Dịch Vụ Pháp Lý Tây Ninh
Nearby realtors & realty services
Đường
Đường 30/4 Khu Phố
Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Dịch Vụ Pháp Lý Tây Ninh, Real Estate, Số 429 Đường 30 tháng 4, phường 1 thành phố Tây Ninh, Tây Ninh.
DỊCH VỤ PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN TÂY NINH
- GỒM CÁC THỦ TỤC:
+ Lên thổ cư.
+ Thừa kế, lập di chúc.
+ Tách thửa/ Hợp thửa.
+ Chuyển mục đích
+ Cấp đỗi, cấp mới
+ Cấp lại
+ Hoàn công
+ Mua bán, sang tên đất đai.
+ Đăng ký vay vốn/ xoá thế chấp.
+ Trích lục bản đồ, đo đạc.
+ Gia hạn thời gian sử dụng đất.
+ Thay đổi số Chứng Minh Nhân Dân.
+ Ủy quyền tố tụng
+ Tư vấn tố tụng
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ MỌI NGƯỜI CẦN BIẾT
- Quyền thừa kế được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
- Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân được quy định như thế nào?
Theo Điều 610 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Thời điểm, địa điểm mở thừa kế?
Theo Điều 611 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
- Di sản là gì?
Theo Điều 612 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
- Người thừa kế là ai?
Theo Điều 613 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế ?
- Theo Điều 614 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
- Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại?
- Theo Điều 615 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
- Ai là người quản lý di sản?
- Theo Điều 616 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
- Di chúc là gì?
- Theo Điều 624 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
- Hình thức của di chúc?
- Theo Điều 627 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
- Di chúc bằng văn bản?
- Tại Điều 628 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
- Lập Di chúc bằng miệng trong trường hợp nào?
- Tại Điều 629 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
- Khi nào Di chúc được xem là hợp pháp?
- Tại Điều 630 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
- Ai là người làm chứng cho việc lập di chúc?
- Theo Tại Điều 632 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc khi nào?
- Theo Điều 640 Bộ Luật dân sựquy định:
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ.
- Thời điểm có hiệu lực của di chúc?
- Tại Điều 643 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
- Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
- Theo Điều 644 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
- Thừa kế theo pháp luật?
- Tại Điều 649 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
- Những trường hợp thừa kế theo pháp luật?
- Theo Điều 650 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Người thừa kế theo pháp luật:
- Theo Điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
THẾ CHẤP ĐẤT MÀ KHÔNG THẾ CHẤP NHÀ THÌ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM NHƯ THẾ NÀO???
Căn cứ theo khoản 1 Điều 325 Bộ Luật Dân sự 2015:
“1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Nếu bạn được xác định là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Ngân hàng có quyền khởi kiện và cơ quan thi hành án có quyền kê biên cả tài sản gắn liền với đất là căn nhà của bạn để xử lý theo đúng quy định pháp luật.
- Trường hợp 2:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 325 Bộ Luật Dân sự 2015:
“2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Nếu bạn được xác định không phải chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì cơ quan thi hành án không có quyền kê biên tài sản gắn liền với đất là căn nhà.
MUA ĐẤT DIỆN TÍCH THIẾU THÌ CÓ BỒI THƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG ?
Có 2 trường hợp mà diện tích thực tế của thửa đất thực tế nhận chuyển nhượng nhỏ hơn diện tích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Một là, diện tích đất thiếu hụt thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013, tức là ranh giới thửa đất không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy chứng nhận, chỉ là do cách đo thủ công trước kia mà việc xác định diện tích đất chưa chuẩn xác.
Trong trường hợp này, bạn cần xem xét các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng để giải quyết.
* Bạn sẽ có cơ sở để yêu cầu bên bán bồi thường khoản tiền tương đương diện tích đất bị thiếu hụt nếu trong hợp đồng có cam kết: “Nếu diện tích thửa đất thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trong Giấy chứng nhận thì bên bán sẽ phải trả lại khoản tiền tương đương đối với phần diện tích bị thiếu hụt”.
Còn nếu không có thỏa thuận nào trong hợp đồng thì bên mua có thể phải chấp nhận việc này. Bởi vì ngày từ ban đầu, hai bên đã thỏa thuận mua bán đất, với hiện trạng như thực tế và giá tiền là a đồng. Mảnh đất không thay đổi; hiện trạng đất không thay đổi; ranh giới đất không thay đổi; diện tích thiếu hụt là do đo đạc, tính toán số liệu chưa chính xác, đây cũng không phải là lỗi của người bán nên người mua rất khó để yêu cầu bên bán bồi thường.
* Nếu trong hợp đồng có thỏa thuận giá mua bán tính theo đơn vị 1m2 đất thì sẽ có cơ sở để bạn yêu cầu bên bán thanh toán lại phần diện tích bị thiếu hụt.
Chẳng hạn bên bán và bên mua có thỏa thuận giá đất mua bán là 50 triệu/m2; mảnh đất 700 m2 thì giá bán là 35 tỷ. Khi diện tích đất thay đổi (giảm so với diện tích ghi trên Giấy chứng nhận) sẽ dẫn tới giá mua bán thay đổi, do đó, người mua trong trường hợp này có thể tính toán lại phần chênh lệch và yêu cầu bên bán thanh toán lại khoản tiền tương đương với phần diện tích bị thiếu hụt.
Hai là, diện tích đất thiếu hụt do bị lấn chiếm bởi hộ liền kề.
Đối với trường hợp tranh chấp về ranh giới thửa đất, bạn và hộ giáp ranh liền kề có thể thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được có thể tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Nếu hòa giải không thành, tranh chấp sẽ được giải quyết tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Trường hợp này, bạn là người đứng tên trên Giấy chứng nhận nên bạn sẽ phải có trách nhiệm giải quyết tranh chấp có liên quan đến mảnh đất này.
MUA ĐẤT TRƯỚC NHƯNG CƯỚI XONG MỚI CẤP SỔ ĐỎ LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY RIÊNG ???
- Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
- Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
- Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC TÁCH THỬA HỢP THỬA
1. Cơ sở pháp lý quy định về các điều kiện tách và hợp thửa đất
Cơ sở pháp lý điều chỉnh điều kiện tách, hợp thửa đất là các văn bản pháp luật sau:
• Luật Đất đai năm 2013;
• Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
• Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
2. Điều kiện tách thửa đất
Những người có nhu cầu tách thửa, hợp thửa đất phải tuân thủ diện tích tối thiểu được tách phù hợp với quy định của UBND cấp tỉnh đối với từng địa phương. khi thực hiện tách thửa phải theo quy định ở Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, rằng:
• Đối với đất ở nông thôn sẽ được điều chỉnh bởi Khoản 2 Điều 143 Luật đất đai năm 2013: diện tích tối thiểu được tách thửa phải phù hợp với điều kiện và tập quán ở địa phương do UBND cấp tỉnh quy định. Căn cứ vào quỹ đất địa phương và kế hoạch phát triển nông thôn đã phê duyệt.
• Đối với đất ở thành phố được điều chỉnh theo Khoản 4 Điều 144 Luật đất đai năm 2013: diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở do UBND cấp tỉnh quy định. Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương sở tại.
Trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký và đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất. Và trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu. Thì chủ thửa đất sẽ phải chịu những hậu quả sau:
• Đất sẽ công chứng, chứng thực và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng.
• Các quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất.
• Sẽ không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đó.
Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cho phép tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu. Nhưng với điều kiện phải đồng thời hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa.
3. Điều kiện hợp thửa đất
Các điều kiện hợp thửa đất theo quy định của pháp luật như sau:
• Các thửa đất đó phải có cùng mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điểm 2.3, theo khoản 2, Điều 8 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.
• Thửa đất phải nằm liền kề nhau theo quy định khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
• Trong trường hợp hai thửa đất không có cùng mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
• Phần diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt quá hạn mức cho phép theo quy định. Nếu ngoài hạn mức, người sử dụng đất sẽ phải bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục tách thửa, hợp thửa đất
4.1. CHUẨN BỊ HỒ SƠ TÁCH THỬA, HỢP THỬA ĐẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Dựa theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
• Có bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Bản gốc Sổ đỏ).
• Đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật theo Mẫu số 11/ĐK;
• Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân để xuất trình khi có yêu cầu.
Lưu ý: Trong trường hợp có thay đổi số giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân hoặc địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp thì người sử dụng đất phải nộp thêm các giấy tờ như sau:
• Các giấy tờ khác chứng minh sự thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin của người có tên trên Giấy chứng nhận đã cấp.
• Bản photo chứng minh nhân dân mới hoặc căn cước công dân mới, sổ hộ khẩu;
XEM THÊM: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
4.2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC
BƯỚC 1. NỘP HỒ SƠ
• Những địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa thì hồ sơ nộp về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
• Nộp hồ sơ ở Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, nơi tổ chức Bộ phận một cửa thì phải nộp tại Bộ phận một cửa.
• Hộ gia đình, cá nhân cũng như cộng đồng dân cư sẽ nộp hồ sơ tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu tách thửa, hợp thửa đất.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ giấy tờ hoặc chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định pháp luật.
BƯỚC 2. TIẾP NHẬN HỒ SƠ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao “Phiếu tiếp nhận” cho người nộp hồ sơ.
BƯỚC 3. GIẢI QUYẾT
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện các công việc như sau:
• Lập hồ sơ để trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đối với mảnh đất đã tách thửa, hợp thửa
• Thực hiện đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
• Chỉnh lý và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
BƯỚC 4. TRAO KẾT QUẢ
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã. Để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết trường hợp tách thửa, hợp thửa đất.
5. Thời gian giải quyết khi tiếp nhận hồ sơ:
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn sẽ được tính như sau::
• Không vượt quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
• Không quá 25 ngày đối với các xã ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn cũng như vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
• Thời gian này sẽ không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật. Cũng không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
• Không tính thời gian xem xét và xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật cũng như thời gian trưng cầu giám định.
NHỮNG QUY ĐỊNH CẦN BIẾT VỀ THỦ TỤC CẤP ĐỖI GIẤY CNQSDĐ
- Trình tự thực hiện:
* Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện.
+ Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
+ Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
* Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ tới Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
* Bước 3: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:
+ Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.
+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
+ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi.
Việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng theo quy định như sau:
+ Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp.
+ Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
- Cách thức thực hiện:
+ Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện.
+ Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
+ Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: (sửa đổi, bổ sung)
+ Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
+ Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
+ Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.
+ Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Đối với những địa phương mà UBND cấp tỉnh đã ban hành quy chế tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục theo nhu cầu về thời gian thì thời gian giải quyết thủ tục được thực hiện theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nhưng không quá thời gian thực hiện thủ tục do UBND cấp tỉnh quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý.
+ Giấy chứng nhận.
- Lệ phí (nếu có):
Lệ phí địa chính:
* Cấp Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Khu vực thị trấn, các phường: 20.000 đồng/giấy.
+ Khu vực khác: 10.000 đồng/giấy.
* Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Khu vực thị trấn, các phường: 50.000 đồng/giấy.
+ Khu vực khác: 25.000 đồng/giấy.
* Các trường hợp được miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận (nếu có):
+ Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ có hiệu lực thi hành mà có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận.
+ Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn được miễn nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố, thị xã được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 10/ĐK: Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.
+ Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất.
+ Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013.
+ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
+ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
+ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
+ Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
+ Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số Điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.
+ Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
+ Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Click here to claim your Sponsored Listing.
Category
Contact the business
Telephone
Website
Address
Số 429 Đường 30 Tháng 4, Phường 1 Thành Phố Tây Ninh
Tây Ninh
256 Nguyễn Chí Thanh/phường 3/Thành Phố Tây Ninh/
Tây Ninh, 840000
✨Hỗ trợ thủ tục nhà đất Mất sổ, Cấp mới sổ, Tách/Hợp thửa, Thừa kế, Cho tặng,...
Số 6 Hồ Văn Lâm/p2/Thành Phố Tây Ninh
Tây Ninh
GOLDEN CITY 🌟 Căn hộ tây ninh 🌟