VPLS Lê Long

Vplslelong cung cấp các dịch vụ
Luật sự tham gia tố tụng tại cac cấp tòa
Luật

Photos from VPLS Lê Long's post 22/05/2024
03/11/2023

Một vụ án ly hôn đơn phương. Người chồng đệ đơn ly hôn tới tòa. Sau nhiều lần người vợ vắng mặt tại tòa. Thực tế thì hai vợ chồng sống chung nhà với mẹ chồng. Hại vợ chồng không tranh chấp tài sản chung vì không có tài sản chung. Có 2 người con trên 7 tuổi. Cô vợ trình bày do không nhận được các văn bản tống đạt của tòa nên không biết anh chồng đã ly hôn với mình. Nên không đến tòa. Họ sống chung cùng một nhà, ly hôn 3 năm rồi không biết. Đây là ý kiến của người vợ. Bản án cũng không cung cấp cho người vợ - bị đơn. Đến 3 năm sau mới biết và lên tòa đền nghị cấp bản án. Nếu thực sự đúng như trình bày của người vợ thì sai phạm tố tụng dân là cực kỳ nghiêm trọng. Vụ án có kiểm sát viên tham gia, sao không thấy lên tiếng gì. Câu hỏi là việc tống đạt các văn bản tố tụng liệu có đúng quy định của PL không. Sao người vợ k nhận được. Tòa có gởi bản án cho người vợ không. Không, vì cô ta phải lên tòa để đề nghị tòa cung cấp. Các con có bản khai không....nhiều câu hỏi quá.
Nhưng ngược lại, giải sử vụ này có giám đốc thẩm và xét xử lại thì liệu vợ chồng họ có ở được với nhau không. Hay hậu quả là vẫn là ly hôn, các con thì lại chịu áp lực hơn. Buồn thế đấy.

11/05/2023

one photo with an uncle from the same hometown.

16/03/2023

Chụp ảnh lưu niện cùng các chuyên gia Đức tại hội thảo.

01/02/2023

Chị TQ ở TH có câu hỏi gửi tới VPLS Lê Long như sau. Tôi và chồng lấy nhau hợp pháp cuối năm 2014. Năm 2015 vợ chồng tôi được bố mẹ chồng tặng cho một thửa đất, trên thửa đất có nhà làm nơi sinh sống riêng. Tài sản trước khi cho tặng là tài sản chung vợ chồng hợp pháp của bố mẹ chồng tôi, không có tranh chấp với ai. Việc tặng cho diễn ra và được hoàn tất các thủ tục tại Văn phòng công chứng. Các giấy tờ nhà đất được bố mẹ chồng bàn giao cho vợ chồng tôi cùng với Hợp đồng tặn cho. Bố mẹ chồng tôi sinh sống tại một thửa đất và nhà khác. Sau khi vợ chồng tôi được bố mẹ chồng tặng cho nhà và đất, chúng tôi đã tiến hành các thủ tục đăng ký về đất đai, sang tên trước bạ. Năm 2016 thì thửa đất và nhà được cấp Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất và tài sản gắn liền với đất mới đứng tên vợ chồng tôi. Đến năm 2021, vợ chồng tôi phát sinh nhiều mâu thuẩn trầm trọng, cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài nên vợ chồng tôi thống nhất ly hôn. Nhưng về phần tài sản là nhà và đất thì chưa thống nhất phân chia được. Câu hỏi tôi mong được Văn phòng luật sư Lê Long tư vấn cho tôi như sau.
Trường hợp chúng tôi ly hôn thì thửa đất và nhà này có thể được chia như thế nào theo quy định của luật.
Cảm ơn chị TQ ở TH đã gửi câu hỏi tới VPLS Lê Long. Về câu hỏi của chị TQ chúng tôi tư vấn cho chị như sau:
Căn cứ Điều 457 Bộ Luật dân sự năm 2015: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định:“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực…”.
Thông tin chị cung cấp thì bố mẹ chồng chị làm hợp đồng tặng cho vợ chồng chị tại Văn phòng công chứng. Căn cứ vào Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.
Bên cạnh đó, Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung như sau.
“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này”.
Thực tế thì vợ chồng chị đã đăng ký sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã được cấp mới vào năm 2016. Như vậy việc tặng cho và sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này là đúng theo trình tự quy định của luật và hợp pháp.
Căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng, Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
Nội dung điều luật đã nêu rất rõ, trong trường hợp này thửa đất, trên đất có nhà được bố mẹ chồng chị tặng cho vợ chồng chị trong thời kỳ hôn nhân nên nó là tài sản chung của vợ chồng chị. Nếu vợ chồng chị ly hôn thì tài sản chung vợ chồng là thửa đất và nhà này có thể được chia như thế nào theo quy định của luật.
Về nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn, căn cứ Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 7 của Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn. Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên ất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này”.
Trên đây là phần tư vấn pháp luật của VPLS Lê Long cho chị TQ ở TH. Cảm ơn chị TQ đã gửu câu hỏi tới VPLS Lê Long. Chúng tôi hy vọng với phần tư vấn pháp luật này. Chị sẽ nhận diện rõ hơn về phần tài sản chung vợ chồng chị được nhận nếu anh chị ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung vợ chồng.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ LONG
Địa chỉ: P2512, CT12A, KĐT Kim Văn – Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Trưởng văn phòn: Th s, Ls - Lê Văn Long.
Điện Thoại: 0914 666208; 0918 332665. Email: [email protected]; FB: [email protected];

23/06/2022

Hòa giải giữa các bên đương sự trong vụ án dân sự.
Quyền tự quyết định và tự định đoạt của đương sự về thỏa thuận, hòa giải trong vụ án.
Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc thoả thuận giải quyết toàn bộ vụ án dân sự của đương sự được thực hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong tố tụng dân sự. Hoà giải là thủ tục có ý nghĩa nhân văn nhằm giúp cho đương sự thoả thuận với nhau để giải quyết các vấn đề có liên quan đến vụ án. Cơ sở của hoà giải là xuất phát từ quyền tự do ý chí, tự nguyện quyết định và tự định đoạt của đương sự. Do vậy, chỉ có đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung mới có quyền thương lượng, thoả thuận hoà giải để giải quyết các vấn đề có liên quan đến vụ án, trừ trường hợp đương sự uỷ quyền cho người khác.
Khoản 2 Điều 5 BLTTDS năm 2015 quy định”Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội’.
Nội dung của điều luật đã chỉ rõ đương sự của vụ án chứ không phải ai khác có quyền tự định đoạt về số phận pháp lý của vụ án dân sự. Sự định đoạt ở đây mang tính quyết định đối với vụ án dân sự. Đương sự có quyền rút một phần; rút toàn bộ nội dung yêu cầu; thay đổi yêu cầu; bổ sung yêu cầu; hòa giải với nhau bất cứ lúc nào trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án dân sự của tòa án theo trình tự của BLTTDS năm 2015. Nếu như sự thỏa thuận của các bên trong vụ án dân sự thể hiện ý chí hoàn toàn tự nguyện, không vị phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội. Thì Tòa án có nhiệm vụ hướng dẫn và tạo điều kiện để đảm bảo cho các bên trong vụ án dân sự thực hiện quyền tự quyết định và tự định đoạt của họ.
Khoản 1 Điều 205 của BLTTDS năm 2015 quy định việc hòa giải của tòa án tiến hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Trong giai đoạn tố tụng này việc hòa giải giữa các bên trong vụ án dân sự thường được tòa án triệu tập khi tòa án đã lập hồ sơ vụ án và đã bổ sung các tài liệu chứng cứ cần thiết để giải quyết vụ án. Khi thầm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án, lập hồ sơ vụ án và bổ sung các tài liệu chứng cứ cần thiết để giả quyết thì lúc đó thẩm phán đã nắm vững nguyên nhân và nội dung của việc tranh chấp giữa các bên. Mấu chốt trong giai đoạn này là các quan điểm, yêu cầu của các bên đương sự trong vụ án là đang cách xa nhau. Khi các bên đương sự của vụ án dân sự được tư vấn pháp luật về nội dung tranh chấp, đã hiểu và nhận thức rõ được quyền lợi, nghĩa vụ của mình thì việc các bên tự nguyện lựa chọn đi đến quyết định hòa giải với nhau để giải quyết toàn bộ vụ án dân sự là kết quả được nhiều bên đương sự của vụ án hướng tới.
Khoản 2 Điều 205 của BLTTDS năm 2015 quy định hai nguyên tắc của việc hòa giải. Một là tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự. Hai là nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội. Khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015 quy định “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyên cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực đối với các bên và phải được các chủ thể khác tôn trọng”.
Pháp luật dân sự khuyến khích các bên đương sự trong vụ án dân sự tự nguyện thỏa thuận hòa giải với nhau(trừ những vụ án không được hòa giải quy định tại Điều 206 BLTTDS năm 2015). Nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Thỏa thuận hòa giải có hiệu lực đối với các bên đương sự của vụ án và được các chủ thể khác tôn trọng. Để thỏa thuận hòa giải có hiệu lực và được thi hành đòi hỏi các bên đương sự khi thực hiện các nội dung thỏa thuận hòa giải phải có nghĩa vụ nghiêm túc thực hiện, mong muốn thực hiện các cam kết thỏa thuận hòa giải đó.

Phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực trong khi thực hiện thỏa thuận hòa giải.
Khi thực hiện các nội dung trong thỏa thuận hòa giải yêu cầu các bên phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực.
Theo từ điển Tiếng Việt do GS Hoàng Phê làm chủ biên thì “Thiện chí” là ý định tốt, mong muốn đi đến một kết quả tốt khi giải quyết một công việc. “Trung thực” là ngay thẳng, thật thà, đúng sự thực, không làm cho sự việc sai lạc đi.
Khoản 3 Điều 3 của BLDS năm 2015 quy định“Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực hiểu một cách khái quát đó là không lừa dối, lợi dụng lòng tin của người khác trong quan hệ dân sự. Cụ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến tài sản, biểu hiện của nguyên tắc thiện chí, trung thực được thể hiện là không vụ lợi, không vì lợi ích của mình mà làm thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của pháp nhân khác.
Khi các bên đương sự trong vụ án đã tự nguyện thống nhất ý chí, hòa giải để giải quyết vụ án dân sự một cách triệt để thì các bên cần tự nguyện, ý thức thực hiện nghiêm túc nguyên tắc thiện chí, trung thực. Trong quá trình thực hiện các nội dung trong thỏa thuận hòa giải nếu gặp khó khăn, vướng mắc thì các bên thiện chí, hợp tác cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó nhằm thực hiện được thỏa thuận giữa các bên. Nếu chỉ một bên đương sự nghiêm túc tuân thủ thực hiện đúng nội dung cam kết, nhưng các bên còn lại trong vụ án dân sự lại dây dưa, trì hoãn không nghiêm túc thực hiện thì những thỏa thuận giữa các bên sẽ đỗ vỡ. Dẫn đến không thực hiện được thỏa thuận giải quyết toàn bộ vụ án dân sự.
Trong trường hợp do một bên không thiện chí, trung thực dẫn đến không thực hiện được thỏa thuận giữa các bên thì quyền yêu cầu cơ quan tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm của đương sự vẫn được pháp luật bảo vệ (Điều 4; k3 Điều 192; điểm c khoản 1 Điều 217; khoản 1 Điều 218 của BLTTDS năm 2015). Đương sự vẫn có quyền nộp đơn khởi kiện đến cơ quan tòa án có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Các bên đương sự trong vụ án dân sự thực hiện quyền tự quyết định, tự định đoạt và đi đến thỏa thuận hòa giải với nhau để giải quyết toàn bộ vụ án đây là kết quả mà pháp luật dân sự luôn khuyến khích. Những nội dung thỏa thuận hòa giải giữa các bên đương sự là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì cơ quan tòa án khi đó có nhiệm vụ hướng dẫn, tạo điều kiện để cho các bên đương sự thực hiện đúng, đủ các nội dung đã hòa giải, thỏa thuận. Trong khi thực hiện thỏa thuận hòa giải các bên đương sự cầm phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực thì thỏa thuận hòa giải mới có hiệu quả và được thực thi trên thực tế.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về VPLS Lê Long. Địa chỉ. P2512, Tòa nhà CT12A, KĐT Kim Văn – Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nôi. Trưởng văn phòng. Thạc sĩ, Luật sư: Lê Văn Long. ĐT: 0914 666208; 0918 332665. Email: [email protected]; facebook: [email protected].

23/06/2022

Hòa giải giữa các bên đương sự trong vụ án dân sự.
Quyền tự quyết định và tự định đoạt của đương sự về thỏa thuận, hòa giải trong vụ án.
Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc thoả thuận giải quyết toàn bộ vụ án dân sự của đương sự được thực hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong tố tụng dân sự. Hoà giải là thủ tục có ý nghĩa nhân văn nhằm giúp cho đương sự thoả thuận với nhau để giải quyết các vấn đề có liên quan đến vụ án. Cơ sở của hoà giải là xuất phát từ quyền tự do ý chí, tự nguyện quyết định và tự định đoạt của đương sự. Do vậy, chỉ có đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung mới có quyền thương lượng, thoả thuận hoà giải để giải quyết các vấn đề có liên quan đến vụ án, trừ trường hợp đương sự uỷ quyền cho người khác.
Khoản 2 Điều 5 BLTTDS năm 2015 quy định”Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội’.
Nội dung của điều luật đã chỉ rõ đương sự của vụ án chứ không phải ai khác có quyền tự định đoạt về số phận pháp lý của vụ án dân sự. Sự định đoạt ở đây mang tính quyết định đối với vụ án dân sự. Đương sự có quyền rút một phần; rút toàn bộ nội dung yêu cầu; thay đổi yêu cầu; bổ sung yêu cầu; hòa giải với nhau bất cứ lúc nào trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án dân sự của tòa án theo trình tự của BLTTDS năm 2015. Nếu như sự thỏa thuận của các bên trong vụ án dân sự thể hiện ý chí hoàn toàn tự nguyện, không vị phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội. Thì Tòa án có nhiệm vụ hướng dẫn và tạo điều kiện để đảm bảo cho các bên trong vụ án dân sự thực hiện quyền tự quyết định và tự định đoạt của họ.
Khoản 1 Điều 205 của BLTTDS năm 2015 quy định việc hòa giải của tòa án tiến hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Trong giai đoạn tố tụng này việc hòa giải giữa các bên trong vụ án dân sự thường được tòa án triệu tập khi tòa án đã lập hồ sơ vụ án và đã bổ sung các tài liệu chứng cứ cần thiết để giải quyết vụ án. Khi thầm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án, lập hồ sơ vụ án và bổ sung các tài liệu chứng cứ cần thiết để giả quyết thì lúc đó thẩm phán đã nắm vững nguyên nhân và nội dung của việc tranh chấp giữa các bên. Mấu chốt trong giai đoạn này là các quan điểm, yêu cầu của các bên đương sự trong vụ án là đang cách xa nhau. Khi các bên đương sự của vụ án dân sự được tư vấn pháp luật về nội dung tranh chấp, đã hiểu và nhận thức rõ được quyền lợi, nghĩa vụ của mình thì việc các bên tự nguyện lựa chọn đi đến quyết định hòa giải với nhau để giải quyết toàn bộ vụ án dân sự là kết quả được nhiều bên đương sự của vụ án hướng tới.
Khoản 2 Điều 205 của BLTTDS năm 2015 quy định hai nguyên tắc của việc hòa giải. Một là tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự. Hai là nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội. Khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015 quy định “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyên cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực đối với các bên và phải được các chủ thể khác tôn trọng”.
Pháp luật dân sự khuyến khích các bên đương sự trong vụ án dân sự tự nguyện thỏa thuận hòa giải với nhau(trừ những vụ án không được hòa giải quy định tại Điều 206 BLTTDS năm 2015). Nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Thỏa thuận hòa giải có hiệu lực đối với các bên đương sự của vụ án và được các chủ thể khác tôn trọng. Để thỏa thuận hòa giải có hiệu lực và được thi hành đòi hỏi các bên đương sự khi thực hiện các nội dung thỏa thuận hòa giải phải có nghĩa vụ nghiêm túc thực hiện, mong muốn thực hiện các cam kết thỏa thuận hòa giải đó.
Phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực trong khi thực hiện thỏa thuận hòa giải.
Khi thực hiện các nội dung trong thỏa thuận hòa giải yêu cầu các bên phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực.
Theo từ điển Tiếng Việt do GS Hoàng Phê làm chủ biên thì “Thiện chí” là ý định tốt, mong muốn đi đến một kết quả tốt khi giải quyết một công việc. “Trung thực” là ngay thẳng, thật thà, đúng sự thực, không làm cho sự việc sai lạc đi.
Khoản 3 Điều 3 của BLDS năm 2015 quy định“Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực hiểu một cách khái quát đó là không lừa dối, lợi dụng lòng tin của người khác trong quan hệ dân sự. Cụ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến tài sản, biểu hiện của nguyên tắc thiện chí, trung thực được thể hiện là không vụ lợi, không vì lợi ích của mình mà làm thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của pháp nhân khác.
Khi các bên đương sự trong vụ án đã tự nguyện thống nhất ý chí, hòa giải để giải quyết vụ án dân sự một cách triệt để thì các bên cần tự nguyện, ý thức thực hiện nghiêm túc nguyên tắc thiện chí, trung thực. Trong quá trình thực hiện các nội dung trong thỏa thuận hòa giải nếu gặp khó khăn, vướng mắc thì các bên thiện chí, hợp tác cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó nhằm thực hiện được thỏa thuận giữa các bên. Nếu chỉ một bên đương sự nghiêm túc tuân thủ thực hiện đúng nội dung cam kết, nhưng các bên còn lại trong vụ án dân sự lại dây dưa, trì hoãn không nghiêm túc thực hiện thì những thỏa thuận giữa các bên sẽ đỗ vỡ. Dẫn đến không thực hiện được thỏa thuận giải quyết toàn bộ vụ án dân sự.
Trong trường hợp do một bên không thiện chí, trung thực dẫn đến không thực hiện được thỏa thuận giữa các bên thì quyền yêu cầu cơ quan tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm của đương sự vẫn được pháp luật bảo vệ (Điều 4; k3 Điều 192; điểm c khoản 1 Điều 217; khoản 1 Điều 218 của BLTTDS năm 2015). Đương sự vẫn có quyền nộp đơn khởi kiện đến cơ quan tòa án có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Các bên đương sự trong vụ án dân sự thực hiện quyền tự quyết định, tự định đoạt và đi đến thỏa thuận hòa giải với nhau để giải quyết toàn bộ vụ án đây là kết quả mà pháp luật dân sự luôn khuyến khích. Những nội dung thỏa thuận hòa giải giữa các bên đương sự là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì cơ quan tòa án khi đó có nhiệm vụ hướng dẫn, tạo điều kiện để cho các bên đương sự thực hiện đúng, đủ các nội dung đã hòa giải, thỏa thuận. Trong khi thực hiện thỏa thuận hòa giải các bên đương sự cầm phải nghiêm túc thực hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực thì thỏa thuận hòa giải mới có hiệu quả và được thực thi trên thực tế.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về VPLS Lê Long. Địa chỉ. P2512, Tòa nhà CT12A, KĐT Kim Văn – Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nôi. Trưởng văn phòng. Thạc sĩ, Luật sư: Lê Văn Long. ĐT: 0914 666208; 0918 332665. Email: [email protected]; facebook: [email protected].

17/05/2022

Bạn B ở Thanh Oai, Hà Nội có gửi câu hỏi tới VPLS Lê Long câu hỏi như sau. Tôi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp năm 2006 mang tên Hộ gia đình. Do mẹ tôi đứng tên chủ hộ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay gia đình tôi có giao dịch liên quan đến diện tích đất ở này. Chúng tôi đến phòng công chứng thì được yêu cầu phải xin giấy xác nhận nhân khẩu thời điểm cấp sổ đỏ. Vậy VPLS cho tôi hỏi tôi phải xin giấy xác nhận nhân khẩu này ở đâu theo quy định của pháp luật.

Với câu hỏi của bạn B, VPLS Lê Long tư vấn cho bạn như sau:
Để xác định chủ sử dụng, sở hữu tài sản chung của hộ gia đình, Tổ chức công chứng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất... thường dựa vào sổ hộ khẩu gia đình. Căn cứ khoản 1 Điều 24 và khoản 1 Điều 25 Luật cư trú năm 2014 quy định ‘1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Khoản 1 Điều 24‘
‘1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu. Khoản 1 Điều 25’.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể dùng sổ hộ khẩu để xác định được do gia đình đã đổi sổ hộ khẩu mới, cấp lại... nên phải thay thế bằng văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Vậy các cá nhân của hộ gia đình có thể xin xác nhận nhân khẩu ở thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đâu ?

Thứ 1. Tại Công an huyện, quận, thị xã hoặc công an xã, thị trấn:
Điều 21 Luật Cư trú quy định: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Vì vậy:
Nếu bạn thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì bạn có thể đến công an quận, huyện, thị xã nơi gia đình bạn đăng ký hộ khẩu thường trú để xác nhận nhân khẩu trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nếu bạn thường trú tại tỉnh thì bạn có thể đến công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh để xác nhận nhân khẩu trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ 2. Tại Ủy ban nhân dân xã
Quy định về việc nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003 quy định về trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cụ thể như sau:
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 123 Luật Đất đai năm 2003: “ a) Người xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ; trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất”
Tại khoản 2 Điều 60 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai quy định về việc nộp hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai quy định có đoạn: “…Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả…”
Nếu trước đây, gia đình bạn nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã thì Ủy ban nhân dân xã vẫn còn lưu hồ sơ ban đầu về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn xác nhận tại Ủy ban nhân dân xã với nội dung: xác nhận các thành viên trong hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (căn cứ theo hồ sơ gốc còn lưu tại xã).

Đối chiếu với các quy định của luật và thông tin bạn B cung cấp thì gia đình bạn thường trú ở Thanh Oai, Hà Nội. Như vậy hiện nay gia đình bạn đang thường trú tại một huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình đứng tên mẹ bạn vào năm 2006 nên luật đất đai được áp dụng là Luật đất đai năm 2003. Với các quy định đã dẫn chiếu nêu trên, bạn có thể đối chiếu gia đình bạn thuộc trường hợp nào thì xin xác nhận nhân khẩu đúng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Với phần tư vấn của chúng tôi, chúc bạn B và gia đình sớm hoàn thiện được các giấy tờ cần thiết theo quy định của luật để thực hiện các giao dịch về đất đai của gia đình.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về câu hỏi bạn B đã gửi tới VPLS Lê Long. Mọi ý kiến đóng góp gửi về về VPLS Lê Long. P2512, CT12A, KĐT Kim Văn – Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Trưởng văn phòng. Luật sư, Thạc sĩ - Lê Văn Long. ĐT: 0914 666208; 0918 332665. FB: [email protected]; Email: [email protected].

01/10/2021

Luật sư tham gia trong vụ án hình sự thì mang tư cách gì:
Theo quy định tại Chương V của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì trong vụ án hình sự luật sư có thể tham gia với tư cách cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, của bị hại, đương sự.
Trong trường hợp luật sư mang tư cách là người bào chữa trong vụ án hình sự thì ai là người có quyền yêu cầu, lựa chọn luật sư bào chữa.
Căn cứ vào quy định tại Điều 75 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì trong trường hợp này việc yêu cầu, lựa chọn luật sư bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ yêu cầu, lựa chọn. Hoặc cũng có thể theo chỉ định của cơ quan tiến hành tố tụng trong một số trường hợp được quy định tại Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Luật sư được tham gia từ giai đoàn nào của vụ án hình sự:
Căn cứ vào Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thời điểm luật sư bào chữa tham gia tố tụng là từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì Luật sư tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyển quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ thời điểm kết thúc điều tra.
Như vậy, thởi điểm sớm nhất Luật sư có thể tham gia tố tụng là ngay từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra.
Luật sư cần những văn bản, giấy tờ gì để tham gia vụ án hình sự
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đối với luật sư bào chữa cần thực hiện Thủ tục đăng ký bào chữa để tham gia vụ án hình sự. Căn cứ vào Điều 78 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì luật sư bào chữa khi đăng ký thủ tục bào chữa cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
• Luật sư xuất trình Thẻ luật sư.
• Bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội.
Trường hợp luật sư được chỉ định là người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Luật sư xuất trình các giấy tờ:
• Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực;
• Văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân.
Thời gian đăng ký thủ tục đăng ký bào chữa của Luật sư
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ, nếu không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa được quy định tại khoản 5 Điều 78 thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản Thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Các trường hợp từ chối đăng ký bào chữa khi:
• Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
• Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.
Các vấn đề Luật sư giải quyết được khi tham gia trong vụ án hình sự.
Luật sư trong vụ án hình sự Luật sư giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng (thân chủ). Cụ thể:
• Khi thân chủ trong vụ án hình sự không hiểu biết hết về hành vi phạm tội, tính chất mức độ, việc giải quyết của cơ quan tố tụng. Thân chủ không tự trình bày được các luận điểm hay tranh luận với các cơ quan tiến hành tố tụng.
• Luật sư giúp thân chủ nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho thân chủ của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc.
• Giúp cho thân chủ yên tâm, bình tĩnh đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý.
• Giúp cho thân chủ đưa ra định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án
• Gặp gỡ làm việc với cơ quan tố tụng để sao chụp hồ sơ vụ án, gửi các văn bản kiến nghị, khiếu nại…nhằm bảo vệ thân chủ tốt nhất. Mục đích là yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng xét xử đúng pháp luật cho thân chủ.
• Luật sư gặp trực tiếp thân chủ trong trại tạm giam hoặc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng hỏi cung để làm sáng tỏ vụ án.
• Trực tiếp bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa
• Đối với vụ án hình sự, Luật sư càng vào sớm sẽ có tác dụng trong việc chứng minh sự thật khách quan khi hồ sơ chưa bị khép, cơ quan điều tra đang chứng minh, làm sáng tỏ tình tiết, hành vi, nội dung vụ án. Hạn chế tối đa nhất việc oan, sai hoặc áp dụng hình phạt quá nặng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Điều quan trọng giúp cho thân chủ tránh tối đa lãng phí chi phí không cần thiết và đạt được hiệu quả tối đa trong khi giải quyết công việc.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Văn phòng luật sư Lê Long. P2512, CT12A, KĐT Kim Văn – Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Trưởng văn phòng: Ths, LS – Lê Văn Long; ĐT: 0914 666208; 0918 332665. Email: [email protected]; FB: [email protected].

Want your practice to be the top-listed Law Practice in Nguyên Khê?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Website

Address


KĐT Kim Văn/Kim Lũ, P Đại Kim, Q Hoàng Mai
Nguyên Khê

Opening Hours

Monday 08:00 - 17:00
Tuesday 08:00 - 17:00
Wednesday 08:00 - 17:00
Thursday 08:00 - 17:00
Friday 08:00 - 17:00
Saturday 08:00 - 11:00

Other Lawyers & Law Firms in Nguyên Khê (show all)
反诈律师协会 反诈律师协会
Nguyên Khê