quân sự từ phía LX, tiến vào Afghanistan để chống lại lực lượng nổi dậy. Tuy vậy, LX vô phương trong việc phá vỡ thế bế tắc quân sự ở địa hình đồi núi. Những cuộc đàm phán về việc rút quân khỏi Afghanistan đã được tiến hành từ năm 1982. Ngày 15/2/1989, người lính LX cuối cùng rút lui theo đúng lịch trình, bỏ lại 1 Afghanistan trong cơn nội chiến, và chính quyền rơi vào tay của quân nổi dậy sau đó 3 năm.

Mặc dù luôn bị bộ máy tuyên truyền của Tây Âu (chủ yếu là từ Mỹ) tô vẽ như 1 đế quốc XHCN chuyên bành trướng và bắt nạt, nhưng thực sự trong thời gian tồn tại của mình, Liên Xô (với vị thế là cường quốc quân sự top 2 thế giới) đã có số lần gây chiến phi nghĩa ít 1 cách đáng ngạc nhiên. Về sau, Nga, quốc gia kế tục của Liên Xô, có nhiều cuộc phiêu lưu quân sự hơn. Nhưng 1 phần trong số đó là để khắc phục những hậu quả từ sự sụp đổ của Liên Xô. Tất nhiên, phần về Nga nên nằm ở 1 bài viết khác.

Ảnh: Một nhóm Spetsnaz (lực lượng đặc biệt) Liên Xô chuẩn bị làm nhiệm vụ tại Afghanistan. Nguồn: Sputniknews

15/07/2023

Tháng 10/1949, sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi ở Trung Hoa đại lục, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) ra đời. Và kể từ năm 1950, CHNDTH liên tục yêu cầu LHQ thừa nhận mình là chính quyền hợp pháp, đại diện duy nhất cho toàn bộ Trung Quốc tại tổ chức này. Đến năm 1971, CHNDTH giành được vị trí đại diện duy nhất của Trung Quốc tại LHQ, kể cả ghế thành viên thường trực tại Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ.

Vậy thì từ năm 1950 (khi CHNDTH bắt đầu yêu cầu được công nhận như 1 thành viên của LHQ) đến nay, chính quyền này đã tham gia vào bao nhiêu cuộc chiến với vai trò của kẻ không mời mà tới?

- Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1 (1954-55): một cuộc xung đột quân sự giữa CHNDTQ và THDQ, giải phóng quân nhân dân Trung hoa (quân đội CHNDTQ) giành được 2 quần đảo Nhất Giang Sơn và Đại Trần. Sau đó, Mỹ ký với THDQ hiệp ước phòng thủ chung, khiến cho phía CHNDTQ phải ngưng chiến với lí do họ không muốn có chiến tranh với Mỹ.

- Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 (1958): quân đội CHNDTH nã pháo vào 2 quần đảo Mã Tổ và Kim Môn nhằm chiếm những đảo này từ tay THDQ. Lực lượng THDQ ở Kim Môn nã pháo đáp trả. Vụ đấu pháo ác liệt đã khiến gần 500 lính mỗi bên thiệt mạng. 2 quần đảo Mã Tổ và Kim Môn hiện vẫn do THDQ kiểm soát.

- Chiến tranh Trung–Ấn (1962): là cuộc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà phía Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Quân đội CHNDTH (TQ) tấn công trước và chiếm được các vị trí từ tay quân đội Ấn Độ, sau đó đơn phương ngừng bắn và rút khỏi phần lớn khu vực họ chiếm được.

- Chiến tranh Trung-Ấn lần 2 (1968): Chuỗi các cuộc đụng độ ở biên giới 2 nước khi TQ tấn công vào các vị trí của Ấn Độ tại Nathu La và Cho La. Ấn Độ thành công đẩy lùi quân đội TQ khỏi các vị trí trên.

- Xung đột biên giới Trung–Xô (1969): là một loạt các vụ đụng độ giữa Liên Xô (LX) và TQ, giữa đỉnh điểm của sự chia rẽ Trung-Xô. Xung đột bắt đầu khi lính TQ phục kích biên phòng LX trên đảo Damansky, giữa sông Ussuri, tháng 3/1969. Giao tranh tiếp diễn khi 2 bên giành giật hòn đảo tới tháng 9 cùng năm. Đến khi Thủ tướng LX Aleksey Kosygin thăm Bắc Kinh sau khi dự tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tình hình nguội dần, tranh chấp biên giới tạm ngưng. Năm 1991, trước khi LX tan rã, 2 nước đã thảo luận và đồng ý đảo Damansky sẽ thuộc về Trung Quốc.

- Hải chiến Hoàng Sa (1974): Thời điểm tháng 1/1974, tại khu vực quần đảo Hoàng Sa có lực lượng của CHNDTH và Việt Nam Cộng hoà (VNCH) (chính quyền kiểm soát miền Nam Việt Nam trên thực tế). Rạng sáng 19/1/1974, 4 tàu chiến cỡ lớn của phía VNCH đánh úp 2 tàu săn ngầm và 2 tàu rà mìn cỡ nhỏ, cũ kỹ của TQ. Tuy có ưu thế bất ngờ và hoả lực vượt trội (số pháo gấp 3 lần, bắn nhanh hơn, ngắm tự động, điều khiển bằng radar...), hạm đội VNCH nhanh chóng thua trận và bỏ chạy về Đà Nẵng, bỏ mặc lực lượng bộ binh đang ở trên các đảo. Sau đó TQ đổ bộ và chiếm toàn bộ các đảo do phía VNCH kiểm soát.

- Chiến tranh biên giới Việt–Trung (1979): còn được gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc, là một cuộc chiến khốc liệt giữa TQ và Việt Nam, diễn ra từ ngày 17/2 đến 16/3 năm 1979. Nhằm giải vây cho chế độ Khmer đỏ tại Campuchia, cũng như "dạy cho Việt Nam một bài học" để ghi điểm trong mắt Mỹ, TQ tấn công toàn tuyến biên giới phía bắc, vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của các lực lượng vũ trang địa phương gồm bộ đội, biên phòng, dân quân tự vệ. Tại nhiều nơi, dân thường Việt Nam bị thảm sát, toàn bộ các công trình xây dựng bị phá huỷ có hệ thống. Ngày 5/3, Chủ tịch Tôn Đức Thắng ký lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, TQ tuyên bố "chiến thắng" và rút quân. Ngày 7/3, để thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam cho phép TQ rút lui và dừng chiến dịch phản công.

- Xung đột Việt–Trung (1979-91): chuỗi các cuộc đụng độ giữa Việt Nam và TQ, diễn ra ngay sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc, đỉnh điểm là các năm 1984-85, kéo dài cho đến năm 1991, khi quan hệ hai bên chính thức được bình thường hóa. Nhiều trận đánh diễn ra tại khu vực biên giới, có thể kể đến Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Vị Xuyên. Với việc ký Hiệp định phân mốc lãnh thổ năm 2009, TQ dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của Việt Nam trong thời gian trước.

- Hải chiến Trường Sa (1988): sự kiện xung đột tại quần đảo Trường Sa năm 1988 khi hải quân TQ tấn công hòng chiếm đóng 3 bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma, đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam bảo vệ và xây dựng công trình. Sáng ngày 14/3/1988, 3 tàu khu trục TQ với đầy đủ hỏa lực có tầm bắn xa trên 20 km, đã tấn công 3 tàu vận tải của Việt Nam chỉ có súng cá nhân, với tầm bắn chỉ được vài trăm mét. Hải quân cùng bộ đội công binh Việt Nam trên các bãi đá đã chống trả anh hùng, tiêu diệt 1 số lính đổ bộ TQ và bảo vệ thành công Cô Lin. Liên tiếp 2 ngày sau trận đánh, Hải quân Việt Nam đã đổ bộ và đóng quân trên 2 bãi đá quan trọng khác. Bãi đá Len Đao cũng được giành lại 1 tháng sau đó. Đến nay, số lượng đảo và bãi đá do Việt Nam đóng quân đã nhiều hơn gấp đôi so với trước năm 1988.

- Tranh chấp bãi cạn Scarborough (2012): Bãi cạn Scaborough (hay đảo Hoàng Nham theo cách TQ gọi) là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ biển phía bắc đảo Luzon của Philippines hơn 220 km. Chính quyền Philippines, THDQ và CHNDTH (TQ) đều tuyên bố chủ quyền ở đây. Tháng 4/2012, nhiều tàu cá TQ xâm nhập và đánh bắt tại khu vực này, kéo theo các tàu hải giám. Phía TQ sử dụng các cột bê tông để xây công trình và dùng dây thừng, phao để ngăn cản phía Philippines tiếp cận. Trên thực tế, TQ đã kiểm soát thực sự bãi cạn này. Sau đó, Philippines đệ đơn kiện TQ ra tòa án quốc tế nhưng TQ bác đơn kiện và từ chối tham gia vào thủ tục phán xét của tòa án Trọng tài quốc tế.

- Giao tranh Trung–Ấn (2020): Biên giới giữa TQ và Ấn Độ đang bị tranh chấp tại hai mươi địa điểm khác nhau. Trong tháng 5/2020, binh lính TQ nhiều lần xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ, dẫn đến các cuộc đụng độ bằng vũ khí lạnh. Tại 1 số nơi, đã diễn ra cận chiến giữa hàng trăm binh lính, với cái chết của hàng chục người mỗi bên. Sau đó chính phủ 2 nước đã chủ động xuống thang căng thẳng. Tuy nhiên, tại Ấn Độ đã một số chiến dịch tẩy chay các sản phẩm TQ, bao gồm cả việc cấm phần mềm Tik Tok.

Là 1 nước lớn với đường biên giới dài, nhiều nước láng giềng, TQ luôn có nhiều tranh chấp lãnh thổ. Trong thế kỷ 21, khi tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật được nâng cao, TQ sẽ không ngại ngần sử dụng vũ lực + quyền lực mềm để giành/giữ những quyền lợi mà họ cho là của mình. Sẽ rất đau đầu cho những nước tham gia vào các tranh chấp với họ.

Ảnh: Tù binh TQ trong Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Nguồn: Getty Images

04/07/2023

Sau khi đã tìm hiểu về thành tích chiến tranh của Anh, Pháp ở các bài trước, page mời bạn đọc cùng tim hiều về Mỹ, ủy viên thường trực tiếp theo của HĐBA LHQ.

Dưới đây là danh sách các cuộc xung đột/chiến tranh kể từ sau tháng 4/1945 mà Mỹ tham gia với tư cách là quốc gia xâm lược, hoặc lật đổ chính quyền của quốc gia khác, hoặc quốc cai trị đàn áp phong trào độc lập của quốc gia bị trị (cái này ít thôi vì Mỹ vốn sinh sau đẻ muộn nên ít thuộc địa):

- Kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam (1954-75): Sau hiệp định Geneva, kháng chiến chống Pháp kết thúc với việc lực lượng Việt Nam và Pháp tập kết về 2 phía của vĩ tuyến 17 và tổng tuyển cử dự định sẽ được tổ chức vào năm 1956. Mỹ đã phù phép để chính quyền bù nhìn do người Pháp dựng lên nắm quyền ở miền Nam Việt Nam và chống lại việc thống nhất. Chiến tranh sau đó lan đến Lào và Campuchia. Trong khoảng thời gian hơn 20 năm, có tổng cộng hơn 2 triệu 700 nghìn lính Mỹ đã đến Đông Dương, gần 60 nghìn người chết trận, nhiều người trong số đó là thanh niên rất trẻ bị bắt đi nghĩa vụ và không hiểu họ chết vì điều gì.

- Bạo loạn Permesta (1957-61): 1 cuộc nổi loạn của lãnh đạo dân sự và quân sự bắt đầu từ tỉnh Sulawesi phía đông Indonesia. CIA hỗ trợ cho phe nổi dậy nhiều loại vũ khí, thậm chí là hàng chục máy bay các loại. Ngoài ra còn có sự tham gia chiến đấu của 1 số điệp viên CIA và nhiều lính đánh thuê đến từ Mỹ và 1 số nước khác. Phe nổi loạn thực hiện chiến tranh du kích đến năm 1961 thì đầu hàng quân đội Indonesia.

- Sự kiện Vịnh Con Lợn (1961): Tháng 4/1961, không quân Mỹ ném bom trong khi hải quân Mỹ đổ bộ hơn 1500 quân Cuba lưu vong do CIA đào tạo nhằm lật đổ chính phủ cách mạng non trẻ ở Cuba. Với vũ khí do Liên Xô viện trợ và dự đoán được cuộc đổ bộ sẽ xảy ra, sau 3 ngày chiến đấu, quân đội cách mạng Cuba đã đánh bại đội quân lưu vong.

- Nội chiến Dominica (1965): Tháng 2/1963, Juan Bosch trở thành tổng thống được bầu cử đầu tiên của cộng hoà Dominica. Đến tháng 9/1963 thì ông bị lực lượng quân đội lật đổ và phải sống lưu vong. Tháng 4/1965, nhân dân Dominica đổ ra đường đòi hỏi đưa tổng thống Juan Bosch trở lại. Bạo loạn nổ ra. 30/4/1965, Mỹ can thiệp sau khi có nhiều báo cáo cho rằng lực lượng nổi dậy thật ra là cộng sản. Gần 7000 lính Mỹ đổ bộ vào Dominica, và trong cuộc bầu cử vào năm 1966, ứng viên Joaquín Balaguer (được Mỹ ủng hộ) trở thành tổng thống mới của cộng hoà Dominica.

- Xâm lược Grenada (1983): Năm 1974, Eric Gairy được bầu làm thủ tướng Grenada trong 1 cuộc bầu cử bị nghi ngờ gian lận do sử dụng vũ lực để đe doạ các cử tri. Năm 1979, phong trào NJM tiến hành 1 cuộc đảo chính để thiết lập chính quyền XHCN của họ. Trước sự hiện diện của các công nhân và binh lính Cuba tại Grenada trong những năm 1979-1983, Mỹ đưa quân xâm lược Grenada với lý do lo lắng cho an toàn của hơn 600 sinh viên ngành y người Mỹ trên đảo. Sau 4 ngày, quân đội Mỹ đánh bại và lật đổ chính quyền Grenada.

- Đánh bom Lybia (1986): Ngày 5/4/1986, 1 sàn nhảy ở tây Berlin, địa điểm giải trí quen thuộc của lính Mỹ, bị đánh bom. Mỹ cáo buộc Lybia đứng sau vụ việc và tiến hành không kích Lybia, nhằm vào nhà lãnh đạo Gaddafi. Tuy vậy, Mỹ đã thất bại vì ông Gaddafi vẫn sống sót sau cuộc không kích.

- Chiến tranh tàu chở dầu (1984-88): cuộc chiến là 1 phần của chiến tranh Iraq-Iran do Iraq bắt đầu năm 1984. Năm 1986 Mỹ tham chiến với lý do bảo vệ các tàu chở dầu Kuwait, phá huỷ nhiều tàu và cơ sở quân sự của Iran. Đáng chú ý, ngày 3/7/1988, tàu chiến USS Vincennes bắn tên lửa vào máy bay dân sự Iran Air 655 làm thiệt mạng toàn bộ 274 hành khách và 16 người thuộc phi hành đoàn trên máy bay. Chính phủ Mỹ không thừa nhận trách nhiệm pháp lý hoặc chính thức xin lỗi Iran, tuy nhiên đã bồi thường khoảng 61,8 triệu USD cho gia đình các nạn nhân.

- Xâm lược Panama (1989-90): Trong giai đoạn 1989, lãnh đạo trên thực tế của Panama là Manuel Noriega, một tướng quân đội vốn ngày trước hợp tác chặt chẽ với CIA. Cuối thập kỉ 80, phía Mỹ yêu cầu Noriega ngưng các hoạt động kinh doanh ma túy của mình nhưng ông ta phớt lờ. Trong 2 năm 1988-89, Mỹ đạo diễn 2 cuộc đảo chính chống lại Noriega nhưng thất bại. Ngày 15/12/1989, Panama tuyên chiến với Mỹ. Ngày 20/12, Mỹ bắt đầu đổ bộ lên Panama và đánh bại lực lượng Panama sau hơn 1 tháng. Tướng Noriega bị bắt giải về Mỹ và bị xử 40 năm tù.

- Chiến tranh Bosnia (1992-95): Cộng hoà Bosna & Hercegovina tuyên bố độc lập khỏi Nam Tư vào tháng 2/1992, người Serb bác bỏ, tẩy chay cuộc trưng cầu và thành lập nước cộng hoà riêng của mình là Republika Srpska. NATO, dẫn đầu bởi Mỹ, bắt đầu can thiệp vào năm 1993 chống lại quân đội Serbia và Republika Srpska. Năm 1995, Republika Srpska kết thúc sự tồn tại độc lập, trở thành là 1 thực thể bên trong Bosna & Hercegovina.

- Chiến tranh Kosovo (1998-1999): cuộc xung đột quân sự ở vùng Kosovo trước kia thuộc lãnh thổ Nam Tư giữa chính quyền Nam Tư và quân đội giải phóng Kosovo. Năm 1999, NATO (do Mỹ dẫn đầu) can thiệp bằng các cuộc ném bom khiến quân đội Nam Tư phải rút lui. Một số cơ sở dân sự và đại sứ quán TQ tại Belgrade trúng bom. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam, lên án chiến dịch ném bom này.

- Xâm lược Afghanistan (2001-2002): thời điểm đó, ở Afghanistan đang xảy ra 1 cuộc nổi chiến giữa chính quyền tiểu vương quốc hồi giáo Afghanistan do Taliban lãnh đạo và lực lượng liên minh phương Bắc. Với lý do Taliban ủng hộ cho nhóm k.h.ủ.n.g b.ố A.l-Q.a.e.d.a, liên minh quân sự gồm Mỹ dẫn đầu tấn công, lật đổ Taliban và thiết lập 1 chính quyền mới thân phương Tây. Năm 2021, Taliban trỗi dậy và chiếm lại chính quyền sau khi quân đội Mỹ và đồng minh rút đi.

- Chiến tranh Iraq (2003-2011): liên quân do Anh-Mỹ dẫn đầu đã tấn công, lật đổ chính quyền Saddam Hussein với lí do nước này sở hữu vũ khí huỷ diệt hàng loạt (WMD). Saddam Hussein bị xử tử năm 2006. Đến năm 2011 thì liên quân rút đi. Nhưng WMD vẫn chưa được tìm thấy.

- Can thiệp quân sự ở Libya (2011): Năm 2011 Mỹ chia sẻ quyền chỉ huy với Anh-Pháp trong một liên minh quân sự nhằm thực thi vùng cấm bay và phong tỏa hải quân đối với Libya, sau khi nước này dùng vũ lực chống lại người biểu tình trong nước. Mỹ đóng góp nhiều trong các nhiệm vụ tấn công bằng tên lửa, ném bom, trinh sát và 1 số nhiệm vụ tình báo của CIA.

- Can thiệp quân sự ở Syria (2014-nay): chiến tranh ở Syria nổ ra vào năm 2011, khi cuộc bạo loạn mùa xuân Ả Rập diễn ra để chống lại chính quyền của tổng thống Assad. Syria trở thành chiến trường của rất nhiều phe phái khác nhau. Ngay khi chiến tranh vừa bắt đầu, Mỹ đã tài trợ và huấn luyện cho 1 số nhóm đối lập. Đến năm 2014, để hỗ trợ nhóm của mình, Mỹ thực hiện không kích tại Syria. Tháng 4/2017, Mỹ trực tiếp tấn công vào các mục tiêu là quân đội chính phủ. Đến nay quân đội Mỹ vẫn đang đóng quân tại Syria.

Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động đảo chính, lật đổ chính quyền mà người Mỹ không trực tiếp tham chiến, mà đứng đằng sau chỉ đạo thông qua tổ chức tình báo CIA của mình.

Tới thời điểm hiện tại, lực lượng vũ trang Mỹ rất chuyên nghiệp, hiện đại, quy mô khổng lồ, sức chiến đấu cao, có căn cứ tại hầu như tất cả các châu lục. Chi ngân sách quốc phòng của Mỹ luôn đạt top 1 thế giới. Không quân và hải quân Mỹ đủ sức làm chủ vùng trời và vùng biển miễn là chiến trường diễn ra trên trái đất. Dù các nền quân sự đứng sau cũng luôn nỗ lực cải tiến, nhưng với tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật của mình, nước Mỹ sẽ còn duy trì vị trí "cảnh sát quốc tế" của mình trong 1 thời gian dài nữa.

Ảnh: quân lính Mỹ trên đường đến khu vực huấn luyện tại Đức. Nguồn: Sgt. Megan Zander/U.S. Army National Guard

01/07/2023

Ở bài trước, page đã thống kê những cuộc xung đột mà Pháp, 1 trong 5 ủy viên thường trực của HĐBA LHQ tiến hành để xâm lược hoặc đàn áp dân tộc khác.

Ở bài này, ta có danh sách các cuộc xung đột/chiến tranh kể từ sau tháng 4/1945 mà Anh, 1 uỷ viên thường trực khác, tham gia với tư cách là quốc gia xâm lược, hoặc quốc gia cai trị đàn áp phong trào độc lập của dân tộc bị trị:

- Cuộc nổi dậy của Sheikh Bashir (1945): Đây là cuộc nổi dậy vào tháng 7/1945 của người bộ lạc Habr Je'lo ở các thành phố Burao và Erigavo ở thuộc địa Somaliland. Người Anh sử dụng lực lượng lính Ấn và Nam Phi để đàn áp. Lãnh đạo phong trào, Sheikh Bashir, bị giết trong lúc giao tranh, nhiều người khác bị bắt. Cuộc nổi dậy kết thúc sau 5 ngày.

- Cách mạng Indonesian (1945-1949): sau thế chiến II, nhân dân Indonesia tuyên bố độc lập khỏi thực dân Hà Lan. Lực lượng Anh ngay lập tức có mặt với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật. Đụng độ xảy ra trên khắp Indonesia ngay sau khi họ tuyên bố độc lập. Có khoảng dưới 1000 lính Anh (chủ yếu là gốc Ấn) chết trong giai đoạn từ tháng 9/1945 đến năm 1946, khi họ rút đi, sau đi đã hỗ trợ Hà Lan quay lại Indonesia.

- Chiến tranh Đông Dương (1945-1954): Ngay sau khi tiến vào Viêt Nam để giải giáp quân đội Nhật, người Anh đã ra lệnh tước vũ khí của người Việt Nam, cung cấp vũ khí cho lính Pháp và làm ngơ trước các hành động trả thù của thường dân Pháp đối với thường dân Việt Nam. Ngày 23/9/1045, quân Pháp bất ngờ đánh úp. Việt Minh bao vây Sài Gòn. Ngày 9/10, Anh ký thỏa hiệp hoàn toàn ủng hộ Pháp cai trị Đông Dương, quân đội Anh giúp quân đội Pháp phá vây thành công. Trong giai đoạn Nam Bộ kháng chiến, Anh là quốc gia tham chiến chính. Quân đội Anh chiếm nhiều tỉnh ở miền Nam và duyên hải miền Trung trước khi giao lại cho Pháp.

- Nổi dậy của người Malaya (1948-1960): đây là 1 cuộc chiến tranh du kích do quân đội giải phóng quốc gia Malaya tiến hành chống lại chính quyền Anh nhằm giành độc lập. Nhiều biện pháp như tiêu thổ, giết gia súc gia cầm, sử dụng chất độc da cam hay thảm sát người dân không vũ trang đã được Anh sử dụng. Cuộc nổi dậy về sau bị đánh bại, nhưng người Anh cũng phải trao trả độc lập cho nhà nước Liên bang Malaya.

- Cách mạng Ai Cập (1952): Trong nửa đầu thế kỉ 20, tuy Ai Cập đã giành được độc lập nhưng người Anh vẫn có ảnh hưởng lớn (Anh đã từng bao vây cung điện và bắt vua Ai Cập chọn thủ tướng theo ý họ). Cuối năm 1951, các cảnh sát Ai Cập theo tư tưởng dân tộc đã tấn công người Anh, quân Anh chống trả và giết nhiều cảnh sát, làm toàn Ai Cập nổi giận. Giới tướng lĩnh quân sự lật đổ nhà vua vốn thân Anh. Sự ảnh hưởng của Anh tại Ai Cập cũng chấm dứt từ đó, kéo theo sự cai trị của Anh tại Sudan.

- Cuộc nổi dậy Mau Mau (1952-1960): do lực lượng quân đội Đất đai và Tự do Kenya (còn gọi là Mau Mau) chống lại chính quyền Kenya thuộc Anh. Lực lượng Mau Mau bị đập tan vào năm 1956, nhưng sau đó Anh phải trao trả độc lập cho Kenya.

- Chiến tranh giành độc lập của đảo Síp (1955-1959): là cuộc chiến giữa tổ chức nhà nước của các chiến binh Síp (EOKA) chống lại chính quyền Síp thuộc Anh. Chiến tranh kết thúc năm 1959 khi Cộng hoà Síp ra đời.

- Khủng hoảng Suez (1956): khi liên quân Israel-Anh-Pháp đánh bại Ai Cập tại kênh đào Suez.

- Chiến dịch biên giới (1956-1962): chiến dịch du kích do quân đội cộng hoà Ireland chống lại quân Anh tại Bắc Ireland nhằm lật đổ sự cai trị của Anh ở đây. Quân Anh thắng lợi với tổn thất nhỏ.

- Nổi dậy Radfan (1963-1967): là cuộc nổi dậy của mặt trận giải phóng quốc gia Nam Yemen chống lại sự bảo hộ của người Anh. Sau 4 năm, quân Anh rút lui, nhà nước Cộng hoà nhân dân Nam Yemen ra đời.

- The Troubles (1968-1998): cuộc xung đột kéo dài 30 năm tại Bắc Ireland giữa các thành phần chủ nghĩa dân tộc Ireland và lực lượng vũ trang Anh. Phía Ireland tấn công du kích, đặt bom, ám sát. Phía Anh áp dụng chính sách trị an phản du kích. Hơn 3500 người đã chết do xung đột trong hơn 30 năm, quá nửa là dân thường.

- Chiến tranh Falklands (1982): cuộc chiến 10 tuần giữa Anh và Argentina để giành quần đảo Falklands nằm ngoài khơi Argentina, cách Anh hàng nghìn cây số. Nhờ ưu thế về kĩ thuật cùng sự hỗ trợ của đồng minh Pháp, quân Anh chiến thắng và khẳng định chủ quyền tại đây đến hôm nay.

- Chiến tranh Bosnian (1992-1995): Anh tham chiến trong lực lượng NATO chống lại nhà nước Republika Srpska.

- Chiến dịch Cáo sa mạc (1998): chiến dịch không kích 4 ngày của liên quân Anh-Mỹ vào các mục tiêu trên lãnh thổ Iraq sau khi Iraq không tuân thủ nghị quyết của HĐBA và can thiệp vào công việc của các điều tra viên thuộc Uỷ ban đặc biệt LHQ khi họ tìm kiếm vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Sau chiến dịch này, Nga, TQ, Pháp đã kêu gọi dỡ bỏ cấm vận với Iraq và giải tán Uỷ ban đặc biệt LHQ.

- Chiến tranh Kosovo (1998-1999): cuộc xung đột quân sự ở vùng Kosovo trước kia thuộc lãnh thổ Nam Tư giữa chính quyền Nam Tư và quân đội giải phóng Kosovo. Năm 1999, NATO (bao gồm Anh) can thiệp bằng các cuộc ném bom khiến quân đội Nam Tư phải rút lui. Một số cơ sở dân sự và đại sứ quán TQ tại Belgrade trúng bom. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam, lên án chiến dịch ném bom này.

- Xâm lược Afghanistan (2001-2002): thời điểm đó, ở Afghanistan đang xảy ra 1 cuộc nổi chiến giữa chính quyền tiểu vương quốc hồi giáo Afghanistan do Taliban lãnh đạo và lực lượng liên minh phương Bắc. Với lý do Taliban ủng hộ cho nhóm k.h.ủ.n.g b.ố A.l-Q.a.e.d.a, liên minh quân sự gồm có Anh đã tấn công, lật đổ Taliban và thiết lập 1 chính quyền mới thân phương Tây. Năm 2021, Taliban trỗi dậy và chiếm lại chính quyền sau khi quân đội nước ngoài rút đi.

- Chiến tranh Iraq (2003-2011): liên quân do Anh-Mỹ dẫn đầu đã tấn công, lật đổ chính quyền Saddam Hussein với lí do nước này sở hữu vũ khí huỷ diệt hàng loạt (WMD). Saddam Hussein bị xử tử năm 2006. Đến năm 2011 thì liên quân rút đi. Nhưng WMD vẫn chưa được tìm thấy.

- Can thiệp quân sự ở Libya (2011): Năm 2011 ở Libya diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ. Chính phủ Libya sử dụng vũ lực chống lại những người biểu tình. Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thông qua Nghị quyết quy định vùng vực cấm bay tại Libya. Một liên minh quân sự, ban đầu chủ yếu là Pháp và Anh nỗ lực thực thi các khu vực cấm bay và phong tỏa hải quân. Không quân và Hải quân Anh tham gia thực hiện nhiều cuộc không kích vào Libya, tiêu diệt nhiều mục tiêu trung thành với phía chính phủ Gaddafi.

Tới nay, quân đội Anh vẫn là 1 trong những lực lượng tích cực nhất trong khối NATO và nếu có 1 cuộc xung đột mới trong tương lai, việc họ triển khai lực lượng lượng viễn chinh lớn vài nghìn lính là khả năng hoàn toàn xảy ra được.

Ảnh: lính Anh hành quân tại Iraq, năm 2003. Nguồn: National Army Museum

29/06/2023

Tháng 4/1945, với 51 quốc gia thành viên, Liên Hợp Quốc bắt đầu hoạt động. Đây là một tổ chức liên chính phủ có nhiều nhiệm vụ, bao gồm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

Hội đồng Bảo an (HĐBA) là 1 trong 6 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, gồm 5 ủy viên thường trực là Anh, Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc. Cơ quan này có quyền quyết định các biện pháp giữ gìn hòa bình, trừng phạt, quân sự. Các nước thành viên LHQ có nghĩa vụ thi hành các nghị quyết của HĐBA.

Bài này nói về Pháp, 1 trong 5 ủy viên thường trực của HĐBA.

Dưới đây là danh sách các cuộc xung đột/chiến tranh kể từ sau tháng 4/1945 mà Pháp tham gia với tư cách là quốc gia xâm lược hoặc quốc cai trị đàn áp phong trào độc lập của quốc gia bị trị:

- Chiến tranh Đông Dương(1945-1954): chính quyền "nước Pháp tự do", sau khi giải phóng chính quốc khỏi ách phát xít, quay lại tấn công các thuộc địa cũ tại Đông Dương, lúc này đã là 3 quốc gia độc lập Việt Nam, Lào, và Campuchia. Pháp bại trận sau 9 năm.

- Cuộc nổi dậy Malagasy (1947-1949): chính quyền thuộc địa Pháp tại Madagascar thành công đàn áp cuộc nổi dậy của dân bản địa sau 2 năm, nhiều thành viên phong trào vị xử tử.

- Cách mạng Algeria (1954-1962): với cảm hứng từ cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương, người Algeria nổi dậy chống lại thực dân Pháp. Sau khi áp dụng các biện pháp bạo lực tàn bạo (ám sát lãnh đạo, đánh bom, thảm sát...) nhưng ko có tác dụng, dưới áp lực trong nước và quốc tế, chính phủ Pháp trao trả độc lập cho Algeria.

- Chiến tranh giành độc lập của Cameroon (1955-1960): bạo loạn đòi độc lập được bắt đầu bởi Liên minh dân tộc Cameroon năm 1955, đến năm 1959, chiến tranh toàn diện nổ ra giữa Pháp và quân đội giải phóng Cameroon. 1 năm sau, Cameroon giành được độc lập.

- Khủng hoảng Suez (1956): tháng 7/1956, tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hoá công ty kênh đào Suez từ tay các chủ sở hữu Anh-Pháp. Tháng 10, Israel tấn công Ai Cập. Tháng 11, lính dù Anh-Pháp đổ bộ dọc kênh đào. Ai Cập bị đánh bại, liên minh 3 nước đạt được thắng lợi.

- Khủng hoảng Bizerte (1961): Bizerte là 1 hải cảng chiến lược ở địa trung hải thuộc lãnh thổ Tunisia. Sau khi trao trả độc lập cho Tunisia năm 1956, Pháp vẫn đóng quân tại cảng quân sự này. Năm 1961, quân đội Tunisia phong toả cảng Bizerte để gây áp lực buộc Pháp rút đi. Để đáp trả, quân đội Pháp phá vây, tấn công và chiếm thành phố Bizerte.

- Xung đột tại đảo Corse (1976-nay): Đảo Corse nằm ở phía tây của Ý, phía đông nam của Pháp. Cộng hòa Genova cai trị đảo này từ năm 1282, đến năm 1755 thì thổ dân Corse nổi loạn, tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa Corse. Năm 1764, Genova "bán" Corse cho Pháp để xóa nợ cũ. Pháp mở cuộc bình định xứ Corse từ năm 1769 và dần lập nền cai trị trên toàn đảo. Năm 1976, mặt trận giải phóng quốc gia đảo Corse (FLNC) bắt đầu các hoạt động đánh bom chống lại cảnh sát và quân đội Pháp. Các hoạt động này diễn ra đến tận những năm 2000. Năm 2022, khi Yvan Colonna, 1 người mang tư tưởng quốc gia Corse, bị giết trong tù, bạo động bùng phát ở nhiều nơi trên đảo Corse.

- Chiến tranh Bosnia (1992-1995): Cộng hoà Bosna & Hercegovina tuyên bố độc lập khỏi Nam Tư vào tháng 2/1992, người Serb bác bỏ, tẩy chay cuộc trưng cầu và thành lập nước cộng hoà riêng của mình là Republika Srpska. Với sự hỗ trợ từ Serbia, họ chiến đấu bảo vệ lãnh thổ khỏi quân đội Bosna & Hercegovina. Lực lượng Pháp tham gia trong NATO bắt đầu can thiệp vào năm 1993 chống lại quân đội Serbia và Republika Srpska. Năm 1995, cuộc chiến kết thúc với việc ký kết các Thỏa ước trong đó công nhận Republika Srpska là 1 thực thể bên trong Bosna & Hercegovina.

- Đảo chính Haiti (2004): vào tháng 2/2004, 1 cuộc đảo chính diễn ra trong vài tuần đã buộc tổng thống Haiti lúc đó là Jean-Bertrand Aristide phải từ chức và chạy ra nước ngoài lưu vong. Quân đội Pháp nhanh chóng triển khai ở Haiti sau đó. Vào năm 2022, Thierry Burkard, đại sứ Pháp tại Haiti lúc đó, nói với The New York Times rằng Pháp và Mỹ đã đạo diễn cuộc đảo chính, và rằng Pháp tham gia vì Aristide có ý định đòi hỏi Pháp bồi thường cho thời kì thuộc địa. Philippe Selz, 1 đại sứ Pháp khác, nói rằng cuộc đảo chính đã được lên kế hoạch từ trước. James Brendan Foley, đại sứ Mỹ tại Haiti vào cùng thời điểm, phủ nhận và cho rằng phía Pháp nói dối.

- Can thiệp quân sự ở Libya (2011): Năm 2011 ở Libya diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ. Chính phủ Libya sử dụng vũ lực chống lại những người biểu tình. HĐBA bỏ phiếu thông qua Nghị quyết quy định vùng vực cấm bay tại Libya. Một liên minh quân sự, ban đầu chủ yếu là Pháp và Anh nỗ lực thực thi các khu vực cấm bay và phong tỏa hải quân. Trong liên minh quân sự, không quân Pháp thực hiện nhiều cuộc không kích vào Libya nhất, chiếm 35% số nhiệm vụ.

Ngoài việc trực tiếp tham gia các cuộc chiến tranh, xung đột, Pháp cũng có nhiều lần khác gián tiếp hỗ trợ cho các đồng minh của mình, vd ủng hộ phe chống chính phủ trong cuộc nội chiến Nigeria hay ủng hộ chính phủ độc tài quân sự ở Argentina chống lại nhân dân trong giai đoạn 1974-1983...

Hiện nay, có vẻ Pháp sẽ không tham gia những cuộc đổ bộ chiếm đóng lớn, thay vào đó, với hơn 5000 lính Pháp hiện diễn sẵn ở châu Phi, họ có thể thực hiện những nhiệm vụ nhỏ, ngắn ngày, và chỉ can thiệp khi cần thiết.

Ảnh: lính Lê Dương Pháp tại đông bắc Mali năm 2020. Nguồn: The New York Times

Want your public figure to be the top-listed Public Figure in Kon Tum?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Website

Address


Kon Tum