Chùa Thiên Lộc

Chùa Thiên Lộc tọa lạc tại thôn Tân Thành, xã Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê, di tích còn lưu giữ được các sinh hoạt văn hóa tâm linh cộng đồng.

24/02/2024

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, nguyện cho tất cả pháp giới luôn an lành.

Photos from Chùa Thiên Lộc's post 09/02/2024
07/12/2023

KINH PHÁP CÚ

Không làm mọi điều ác.
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy.

Kinh Phân biệt cúng dường 02/12/2023

Kinh Phân biệt cúng dường. Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như thức ăn, hương, hoa, nhang, đèn, kinh sách, giáo thuyết, vân vân. Cúng dường đến chư Phật và chư Bồ Tát để tỏ lòng biết ơn. Điều nầy cũng giống như con cái tỏ lòng cung kính cha mẹ, hay như học trò tôn kính thầy vậy. Phật tử cúng dường hương hoa là bên ngoài tỏ lòng kính trọng Phật.

Kinh Phân biệt cúng dường Kinh Phân biệt cúng dường. Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như thức ăn

24/10/2023

KÍNH THƯA QUÝ PHẬT TỬ

Nhân dịp Lễ kỷ niệm Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia 19/9 Âm lịch, chùa Thiên Lộc tổ chức Lễ Ngũ Bách Danh vào ngày chủ nhật 15/9 Âm lịch, nhằm ngày 29/10/2023. Thời gian buổi sáng 7h – 10h, buổi chiều 14h – 17h.

Trân trọng kính mời quý Phật tử về chùa Thiên Lộc tham dự lạy Ngũ Bách Danh, để cùng nhau huân tập hạnh nguyện Bồ tát Quán Thế Âm, để cầu nguyện phước lành cho bản thân và gia đình. Cũng như nguyện cầu cho Quốc gia hưng thịnh, đất nước hòa bình, dịch bệnh tiêu trừ, nhân dân an lạc.

Kính chúc quý vị và gia quyến luôn an lạc trong ánh hào quang của mười phương chư Phật.

NAM MÔ TẦM THINH CỨU KHỔ CỨU NẠN LINH CẢM ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

17/10/2023
25/09/2023

TÁM NGUỒN CÔNG ĐỨC SINH TRỜI NGƯỜI

Đức Phật đã thuyết cho các tỳ kheo nghe về tám nguồn công đức, nhân sinh cõi người và trời, được khả ái, khả ý, khả hỷ, an lạc, hạnh phúc. Tức là ba qui y và năm vô úy thí.

1. Quy y Phật, tức là nương về với Đức Thế Tôn bậc Ứng Cúng Chánh Biến Tri.
2. Quy y Pháp, tức là nương về chánh pháp, giáo pháp được khéo thuyết bởi Đức Thế Tôn.
3. Quy y Tăng, tức là nương về chúng Tăng đệ tử xuất gia của Đức Thế Tôn.
4. Vô úy thí từ bỏ sát sinh, nghĩa là cho sự không sợ hãi đến chúng sinh bằng cách từ bỏ sát hại mạng sống.
5. Vô úy thí từ bỏ trộm cắp, nghĩa là cho sự không sợ hãi đến chúng sinh bằng cách từ bỏ sự cướp đoạt vật chưa cho.
6. Vô úy thí từ bỏ tà hạnh các dục, nghĩa là cho sự không sợ hãi đến chúng sinh bằng cách từ bỏ sự tà dâm phi pháp.
7. Vô úy thí từ bỏ nói dối, nghĩa là cho sự không sợ hãi đến chúng sinh bằng cách từ bỏ sự dối trá lừa gạt.
8. Vô úy thí từ bỏ nghiện ngập rượu, nghĩa là cho sự không sợ hãi đến chúng sinh bằng cách từ bỏ uống rượu, say sưa.

Người cư sĩ qui y Tam bảo là đem lại sự an vui cho mình; thọ trì ngũ giới là đem lại sự an vui cho chúng sinh, làm cho chúng sinh khác không sợ hãi, không oán thù, không bị tai hại, nên cũng gọi là vô úy thí.

23/09/2023

BỐN ĐỨC HẠNH NGƯỜI TẠI GIA

Dạ xoa Ālavaka hỏi Đức Phật rằng, làm thế nào mà ra đi từ đời này đến đời khác con người không bị sầu muộn? Đức Phật đã dạy, người cư sĩ có bốn đức hạnh này nhất định không sầu muộn sau khi chết:

1. Chân thật, nghĩa là lời nói và việc làm đều đúng với sự thật, không giả dối, không hư ngụy.
2. Tự chế, nghĩa là biết điều phục huấn luyện tâm, tự dạy tâm, tự cải tạo cho mình được tiến hóa.
3. Kham nhẫn, nghĩa là có sức chịu đựng nhẫn nại trước nghịch cảnh, kiên nhẫn với mọi khó khăn.
4. Xả tài, nghĩa là bố thí chia sẻ đến người khác, dứt bỏ lòng ích kỷ bỏn xẻn.

22/09/2023

BỐN PHÁP ĐEM ĐẾN LỢI ÍCH TƯƠNG LAI

Bốn pháp lợi ích tương lai này cũng được Đức Phật thuyết cho thiện nam tử Dīghajānu, ở thị trấn Kakkarapatta xứ Vajjī.

1. Đầy đủ niềm tin, là thành tựu chánh tín; có đức tin đối với Tam bảo, nhất là tin tưởng sự giác ngộ của Đức Như Lai.
2. Đầy đủ giới hạnh, là thành tựu giới đức; từ bỏ sát sanh, từ bỏ trộm cắp, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, từ bỏ uống rượu và chất say.
3. Đầy đủ bố thí, là sống với tâm không bị cấu uế bởi xan tham, không bỏn xẻn, bố thí rộng rãi, thích chia sẻ khi được yêu cầu.
4. Đầy đủ trí tuệ, là có trí tuệ, thành tựu trạch pháp, thấy rõ sự sinh diệt của các pháp, để thể nhập chánh kiến.

21/09/2023

BỐN ĐIỀU HẠNH PHÚC CỦA CƯ SĨ

Đức Phật đã thuyết cho trưởng giả Anāthapi ika (Cấp-cô-độc) về bốn điều hạnh phúc của người tại gia.

1. Hạnh phúc sở hữu, là niềm an lạc do phát sanh tài sản hợp pháp, bằng sự nỗ lực siêng năng làm nghề nghiệp. Khi nghĩ đến sự sở hữu tài sản một cách chân chính như vậy, người cư sĩ cảm thấy hạnh phúc.
2. Hạnh phúc hưởng thụ, là niềm an lạc do thọ hưởng tài sản của mình đã có, nuôi bản thân, nuôi gia đình và làm các công đức. Khi nghĩ đến sự thọ hưởng những tài sản tự tạo ra như vậy, người cư sĩ cảm thấy hạnh phúc.
3. Hạnh phúc không nợ nần, là niềm an lạc do không bị mắc nợ ai dù ít hay nhiều. Khi người cư sĩ trong gia đình biết sống tri túc, vừa với sự thu nhập, không để bị thiếu nợ; người ấy được thoải mái hạnh phúc, không có lo lắng hồi hộp.
4. Hạnh phúc không lỗi lầm, là niềm an lạc do không làm điều tội lỗi, thân hành không phạm tội, khẩu hành không phạm tội, ý hành không phạm tội, phạm tội đối với luật nghiệp báo và đối với luật quốc độ. Khi người cư sĩ sống không vi phạm lỗi lầm như vậy, tâm tư an ổn, hạnh phúc, không bị đau khổ lo sợ.

Trong bốn điều hạnh phúc này, điều "Hạnh phúc không lỗi lầm" là điều hạnh phúc có giá trị cao nhất.

20/08/2023

"Vu lan về con cài lên ngực
Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha
Tháng bảy mưa ngâu hay nước mắt nhạt nhoà
Của những đứa con nhớ về cha mẹ

Một nén hương thơm nồng nàn lặng lẽ
Nỗi lòng con gửi gắm những niềm thương
Dù bao năm dù có hoá vô thường
Công sinh dưỡng vẫn là công lớn nhất

Cả cuộc đời mẹ cha tất bật
Cho chúng con lẽ sống tình yêu
Đại dương bao la đâu đã là nhiều
Với chúng con cha mẹ là tất cả

Có đôi lúc
Mải mê quay với dòng đời ồn ã
Những đô hội thị thành
Những phương trời lạ
Chợt giật mình tỉnh giấc nhớ mẹ cha."
| Bông Hồng Vàng|

Photos from Chùa Thiên Lộc's post 26/05/2023

Hôm nay ngày mồng 8 tháng tư âm lịch, đệ tử chúng con, cung kính quỳ trước đài vàng, chí thành nấp trong ánh sáng, chiêm ngưỡng sơ sinh bảo tướng, lạy mừng Từ Phụ kim thân, ca dương công đức, bậc thầy ba cõi độc tôn, tán tụng hồng danh vị thánh muôn loài đệ nhất.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.

Nhất tâm đảnh lễ dưới cây vô ưu Đản sinh thị hiện.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
(3 lần)

Hôm nay được tắm cho Như Lai
Trí tuệ quang minh công đức lớn
Chúng sanh ba cõi đang chìm đắm
Được thấy trần gian hiện pháp thân.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (lập lại suốt lễ tắm Phật)

🙏 Quán niệm khi tắm Phật:
* Gáo nước thứ nhất: tắm bên vai trái của Phật quán niệm: NGUYỆN BỎ MỌI ĐIỀU ÁC
* Gáo nước thứ hai: tắm bên vai phải của Phật quán niệm: NGUYỆN LÀM MỌI ĐIỀU LÀNH
* Gáo nước thứ ba: tắm từ đầu gối xuống chân quán niệm: NGUYỆN ĐỘ HẾT CHÚNG SANH

04/03/2023

Ngày chủ nhật 14/2 âm lịch, nhằm ngày 5/3/2023 trân trọng kính mời quý Phật tử, cùng các em học sinh về chùa Thiên Lộc tham dự lạy Ngũ Bách Danh, huân tập đảnh lễ 500 danh hiệu, nhân ngày vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm đản sinh 19/2.

Chúng con một lòng đê đầu đảnh lễ Bồ Tát Quán Thế Âm. Chúng con nguyện Ngài từ bi hạnh nguyện cho chúng Con cùng tất cả muôn loài được bình an, lợi lạc. Chúng Con nguyện tu học và noi theo hạnh nguyện cứu khổ ban vui của Ngài.

Để tưởng nhớ công đức vô biên của Ngài, hàng ngày chúng Con cùng Phật tử ăn chay, giữ giới, trì tụng Kinh, lễ Phật sám hối, làm nhiều việc thiện để tăng trưởng công đức lành và phước báu.

Nguyện cầu cho Cha Mẹ mạnh khỏe, an vui. Hồi hướng công đức cho Gia tiên tăng trưởng thiện duyên và sinh vào cõi Tịnh độ.

NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT 🙏🙏🙏

21/02/2023

"Luôn luôn kiểm soát tâm ý của mình lẫn cả về hành động và lời nói. Kiểm soát nếu thấy không đúng thì sửa lại cho đúng. Ai cũng đều có lỗi, nhưng có lỗi mà biết sửa đổi thì thành tốt."
-Đại lão HT.Thích Trí Tịnh

19/02/2023

SÁM HỐI

Ðệ tử biết trong tâm thức
Bao nhiêu hạt tốt lấp vùi:
Hạt giống thương yêu, hiểu biết
Và bao hạt giống an vui.
Nhưng vì chưa biết tưới tẩm
Hạt lành không mọc tốt tươi
Cứ để khổ đau tràn lấp
Làm cho đen tối cuộc đời
Quen lối bỏ hình bắt bóng
Ðuổi theo hạnh phúc xa vời
Tâm cứ bận về quá khứ
Hoặc lo rong ruổi tương lai
Quanh quẩn trong vòng buồn giận
Xem thường bảo vật trong tay
Dày đạp lên trên hạnh phúc
Tháng năm sầu khổ miệt mài;
Giờ đây trầm xông bảo điện
Con nguyền sám hối đổi thay.
Nam mô Bồ Tát Cầu Sám Hối. (3 lần)

10/02/2023

"Nếu một người tu, trải qua bao năm tháng hành đạo mà không thấy mình bình thường hơn, giản dị hơn và khiêm tốn hơn thời gian ban đầu, thì có lẽ là người tu đó đã đi lạc rồi..”

-Đức Dalai Lama thứ XIV-

Làm gì khi người thân trọng bệnh? 10/02/2023

Làm gì khi người thân trọng bệnh? Thật tuyệt vời khi bạn biết tìm cách để áp dụng Phật pháp vào hoàn cảnh hiện tại của mình. Bạn muốn giúp mẹ mình thật hiệu quả, thì bạn phải tự chế ngự nỗi buồn và sự bất lực của mình. Bạn có thể làm được điều đó bằng cách quán chiếu về sự bất lợi của luân hồi của sáu khổ và ba loại khổ (các hoàn cảnh bất như ý), tám cái khó của con người…

https://phatgiaoninhbinh.com/lam-gi-khi-nguoi-than-trong-benh-6885.html

Làm gì khi người thân trọng bệnh? Làm gì khi người thân trọng bệnh? Tôi cảm thấy buồn và dường như tê liệt vì những gì tôi có thể làm để xoa dịu sự đau đớn của bà

02/02/2023

CÁI GÌ RỒI CŨNG ĐẾN, ĐẾN RỒI QUA, QUA RỒI MẤT

Chúng ta không khéo vận dụng thời gian để làm những điều tốt đẹp, thì sau này sẽ hối hận để cuộc đời trôi qua một cách vô ích. Tóm lại ngày qua là mất, nhưng những gì ta đã làm chưa mất hẳn. Nói đến thời gian trôi qua rồi mất, tôi có thể tượng trưng thời gian là một xâu chuỗi.

Một ngày qua là một hạt chuỗi mình lần tới, cứ hạt này đến hạt khác. Tay còn lần chuỗi thì không hạt nào dừng lại mà luôn luôn đi tới. Các tràng chuỗi này không phải là một trăm lẻ tám, mà là ba trăm sáu mươi lăm hạt. Như vậy năm này, ngày này chúng ta đã lần hết ba trăm sáu mươi lăm hạt rồi. Cứ như vậy lần hết một tràng là qua một năm.

Để quý vị nhận rõ hơn, tôi kể lại trường hợp của những người gần gũi tôi nhất. Như mẹ tôi chỉ lần được năm mươi sáu tràng rồi buông tay, cha tôi chỉ lần được bảy mươi chín tràng rồi buông tay, Thầy tôi chỉ lần được năm mươi lăm tràng rồi buông tay, Sư ông tôi chỉ lần được sáu mươi mốt tràng rồi buông tay… chuỗi mất người cũng mất luôn. Rồi đến tôi, tôi không biết lần được mấy chục tràng, để rồi buông tay và mất luôn. Chuỗi và người tìm lại không được nữa.

Quý vị có lần như vậy hay không? Mỗi xâu chuỗi lần qua rồi mất, mất cả chuỗi lẫn người lần chuỗi. Xâu chuỗi đó chúng ta gọi nó là xâu chuỗi mộng. Người lần chuỗi cũng là người mộng. Chuỗi mộng mất, người mộng không còn. Như vậy, tất cả mọi người ở đây đang sống trong mộng mà không ai biết mình đang sống trong mộng. Cứ tưởng là thật, nên tranh nhau từng lời nói, hành động, miếng ăn, cái mặc… rồi dồn đau khổ cho nhau.

24/01/2023

🔔 THÔNG BÁO 🔔

Chim non sớm biết chọn cành
Nhỏ mà học Đạo tu hành quý thay
Lớn khôn đạo đức cao dày
Nhờ đó được huởng những ngày yên vui

P.S: Chủ nhật hàng tuần các em thanh thiếu niên vẫn về sinh hoạt và tu học.

20/10/2022

THỪA TỰ PHÁP

Trong kinh Trung Bộ, Đức Thế Tôn có dạy rằng: "Này các tỳ kheo, các ngươi hãy là người thừa tự pháp của ta, đừng là người thừa tự tài vật"

Để lãnh hội những tinh hoa Phật pháp và có được chánh kiến, người cư sĩ phải siêng năng học hỏi giáo lý, ưa thích tìm hiểu Phật pháp. Sự học hỏi giáo lý cho thông suốt, gọi là thừa tự pháp.

Ví như một người con kế thừa sự nghiệp của ông cha, là phải biết được giá trị những gì mà ông cha đã để lại, cũng vậy, giáo pháp mà đấng từ phụ đã để lại, đệ tử xuất gia hay tại gia phải chuyên cần học tập để biết được giá trị của giáo pháp ấy, như thế mới đáng gọi là đệ tử thừa tự pháp.

Người cư sĩ học hỏi giáo lý bằng nhiều phương tiện, có thể bằng cách nghe chư Tăng thuyết Phật pháp.

Hoặc có thể học hỏi bằng cách nghiên cứu tham khảo kinh sách Phật giáo.

Hoặc có thể học hỏi bằng cách tìm gặp nhau để đàm luận Phật pháp.

Các cư sĩ thời xưa khi đến viếng thăm Đức Phật hay các vị Tỳ kheo, bao giờ họ cũng hoan hỷ nghe pháp, thiết tha học giáo pháp, như vua Pasenadi, ông Anāthapi ika, bà Visākhā v.v... Có vậy mới xứng đáng gọi là cư sĩ thừa tự pháp.

Tụng kinh Địa Tạng có oai lực như thế nào? 19/10/2022

TỤNG KINH ĐỊA TẠNG CÓ OAI LỰC NHƯ THẾ NÀO?

Oai lực của kinh Địa Tạng thể hiện rất rõ ràng. Trong đó, những uy lực có thể kể ra như giúp tiêu trừ tội chướng, được thân xinh đẹp, thoát kiếp nô lệ, siêu độ vong linh… Nhờ đó mà chúng ta được chư Phật, Bồ tát, chư Thiên… gia trợ hộ trì.

Tụng kinh Địa Tạng có oai lực như thế nào? Tụng kinh Địa Tạng có oai lực như thế nào? Tụng Kinh Địa Tạng giúp tiêu trừ tội chướng, được thân xinh đẹp, thoát nô lệ, siêu độ vong linh…

Tu tập theo hạnh nguyện Bồ tát Quán Thế Âm 13/10/2022

TU TẬP THEO HẠNH NGUYỆN BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

Bồ tát Quán Thế Âm là vị Bồ tát rất gần gũi với tất cả mọi người Phật tử Việt Nam. Ngài là hình tượng biểu trưng cho lòng từ bi, thương yêu, bảo bọc và che chở cho tất cả mọi loài. Hình tượng cùng với những hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm đã in sâu vào lòng người dân Việt, nhất là những người Phật tử.

Tu tập theo hạnh nguyện Bồ tát Quán Thế Âm Hạnh nguyện Bồ tát Quán Thế Âm tiêu biểu nhất là tâm từ bi của Ngài đối với muôn loài chúng sinh và hạnh nhẫn nhục Ba la mật.

Thiền tứ niệm xứ và tứ chánh cần 10/10/2022

TỨ NIỆM XỨ VÀ TỨ CHÁNH CẦN

Thực tập thiền Tứ niệm xứ để giải thoát, nghe đơn giản, nhưng việc thực tập rất quan trọng. Tứ niệm xứ quán là quán thân bất tịnh, quán thọ thì khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Chúng ta thực tập được như vậy thì tất cả các pháp không chi phối chúng ta, chúng ta được giải thoát.

Thiền tứ niệm xứ và tứ chánh cần Thiền Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần. Khi Phật tại thế, Ấn Độ chỉ có ba mùa, chư Tăng an cư mùa hạ, tức bốn tháng mùa mưa.

09/10/2022

KÍNH THƯA QUÝ PHẬT TỬ

Nhân dịp Lễ kỷ niệm Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia 19/9 Âm lịch, chùa Thiên Lộc tổ chức Lễ Ngũ Bách Danh vào ngày chủ nhật 21/9 Âm lịch, nhằm ngày 16/10/2022. Thời gian buổi sáng 7h – 10h, buổi chiều 14h – 17h.

Trân trọng kính mời quý Phật tử về chùa Thiên Lộc tham dự lạy Ngũ Bách Danh, để cùng nhau huân tập hạnh nguyện Bồ tát Quán Thế Âm, để cầu nguyện phước lành cho bản thân và gia đình. Cũng như nguyện cầu cho Quốc gia hưng thịnh, đất nước hòa bình, dịch bệnh tiêu trừ, nhân dân an lạc.

Kính chúc quý vị và gia quyến luôn an lạc trong ánh hào quang của mười phương chư Phật.

NAM MÔ TẦM THINH CỨU KHỔ CỨU NẠN LINH CẢM ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

28/09/2022

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA CÁC VỌNG NIỆM?

Vọng tâm, vọng niệm dễ sanh. Những phiền não, nghiệp chướng cũng dễ phát khởi. Do vì cảnh duyên bên ngoài trợ giúp mấy thứ đó phát triển, tăng trưởng. Mình ở trong thời mạt pháp, lấy sức người để tu hành cũng giống như ở nơi giữa dòng sông, chẳng những là nước mà lại có sóng lớn nữa, luôn luôn lúc nào cũng có sóng hết. Trong đó phải bơi lội thì việc đó cần cố gắng lắm mới được. Có cố gắng mới thành công.

Do đó, cần lập nguyện. Chí nguyện lớn sẽ giúp mình thêm cố gắng và vững chãi hơn ở đường đạo. Chí nguyện phải thật vững để giúp cho nghị lực, vì có chí nguyện ắt có nghị lực. Như thế mới vững vàng được ở nơi những luồng sóng dập dồn, nếu sơ suất liền bị chìm. Nói tiếng chìm, huynh đệ cần phải suy nghĩ cho kỹ.

Ở cõi ngũ trược này, phát chí nguyện phải dũng mãnh, nghị lực phải dũng mãnh. Ở trong cái khó mà tu tập thì hạnh đức cao vời. Khó thì dễ hư nhưng thành tựu được thì công cao. Do đó, trong kinh Duy Ma Cật nói: “Bồ-tát ở nơi cõi đời này, có những công đức mà nơi cõi khác không có được” chính là ý này vậy.

Huynh đệ biết khó thì phải cố gắng. Lập chí lập nguyện cố gắng vượt lên. Luôn luôn kiểm soát tâm ý của mình lẫn cả về hành động và lời nói. Kiểm soát nếu thấy không đúng thì sửa lại cho đúng. Ai cũng đều có lỗi, nhưng có lỗi mà biết sửa đổi thì thành tốt. Mong rằng chư huynh đệ đều nhất tâm, tinh tấn tu hành!

|Trích "Nhất tâm, tinh tấn, vững bền trong giáo pháp của Phật" - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịn

Want your place of worship to be the top-listed Place Of Worship in Ninh Bình?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Xin phát nguyện đời đời kiếp kiếp không nói lời hại người hại mình
LỄ SÁM HỐI HỒNG DANH Với sự hướng dẫn của Hòa thượng Thích Lệ Trang.#sám_hối
Duyên đến nên quý, duyên hết nên buôngHoa nở là hữu tình, hoa rơi là vô ýNgười đến là duyên khởi, người đi là duyên tànD...
Quay Về Nương Tựa
Chùa Thiên Lộc

Category

Address


Chùa Thiên Lộc, Xã Văn Phú, Huyện Nho Quan
Ninh Bình
430000

Other Buddhist Temples in Ninh Bình (show all)
Chùa Yên Duyên Chùa Yên Duyên
Thôn Hoàng Tiến/Xã Yên Đồng/Yên Mô/Ninh Bình
Ninh Bình

Chùa Yên Duyên là ngôi Chùa cổ nằm tại xã Yên Đồng với cây Đa gần 70 năm tuổi...

Cô Hoài An - Xem Bói Chỉ Tay Cô Hoài An - Xem Bói Chỉ Tay
Chùa Bái Đính Gia Sinh Gia Viễn Ninh Bình
Ninh Bình, 430000

Dây Chuyền Phật Bản Mệnh Chùa Bái Đính Ninh Bình Dây Chuyền Phật Bản Mệnh Chùa Bái Đính Ninh Bình
Bái Đính/Xã Gia Sinh, Gia Viễn
Ninh Bình, 430000

Thỉnh mặt Phật cho các gia chủ, có làm Lễ Trì Chú - Khai Quang theo thông tin Họ Tên, Ngày tháng năm sinh của từng gia chủ. Cầu Bình An, Tài Lộc may mắn Mặt Phật chế tác đá tự nhiê...

Chùa Thiện Hối Gia Viễn Chùa Thiện Hối Gia Viễn
8WM6+626, Gia Tân, Gia Viễn
Ninh Bình, 430000

Chùa Thiện Hối thuộc Xã Gia Tân, Huyện Gia Viễn, Ninh Bình

Chùa Long Vân Chùa Long Vân
Thôn Khê Hạ, Xã Yên Đồng, Huyện Yên Mô
Ninh Bình

Chùa Long Vân - Yên Đồng - Yên Mô - Ninh Bình

Chùa Phong Phú - Hoa Lư - Ninh Bình Chùa Phong Phú - Hoa Lư - Ninh Bình
8W5R+MJ4, Phong Phú, Hoa Lư
Ninh Bình, 430000

Là ngôi chùa cổ có từ thời nhà Đinh, nằm trong hệ thống chùa cổ Hoa Lư thuộc Ninh Bình

Nhang Vàng Tài Lộc - Thái Lan Chính Hãng Nhang Vàng Tài Lộc - Thái Lan Chính Hãng
Cố Đô/Hoa Lư
Ninh Bình

Nhang cuộn tàn đồng xu vàng lấp lánh - Thu Hút Tài Lộc mang lại Phú Quý cho gia chủ

Chùa Nhất Trụ- Hoa Lư- Ninh Bình Chùa Nhất Trụ- Hoa Lư- Ninh Bình
Ninh Bình

Ngôi chùa di tích.

Phu Tử gieo duyên Phu Tử gieo duyên
533 Phố 4
Ninh Bình, 430000

Có phước đức thì những nghịch cảnh, chướng duyên, trở ngại đến từ bên ngoài ít xảy ra, nhờ đó mới an

Chùa Lẽ - Hoa Lư - Ninh Bình Chùa Lẽ - Hoa Lư - Ninh Bình
7WVX+663, Xóm Quan Đồng X. Ninh Mỹ H, Hoa Lư
Ninh Bình, 08-TỈNHNINHBÌNH

Chùa Lẽ Thuộc Xã Ninh Mĩ Huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình

Phủ Chùa Dầu Phủ Chùa Dầu
Chùa Dầu, Xã Khánh Hòa, Huyện Yên Khánh
Ninh Bình, 430000

Phủ chùa Dầu là một ngôi chùa cổ, được xây dựng từ thời Vua Lý Thái Tông t

Cô Ngọc Hân Cô Ngọc Hân
Điện Thánh Mẫu/Gia Viễn/
Ninh Bình

Hữu Duyên Thiên Lý Năng Tương Ngộ Vô Duyên Đối Diện Bất Tương Phùng