Riky Authentic

Kinh doanh mỹ phẩm, quần áo, túi xách, giày dép,...

25/07/2024

Lãnh đạo tỉnh và thành phố thăm, tặng quà đối tượng chính sách tại TP.Tam Kỳ
---

Chiều nay 25/7, đồng chí Trần Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam và đồng chí Trần Trung Hậu - Phó Chủ tịch UBND thành phố đến thăm, tặng quà cho gia đình chính sách trên địa bàn phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh – liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024).

Lãnh đạo tỉnh và thành phố đã đến thăm thương binh Trần Phú Ninh, 78 tuổi và hơn 50 năm tuổi đảng (phường Tân Thạnh).

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Trần Văn Chiến đã bày tỏ sự biết ơn, lòng tri ân sâu sắc đối với những đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng chí ân cần thăm hỏi tình hình sức khỏe và động viên thương binh cùng gia đình, mong muốn đồng chí tiếp tục phát huy tinh thần người cộng sản kiên trung, luôn gương mẫu, giáo dục thế hệ trẻ tích cực học tập, rèn luyện, phát triển kinh tế để đóng góp chung vào sự phát triển của địa phương và của tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh cũng đề nghị chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa, thực hiện đảm bảo các chế độ, chính sách kịp thời cho đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn thành phố.

Photos from Riky Authentic's post 06/06/2024

TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ LƯƠNG TAM QUANG, TÂN BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
---

- Chiều 6/6, Quốc hội bầu Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu tiểu sử đồng chí Lương Tam Quang.

Họ và tên: Lương Tam Quang

Ngày sinh: 17/10/1965

Ngày vào Đảng: 21/11/1998

Quê quán: xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Dân tộc: Kinh

Chức vụ:

- Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XIII

- Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương

- Thượng tướng (1/2022), Thứ trưởng Bộ Công an

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

Trình độ chuyên môn: Cử nhân chuyên ngành Điều tra tội phạm

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
- Trước 2012: Trợ lý Thứ trưởng Bộ Công an

- 2012: Đại tá, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an

- 2015: Được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng

- 10/2017: Thiếu tướng, Chánh Văn phòng Bộ Công an kiêm người phát ngôn của Bộ Công an

- 2019: Được thăng cấp bậc hàm Trung tướng

- 15/8/2019: Thứ trưởng Bộ Công an

- 5/2020: Kiêm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an

- 30/1/2021: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026

- 1/2022: Được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng.

- Chiều 6/6, Quốc hội bầu Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

06/06/2024

🇻🇳 BÀ NGUYỄN THỊ THANH GIỮ CHỨC PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

---
👩 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, 57 tuổi, quê ở xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Bà là thạc sĩ Quản trị kinh doanh, cử nhân Luật, ủy viên Trung ương Đảng khóa 11 (dự khuyết), 12, 13; đại biểu Quốc hội ba khóa 13, 14, 15.

Từ năm 2005, bà Thanh giữ nhiều chức vụ tại tỉnh Ninh Bình như Phó ban, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Trưởng ban Pháp chế rồi Trưởng ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh; Bí thư Huyện ủy Yên Khánh.

Bà giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình vào tháng 8/2013. Tháng 4/2020, bà làm Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Ban Tổ chức Trung ương.

Nhận diện âm mưu lợi dụng 'hiện tượng Thích Minh Tuệ' 03/06/2024

https://baomoi.com/nhan-dien-am-muu-loi-dung-hien-tuong-thich-minh-tue-c49255152.epi?utm_source=dapp&utm_medium=zalofeed&utm_campaign=share&zarsrc=31

Nhận diện âm mưu lợi dụng 'hiện tượng Thích Minh Tuệ' Lợi dụng hình ảnh một người bộ hành 'tập học Phật' để gieo rắc những thông tin phỉ báng, công kích Giáo hội Phật giáo và các nhà tu hành Phật giáo, gây mất niềm tin của nhân dân, phật tử, phá hoại Phật pháp, gây chia rẽ giữa các...

Một người đàn ông đi theo đoàn ông Thích Minh Tuệ bị tử vong do sốc nhiệt, suy đa tạng 02/06/2024

https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/mot-nguoi-dan-ong-di-theo-doan-ong-thich-minh-tue-bi-tu-vong-do-soc-nhiet-suy-da-tang-20240530212450109.htm

Một người đàn ông đi theo đoàn ông Thích Minh Tuệ bị tử vong do sốc nhiệt, suy đa tạng Tối 30/5, theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vào đã tử vong do sốc nhiệt, suy đa tạng, tiêu cơ vân. Đây là người đi theo đoàn ông Thích Minh Tuệ để tu tập...

Photos from Riky Authentic's post 01/06/2024

Hòa Hương trao Huy hiệu Đảng và sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị

Sáng ngày 30/5, Đảng uỷ phường Hoà Hương tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng cho 04 đảng viên và tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Đảng uỷ phường Hoà Hương tổ chức trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho 01 đồng chí Phạm Thị Loan và trao 30 năm tuổi đảng cho 03 đảng viên: Nguyễn Thị Gái, Dương Mình Lành, Phan Đức Quý. Đây là sự ghi nhận của Đảng về những cống hiến, đóng góp của các đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Hòa Hương ngày càng nổi lên nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Như mô hình “Toàn dân chung tay hiến đất để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường”; mô hình “Tuyến đường hoa giấy”; mô hình “Nuôi heo đất”; mô hình “sáng-xanh-sạch-đẹp”; mô hình “Ngày không hẹn”; mô hình “đảm bảo ANTT”... đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, VHXH, ANQP, công tác xây dựng đảng của địa phương trong thời gian qua.

Dịp này, Đảng uỷ đã khen thưởng cho 05 tập thể và 08 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW.

31/05/2024

‼UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, gây cản trở, ảnh hưởng an toàn giao thông, gây phức tạp về an ninh trật tự khi "sư" Thích Minh Tuệ đi qua.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, vừa ký công văn về việc thực hiện công tác quản lý nhà nước liên quan đến Phật giáo trên địa bàn tỉnh, gửi Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Theo công văn, thời gian gần đây, các trang mạng xã hội phát tán, lan truyền nhiều hình ảnh về một người tự xưng là Thích Minh Tuệ, trang phục mang hình thức như tu sĩ Phật giáo, đi bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.

Ngày 16-5, Ban Tôn giáo Chính phủ có công văn về công tác quản lý nhà nước liên quan đến Phật giáo trên địa bàn. Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin Thích Minh Tuệ tên thật là Lê Anh Tú, SN 1981, nguyên quán tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông Thích Minh Tuệ không phải là tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là lần thứ tư ông Thích Minh Tuệ thực hành phương pháp tu tập "hạnh đầu đà" từ miền Nam ra miền Bắc và ngược lại, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, có thời điểm lên tới hàng trăm người đi theo làm ảnh hưởng an ninh trật tự và giao thông trên địa bàn một số tỉnh, thành phố.

Trong đoàn đi theo có tín đồ Phật tử, những người hiếu kỳ và nhóm Tiktoker, Youtuber quay clip, livestream đăng tải trên các trang mạng xã hội tạo nên hiện tượng Thích Minh Tuệ, thu hút sự quan tâm của dư luận và có nhiều bình luận theo các chiều hướng khác nhau. Theo dự kiến, ông Thích Minh Tuệ sẽ đến tỉnh Quảng Nam vào khoảng nửa đầu tháng 6.

Thực hiện sự hướng dẫn của Ban Tôn giáo Chính phủ, nhằm chủ động, thống nhất trong công tác hướng dẫn, quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự khi ông Thích Minh Tuệ đến tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) chủ động, khẩn trương trao đổi với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam hướng dẫn tăng ni, phật tử tu học theo đúng chính pháp của Đức Phật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và cách thức hành trì của mọi người nhưng cần đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Quảng Nam giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự; không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, gây cản trở, ảnh hưởng an toàn giao thông, gây phức tạp về an ninh trật tự khi ông Thích Minh Tuệ qua địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, không để các thế lực xấu lợi dụng, xúi giục, lôi kéo gây mất đoàn kết tôn giáo và vi phạm pháp luật.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cùng Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo), Công an tỉnh và các địa phương liên quan thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền để Nhân dân, tăng ni, Phật tử hiểu về chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước; không cản trở, làm ảnh hưởng đến việc tu học đúng chính pháp của người dân; chủ động cung cấp thông tin, định hướng dư luận, không để các đối tượng thiếu thiện chí có cơ hội lợi dụng tuyên truyền, kích động gây mất ổn định xã hội.

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn nơi có lộ trình ông Thích Minh Tuệ đi qua xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, phương án cụ thể đảm bảo an ninh trật tự, không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, gây cản trở và ảnh hưởng an toàn giao thông; tập trung vận động chức sắc, tín đồ và quần chúng Nhân dân không tập trung đông người nơi công cộng, gây cản trở, ách tắc giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn.

20/05/2024

Hôm nay 20/5, khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
---

(QNO) - Sáng nay 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt: đợt 1 từ ngày 20/5 đến 8/6/2024; đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng 28/6/2024, với tổng thời gian 26,5 ngày làm việc.

Trước giờ khai mạc kỳ họp, các đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vào lúc 8 giờ, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị. Tại phiên họp, các vị đại biểu Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu; nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.

Quốc hội sau đó nghe Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với 1 đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình.

Đúng 9 giờ, Quốc hội họp phiên khai mạc tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Phiên khai mạc được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước cùng theo dõi.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết; đồng thời xem xét, cho ý kiến 11 dự án luật.

Ngoài ra, Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem xét, quyết định công tác nhân sự theo thẩm quyền; bên cạnh việc tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trong 2,5 ngày.

Về công tác nhân sự, thông tin tại buổi họp báo ngày 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Quốc hội sẽ tiến hành bầu 2 chức danh Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội theo trình tự và thẩm quyền quy định tại Kỳ họp thứ 7.

Theo đó, từ cuối giờ sáng 20/5, Quốc hội sẽ bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và dự kiến hoàn thành công tác này vào sáng 22/5; trình tự sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó bầu Chủ tịch nước theo quy định.

Ông Bùi Văn Cường cũng cho biết thêm, hiện các cơ quan thẩm quyền chưa giới thiệu nhân sự cho chức danh Bộ trưởng Bộ Công an, vì thế tại kỳ họp này, Quốc hội cũng chưa tiến hành phê chuẩn hoặc miễn nhiệm chức danh này.

Ngoài ra, Quốc hội cũng chưa thực hiện công tác nhân sự đối với chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội, và việc bầu chức danh này sẽ được Quốc hội tiến hành sau khi cơ quan có thẩm quyền xem xét, giới thiệu nhân sự.

20/05/2024

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức
---
Chiều 20/5, ngay sau khi Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết về việc bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XV, ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức theo quy định.

“Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

Phát biểu nhậm chức ngay sau đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội khóa XV đã tín nhiệm bầu ông giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

“Đây là niềm vinh dự to lớn, đồng thời là trách nhiệm cao cả của tôi trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân” – ông Trần Thanh Mẫn bày tỏ.

Trong giờ phút trang nghiêm, tân Chủ tịch Quốc hội bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; xin tri ân các bậc lãnh đạo tiền bối, lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; các gia đình liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với đất nước.

Chủ tịch Quốc hội cũng trân trọng cảm ơn về sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sâu sát của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội, đồng bào, cử tri cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài; các nước, các tổ chức, cá nhân bạn bè quốc tế đã giúp đỡ, chia sẻ để đất nước Việt Nam ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Chủ tịch Quốc hội cho biết luôn nhận thức sâu sắc rằng, dù ở vị trí công tác nào, cũng phải luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc và quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.

Nắm vững và nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiên định, nhất quán và giữ vững nguyên tắc làm việc của Đảng và pháp luật trước khó khăn, thách thức mới của đất nước.

Cùng với đó, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng; nghiêm túc tự soi, tự sửa, tự phê bình và phê bình; gương mẫu về đạo đức, lối sống
trong công tác cũng như trong cuộc sống của bản thân, gia đình.

Tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, dân tộc Việt Nam anh hùng; kỳ vọng vào tương lai phát triển của đất nước, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn xác định phải nỗ lực, quyết tâm cao nhất để cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thành công mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, văn minh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó, ông nguyện cống hiến hết sức mình, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân;
cùng Quốc hội, tập thể Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

Tiếp tục tăng cường công tác đối ngoại của Quốc hội cùng với hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; phát huy dân chủ, đoàn kết, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội cũng mong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan, ban ngành, cử tri và nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, các nhân sỹ, trí thức, bạn bè quốc tế, các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục ủng hộ, đồng hành, giúp đỡ, tạo điều kiện để ông hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng hoa chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

VOV.VN

Photos from Riky Authentic's post 17/05/2024

Khai mạc Hội thao Quốc phòng toàn dân tỉnh Quảng Nam 2024
---

Sáng 14/5, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc Hội thao Quốc phòng toàn dân tỉnh Quảng Nam năm 2024. Thiếu tướng Hứa Văn Tưởng – Phó Tư lệnh Quân khu 5, đồng chí Lương Nguyễn Minh Triết – Ủy viên dự khuyết B*H Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các địa phương cùng tham dự lễ.

Hội thao Quốc phòng toàn dân tỉnh Quảng Nam năm 2024 bắt đầu diễn ra từ ngày 4/5. Tham gia hội thao lần này là đoàn vận động viên của các cơ quan, đơn vị trong toàn LLVT tỉnh, chia thành các khối tranh tài ở nhiều nội dung, gồm: Cầu lông, bóng bàn đôi nam; Bắn súng ngắn K54, Bắn súng tiểu liên AK; bơi vũ trang, bơi tiếp sức; Chiến sĩ khỏe; Chạy vũ trang 3.000m vượt chướng ngại vật; Vượt vật cản; Bơi vũ trang, 3 môn quân sự phối hợp nam nữ; Võ chiến đấu nam nữ; Tổ dân quân tự vệ nữ bắn mục tiêu bay thấp bằng súng tiểu liên AR-15; Tổ phóng nổ…

Hội thao là dịp đẩy mạnh, phát triển phong trào thể dục thể thao trong LLVT toàn tỉnh, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 – 19/5/2024), 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội QPTD (22/12/1989 – 22/12/2024).

Thông qua đó, cổ vũ, động viên và đánh giá thực chất công tác rèn luyện thể lực, hoạt động thể thao thường xuyên của các cơ quan, đơn vị trong toàn LLVT tỉnh. Tiếp tục lựa chọn, thành lập Đoàn vận động viên của tỉnh tham gia thi đấu tại Hội thao Quốc phòng toàn dân do Quân khu V tổ chức và Đại hội thể dục, thể thao tỉnh Quảng Nam lần thứ X.

Hội thao sẽ bế mạc vào ngày 17/5.

Photos from Riky Authentic's post 17/05/2024

Sáng ngày 17.5, Thành ủy Tam Kỳ tổ chức Hội thi tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024. Hội thi với sự tham gia của 18 đơn vị đến từ các đảng bộ xã, phường; đảng bộ cơ quan, doanh nghiệp, trường học trực thuộc Thành ủy Tam Kỳ.

Hội thi diễn ra trong 02 ngày, từ ngày 17-18.5, các đội tham gia hội thi trải qua 03 phần thi gồm: Phần thi bài viết gương người tốt việc tốt; Phần thi chào hỏi và Tiểu phẩm sân khấu.

Với sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư kĩ lưỡng, các thí sinh đã mang đến những phần trình bày hết sức sôi nổi và ấn tượng tập trung xoay quanh các nội dung liên quan đến việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW và Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/05/2021 của Bộ Chính trị.

Hội thi là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, góp phần tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn, hội viên và các tầng lớp nhân dân thành phố. Là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Hội thi còn là dịp để phát hiện, giới thiệu, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm tốt trong học tập và làm theo Bác, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.

Thực hiện: Quang Khải

Photos from Riky Authentic's post 04/08/2023

'CHUYẾN THĂM CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY HỢP TÁC VỚI 3 NƯỚC CHÂU ÂU'

Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định chuyến thăm Áo, Italy, Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đạt kết quả tốt đẹp, tạo động lực thúc đẩy hợp tác song phương.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng phu nhân đã thăm chính thức Áo, thăm cấp nhà nước Italy và thăm Tòa thánh Vatican ngày 23-28/7. Đây là chuyến thăm Áo đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam trong 15 năm qua, đồng thời là hoạt động trao đổi đoàn cấp nguyên thủ đầu tiên với Italy và Vatican trong 7 năm qua. Việt Nam - Italy năm nay kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược.
"Sự kiện góp phần tạo xung lực mới thúc đẩy hợp tác song phương với Áo và Italy trên tất cả lĩnh vực", Bộ trưởng nói trong cuộc phỏng vấn được Bộ Ngoại giao công bố hôm nay.
Lãnh đạo Áo và Italy đều khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong ASEAN và mong muốn Việt Nam trở thành cầu nối thúc đẩy quan hệ Liên minh châu Âu (EU) - ASEAN.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu những kết quả chuyến công du đã đạt được. Với Áo, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả thỏa thuận giữa hai nước, cũng như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, thúc đẩy EU sớm gỡ thẻ vàng với hải sản xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu. Việt Nam và Áo cam kết tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại diễn đàn khu vực và quốc tế.
Với Italy, hai bên ra tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Italy. Nghị viện Italy thông qua Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), tạo điều kiện để hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như kinh tế số, công nghệ cao, phát triển xanh, nông nghiệp thông minh...
EVIPA yêu cầu hai bên đảm bảo an toàn cho tài sản và vốn của nhà đầu tư đối tác, thông qua cam kết đối xử công bằng, thỏa đáng, tự do chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà không bồi thường thỏa đáng. EVIPA đã được Nghị viện châu Âu cùng Quốc hội Việt Nam thông qua vào năm 2020 và đang chờ nghị viện từng nước EU phê chuẩn. Hiện hơn 10 trong số 27 nước EU đã thông qua EVIPA.
Thăm Tòa thánh Vatican, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội kiến Giáo hoàng Francis và Thủ tướng, Hồng y Parolin. Hai bên thông qua Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam, đánh dấu bước phát triển trong quan hệ Việt Nam - Tòa thánh Vatican.
Trong chuyến công du, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt. Lãnh đạo các nước khẳng định tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt hội nhập và làm cầu nối hợp tác giữa các bên.
"Chuyến thăm đã đạt những kết quả tốt đẹp, tạo động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, ổn định, bền vững", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Photos from Riky Authentic's post 03/07/2023

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI TIẾP XÚC CỬ TRI XÃ ĐẢO TÂN HIỆP VÀ THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

Ngày 27.6, tại tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp xúc cử tri xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) và cử tri thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Sau khi nghe Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Năm, cử tri xã đảo Tân Hiệp đã nêu nhiều ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị về thực trạng đời sống của người dân vùng biển đảo.
Cử tri Nguyễn Văn Tài (thôn Bảy Làng, xã Tân Hiệp) đề nghị các cấp chính quyền quan tâm đến việc cấp cứu kịp thời cho người dân vùng xã đảo khi mùa đông rét mướt, phương tiện ra đảo khó khăn; kiến nghị Nhà nước có chính sách kêu gọi đầu tư cây xăng dầu trên đảo nhằm thuận tiện cho nhu cầu sinh hoạt, đi lại cho người dân xung quanh đảo và có cơ chế đặc thù cho xã đảo làm nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp có nhà ở để yên tâm bám đảo.
Bày tỏ lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn an toàn đường biển qua vụ lật tàu đầu năm 2022, cử tri Phan Hưng, Giám đốc Công ty Vận tải hành khách Ngân Hà kiến nghị cấp phép phương tiện 16 chỗ cho bà con đi lại thuận tiện dễ dàng; khơi thông dòng chảy Cửa Đại, mở tuyến đường thủy Cù Lao Chàm- Đà Nẵng, Cù Lao Chàm- Lý Sơn. Với khoảng 2.400 người dân sống trên đảo, cử tri Phan Hưng cho rằng, nếu vấn đề gì không vướng pháp lý, lại có lợi cho người dân thì nên cho làm; đồng thời đề nghị cần hạn chế bê tông hóa trên đảo Cù Lao Chàm, quy hoạch, phát triển du lịch là ưu tiên hàng đầu nhưng phải giữ được thiên nhiên tươi đẹp của Cù Lao Chàm. Cử tri Huỳnh Tấn Lộc (thôn Bảy Ông) mong muốn Nhà nước quan tâm, có cơ chế đặc biệt đối với bảo hiểm y tế cho người dân xã đảo.
Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp Phạm Thị Mỹ Hương nhấn mạnh, làm thế nào để người dân yên tâm bám đảo, giữ đảo là vấn đề Đảng bộ, chính quyền nơi đây đặt lên hàng đầu. Những năm qua, vấn đề lo lắng nhất là giải quyết việc đi lại cho người dân trong mùa biển động bởi thời gian biển động kéo dài từ 1- 1,5 tháng với sóng to, gió lớn rất khó khăn cho người dân đi khám bệnh, tang chế, cưới hỏi, học sinh đi học... Các phương tiện từ Hội An ra Cù Lao Chàm không đi được vì sóng cấp 5 trở lên, cửa biển cạn tàu lớn không đi được. Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp đề nghị nên có tàu đi từ Đà Nẵng ra Cù Lao Chàm chở lương thực, thực phẩm và phục vụ đi lại cho người dân mỗi tuần từ 1-2 chuyến.
Một vấn đề nữa là y tế, cấp cứu cho người dân trong mùa biển động. Những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh Quảng Nam, nhất là Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh và Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực 2 đã hỗ trợ xã Tân Hiệp phương tiện cấp cứu các bệnh nhân bị tai biến, đau ruột thừa... Nhưng tại chỗ cần có các phương tiện để chẩn đoán bệnh kịp thời. Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp cho biết, trước đây trên đảo đã được tài trợ máy siêu âm, nhưng giờ đã hư hỏng nên bà con đề nghị được hỗ trợ thêm thiết bị y tế, nhất là hỗ trợ máy siêu âm.
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri xã đảo Tân Hiệp, chia sẻ sâu sắc với những khó khăn, vất vả của bà con trên đảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng ghi nhận và đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng của chính quyền và người dân trong công cuộc xây dựng, phát triển xã đảo ngày càng đi lên, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc, từ đó luôn tự nguyện bám biển, bám đảo.
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các kiến nghị cụ thể của cử tri sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam chuyển đển các cơ quan chức năng theo đúng chức năng, nhiệm vụ giải quyết. Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng gợi mở, tương lai nên có Hiệp hội xã đảo.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hội An, nhiều cử tri quan tâm đến việc sửa đổi Luật Đất đai bảo đảm không ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình mình; việc hiện nay có nhiều bộ sách giáo khoa và thay đổi từng năm, sách năm trước năm sau không học lại được khiến nhiều gia đình khó khăn, không đủ tiền mua sách vở cho con đi học, đề nghị phải cải tổ lại việc in ấn, phát hành sách giáo khoa...
Phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hội An, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Cho rằng, các kiến nghị này đều vì cái chung, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam phải lắng nghe ý kiến nhân dân nhiều hơn nữa, thực hiện chức năng giám sát tốt hơn nữa. Những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan liên quan có trách nhiệm xử lý, tránh tình trạng đùn đẩy, chung chung, sợ trách nhiệm.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã trao quà tặng tập thể xã đảo Tân Hiệp; thăm, tặng quà Tiểu đoàn 270, Đồn biên phòng, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm; tặng 10 suất quà cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng; tặng 10 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

17/06/2023

‼️ NHẬN DIỆN ÂM MƯU LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO GÂY BẤT ỔN Ở TÂY NGUYÊN
Địa bàn Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là một trong những trọng điểm các thế lực thù địch tập trung chống phá trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, ly khai.

✅Tây Nguyên gồm 5 đơn vị hành chính cấp tỉnh1, với diện tích 54.451,5km2, có đường biên giới với Lào và Campuchia; trên địa bàn có 54 dân tộc cùng sinh sống, dân số khoảng 5,7 triệu người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 33%. Địa bàn Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là một trong những trọng điểm các thế lực thù địch tập trung chống phá trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, ly khai. Âm mưu cơ bản, lâu dài của chúng là tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc đòi ly khai, tự trị, thành lập cái gọi là “Nhà nước Đêga” hoặc “Nhà nước Đêga Cao Nguyên” ở Đông Dương, tách Tây Nguyên ra khỏi đại gia đình các dân tộc và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; biến địa bàn Tây Nguyên thành khu vực mất ổn định, vùng “tự trị”, tiến tới thành lập “nhà nước độc lập”; tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số ở những khu vực khác hình thành nhiều “điểm nóng xung đột”, tạo cớ để chúng can thiệp, hòng làm mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

✅Thực hiện âm mưu trên, chúng đã và đang tiến hành nhiều thủ đoạn hoạt động chống phá rất thâm độc và xảo quyệt, vừa công khai, vừa bí mật, cả trực tiếp và gián tiếp, hết sức ráo riết đối với Tây Nguyên. Đó là: (1). Thực hiện chính sách “chia để trị”, đòi thành lập “Nhà nước Đêga” độc lập; (2). Vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở nước ta, kích động đồng bào chống đối chính quyền; (3). Lợi dụng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta để tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, nhất là đạo “Tin lành Đêga” nhằm “tôn giáo hóa” các vùng dân tộc; (4). Lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo, đầu tư phát triển kinh tế xâm nhập vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền, xây dựng lực lượng, hỗ trợ, chỉ đạo các hoạt động chống phá, gây mất ổn định, tạo cớ can thiệp; (5). Tuyên truyền, xuyên tạc những vấn đề lịch sử để lại để chia rẽ đồng bào các dân tộc thiểu số với người Kinh; (6). Tìm cách mua chuộc, lôi kéo những người có uy tín trong cộng đồng các tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số; cài cắm người vào hệ thống chính trị các cấp của ta để chống phá; (7). Triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, internet và mạng xã hội để liên lạc, chỉ đạo trực tiếp, tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Hiện nay, tình hình kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh ở Tây Nguyên còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; vấn đề di cư tự do tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững; tư tưởng ly khai tự trị và ngộ nhận về “Nhà nước Đêga” vẫn tồn tại trong một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số và sẵn sàng trỗi dậy khi bị kích động, v.v. ‼Để phòng, chống hiệu quả âm mưu và những thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn Tây Nguyên, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

✅Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động để mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo hiểu rõ và nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới. Đây là giải pháp cơ bản nhằm đưa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các luật, pháp lệnh, nghị định của Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo vào cuộc sống. Đồng thời, làm cho nhân dân thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng phủ nhận đường lối đổi mới của Đảng, kích động mâu thuẫn giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền các cấp, chia rẽ đồng bào các dân tộc và các tôn giáo. Từ đó, tạo cơ sở, niềm tin vững chắc cho đồng bào có đạo yên tâm làm tròn bổn phận “sống tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”; cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên chung sức, đồng lòng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương và tạo sự thống nhất cao trong đấu tranh với hoạt động chống phá của thế lực thù địch, phản động.

Để đạt hiệu quả, cán bộ, đảng viên cần sát dân, tìm hiểu và nắm tâm tư, nguyện vọng của dân; kết hợp giữa tuyên truyền vận động tập trung với phân tán; tăng thời lượng các buổi phát thanh bằng tiếng dân tộc với nội dung đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp thu phù hợp với trình độ của đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, các nhân sĩ trí thức là người dân tộc thiểu số và các chức sắc, chức việc tôn giáo tiến bộ cùng vận động, thuyết phục đồng bào các dân tộc có đạo nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Đồng thời, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; chủ động phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng truyền đạo trái pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến an ninh con người và an ninh quốc gia, nhất là đấu tranh ngăn chặn phát triển các tà đạo, từng bước xóa bỏ “Tin lành Đêga”.

✅Hai là, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, tôn giáo. Đây là giải pháp có ý nghĩa nền tảng để vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng những vấn đề khó khăn trong đời sống của đồng bào để chống phá. Các cấp, các ngành cần triển khai có hiệu quả các chủ trương, chương trình phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ; giải quyết tốt tình trạng tranh chấp đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao đất, khoán rừng, tổ chức lại sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo việc làm ổn định, giúp đồng bào an cư lạc nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh cuộc vận động định canh, định cư, tăng cường cán bộ khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi ngành nghề, phát triển chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống để đồng bào yên tâm xây dựng cuộc sống lâu dài, nhất là ở các huyện miền núi, biên giới.

✅Ba là, tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tích cực nghiên cứu, đề xuất, bổ sung và ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức điều hành, hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng theo hiến chương, điều lệ của giáo hội và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Thường xuyên chủ động, nắm chắc tình hình hoạt động của các tôn giáo, tạo điều kiện cho các chức sắc, chức việc, tín đồ hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ở các cấp, ban, ngành, đoàn thể để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các biểu hiện vi phạm pháp luật trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo. Xây dựng kế hoạch phân công các ban, ngành, đoàn thể bám sát cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề nổi cộm, bức xúc, những vụ việc phát sinh có liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo. Kiên quyết xử lý những đối tượng cầm đầu, tuyên truyền tà đạo, có biện pháp theo dõi, khống chế những đối tượng ngoan cố; tạo điều kiện hoạt động cho những cơ sở tín ngưỡng phù hợp với nguyện vọng tâm linh, truyền thống, bản sắc của đồng bào và đúng với quy định xây dựng đời sống văn hóa, chống hủ tục ở cơ sở, địa bàn; lưu giữ chứng cứ pháp lý để đấu tranh chống địch xuyên tạc, vu cáo ta “đàn áp tôn giáo”. Thực hiện nghiêm Quy chế Dân chủ cơ sở, tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; không làm trái, làm sai gây dư luận bất bình trong nhân dân để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại.

✅Bốn là, tiếp tục củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, trọng tâm là nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chính quyền cơ sở, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo vững mạnh về mọi mặt. Để làm được điều đó, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ, nhất là ở cấp xã có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhiệm chức vụ được giao; thường xuyên bám nắm cơ sở, thực sự sát dân, hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, phát huy sức dân đồng lòng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Đồng thời, tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức cho cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, nhất là ở những địa bàn trọng điểm, v.v. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc, tôn giáo phải biết tiếng dân tộc, am hiểu phong tục, tập quán, tôn giáo của đồng bào; thực hiện tốt phong cách dân vận “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”; không quan liêu, tham nhũng. Quan tâm phát huy vai trò tích cực của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc, các chức sắc tôn giáo; đổi mới công tác dân vận ở vùng dân tộc, tôn giáo theo phương châm: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc; sử dụng nhiều phương pháp phù hợp với đặc thù từng dân tộc, từng tôn giáo.
✅Năm là, thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Trong đó, tập trung xây dựng các khu vực phòng thủ “cơ bản, toàn diện, liên hoàn, vững chắc”; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn vững mạnh, thực sự là nòng cốt trong giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên vùng Tây Nguyên. Cùng với đó, cần chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gây bạo loạn, ly khai trên địa bàn; triển khai có hiệu quả các biện pháp chống biểu tình, bạo loạn; làm tốt công tác kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các phương án bảo vệ an ninh ở địa phương, cơ sở. Đồng thời, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động phòng, chống có hiệu quả các hoạt động tình báo, gián điệp của địch, củng cố trận địa an ninh nhân dân vững mạnh, làm cơ sở, chỗ dựa vững chắc cho đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn gây bạo loạn, ly khai của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị.

Khi có xung đột về lợi ích giữa các dân tộc, giữa các bộ phận trong cộng đồng các dân tộc, cần giải quyết theo tinh thần hòa giải; chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Phát hiện kịp thời, đấu tranh vô hiệu hóa các hoạt động truyền bá, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ly khai, tự trị; xử lý nghiêm các phần tử lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ các dân tộc, chia rẽ nhân dân với Đảng, gây mất trật tự xã hội, xâm phạm lợi ích an ninh quốc gia. Chủ động đấu tranh với hoạt động của các thế lực thù địch chỉ đạo, hậu thuẫn số đối tượng bên trong đòi ly khai, tự trị; đấu tranh với các hoạt động quốc tế hóa vấn đề dân tộc và sự can thiệp từ bên ngoài. Cùng với đó, cần phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo và truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của đồng bào các dân tộc thiểu số; phối hợp chặt chẽ các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ, đồng tâm hiệp lực của đồng bào trong cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên địa bàn. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị phát huy vai trò, luôn sâu sát, nắm chắc tư tưởng của quần chúng, vận động họ tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, nâng cao trách nhiệm công dân trong xây dựng và phát triển Tây Nguyên ngày càng giàu, mạnh.

‼Thời gian tới, các thế lực thù địch, phản động vẫn ráo riết lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá, gây mất ổn định chính trị, bạo loạn lật đổ, ly khai đối với Tây Nguyên. Vì thế, chúng ta cần nêu cao cảnh giác, dự báo đầy đủ, chính xác tình hình để kịp thời đề ra chủ trương, giải pháp phòng, chống thiết thực, hiệu quả, nhằm đánh bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên địa bàn.

Want your business to be the top-listed Health & Beauty Business in Tam Ky?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Tìm vitamin c thấm nhanh mà hiệu quả giá lại bình dân thì tìm em, nge c linh review mà đúng với cái bụng em ghê😍😍 giá cự...
❌❌❌hàng về nhiều rồi nha chị em, phục vụ khai trương shop 🥰🥰🥰Nhập hệ thống sỉ thì quá dễ, lại còn không nhọc công, e di ...
áo chống nắng chị e ơi, e đang gom giá siêu rẻ nhé 🥰🥰🥰🥰
săn hàng cho khách nhà riky authentic❤️

Category

Telephone

Website

Address

Tam Ky

Other Cosmetics Stores in Tam Ky (show all)
PRO Wellness Unicity - Hoàng Bích Hà PRO Wellness Unicity - Hoàng Bích Hà
Tam Dân, Phú Ninh
Tam Ky

Hoàng Bích Hà - Mỹ phẩm chính hãng

Nước Hoa Cao Cấp Chính Hãng Nước Hoa Cao Cấp Chính Hãng
Tam Ky, 51000

sở hữu mùi hương thơm nước hoa bạn gái iu

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Linh Hương-Nguyễn Phạm Thanh Trúc Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Linh Hương-Nguyễn Phạm Thanh Trúc
Tam Kỳ Quảng Nam
Tam Ky, 0000

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Linh Hương-Nguyễn Phạm Thanh Trúc

Kỳ Duyên Cosmetics - Mỹ phẩm chính hãng Kỳ Duyên Cosmetics - Mỹ phẩm chính hãng
� ADD 1 : Ngã Tư Võ Chí Công & đương 616/Tam Phú/Tam Kỳ/Quảng Nam � ADD 2: 16 Phong Bắc 17/Cẩm Lệ/Đà Nẵng
Tam Ky

Rất vui khi mọi người đã ghé thăm Kỳ Duyên Cosmetics- Mỹ phẩm chính hãng �

CAROLINE-Chuyên cung cấp tinh dầu&khử mùi CAROLINE-Chuyên cung cấp tinh dầu&khử mùi
295 Trần Quý Cáp
Tam Ky

CAROLINE chuyên cung cấp tinh dầu&khử mùi tốt nhất Việt Nam Chúng tôi chuyên cung cấp máy xông tinh dầu dùng nước và không dùng nước, tinh dầu nhập khẩu và các sản phẩm khử mùi chu...

Rosea Crystal Tam Kỳ Rosea Crystal Tam Kỳ
595 Phan Châu Trinh
Tam Ky

Cửa hàng Mỹ phẩm Hàn Quốc độc quyền trên thị trường. Được nghiên cứu tr?

HaLi - Mỹ Phẩm Cao Cấp HaLi - Mỹ Phẩm Cao Cấp
Tam Ky

Có 89.978 người theo dõi trang này

Mỹ Phẩm Phụ Nữ Việt Mỹ Phẩm Phụ Nữ Việt
Tam Ky, 561060

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỹ phẩm đã trở thành một thứ sản phẩm thiết yếu của cuộc sống. Sự

ViBa - Chăm sóc da từ Thiên Nhiên ViBa - Chăm sóc da từ Thiên Nhiên
Phan Bội Châu
Tam Ky

ViBa - Chăm sóc da với khoáng tươi từ thiên nhiên

Mỹ Phẩm Uyên Lee Mỹ Phẩm Uyên Lee
143 Lê Lợi, Phường An Mỹ, Tp. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
Tam Ky, 51100

Chuyên cung cấp mỹ phẩm trị mụn - nám - tàn nhang - Trắng da an toàn Chuyên sỉ -

Ryki authentic Ryki authentic
Trưng Nữ Vương
Tam Ky

Vanie cosmetic Vanie cosmetic
Tam Ky

khách iu mua hàng tổng bill 500k freeship toàn quốc mua hàng tổng bill 1trieu trở lên s