Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Kiên Giang

Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Kiên Giang là bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn Sả

16/11/2023

Bệnh viên xin thông báo đến quý khách hàng ạ

17/10/2023

🤰Các nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu
Chúng ta cùng điểm thêm một số lí do khiến cho các mẹ bầu thường xuyên bị táo bón nhé!
📌Ít vận động: Kích thước bụng lớn và nặng nên việc di chuyển đối với các mẹ quả là rất khó khăn. Do đó, các mẹ lười di chuyển hơn bình thường. Một số mẹ bầu lại còn nhịn đại tiện - một thói quen cực kỳ xấu. Và tất cả những điều đó dẫn tới táo bón.
📌Tiểu đường thai kỳ: Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ đôi khi sẽ được bác sĩ kê cho những loại thuốc có thể làm chậm khả năng vận động của đường ruột và gây ra tình trạng táo bón.
📌Bổ sung canxi và sắt quá mức: Canxi và sắt thường được các mẹ chú trọng bổ sung trong cả quá trình mang thai. Tuy nhiên, khi bổ sung quá mức thì các thành phần khoáng chất có trong sắt và canxi không được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể, phần còn lại của lượng khoáng chất đấy được thải ra ngoài bằng đường phân và vô tình quá trình này làm tăng nguy cơ bị táo bón.


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P. An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn

11/10/2023
11/10/2023

😍Dich vụ tắm bé và massage bé tại Bệnh viện Sản – Nhi Kiên Giang.
👉Các mẹ nhanh tay đăng ký để trải nghiệm dịch vụ.
👉Massage, tắm bé giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp cho trẻ, kích thích hệ thần kinh, tuần hoàn, tăng cường hệ miễn dịch và giúp ổn định nhịp thở cho trẻ sơ sinh.
👉Một chiếc bé cưng đang tận hưởng dịch vụ massage tại Bệnh viện:

Bệnh viện Sản - Nhi Kiên Giang
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
03, Ung Văn Khiêm, P.An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
CSKH: 19009319
Website: www.sannhikg.vn

Photos from Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Kiên Giang's post 06/10/2023

Mang Trung Thu Đến Với Các Bệnh Nhi Tại Bệnh Viện Và Tổ Chức Hội Thi Trang Trí Lồng Đèn, Văn Nghệ Cho Con Em Viên Chức Người Lao Động Toàn Bệnh Viện Với Chủ Đề “ Đêm Trăng Sản – Nhi’

Tết Trung thu luôn là lễ hội đặc biệt dành riêng cho các em thiếu nhi trên khắp mọi miền đất nước. Tuy vậy, không phải trẻ em nào cũng được hưởng mùa Trung thu trọn vẹn bên gia đình, bạn bè và thầy cô. Vẫn còn đâu đó những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt, bị bệnh hiểm nghèo đang phải điều trị tại bệnh viện với dây truyền, kim tiêm và những viên thuốc đắng ngắt … thì việc đón Tết Trung thu chỉ là niềm mơ ước.

Hiểu được niềm mơ ước đó Phòng Công tác xã hội phối hợp với B*H Công đoàn Bệnh viện cùng các Y, Bác sĩ và các mạng thường quân sáng ngày 29/9/2023 có tổ chức gửi một món quà trung thu nho nhỏ nhiều ý nghĩa đến với các em là 200 bệnh nhân nhi đang điều trị tại Bệnh viện!

Tối cùng ngày 29/9/2023 (15/8 ÂL), Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở phối hợp cùng Đoàn thanh niên tổ chức Hội thi trang trí lồng đèn, văn nghệ vui Tết Trung thu với chủ đề “Đêm trăng Sản – Nhi”’ cho con, em viên chức người lao động tại Bệnh viện.

Tham dự hội thi có sự góp mặt của ThS. Nguyễn Thị Hằng - Trưởng phòng Điều dưỡng - Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Trưởng Ban giám khảo; ThS.Bs. Cao Thị Tố Như - Trưởng phòng KHTH - Trưởng ban Phong trào, thành viên BGK; BSCKII. Võ Quang Khiêm - Phó khoa Liên Chuyên khoa, thành viên BGK và toàn bộ đoàn viên, người lao động, con em đoàn viên.

Hội thi trang trí lồng đèn có sự tham gia của 24 tổ công đoàn trực thuộc, mỗi tổ đã tự thiết kế, trang trí lồng đèn chất liệu thiên nhiên bảo vệ môi trường, với chủ đề ý nghĩa tự làm tại khoa/phòng và đồng thời thuyết trình sản phẩm dự thi.

Đồng thời, tại đêm thi văn nghệ diễn ra với 19 tiết mục gồm các tiết mục đơn ca, song ca, tốp ca múa. Các bài hát thiếu nhi chủ đề: Tết Trung thu, quê hương, đất nước, gia đình.

20/09/2023

Để tránh đau mắt đỏ, bạn cần thực hiện những điều sau 👇👇 👇
Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn, virus gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và thành dịch. Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

5. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/nghỉ làm việc để tránh lây nhiễm cho người xung quanh và lây lan ra cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.

15/09/2023

Những điều mẹ không nên làm trong 3 tháng đầu mang thai?

Ba tháng đầu mang thai là khoảng thời gian cơ thể phải thay đổi liên tục để thai nhi có điều kiện phát triển thuận lợi, vì vậy mẹ cần có những kiến thức để điều kiện thai phát triển thuận lợi.

Hạn chế ngồi vươn cao và ngồi xổm:
Các chuyên gia khuyến cáo, các mẹ bầu không nên ngồi xổm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì ngồi xổm sẽ dễ làm tổn thương tử cung, cột sống, bụng dưới, bàng quang… Đồng thời, ngồi xổm sẽ khiến cơ thể mất thăng bằng, bà bầu dễ bị ngã và có nguy cơ sảy thai.

Hạn chế hút thuốc, uống rượu, chất kích thích
Trẻ được sinh ra từ những người mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai có nhiều nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, sinh non, nhẹ cân và thậm chí tử vong. Bên cạnh đó chất nicotin có thể làm rối loạn chức năng phổi và não đang phát triển của thai nhi. Hậu quả của việc uống rượu khi mang thai có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và rối loạn phổ rượu ở thai nhi hay còn gọi là FASD.

Hạn chế cạo gió khi bị trúng gió
Theo Đông y, cạo gió có tác dụng làm nóng cơ thể, kích thích các huyệt đạo, giúp giải cảm. Nhưng lưu ý rằng bà bầu không được cạo gió bởi vì các mạch máu có thể bị vỡ, gây xuất huyết dưới da và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tránh gắng sức và tập thể dục quá mức
Mẹ bầu không nên làm việc và vận động quá sức. Tập thể dục với cường độ cao có thể khiến các mẹ dễ bị ngã, mất sức, tăng nguy cơ động thai. Vì vậy, phụ nữ khi mang thai cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và lựa chọn các bài tập vừa sức như đi bộ, yoga, bơi lội…


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P. An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn

08/09/2023

Canxi có vai trò như thế nào với phụ nữ có thai?

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành xương và răng cho thai nhi.
Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg.

🔹 Trẻ sơ sinh bị thiếu Canxi, có các biểu hiện như dễ bị giật mình, khó ngủ, quấy khóc hoặc co giật.
🔹 Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu Canxi, thai nhi sẽ có các ảnh hưởng như: Chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè bẩm sinh, dị dạng xương…
🔹 Mẹ thiếu Canxi trong quá trình mang thai thường tê chân, mệt mỏi, mất ngủ.
🔹 Khi nuôi con bú cơ thể mẹ suy yếu, đổ mồ hôi trộm, dễ sinh ra đau lưng, đau vai, đau khớp.
🔹 Sự thiếu canxi hấp thu trường diễn sau nhiều lần sinh là tiền đề gây loãng xương khi bước vào tuổi mãn kinh.

Mẹ cần bổ sung Canxi bằng cách ăn uống các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, cần bổ sung Canxi dạng viên dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P. An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn

31/08/2023

Những điều có thể bạn chưa biết về sữa mẹ?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích mẹ nên cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, không sử dụng sữa công thức, nước trái cây hoặc nước lọc. Có thể bạn chưa biết những lợi ích “vàng” của sữa mẹ:

• Những ngày đầu tiên sau khi sinh, bầu vú mẹ sẽ tiết ra sữa non. Sữa non có nhiều lợi ích: nhiều đạm và giàu các vi chất có lợi, giúp hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé phát triển.
• Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại được virus và vi khuẩn có hại, điều này rất quan trọng trong những tháng đầu hệ miễn dịch bé còn non nớt, chưa hoàn thiện.
• Nghiên cứu cho thấy, nuôi con bằng sữa mẹ có thể chống lại các bệnh cấp tính ở đường hô hấp và đường tiêu hóa.
• Việc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có liên quan mật thiết với giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, ít nguy cơ mắc bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
• Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời có thể giảm nguy cơ bị cảm lạnh nghiêm trọng hoặc các bệnh nhiễm trùng tai, họng.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Mẹ phải làm gì khi bị tắc tia sữa?
Đối với những trường hợp tắc tia sữa nhẹ và không quá nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng những cách thông tắc tia sữa sau:
Cho bé bú thường xuyên: Để thông tắc sữa mẹ nên cho bé bú trực tiếp và thường xuyên. Nếu bầu vú không quá đau, mẹ nên cho bé bú ở ngực bị tắc tia sữa trước bởi lúc này bé sẽ dùng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ, nhờ đó sẽ giúp khai thông được các tia sữa bị tắc.
Thay đổi tư thế cho bé bú: Khi cho bé bú, mẹ nên đổi các tư thế khác nhau bởi ở mỗi tư thế dưới lực bú mút bé sẽ tác động đến các tia sữa khác nhau. Càng đổi nhiều tư thế sẽ tạo ra nhiều lực hút thông tia sữa.
Chườm nóng bầu ngực: Mẹ có thể sử dụng khăn bông mềm thấm nước ấm đắp lên ngực, hoặc dùng chai thủy tinh chứa nước ấm lăn qua lăn lại trên bầu ngực để thông tia sữa, giúp sữa chảy đều đặn hơn. Lưu ý không sử dụng nước quá nóng để tránh việc bỏng rát.
Nếu sau khi áp dụng đủ các cách làm thông tắc tia sữa nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P. An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 9319

29/08/2023

Bệnh viện xin thông báo lịch nghỉ lễ đến Quý khách hàng!


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P. An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 9319

23/08/2023

Mẹ phải làm gì khi bị tắc tia sữa?
Đối với những trường hợp tắc tia sữa nhẹ và không quá nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng những cách thông tắc tia sữa sau:

Cho bé bú thường xuyên: Để thông tắc sữa mẹ nên cho bé bú trực tiếp và thường xuyên. Nếu bầu vú không quá đau, mẹ nên cho bé bú ở ngực bị tắc tia sữa trước bởi lúc này bé sẽ dùng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ, nhờ đó sẽ giúp khai thông được các tia sữa bị tắc.
Thay đổi tư thế cho bé bú: Khi cho bé bú, mẹ nên đổi các tư thế khác nhau bởi ở mỗi tư thế dưới lực bú mút bé sẽ tác động đến các tia sữa khác nhau. Càng đổi nhiều tư thế sẽ tạo ra nhiều lực hút thông tia sữa.
Chườm nóng bầu ngực: Mẹ có thể sử dụng khăn bông mềm thấm nước ấm đắp lên ngực, hoặc dùng chai thủy tinh chứa nước ấm lăn qua lăn lại trên bầu ngực để thông tia sữa, giúp sữa chảy đều đặn hơn. Lưu ý không sử dụng nước quá nóng để tránh việc bỏng rát.
Nếu sau khi áp dụng đủ các cách làm thông tắc tia sữa nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P. An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 9319

11/08/2023

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ và tư vấn khách hàng, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Kiên Giang trân trọng thông báo đến Quý khách hàng việc thay đổi số điện thoại tổng đài Chăm sóc Khách hàng (CSKH) 19009319 như sau:
Từ 11/8/2023, số điện thoại chính thức của Tổng đài CSKH là 1️⃣9️⃣0️⃣0️⃣9️⃣3️⃣1️⃣9️⃣
Thời gian hoạt động của Tổng đài CSKH 24/7.
Danh sách các phím chọn của Tổng đài CSKH:
Phím 1: Tư vấn các dịch vụ của Bệnh viện
Phím 2: Hỗ trợ cấp cứu về Sản phụ khoa
Phím 3: Hỗ trợ cấp cứu về Nhi khoa
Phím 4: Tư vấn dịch vụ tiêm ngừa.


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P.An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên

01/08/2023

TUẦN LỄ THẾ GIỚI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ NĂM 2023
“Tăng cường hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc”
01/08 - 07/8/2023
🔹 Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ được tổ chức từ ngày 01/8 đến ngày 07/8 hằng năm nhằm khuyến khích và tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ tại đơn vị.
🔹 Ở hơn 120 quốc gia, để khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và cải thiện sức khỏe của trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Đây là sự kiện kỷ niệm Tuyên ngôn Innocenti của các nhà hoạch định chính sách của WHO và UNICEF đưa ra vào tháng 8/1990 nhằm bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.

Tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho phụ nữ mang thai và bà mẹ sau sinh, người nhà về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ tại các khoa; Hướng dẫn các bà mẹ thực hành cho con bú sớm và bú đúng, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 24 tháng; Cắt vắt, trữ, bảo quản sữa mẹ và cách duy trì nguồn sữa mẹ bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp điều kiện thực tế tại đơn vị;
Tuần lễ năm nay với chủ đề “Tăng cường hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc”, tập trung đẩy mạnh việc bảo vệ, hỗ trợ và khuyến khích bà mẹ phải đi làm tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ, góp phần nâng cao sức khỏe, giảm tử vong trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với các trẻ sơ sinh thì sữa mẹ chính là nguồn thức ăn toàn diện và thích hợp nhất. Trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng với tỷ lệ phù hợp nhất cho sự phát triển của cơ thể trẻ như:
(*) Đạm:
- Cải thiện chức năng đào thải khi thận của trẻ chưa trưởng thành
- Tăng cường tiêu hóa và hấp thụ của trẻ
- Chống lại các bệnh nhiễm khuẩn
(*) Đường:
- Hỗ trợ cho sự phát triển vi khuẩn có lợi cho trẻ.
(*) Mỡ (lipid):
- Cung cấp acid béo
- Phát triển não bộ của trẻ
- Sữa mẹ có những loại Acid đặc biệt mà sữa động vật không có như là Acid béo không no một nối đôi (acid oleic), acid béo không no đa nối đôi (acid α-linoleic, acid linoleic), tiền tố của DHA (Docosahexaenoic acid) và ARA (arachidonic acid).
(*) Vitamin:
- Bổ sung vi chất cho bé
- Bảo vệ bé khỏi quá trình oxy hoá
(*) Muối khoáng.
(*) Năng lượng.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nâng cao hệ miễn dịch, và kháng thể cho con trẻ, gắn kết thêm tình cảm mẹ dành cho con

Tất cả các bà mẹ cần được hỗ trợ để bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt, trong giờ đầu tiên sau khi sinh và cần nhận được sự hỗ trợ thiết thực để giúp các bà mẹ có thể bắt đầu thực hành việc cho con bú và kiểm soát được những khó khăn chung khi cho con bú. Bệnh viện luôn duy trì hoạt động tư vấn cho phụ nữ mang thai và bà mẹ về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn các bà mẹ cách duy trì nguồn sữa mẹ nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh. Duy trì nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài đến 24 tháng sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ.


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P. An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 8931

27/07/2023

3 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh trong 1 đến 2 ngày dành cho mẹ

Để tránh rơi vào tình cảnh “lúng túng” khi chuyển dạ bất ngờ hoặc quá lo lắng khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu hãy trang bị cho mình những kiến thức về những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh để có tâm lý thoải mái nhất trong những ngày cuối của thai kỳ.

Vỡ ối thường là dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày

Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng nhất cho quá trình chuyển dạ sinh con sắp bắt đầu, thậm chí có thể là dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ. Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng bị vỡ ối. Theo thống kê, chỉ có khoảng 15 – 20% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu diễn ra.

Xuất hiện các cơn co thắt chuyển dạ mạnh, dồn dập
Trước ngày dự sinh vài tuần hoặc vài tháng, bạn sẽ cảm nhận được các cơn chuyển dạ giả (Braxton Hicks). Những cơn chuyển dạ giả này nhẹ hơn so với những cơn co thắt thật và chỉ kéo dài vài giây.

Khi bước vào những ngày cuối của thai kỳ, các cơn gò sẽ trở nên mạnh hơn, thường xuyên hơn và có thể kéo dài hơn một phút. Khi các cơn co thắt bắt đầu xảy ra sau mỗi 4 đến 5 phút, bạn có thể chuyển dạ trong vòng 1 đến 2 ngày.

Thay đổi dịch tiết âm đạo, xuất hiện nhớt hồng

Nút nhầy cổ tử cung là một tổ hợp những chất thải đặc sệt có tác dụng “đóng chặt” cổ tử cung trong thời gian mang thai để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, đến gần ngày chuyển dạ, nút nhầy này sẽ bị b**g ra và được đẩy ra ngoài.
Khi nút nhầy b**g ra, mẹ sẽ thấy dấu hiệu ra nhớt hồng âm đạo hay chất lỏng có màu đỏ tươi, đỏ hồng hoặc đỏ sẫm trên đáy quần lót. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh này có thể xuất hiện vài tuần trước khi chuyển dạ nhưng đa phần thường xảy ra trước khi chuyển dạ vài ngày hoặc vài giờ.


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P.An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 8931

10/07/2023

Dịch tay chân miệng: tăng kéo dài nhiều biến chủng phức tạp
Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó đã có 03 trường hợp tử vong.

Số mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận sự xuất hiện của virus Enterovirus (EV71) chủng vi rút có độc lực cao, có thể gây bệnh nặng và thậm chí tử vong, là tác nhân gây ra các vụ dịch lớn vào các năm 2011 và 2018.

Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài người dân nên:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.
- Ăn chín, uống chín.
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở, dụng cụ bằng cách tẩy thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Đưa trẻ đi khám chữa ngay ở cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

Liên hệ ngay các cơ sở y tế khi bạn có dấu hiệu bất thường!


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P.An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 8931

27/06/2023

Mẹ bầu cần lưu ý những gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?

3 tháng đầu thai kỳ là lúc cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi như:
- Chảy máu do phôi thụ tinh làm tổ trong tử cung.
- Căng tức ngực do nội tiết tố thay đổi.
- Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến táo bón, ợ nóng do nồng độ hormone progesterone tăng.
- Ốm nghén, tâm trạng mệt mỏi do hormone thay đổi.
- Đi tiểu nhiều do tử cung phát triển và tăng áp lực lên bàng quang.
- Khí hư màu trắng, xuất hiện dịch loãng.
- Khẩu vị thay đổi, tăng cân.

Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý những điều sau:
- Đi khám thai, siêu âm thai, đo huyết áp, xét nghiệm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, sàng lọc yếu tố nguy cơ,...
- Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung axit folic, sắt, canxi, vitamin đầy đủ.
- Vận động thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức, không nên sinh hoạt vợ chồng quá mạnh bạo vì ảnh hưởng đến thai nhi.

Một số điều mà mẹ bầu cần tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ như:
- Sử dụng bia, rượu, các thực phẩm chứa caffeine.
- Hút thuốc, sử dụng chất kích thích.
- Dùng đồ tái, sống hoặc hun khói, ăn rau mầm sống, dùng các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu,...
- Tiếp xúc với phân chó mèo vì có thể bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasma.
- Sữa chưa tiệt trùng.
- Tập thể dục quá sức gây chấn thương dạ dày.
- Nếu gặp tình trạng như chảy máu nhiều, đau bụng, dịch tiết âm đạo có mùi hôi hoặc ngả màu vàng, xanh lá cây, chóng mặt, tăng cân quá nhanh hoặc quá ít. Bạn cần đến bệnh viện ngay để được các sĩ thăm khám và điều trị.

Mẹ bầu hãy nhớ 3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian mà cơ thể rất nhạy cảm. Chính vì vậy, các mẹ đừng quên theo dõi thật kỹ và chăm sóc bản thân thật tốt nhé!


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P.An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 8931

21/06/2023

Mẹ bầu có cần tiêm phòng uốn ván không?

Uốn ván là bệnh nguy hiểm do trực khuẩn Clostridium gây ra. Vi khuẩn này dễ dàng đi vào cơ thể qua những vết thương hở. Độc tố tetenospasmin mà chúng sản xuất sẽ đi vào trong máu, tấn công hệ thần kinh và dẫn đến tử vong.

Thực tế, trực khuẩn uốn ván có ở khắp nơi trong môi trường. Các mẹ bầu là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván qua vết thương hở ngoài da, khi chuyển dạ sinh nở… Trẻ sơ sinh có thể mắc uốn ván từ mẹ hoặc lúc được cắt dây rốn nếu dụng cụ chưa được tiệt trùng kỹ.

Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván lên đến 95%. Do đó, các mẹ cần tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ để tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ.

Nếu các mẹ đã tiêm, chưa tiêm đủ 3 mũi thì cần tiêm vắc xin theo lộ trình sau:
Lần 1: Tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nên tiêm vào 3 tháng giữa hoặc từ tuần 20 trở đi.
- Lần 2: Sau lần 1 ít nhất 1 tháng
- Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc tiêm ở lần mang thai thứ 2
- Lần 4: Tiêm sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai sau
- Lần 5: Tiêm sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai sau

Khi mang thai lần 2, nếu ở thai kỳ trước đã tiêm 2 mũi và thai kỳ sau cách không quá 10 năm, thì chỉ cần tiêm 1 mũi từ tuần thai 20 trở đi. Nếu đã tiêm đủ 5 mũi và mũi cuối dưới 10 năm thì không cần tiêm lại. Sau 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi.

Các mẹ bầu hãy nhớ tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và tiêm đủ mũi để đảm bảo hiệu quả cao nhé!


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P.An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 8931

13/06/2023

Bí kíp chữa nứt đầu ti khi cho bé bú mà không phải mẹ bầu nào cũng biết

Hiểu rằng cho con bú là cách tốt nhất để bé hấp thu dưỡng chất ngay từ những tháng đầu đời, tuy nhiên đôi khi, các mẹ bầu sẽ phải trải qua cảm giác ngực bị kéo căng, lâu ngày xuất hiện vết nứt hay chảy máu ở bầu ngực. Thế nhưng, các mẹ sẽ cải thiện đáng kể tình trạng rạn nứt da, đau vùng ngực nhờ bí kíp này:

- Hãy dùng một ít sữa thoa lên đầu núm vú và để khô tự nhiên. Điều này giúp mẹ bầu bớt đau, bởi trong sữa có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, làm lành vết nứt. Nhưng nếu bé đang bị tưa miệng thì bạn không nên áp dụng cách này, vì nấm men trong môi trường sữa có thể làm nhiễm trùng vết nứt.

- Nên rửa sạch hết nước bọt và sữa khô đọng lại bằng xà bông không mùi, rửa nhẹ nhàng để tránh gây kích ứng da, rồi lau khô bằng vải mềm.

- Hỏi ý kiến bác sĩ để dùng một số loại mỡ kháng sinh có nguồn gốc thiên nhiên, không gây hại cho trẻ sơ sinh, bôi lên vị trí nứt.

- Pha nước muối để rửa sạch vị trí vết nứt, ngâm đầu vú trong nước muối khoảng 5 phút, rồi rửa lại với nước sạch.

- Trong trường hợp quá đau, bạn nên dùng thêm thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen trước khi cho con bú 30 phút.

- Thay đổi tư thế cho con bú cũng là cách giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Các mẹ hãy lưu ngay những bí kíp này để giúp cải thiện tình trạng rạn nứt da các những cơn đau ở vùng ngực khi cho bé bú kéo dài nhé!


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P.An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 8931

08/06/2023

Không tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai có tác hại như thế nào?
Nếu bạn đang có kế hoạch chào đón thiên thần nhỏ thì việc đầu tiên nên làm đó chính là tiêm phòng, nhất là viêm gan B, bởi:
- Vi rút viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con. Nguy cơ lây truyền từ 70 - 90% với những bà bầu có tải lượng vi rút HBV cao trong trường hợp không có biện pháp phòng ngừa.
- Em bé có thể nhiễm vi rút khi tiếp xúc với máu, chất lỏng từ mẹ trong quá trình sinh nở.
- Mẹ bầu nhiễm viêm gan B tăng khả năng sinh non, sảy thai, tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, tổn thương gan.

Mẹ bầu nên chọn thời điểm thích hợp để tiêm phòng viêm gan B.
- Không nên tiêm ngừa trong thời gian mang thai để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Nên tiêm đủ số mũi trước khi mang thai khoảng 5 tháng.
Sau khi tiêm phòng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nếu mang thai trong giai đoạn tiêm ngừa, hãy báo cho nhân viên y tế để có chỉ định tiếp theo phù hợp.
- Ở lại địa điểm tiêm 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Trong trường hợp đã tiêm đủ mũi nhưng cách thời gian muốn có con quá lâu, các chị em cũng nên đến bác sĩ để đẩy nhanh thời gian chích mũi nhắc lại sớm hơn.

Trong trường hợp dương tính với với viêm gan B khi mang thai, các mẹ bầu cần làm những bước sau để bảo vệ con yêu:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để kiểm soát tình trạng bệnh.
- Nên điều trị dự phòng bằng tenofovir, bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ cho đến khi sinh, giúp giảm tải lượng vi rút viêm gan B và nguy cơ truyền vi rút thời kỳ mang thai và sinh nở.
- Trẻ sau khi sinh phải được tiêm liều vắc xin viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt, từ 6-24 giờ đầu sau sinh.
- Bé có thể được tiêm thêm một liều globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) để tăng khả năng phòng ngừa.

Nói tóm lại, việc tiêm phòng viêm gan B trước khi sinh là biện pháp hiệu quả, giảm nguy cơ lây nhiễm và dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng về gan cho mẹ và bé. Vậy nên, các chị em hãy chủ động tiêm chủng để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhé!


═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P.An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 8931

Photos from Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Kiên Giang's post 02/06/2023

QUỐC TẾ THIẾU NHI 1 - 6 TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG

Nhân ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1-6, Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang đã chuẩn bị những phần quà ý nghĩa gửi đến các thiên thần nhỏ. Hãy cùng chúng tôi lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt trong ngày này cùng bé nhé.

Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang hân hạnh được đồng hành cùng ba mẹ trên hành trình chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé. Chúc cả nhà luôn vui vẻ, bình an ạ 💕💕💕



═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P.An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 8931

01/06/2023

🧑‍⚕️Phẫu thuật thành công trường hợp bé trai 3 tuổi bị thoát vị hoành bẩm sinh hiếm gặp của các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang

👉 Một bệnh nhi 3 tuổi mắc bệnh lý thoát vị hoành bẩm sinh phức tạp đã được các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp Nhi - Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang phẫu thuật thành công. Với tạng thoát vị là dạ dày, nếu không phẫu thuật kịp thời bé có thể suy hô hấp, thủng dạ dày dẫn đến viêm phúc mạc, sốc và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
👉 Bé trai N.M.C.B ( 3 tuổi, cư trú tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang), bé bệnh khoảng 12 tiếng, đột ngột thở mệt, khò khè từ trưa, không sốt, không nôn, không đi tiêu tính từ lúc khởi phát bệnh. Triệu chứng ngày càng tăng nên ngay sau đó, bé được người nhà đưa đến bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang để thăm khám và điều trị.
👉 Tại Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang, BSCKII. Nguyễn Quang Dũng – Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp Nhi, cũng chính là phẫu thuật viên chính trong ekip cứu sống tính mạng của đứa trẻ cho biết, bé nhập viện trong tình trạng tỉnh, kích thích, vật vã. Da niêm hồng, chi ấm, mạch quay rõ, nhiệt độ 37 o C, SpO2: 100% thông qua Canula 5l/phút. Bụng bé mềm, Sonde dạ dày dịch nâu đỏ. Thăm hậu môn thì bóng trực tràng trống, không phân.
👉 Bé được làm các xét nghiệm máu, khí máu động mạch, X-quang ngực, siêu âm ổ bụng, siêu âm tim và chụp CT bụng - ngực có tiêm thuốc cản quang, cho thấy dạ dày của trẻ nằm trên lồng ngực, chèn ép vào phổi khiến phổi (T) của bé gần như bị chiếm chỗ, tim bị đẩy lệch sang bên (P). Siêu âm màng phổi có khối dạng dịch sau phổi (T). Công thức máu của bé cho thấy: Số lượng bạch cầu: 15.000/ uL, Neu: 82%; Hb: 14g/dL ; Khí máu động mạch: pH:7.3
👉 Các bác sĩ chẩn đoán bé bị thoát vị hoành trái gây biến chứng suy hô hấp, nghĩ nhiều dạ dày chui vào lồng ngực vùng phổi trái làm giảm khả năng thở của bé và gây xuất huyết dạ dày dẫn đến sonde dạ dày ra dịch nâu đỏ. Bé được chỉ định mổ cấp cứu ngay sau đó.
👉 Phẫu thuật được thực hiện bằng đường mổ dưới sườn trái 6cm, vào ổ bụng thấy dạ dày thoát vị qua cơ hoành lên khoang màng phổi trái, không hoại tử. Tiến hành đưa dạ dày về ổ bụng, kiểm tra dạ dày còn hồng hào. Khâu phục hồi cơ hoành. Sau đó kết thúc với việc lau bụng và đóng bụng.
👉 Sau mổ bé được chụp x-quang ngực kiểm tra: không còn hình ảnh khối thoát vị ở phổi, nhu mô phổi trái và cơ hoành cũng trở về gần như bình thường. Bé được hỗ trợ hô hấp bằng phương pháp thở máy xâm lấn liên tục, nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần, sử dụng kháng sinh và các liệu pháp nâng đỡ khác.
👉 Sau hai tuần điều trị bé đã có thể cai máy, tự thở, phổi trái của bé nở tốt, đảm bảo chức năng gần như phổi phải. X-quang ngực sau ba tuần vẫn thể hiện được cơ hoành và phổi trái của bé phục hồi rất tốt. Sau một tuần theo dõi tại khoa Ngoại tổng hợp Nhi, bé đã hoàn toàn hồi phục và được xuất viện và hẹn tái khám theo dõi định kì.
⭐ Theo BSCKII. Nguyễn Quang Dũng – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang: Thoát vị hoành là tình trạng các tạng trong ổ bụng đi vào lồng ngực qua một lỗ khiếm khuyết của cơ hoành từ thời kỳ bào thai. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do tình trạng thiểu sản phổi và tăng áp phổi.
⭐ Nguyên nhân bệnh chưa rõ. Nhiều bằng chứng cho thấy do tương tác yếu tố di truyền, môi trường và dinh dưỡng lên sự phát triển bào thai. Các loại hoá chất và tình trạng thiếu vitamin A làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người mẹ nhẹ cân có thể là yếu tố nguy cơ cho trẻ mắc thoát vị hoành.
⭐ Biểu hiện lâm sàng của trẻ thường là dấu hiệu suy hô hấp như thở nhanh, tím tái. Nghe phổi phế âm giảm một bên, tiếng ruột trong lồng ngực. Nhìn mỏm tim lệch phải. Thành bụng lõm. Cận lâm sàng cho thấy siêu âm ngực bụng thể hiện thấy hình ảnh các các tạng ổ bụng nằm trong lồng ngực. X-quang phổi có hình ảnh bóng hơi dạ dày hoặc ruột trong lồng ngực. Trung thất bị đẩy về bên đối diện.
Những rối loạn trong quá trình hình thành phổi sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng sau sinh như: Suy giảm chức năng hô hấp dẫn đến thiếu oxy nặng và tăng CO2 máu; Tăng áp lực động mạch phổi kéo dài...

⭐ Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực phẫu thuật và hồi sức sau mổ thì cơ hội cứu sống trẻ bị thoát vị hoành cao hơn so với trước kia, tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vẫn còn rất cao. Những nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, tỉ lệ tử vong của bệnh thoát vị hoành vào khoảng 20 - 50%. Tiên lượng phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, đặc biệt là mức độ thiểu sản phổi. Những trường hợp có khe hở cơ hoành lớn cần tiếp tục phẫu thuật lần 2 để phục hồi cơ hoành.

⭐ Tóm lại: Thoát vị hoành là tình trạng Ngoại khoa nguy kịch có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Do đó khi phát hiện trẻ có các biểu hiện trên nên đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở chuyên khoa, để được Bác sĩ khám, chẩn đoán và xử trí phù hợp. Tránh các tình trạng đáng tiếc xảy ra.



═════✦✦═════✦✦═════✦✦═════
BỆNH VIỆN SẢN NHI KIÊN GIANG
"Con khoẻ - Mẹ an vui - Gia đình hạnh phúc"
▬ 03, Ung Văn Khiêm, P.An Hoà, TP. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang
▬ Website: www.sannhikg.vn
▬ Hotline: 1900 8931

Want your practice to be the top-listed Clinic in Rach Gia?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

😍Dich vụ tắm bé và massage bé tại Bệnh viện Sản – Nhi Kiên Giang.👉Các mẹ nhanh tay đăng ký để trải nghiệm dịch vụ.👉Massa...
💃 Một đoạn clip nhỏ, ghi lại khoảnh khắc Đoàn thanh niên của Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang nhảy FLASHMOB nhằm hưởng ứng C...
Khoảnh khắc “lên chức” của ba mẹ💖Trong nhiều năm hoạt động và đồng hành cùng với nhiều sản phụ “vượt cạn”, niềm hạnh phú...
Clip giới thiệu những hình ảnh tiêm ngừa Vắc xin phòng Covid-19  cho các chị bầu từ 13 tuần trở lên, từ ngày 30/09 đến 0...

Website

Address


Số 3 Ung Văn Khiêm, Phường An Hòa
Rach Gia
91000

Other Rach Gia clinics (show all)
Hồ Trà Giang Hồ Trà Giang
495 Doãn Kế Thiện, Kiên Giang
Rach Gia, 920000

Jairo Marsh Jairo Marsh
S1646247102
Rach Gia, 123456

Bùi Thu Hiền Bùi Thu Hiền
S1658984381
Rach Gia, 123456

Trung Tâm Xét Nghiệm Adn-Nipt  Kiên Giang Dna Testings Trung Tâm Xét Nghiệm Adn-Nipt Kiên Giang Dna Testings
05 Trần Hưng Đạo, Phường Vĩnh Thanh Vân
Rach Gia, 920000

Chuyên xét nghiệm adn huyết thống cá nhân tự nguyện hay làm khai sinh cho con, Bảo

Đai Nịt Bụng Đai Nịt Bụng
Rach Gia, 123456

Carol Alonzo Carol Alonzo
S1645787703
Rach Gia, 123456

Zaw Oo Zaw Oo
S1680926680
Rach Gia, 123456

Mắm Tép Chưng Thịt Mắm Tép Chưng Thịt
S1654513040
Rach Gia, 123456

Bùi Thu Hiền Bùi Thu Hiền
S1656910720
Rach Gia, 123456

Lê Ánh Nguyệt Lê Ánh Nguyệt
S1649167832
Rach Gia, 123456

Đai Nịt Bụng Đai Nịt Bụng
S1645968654
Rach Gia, 123456

Khin Yu Par Khin Yu Par
S1685770111
Rach Gia, 123456