Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục Mầm non và Phổ thông

Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Vi?

Photos from Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục Mầm non và Phổ thông's post 30/05/2023

😍 LIVESTREAM “TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018: ĐỔI MỚI TRONG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC” 😍
Buổi livestream là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông.

Tiếp nối chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông, Livestream “TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018: ĐỔI MỚI TRONG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC” đã diễn ra vào sáng Chủ Nhật (07/05/2023) với sự tham gia của ThS. Kim Mạnh Tuấn, Giảng viên Khoa Quản lý Giáo dục, Trường ĐHGD - ĐHQGHN và TS. Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tại buổi livestream, các diễn giả đến đã trao đổi về nội dung về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường phổ thông. Đặc biệt các diễn giả cũng có những chia sẻ và giải đáp giúp giáo viên hiểu rõ hơn những vấn đề trong việc dạy học phân hóa, đổi mới trong việc kiểm tra, đánh giá, phát triển chuyên môn cho dội ngũ Giáo viên.

Các ý kiến trao đổi của các diễn giả đã mang lại cho các giáo viên trên toàn quốc những kiến thức bổ ích về chương trình, nhằm đáp ứng nhu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Buổi livestream quy tụ hơn 2500 giáo viên, phụ huynh và các em học sinh tham gia qua các nền tảng Facebook, Youtube và Zoom meeting.

Các thầy cô có thể xem lại tại:
Youtube của VNU: https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN
Facebook: https://www.facebook.com/VNU.DHQG
Và tương tác trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trên Kênh trực tuyến tại:
https://hotrotieuhoc.vnu.edu.vn/
Thông tin cập nhật, thảo luận nhanh tại Zalo group: https://zalo.me/g/mqbnpd749

04/05/2023

🚩LIVESTREAM “TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018: ĐỔI MỚI TRONG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC”

🔔 Buổi livestream "Triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đổi mới trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông.

🔔 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: "tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh".

🔔 Không chỉ chia sẻ về các kiến thức liên quan đến dạy học, chuyên môn, với số livestream tuần này, Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông mang đến nội dung về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục, hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường phổ thông.

🔔 Các ý kiến trao đổi của các diễn giả được mong đợi sẽ mang lại cho các giáo viên trên toàn quốc những kiến thức bổ ích về đổi mới trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục, những kinh nghiệm thực tiễn tại các trường phổ thông đã triển khai hoạt động quản trị hoạt động dạy học, giáo dục, đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn để đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kinh nghiệm lãnh đạo dạy học/quản trị hoạt động dạy học - kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới.

🔔 Buổi LIVESTREAM dự kiến diễn ra với sự tham gia đồng hành của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục:
1. ThS. Kim Mạnh Tuấn, Giảng viên Khoa Quản lý Giáo dục, Trường ĐHGD - ĐHQGHN.
2. TS. Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, Hà Nội.

🔔 Thời gian: 9h00 – 11h00 Sáng Chủ nhật, ngày 07/05/2023

‼ Thông tin phòng họp trực tuyến:
https://zoom.us/j/6747136052

🔔 Meeting ID: 674 713 6052 (Passwords: 1)
https://www.facebook.com/VNU.DHQG
https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN

03/04/2023

📌[Trực tiếp lúc 11h00 ngày 5/4]: Vì sao nên chọn Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội)?
⏰[VOV2] - Chương trình phát thanh trực tiếp tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) diễn ra lúc 11H00 thứ Tư ngày 5/4 trên sóng VOV2 (Đài Tiếng nói Việt Nam); Trực tuyến trên trang vov2.vn và livestream trên Fanpage VOV2 cuộc sống muôn màu.
💁‍♀️Để giúp học sinh lớp 12 THPT định hướng nghề nghiệp phù hợp cũng như những cơ hội khi xét tuyển vào Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) năm 2023, PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng Khoa Sư phạm (Trường Đại học Giáo dục) và PGS.TS Trần Thành Nam, Trưởng Khoa các Khoa học Giáo dục (Trường Đại học Giáo dục) sẽ trực tiếp tư vấn, chia sẻ tới thí sinh trong Chương trình Diễn đàn VOV2.
👀Thông tin chi tiết có tại: https://vov2.vov.vn/giao-duc-dao-tao/truc-tiep-luc-11h00-ngay-54-vi-sao-nen-chon-dai-hoc-giao-duc-dhqg-ha-noi-41217

22/02/2023

Nội dung chương trình tọa đàm "Giáo dục và hệ sinh thái AI- GPT: Cơ hội và thách thức" hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến!!!

Thời gian: Từ 8h00 đến 12h00, thứ Năm, ngày 23/02/2023
Địa điểm: Phòng 401, Nhà G7, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
Link dự Hội thảo Online:
https://zoom.us/j/99719393501
(ID cuộc họp: 997 1939 3501 ko cần pass)

Toạ đàm gồm 08 báo cáo chính:

1. Các xu hướng tác động AI đến Giáo dục
- GS.TS. Hồ Tú Bảo, Viện nghiên cứu cao cấp về Toán

2. Nguyên lý vận hành của AI-GPT hiện nay (Chat, Check. Search..)
- TS. Trần Quốc Long, Giám đốc Viên AI, Trường ĐHCN, ĐHQGHN

3. ChatGPT từ góc nhìn giáo dục
- TS. Tôn Quang Cường, Khoa CNGD, Trường ĐHGD, ĐHQGHN

4. Sử dụng ChatGPT trong dạy học các môn Toán và KHTN triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018
- PGS.TS. Nguyễn Chí Thành, ThS. Đặng Minh Tuấn, Khoa Sư phạm, Trường ĐHGD, ĐHQGHN

5. Tác động của AI-GPT tới công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và tư vấn trong trường đại học
-PGS.TS. Trần Thành Nam, PGS.TS. Trần Văn Công, Khoa CKHGD, Trường ĐHGD, ĐHQGHN

6. Cá nhân hóa giáo dục trong kỷ nguyên của Trí tuệ nhân tạo
-Nguyễn Ngọc Quế, Công ty TNHH Edmicro

7. AI-GPT: cơ hội và thách thức cho hoạt động đánh giá trong giáo dục
-PGS.TS. Vũ Trọng Lưỡng, Khoa QTCL, Trường ĐHGD, ĐHQGHN

8. Một số thách thức từ ChatGPT đối với quản trị cơ sở giáo dục phổ thông
-TS. Kim Mạnh Tuấn, Khoa QLGD, Trường ĐHGD, ĐHQGHN

Xin mời anh chị em đồng nghiệp, anh chị em phóng viên quan tâm tham dự. Trân trọng!

Photos from Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục Mầm non và Phổ thông's post 11/01/2023

😍 LIVESTREAM “DẠY HỌC MÔN TOÁN CẤP THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” 😍

Buổi livestream là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông.

Tiếp nối chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông, Livestream “DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” đã diễn ra vào sáng Chủ Nhật (25/12/2022) với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Chí Thành và Cô giáo Phạm Thu Hà, giáo viên giảng dạy môn Toán - Trường THCS Nguyễn Trãi, Hà Đông.

Tại buổi livestream, các diễn giả đến đã trao đổi về nội dung chương trình môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất và có cấu trúc dựa trên sự phối hợp cả cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần).

Đặc biệt các diễn giả cũng có những chia sẻ và giải đáp giúp giáo viên hiểu rõ hơn cách xây dựng kế hoạch bài dạy môn học cũng như đề xuất khắc phục các khó khăn thách thức trong thực tế khi triển khai các tiết học Toán.

Các ý kiến trao đổi của các diễn giả đã mang lại cho các giáo viên trên toàn quốc những kiến thức bổ ích về chương trình, sách giáo khoa nhằm đáp ứng nhu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Buổi livestream quy tụ nhiều giáo viên, phụ huynh và các em học sinh tham gia qua các nền tảng Facebook, Youtube và Zoom meeting.

Các thầy cô có thể xem lại tại:
Youtube của VNU: https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN
Facebook: https://www.facebook.com/VNU.DHQG
Và tương tác trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trên Kênh trực tuyến tại:
https://hotrotieuhoc.vnu.edu.vn/
Thông tin cập nhật, thảo luận nhanh tại Zalo group: https://zalo.me/g/mqbnpd749

06/01/2023

🔔 LIVESTREAM “DẠY HỌC MÔN TOÁN CẤP THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” 🔔

🔔Buổi livestream "DẠY HỌC MÔN TOÁN CẤP THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông.

🔔 Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM.

🔔 Nội dung chương trình môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất và có cấu trúc dựa trên sự phối hợp cả cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần).

🔔 Các ý kiến trao đổi của các diễn giả được mong đợi sẽ mang lại cho các giáo viên trên toàn quốc những kiến thức bổ ích về dạy học theo chương trình môn Toán 2018, tập trung cấp THCS.

🔔 Buổi LIVESTREAM dự kiến diễn ra với sự tham gia đồng hành của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục:

1. PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng Khoa Sư phạm - Trường ĐHGD - ĐHQGHN.

2. Cô giáo Phạm Thu Hà, giáo viên giảng dạy môn Toán - Trường THCS Nguyễn Trãi, Hà Đông.


Thời gian: 14h00 – 16h00 Chiều Chủ nhật, ngày 08/01/2023
📌📌📌
Thông tin phòng họp trực tuyến:
https://zoom.us/j/6747136052
📌📌📌
Meeting ID: 674 713 6052 (Passwords: 1)
https://www.facebook.com/VNU.DHQG
https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN

Photos from Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục Mầm non và Phổ thông's post 28/12/2022

😍 LIVESTREAM "DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” 😍

Buổi livestream là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông.

Tiếp nối chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông, Livestream “DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” đã diễn ra vào sáng Chủ Nhật (25/12/2022) với sự tham gia của TS. Phạm Thị Thu Hiền, giảng viên Khoa Sư phạm Trường ĐHGD – ĐHQGHN và Cô giáo Trần Khánh Hà, giáo viên Ngữ Văn Trường liên cấp Newton 5.

Tại buổi livestream, các diễn giả đến đã trao đổi về đặc điểm môn Ngữ văn với những yêu cầu cần đạt, cũng như những những điều cần lưu ý khi xây dựng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực của người học.

Đặc biệt các diễn giả cũng có những chia sẻ và giải đáp giúp giáo viên hiểu rõ hơn cách xây dựng kế hoạch bài dạy môn học cũng như đề xuất khắc phục các khó khăn thách thức trong thực tế khi triển khai các tiết học Ngữ văn.

Các ý kiến trao đổi của các diễn giả đã mang lại cho các giáo viên trên toàn quốc những kiến thức bổ ích về chương trình, sách giáo khoa nhằm đáp ứng nhu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Buổi livestream quy tụ 25000 giáo viên, phụ huynh và các em học sinh tham gia qua các nền tảng Facebook, Youtube và Zoom meeting.

Các thầy cô có thể xem lại tại:
Youtube của VNU: https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN
Facebook: https://www.facebook.com/VNU.DHQG
Và tương tác trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trên Kênh trực tuyến tại:
https://hotrotieuhoc.vnu.edu.vn/
Thông tin cập nhật, thảo luận nhanh tại Zalo group: https://zalo.me/g/mqbnpd749

24/12/2022

Hẹn gặp các thầy cô giáo và các bạn sinh viên vào sáng mai nhé.

🔔 LIVESTREAM “DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” 🔔

�🔔Buổi livestream “DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông.

🔔 Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

🔔 Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,... Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực chuyên biệt, cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

🔔 Các ý kiến trao đổi của các diễn giả được mong đợi sẽ mang lại cho các giáo viên trên toàn quốc những kiến thức bổ ích về dạy học theo chương trình môn Ngữ văn 2018, tập trung ở hai cấp THCS và THPT.

🔔 Buổi LIVESTREAM dự kiến diễn ra với sự tham gia đồng hành của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục:

1.TS Phạm Thị Thu Hiền - Giảng viên Khoa Sư phạm - Trường ĐHGD - ĐHQGHN.

2.Cô giáo Trần Khánh Hà, Cựu SV khoá QH-2017S - chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn - Trường ĐH Giáo dục, hiện là giáo viên Ngữ văn tại Trường liên cấp Newton 5.


Thời gian: 8h30 – 11h00 sáng Chủ nhật, ngày 25/12/2022
📌📌📌
Thông tin phòng họp trực tuyến:
https://zoom.us/j/6747136052
📌📌📌
Meeting ID: 674 713 6052 (Passwords: 1)
https://www.facebook.com/VNU.DHQG
https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN

21/12/2022

🔔 LIVESTREAM “DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” 🔔


🔔Buổi livestream “DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông.

🔔 Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

🔔 Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,... Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực chuyên biệt, cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

🔔 Các ý kiến trao đổi của các diễn giả được mong đợi sẽ mang lại cho các giáo viên trên toàn quốc những kiến thức bổ ích về dạy học theo chương trình môn Ngữ văn 2018, tập trung ở hai cấp THCS và THPT.

🔔 Buổi LIVESTREAM dự kiến diễn ra với sự tham gia đồng hành của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục:

1.TS Phạm Thị Thu Hiền - Giảng viên Khoa Sư phạm - Trường ĐHGD - ĐHQGHN.

2.Cô giáo Trần Khánh Hà, Cựu SV khoá QH-2017S - chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn - Trường ĐH Giáo dục, hiện là giáo viên Ngữ văn tại Trường liên cấp Newton 5.


Thời gian: 8h30 – 11h00 sáng Chủ nhật, ngày 25/12/2022
📌📌📌
Thông tin phòng họp trực tuyến:
https://zoom.us/j/6747136052
📌📌📌
Meeting ID: 674 713 6052 (Passwords: 1)
https://www.facebook.com/VNU.DHQG
https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN

Photos from Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục Mầm non và Phổ thông's post 01/11/2022

LIVESTREAM "DẠY HỌC PHÁT TRIỂN MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ, CẤP THCS”

Buổi livestream là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông.

Tiếp nối chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông, Livestream “DẠY HỌC PHÁT TRIỂN MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ, CẤP THCS” đã diễn ra vào sáng Chủ Nhật (30/10/2022) với sự tham gia của TS. Nguyễn Phùng Tám, giảng viên Trường ĐHGD – ĐHQGHN và Thầy giáo Bùi Quang Huy, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tại buổi livestream, các diễn giả đến đã trao đổi về đặc điểm môn học Lịch sử và Địa lý với những yêu cầu cần đạt, cũng như những những điều cần lưu ý khi xây dựng hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lý theo định hướng phát triển năng lực của người học.

Đặc biệt các diễn giả cũng có những chia sẻ và giải đáp giúp giáo viên hiểu rõ hơn cách xây dựng kế hoạch bài dạy môn học cũng như đề xuất khắc phục các khó khăn thách thức trong thực tế khi triển khai môn học Lịch sử và Địa lý.

Các ý kiến trao đổi của các diễn giả đã mang lại cho các giáo viên trên toàn quốc những kiến thức bổ ích về chương trình, sách giáo khoa nhằm đáp ứng nhu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Buổi livestream với số lượng lớn giáo viên, phụ huynh và các em học sinh tham gia qua các nền tảng Facebook, Youtube và Zoom meeting.

Các thầy cô có thể xem lại tại:
Youtube của VNU: https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN
Facebook: https://www.facebook.com/VNU.DHQG
Và tương tác trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trên Kênh trực tuyến tại:
https://hotrotieuhoc.vnu.edu.vn/
Thông tin cập nhật, thảo luận nhanh tại Zalo group: https://zalo.me/g/mqbnpd749

27/10/2022

DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ CẤP THCS

😍 Buổi livestream là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông.

🚩 Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới 2018, môn Lịch sử và Địa lí là môn học mới (so với chương trình giáo dục 2006), là môn học nối tiếp từ môn học cùng tên ở các lớp 4, 5 của cấp Tiểu học. Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc ở các lớp 6, 7, 8 và 9 của cấp THCS và là môn tự chọn 2 ở các lớp 10 và lớp 11 của THPT.

🚩 Trên thế giới môn môn Lịch sử và Địa lí được học ở các lớp và các cấp học khác nhau, tên gọi và tiêu chí xây dựng và mức độ tích hợp có khác nhau nhưng xu hướng chung là tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hoá dần ở các lớp trên. Trong chương trình giáo dục 2018, giáo dục môn Lịch sử và Địa lí với chủ trương là một môn học có tính liên môn ở THCS và phân hoá sâu thành các môn ở THPT là phù hợp với xu hướng chung trên thế giới, trong đó có nhiều nước giáo dục phát triển.

❗ Giáo dục môn Lịch sử và Địa lí đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại.
Buổi livestream được diễn ra với sự đồng hành của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục:
1. TS. Nguyễn Phùng Tám, giảng viên Trường ĐHGD - ĐHQGHN.
2. Thầy giáo Bùi Quang Huy, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

🔔 Thời gian: 8h30 – 11h00 sáng Chủ nhật, ngày 30/10/2022
🔔 Thông tin phòng họp trực tuyến:
https://zoom.us/j/6747136052
🔔 Meeting ID: 674 713 6052 (Passwords: 1)
https://www.facebook.com/VNU.DHQG
https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN

Photos from Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục Mầm non và Phổ thông's post 27/09/2022

LIVESTREAM "DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN”
Buổi livestream là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông.

Tiếp nối chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông, Livestream “DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN” đã diễn ra vào sáng Chủ Nhật (25/09/2022) với sự tham gia của PGS.TS. Mai Văn Hưng, giảng viên cao cấp trường ĐHGD - ĐHQGHN và Cô giáo Đào Thị Luân, Tổ phó chuyên môn tổ KHTN Trường THCS Thanh Xuân.

Tại buổi livestream, các diễn giả đến đã trao đổi về đặc điểm môn học khoa học tự nhiên với những yêu cầu cần đạt, cũng như những những điều cần lưu ý khi xây dựng hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực của người học.

Đặc biệt các diễn giả cũng có những chia sẻ và giải đáp giúp giáo viên hiểu rõ hơn cách xây dựng kế hoạch bài dạy môn học cũng như đề xuất khắc phục các khó khăn thách thức trong thực tế khi triển khai môn học Khoa học tự nhiên.

Các ý kiến trao đổi của các diễn giả đã mang lại cho các giáo viên trên toàn quốc những kiến thức bổ ích về chương trình, sách giáo khoa nhằm đáp ứng nhu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Buổi livestream với số lượng gần 5000 giáo viên, phụ huynh và các em học sinh tham gia qua các nền tảng Facebook, Youtube và Zoom meeting.

Các thầy cô có thể xem lại tại:
Youtube của VNU: https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN
Facebook: https://www.facebook.com/VNU.DHQG
Và tương tác trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trên Kênh trực tuyến tại:
https://hotrotieuhoc.vnu.edu.vn/
Thông tin cập nhật, thảo luận nhanh tại Zalo group: https://zalo.me/g/mqbnpd749

21/09/2022

🤩 LIVESTREAM "DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN” 🤩
🎉 Buổi livestream là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến Hỗ trợ Giáo dục Mầm non và Phổ thông.

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới 2018, môn Khoa học Tự nhiên là môn học mới (so với chương trình giáo dục hiện hành), là môn học tích hợp phát triển từ môn “Tìm hiểu tự nhiên” ở các lớp 4, 5. Khoa học Tự nhiên là môn học bắt buộc ở các lớp 6, 7, 8 và 9 của THCS và là môn tự chọn 2 ở các lớp 10 và lớp 11 của THPT.

Giáo dục Khoa học Tự nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc giáo dục nhân cách của học sinh, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.

Trên thế giới môn học Khoa học Tự nhiên được học ở các lớp và các cấp học khác nhau, tên gọi và tiêu chí xây dựng và mức độ tích hợp có khác nhau nhưng xu hướng chung là tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hoá dần ở các lớp trên. Trong chương trình giáo dục 2018, giáo dục Khoa học Tự nhiên với chủ trương tích hợp thành một môn học ở THCS và phân hoá sâu thành các môn ở THPT là phù hợp với xu hướng chung trên thế giới, trong đó có nhiều nước giáo dục phát triển.

Giáo dục Khoa học Tự nhiên là tạo cơ hội cho học sinh được quan sát, thực nghiệm; tìm hiểu và khám phá khoa học; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn; thông qua đó phát triển các phẩm chất và năng lực.

🎉 Buổi livestream được diễn ra với sự đồng hành của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục:
1. PGS.TS. Mai Văn Hưng, giảng viên cao cấp trường ĐHGD - ĐHQGHN.
2. Cô giáo Đào Thị Luân, Tổ phó chuyên môn tổ KHTN Trường THCS Thanh Xuân.

🔔 Thời gian: 8h30 – 11h00 sáng Chủ nhật, ngày 25/09/2022
🔔 Thông tin phòng họp trực tuyến:
https://zoom.us/j/6747136052
🔔 Meeting ID: 674 713 6052 (Passwords: 1)
https://www.facebook.com/VNU.DHQG
https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN

Photos from Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục Mầm non và Phổ thông's post 02/08/2022

Buổi livestream "ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGÀNH, CHỌN NGHỀ PHÙ HỢP NĂNG LỰC VÀ SỞ THÍCH” vào tối Chủ nhật ngày 31/07/2022 có số lượng gần 18000 giáo viên, phụ huynh và các em học sinh tham gia: Zoom meeting: 1000 thành viên; Facebook và Youtube: gần 1000 người tham dự; trên 4000 lượt tương tác.

Các thầy cô có thể xem trực tiếp tại
Youtube của VNU: https://www.youtube.com/watch?v=-meYILgEt9c
Facebook: https://www.facebook.com/VNU.DHQG/videos/472134064258427/
Và tương tác trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trên Kênh trực tuyến tại:
https://hotrotieuhoc.vnu.edu.vn/

26/07/2022

😍 LIVESTREAM TƯ VẤN "ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGÀNH, CHỌN NGHỀ PHÙ HỢP NĂNG LỰC VÀ SỞ THÍCH"

✍️ Để giúp các thí sinh phần nào trong việc lựa chọn ngành nghề và có định hướng tương lai rõ ràng hơn sau kì thi tốt nghiệp THPT QG 2022, ĐHQGHN tổ chức livestream tư vấn: “Định hướng chọn ngành, chọn nghề phù hợp năng lực và sở thích”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Kênh trực tuyến giáo dục mầm non và phổ thông do trường Đại học giáo dục – ĐHQGHN điều phối.

😎 Buổi tư vấn được chia sẻ bởi các chuyên gia nổi tiếng: PGS.TS Phạm Mạnh Hà và PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa – Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN

❗️ Thời gian: 19h30-21h30, Chủ nhật ngày 31/7/2022
📌 Thông tin phòng họp trực tuyến: https://zoom.us/j/6747136052
Meeting ID: 674 713 6052 (Password: 1)
🔔 Buổi tư vấn được phát đồng thời tại
https://www.facebook.com/VNU.DHQG
https://www.youtube.com/VNU.ĐHQGHN

Photos from Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục Mầm non và Phổ thông's post 06/07/2022

🥰 LIVESTREAM TƯ VẤN "KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT: HỖ TRỢ KIỂM SOÁT LO ÂU CÙNG CHUYÊN GIA" ĐÃ THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!

PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (ĐHGD- ĐHQG Hà Nội) giúp thí sinh và phụ huynh giải đáp các khúc mắc về tâm lý trong những ngày thi cử.
_____
🎯 Stress đến không muốn ăn, phải làm sao?

Thí sinh: Càng đến gần ngày thi em càng căng thẳng, cảm giác như không muốn ăn được nữa, chóng mặt, buồn nôn. Em cần làm gì để giảm căng thẳng, áp lực và sự lo lắng nói chung ạ?

PGS.TS Trần Thành Nam: Thông thường, các dấu hiệu của stress bao gồm những bất bình thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội. Cụ thể là cảm thấy mất năng lượng và kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ hoặc là ngủ quên. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi.

Đối phó với stress là khả năng giữ cân bằng khi xảy ra những tình huống, sự kiện đòi hỏi quá sức.

Hãy xem xung quanh bạn có điều gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó khăn. Đơn giản là hãy nghĩ về những kinh nghiệm thành công trước đây. Đừng để tâm đến những việc lặt vặt. Việc nào thật sự quan trọng thì làm trước, và gạt những việc linh tinh sang một bên.

Không được trốn tránh bằng các chất kích thích… cafein hay các chất gây nghiện. Những thứ này sẽ chẳng giúp được gì bạn mà sẽ làm cho tình trạng stress càng trở nên trầm trọng.

Tìm cách thoát khỏi cảm giác khủng hoảng trong những ngày trước khi thi bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tặng cho bản thân một thời gian để hưởng thụ những thứ yêu thích như nghe nhạc, hoặc ôm thú cưng. Ngủ đủ giờ trong những ngày cuối rất quan trọng vì thiếu ngủ càng khiến bạn thêm stress, làm ức chế não bộ, làm ức chế khả năng tái hiện lại kiến thức.

Học cách thư giãn bằng cách xoa bóp và những bài tập thở thư giãn rất hữu dụng để kiếm soát stress. Những thư giãn như vậy giúp xoa bớt ưu phiền khỏi tâm trí của bạn.

Giảm stress bằng hoạt động thể chất… hãy dành chút thời gian cho đi bộ, tập gym hoặc chăm sóc cây cối, thú cưng.

Những ngày cuối cùng trước kỳ thi đừng làm cho bản thân mình trong cảm giác "ngập đầu ngập cổ" nhé. Em hãy thử làm điều gì đó cho người khác. Điều này sẽ làm cho em cảm giác thư giãn và không phải liên tục suy nghĩ về những muộn phiền, nỗi lo của mình.

Cuối cùng là dĩ độc trị độc: Nếu stress và lo lắng là một điều gì đó không thể tránh được trong cuộc sống thì chúng ta hãy sử dụng stress theo một cách tích cực. Em có thể nghĩ theo hướng tích cực là tự hỏi ta sẽ đối phó như thế nào với stress, thay vì luôn dằn vặt mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ như thế nào.
________
🎯 Thí sinh: Làm thế nào để ứng phó với cảm giác hồi hộp lo lắng trước khi đi thi?

PGS.TS Trần Thành Nam: Đến thời điểm này, dù thế nào, các bạn hãy hướng về kỳ thi và các bài thi với sự tự tin. Hãy hình dung lại xem bạn đã ôn tập và giải các dạng bài như thế nào trong thời gian qua. Mình đã làm tốt những gì, phát huy được điều gì và học được từ những sai sót nào của chính mình.

Các dành thời gian suy ngẫm một chút về những gì có thể giúp bạn thành công hơn khi làm bài ví dụ như đọc và quan sát kỹ, ghi chép ngay những ý tưởng chợt lóe lên, tự nhủ với bản thân, tư thế nào thoải mái nhất để ngồi làm bài thi, mình muốn làm điều gì trước khi bắt tay vào giải đề thi. Xác định trước những nguyên tắc thành công sẽ thực hiện trong phòng thi.

Lên kế hoạch để ngủ thật ngon vào đêm trước ngày thi, sáng dậy không được để đói bụng để vào phòng thi, nhưng tránh ăn những thức ăn có nhiều đường hay dầu mỡ sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Đừng cố gắng nhồi nhét thêm kiến thức trước ngày thi vì đường cong của sự quên sẽ khiến bạn sẽ chỉ nhớ được 33% những gì đã nhồi nhét chỉ sau một ngày. Tuy nhiên, để tạo cảm giác an tâm bạn có thể liệt kê ra một danh mục những điều bạn thấy quan trọng và cần thiết trước vào giấy và đọc lướt qua chúng một chút vào buổi sáng.

Các bạn nên đến điểm thi sớm hơn một chút và tìm một chỗ để yên lặng thư giãn. Không nên bàn bạc nói chuyện với những bạn khác, đặc biệt là những bạn đang lo lắng, những bạn có thái độ hoặc niềm tin không đúng về kỳ thi… vì sẽ làm xao nhãng sự chuẩn bị của các em.
_______
🎯 Cách giải tỏa tâm lý trước và trong khi làm bài thi

Thí sinh: Khi bắt đầu làm bài, thí sinh nên làm gì để có tâm lý thoải mái?

PGS.TS Trần Thành Nam: Ngay khi vào trong phòng thi, hãy cố gắng tập trung một cách thoải mái. Các bạn có thể nhắm mắt thư giãn hít thở. Thử một số tư thế và chọn tư thế thoải mái nhất để làm bài thi. Nếu chỗ ngồi bị chiếu sáng quá gắt hoặc thiếu sáng các em có thể đề nghị các thầy cô giám thị hỗ trợ giải quyết.

Khi nhận đề thi, hãy dành cho mình một chút thoải mái về thời gian để đọc thật kỹ yêu cầu của đề thi, lên kế hoạch quỹ thời gian làm bài cho thật hợp lý. Viết giấy nhắc nhở mình không dừng quá lâu ở một câu hỏi chưa thể trả lời.

Nếu bạn đang viết bỗng thấy mình "không thể nhớ gì" thì hãy cứ viết tiếp một điều gì đó khác ra giấy nháp. Việc tiếp tục viết sẽ giúp bạn liên kết và nhớ lại những gì bỗng quên một cách nhanh hơn.

Hãy tranh thủ những lúc phải dừng lại suy nghĩ để thay đổi tư thế cho dễ chịu hơn, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cường oxy lên não sẽ giúp ta tỉnh táo hơn. Cảm giác dễ chịu về thân thể cũng giúp chúng ta hồi tưởng những gì đã học dễ hơn.

Khi thấy mọi người bắt đầu nộp bài hãy tự nhủ bình tĩnh - không hoảng loạn. Nộp bài sớm hơn một chút cũng chẳng có thêm lợi ích gì!
________
🎯 Thí sinh: Bản thân bỗng thấy quá căng thẳng và lo lắng khi đang làm bài thi thì phải làm sao ạ?

PGS.TS Trần Thành Nam: Cách tốt nhất là tự nhủ tích cực "thoải mái đi, mình vẫn đang kiểm soát được mọi việc mà".

Hãy hít thở thật sâu, thở ra thật chậm sau đó nghỉ về bước tiếp theo mình sẽ thực hiện là gì (tiếp tục giải quyết vấn đề này hay tìm một câu hỏi khác để bắt đầu).

Hãy nhớ về những thành công của bạn trước đây khi giải các câu hỏi khó. Hãy kiên trì với những nguyên tắc thành công bạn đã vạch ra. Hãy tự nhủ rằng điều này dẫu có nhỏ đến đâu thì cũng đang giúp bạn lát những viên gạch tiến tới thành công.

Tự động viên bản thân mình bằng những suy nghĩ tích cực là "kết quả thế nào cũng không sao, miễn là tôi đã cố gắng hết sức"…
_________

🎯 Mất tập trung khi ôn bài, tâm lý dao động

Thí sinh: Thời gian gần đây em học không vào nữa? Em cần phải làm gì bây giờ? Có người khuyên em cần thay đổi cách học?

PGS.TS Trần Thành Nam: Chào em thân mến, việc học không vào có thể là em đang ở trong trạng thái căng thẳng quá hoặc em chưa có được một phương pháp học tập thật hiệu quả đâu.

Khi cảm thấy mình học không còn được hiệu quả như trước kia, mình sẽ chuyển sự lo lắng về kỳ thi sang sự lo lắng về chính bản thân các em: Không biết có chuyện gì xảy ra với mình thế này? Chắc là mình bị sao rồi. Chắc tới hạn năng lực của mình rồi. Cố gắng thế chứ cố gắng nữa cũng chẳng thay đổi được điều gì đâu... Tất cả chỉ làm cho em cảm thấy nặng nề thêm và càng làm hạn chế sự phát huy tiềm năng của em.

Thầy nghĩ mọi người hay nói "học tài thi phận", nhưng phận ở đây chính là yếu tố tâm lý. Do mình không kiểm soát được tâm lý cảm xúc dẫn đến việc tiềm năng bị ức chế, khả năng không thể được phát huy tốt khi bước vào kỳ thi. Điều này cũng giống như các vận động viên thể thao hay nói là phong độ không ổn định.

Có rất nhiều phương pháp khác để chúng ta học hiệu quả và nhớ lâu. Ví dụ như tôi ngày xưa hay học theo phương pháp: Nghe - Lược - Nhớ - Nghĩ - Ôn lại. Nghe thật kỹ, lược ra các từ khóa chính, nhớ bằng sơ đồ mindmap, xương cá, sơ đồ cây hoặc sơ đồ con sữa; Nghĩ liên tưởng.

Một mẹo dựa trên nghiên cứu về khoa học thần kinh là để nhớ lâu chúng ta hãy tìm cách tác động vào nhiều giác quan hơn khi chúng ta ôn tập. Ví dụ: Học thuộc từ vựng bằng cách nói to từ đó lên; Cảm nhận văn thơ bằng cách diễn đạt như trong kịch; Hiệu đính bài viết bằng cách đọc to lên những chỗ sửa; Giải toán bằng cách nói nhẩm từng bước để dần dần đi đến đáp án...
_________
🎯 Thí sinh: Bây giờ học hành rất dễ mất tập trung, em không thể dừng được việc đầu óc cứ nghĩ hết về cái này đến cái kia. Học trên máy tính, tay buồn buồn là lại mở Facebook, rồi bị lôi cuốn bởi những lời nhắn của bạn bè trong khi nội dung học tập quá nhàm chán. Em phải làm thế nào bây giờ?

PGS.TS Trần Thành Nam: Nếu bạn bị chứng mất tập trung thường xuyên, bạn cũng đừng nên quá lo lắng.

Vì có khoảng gần 4% học sinh cũng bị chứng mất tập trung như bạn. Tất cả chúng ta, ai cũng có khả năng tập trung, ít nhất là ở một thời điểm nào đó. Nghĩ đến những lúc mà bạn hoàn toàn bị cuốn vào một việc gì đó mà bạn thực sự say mê: một môn thể thao, chơi nhạc, một trò chơi hay, một bộ phim. Khi đó bạn đang tập trung tối đa đó. Tuy nhiên lại có những lúc đầu óc bạn cứ nghĩ về hết cái này sang cái kia. Nhưng tin vui là tập trung chúng ta có thể rèn luyện được bạn ạ. Ví dụ như trước khi ngồi vào học hãy nói: "Tôi đang ở đây, tôi đang học bài".

Hãy chọn một chỗ học thích hợp nhất: bàn ghế, ánh sáng và môi trường xung quanh. Ngồi xa điện thoại di động và điện thoại bàn. Treo một cái bảng "Xin đừng làm phiền hay cắt ngang". Nếu bạn thích có chút âm nhạc làm nền thì cũng không sao, miễn là đừng để chúng làm bạn bị sao nhãng (hãy thử tìm hiểu xem bạn làm việc hiệu quả hơn khi nào? Có hay không có âm nhạc?).

Khi bạn chuẩn bị vào ngồi học, hãy giành chút thời gian nghĩ xem bạn cần chuẩn bị những gì rồi soạn chúng ra trước để không phải đứng dậy đi lấy trong khi đang tập trung và đề ra một hướng giải quyết chung để có thể hoàn thành công việc.

Nếu thấy cần thiết để hoàn thành một công việc nào đó, bạn nên tự khích lệ bản thân để có thể hoàn tất nhiệm vụ. Chẳng hạn, bạn có thể gọi điện thoại cho một người bạn, đi dạo hay ăn một cái gì đó... để động viên mình tập trung hoàn thành cho xong.

Để cho đỡ nhàm chán, bạn nên thay đổi môn học sau một đến hai tiếng đồng hồ. Thay vì đơn thuần đọc sách, bạn hãy đưa thêm vào một vài động tác thể dục. Hãy tự hỏi làm thế nào có thể tăng cường các hoạt động trong khi học? Có lẽ học nhóm sẽ là cách tốt nhất chăng? Hãy tạo ra những câu hỏi liên quan đến bài học chẳng hạn.

Bạn thử hỏi thầy cô một số bí quyết khác trong khi học xem. Bạn học càng chủ động bao nhiêu thì hiệu quả càng cao bấy nhiêu.

Đừng liên tục đánh giá thành quả của bản thân. Hãy cứ thoải mái thôi, miễn là bạn đừng đầu hàng với những nguồn gây mất tập trung. Càng thoải mái chúng mình càng dễ tiến tới thành công!
__________
🎯 Thí sinh: Thầy có thể hướng dẫn cách nào để em có thể làm bài thi tốt nhất không?

PGS.TS Trần Thành Nam: Quan điểm cá nhân thầy thì em có thể xem lại những bài thi thử gần đây để vừa làm công cụ gợi nhớ lại, ôn tập lại cho môn thi, vừa hình dung lại những chiến lược em đã làm tốt bài kiểm tra đó, vừa rút kinh nghiệm xem mình đã phạm những sai lầm gì trong kỳ thi thử để rút kinh nghiệm

Hãy đến sớm trong ngày thi (chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trước) để bạn có thể thư giãn và hoàn toàn tập trung hướng đến bài thi.

Hãy tạo cho mình một tâm thế thoải mái. Nếu hơi lo lắng hãy hít thở sâu, hoặc tự nhủ "mọi chuyện ổn". Bạn cũng đừng nói chuyện vối những người xung quanh về bài thi, vì sự lo lắng có tính lây lan, nó có thể lây từ những bạn khác sang bạn nhé.

Khi làm bài thi thì hãy đọc thật kỹ đề bài nhé. Nhắc nhở này các bạn đừng cho rằng là thừa, rất nhiều học sinh vẫn mắc lỗi không đọc kỹ đề bài nên đã đưa ra những đáp án sai đáng tiếc đấy (đặc biệt là với những câu hỏi có mệnh đề phủ định nhé)

Nếu có thời gian, hãy nhanh chóng lướt qua toàn bài kiểm tra để có một cái nhìn tổng quát.

Nhận biết những phần quan trọng, vạch ra thật ngắn gọn những ý chính. Hãy trả lời các câu hỏi theo cách khoa học nhất:

Trước tiên là những câu hỏi dễ để tạo cảm giác tự tin, để ngay lập tức ghi được điểm, và định hướng cho bản thân về vốn từ, các khái niệm và những kiến thức bạn đã có (việc này có thể giúp bạn tìm ra mối liên quan với những câu hỏi khó hơn).

Sau đó là đến những câu hỏi khó hoặc những câu được nhiều điểm nhất.

Với dạng bài kiểm tra dạng trắc nghiệm khách quan, trước tiên, loại trừ những đáp án mà bạn biết là sai, hoặc chắc chắn là sai, không phù hợp, hoặc là hai đáp án rất giống nhau và cả hai đều không thể đúng được.

Với dạng câu hỏi định tính - tự luận hãy vạch ra những ý chính, và sắp xếp những ý đó theo một trình tự phù hợp nhất.

Và hãy kiềm chế ý muốn được rời khỏi phòng thi ngay khi bạn đã trả lời hết các câu hỏi. Ra sớm cũng đâu được thêm điểm nào đâu đúng không các bạn. Xem lại bài thi để đảm bảo rằng bạn đã trả lời hết tất cả các câu hỏi trong bài, không mắc sai sót đánh dấu nhầm trong bài làm của bạn, hay làm sai một vài chỗ đơn giản. Đọc lại bài viết của bạn để có thể phát hiện ra các lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu để chỉnh sửa lại.
__________
🎯 Tạo môi trường tâm lý thoải mái trong gia đình những ngày thi cử

Phụ huynh: Gia đình cần tạo ra bầu không khí như thế nào để các em có tâm thế tốt nhất trong kỳ thi?

PGS.TS Trần Thành Nam: Có lẽ cha mẹ là người đồng hành quan trọng nhất bên các con trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh việc cần phải kiểm soát chính lo lắng của mình về kỳ thi hay kết quả thi, cha mẹ cũng cần bảo vệ sức khỏe tâm lý của con chuẩn bị sự tự tin tốt nhất cho con. Vì thế, cha mẹ hãy:

Đến thời điểm này hãy bớt nói về kỳ thi. Đừng để con tiếp xúc quá nhiều những thông tin, những cuộc chuyện trò về số lượng đăng ký thi, bình luận của những người bạn về định hướng hay giới hạn nội dung…

Hãy để con bày tỏ cảm xúc và chấp nhận cảm xúc của con. Bình thường hóa nỗi lo (mà bất cứ ai cũng có) nhìn ra những khía cạnh tích cực của nỗi lo. Qua đó dạy con cách kiểm soát cảm xúc của mình như cùng thực hành với con kỹ năng hít thở sâu; hướng dẫn con ngắt mạch lo âu để đem sự chú ý về hiện tại bằng cách kể tên 5 đồ vật con nhìn thấy trong phòng, 4 vật có thể cảm nhận qua động chạm, 3 âm thanh nghe được tại thời điểm này để định hướng tập trung chú ý của bản thân.

Gia đình có thể cùng thực hiện hộp ứng phó với căng thẳng. Hộp công cụ được đặt tại vị trí ai cũng có thể tiếp cận, trong đó chứa các mảnh giấy ghi cách thức khả thi để giải tỏa căng thẳng, tức giận. Khi một thành viên có cảm xúc khó chịu sẽ được yêu cầu rút thăm một phương án giải tỏa, có thể là ôm thú nhồi bông, chơi trò tìm từ, về góc trấn tĩnh, thực hiện một tư thế yoga hoặc bóp vặn quả bóng stress.

Cần có sức khỏe có tốt, tâm lý cân bằng và tư duy mở thì con đường đến với ước mơ mới thật gần. Chúc các bạn sẽ hoàn thành kỳ thi với kết quả tốt nhất và với tâm thế tự tin, chiến thắng!

Theo: https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/lam-the-nao-de-ung-pho-voi-cam-giac-hoi-hop-lo-lang-truoc-khi-di-thi-20220706002602614.htm?fs=e&s=cl

Want your school to be the top-listed School/college in Phường Mai Dịch?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Dạy học và thực hành STEM+ đơn giản tại nhà và tại trường cấp tiểu học Thời gian: 9h -11h00 ngày 10/10/2021Hình thức: li...
[12/9/2021] Livestream Hướng dẫn một số nghiệp vụ sư phạm cơ bản trong dạy học trực tuyến ở bậc tiểu học
[VTC1] Cùng trẻ lớp 1 học trực tuyến

Address


Phường Mai Dịch
10000

Other Educational Consultants in Phường Mai Dịch (show all)
Luyện Thi Tiếng Anh Cùng Miss Hạnh Luyện Thi Tiếng Anh Cùng Miss Hạnh
Phường Mai Dịch

Luyện Thi Tiếng Anh cùng Miss Hạnh

Du học Thành Sơn ĐÀI LOAN NHẬT BẢN HÀN QUỐC Du học Thành Sơn ĐÀI LOAN NHẬT BẢN HÀN QUỐC
Số 2, Ngách 9, Ngõ 76, Mai Dịch, Cầu Giấy
Phường Mai Dịch

Nâng tầm giá trị - Vững bước thành công.

Cựu sinh viên khoa CNTT - ĐH Sư Phạm Hà Nội Cựu sinh viên khoa CNTT - ĐH Sư Phạm Hà Nội
Phường Mai Dịch, 1000000

Fanpage chính thức hội cựu sinh viên khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học S?

Trung Tâm Đào Tạo Chứng Chỉ Đa Ngành. Trung Tâm Đào Tạo Chứng Chỉ Đa Ngành.
Số 6B Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hanoi
Phường Mai Dịch

Tuyển sinh đào tạo các nghành khối Giáo dục, Y Tế, Tài chính, Luật, Kinh tế, K?

Tuyển Sinh và Đào tạo VNI Tuyển Sinh và Đào tạo VNI
Trường Trung Cấp Xiếc Việt Nam, Số 89 Hồ Tùng Mậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Phường Mai Dịch

tuyển sinh các hệ đại học, cao đẳng,trung cấp, ngắn hạn