Ngày Tết Việt Nam xưa và nay

Ngày Tết Việt Nam xưa và nay

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt Nam

22/12/2023

🧧 Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết Dương lịch và 50 ngày nữa thôi là đến Tết Nguyên đán, năm Giáp Thìn 2024... Một năm thuận buồm xuôi gió - may mắn, thành công.

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 21/12/2023

🧧 Với người Việt, Tết là lúc chúng ta gác lại mọi công việc để trở về với mái ấm gia đình, với quê hương, xóm làng, trang trọng thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên vào giây phút giao thừa, cùng nâng ly chúc nhau một năm mới tràn đầy sức khỏe và hạnh phúc. Với người Việt, Tết sum vầy mới đích thực là Tết trọn niềm vui.

📸 Photography: Võ Phước Thiện

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 18/12/2023

🎆 Mùa Xuân là mùa của những sắc mầu, vừa rực rỡ vừa trầm ấm. Từ nông thôn đến đô thị, đâu đâu cũng lung linh một cảnh sắc khác thường...

18/12/2023

🧧 Theo dòng thời gian, Tết Nguyên đán ít nhiều có những biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển xã hội, hoàn cảnh đất nước, lối sống con người nhưng ý nghĩa cốt lõi hầu như vẫn được lưu giữ. Đó là mừng năm mới với những hy vọng tốt lành, may mắn sẽ đến với mọi nhà, mọi người.

👉 Đó là giữ đạo lý Uống nước nhớ nguồn thông qua tục thờ cúng thần linh, tổ tiên, người thân đã mất trong dịp Tết. Từng lời nói, hành vi trong những ngày đầu năm đều hướng tới sự sạch sẽ, tinh tươm, tốt đẹp. Sự khởi đầu vui tươi lành mạnh trong mấy ngày Tết tạo cảm hứng, niềm tin về một năm may mắn, hanh thông cho nhiều người.

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 17/12/2023

🎆 Sản phẩm Set đồ gỗ 10 món trang trí ngày TẾT năm 2024, sử dụng để treo cây: Đào, Mai, Hồng, Quất...
📐 Kích thước:

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 12/12/2023

🎆 CHỈ CÒN 59 NGÀY NỮA THÔI LÀ ĐẾN TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024 - NĂM GIÁP THÌN

📆 Theo như lịch âm, năm 2024 sẽ là năm con Rồng (hay còn gọi là năm Giáp Thìn). Con Rồng này xếp vị trí thứ năm trong số 12 con giáp, đứng sau Tý, Sửu, Dần, Mão và đứng trước Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

👉 Năm con giáp này sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 1 năm 2024 và kết thúc vào ngày 29 tháng 1 năm 2025 theo lịch dương. Do đó, khác với năm 2023 năm Giáp Thìn là năm có số ngày trong năm ít hơn và chỉ khoảng 366 ngày.

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 11/12/2023

🧧 Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về mọi người lại tất bật với biết bao công việc lớn nhỏ, ai ai cũng mong muốn hoàn thành hết việc của năm cũ để nhẹ nhàng, thảnh thơi đón một năm mới vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.

📸 Photography: Paris Studio

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 05/12/2023

🧧 Chỉ còn 67 ngày nữa thôi là đến Tết Nguyên đán 2024...

01/12/2023

🧧 Đã bao giờ Bạn mong mình được trở lại ngày còn bé, bởi khi ấy ngày Tết thật thích, được ăn nhiều đồ ăn ngon, được bố mẹ mua cho quần áo mới, được nhận nhiều lì xì.

🎆 Nay Bạn đã trưởng thành, đã nhiều năm đi làm xa nhà. Đôi khi công việc bận rộn, đường xá xa xôi, về thăm bố mẹ cũng chẳng được mấy lần. Những lo toan cho tương lai, đôi khi Bạn chẳng mong Tết nữa. Tết trở nên thật “nặng nề”. Khi chưa thể sửa sang nhà cửa cho bố mẹ, chưa thể mua thật nhiều đồ chơi cho những nhóc em ở nhà…

🌾 Không khí Tết đã đến thật gần, khi mà những nụ đào đã nở, mai vàng đã khoe sắc. Một năm tuy có nhiều khó khăn và thăng trầm, nhưng thật hạnh phúc khi ta vẫn được còn bên nhau.

16/11/2023

🎋 Khi nhắc đến các phong tục tập quán truyền thống trong ngày Tết thì không thể nào bỏ qua ngày đưa Ông Táo về trời. Một phong tục đã quá quen thuộc với người Việt Nam, thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Xuất phát từ sự ngưỡng mộ về lòng chung thủy của Ông Táo nên người dân đã thờ cúng ông với ước nguyện ông sẽ luôn giữ sự nồng ấm, hạnh phúc cho gia đình mình.

🧨 Nhờ vào việc quanh năm ở trong bếp nên Ông Táo sẽ biết hết tất cả mọi việc tốt xấu của các thành viên trong gia đình, nên với mong muốn Ông Táo sẽ phù hộ và đem nguyện vọng của mình về chầu cho Ngọc Hoàng nên người Việt ta sẽ làm lễ tiễn đưa Ông Táo, thể hiện tấm lòng của mình để đưa Ông Táo về trời.

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 16/11/2023

🧧 Với người Việt, Tết vừa gần gũi, vừa linh thiêng. Gần gũi vì Tết là một sinh hoạt văn hóa mỗi năm một lần, gắn liền với những bước đường đời của con người ngay từ lúc sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Tết như cánh cửa thời gian khép lại một năm cũ qua đi để đón chào một năm mới với những rộn ràng, bâng khuâng, mong nhớ...

08/11/2023

🎬 📽️ 🎞️ PHIM NGẮN: SAN VIỆC NHÀ SẺ YÊU THƯƠNG

👉 Trước thực tế mỗi khi Tết đến - Xuân về, hàng trăm các đầu việc không tên từ bấy lâu nay đã đặt một áp lực vô hình lên những người phụ nữ của gia đình...

08/11/2023

🎆 Bánh chưng một món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết để dâng lên cúng ông bà tổ tiên. Các món ăn đặc trưng cho hương vị ngày Tết như: Thịt gà, xôi gấc, canh măng hầm giò, giò lụa, giò nạc, canh bóng, canh mọc, bát miến… và không thể thiếu đĩa bánh chưng xanh bắt mắt.

👉 Trong không khí ấm áp của mùa xuân, khói hương trầm thơm ngát, bên mâm cơm có đủ bánh chưng xanh, dưa hành, giò mỡ, thịt gà, giò lụa... Ông bà cùng con cháu thành kính thắp hương trước bàn thờ gia tiên, báo cáo với ông bà, tổ tiên những việc đã làm tốt trong năm, từ chuyện học hành, làm ăn đến chuyện tình cảm, hiếu nghĩa hay cả những luyến tiếc những việc chưa hoàn thành và niềm hy vọng về một năm mới thuận lợi, bình an...

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 08/11/2023

🧧 Mùa xuân tới, vạn vật sinh sôi, nảy nở, đua nhau khoe sắc khiến con người trở nên tươi mới, tâm hồn rạo rực với những niềm vui mới, với hy vọng mới, ước mơ mới và khởi đầu mới...

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 08/11/2023

🎋 Đậm đà hương vị Tết Việt...
📸 Hình ảnh: Ngon Food Photography

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 08/11/2023

🧧 Tết không chỉ là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam, mà đó còn là dịp những người con xa quê trở về quê hương, sum vầy cùng người thân, để sẻ chia và trao gửi yêu thương, để thắp nén nhang tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên, để truyền lại cho thế hệ mai sau những giá trị bất diệt của gia đình, tình thân.

🎆 Tết Việt, đặc sắc và độc đáo. Ăm ắp trong ấy là giá trị nhân văn sâu sắc của một dân tộc cần cù siêng năng lao động, là bản sắc văn hóa độc đáo của Quốc gia là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, là những triết lý nhân sinh giản dị mà sâu sắc của người Việt Nam.

05/11/2023
Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 05/11/2023

🌸 Hoa đào rừng nở rộ trên vùng cao, báo hiệu một mùa xuân nữa đang về...

04/11/2023

🧧 Khi nhắc đến các phong tục tập quán truyền thống trong ngày Tết thì không thể nào bỏ qua ngày đưa Ông Táo về trời. Một phong tục đã quá quen thuộc với người Việt Nam, thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Xuất phát từ sự ngưỡng mộ về lòng chung thủy của Ông Táo nên người dân đã thờ cúng ông với ước nguyện ông sẽ luôn giữ sự nồng ấm, hạnh phúc cho gia đình mình.

👉 Nhờ vào việc quanh năm ở trong bếp nên Ông Táo sẽ biết hết tất cả mọi việc tốt xấu của các thành viên trong gia đình, nên với mong muốn Ông Táo sẽ phù hộ và đem nguyện vọng của mình về chầu cho Ngọc Hoàng nên người Việt ta sẽ làm lễ tiễn đưa Ông Táo, thể hiện tấm lòng của mình để đưa Ông Táo về trời.

♨ Để hiểu sâu hơn về một trong những phong tục quen thuộc trong những ngày Tết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết và video ngày hôm nay nhé!

🎬 Thực hiện: Quỳnh Khang Media

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 04/11/2023

👉 Nét văn hóa ẩm thực tinh hoa của người Việt Nam, bánh chưng kết hợp với truyền thống và hiện đại tạo nên một hương vị riêng...

📸 Photography: Chocoo Studio

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 04/11/2023

🧧 CHỈ CÒN 58 NGÀY NỮA THÔI LÀ ĐẾN TẾT ÂM LỊCH VÀ 98 NGÀY NỮA LÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN NĂM 2024

👉 Năm 2024: Nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày, nghỉ lễ Quốc khánh 4 ngày.

🔖 Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 8662/VPCP-KGVX ngày 03/11/2023 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024.

🇻🇳 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 08/02/2024 đến hết ngày 14/02/2024 và nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/08/2024 đến hết ngày 03/09/2024.

✍ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp, người lao động về việc nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024.

📸 Photography: Cộng Studio

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 31/10/2023

🧧 Theo đó, năm Quý Mão 2023 là năm con Mèo với tổng cộng 384 ngày, như vậy nếu để bước sang Tết 2024 là năm Giáp Thìn thì tính từ 17/09/2023 (Âm lịch) là còn 101 ngày nữa đến Tết Nguyên đán.
📸 Photography: Mạnh Tài

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 24/10/2023

🐓 Ngày Tết nhà nhà đều làm những mâm cỗ cùng gà trống luộc được bày rất đẹp trên bàn với mong muốn cầu cho mọi hạnh phúc sẽ mang đến cho gia đình, người thân mình. Và để bày tỏ thành ý hơn người Việt thường chọn những con gà trống thiến cúng trong những ngày trọng đại này.

🧧 Làm mâm cỗ cúng ngày Tết là việc hệ trọng trong gia đình người Việt, đó không chỉ là phong tục cần phải lưu truyền mà còn thể hiện thành ý nhớ về tổ tiên, nhớ về cội nguồn, mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình nhân dịp năm mới. Chính lẽ đó mà gà trống cúng luôn được lựa chọn rất kỹ càng.

👉 Hiện nay người Việt nhất là tại thành thị đã không quan trọng việc chọn gà trống thường hay trống thiến khi cúng nữa nhưng với nhiều người, mong muốn cho sự ấm no hạnh phúc, người ta vẫn chọn lấy những con gà trống thiến ngon nhất để dâng cúng cho tổ tiên ngày Tết.

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 24/10/2023

🧧 Với người dân Việt Nam, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, trong nhà mà không có bánh chưng hẳn như sẽ thiếu đi cả cái không khí Tết. Cứ vào những ngày giáp Tết, các gia đình Việt lại có phong tục gói bánh chưng như duy trì một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời...

13/10/2023

🎬 📽️ 🎞️ PHIM NGẮN: ĐÓN TẾT VẸN TRÒN

🧧 Nhớ nhé con yêu, dù có đi nơi đâu, làm gì thì Tết vẫn làm mùa của sum họp. Tết đoàn viên là Tết vẹn tròn, ở đó luôn có ba, mẹ và những người thương yêu con và lớn lên cùng con...

🎆 Tết là mùa đoàn tụ, mùa của sự sum họp, là thời gian để mình dành cho bản thân sự vui vẻ để khởi đầu năm mới với nhiều điều vui hạnh phúc trong cuộc sống.Vậy nên dù thời gian có trôi đi, nhưng mỗi mùa Tết đến, không gian và thời gian ấy vẫn giữ được hương vị của những hồi tưởng trong ký ức tuổi thơ ngày nào, để giờ đây cảm xúc luôn được ấp ủ về một mùa hội tụ của tình nghĩa vợ chồng sắc son, tình mẫu tử thiêng liêng, tình bằng hữu bền vững.

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 13/10/2023

🍉 NHỮNG HƯƠNG VỊ LÀM NÊN TẾT VIỆT TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TA

“Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh”

Sáng sớm 27 Tết, khi đất trời miền Bắc nở rộ những cánh hoa đào, phương Nam rạng rỡ những cánh mai vàng cũng là lúc tiết xuân đã về. Tết không chỉ là dịp tuyệt vời để sum họp bên mâm cỗ, mà còn là dịp cùng nhau làm nên những món ăn quê hương giữ hồn cho Tết Việt.

Tết cổ truyền của người Việt bao đời nay gắn với nồi bánh chưng, bánh tét. Không ít gia đình vẫn còn duy trì thói quen gói bánh với mong muốn gìn giữ hương vị truyền thống Tết Việt. Những ngày cuối năm, mẹ bắt đầu gói bánh. Nếp được ngâm vài giờ, vớt ra để ráo nước và ngâm mềm đậu xanh. Thịt ba rọi cắt vuông được ướp gia vị thơm ngon cũng được bày ra để làm nhân bánh. Ba mang lá chuối ra gói bánh cho mẹ, còn đứa em thì thổi lửa chuẩn bị nước nấu bánh. Bên ngọn lửa bập bùng, cả nhà quay quần và trò chuyện rôm rả, kể về những chuyện đã qua và những dự định trong năm mới...

Theo phong tục của người Việt, trong ngày Tết, mọi người đến nhà thăm hỏi nhau và chúc Tết. Tân niên chúc phúc bà con xóm giềng cũng là nét văn hóa đặc sắc trong Tết Việt. Bàn trà nước cũng được trang hoàng thêm, bày biện bánh mứt hoa quả để đón khách đến chúc Tết. Mọi thứ đầy đặn để mong một năm sung túc cho gia đình.

Phong tục ngày Tết mang nét đẹp truyền thống. Dù bao thế hệ trôi qua, những người con đất Việt vẫn luôn mong gìn giữ và phát huy nét đẹp của cội nguồn. Dù xã hội có phát triển hiện đại thì những phong tục cổ truyền đậm nét vẫn được gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

📸 Hình ảnh: Chocoo Studio
✍ Thực hiện: Mai Vy

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 13/10/2023

🥮 Còn một chút dư âm của ngày rằm tháng 8 (Trung Thu 2023)...
📸 Photography: Nguyễn Đình Tròn

11/10/2023

🎬 📽️ 🎞️ PHIM NGẮN: NHÀ ĐẬU ĐÓN TẾT

🧧 Người Việt Nam có cội nguồn là cư dân nông nghiệp, nên từ xa xưa Tết không chỉ là lễ hội lớn nhất trong năm, mà còn là dịp tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn cội, tạ ơn trời đất cho vụ mùa bội thu.

🎆 Vào ngày đầu năm mới, con cháu quây quần bên mâm cơm gia đình kể cho nhau nghe chuyện của năm cũ, chúc nhau bước sang năm mới an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn...

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 11/10/2023

🧧 Mâm cỗ ngày xuân không chỉ đơn thuần là những món ăn ngon miệng mà còn là dịp để con cháu cùng ngồi lại, tâm tình những câu chuyện đã qua và trao nhau lời chúc tốt đẹp cho một năm mới đến.

🎆 Còn gì hạnh phúc hơn khi được cùng người thân, bạn bè nhâm nhi chén rượu ngày xuân, gạt mọi âu lo mà cùng nhau tận hưởng sắc xuân tràn đầy, lòng người phấn khởi.

06/10/2023

🎬 📽️ 🎞️ PHIM NGẮN: TẾT TRAO TIẾNG CƯỜI

🧧 Tết có thể thiếu bánh chưng - dưa hành - câu đối đỏ, có thể thiếu những bữa tất niên linh đình, có thể thiếu bao lì xì đỏ thắm nhưng làm sao thiếu được tiếng cười mỗi phút giây ta quây quần bên nhau, phải không?

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 04/10/2023

🧧 Vừa qua cái Tết năm 2023, mọi người đã bắt đầu nôn nao tìm hiểu xem năm 2024 là năm con gì, năm này sẽ hợp mệnh gì để có chuẩn bị trước cho tương lai. Năm 2024 sẽ là năm con rồng, theo thứ tự 12 con giáp Mão sẽ đến Thìn. Vì vậy, năm kế tiếp sẽ là Giáp Thìn.

🏮 Rồng là một trong những biểu tượng linh vật về sự tốt lành, đầy mạnh mẽ trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Thường được chỉ ra một tương lai tuyệt vời với nhiều điều may mắn đối với những người cầm tinh con rồng. Vì vậy, năm 2024 cũng sẽ là một năm rất tốt cho những người tuổi rồng đặc biệt là những em bé ra đời vào năm 2024.

🍉 Những người sinh vào năm 2024 thường sẽ nhân hậu, mềm mại, có sức chịu đựng bền bỉ và rất là tình nghĩa. Sẽ là trụ cột về tài vận, ít phụ thuộc vào gia đình, giỏi tự lực cánh sinh, tuổi trung niên mới có điều nổi bật, tài lộc đến, được người khác phái giúp đỡ nhiều.

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 04/10/2023

📆 Vậy là chỉ còn 89 ngày nữa thôi là đến Tết Dương lịch 2024 và 129 ngày Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam sẽ ùa về, trong không khí tiết trời mùa xuân... Tết Dương lịch chúng ta sẽ được nghỉ 3 ngày, do ngày 01/01/2024 là thứ hai, cộng với hai ngày cuối tuần, nên người lao động được nghỉ Tết Dương lịch 3 ngày liên tiếp.

03/10/2023

🧧 NGƯỜI VIỆT XA XỨ - TẾT VỀ CỒN CÀO NHỚ QUÊ HƯƠNG

Luôn nghĩ quê hương, hướng về tổ tiên và gia đình, hoài niệm hương vị Tết quê nhà là nỗi niềm chung của những người con xa xứ mỗi dịp Tết cổ truyền dân tộc.

🍉 Hoài niệm hương vị Tết quê hương:
Không khí đón Tết cổ truyền Việt Nam đang dần len lỏi vào khắp các phố phường, hương xuân ngập tràn trên cành mai vàng, đào thắm, hiện hữu ở dòng người hối hả chuẩn bị sắm Tết để đón chào một năm mới tốt lành.

Tết "gọi" những con người xa quê trở về, gọi những người bận rộn ngồi lại sum vầy bên mâm cơm gia đình, bên những chiếc bánh chưng xanh biếc, bên bàn trà nước, kẹo mứt nói cười râm ran, cùng những lời chúc may mắn, bình an thoảng khí xuân rộn ràng.

Thế nhưng, vì nhiều lý do mà hàng triệu kiều bào sinh sống và làm việc ở khắp nơi trên thế giới không thể trở về ăn Tết ở quê nhà. Với những người con xa xứ, Tết lại càng là nỗi nhớ khôn nguôi, là mong mỏi được trở về hơn bao giờ hết. Có lẽ vì vậy, dù có ở nơi đâu, đối với người Việt ở nước ngoài, ngày Tết cổ truyền của dân tộc vẫn luôn là một dịp hết sức quan trọng để hướng về quê hương, hướng về gia đình trong giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Nhớ và nhớ… là nỗi niềm chung của bất cứ người Việt nào không thể trở về vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Với những người xa quê, Tết ở Việt Nam là những ký ức rất xa xôi, nhưng vẫn chân thực và gần gũi. Đó là nỗi nhớ về bữa cơm gia đình có các món ăn quen thuộc thịt gà, giò nem, bánh chưng, nhớ mùi nước cây, mùi hương nhu mà mẹ thường nấu xông nhà, tắm xả xui ngày cuối năm.

Ngày nay, nhờ có công nghệ mà cái Tết xa quê dường như trở nên "gần" hơn. Thông qua các ứng dụng mạng xã hội trên điện thoại, chị Phạm Thị Liên (22 tuổi, thực tập sinh đang sinh sống và làm việc tại Kazo, Saitama, Nhật Bản) nhờ mẹ dạy cách làm mâm cơm với những món ăn quen thuộc và truyền thống trong ngày Tết, tuy không chuẩn như mẹ nấu nhưng vẫn mang đủ hương vị thân quen của quê nhà.

"Càng cận Tết, tôi càng nhớ và ‘thèm’ cảm giác được cùng mẹ dọn nhà, trang trí mâm ngũ quả, chuẩn bị mâm cơm cúng ông bà tổ tiên chiều 30 Tết. Tôi nhớ nhất là khoảnh khắc mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, cùng xem Táo quân, chuyện trò vui vẻ, quên đi hết những mệt mỏi bộn bề cuộc sống mà 1 năm qua đã trải qua, cùng nhau đón khoảnh khắc năm mới đến. Mọi người thường bảo lớn lên sẽ thấy Tết nhạt dần, thế nhưng với tôi, khi xa nhà mới thấy trân quý Tết cổ truyền đến nhường nào", chị Liên chia sẻ.

Không những vậy, chị Liên còn giới thiệu cho đồng nghiệp cùng công ty những video, hình ảnh về những nét đẹp văn hoá cổ truyền trong ngày Tết ở Việt Nam. Hầu hết mọi người đều cảm thấy ấn tượng về phiên chợ Tết nhộn nhịp và náo nhiệt, tò mò về những phong tục độc đáo, về chiếc bánh chưng xanh, hộp mứt quả nhiều màu có thể bắt gặp ở bất cứ gia đình người Việt nào dịp Tết cổ truyền.

Cũng bởi ý nghĩa Tết là đoàn viên, sum vầy nên người Việt sống ở nước ngoài luôn muốn tụ họp, cùng nhau đón Tết. Để nhớ về hương vị Tết ở quê nhà, chị Liên cùng nhiều thực tập sinh khác cũng tự gói bánh chưng, mua cành đào, mua hoa quả về bày mâm ngũ quả và chế biến những món ăn quen thuộc không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam. Mọi người cùng quây quần bên nhau, sẻ chia về guồng quay bon chen, sự vất vả của cuộc sống nơi xứ người, rủ nhau đi lễ chùa và xin quẻ, cầu một năm mới sức khỏe, bình an.

🎋 Giữ gìn nét đẹp Tết cổ truyền nơi xứ người:
Từ nhỏ đã được bố mẹ dạy bảo tỉ mỉ và tham gia chuẩn bị Tết cho cả nhà, vậy nên mặc dù sinh sống và làm việc tại Bắc Kinh (Trung Quốc) gần 20 năm, chị Đỗ Hồng Hạnh (41 tuổi) vẫn giữ truyền thống đón Tết Việt.

Với chị, càng sống lâu ở nước ngoài càng trân quý bản sắc văn hóa Việt Nam. Vì vậy, chị Hạnh cùng một số bạn bè người Việt thường tổ chức các buổi giao lưu, giới thiệu về một số nét đẹp văn hóa Việt Nam cho các con của mình. Nhìn những đứa trẻ háo hức tìm hiểu về mâm ngũ quả, về bánh chưng, hoa đào, hoa mai; cùng ba mẹ làm một số món ăn thuần Việt khiến cho không ít người con xa xứ như chị Hạnh cảm thấy ấm lòng.

Sáng 30 Tết, chị Hạnh đi chợ mua hoa và trang trí nhà cửa, nấu bữa cơm tất niên như làm nem, canh măng, nấu bóng thả như ở Việt Nam, các con dọn dẹp nhà cửa... Có lẽ, chị Hạnh cũng giống như bất cứ người Việt Nam xa xứ nào đều có một nỗi niềm đau đáu là làm sao để Tết cổ truyền không mai một mà tiếp tục được nuôi dưỡng, truyền lại cho các thế hệ con em mình.

Cùng suy nghĩ đó, bà Nguyễn Hạnh (58 tuổi, San Antonio - Mỹ) luôn trăn trở về việc giáo dục con cháu về văn hóa Việt Nam, đặc biệt là những nét đẹp cổ truyền trong dịp Tết Nguyên đán. "Mỗi khi nhìn thấy cây đào trước nhà ra hoa dịp đầu năm, tôi như cảm thấy được hương vị Tết Việt ngay cả khi ở xa quê hàng nghìn km. Ẩm thực Việt luôn đem đến cho tôi những cảm xúc tuyệt vời nhất vì chúng gắn liền với ký ức tuổi thơ. Vì vậy, nhiều khi phải bỏ rất nhiều thời gian để chuẩn bị và nấu nướng, tôi vẫn muốn thông qua các món ăn dân dã, truyền thống của Việt Nam trong dịp Tết như bánh chưng, nem cuốn, canh bóng… để giới thiệu cho con cháu những nét văn hóa người Việt”, bà Hạnh bộc bạch.

Đón Tết Việt ở nước ngoài, có thể không có hoa mai hoa đào, thiếu đi bánh chưng xanh, hay cơn mưa xuân lất phất… nhưng có lẽ, trong lòng những người con Việt Nam vẫn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện giữa con người và đất trời trong thời khắc thiêng liêng nơi quê nhà.

"Đối với tôi, Tết không chỉ là thời điểm tạm biệt năm cũ, đón một năm mới sang mà còn là dịp để cho con cháu biết về nguồn gốc văn hóa nguồn cội dù đang ở nơi xứ người. Vì vậy, tôi vẫn cố gắng giữ những nếp Tết xưa cũ, cùng các con gói bánh chưng, làm bữa cơm tất niên, diện những bộ áo dài truyền thống, cùng đón Giao thừa. Với tôi, đó là cách để gắn bó với quê hương, giúp các con nhớ về cội nguồn của mình", chị Hạnh chia sẻ.

✍ Theo: Bạch Hiền

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 03/10/2023

🧧 BÁNH CHƯNG - BIỂU TƯỢNG TRUYỀN THỐNG ẨM THỰC NGÀY TẾT VIỆT NAM

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Đó là đôi câu đối thân quen khi nói về những nét đặc trưng nhất trong ngày Tết nguyên đán của người Việt từ bao đời nay. Trong đó, chiếc bánh chưng xanh đã trở thành biểu tượng ẩm thực truyền thống mỗi dịp Tết của cả dân tộc và được bạn bè khắp năm châu biết đến.

Với người dân Việt Nam, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, trong nhà mà không có bánh chưng hẳn như sẽ thiếu đi cả cái không khí Tết. Cứ vào những ngày giáp Tết, các gia đình Việt lại có phong tục gói bánh chưng như duy trì một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời. Ngoài ra, người Việt cũng gói bánh chưng trong ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch.

Theo quan niệm từ thời xa xưa, chiếc bánh chưng của người Việt có hình vuông, tượng trưng cho đất. Bánh chưng được làm từ gạo nếp trắng ngần với phần nhân có đậu xanh, thịt mỡ, hành, tiêu… Tất cả được bọc trong lớp lá d**g xanh mướt và được buộc chặt bằng những sợi lạt mềm dẻo với tạo hình vuông vức, đẹp mắt.

Người Việt Nam từ xa xưa đã sống trong nền văn hóa lúa nước, phải phụ thuộc thiên nhiên rất nhiều. Vì thế, chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Không chỉ thế, bánh chưng ngày Tết còn được bày lên bàn thờ cúng để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với tổ tiên cùng những người đã khuất. Bánh chưng cũng là món quà biếu Tết ý nghĩa mà người Việt thường dùng để đi biếu người quen, họ hàng hoặc được bày cùng các vật dụng khác trên mâm ngũ quả ngày Tết để thể hiện cho sự tương sinh tương khắc trong ngũ hành.

Thấy bánh chưng là thấy Tết! Vậy nên người Việt dù ở đâu, làm gì, vẫn luôn mong ngóng được trở về quây quần bên gia đình, cùng nhau học cách làm bánh chưng hay ngồi canh nồi bánh sôi sục, nóng hổi trên bếp lửa để cảm nhận không khí Tết đang ùa về. Cùng kể nhau nghe những câu chuyện xưa cũ rồi hít hà mùi hương thơm lừng hòa quyện từ lá d**g, gạo nếp cái hoa vàng cùng vị ngọt bùi của đậu xanh, vị ngậy béo của nhân thịt trong chiếc bánh chưng - hương vị Tết không thể lẫn vào đâu được.

Trong tâm thức của người Việt và được sử sách truyền lại cho con cháu đời sau, bánh chưng ra đời bắt nguồn từ truyền thuyết Lang Liêu và gắn với sự tích “Bánh chưng bánh dày”.

Tương truyền vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, đất nước thái bình nên vua muốn truyền ngôi cho con bèn bảo rằng: “Ai đem lễ vật hợp với ý của ta đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Trong khi các hoàng tử khác đua nhau đi tìm của ngon, vật lạ thì chỉ có Lang Liêu vì mẹ mất sớm, gia cảnh khó khăn nên lo lắng không biết chuẩn bị gì. Sau một đêm nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi sống con người và có thể ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời và lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”.

Lang Liêu tỉnh dậy và thực hiện đúng như những lời được chỉ bảo trong giấc mơ. Chàng lựa những hạt nếp trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem luộc chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày. Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại để mang lễ vật đến cúng Tổ tiên. Giữa rất nhiều sơn hào hải vị, Vua Hùng chỉ hài lòng duy nhất với món bánh chưng và bánh dày của Lang Liêu và truyền ngôi cho chàng. Từ đó về sau, hàng năm cứ mỗi dịp giỗ Tổ Vua Hùng và vài dịp Tết, người dân lại làm bánh chưng bánh dày để tưởng nhớ công ơn vua Hùng và bày tỏ lòng thành với Tổ tiên.

Photos from Ngày Tết Việt Nam xưa và nay's post 28/09/2023

🥮 Một mùa Trung thu nữa lại đến, tạm biệt mùa hè tiết trời đang dần mát dịu hơn cho đêm hội trăng rằm tháng 8 thêm sôi động, náo nhiệt. Chúc các bé thiếu nhi có nhiều sức khỏe, học giỏi, chăm ngoan, làm được thật nhiều việc tốt và mãi luôn là con ngoan trò giỏi - cháu ngoan Bác Hồ.

Want your establishment to be the top-listed Arts & Entertainment in Phúc Yên?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

🎋 Khi nhắc đến các phong tục tập quán truyền thống trong ngày Tết thì không thể nào bỏ qua ngày đưa Ông Táo về trời. Một...
🎬 📽️ 🎞️ PHIM NGẮN: SAN VIỆC NHÀ SẺ YÊU THƯƠNG 👉 Trước thực tế mỗi khi Tết đến - Xuân về, hàng trăm các đầu việc không tê...
🧧 Khi nhắc đến các phong tục tập quán truyền thống trong ngày Tết thì không thể nào bỏ qua ngày đưa Ông Táo về trời. Một...
PHIM NGẮN: ĐÓN TẾT VẸN TRÒN
PHIM NGẮN: NHÀ ĐẬU ĐÓN TẾT
PHIM NGẮN: TẾT TRAO TIẾNG CƯỜI
HƯƠNG VỊ BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT
HƯỚNG DẪN LÀM CHÚ CHÓ BƯỞI
BÁNH TRUNG THU GODEN PASTRY
LỄ HỘI TRUNG THU LỚN NHẤT VIỆT NAM TẠI TUYÊN QUANG
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÁNH DẺO TRUYỀN THỐNG
BÁNH TRUNG THU TIRAMISU

Telephone

Address


Đường Hai Bà Trưng, Phường Hùng Vương
Phúc Yên
280000

Other Phúc Yên arts & entertainment (show all)
Tết Village DAI LAI Tết Village DAI LAI
Phúc Yên, 15912

Tet Village is a retreat that nestles in Dailai's lush natural landscape. With our unique lodges and