Mắm Miền Trung

Kinh doanh các loại mắm: Ruốc, Tôm và Cá Cơm
Hotline: 090 191 00 57

Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, với nhiều dãy núi hùng vỹ xanh rì, bờ biển cát trắng mịn và những dòng sông trong vắt thơ mộng. Con người ở miền Trung lắm mộc mạc nhưng cũng rất chân phương, thế nên ẩm thực phản ánh đúng con người của miền Trung không chỉ có cay đắng mà cũng thấm đượm cả những ngọt ngào. Ẩm thực tại mảnh đất miền Trung với sự đa dạng trong khẩu vị và phong phú về nguồn nguyên li

Photos from Mắm Miền Trung's post 20/12/2021

MỚI!

NƯỚC MẮM NHỈ CÁ CƠM 584 NHA TRANG
60 độ đạm (200ml) và 40 độ đạm (200ml)

⭐ Sản phẩm nước mắm đậm đà hương vị truyền thống Việt

⭐ Thương hiệu uy tín đã có 45 năm xây dựng, phát triển

️️🏆 Sản phẩm nước mắm đạt “Thương hiệu Quốc gia”

️🏆 Sản phẩm nước mắm nhiều năm liền đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và giải thưởng “Sao Vàng đất Việt”

🌐 Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018

CÔNG TY TNHH MTV TM ĐẠI PHÁT GIA LAI
🏠 Địa chỉ cửa hàng: 242 Phan Đình Phùng, P.Yên Đỗ, TP.Pleiku, Gia Lai
📞 Hotline: 090 191 00 57

www.instagram.com/vuanuocmam
www.twitter.com/Vuanuocmam
www.vuanuocmam.blogspot.com

09/12/2021

15 - 12 - 2021
NƯỚC MẮM 584 NHA TRANG TĂNG GIÁ

Photos from Mắm Miền Trung's post 12/08/2021

Nước mắm 584 Nha Trang: Nhận diện mới, sức bật mới!

Nha Trang không chỉ là vịnh biển nổi tiếng về du lịch, mà Nha Trang còn nổi tiếng với hương vị đậm đà của những giọt nước mắm được chắt chiu từ biển. Đến Nha Trang, đi qua các làng chài ven biển, hòa trong làn gió biển nồng nàn luôn thoang thoảng hương thơm của nước mắm. Hương vị mặn, nồng, độc đáo ấy là sắc thái đậm đà đặc trưng của nước mắm Nha Trang, khác biệt với hương vị nước mắm được làm ở những vùng biển khác.

Từ những con cá cơm tươi óng ánh và những hạt muối biển mặn mòi, cùng với phương pháp chế biến được bồi đắp từ trăm năm của các nghệ nhân làm mắm tại các làng chài, những giọt nước mắm nhỉ cá cơm 584 Nha Trang có được là sự hòa quyện tinh tế giữa thiên nhiên và con người. Nét độc đáo ấy đã làm cho nước mắm 584 Nha Trang luôn “được lòng” người tiêu dùng, với lượng khách hàng truyền thống ngày càng tăng và rộng khắp ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Trải qua gần 45 năm hình thành và phát triển, nước mắm 584 Nha Trang luôn nhận được sự quan tâm, tin tưởng qua hơn 20 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam Chất lượng cao. Đặc biệt năm 2020, thương hiệu 584 Nha Trang với sản phẩm nước mắm được bình chọn là “Thương hiệu Quốc gia”. Bên cạnh các giải thưởng Sao Vàng Đất Việt đạt được liên tục từ năm 2011.

Niềm tin đó của người tiêu dùng, là nền tảng vững chắc đã thúc đẩy Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang luôn nỗ lực giữ vững uy tín và phát triển thương hiệu 584 Nha Trang; đầu tư, nghiên cứu để sản phẩm ngày càng hoàn thiện, với chất lượng cao hơn, tiện dụng hơn.

Tri ân khách hàng và cũng để chuẩn bị tốt hơn nữa cho chặng đường tiếp theo, phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang trong giai đoạn mới. Công ty thực hiện việc nâng cao và đồng bộ chất lượng bao bì, mẫu mã sản phẩm, hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, nhằm gia tăng nhận biết về thương hiệu 584 Nha Trang, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, nhãn, bao bì sản phẩm được hệ thống theo các màu sắc tương ứng với độ đạm, dễ nhận biết: vàng (60 độ đạm), đỏ (40 độ đạm), đen (35 độ đạm), cam (30 độ đạm), xanh (20 độ đạm),…

Nhân dịp này, các sản phẩm mang nhận diện mới khi bắt đầu được phân phối trên thị trường sẽ kèm theo các chương trình khuyến mãi tri ân như thay lời cảm ơn chân thành của Công ty mong gửi đến quý khách hàng đã luôn đồng hành, ủng hộ sản phẩm nước mắm nhỉ cá cơm 584 Nha Trang!

https://diendandoanhnghiep.vn/nuoc-mam-584-nha-trang-nhan-dien-moi-suc-bat-moi-200002.html

https://nongnghiep.vn/nuoc-mam-584-nha-trang-nhan-dien-moi-suc-bat-moi-d294625.html

22/05/2021

TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮM NGUYÊN CHẤT TRUYỀN THỐNG?

www.facebook.com/VuaNuocMam

Vì đơn giản là nước mắm nguyên chất được làm từ muối và cá. Hương vị nước mắm là tự nhiên, độ thơm ngon đậm đà của nước mắm truyền thống làm cho bữa cơm thêm phần ngon miệng. Ngoài ra còn một lý do quan trọng là nước mắm truyền thống rất có lợi cho sức khỏe:

NƯỚC MẮM NGUYÊN CHẤT giàu vitamin B12 và sắt, nuôi dưỡng tế bào thần kinh và tăng cường quá trình tạo máu, cho bạn tinh thần minh mẫn và nhiều năng lượng cho cuộc sống năng động.

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nước mắm thường xuyên đã làm giảm tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở Phụ nữ.

Chất béo Omega-3 có trong cá, tốt cho phát triển trí não, tim và mắt.

Trong nước mắm có đầy đủ acid amin, trong đó có các acid amin thiết yếu con người không tự tổng hợp được, phải bổ sung từ bên ngoài vào.

Hãy vì sức khỏe của gia đình mình mà lựa chọn loại NƯỚC MẮM THƠM NGON NGUYÊN CHẤT được sản xuất với phương pháp TRUYỀN THỐNG làm từ cá và không có hóa chất độc hại.

10/10/2020

Cá ngừ kho

Photos from Mắm Miền Trung's post 10/10/2020

Cơm quê

Photos from Mắm Miền Trung's post 12/08/2020

ĐI SIÊU THỊ 1 TUẦN/ LẦN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM KHÔNG? 🤔

Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người phải không nào? Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta không thể đi chợ hoặc siêu thị mỗi ngày để mua thực phẩm ngon. Nhưng đi chợ cuối tuần, trữ đồ ăn cho cả tuần lại sợ thức ăn không còn giữ tròn vị ngon, trọn dinh dưỡng như lúc mới đầu?

🥦🐙Vậy làm sao để trọn vẹn trả cả đôi đường, chỉ cần đi chợ 1 lần/tuần vẫn có đồ ăn ngon cả tuần lại đảm bảo hương vị tươi ngon, đủ đầy dinh dưỡng???

💡Mách bạn bí kíp rất đơn giản là sơ chế thực phẩm đúng cách và bảo quản đồ ăn trong hộp chuyên dụng.

Chỉ cần cuối tuần đí chợ, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, sơ chế ngay khi mua về và để vào tủ lạnh tránh ôi thiu. Khi trữ đông hoặc trữ mát, nên cho thực phẩm vào các hộp chuyên dụng giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau.

👌Tốt nhất nên phân loại thức ăn theo thời gian. Những thức ăn có hạn sử dụng hết trước nên được bỏ ra phía cửa tủ, để bạn không bị quên và quá hạn sử dụng, gây lãng phí thực phẩm.

🍃Bộ sản phẩm PREMIUM SET 23 với 2 dòng hộp chuyên dụng TRỮ MÁT & TRỮ ĐÔNG được làm từ nhựa nguyên sinh, thiết kế nắp kín khí, đảm bảo an toàn sức khỏe, giữ thực phẩm tươi ngon lâu cả tuần mà không sợ mùi hôi tủ lạnh!!!

Đặc biệt, dòng hộp trữ đông thiết kế thân hộp dẻo giúp dễ tách thực phẩm đông lạnh ra khỏi hộp, rã đông dễ dàng, không bị giòn khi cấp đông, bền bỉ khi sử dụng trong thời gian dài.

❤️Mua hôm ngay, nhận ngay giá tốt. PREMIUM SET 23 GIẢM SÂU chỉ còn 5.900.000 VNĐ/ bộ - Giá gốc 6.900.000 VNĐ/ bộ!!!!

🌟Tiết kiệm đến tận 1.000.000VNĐ, lại bảo quản thực phẩm tươi ngon trọn vị suốt tuần liền mà không cần đi chợ mỗi ngày! Còn chờ gì mà không ghé cửa hàng để tận hưởng ngay!!!
-----------------------------
📍 Thông tin chi tiết sản phẩm: https://bit.ly/3eySabM
☘Tupperware Đại Phát Gia Lai
🏡 242 Phan Đình Phùng, P. Yên Đỗ - Pleiku - Gia Lai
☎ 090 191 00 57
🛵Hỗ trợ trả góp 0%, freeship toàn quốc.

Photos from Mắm Miền Trung's post 07/07/2020

Món ăn của người miền Trung😃

Photos from Mắm Miền Trung's post 12/06/2020

NƯỚC MẮM 584 NHA TRANG 20 NĂM LIÊN TỤC NHẬN DANH HIỆU HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO

Sáng 12/6/2020, tại khách sạn Sofitel Saigon Plaza, số 17 – Lê Duẩn – P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao (DN HVNCLC) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lễ trao chứng nhận cho các doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao 2020. Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang vinh dự năm thứ 20 liên tiếp được bình chọn cho danh hiệu này.

Là doanh nghiệp có bề dày truyền thống hơn 40 năm sản xuất, kinh doanh mặt hàng nước mắm. Thời gian qua 584 Nha Trang luôn nỗ lực mang đến cho người tiêu dùng Việt những sản phẩm có chất lượng cao, phát huy nét đặc sắc, độc đáo của sản phẩm mang hương vị đậm đà, truyền thống của người Việt. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng, phát triển nhà máy, hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nhằm luôn đáp ứng tốt các điều kiện về an toàn thực phẩm, ISO 22000:2005. Từng bước hội nhập, xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Năm 2020, cuộc điều tra, khảo sát, bình chọn của người tiêu dùng cho danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, ngoài yếu tố chất lượng cảm nhận như ngon/hợp khẩu vị, chất liệu tốt/bền,…, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hay an toàn sử dụng vẫn đang được người tiêu dùng hết sức quan tâm khi chọn mua sản phẩm. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ hay thông tin về sản phẩm, các sản phẩm tốt cho sức khỏe và ít tác động đến môi trường, mang nhãn “xanh” và “sạch”,...

Danh hiệu hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao năm nay sẽ có giá trị sử dụng liên tiếp 2 năm: 2020 đến hết 2021. Cuộc điều tra - khảo sát người tiêu dùng bình chọn HVNCLC lần tiếp theo sẽ được thực hiện vào cuối năm 2021 và công bố vào đầu năm 2022.

06/05/2020

CÁCH CHỌN VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ NẤU BẾP THAY CHO NỒI CHẢO CHỐNG DÍNH 🍳

🍲 Có lẽ phần lớn các gia đình vẫn đang dùng nồi, chảo chống dính vì sự tiện lợi của nó như đồ ăn không dính khi nấu và rửa dễ dàng.

Và tất nhiên mọi người sẽ cảm thấy không có lý do gì để thay đổi những loại nồi chảo không dính hiện tại sang các loại bằng thép không gỉ. Và tại sao chúng ta lại ngại sự thay đổi này?

🥩 Đầu tiên là nỗi lo ngại đồ ăn bị dính khi dùng đồ inox/thép không gỉ. Điều bí mật là nếu chúng ta sử dụng đúng cách thì đa số các món đồ ăn đều sẽ không bị dính khi dùng nồi, chảo thép không gỉ. Cách sử dụng hết sức đơn giản. Bạn đặt nồi, chảo sạch lên bếp và làm nóng ở nhiệt độ cỡ trung bình. Đến khi chảo đủ nóng, bạn có thể kiểm tra bằng cách nhỏ một giọt nước xuống mặt chảo và thấy giọt nước này nhảy múa, lăn trên mặt chảo thì tức là chảo đã đủ nóng. Bạn có thể bắt đầu nấu thức ăn trên chảo mà không cần phải lo lắng về việc thức ăn sẽ bám dính ở bề mặt chảo.

♨️ Bản thân thép không gỉ dẫn nhiệt kém thế nên nồi tốt phải là loại có nhiều hơn một lớp. Nếu nồi chỉ có một lớp thì nó sẽ toả nhiệt kém, nóng không đều, chỗ nóng chỗ không. Nồi tốt là loại có 3 lớp hoặc 5 lớp, vì nhiều lớp như vậy nên loại nồi inox tốt sẽ dày, nặng tay hơn.

👉 Tóm lại dưới đây là một vài lưu ý khi chọn lựa mua và sử dụng sản phẩm nồi, chảo thép không gỉ:

🔹 Lựa chọn dòng sản phẩm chất lượng cao: có 3-5 lớp, dày, nặng tay.

🔹 Xem cấp độ của vật liệu inox chế tạo nồi. Lớp tiếp xúc thức ăn cần làm bằng loại thép cao cấp 18/10.

🔹 Sử dụng đúng cách như hướng dẫn ở phần đầu để đồ ăn không dính. 🔹 ♨️Để bếp ở chế độ nhiệt trung bình khi dùng nồi, chảo thép không gỉ do chúng giữ nhiệt rất tốt nên như vậy là đủ để bạn có bề mặt rất nóng để nấu rồi.

Và bạn muốn thử hoặc sở hữu một bộ nồi, chảo thép không gỉ thì hãy trải nghiệm thử dòng TChef Series của Tupperware với các ưu điểm thì cấu tạo thép không gỉ 18/10 cho đến độ dày hoàn hảo. Đừng ngại thay đổi, nếu bạn chưa thử thì làm sao biết được đó có phải là lựa chọn tốt nhất không! Ghé ngay các cửa hàng Tupperware để trải nghiệm miễn phí các món ăn được thực hiện với bộ nồi chảo TChef Series nhé!
--------------------------
🏡 Thông tin hệ thống cửa hàng:
Liên hệ:
🏘242 Phan Đình Phùng, P.Yên Đỗ, TP.Pleiku, Gia Lai
📲 ‪0️⃣9️⃣0️⃣1️⃣9️⃣1️⃣0️⃣0️⃣5️⃣7️⃣

Photos from Vua Dầu Phộng's post 09/05/2018
16/01/2018

Đi biển

02/10/2017

Mắm cá cơm

Photos from Mắm Miền Trung's post 07/09/2016

Mắm mực

Timeline photos 07/09/2016

Phụ nữ Miền Trung

Timeline photos 04/09/2016

Đồng quê ven phố

Photos from Mắm Miền Trung's post 09/08/2016

Mắm ngon Miền Trung

Timeline photos 08/08/2016

Nước mắm 584 Nha Trang

Timeline photos 05/07/2016

Tản mạn về nước mắm

Có khi nào bạn chợt nghĩ một ngày, trong bữa cơm của gia đình bạn bỗng không còn chén nước mắm? Hẳn lúc đó, bữa cơm sẽ trở nên nhạt nhẽo, cho dù bạn có chuẩn bị bằng những thứ cao lương mĨ vị gì đi nữa. Đó là vì ở nước ta, nước mắm đã trở thành thức chấm quen thuộc, gắn bó và không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.

Dù trong bữa cơm gia đình đạm bạc hay ở nhà hàng sang trọng, nước mắm luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Có tài ba đến mấy, nếu thiếu nước mắm, các bà nội trợ cũng khó có thể chế biến ra các món ngon với hương vị riêng biệt. Thế nên người xưa mới có câu “hết nước mắm ngon, hết khen con mụ khéo”. Bữa cơm ngày xưa, trong mâm thường chỉ có một chén nước chấm (mắm) để cả nhà dùng chung. Còn bây giờ, ngay bữa cơm gia đình, chén nước chấm cũng đã được pha chế cho phù hợp với từng loại thức ăn chứ không dùng nước mắm nguyên sơ như trước. Nếu người phương Tây khá cầu kỳ trong cách chế biến nước sốt thì người Việt không kém phần tinh tế trong pha chế nước mắm. Ví như thịt vịt luộc, sò, ốc thì chấm nước mắm gừng pha hơi ngọt. Thịt chó thì phải chấm mắm tôm vắt chanh, đánh cho sủi bọt. Cá lóc hấp bầu thì chấm mắm nêm. Rau luộc thập cẩm thì chấm kho quẹt. Rau lang thì chấm mắm chanh dầm trứng... Kèm theo nước chấm là các loại gia vị như hành, tỏi, chanh, ớt, tiêu, đường, đậu phộng... Đến nhà hàng thì khỏi nói, mỗi món dọn ra đều có nước chấm riêng và mỗi người một chén chứ không dùng chung như trong bữa cơm gia đình.

Dù là thức chấm quen thuộc, gần gũi với hết thảy người Việt, nhưng ở mỗi vùng miền, gu sử dụng nước mắm lại khác nhau. Nếu ở miền Nam, nhất là Tây Nam bộ, nước chấm thường được pha đậm ngọt và cay thì ở miền Trung người ta thường dùng nước mắm nguyên chất làm thức chấm. Và không chỉ là thứ gia vị đặc biệt, nước mắm còn bổ sung chất đạm vào thực đơn của mỗi nhà. Nhớ hồi còn nhỏ, mỗi dịp tát ao ăn tết, cha tôi thường uống một ngụm lớn nước mắm cho ấm người rồi mới xuống ao. Còn tôi, những ngày tháng xa nhà đi học nội trú triền miên đói khát, thi thoảng lại rụt rè xin cô cấp dưỡng thêm ít nước mắm chan vào cơm để sau bữa ăn uống nước cho no bụng, cho dù cái thứ tôi chan vào cơm ấy chỉ có một phần rất nhỏ nước mắm trộn lẫn với nước lá chuối khô.

Là thứ “quốc hồn quốc túy” của dân tộc, nước mắm không chỉ hiện diện trong bữa cơm hằng ngày mà hiện diện cả trong thơ ca dân gian. Ngày xưa, trai gái thương nhau cũng mượn nước mắm để làm đầu câu chuyện. “Nước mắm ngon dầm con cá lóc. Em có chồng rồi còn nói dóc với anh”. Hay “Nước mắm ngon dầm con cá đối. Anh biểu em chờ đến tối anh qua”. Người phương Tây nhìn thấy tất cả mọi người trong bàn ăn chấm chung một bát nước mắm thì rất sợ. Nhưng với người Việt, bát nước mắm dùng chung không chỉ đơn thuần là thức chấm mà còn thể hiện tính cộng đồng, sự mực thước, là thước đo sự ý tứ và văn hóa của mỗi thành viên gia đình trong bữa ăn. Như mẹ tôi vẫn dặn, khi chấm rau nhớ chấm nhẹ và thẳng đầu ngọn rau vào chén nước chấm chứ không được thả cả cọng rau vào, vừa tốn nước mắm, vừa không đẹp mắt. Như ông nội tôi khi còn sống, mỗi khi nhà có khách ông thường ý tứ trở đầu đũa chấm rau vào chén nước mắm. Và chị em tôi cứ nhìn theo ông, theo mẹ mà làm.

Đất nước mở cửa, hội nhập, nước mắm theo chân những người con mang dòng máu Việt bôn ba khắp địa cầu. Rồi người khắp các châu lục đến đây làm ăn, du lịch khám phá cũng bị chinh phục bằng những món ăn Việt Nam dân dã mà không kém phần tinh tế nhờ được gia vị hoặc ăn kèm các loại mắm. Trong các nhà hàng sang trọng hay những quán ăn bình dân, hình ảnh những vị khách Tây sì sụp với bánh xèo, bánh hỏi chan nước chấm được pha bằng các loại nước mắm đã khá phổ biến. Và khi họ rời khỏi Việt Nam, hương vị đậm đà, khó quên của nước mắm đã theo chân họ. Vì thế, nước mắm bây giờ không chỉ hiện diện trong bữa cơm của người Việt mà đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, ở đâu có cộng đồng người Việt thì ở đó, nước mắm được kê trang trọng trên các kệ hàng một cách kiêu hãnh.

Ngày thường, nước mắm đã quan trọng thế thì ngày tết còn quan trọng hơn rất nhiều. Trước đây, mỗi lần đi chợ sắm tết, mẹ tôi thường mua một chai nước mắm đặc biệt, thường là mắm rút nỏ lần đầu để chấm giò chả, thịt luộc, rau đậu trong ba ngày tết. Còn nước mắm dùng để xào nấu thì mua loại rẻ tiền hơn, tức là loại mắm đã rút đến lần thứ hai, thứ ba. Và dù là mắm ngon hay mắm thường thì tất cả đều được làm thủ công. Còn bây giờ, người ta sử dụng công nghệ khép kín từ khâu ướp cá làm chượp đến đóng chai, dán nhãn. Nhãn hiệu nước mắm nào nhìn cũng bắt mắt, nhưng ngay cả những chai nước mắm mang nhãn hiệu Phú Quốc - một nhãn hiệu đã được bảo hộ tại cộng đồng EU cũng không có được cái ngọt hậu của thứ nước mắm làm thủ công ngày xưa.

Không biết có phải do người ta can thiệp quá sâu bằng công nghệ nên nước mắm không còn giữ được “quốc hồn quốc túy” như trước, hay do con người ta đã thưởng thức quá nhiều của ngon vật lạ nên bây giờ không còn cảm nhận được sự thơm ngon của nước mắm nữa!?

Linh Tâm

02/07/2016

Quê hương này không để bán

Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa.

Chưa ai kịp có ý kiến, chưa ai kịp nói những khúc mắc trong lòng mình thì vài tiếng đồng hồ sau, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng ra lệnh lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường. Mọi thứ bị đặt vào bối cảnh như chuyện đã rồi. Số phận con người Việt Nam, biển quê hương Việt Nam cứ như việc đã rồi.

Chưa hề có cuộc điều tra nào thật sự cho biết mức tổn hại của 250km bờ biển Việt Nam bị hủy hoại, nguy hiểm tồn đọng thế nào. Hơn một triệu người phải từ bỏ cuộc sống ổn định của mình, chuyển đổi sang nghề nghiệp khác mong sống sót, rồi sẽ phải bù đắp ra sao, và bao lâu? Lịch sử ngàn năm của một quốc gia sống với biển, thịnh vượng với biển, nay phải đành gầm mặt lìa bỏ mọi thứ. Thậm chí ghê sợ hơn, là phải bỏ trống, đành buông cả một vùng quê hương mà Trung Quốc đang ngày đêm háo hức lấn chiếm. 500 triệu USD đó, có nghĩa lý gì?

Vậy câu hỏi ở đây là, những nhà lãnh đạo Việt Nam hài lòng với số tiền ấy, hay nhân dân Việt Nam đồng ý với số tiền 500 triệu USD ấy? Những lời xin lỗi và con số khoán vội ấy, chắc vẫn chưa kịp tính vào 84 ngày người dân cả nước sôi sục đòi minh bạch, bị công an, thanh niên xung phong, trật tự đô thị… đánh đập, giam cầm, kết tội theo lệnh trên vì cho là bị “xúi giục”. Ba tháng mà Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói rằng ông “nặng trĩu”, liệu có giải quyết được những lời nói dối thô bỉ của các cấp chính quyền đã lừa gạt nhân dân về việc biển sạch và cá an toàn?

Hàng loạt ngôn luận lừa dối nhân dân như của Phó chủ tịch UBND Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn hay của thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân vẫn còn đó. Ai sẽ từ chức vì lòng tự trọng hay bị cách chức vì danh dự của đảng mà họ đang phục vụ? Nếu họ vẫn tiếp tục tại vị và phát ngôn, thì mọi điều lừa dối trơ tráo ấy, là chủ trương lớn của ai?

Thật bất ngờ, không phải là Formosa Hà Tĩnh xin người Việt Nam tha thứ, mà chính phủ Việt Nam lại là phía cất tiếng kêu gọi nhân dân hãy độ lượng và tha thứ. Đại nghiệp Formasa Hà Tĩnh lại cứ như trẻ nhỏ, đáng thương đến mức chính phủ Việt Nam phải đứng sau lưng, dùng phương thức cấu bám vào lòng thương người của dân tộc Việt Nam, cố dàn xếp một thảm họa. Biết tả làm sao nhỉ? Giờ đây, những người Việt bị đẩy đến khốn cùng ấy, lại phải vuốt thẳng áo rách, bị thúc đứng lên, cố mỉm cười nhân ái đến kiệt sức trên quê hương mình.

Có lẽ trong tư duy của những người lãnh đạo hiện nay, tiền là giải pháp quan trọng nhất, có thể đổi được mọi thứ. Việc đổi tương lai của người Việt bằng tiền, qua kịch bản giải quyết khủng hoảng cho Formosa, lại gợi nhớ rất nhiều về chuyện người dân bị chết nơi đồn công an, bị đánh đập vô cớ, bị nhổ vào mặt, luôn được giải quyết đơn giản bằng nụ cười thành khẩn đểu giả của kẻ gây tội, và một số tiền.

Mạng người hay số phận một quốc gia đâu thể đổi bằng tiền như suy nghĩ của những kẻ quen thói phủi tay. Tiền chỉ là đáp án của những kẻ trọc phú, lừa lọc, toa rập muốn xóa nhanh sự kiện. Việt Nam là một dân tộc có lòng tự trọng và có quốc pháp. Phương thức chọn đáp án nhanh, quy đổi đơn giản bằng tiền chính là một cách gây tổn thương cho lòng tự trọng của người Việt và sỉ nhục quốc pháp. Hãy nhớ, quê hương và tương lai dân tộc không bao giờ có thể để bị mặc cả bằng tiền!

Ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói phải phải mất đến 84 ngày “đấu tranh” mới có kết quả về nguyên nhân của thảm họa. Cám ơn ông đã gợi ý: Ai trong đất nước này là loại thế lực khiến một chính phủ phải “đấu tranh” đến suốt 84 ngày? Hóa ra, có một thủ phạm nào đó, rất ghê gớm mà chính phủ phải mất đến gần 3 tháng để vượt qua. Hôm nay Formosa Hà Tĩnh đã thú nhận và cúi đầu, thì sao thủ phạm im lặng ấy, lại vẫn nấp trong bóng tối sau cuộc “đấu tranh”?

84 ngày thật mệt mỏi của Chính phủ, nhưng rồi cũng chỉ nhằm góp chung kết quả của những người dân Việt Nam bình thường đi tìm một sự thật, về một tia sáng của công lý. 84 ngày ấy, của hàng chục triệu người Việt mất ăn mất ngủ, lo toan cho số phận của mình, của biển, của cá, của quê hương. Rất nhiều người trong đó có cả câu trả lời nhanh hơn một hệ thống có hàng chục ngàn nhà khoa học, có hàng ngàn công an, dùi cui và hàng rào kẽm g*i nhưng tê liệt trước thực tế.

Những câu hỏi đặt ra trong bài viết này về cuộc họp báo, có lẽ cũng không cần lời đáp, vì ai ai cũng đã hiểu. Mọi thứ đã thành một thông điệp im lặng chuyển vào dòng máu nóng thức tỉnh của mỗi đứa con da vàng trên đất nước này.

84 ngày để có kết quả của Chính phủ – chỉ xin nhắc thêm rằng đừng quên số phận những người thợ lặn bị nhiễm độc ở Vũng Áng đã chết và đang bệnh tật. Đừng quên 155 trẻ em Đông Yên vì bị chính quyền dành đất cho Formosa mà phải thất học suốt 2 năm, bên cạnh sự đe nẹt của công an. Đừng quên hàng trăm những đoàn viên thanh niên Cộng sản ngây thơ tin theo mệnh lệnh lừa dối của cấp trên để cùng nhau tắm biển vui đùa làm thí điểm. Đừng quên hàng trăm công chức, dân chúng cả tin hưởng ứng ăn cá để giúp chính quyền xóa một sự thật rằng họ và những người khác sẽ không có một tương lai.

Cũng đừng quên những con người âm thầm trong 84 ngày đó, cật lực đưa tin, ghi hình, chuyển cảnh báo đến cho người dân được biết về thảm họa. Họ dấn thân không vì tiền, cũng không vì bị xúi giục, bất chấp cả những nguy nan từ phía chính quyền để đưa bằng được sự thật đến cuộc sống. Như chiến binh Pheidippides chạy đến thành Arena để báo tin về cuộc chiến Marathon phải vượt qua rất nhiều gian truân. Còn những con người Việt Nam nhỏ nhoi ấy thì phải vượt qua mọi thứ rình rập, thậm chí là mọi loại ngôn luận từ những kẻ thù của công lý và sự thật, như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, để đốt lên những ngọn đuốc giữa đêm đen.

Có một thông điệp đáng kính trọng và cao cả được đưa đến từ những con người vô danh ấy. Hãy lắng nghe từ dòng máu và nhịp tim Việt Nam đó, thông điệp được gửi đi như sấm động: Quê hương này không để bán.

NS Tuấn Khanh

Timeline photos 14/06/2016

CÁC LOẠI MẮM Ở VIỆT NAM HẤP DẪN THỰC KHÁCH

Mắm-món quà ý nghĩa của người Việt

Bát nước mắm được coi là trung tâm mâm cơm của gia đình Việt. Mọi người chấm chung thức ăn với một bát nước mắm.
Mắm của Việt Nam rất phong phú. Mắm chủ yếu làm từ nước cốt của các loại cá, tôm, cua… từ sông hoặc từ biển. Mỗi vùng miền lại có những loại mắm khác nhau. Mắm có mùi thơm đặc trưng mà nếu ai không ngửi quen sẽ cảm thấy khó chịu. Nhưng mắm cũng là một thứ quà đem biếu, đem tặng được người Việt rất yêu thích.
Phổ thông nhất là nước mắm làm từ cốt cá hoặc tôm (tép). Các loại mắm làm từ chượp cá, tôm nổi tiếng ở các vùng: Hải Phòng (mắm Cát Hải), Phú Quốc (mắm Phú Quốc), Nha Trang (mắm nhĩ Nha Trang)…

Nhiều người nhầm tưởng các loại nước mắm như mắm được quảng cáo tràn lan trên tivi… là nước mắm cốt cá tự nhiên. Nhưng đó là các loại nước mắm hương liệu. Còn nước mắm làm từ chượp cá, tôm chính hiệu là loại nước mắm có độ đạm như mắm Cát Hải, mắm Phú Quốc, mắm Nha Trang mới là nước mắm ngon đích thực. Những loại mắm này tỏa mùi gắt đặc trưng, mặn, nhìn hơi đục. Nước mắm loại này mà chế biến thực phẩm sẽ mang lại mùi thơm dậy khắp nơi.

Ngoài ra, ở mỗi vùng miền lại có các loại mắm chế biến ăn ngay. Ví như các loại mắm cáy ở Thái Bình, Hải Phòng. Mắm thường được làm và ăn vào mùa hè, chấm cà, chấm rau muống là nhất. Mắm có vị mặn, dầm ít ớt tươi vào ăn rất thú vị. Khi ăn, bạn sẽ thấy vị ngái ngái, nhìn thấy cả những cẳng càng con cáy ở bát mắm.
Các tỉnh miền Tây Nam bộ cũng có loại mắm đặc trưng. Ở vùng này nhiều cá nên bà con phải làm mắm để ăn dần.
Cá chọn làm mắm thường phải còn tươi. Sau khi đánh sạch vảy, ướp muối theo kỹ thuật của từng gia đình, cá được nhận vào lu, vại tùy theo số lượng nhiều hay ít. Mắm còn được ướp với đường hũ, thính rất công phu nên thịt con mắm lúc nào cũng đỏ tươi, thơm phức. Đồng bào miền Tây rất ưa ăn mắm sống với cơm nguội.
Mắm cá lóc hay cá sặt xé nhỏ, ăn với cơm nguội rất tuyệt, nhưng phải bốc bằng tay mới thưởng thức hết cái hương vị đặc biệt của nó. Ở đây, mọi người ăn cơm, bún, bánh… với mắm.

Mắm Huế.
Ở các tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Bình có mắm quanh năm. Mắm cá có các loại: mắm cá nục, mắm cá ngừ, mắm cá chuồn, mắm cá thu, tép chua, mắm cá cơm… Ngoài ra còn có cá loại mắm như mắm dứa, mắm cà, mắm rò, mắm nêm, ruốc, tôm chua, cà pháo. Các loại mắm ở đây có nhiều vị: chua, cay, mặn, ngọt rất hấp dẫn khách du lịch. Ai đến đây mà không mang về vài ba lọ mắm làm quà thật phí!

Người Hà Nội tuy không phải đất mắm tôm nhưng lại có món bún đậu mắm tôm rất được nhiều người ưa thích, như một món ăn đặc trưng của Hà Nội. Đậu phụ làng Mơ mềm, rán phồng lên, chấm với mắm tôm pha với chanh (quất), bỏ ít đường, ớt tươi, một chút rượu trắng, ít nước mỡ rán đậu làm sánh bát mắm tôm.
Bún đậu mắm tôm ăn với rau sống, nhất là rau kinh giới rất ngon. Ngoài ra bún chấm mắm cũng là loại bún con, không phải bún rối. Ai không ăn được mắm tôm có thể thay thế mắm (vẫn là mắm) chấm bình thường.

Thức ăn hay ẩm thực là một khía cạnh của văn hóa. Như vậy mắm là một di sản văn hóa dân tộc vậy, là một di sản của quê hương khắp các vùng miền của Việt Nam. Một chai mắm làm quà trong những ngày giáp Tết rất được coi trọng trong suy nghĩ của người Việt.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Các loại mắm ngon của miền Tây

Nếu miền Bắc có mắm tôm, miền Trung nổi tiếng với mắm ruốc và mắm nêm thì miền Tây Nam bộ là thiên đường của các loại mắm. Có thể kể ra đây rất nhiều loại mắm ngon như mắm cá lóc, mắm cá linh, mắm bò hóc...

Mắm cá lóc

Đứng đầu trong danh sách là mắm cá lóc, hầu như tỉnh nào ở miền Tây cũng có, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến loại mắm của vùng Châu Đốc, An Giang. Không chỉ là nguyên liệu chính làm nên món bún cá Châu Đốc nổi tiếng, cá lóc còn được người dân ở đây sử dụng làm nên món mắm đậm đà cũng vang danh không kém. Để làm mắm cá lóc là cả một quá trình với nhiều công đoạn rất tỉ mỉ. Cá lóc được đánh vảy, rửa với nước muối, rửa lại bằng nước sạch rồi dùng khăn lau khô nước. Lấy một chiếc hũ lớn, ướp cá theo công thức một lớp muối, một lớp cá.

Ủ khoảng một tuần thì lấy cá ra, vuốt lên lớp muối cũ, đổ nước ngâm, rửa sạch hũ. Tỏi lột vỏ lụa, đập giập. Gạo rang vàng, giã mịn thành thính. Trộn đều tỏi, thính, ½ muối còn lại với nhau. Cho cá trở lại hũ, phủ đều thính lên cá, đậy kín nắp, ép chặt, mang đi ủ thêm khoảng 1 tháng nữa cho cá chín. Cho đường vào nồi cùng với một ít nước, nấu cho đường tan ra màu, đảo cho hơi sệt lại. Phết hỗn hợp nước đường vào bụng mắm, lưng mắm cho đều. Chao xong cho vào mái dầm hoặc hũ, ép chặt, đậy kín nắp, thi thoảng trở mắm cho đều.

Từ mắm cá lóc có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, như mắm lóc ăn sống (xé nhỏ thịt mắm, sơ chế với chanh, tỏi ớt, và nêm ít gia vị là có thể dùng được) hay mắm cá lóc chưng thịt ba rọi, mắm cá lóc chưng tương...

Mắm cá linh

Ngoài mắm cá lóc thì mắm cá linh cũng là một món mắm ngon được nhiều người ưa thích. Mùa cá linh bắt đầu từ khoảng tháng 8 âm lịch, từng đàn cá linh theo con nước lớn tràn đồng. Cá đánh bắt nhiều, ăn không hết người ta lại đem ủ làm mắm. Mắm cá linh ủ càng lâu càng ngon, đặc biệt thơm ngon nhờ ủ cá tươi sống. Những con cá linh khi thành mắm có màu vàng ươm và thơm lựng, cũng chính là nguyên liệu làm nên món mắm kho nổi tiếng ở đây. Mấy lạng mắm cá linh nấu nước lọc bỏ xương, thêm ít sả đập dập cho dậy mủi thơm. Thịt ba rọi thái nhỏ xào với sả băm cho chín rồi đổ vào nồi mắm đang sôi, thêm cà tím là đã có nồi mắm kho thơm lừng, ngon miệng. Ngoài ra, mắm cá linh còn là nguyên liệu cho món lẩu mắm nổi tiếng đất Cần Thơ.

Nếu những món mắm cá như cá lóc, cá linh, cá trèn, cá sặc... được ưa thích vì hương vị thơm ngon thì mắm bò hóc của người Khmer là một 'thử thách' thật sự đối với những người không chịu được mùi mắm này. Cách làm mắm bò hóc không khó nhưng trải qua nhiều công đoạn. Cá được làm sạch, bỏ đầu (người Việt thường giữ lại đầu cá khi làm mắm), ngâm với muối vài tiếng đồng hồ cho cá trương sình lên. Sau đó phơi cá thật khô, ướp gia vị đường, tiêu, tỏi... cho thấm. Dùng vật nặng ép cho rỉ hết nước cá. Rửa cá lại bằng nước muối, xếp vào lọ sành muối theo tỷ lệ một cá - nửa cơm nguội - một muối. Dùng nan tre cài chặt lại và ủ tiếp khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm. Mắm bò hóc là nguyên liệu chính làm nên các món ăn ngon như: bún num bò chóc, bún nước lèo, bún mắm...

Mắm thái

Món mắm cuối cùng không thể thiếu trong danh sách này là mắm thái. Được làm từ cá lóc, cá bông tươi, đường, thính (gạo rang vàng giã nhuyễn) và đu đủ thái sợi, một cách chế biến thật giản dị, dân dã. Đây là món ăn được biến tấu dựa trên món mắm ruột (làm từ ruột cá lóc rất ngon và đắt tiền) bằng cách thái nhỏ thịt mắm cá lóc trộn với dưa đu đủ bào sợi, ướp thêm đường và gia vị.

Theo bí quyết của người dân, muốn mắm thơm ngon có màu đẹp mắt nhất thiết phải sử dụng đường thốt nốt trong quá trình chế biến. Phần đu đủ phải được muối trước cả tháng rồi đem ép nước, phơi khô thái sợi mới trộn cùng đường và mắm. Những ai đã một lần ăn mắm thái cùng thịt lợn luộc với rau thơm thì không thể quên được vị ngọt thơm của cá pha lẫn vị béo từ thịt, hương thơm của rau và vị nồng của gừng xắt nhuyễn.

Ngoài bốn loại mắm kể trên, miền Tây còn nhiều loại mắm ngon khác như mắm cá sặc, mắm cá trèn, mắm rươi Trà Vinh, mắm cá chốt, mắm cá lòng tong... Tùy từng món ăn mà người dân miền Tây có cách sử dụng các loại mắm khác nhau như: chưng trứng, kho chua, chiên thường dùng mắm cá lóc; mắm cá linh, cá sặc thường để nấu bún mắm, lẩu mắm; mắm bò hóc dùng để nấu bún nước lèo, bún num bò chóc... Có thể nói, mắm đã gắn chặt với người dân miền Tây, là một niềm tự hào của người miền Tây khi dùng để đãi khách phương xa.

Khẩu vị nước mắm ba miền.
Khẩu vị của nước mắm nguyên chất, ở cả ba miền không khác nhau bao nhiêu. Nhưng chuyển sang nước mắm pha thì bắt đầu có sự khác biệt rõ nét.

Miền Bắc thích nước mắm pha loãng với nước thêm giấm, chanh và ít đường. Nhưng bí quyết ở chỗ nước để pha nước mắm nếu muốn ngọt đậm phải dùng đúng thịt thăn heo nấu hớt bọt thật trong, nếu có thêm con tôm he cho vào nước càng thanh hơn. Rồi dùng nước này pha với nước mắm ngon và các thứ đã kể trên.

Nam bộ thì dùng nước dừa xiêm, trái dừa phải vừa nạo, non quá nước chua, còn để già rám nước sẽ chát. Mang nước dừa nấu cô với ngọn lửa riu riu còn hai phần ba hoặc phân nửa là vừa, dĩ nhiên là khi nấu phải hớt bọt cho trong nước. Sau đó dùng nước dừa pha với nước mắm và chanh, đường.

Trừ nước mắm pha với nước luộc tôm của Huế để ăn bánh nậm, bèo, bột lọc… còn lại khẩu vị các nơi khác ở miền Trung thích giữ sự đậm đà của nước mắm nên chỉ cho ít chanh, đường mà không thêm nước để pha loãng. Một số địa phương cũng có nước mắm pha, chủ yếu để làm giảm độ mặn và tăng thêm hương vị chứ không pha loãng như hai miền kia. Như nước mắm ngò của Nha Trang, người ta dùng ngò rí giã nhuyễn rồi mới cho nước mắm, chanh, đường vào. Đặc biệt ớt cho vào chén nước mắm ngò phải là ớt hiểm còn xanh thì chén nước mắm mới thơm nồng, xanh biếc một màu.

Vùng Phan Thiết thì có nước mắm cà và nước mắm thơm. Cà lựa trái chín mọng, luộc qua nước sôi, bỏ hạt và lớp vỏ ngoài. Rồi cho vào cối quết với ớt sừng, tỏi thật mịn, sau đó cho nước mắm và đường vào. Nước mắm cà đặc sắc nhờ độ xốp và sánh như một món xốt màu đỏ cam bắt mắt. Nước mắm thơm khi chế biến phải chọn trái thơm chín vàng, vì thơm chín vị chua, ngọt, mùi thơm lẫn màu sắc vừa tới nhất. Vắt nước thơm, nấu sôi hớt bọt thật kỹ. Lúc nước thơm sóng sánh thì cho nước mắm, đường vào đánh đều là được. Chén nước mắm ánh màu vàng nền nã toả hương thơm ngan ngát.

Ớt là gia vị không thể thiếu trong chén nước mắm của người Việt. Còn tỏi thì tuỳ ý thích, đa số nước mắm pha có đủ cả hai vị. Nhưng cách cho ớt vào chén nước mắm pha ở ba miền khác nhau chút ít. Miền Bắc thường cắt từng khoanh ớt đều tăm tắp cho vào nước mắm. Miền Trung giằm ớt khi ăn để tận hưởng mùi cay nồng của ớt hoà cùng nước mắm. Còn Nam bộ thì giã hoặc băm nhuyễn ớt để lấy vị cay và màu đỏ giúp chén nước mắm thêm hấp dẫn.

Nước mắm không làm từ cá biển.

Ngoài nước mắm làm bằng cá biển, một số vùng nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên với nguồn sản vật dồi dào, người dân địa phương còn chế biến nước mắm tôm, nước mắm mực, nước mắm cua đồng, nước mắm cua gạch son…

Nhiều món ăn, ngon hay dở, được quyết định bởi chất lượng chén nước mắm.
Chẳng hạn nước mắm cua đồng của vùng Sóc Trăng. Hàng năm vào tháng 5 âm lịch, nước vừa nổi ngập đồng là lúc cả xóm làng rủ nhau đi bắt cua. Tối đến cua đồng bắt cặp đen nghẹt cả mặt ruộng trống đang chờ sạ lúa, cua bắt đến lúc mỏi tay, không còn thùng chứa nữa thì ngưng. Cua mang về bóc mai rửa sạch, giã nhỏ trộn với tỏi, thính gạo, đường, muối hột rồi nhận vào diệm hoặc thau đem phơi nắng khoảng tuần lễ.

Lúc cua trở màu đỏ au thì đem nấu nước mắm. Công đoạn nấu rất quan trọng, tốn cả ngày trời, phải hớt thật sạch bọt và xác cua thì nước mắm mới để được lâu. Nước mắm nấu xong có màu đỏ cánh gián trong vắt, vị ngọt đậm, mùi khá nặng không thể lẫn với bất cứ thứ nước mắm nào khác. Nước mắm cua đồng dùng để nêm nếm, ăn với canh chua cá lóc… ngon hết biết.

Nước mắm cua gạch son miệt U Minh, là một kiểu nước chấm tươi quá xá cầu kỳ. Từ khi muốn ăn cho đến khi được ăn phải chờ mất đúng một tuần. Cua gạch son rửa sạch, bỏ vào hũ, rồi muối đúng bảy ngày. Sau đó lấy ra đánh tan gạch cua với lòng đỏ trứng gà, đường, trộn với thịt cua được lấy từ con cua đã muối.

Một con cua chỉ làm được bốn chén nước chấm nhỏ, do đó khi được chia phần, mạnh ai nấy "ôm" chén nước mắm của mình chấm với bánh tráng cuốn, vì muốn có chén thứ hai thì ráng… chờ 7 ngày nữa. Nước chấm cua gạch son không thể làm nhiều để dành được, vì sang ngày thứ tám thì chúng chuyển mùi, đổi vị để trở thành mắm như ba khía.

Mắm nào món đó

Canh chua dứt khoát phải ăn với nước mắm y, có khi cho chút chanh, ớt, nếu dùng bất kỳ thứ nước chấm nào khác cũng đều hỏng. Bánh cuốn, chả giò, bánh xèo, cơm tấm phải ăn với nước mắm pha chua ngọt. Nước mắm ngò, nước mắm cà, nước mắm thơm xem ra có duyên nợ với cá biển, mực, ốc vì nó làm tăng hương vị hải sản lại dễ tiêu hoá. Món cá thì lại khác, mỗi loại cá đều có một thứ nước mắm khác nhau. Cá trê nướng thì có nước mắm gừng, cá rô thì nên ăn bằng nước mắm xoài, hay nước mắm me thì chuyên trị các món lươn…

Thử dùng cá trê nướng chấm nước mắm chua ngọt xem, miếng cá trở nên nhàn nhạt, xam xảm, cái mùi cá trên sau bữa ăn cứ ám ảnh khẩu vị thật khó chịu. Còn lỡ dùng nước mắm gừng với cá hú, cá tra thì… khó lòng nuốt nổi.

Nhiều món ăn, ngon hay dở, được quyết định bởi chất lượng chén nước mắm. Cái hồn của món ăn Việt chính là nước mắm. Nấu phải nêm bằng nước mắm, cá kho, thịt kho ướp bằng nước mắm, chiên, xào, nướng, luộc… với bất cứ món ăn nào cũng phải có nước mắm. Nước mắm đã thấm vào huyết quản của mỗi người từ thuở bé thơ cho đến lúc trưởng thành, nó đã hình thành và ảnh hưởng sâu sắc đến khẩu vị của từng người. Cho dù đi bất cứ đâu họ không thể nào quên được hương vị đậm đà tinh tế trong chén nước mắm quê nhà. Đó chính là một phần của đất nước, con người là hương vị quê nhà trong ký ức không thể phai mờ của từng người Việt.

Cách làm bún mắm miền Tây
Cách làm nước mắm tỏi ớt chấm cực đã
Cách làm nước mắm ngon
Hướng dẫn làm lẩu mắm ngon
Cách pha mắm tôm bún đậu ngon bằng mẹo cực đơn giản
Cách pha mắm nêm đúng vị



(ST)

Want your business to be the top-listed Home Improvement Business in Pleiku?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Address


242 Phan Đình Phùng
Pleiku
600000

Opening Hours

Monday 07:00 - 21:00
Tuesday 07:00 - 21:00
Wednesday 07:00 - 21:00
Thursday 07:00 - 21:00
Friday 07:00 - 21:00
Saturday 07:00 - 21:00
Sunday 07:00 - 18:00

Other Kitchen supplies in Pleiku (show all)
Bếp Chiến Hạng Bếp Chiến Hạng
Pleiku

Chuyên phục vụ khách hàng những món ăn theo yêu cầu

Tủ bếp inox cánh kính Gia Lai - PHÚ GIA Glass Kitchen Tủ bếp inox cánh kính Gia Lai - PHÚ GIA Glass Kitchen
Lê Duẫn/Gia Lai
Pleiku

Chuyên gia công lắp đặt tủ bếp inox cánh kính 304 3 lớp không mối hàn tại Gia Lai và các tỉnh lân cận

Flan Mẹ làm Flan Mẹ làm
Pleiku

Bánh flan mẹ làm hoàn toàn từ trứng gà ta

GẠO HOA GẠO HOA
65/23 Phù Đổng, Đường Phù Đổng, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai
Pleiku, 60000

Cửa hàng chúng tôi chuyên cung cấp các loại GẠO XAY THỦ CÔNG, đảm bảo: - KHÔNG chất bảo quản - KHÔNG đấu trộn - KHÔNG tẩy trắng tạo mùi "AN TOÀN SỬ DỤNG - YÊN TÂM SỨC KHỎE"

Món Ngon Biển Hồ Món Ngon Biển Hồ
Tôn Đức Thắng
Pleiku

Bếp Chiến Hạng luôn hoạt động để phục vụ khách yêu những món ngon theo yêu

Sữa Chua Nếp Cẩm Cô Nhung Sữa Chua Nếp Cẩm Cô Nhung
Hẻm 39 Đào Duy Từ, Tân Sơn, Gia Lai
Pleiku

đậm vị nhà làm ăn hoài không ngán tốt cho sức khỏe

Safe Fish Sauce Safe Fish Sauce
242A Phan Đình Phùng
Pleiku, 600000

Cá Mòi Ông Bình Cá Mòi Ông Bình
242A Phan Đình Phùng
Pleiku, 600000

Ốc Thảo - Ốc Chảo Đồng Giá Ốc Thảo - Ốc Chảo Đồng Giá
25/11 Nguyễn Đình Chiểu
Pleiku, 61106

Chuyên phục vụ ăn vặt và hải sản

Tương Bần Hữu Cơ Tương Bần Hữu Cơ
242 Phan Đình Phùng, P. Yên Đỗ
Pleiku, 600000

Mang hữu cơ Thế Giới về cho người Việt

Qing Ping Soy Sauces Qing Ping Soy Sauces
242A Phan Đình Phùng
Pleiku, 600000

Mang hữu cơ Thế giới về cho người Việt

Trà sữa, Strongbow, ăn vặt MINION_Gia Lai Trà sữa, Strongbow, ăn vặt MINION_Gia Lai
27 Trần Quý Cáp
Pleiku

trà sữa thạch nhà làm, nước ép nguyên chất, ăn vặt