PhieeU

PhieeU - trang thông tin giáo dục về Kỹ năng huấn luyện đào tạo của các Bậc thầy sân khấu và Bậc thầy huấn luyện Camp.

Nơi trao đổi thông tin kinh tế trong ngành Kinh doanh hệ thống.

31/03/2024

MỘT NGÀY MỚI LẠI BẮT ĐẦU

Tôi ở đây, lắng nghe tiếng nhịp đập từ sâu trong trái tim bạn đang thổn thức
Hãy soi gương và ngắm nhìn gương mặt của mình.
Liệu bạn sẽ mang tất cả những buồn tủi của ngày hôm qua sang một ngày mới đến và gắn nó trên gương mặt của mình.?

Bạn biết không, thật khó để một con người tìm ra sứ mệnh cuộc đời mình.
Tôi trăn trở không biết bao ngày tháng để nghĩ về những lứa học trò xuất hiện qua từng khóa học của mình.

Họ sẽ bước tiếp như thế nào.
Ước muốn được chắp cánh cho họ luôn hiện hữu trong đầu tôi.
Tôi từng tự hỏi rằng mục đích sống của mình là gì?
Một căn biệt thự, một chiếc xe hơi hàng tỷ đồng hay một vị trí thật cao trong doanh nghiệp có phải là mục đích cuộc đời mà tôi sẽ theo đuổi? Và những thứ đó có khiến cho Tôi có một cuộc sống thật Hạnh Phúc!

Câu trả lời là … KHÔNG!

Đó là câu trả lời của tôi. Bạn thì sao? Bạn đã từng nghĩ về điều đó chứ?
Thật sự là một câu hỏi khó khi nhắc đến câu chuyện “con người thật sự khát khao điều gì?”
Trong một lúc thất thần, bạn vô tình ngắm nhìn những cảnh vật thiên nhiên xung quanh và mỉm cười
Thiên nhiên thật tuyệt đẹp.

Quay trở lại, bản thân mình cũng thật tuyệt đẹp, chúng ta thật tuyệt đẹp.
Vì Ắt hăn, chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này đều hoàn toàn có lý do.

Ngày mà tôi tự đặt ra cho mình tên “Phieeu”
Phiêu là yêu cuộc sống.
Phiêu vì Yêu những con người mà tôi tin rằng chính những con người mà xuất hiện trước mặt tôi ấy, sẽ làm nên những điều kỳ diệu.
Bạn cần gì nơi mình?
Và những con người xung quanh bạn đang cần điều gì?
Vào khoảnh khắc họ rơi lùi vài bước, bạn sẽ là người kéo họ lên và dang tây ôm lấy họ.
Trái tim bạn rồi sẽ rộn ràng cảm xúc khi chứng kiến những con người đã chiến đấu hết mình để mang lại giá trị cho cuộc sống.

Con người luôn khát khao được công nhận,
Cống hiến và làm nên những điều có giá trị.

CHỈ CÓ ĐIỀU…
Giả định cuộc đời giao cho bạn nhiệm vụ – Đóng một cây đinh lên tường. Bạn nghĩ rằng bạn sẽ làm được điều đó chứ?
Tất nhiên là được rồi, việc đó quá đơn giản – bạn nói.
Sau đó, vì cuộc đời rất yêu mến bạn, tin tưởng bạn nên mang về cho bạn một thứ cực kỳ đắt tiền, mới cáy bằng thép… đó là… Một cái cưa máy.
Lúc bấy giờ, bạn bắt đầu đóng đinh lên tường.
Chà, thú vị đây, tôi chưa từng đóng đinh lên tường bằng một chiếc cưa máy, quả là thử thách thú vị mà cuộc đời dành cho tôi – Bạn tự nhủ

Một lúc sau Cuộc đời hỏi “Tình hình sao rồi”
Cố gắng che đi vết cắt to tướng mới tạo ra trên tường, bạn trả lời “Không được tốt cho lắm”

Cuộc đời hỏi “có vấn đề gì vậy?”
Bạn lầm bầm trong miệng sao mà khó thế, làm mãi chẳng xong. Thế là cuộc đời lại cổ vũ bạn phải thật Kiên trì và Không được bỏ cuộc.
Giờ thì mọi thứ thế nào?
Vẫn như cũ
….
Bạn thấy đấy, có phải những hành động trong số tình huống của bạn đã từng tương tự như thế này?
Vấn đề mấu chốt ở đây KHÔNG PHẢI là bạn không có khả năng hoàn THÀNH CÔNG việc.
Vấn đề ở chỗ bạn vẫn đang loay hoay với một cái cưa máy…. để đóng một chiếc đinh lên tường!
Bạn nhận ra rồi chứ?

HAI SỰ THẬT
Alex Mandossian, nhà sáng lập của công ty xuất bản Heritage House Publishing – thường nói có hai sự thật trong cuộc đời này:
Mọi người đều có tiềm năng.

Cho đến nay chưa ai phát huy được tối đa tiềm năng đó.
Tại sao lại như vậy? Sau khi làm việc với hàng trăm người trong các buổi đào tạo và huấn luyện 1 – 1, tôi nhận ra rằng trong khi con người chúng ta sợ việc không được là Chính Mình, thì điều chúng ta có xu hướng e sợ hơn nữa là việc được Là Chính Mình.
Họ chưa tìm được CÔNG CỤ phù hợp để đóng Chiếc đinh lên tường một cách Chắc Chắn, nhanh chóng và dễ dàng,…
Và chưa ai mang lại được cho họ Công Cụ đó.

MẬT MÃ HUẤN LUYỆN THÀNH CÔNG
ĐƯỢC TIẾT LỘ
Sống và thực hiện điều mình muốn.
Một lối sống bao gồm việc sống và thực hiện những gì bạn muốn. Nó là tập hợp các nguyên tắc sống, không phải loại mật mã dùng để mở két sắt nhà bạn.

Sống, trước tiên, là khám phá Con Người thật của bạn, còn thực hiện chính là hành động theo con người Thật của bạn. Khi kết hợp lại, Sống và Thực hiện sẽ cho phép bạn phát huy tối đa tiềm năng của mình và Thành Công.

Khám phá bí mật Thành Công trong huấn luyện tại … CHẠM ĐẾN THÀNH CÔNG

GẶP GỠ NHÓM BA PHẦN TRĂM

Tôi muốn giới thiệu với bạn một nhóm người rất đặc biệt. Trên thực tế thì rất có thể bạn đã nhìn thấy những con người này xuất hiện đâu đó trên truyền thông, báo chí; và chắc chắn là hình ảnh của họ trên sân khấu.

Họ là những con người làm nên huyền thoại bậc nhất trong chương trình huấn luyện của tôi. Và đương nhiên, họ đã quyết định vượt qua nhóm những người còn lại để trở nên Thành Công bởi Bậc Thầy Sân Khấu.

Nếu tôi nói nói rằng tôi có đầy đủ những công cụ để giúp bạn trở thành Thủ lĩnh trên sân khấu, lôi cuốn hàng trăm người và xây dựng đội nhóm hệ thống thành công, bạn có tin không?
Trước khi đặt ra câu hỏi vào những gì tôi nói, Hãy hỏi bản thân mình trước rằng

Bạn có sẵn sàng nhấc chân khỏi bàn đạp thắng và bay cao chưa?
Nếu câu trả lời là có, hãy CHẠM ĐẾN THÀNH CÔNG ngày 17,18/4 này.

Chúc mừng bạn đã sở hữu chiếc vé đặc biệt này.

16/03/2024

GIẢI NGHĨA CÁC CÂU HỎI CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG TRONG BUỔI PHỎNG VẤN

Tuỳ thuộc vào mỗi vị trí bạn đang làm việc, tính chất doanh nghiệp bạn ứng tuyển và thậm chí phong cách phỏng vấn của mỗi Nhà Tuyển Dụng (NTD), bạn sẽ nhận được các câu hỏi khác nhau. Nhưng đâu đó ta vẫn sẽ có một vài mẫu câu chung mà NTD thường hỏi ứng viên. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được động cơ của NTD khi đặt các câu hỏi đó: Họ hy vọng ứng viên phản hồi những thông tin như thế nào, tâm thế trả lời ra sao và bạn cần làm gì để có một đáp án phù hợp nhất.

🟩Vì sao em nghỉ việc ở công ty cũ?

Khi nhận câu hỏi này, HR sẽ dựa trên câu trả lời của bạn để xác định được hai yếu tố sau: “Vấn đề của bạn tại công ty cũ là gì?” & “Bạn đã làm gì để cố gắng cải thiện nó chưa?”.

Với yếu tố đầu tiên, HR sẽ xác định được lí do khiến bạn quyết định nghỉ việc tại công ty cũ. Họ sẽ dò ngược lại xem doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển có tồn tại vấn đề đó không? Vấn đề này có thể giải quyết được không? Nếu doanh nghiệp hiện đang tồn tại cùng một vấn đề thì khả năng rất lớn, bạn vào làm việc được 1 thời gian ngắn sẽ lại xin nghỉ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ẩn sâu có thể khiến bạn trượt phỏng vấn. Nhưng theo góc độ cá nhân, tôi nghĩ bạn nên thật lòng chia sẻ nếu lí do bạn nghỉ việc ở công ty cũ đến từ nội tại công ty, thay vì cố chấp chỉ vì chưa có việc. Nếu không chỉ sau vài tháng thôi, người mệt mỏi nhất sẽ chính là bạn.

Với câu hỏi thứ hai, HR sẽ xác định mức độ chủ động chia sẻ, đóng góp xây dựng của bạn. Không phải vấn đề nào bạn cứ chia sẻ thì công ty sẽ xử lý để thoả lòng bạn, nhưng nếu bạn chủ động thể hiện ra mong muốn tìm phương án giải quyết thay vì nghỉ việc ngay lập tức mỗi khi có vấn đề, đây sẽ là một điểm cộng rất lớn. Ngoài ra, nếu bạn nghỉ ở công ty cũ một cách im lặng, không ưng điều gì là nhảy việc ngay thay vì chủ động lên tiếng tìm cách cải thiện, HR sẽ có căn cứ để đánh giá bạn là người thiếu trách nhiệm và chưa có tính cam kết cao.

🟩Vì sao em nghĩ công ty nên chi trả mức offer này cho em?

Với trường hợp này, NTD chỉ đơn thuần hy vọng rằng bạn sẽ đưa ra được những thế mạnh, năng lực hoặc kết quả mà bạn có thể cam kết nếu làm việc tại đây. Có thể do trước đó bạn thể hiện chưa rõ ràng năng lực của mình khiến NTD còn băn khoăn về mức offer mà bạn đang mong muốn, chứ câu hỏi không hề mang mục tiêu công kích hay xỉa xói bất kì cá nhân nào.

Về phương án xử lý, nếu công ty chỉ offer thấp hơn mức bạn mong muốn 1 con số không đáng kể (Nó có thể là 1-2tr hoặc cao hơn, tuỳ thuộc vào thang đo của bạn “như thế nào là không đáng kể”), tôi nghĩ bạn nên cân nhắc thử việc. Tư duy của tôi luôn là: Chứng minh năng lực trước, doanh nghiệp “nếm” thử được kết quả tôi tạo ra -> tôi sẽ có thêm dữ liệu để review và offer lại. Còn dĩ nhiên, nếu kết quả sau thử việc vô cùng xuất sắc mà công ty vẫn khăng khăng offer như cũ (không vì lí do rõ ràng hoặc bạn không thể chấp nhận lí do đó) thì nơi đây chưa fit với bạn. Mặt khác nếu trong buổi phỏng vấn, công ty bất chấp đưa mức offer quá thấp so với mong đợi của bạn còn bạn có con số, dữ liệu để chứng minh mình xứng đáng với mức offer tốt hơn, vậy cứ thẳng tay bỏ qua công ty này. Còn rất nhiều nơi tốt hơn đang chờ bạn.

🟩Em đã tìm hiểu gì về công ty chưa?

Một câu hỏi quá đỗi quen thuộc! Thực tế đã có rất nhiều NTD lên bài viết về câu hỏi này nhưng phần lớn các bạn trẻ đều đưa ra một câu trả lời gây thất vọng vô cùng: “Em chưa kịp chuẩn bị ạ”, “Em có tìm hiểu qua qua nhưng chưa rõ lắm. Anh chị có thể chia sẻ thêm cho em được không ạ?” (Đá vấn đề sang NTD) hoặc đưa ra những tìm hiểu linh tinh, xem qua cho có.

Trước các buổi phỏng vấn, hãy cố gắng dành ra 20-30’ để tìm hiểu về website hoặc các nền tảng social media của doanh nghiệp bạn nhé. Bạn có thể nói qua về các “Giá trị cốt lõi” của doanh nghiệp + yêu cầu NTD giải thích rõ hơn về nó, chia sẻ nét văn hoá mà bạn quan sát được dựa trên cách hoạt động công ty đăng tải (Nếu bạn là dân HR); hoặc có các nhận xét về social posts, campaigns (nếu bạn là dân Marketing); hoặc cung cấp thêm các góc nhìn riêng về giao diện website, app của công ty (nếu bạn là dân UI/UX Design)..... Cho dù bạn trả lời đúng hay sai nhưng nó đều là những điểm cộng vô cùng lớn so với hàng loạt những ứng viên thiếu sự chuẩn bị ngoài kia.

🟩Em có câu hỏi gì cho công ty không?

Có thể tư duy này sẽ đi ngược lại với khá nhiều HR khi họ thường nghĩ NTD sẽ làm chủ buổi phỏng vấn và ứng viên phải là người chia sẻ nhiều nhất. Nhưng với cá nhân tôi, đây sẽ là thời điểm để ứng viên “lật kèo” và khai thác thông tin ngược lại doanh nghiệp hoặc NTD. Có rất nhiều lúc tư duy của bạn còn được thể hiện thông qua cách bạn đặt câu hỏi.

Trong lúc này, ngoại trừ làm rõ thêm về chế độ đãi ngộ (nếu cần), bạn hãy đặt các câu hỏi xoay quanh vấn đề: Tính chất công việc của bạn (Những khó khăn trong công việc mà bạn sẽ phải đối mặt tại đây? Bộ phận/Phòng ban bạn làm việc cùng nhiều nhất đang có nét văn hoá như thế nào? Trưởng bộ phận hy vọng sau 6 tháng/1 năm, vị trí của bạn sẽ đạt được gì? ….); Lộ trình thăng tiến (Những tiêu chí nổi cộm nào phải có để được cân nhắc thăng tiến? Thời gian thăng tiến nhanh/chậm nhất là trong bao lâu? ....). Và còn rất nhiều câu hỏi “đắt giá” khác tôi chưa thể gói gọn trong bài viết này.

Trên đây là bốn câu hỏi gần như các Nhà Tuyển Dụng đều sẽ đặt ra trong buổi phỏng vấn. Chúc các bạn chân cứng đá mềm, có sự chuẩn bị thật chỉn chu và giữ vững tâm thế bình tĩnh, tự tin để giành lấy cơ hội làm việc giữa thời điểm nền kinh tế vẫn còn đầy rẫy những khó khăn bạn nhé!

(Suu tam)

24/02/2024

BẰNG MỘT CÁCH NÀO ĐÓ, VÌ ƯỚC MƠ CỦA BẠN 👉 HÃY ĐẾN “CHẠM ĐẾN THÀNH CÔNG”
Người Thầy đặc biệt Trần Hồng Hải

06/07/2023

Công nghệ AI

Tốc độ thành công

02/07/2023

Tôi đã từng vì đam mê mà theo đuổi những công việc mà nhiều người cho là không có "khả năng", thậm chí ai đó còn cho là "dại dột".

Tôi đã từng làm những công việc hỏng lên, hỏng xuống. Đã vì đam mê mà lê lết đi xin được "có cơ hội thử sức", đã bỏ cả việc mình có khả năng thành thạo nhất để làm cái công việc mà mình mới "tập bay". Đương nhiên cùng với đó là bị từ chối hay được "góp ý" đến buồn bã. Rồi sau đó tôi đã từng suy sụp nhiều lần, có lần đã rầu rĩ, ốm lên, ốm xuống, cả ngày lang thang vô định.

Nhà tôi đó mà cứ đi qua đi lại ngoài ngõ, chỉ một cái rẽ thôi mà sao khó đến thế?

Và bạn thấy đấy, tôi đã có cơ hội thể hiện đam mê của mình như ngày hôm nay, có nghĩa là tôi đã được các bạn trao cho "cơ hội". Tôi biết tôi vẫn còn hạn chế nhiều về kiến thức và kỹ năng, tôi hiểu các bạn đã bỏ qua cho tôi rất nhiều những "sai sót" không đáng có, và trên tất cả các bạn đã "lắng nghe" thấu hiểu tôi bằng trái tim.

Cảm ơn các bạn, những người đã dành cho tôi sự kỳ diệu đó!.

Trần Hồng Hải

PhieeU PhieeU - trang thông tin giáo dục về Kỹ năng huấn luyện đào tạo của các Bậc th

Photos from PhieeU's post 12/01/2023

MASTER PROGRAMMING - là một chương trình huấn luyện TRUYỀN DẠY về tổ chức huấn luyện CAMP cho ngành KINH DOANH HỆ THỐNG

Nhiều năm qua hàng trăm Boss lớn và nhiều Chuyên gia huấn luyện đã ứng dụng các bài huấn luyện chuyển hoá cao này.

Và nhiều Hệ thống đã cứu được hàng nghìn người
Nhiều Traines bỗng nổi danh từ các nguyên lý sâu đậm đặc thù riêng biệt không dễ kiếm tìm kể cả trên Google “chấm côm”.

Thế rồi Camp đang là niềm hy vọng giữa tiếp tục hay dừng lại của hàng trăm hệ thống.

Tôi hiểu bạn, người BOSS đầy trăn trở.

Tôi rất tiếc phải nói rằng:

Một năm MASTERPROGRAMMING chỉ tổ chức duy nhất một lần dịp khai Xuân.

Và năm nay thời gian cuối nhận học viên
Master programming ngày 18/01/2023

Vì CHẤT LƯỢNG TRUYỀN DẠY chuyên tâm nên tôi mong bạn thông cảm.

Bạn sẽ tiếc lắm nếu không đọc bài viết này, các năm trước đều có nhiều bạn cũng thế và đành đau đáu ngậm ngùi rồi.

Photos from PhieeU's post 01/12/2022

BẠN ĐÃ BÁN HÀNG DOANH THU tiền TỈ/Tháng chưa?

SIÊU BÁN LẺ tiền tỷ NGÀNH LÀM ĐẸP

Tháng 12 này, chương trình huấn luyện kinh doanh mới sẽ lần đầu tiên xuất hiện và mang tới sự xôn xao rộng lớn cho Cộng đồng kinh doanh NGÀNH LÀM ĐỆP

Tại đây sẽ có sự trở lại với nội dung được update kiến thức mới nhất, giúp bạn bán hàng linh hoạt và tốc độ hơn.

Chắc chắn bạn sẽ vượt qua con số vài triệu tới vài chục triệu/ngày học, như hơn ba mươi nghìn học viên năm 2019&2020&2021 đã thực hiện thành công.

Đương nhiên làm hệ thống thì “cấp số nhân” của hàng tỷ rồi.

Thông tin thú vị:

+ Đi học nâng tầm thành "Doanh nhân bán hàng" chứ không phải “bán hàng”, nghĩa là vừa có trí thức vừa có tiền triệu cầm về (kể cả khi bạn ít kinh nghiệm bán hàng).

+ 100% cứ học là bán hàng thành công và có tiền.

+ Gần 10000 học viên may mắn được đi học.

+ Kỷ lục huyền thoại bán lẻ: 971.000.000 đồng/2 ngày/ cá nhân, gần đây là 1,15 tỷ.

Một học viên lập kỷ lục bán hàng ngay trong lớp học và hiện đang là TRAINER dạy bán hàng thực chiến, số tiền kỷ lục ngay tại lớp học “kỷ lục cá nhân” là: 971.000.000 đồng (gần 1 tỷ).
.......ĐẶC BIỆT là:

+ có COACH riêng giáo trình cho từng hệ thống NGÀNH LÀM ĐẸP
______________
Thông tin khác:

2019&2020@2021 khoá học này đã truyền lại cho Trainers, năm 2022 tiếp tục dạy mở rộng và chuyên sâu các kỹ năng để bạn có thể chủ động đứng sân khấu và giúp học viên chuyển hoá được như tôi đã thực hiện.

Nhưng có thể đấy chỉ là mong muốn: vì tôi biết nó rất gian khổ.
________
Lý thuyết thì nhiều rồi, tư duy cũng up rồi, thực tế cũng trải qua.

Chúc mừng 2022 vì đã có thêm nhiều hệ thống và Trainers đứng sân khấu chủ đề BÁN LẺ HUYỀN THOẠI này.

Tin rằng 2023 sẽ nhiều gấp đôi nhé.

CƠ HỘI của bạn:

https://zalo.me/g/qzcqwc760

_________
Trần Hồng Hải - CHUYÊN GIA XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẬC CAO



——-////——

12/11/2022

NGHỀ THẦY!

(Tôi bắt đầu chương trình Huấn luyện Teambuilding indoor của mình từ tâm huyết của người bạn, đồng nghiệp Đồng Xuân Tứ để nhìn lại mình và ý thức hoàn thiện hơn)

Nhân dịp 20.11 “Tri Ân” Nhà giáo tôi xin chia sẻ bài viết (khá dài) về “Nghề làm Thầy” dưới góc nhìn và sự lĩnh hội cá nhân, nếu có gì chưa phù hợp xin được góp ý chân thành cả nhà nhé! Chân thành cảm ơn!
Xin được tri ân các thầy cô, cộng sự, đồng nghiệp khắp mọi nơi đang hoạt động trong lĩnh giáo dục ạ!

1.Nghề thầy là làm gì?

Trước hết xin được quan niệm “Nghề Thầy” là nghề dạy làm người và làm nghề.
“Nghề thầy” là nghề rất vinh quang bởi nó chính là một công việc vô cùng khó khăn bởi “giáo dục và đào tạo một con người” là vô cùng khó khăn vì mỗi người là một bản thể khác nhau vô cùng đặc biệt mà không ai có thể giống ai được. Từ việc giáo dục đến làm thay đổi trong nhận thực và chuyển hóa thành hành vi và giúp cho đối tượng được giáo dục và đào tạo tự quyết định và chịu trách nhiệm với kết quả của chính mình là một công việc kỳ công.
“Nghề Thầy!” khó bởi không phải ai cũng có thể làm được nếu không được hướng dẫn các kỹ thuật cũng như kiến thức – kỹ năng – phương pháp và có thái độ đúng với “nghề”, có nghĩa là nó sẽ rất dễ dàng nếu chúng ta được đào luyện (đào tạo và huấn luyện) để làm nghề.
Sản phẩm của “Nghề Thầy” là con người, con người có thể chất, trí tuệ và tâm hồn… con người có tư duy và tự phản tư chính mình vì vậy việc khai mở tổng thể cho con người để họ sử dụng tư duy của mình nhằm tự chuyển hóa những gì tiếp nhận được thành của riêng mình theo hướng có lợi, theo hướng tích cực là một công việc cần một sự nổ lực rất cao, kiên trì và nhẫn nại. Mục đích của giáo dục là tạo ra những con người tự do: tự do trong tư duy, trong lựa chọn, ra quyết định và trở thành điều mình muốn… và những con người có ích cho cộng động, xã hội vì vậy nếu Người thầy không tâm huyết, không chịu trách nhiệm với sản phẩm giáo dục của mình thì sẽ mang tội rất nặng. Việc dạy sai sẽ dẫn đến tạo nên một con người sai mà con người sai thì rất khó để sửa nó không giống như các sản phẩm tiêu dùng, nếu sai có thể làm lại hoặc bỏ đi nhưng con người thì không thể.
Con người, là phản chiếu của quá trình đào luyện từ gia đình, nhà trường (ông thầy) và xã hội vì vậy chỉ cần quan sát, giao tiếp và tương tác cùng anh ta chúng ta có thể nhận ra cái nền giáo dục ấy. Vì vậy muốn con tốt thì môi trường giáo dục gia đình phải tốt, muốn trò tốt thì ông thầy và môi trường giáo dục nhà trường phải tốt đồng thời xã hội tốt sẽ sản sinh ra những con người tốt và ngược lại khi có con người tốt điều chắc chắn rằng gia đình, nhà trường và xã hội sẽ tốt.
Tóm lại, muốn làm được “nghề thầy” chúng ta phải là một tấm gương trong cuộc sống, trong giảng dạy về mọi mặt và là một chuyên gia trong lĩnh vực mà mình theo đuổi, từ làm cha làm mẹ đến làm người dạy học, đến cộng sự của nhau ở cơ quan và trong cuộc sống.

2. Ai là người làm “Nghề Thầy”?

Lâu nay, chúng ta có quan niệm là "Làm Thầy" là cứ phải đứng trên bục giảng với phấn trắng bảng đen nhưng chúng ta quên mất rằng cha mẹ mình chính là “Người Thầy” vĩ đại nhất trong cuộc đời mỗi con người rồi mới đến thầy dạy tri thức (kiến thức), người dạy nghề nghiệp, người tạo động lực và người huấn luyện kèm cặp giúp ta thành công trong cuộc sống. Ngay những người ta gặp, những người bạn thậm chí những người anh em ruột thịt, anh em họ hàng và chính “bản thân” mình cũng là những “Người Thầy” chính ta.

1). Cha mẹ “Người thầy vĩ đại”:

Cha mẹ ở đây bao hàm cả cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, người dưỡng dục chúng ta. Dù là bạn ở trong hoàn cảnh nào hay bạn được bất kỳ ai dưỡng dục thì người đó vẫn là “Người thầy vĩ đại nhất”. Bạn có biết không, bạn không có quyền chọn người sinh ra mình, bạn không có quyền chọn cách được dưỡng dục nhưng cách bạn trở thành người như thế nào đó mới là quyền của bạn. Họ luôn yêu thương bạn vô bờ, yêu thương bạn vô điều kiện (trừ một số trường hợp đặc biệt), từ lúc bạn được sinh ra cha mẹ đã phải lao tâm khổ tứ để chào đón bạn. Mẹ mang nặng đẻ đau, đau đớn vượt cạn để sinh ra bạn, Cha lo lắng hồi hộp cầu mong cho hai mẹ con vượt cạn an toàn. Những ngày đầu vụng về chăm con, nhẹ nhàng lo cho con miếng ăn, giấc ngũ đến nuôi dạy bạn trưởng thành không một lời kêu ca than vãn mà nếu có cũng chỉ là cách họ tạo động lực hoặc cho bạn biết tâm trạng của họ hoặc thực trạng để bạn vươn lên (điều đó thật dễ hiểu). Rồi bạn lớn mỗi ngày mỗi ngày họ phải trả lời những câu hỏi, chỉ bảo cho bạn từng điều nhỏ nhặt nhất, đồng hành cùng bạn trong hành trình cuộc đời. Khi bạn trưởng thành họ lại lo lắng chuyện học hành, áo cơm, việc làm và ngay cả chuyện cưới vợ, gã chồng và chăm sóc bạn sinh nở (vợ bạn sinh nỡ) rồi đến chăm con cho bạn. Chẳng có một công thức và cách thức của một “Người thầy” có chăng là họ tự học hỏi lẫn nhau từ đời này qua đời khác, từ người này sang người khác qua nhiều cách thức và kênh khác nhau. Vậy đấy, hành trình của cha mẹ để trở thành “Người thầy vĩ đại” của chúng ta tóm lược chỉ có vậy nhưng cách họ dạy chúng ta và thái độ đón nhận của chúng ta sẽ quyết định cuộc đời của mỗi chúng ta. Cha mẹ là những bậc thầy vĩ đại và yêu thương chúng ta vô điều kiện.
Không có công thức chung nào cho cha mẹ nhưng có những cách thức riêng để họ dạy bảo mỗi chúng ta nên người. Chính cha mẹ là người hình thành nên thói quen, tính cách và nhân cách của mỗi chúng ta và gia đình chính là cái nôi đầu tiên để ta trưởng thành.

2). Người Thầy giáo dục & đào tạo - Thầy cô “Người truyền dạy kiến thức như con tằm nhã tơ, như con ong chăm chỉ dâng mật ngọt cho đời”:
Từ lúc chúng ta đến trường, từ những lớp mầm non, lớp vỡ lòng cho đến khi đi làm tùy vào sự theo đuổi học hành, tùy vào thời gian “mài đũng quần” của mỗi người trên giảng đường, thầy cô giáo của chúng ta như con tằm rút ruột nhã tơ, như con ong chăm chỉ dâng mật ngọt cho đời, họ đã trao – truyền dạy cho chúng ta những tri thức từ căn bản đến chuyên sâu của nghề nghiệp. Thầy cô là người ở lại bến sống ấy sau bao năm làm người đưa đò, đưa chúng ta từng bước tiến lên những nấc thang của lĩnh hội tri thức.
Thầy cô cũng là con người nên cũng có những nhu cầu thiết yếu chính đáng của cuộc sống và mỗi thầy cô cũng có những cá tính riêng, điều kiện hoàn cảnh riêng và đặc biệt cách truyền thụ kiến thức riêng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chẳng có thầy cô nào mà không mong muốn học trò của mình trưởng thành – thành đạt và hạnh phúc. Vậy nên, việc thầy cô truyền dạy cho chúng ta bằng rất cả những gì họ có, bằng tất thảy những điều thiết yếu, bằng chính năng lực của mỗi người, bằng tình yêu thương và lương tri, trách nhiệm của chính mình. Đừng vội trách thầy cô thế này thế kia, đừng vội trách giáo dục phải thế này phải thế kia… nếu có cần thay đổi thì hãy thay đổi góc nhìn và cách chúng ta tiếp cận với việc lĩnh hội tri thức. Bởi chẳng có công thức giáo dục và đào tạo riêng cho mỗi người, thầy cô chỉ có thể áp dụng công thức chung trong một không gia “đa màu sắc” về tính cách, hoàn cảnh, năng lực học tập của mỗi chúng ta mà thôi còn việc học là cho chúng ta, học để trở thành người hữu ích là mục tiêu của mỗi chúng ta và học bằng cách nào, học như thế nào? Là những câu hỏi mà mỗi chúng ta cần phải tự giải đáp vì nó chỉ phù hợp với năng lực của mỗi người. Còn phương pháp của giáo dục và đào tạo có thể mỗi thầy cô sẽ áp dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống hay phương pháp giảng dạy hiện đại tùy theo từng đối tượng học sinh cụ thể và phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tiếp nhận, thể trạng, tâm lý lứa tuổi… của người học.
Có thể thầy cô không nhớ hết học trò nhưng nếu bạn trưởng thành và hạnh phúc thì họ sẽ rất hãnh diện và ngược lại bạn va vấp họ sẽ là những người buồn lo và áy náy bởi họ không chỉ truyền dạy tri thức và tình yêu với môn học cho bạn mà họ còn góp phần cùng cha mẹ giúp bạn hoàn thiện nhân cách sống cũng như giúp bạn nhận biết năng lực của mình để lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Bạn có thể đi khắp đó đây nhưng thầy cô vẫn mãi một “bến đò” để dìu dắt bao thế hệ học trò, bao lớp học trò ra trường rời bến đò ấy có mấy người nhớ và trở về. Những tri thức mà bạn có, bạn học được làm hành trang để bạn vào đời phần lớn là từ sự truyền dạy của thầy cô. Từ bậc mầm non đến hết bậc phổ thông mà thậm chí cả bậc trung cấp dạy nghề, Cao Đẳng, Đại Học thầy cô nào cũng truyền dạy một cách vô tư chẳng thầy nào lại đi dấu diếm kiến thức hoặc dấu bất kỳ điều giá trị nào để trao dạy cho chúng ta.
Bên cạnh “Người thầy giáo dục & đào tạo” cũng cần nhắc đến một người thầy song hành đó chính là Người thầy từ các kênh truyền thông, sách, báo. Ngày nay, khi mà tốc độ phát triển của lượng thông tin mỗi giây, mỗi giờ, mỗi ngày… theo cấp số nhân và các kênh nhiều vô kể thì việc nắm được thông tin, xử lý thông tin và lựa chọn thể loại tiếp cận cũng nói lên rất nhiều điều. Báo chí, sách, tạp chí, mạng xã hội, kênh truyền thông cũng là “Người thầy” cung cấp cho chúng ta một lượng thông tin quý giá, tuy nhiên hãy cảnh giác với chính mình vì “…bạn có thể chết chìm trong biển thông tin mà vẫn khát…” nhưng “nếu bạn nắm được thông tin và tốc độ xử lý thông tin của bạn tốt và chính xác” thì khả năng thành công của bạn càng cao.

3). Người hướng dẫn – Truyền nghề “Cần mẫn và kiên trì”
Người hướng dẫn (Intructor) là một khái niệm mới trong việc định danh của nghề giáo dục, đào tạo và huấn luyện. Người hướng dẫn hiểu một cách đơn giản thì không ai khác đó chính là những người chỉ dẫn chúng ta làm một việc gì đó đó thật căn bản dù rất nhỏ cho đến việc truyền thụ cho bạn một nghề nghiệp ví như cầm tay chỉ việc nhưng thêm vào một chút là bằng cách dẫn dắt, gợi mở và giúp bạn ra quyết định và thực hiện nó một cách tốt nhất bằng năng lực của chính bạn. Đến đây, bạn đã có thể hình dung họ là bất kỳ ai miễn là họ chỉ dạy cho ta từ những điều căn bản rồi giúp ta tự ra quyết định và thực hiện được một việc gì đó bằng cách gợi mở.
Người hướng dẫn – truyền nghề không làm thay cho bạn, không phán xét bạn, không phủ nhận những vấn đề của bạn mà họ luôn “kiên trì và cần mẫn” đền kỳ lạ cho đến khi bạn thực hiện được điều bạn mong muốn dù hành trình đó bạn vấp ngã, bạn làm chưa tốt kể cả bạn làm sai. Họ cần mẫn vì họ phải chỉ bảo bạn thật kỹ càng; họ kiên trì vì luôn chờ đợi bạn làm được điều bạn mong muốn; họ cổ vũ, động viên bạn để bạn không bỏ cuộc và vượt qua mọi rào cản để đạt được mục tiêu.
Người hướng dẫn – truyền nghề là người luôn theo sát bạn, họ hiểu cả năng lực, tính cách, cảm xúc của bạn thậm chí họ còn dự báo được cả đến lúc nào bạn có thể thuần thục hoặc đạt được mục tiêu hoặc thành nghề.
Tiêu chí của người hướng dẫn là người đã làm được điều mà họ dạy cho bạn tuy nhiên kết quả của bạn và kết quả của họ có thể hoàn toàn khác nhau bởi năng lực hay khả năng của mỗi người hoàn toàn khác nhau nhưng phương pháp và cách thức thực hiện thì hoàn toàn giống nhau. Và xin khẳng định bạn có thể giỏi hơn họ hoặc ngược lại vì ở đây chỉ chú trọng vào phương pháp và cách thức thực hiện còn kết quả lại hoàn toàn phụ thuộc và năng lực và khả năng của từng người.
Người hướng dẫn tôn trọng tuyệt đối cách đặt mục tiêu, ý nghĩa hay thông điệp do người được hướng dẫn lựa chọn sau khi đã trải qua quá trình dẫn dắt, gợi mở cũng như tôn trọng vào quyết định và kết quả của người được hướng dẫn mà không chỉ trích, phê phán… chỉ cần mẫn chỉ dẫn và kiền trì chờ đợi.

4). Diễn giả: Người truyền lửa, truyền cảm hứng và tạo động lực “làm thay đổi nhận thức và thúc đẩy sự tiến bộ của bạn”.
Những năm gần đây định danh “Diễn giả” mới xuất hiện với tần xuất khá nhiều và trong nhiều lĩnh vực. Họ được tung hô, được yêu mến và có một lượng học viên tham gia với quy mô vài chục người đến hàng ngàn người.
Diễn giả là người chia sẻ tri thức, công thức, quy trình, cách thức, kinh nghiệm… để làm làm một điều gì đó, trong lĩnh vực nào đó từ chính những gì họ học được hoặc đã trải qua hay họ truyền lửa, truyền cảm hứng và tạo động lực cho những điều mới mẻ… bằng nghệ thuật thuyết trình, thuyết giảng, dẫn giảng nhằm trao cho chúng ta những tri thức mới, hạn chế rủi ro, quản trị bản thân, thay đổi nhận thức, khích lệ và truyền động lực để chúng ta dấn thân vào cuộc sống nhằm “chiến thằng trò chơi cuộc đời”.
Diễn giả có nhiều cách thức để truyền tải thông điệp đi vào lòng người thông qua cách sử dụng ngữ điệu của giọng nói, ngôn ngữ và các ngôn ngữ cơ thể một cách tự nhiên nhất để lôi cuốn, dẫn dắt thính giả của mình đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác, đi từ sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, đi từ chuyển biến trong tư duy đến tâm hôn và hành vi.
Có thể gọi những “Diễn giả” giỏi là “phù thủy ngôn từ” và là “bậc thầy” trong sử dụng các kỹ thuật của ngôn ngữ cơ thể và là những “ảo thuật gia” trong sử dụng phương pháp thuyết giảng hay dẫn giảng cùng với hiệu ứng của các trang thiết bị hỗ trợ. Họ có thể gợi mở tâm hồn bạn, họ cũng có thể khai mở tư duy của bạn và họ cũng có thể đánh thức “gã không lồ - khả năng tiềm ẩn” trong bạn và thôi thúc bạn thực hiện ngay những điều mà họ muốn bạn phải thay đổi hoặc phải thực hiện từ việc dẫn dắt bạn thay đổi cảm xúc đến thay đổi nhận thức đến thay đổi cách sử dụng lời nói và đến hành vi của bạn với mục tiêu giúp bạn “lột xác” thành con người mới năng động hơn, mạnh mẽ hơn, năng động hơn, tự chủ hơn…
Có thể nói không ngoa rằng chính nhờ Người thầy Diễn giả mà rất nhiều người đã vượt qua được khổ đau, rào cản, vấp ngã… và mở mang tư duy, nhận thức cho đến cách thức hành động để có được cuộc sống tuyệt vời từ năng lượng mà họ truyền cho học viên thông qua các hiệu ứng cá nhân hoặc hiệu ứng đám đông.
Diễn giả có thể đi theo một khuôn khổ nhất định bằng “Lưu trình” do chính mình xây dựng hoặc có thể theo tâm lý của thính giả của hội trường hoặc cũng có thể theo một kịch bản mà các đề tài, chuyên đề… mà họ muốn truyền tải. Mô tuýp dẫn dắt theo phong cách diễn giả rất dễ để sao chép, nhân bản bằng một đề cương hay một lưu trình hay một kịch bản nhất định việc còn lại là năng lực của diễn giả trong việc truyền tải thông điệp hay đào sâu vào nội dung của một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó thì lại phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng quản lý thời gian, quản lý mục tiêu và các kỹ thuật được áp dụng của buổi diễn thuyết đó.

5). Người huấn luyện “vô cùng yêu thương, vô cùng tàn nhẫn”
So với định danh Người hướng dẫn hay Diễn giả thì “Người huấn luyện” chúng ta được nghe nhiều hơn, biết nhiều hơn nhưng để hiểu đúng thì không phải ai cũng hiểu đúng. Vậy thế nào là huấn luyện và thế nào là một huấn luyện viên.
Chúng ta đã từng nghe đến các định danh như: huấn luyện viên thể dục thể thao (huấn luyện viên bóng đá, huấn luyện viên võ thuật, huấn luyện viên kỹ thuật, huấn luyện viên thể lực…), huấn luyện viên kỹ năng, huấn luyện viên doanh nghiệp, huấn luyện viên cuộc sống (Life Coaching)…
Huấn luyện là quá trình rèn luyện cả thể chất, tinh thần của một ai đó, cho một ai đó hoặc một tổ chức, doanh nghiệp (gọi chung là đối tượng được huấn luyện) về một công việc ở một lĩnh vực nào đó dựa trên nền tảng năng lực mà họ sẵn có để trở thành kỹ năng, kỹ xảo từ việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch chuẩn bị huấn luyện, tổ chức huấn luyện, kèm cặp và bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá kết quả của quá trình huấn luyện. Quá trình ấy có thể bắt đầu từ việc sinh thành đến giáo dục & đào tạo đến hướng dẫn, đến truyền động lực và huấn luyện để đạt được kết quả theo một “phác đồ” từ cơ bản nền tảng đến nâng cao và chuyên sâu.
Người huấn luyện hay còn gọi là Huấn luyện viên là người xác định nhu cầu huấn luyện và lựa chọn hoặc tiếp nhận đối tượng được huấn luyện, lập kế hoạch chuẩn bị huấn luyện, tổ chức huấn luyện, kèm cặp và bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá kết quả của quá trình huấn luyện theo một “phác đồ” đã được thỏa thuận thống nhất trước.
Rõ ràng khi tiếp cận với những thông tin ở trên chúng ta có thể thấy bức tranh toàn cảnh của công tác huấn luyện và năng lực, nhiệm vụ của người huấn luyện chuyên sâu hoặc chuyên môn hay chuyên về một lĩnh vực nào đó đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và trách nhiệm nhưng cho dù là huấn luyện viên ở lĩnh vực nào, chuyên môn nào cũng phải hội đủ năng lực (kiến thức – kỹ năng – thái độ), sự trải nghiệm (kinh nghiệm), kỹ thuật - phương pháp huấn luyện và không ngừng học hỏi, rèn luyện để nâng cấp bản thân.
Có thể nói Người huấn luyện cần hội đủ tất cả các khả năng, năng lực, kỹ thuật và phương pháp… của một người bạn, một người đồng sự, một người thân (cha mẹ nếu đối tượng huấn luyện nhỏ tuổi), một người đào tạo, một người hướng dẫn, một diễn giả, một nhà tư vấn (chuyên gia)… về lĩnh vực mà mình huấn luyện và vận dụng một cách uyển chuyển, linh hoạt trong từng điều kiện hoàn cảnh, trong từng giai đoạn huấn luyện, trong thiết lập bối cảnh… đối với từng đối tượng được huấn luyện.
Trong quá trình huấn luyện tùy theo đối tượng và nội dung cần huấn luyện mà huấn luyện viên có thể áp dụng một phương pháp hoặc nhiều phương pháp khác nhau vào cùng một hoạt động hoặc trải nghiệm nhằm giúp cho đối tượng được huấn luyện đạt được mục tiêu của mình. Huấn luyện viên cần nắm chắc tính cách, năng lực và khả năng của đối tượng để uyển chuyển hoặc linh hoạt mà thể hiện cách thể hiện của mình, có lúc thì mềm dẽo, khích lệ, động viên nhưng cũng có lúc phải nghiêm khắc thậm chí có những giai đoạn cần hà khắc để giúp học viên tự kỷ luật với bản thân. Một người thầy giỏi là người nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của học viên mà co giản cường độ huấn luyện với quan niệm “thầy nghiêm trò mới giỏi” nhưng cũng cần nhớ “già néo thì đứt dây” vì vậy nên áp dụng phương pháp huấn luyện một cách phù hợp thì sẽ đạt được mục tiêu huấn luyện ví như “vô cùng yêu thương, vô cùng tàn nhẫn”.

6). Bạn bè, người thân, đồng nghiệp “Những người thầy quanh ta”
Người thầy luôn ở quanh ta họ có thể là bạn bè, là người thân, là đồng nghiệp hoặc bất kỳ một ai đó mà ta gặp trong đời… họ sẽ dạy cho chúng ta ít nhất một điều gì đó chỉ là do thói quen của chúng ta không lưu tâm đến mà thôi.
Hãy nhớ lại ngay từ khi còn nhỏ chúng ta thấy bạn làm được một điều gì đó mà chúng ta cảm thấy thích thú thì ngay lập tức chúng ta sẽ xem bạn làm sau đó nhờ bạn hướng dẫn, rồi hỏi lại và bắt tay vào làm ngay, tiếp theo là cùng trao đổi cách thức làm điều đó và rồi cứ thế… Rất nhiều điều chúng ta học được từ bạn bè, anh chị em trong nhà, vậy đấy thầy của ta đơn giản chỉ cần chỉ dạy cho chúng ta một điều nhỏ nhoi nào đó trong cuộc sống thường nhật một cách hồn nhiên mà chẳng ai tự nhận là thầy hay là trò. Từ việc chỉ dạy cho nhau đã hình thành tố chất của người “Thầy” trong mỗi người “học thầy không tày học bạn” .
Điều mà lâu nay chúng ta coi là lẻ thường tình, giản dị đến không nhận ra hoặc không ghi nhận bạn bè, anh chị em quanh ta cũng chính là thầy ta.
Khi trưởng thành chúng ta tham gia vào cộng đồng xã hội hay đến giai đoạn tham gia vào quá trình lao động (đi làm việc) mà rõ nhất khi chúng ta là thành viên mới của một cộng đồng xã hội hoặc một tổ chức sẽ có một người được phân công chỉ dẫn chúng ta những công việc cụ thể mà bản mô tả công việc không thể ghi hết, hay đơn giản người giữ xe hướng dẫn chúng ta xếp xe đúng vị trị thôi đó cũng là những người thầy của chúng ta rồi đấy.
“Thầy” ở quanh ta dù chúng ta được tiếp nhận sự hướng dẫn trực tiếp hay gián tiếp, chính thống trên giảng đường hay giản dị ngoài cuộc sống thì đó cũng là quá trình của sự học dù tiếp nhận có chủ đích hay vô thức.
"Những người quanh ta là thầy ta" đơn giản chỉ là một câu nói chứa đầy hàm ý của sự học và nhắc nhỡ chúng ta về sự tôn trọng đối với người khác “là Thầy ta” nhưng vì ít khi được nghe và không nhiều người hiểu để ghi nhận điều đó có thể đến từ nhiều lý do nên đa phần chẳng ai khắc ghi điều này. Là một người làm giáo dục bạn bắt buộc phải nhớ điều này và lan tỏa điều này cho nhiều người ghi nhớ điều đó.

7). Người thầy “Tự thân” đó là chính ta.
Cuộc hành trình vạn dặm đều khởi đầu tự một bước chân, quyết định của bạn là kết quả của rất nhiều sự đắn đo, suy nghĩ, suy luận… quyết định ấy có thể bắt nguồn từ cảm xúc hoặc lý trí và kết quả của mọi kết quả đến từ quá trình “học được” của bạn. Bạn học là cho bạn, vì mục đích cuộc đời bạn, vì mục tiêu mà bạn đặt ra. Từ mỗi cử động đến thói quen, kỹ năng, kỹ xảo hay từng phản xạ trong não bộ của bạn để chuyển hóa thành hành động cụ thể ngay đến cả sự giàng co trong thâm tâm của bạn và rồi dù bạn quyết định hành động theo cách nào thì nó cũng là bắt nguồn từ chính bạn. Bạn chọn gì hay xóa bỏ điều gì cũng là quyết định của bạn đó chính là tự bạn rèn luyện chính mình vậy nên bạn chính là “Thầy” của chính mình. Bắt đầu từ những khởi nguồn, ra quyết định, hành động và kết thúc bằng kết quả bạn nhận được dù là kết quả mong đợi hay không mong đợi, dù thất bại hay thành công, dù tích cực hay tiêu cực chính bạn phải chịu trách nhiệm với quá trình đó. Nếu bạn muốn kết quả như mong đợi bạn phải có khởi nguồn đúng, lựa chọn đúng, quyết định chuẩn xác, hành động quyết liệt, tự kỷ luật với bản thân và ngược lại nếu quá trình nếu trên của bạn chưa phù hợp cộng thêm bạn buông lõng, bạn thả trôi, bạn buông xuôi, bạn bỏ cuộc thì kết quả mà bạn nhận được như thế nào chắc chắn bạn đã hình dung ra. Vậy, bạn chứ không ai khác cũng là một “Người huấn luyện tự thân”. Bạn là “Thầy” của chính mình do đó mọi lý do chỉ là ngụy biện và che đậy cho sự yếu kém của chính mình.

Tóm lại :
Với "Người Thầy" thì ở bất kỳ một giai đoạn nào cũng cần phải nhớ giáo dục & đào tạo huấn luyện là một quá trình "Quá trình giáo dục & đào tạo huấn luyện là nhằm để giúp cho học viên tự chuyển hóa kiến thức thành tri thức, kỹ năng và thái độ tích cực của mình" do đó đừng nghĩ hộ, làm thay và ra quyết định giúp học viên.
Người thầy ở lĩnh vực nào cũng phải là một chuyên gia trong lĩnh vực ấy, bạn phải từng đầm mình trong lĩnh vực mà bạn giáo dục & đào tạo huấn luyện người khác ví dụ như: Bạn đào tạo huấn luyện về bán hàng thì trước hết bạn phải là một người bán hàng và đã, đang trải nghiệm tất cả các mô thức bán hàng, phương pháp và quy trình bán hàng… mà bạn định đào tạo huấn luyện cho học viên hay bạn muốn đào tạo huấn luyện về quản lý - lãnh đạo trước hết bạn phải đã, đang từng làm quản lý – lãnh đạo một tổ chức, doanh nghiệp hiệu quả nào đó. Nếu bạn chưa trải qua quá trình đó mà đi đào tạo huấn luyện người khác thì chẳng khác nào “chém gió”. Mặt khác bạn phải là một tấm gương trong cuộc sống và trong công việc điều đó sẽ giúp cho lời nói của bạn đi đôi với hành động mà bạn đã thể hiện. "Người thầy – vừa là một tấm gương vừa là một chuyên gia" sẽ giúp cho quá trình đào tạo huấn luyện trở nên hiệu quả và thực tế hơn.
Người thầy phải hội đủ Kiến thức - Kỹ năng - Phương pháp và Thái độ đúng mực với "nghề" của mình đồng thời cái tâm, cái tầm, tấm gương của "Người làm thầy" có một tác động rất lớn đến người học hoặc "những người sống quanh ta".

3. Làm thế nào để trở thành "Người Thầy".
Muốn làm "thầy" trước hết phải làm một người "học trò tử tế", muốn làm "nghề thầy" trước tiên phải làm một "học trò xuất sắc". Bạn muốn chỉ, dạy, hướng dẫn, giáo dục, đào tạo, huấn luyện người khác trước hết bạn phải thể hiện tâm thế của một người đi học nghề đàng hoàng, tử tế vì nếu bạn không học bài bản bạn sẽ rất khó khăn trong quá trình hướng dẫn và không thể dự đoán được kết quả mong muốn.
Rõ ràng sản phẩm bạn tạo ra chính là phản ảnh của quá trình bạn học được, nếu bạn học nghiêm túc bạn sẽ nghiêm túc, nếu bạn tử tế bạn sẽ tử tế, nếu hời hợt thì bạn sẽ là người hời hợt… vì chính bạn là thầy của bản thân mình và kết quả mà người khác học được từ chính là tấm gương phản chiếu của bạn "thầy nào trò nấy", "cha mẹ nào thì con thế ấy", "sếp thế nào thì lính thế ấy", "Cán bộ nào thì phong trào ấy"...
Muốn làm "Nghề Thầy" bạn phải không ngừng học và tự học, được rèn luyện và tự rèn luyện. Quá trình giáo dục và đào luyện (đào tạo và huấn luyện) sẽ không chấp nhận "người không chịu sự đào luyện đi đào luyện người khác" bởi bạn không thể trở thành chuyên gia và tấm gương cho người khác noi theo, bạn lười biếng thì không thể đòi hỏi người khác siêng năng được, bạn không vượt qua được rào cản của bản thân thì tốt nhất đừng dạy người khác phải thế này thế nọ, bạn không tự kỷ luật với bản thân thì đừng mong người khác tuân thủ quy định, quy tắc, tự bạn chẳng có kết quả gì thì đừng mong người khác có kết quả.
"Nghề thầy" là một hành trình từ quá trình học tập, rèn luyện, thể nghiệm, có kết quả hiện hữu và hướng dẫn cho người khác. Hành trình ấy phải bắt đầu từ tự thân và sau đó mới lan tỏa và đã là hành trình thì không thể đốt cháy giai đoạn hay đi tắt đón đầu được, nó phải có thứ bậc, cấp độ và một lộ trình bài bản.

10 nguyên tắc căn bản của "Nghề thầy" đó chính là :
Một, trước khi làm thầy hãy là một học trò tử tế và xuất sắc.
Hai, không nghĩ hộ, làm giúp và ra quyết định thay cho người học.
Ba, hãy để người học chuyển hóa quá trình học tập thành kết quả học được của chính họ.
Bốn, chưa làm được thì đừng dạy người khác (chuyên gia và tấm gương).
Năm, người học chưa sẵn sàng thì ông thầy chưa xuất hiện.
Sáu, biến những điều phức tạp thành những điều đơn – cụ - tỉ (đơn giản, cụ thể - dễ hiểu và tỉ mĩ).
Bảy, ít nhất phải đạt Mười nghìn giờ được huấn luyện và tự đào luyện liên tục.
Tám, luôn kiến tạo và luôn tự đổi mới bản thân.
Chín, không có học trò tồi chỉ có người thầy tồi.
Mười, Kiến thức là nền tảng, kỹ năng là bệ phóng, phương pháp là công cụ Nhưng thái độ quyết định bạn trở thành ai.

Chúc các bạn thành công.
Thân ái
Master Đồng Xuân Tứ

Want your public figure to be the top-listed Public Figure in Tay Ho?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

MASTER M23    Online và kèm cặp    Lớp này không nhận học phí, chỉ nhận lời cảm ơn!    Học 23 ngày liên tục     Nhưng lạ...
1 M đầu tiên đợi bạn, tra cứu MASTER M23 bạn sẽ thấy. #MASTERM23 #mrPhieeu #TRANHONGHAI #Reels #xuhuong
Tin mới nhé;Một triệu đô đầu tiên trên internet, con đường này đợi bạn.Hôm nay KHỞI ĐỘNG chiến dịch M23 rồi đấy,   BẠN B...
HOÀN THÀNH THỬ THÁCH VỚI BẤT NGỜ LỚNVẪN LÀ ĐẠO CỤ HUẤN LUYỆNVẪN LÀ KINH DOANH HỆ THỐNG #mrphieeu#7Day
NGÀY THỨ SÁU MÁU CĂNG TRÀNThách thức dành riêng ai dám tạo ra và kiên trì vượt quaVẪN LÀ BÍ MẬT NGHỀ HUẤN LUYỆN#mrPhieeU...
Cảm xúc trên Sân khấu
"MẮT XÍCH YẾU" - Bí mật của mọi bí mật giúp bạn cùng đội nhóm mình vượt mọi mục tiêu.
Tình đồng đội
Leader Training Camp - Lãnh đạo tầm cao
NGƯỜI TRUYỀN LỬA

Telephone

Address


124 Au Co
Tay Ho
084

Other Motivational Speakers in Tay Ho (show all)
Hãy mỉm cười Hãy mỉm cười
Tay Ho, 10000

Let's smile and enjoy your life :D <3

MC SHOW MC SHOW
Tay Ho, 084

talking, listening and action