Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ

Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ

You may also like

Lương Y Lý Thị Loanh
Lương Y Lý Thị Loanh

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám - chữa bệnh, tư vấn tâm lý, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em từ 0 -16 tuổi.

05/02/2023

CON BỆNH HOÀI KHÔNG DỨT VÀ NỖI SỢ MƠ HỒ VỀ KHÁNG SINH

Hôm qua có một case hơi đặc biệt nên bác sĩ viết vội vài dòng để chia sẻ với ba mẹ!

Một vị phụ huynh đưa bé đến khám. Mẹ bé nói rằng 3 tháng vừa qua bé đã đến nhiều bệnh viện lớn, uống nhiều thuốc nhưng không khỏi, con cứ khỏe được vài ngày rồi lại tái bệnh với triệu chứng y hệt như lần trước, mẹ lại phải bế bé đi khám. Vòng tròn bệnh - đi khám - hết bệnh - bệnh - đi khám - hết bệnh và bệnh... cứ lặp đi lặp lại như thế.

Sau khi thăm khám cho bé, xem xét gần chục đơn thuốc của vị bác sĩ trước đã kê thì tôi nhận thấy bác sĩ kia đã chẩn đoán đúng bệnh, kê thuốc cũng rất hợp lý từ hoạt chất cho đến liều lượng vì thế tôi tiến hành khai thác chi tiết hơn các thông tin về tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân. Qua đó tôi phát hiện ra 1 bí mật động trời.

- TÔI: Trước đây con mình bị nhiễm khuẩn hô hấp. Bác sĩ trước có kê đơn này cho con, con vẫn uống tốt không nôn ói gì đúng không mẹ? Mẹ có cho con uống đủ số ngày thuốc này không?
- MẸ BÉ: dạ con không có ói bác ơi nhưng mà thuốc thì em cho uống đúng như bác đó dặn 2 ngày à, sau đó em tái khám, bác đó cho thêm 3 ngày thuốc nữa, nhưng bé nó hết sốt, hết ho, khỏe lên nhiều nên nên em giảm xuống ngày 1 lần và 1 lần nửa gói thôi, tại em tra trên mạng thấy đơn này có kháng sinh nên em ko dám cho con em uống nhiều vì sợ độc gan á bác, em chỉ dám uống hơi hơi thôi bác.

Bs nghe xong té xĩu luôn đó ba mẹ ơi, mẹ làm vậy là tiêu con rồi.

Bây giờ, bác sĩ sẽ nói nhanh và đơn giản nhất về kháng sinh cho các ba mẹ nắm nha

1. Khi nào bs kê kháng sinh? Khi con bị bệnh do vi khuẩn gây ra! Kháng sinh là thuốc dùng để diệt vi khuẩn nên bệnh nào do vi khuẩn gây ra thì mới dùng kháng sinh, các bệnh do nguyên nhân khác (vd do virus, do nấm,...) thì có dùng kháng sinh cũng không có hết bệnh nên bs sẽ không kê.

2. Nên chọn kháng sinh mạnh hay nhẹ? Không có khái niệm kháng sinh mạnh hay nhẹ. Người ta phân loại kháng sinh dựa vào cấu trúc hóa học hoặc phổ kháng khuẩn. Khi chọn kháng sinh cho con bác sĩ sẽ căn cứ vào việc loại kháng sinh nào diệt được con vi khuẩn nào (gram âm hay gram dương, hiếu khí hay kị khí,...).

3. Hết ho, hết sốt là ngưng kháng sinh ngay phải không? Trong y học có 2 khái niệm là khỏi bệnh về mặt lâm sàng và khỏi bệnh về mặt vi sinh, khỏi bệnh về mặt vi sinh là hết vi khuẩn rồi đó, ngưng kháng sinh tại đây được rồi. Còn khỏi bệnh về mặt lâm sàng nghĩa là triêu chứng đã thuyên giảm rất nhiều hoặc thậm chí là hết luôn nhưng vi khuẩn vẫn còn đó, nôm na cho dễ hiểu là 1000 con vi khuẩn thì mình chỉ mới diệt đc 80 con thôi, nếu ngưng thuốc tại thời điểm này thì 20 con còn lại nó sinh sôi nảy nở và bùng phát thành đợt bệnh mới (đây là lý do tại sao cháu bé bị tái phát liên tục trong 3 tháng qua).

4. Có cần phải giảm liều từ từ rồi mới ngưng kháng sinh hay ko? Không cần, trong đa số trường hợp chỉ cần dọn sạch vi khuẩn xong ngưng hẳn luôn chứ dùng nhá nhá nhẹ nhẹ với liều thấp thấp chẳng những không giết được vi khuẩn mà còn “huấn luyện” nó để nó mạnh mẽ hơn và khó diệt hơn đó (một số trường hợp phức tạp hơn cần sự tăng, giảm, thêm, bớt thuốc thì bác sĩ sẽ thực hiện chứ phụ huynh tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng thuốc cho con).

5. Mấu chốt của sử dụng kháng sinh:
- Có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh, không có nhiễm khuẩn thì không dùng.
- Đã dùng thì dùng cho đúng loại, đúng liều, đúng ngày, không tự ý giảm hay tăng liều.
- kháng sinh không xấu nếu như chúng ta sử dụng đúng. Không riêng gì kháng sinh, tất cả các loại thuốc đều là con dao 2 lưỡi, dùng sai thì đứt tay nhưng dùng đúng thì sẽ an toàn và hiệu quả!

Buổi tối cuối tuần ấm áp nhé ba mẹ và các bé!

20/01/2023

Có cô Tấm nào diện áo dài, đội mấn đi khám bệnh mà đánh rơi cái mấn ở phòng khám nè. Cô Tấm nhờ ba mẹ ghé lấy mấn để kịp đi du xuân nha 😁

17/01/2023

Mặt Trời Nhỏ xin gửi đến Quý phụ huynh lịch nghỉ tết nguyên đán. Kính chúc ba mẹ và các con có một cái tết thật nhiều niềm vui và tràn đầy sức khỏe!
Trân trọng.

06/11/2022

Một ngày như mọi ngày tại Mặt Trời Nhỏ.

Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ
Địa chỉ:599, Huỳnh Văn Lũy, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Sdt: 0388833613

11/09/2022

Mấy con virus, vi khuẩn đáng ghét vẫn không thể nào ngăn cản được niềm ham mê đọc sách của chiếc em bé đáng yêu này 🥰🥰🥰

04/08/2022

Phòng khám Mặt Trời Nhỏ xin tạm nghỉ 01 ngày (04/08/2022), ngày mai (05/08/2022) hoạt động lại bình thường.
Rất mong quý phụ huynh thông cảm vì sự bất tiện này.
Mọi thắc mắc, cần hỗ trợ về sức khỏe của con, quý phụ huynh vui lòng liên lạc qua sdt 0388833613 ( bs Long).
Xin chân thành cám ơn.

26/07/2022

1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Bệnh có tên là đậu mùa khỉ vì bệnh được phát hiện đầu tiên ở những đàn khỉ vào năm 1958. Sau đó bệnh được phát hiện trên người vào năm 1970.
Bệnh do virus gây ra. Lây lan từ động vật sang người và từ người sang người.

2. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Triệu chứng điển hình: sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, mệt mỏi, sưng hạch, phát ban hoặc mụn nước.
Ban đầu, sốt kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Sau đó xuất hiện các mụn nước, đóng vảy và khô, số lượng các nốt mụn nước tăng dần lên từ vài nốt đến vài trăm nốt.
Triệu chứng có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất.

3. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Một số trường hợp có thể khỏi bệnh trong vòng vài tuần mà không cần điều trị, tuy nhiên vẫn một số trường hợp có thể gặp biến chứng dẫn đến tử vong, đặc biệt là các đối tượng: trẻ em, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch.

4. Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người như thế nào?
Bạn có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ nếu tiếp xúc gần với người đang nhiễm bệnh. Các nốt mụn nước chứa dịch, mủ hoặc máu có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh vì vậy không tiếp xúc với da, quần áo, ga gối, khăn mặt và các dụng cụ khác của người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây lan qua nước bọt (khi người bệnh có mụn nước bên trong miệng).
Hiện chưa rõ người bệnh không có triệu chứng có thể lây lan bệnh hay không.

5. Làm gì để bảo vệ bản thân chống lại bệnh đậu mùa khỉ?
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Nếu cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh. Hãy khuyến khích người bệnh tự cách ly và che chắn vùng da có mụn nước (ví dụ mặc quần áo dài tay, đeo khẩu trang y tế…). Khi tiếp xúc với họ bạn cần đeo khẩu trang, sử dụng găng tay dùng một lần nếu phải tiếp xúc với da của người bệnh hoặc hỗ trợ người bệnh giặt giũ quần áo, chăn ga nếu người đó không tự làm được.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc vật dụng cá nhân của người bệnh.
- Làm sạch và khử khuẩn bề mặt đã nhiễm bẩn và tiêu hủy chất thải nhiễm bẩn.
Nguồn: WHO

Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ
599 Huỳnh Văn Lũy, Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương
SDT 0388833613 - BS Huỳnh Thanh Long.

14/05/2022

Có 1 phụ huynh đã để quên điện thoại tại phòng khám. Phụ huynh thấy được bài post này xin ghé phòng khám nhận lại ạ!

Photos from Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ's post 08/05/2022

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NGUY HIỂM THẾ NÀO?
Trong 03 tháng đầu năm 2022, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương tiếp nhận đến 69 trẻ Sốt Xuất Huyết Dengue nặng, trong đó có đến 50 trẻ nhập viện trong tình trạng muộn, đã có suy tuần hoàn hoặc suy cơ quan.

Bệnh SXHD nguy hiểm như thế nào?
🧐Bệnh có triệu chứng ban đầu tương tự như nhiễm nhiều loại siêu vi khác như sốt từ 2-7 ngày, buồn nôn, nôn, đau nhức cơ....... vì vậy phụ huynh rất dễ nhầm lẫn với các loại sốt do siêu vi khác.
🧐🧐Như hình miêu tả bên dưới, bệnh thường diễn tiến nặng từ ngày 3 đến ngày 7 của bệnh, đây là thời điểm trẻ bắt đầu giảm sốt sau thời gian đầu sốt cao, khiến cha -mẹ sinh tâm lý chủ quan, lơ là theo dõi.

Để phát hiện kịp thời bệnh SXH Dengue, cha - mẹ cần lưu ý điều gì?
🧐 Đưa trẻ đến khám ở các cơ sở chuyên khoa Nhi để sàng lọc nguy cơ và chẩn đoán SXHD nếu trẻ sốt liên tục từ ngày thứ 3 trở lên.
🧐🧐Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ đã được chẩn đoán SXHD hoặc đã sốt từ 03 ngày trở lên và có các triệu chứng cảnh báo: li bì, tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói nhiều lần, xuất huyết niêm mạc (chảy máu răng, mũi,nôn ra máu, tiểu máu...).
Nguồn:
1. Phác đồ điều trị Nhi Khoa Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2020.
2. Hướng dẫn điều trị Sốt Xuất Huyết Dengue của Bộ y tế 2020 (QĐ 3705).
Phòng khám Nhi Đồng Mặt Trời Nhỏ
Đc: 599 Huỳnh Văn Lũy, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
SĐT: 0388833613 (Bs Long).

27/04/2022

THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC VÀO DỊP LỄ 30/04 - 01/05
Phòng khám Mặt Trời Nhỏ xin thông báo đến Quý phụ huynh và các bạn nhỏ: thứ 5 (28/04/2022) và thứ 6 (29/04/2022) phòng khám nghỉ lễ 02 ngày. Các ngày còn lại của dịp lễ (30/04, 01/05, 02/05, 03/05) phòng khám vẫn hoạt động bình thường.
Mọi thắc mắc về tình hình sức khỏe của bé, ba mẹ vui lòng liên lạc qua sđt 0388833613 (Bs Long)
Chúc Qúy gia đình có một kỳ nghỉ lễ nhiều niềm vui và sức khỏe!

08/04/2022

Một chiếc em bé mê đọc sách, đọc dở dang nửa cuốn nên phải mượn Bs về nhà đọc cho xong luôn mới chịu. Tập trung lắm, yêu lắm 🥰🥰🥰

28/03/2022

HỘI CHỨNG VIÊM ĐA HỆ THỐNG Ở TRẺ EM (MIS - C) LIÊN QUAN ĐẾN COVID LÀ GÌ?
Dưới đây Phòng Khám Nhi Đồng Mặt Trời Nhỏ xin cung cấp một số kiến thức cơ bản về bệnh đến quý phụ huynh.

Hỏi: Hội chứng viêm đa hệ thống là gì?
👨‍⚕️: Đây là một tình trạng sức khỏe mới được phát hiện ở trẻ em dường như có liên quan đến COVID-19. Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức khi cố gắng hồi phục sau nhiễm Covid -19. MIS-C đã được so sánh với một bệnh hiếm gặp khác - bệnh Kawasaki, vì nó có chung một số triệu chứng.

Hỏi: Bệnh này có hay gặp ở trẻ không?
👨‍⚕️: Tới thời điểm này, bệnh được ghi nhận ở hầu khắp hệ thống bệnh viện Nhi ở Việt Nam, cùng với sự gia tăng hiểu bết về bệnh, số lượng trẻ được phát hiện và điều trị kịp thời ngày càng tăng, theo CDC Hoa Kỳ, bệnh có tỷ lệ xuất hiện khoảng 1/3000 trẻ nhiễm Covid 19.

Hỏi: Bệnh có nguy hiểm không?
👨‍⚕️: Bệnh có thể diễn tiến đến sốc, tổn thương đa cơ quan ( tim, thận, tiêu hóa, thần kinh...), thậm chí tử vong. Tuy nhiên, đa số trẻ mắc bệnh sẽ hồi phục tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Hỏi: Khi nào quý phụ huynh cần đưa con đi khám để tầm soát bệnh này?
👨‍⚕️: Cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ vừa nhiễm Covid 19 từ 2 đến 6 tuần và có một trong những dấu hiệu sau:
Sốt cao liên tục
Nôn, đau bụng, tiêu lỏng nhiều lần.
Mắt đỏ
Đau ngực hoặc chóng mặt, choáng váng.
Lơ mơ, li bì, co giật.
Da phát ban
Nguồn:
1. vietnamese.cdc.gov/mis/mis-c
2. ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7819738/
3. Sổ tay chăm sóc trẻ mắc Covid 19 tại nhà ( Bệnh viện Nhi Trung ương)
,
Phòng khám Nhi Đồng Mặt Trời Nhỏ, 599, Huỳnh Văn Lũy, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

25/02/2022

Các bạn nhỏ trở lại học tập trung phải nhớ 5k đầy đủ nghe. Mặt Trời Nhỏ hiện vẫn đang gửi tặng mỗi bạn nhỏ 1 gói khẩu trang xinh xinh để các bạn yên tâm đến lớp học tập và vui chơi nhé 🥰🥰🥰
Chúc các bạn nhỏ đến trường an toàn và thật nhiều niềm vui!!!

22/02/2022

TIÊM CHỦNG TRẺ DƯỚI 24 THÁNG, LÀM SAO NHỚ NỔI?
Rất nhiều quý phụ huynh cảm thấy bối rối vì có rất nhiều loại bệnh cần chủng ngừa cho trẻ dưới 24 tháng, và mỗi bệnh lại có nhiều loại vắc xin nữa 🧐.
Dưới đây, bác sĩ sẽ đưa ra một số tóm tắt cơ bản về tiêm chủng cho trẻ dưới 24 tháng.
Q: Có tất cả bao nhiêu loại bệnh có thể chủng ngừa cho trẻ dưới 24 tháng?
A: Nếu là tiêm chủng dịch vụ, có 19 bệnh thường gặp có thể chủng ngừa: Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn Ván, Bại liệt, Hib, Viêm gan A, B, Rotavirus, Phế cầu, Sởi, Quai bị, Rubella, Viêm não nhật bản, Cúm, Não mô cầu( BC, ACYW), Thương hàn, Tả, Thủy Đậu.
Nếu là tiêm chủng theo chương trình quốc gia sẽ có 10 bệnh: Lao, Viêm gan B, Bạch hầu, Ho gà, Uốn Ván, Bại liệt, Hib, Sởi, Rubella, Viêm não nhật bản.

Q: Nếu trẻ bị trễ mũi tiêm, có cần phải chích lại từ đầu không?
A: Không, trẻ sẽ chỉ cần tiêm mũi tiếp theo mà thôi.

Q:Nếu con đang sử dụng vắc xin trong chương trình quốc gia( miễn phí) thì có thể chuyển sang vắc xin dịch vụ được không?
A: Hầu hết các loại vắc xin đều có thể chuyển đổi được.

Dưới đây là bảng tóm tắt lịch tiêm và tên vắc xin phổ biến đang lưu hành trên thị trường cho trẻ.


Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ
Địa chỉ: 599, Huỳnh Văn Lũy, Thủ Dầu Một, Bình Dương
SĐT: 0388833613.

27/01/2022

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NHÂM DẦN
Phòng khám Nhi Đồng Mặt Trời Nhỏ xin thông báo lịch nghỉ tết Nhâm Dần từ ngày 29/01/2022 ( 27 tết). Ngày 06/02/2022 ( mùng 06 tết) phòng khám sẽ làm việc lại bình thường.
Chân thành cám ơn sự quan tâm, tin tưởng của quý phụ huynh và các cháu trong suốt một năm vừa qua.
Kính chúc quý phụ huynh và các cháu nhỏ một mùa tết an toàn, tươi vui, hạnh phúc.

11/12/2021

🧐CHÀM SỮA LÀ GÌ?
Chàm sữa (ATOPIC DERMATITIS) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 02 tháng đến 02 tuổi, có đặc tính là bệnh viêm da mạn tính, KHÔNG LÂY, có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng. Tổn thương da ở vị trí điển hình ở 2 má.

🧐CHÀM SỮA CÓ PHỔ BIẾN KHÔNG?
Chàm sữa rất phổ biến ở trẻ em. Một nghiên cứu năm 2014 ở Hoa Kỳ cho thấy có ít nhất 10% trẻ em mắc bệnh này, đa số mắc trước 1 tuổi.

🧐CHẨN ĐOÁN CHÀM SỮA THẾ NÀO?
Chẩn đoán chàm sữa chủ yếu dựa vào lâm sàng: da nổi mụn nước nhỏ, đỏ sau đó có thể vỡ ra và đóng vảy, da khô, ngứa. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở má, trán, da đầu, đôi khi ở cả gối, tay, thân mình.

🧐NGUYÊN NHÂN CHÀM SỮA LÀ GÌ?
Chưa có khẳng định chính xác về nguyên nhân của bệnh. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là: gen( yếu tố di truyền gia đình), hệ thống miễn dịch và các yếu tố bên ngoài ( thời tiết khô, lạnh, tắm nước nóng, sử dụng xà phòng, sữa tắm cho trẻ không phù hợp).

🧐DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC CON BỊ CHÀM SỮA THẾ NÀO?
Các biện pháp chăm sóc cho con tại nhà:
Tránh các chất gây dị ứng đã biết hoặc có khả năng, chẳng hạn như xà phòng, nước hoa hoặc khói thuốc lá.
Cắt móng tay con thường xuyên để tránh con gãi gây trầy xước.
Mặc quần áo, găng tay, vớ chân bằng chất liệu 100% coton để thấm tốt mồ hôi, giúp da con thông thoáng.
Sử dụng sữa tắm dịu, nhẹ, có pH trung tính hay acid nhẹ( pH= 4,5 -6,5). Lau khô con sau tắm bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà mạnh lên da con.
Thoa chất giữ ẩm thường xuyên, trong vòng 3 phút ngay sau tắm, hoặc ngày 3-4 lần.
Vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

🧐CHÀM SỮA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Đa số trẻ bị chàm sữa không cần phải nhập viện.

🧐KHI NÀO CẦN ĐƯA CON ĐI KHÁM BÁC SĨ?
Đưa con đi khám khi các triệu chứng không cải thiện, sang thương da lan rộng hơn, có các dấu hiệu nhiễm trùng da như mẫn đỏ, nóng, sưng tấy hoặc chảy dịch.

Phòng khám nhi đồng MẶT TRỜI NHỎ, địa chỉ: 599, Huỳnh Văn Lũy, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Nguồn: National Eczema Association ( Hoa Kỳ)
Phác đồ điều trị ngoại trú bệnh viện Nhi Đồng 1 ( 2017)

Sudungthuoc_antoantainha_chonguoinhiem_COVID19.pdf 21/11/2021

Sổ tay sử dụng thuốc an toàn tại nhà dành cho bệnh nhân Covid.

Thông tin chính thống về cách điều trị covid tại nhà được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng. Mọi người cùng tham khảo nhé!
Biên soạn: Khoa Dược - Đại học Y Dược TpHCM
https://drive.google.com/file/d/18RP7tUND1lHw4EjVPwCfnv2Z-IukKMc9/view

Sudungthuoc_antoantainha_chonguoinhiem_COVID19.pdf

13/11/2021

Niềm hạnh phúc bé con của người làm nghề Thầy thuốc!
Bs Long Cảm ơn con trai nhé, chúc con luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ nhé 🥰🥰🥰

05/11/2021

😆😆😆

29/10/2021

BÉ VẶN MÌNH, UỐN ÉO KHI NGỦ CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG?
📍Trẻ nhỏ khi ngủ thường vặn mình, gồng mình, uốn éo. Điều này có nguy hiểm hay không ạ?
👨‍⚕️ Trẻ vặn mình có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý, nếu là nguyên nhân sinh lý thì không đáng lo ngại và không cần can thiệp. Nếu do nguyên nhân bệnh lý phải cần theo dõi để giải quyết căn nguyên. Tuy nhiên, đa số các trường hợp chỉ là vặn mình sinh lý do trẻ chưa quen với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ, hiện tượng này sẽ tự hết khi trẻ lớn lên.

📍Làm sao để phân biệt được vặn mình sinh lý và bệnh lý?
👨‍⚕️ Nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, ngoài vặn mình trẻ thường có kèm theo một trong các dấu hiệu sau: vàng da, chậm tăng cân - sút cân, quấy khóc kéo dài, đổ mồ hôi nhiều, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, nấc hoặc ọc sữa, rụng tóc, nôn mửa, sốt,... Nếu không có các dấu hiệu trên và mức độ vặn mình cũng không quá nghiêm trọng thì là vặn mình sinh lý.

📍Ba mẹ cần làm gì để con giảm bớt hiện tượng vặn mình sinh lý?
👨‍⚕️ Ba mẹ cần chú ý đến các vấn đề sau: dinh dưỡng cho người mẹ, dinh dưỡng cho bé, môi trường xung quanh bé.
- Người mẹ đang cho con bú phải có chế độ ăn đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng, đặc biệt là phải bổ sung đủ canxi.
- Bổ sung vitamin D3 cho trẻ ngay từ khi mới sinh ra.
- Kiểm tra toàn bộ bề mặt da của trẻ xem có hăm đỏ, nổi mẫn hay bất kỳ một tổn thương nào khác hay không?
- Chú ý đến quần áo và chăn đệm của trẻ, chất liệu phải thoáng mát, mềm mại, không được có dặm ngứa.
- Chú ý đến nhiệt độ phòng, không được để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Chú ý tã lót của bé, tránh ẩm ướt.
- Chú ý đến môi trường ngủ của bé. Không được quá sáng hoặc quá ồn. Không nên bật đèn khi bé ngủ. Nếu có sử dụng điều hòa phải vệ sinh thường xuyên.
- Tránh để bé quá đói hoặc quá no, nên vỗ ợ cho bé sau khi bú để tránh trào ngược.
- Ba mẹ có thể vuốt ve, vỗ về để bé an tâm hơn.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu bổ sung canxi phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nhìn chung, vặn mình ở trẻ nhỏ thường là lành tính, không nguy hiểm, sẽ tự hết khi trẻ lớn lên. Ba mẹ không cần quá lo lắng.
Để hạn chế hiện tượng này ba mẹ cần bổ sung vitamin D3 cho trẻ, đảm bảo trẻ có một môi trường ngủ sạch sẽ, thoải mái và an toàn. Tuy nhiên nếu mức độ vặn mình tăng dần, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo như đã nêu ở trên thì cần liên hệ với Bs nhi khoa để được hỗ trợ và hướng dẫn giải quyết.
Thân mến,

Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ
599 Huỳnh Văn Lũy, Phú Mỹ, Thủ dầu Một, Bình Dương
0388833613

24/09/2021

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nhiều vấn đề bất ngờ phát sinh nên chiều nay phòng khám không thể hoạt động. Chân thành xin lỗi quý phụ huynh đã đặt lịch hẹn. Mong ba mẹ và các bé thông cảm. Ba mẹ có thắc mắc gì về sức khỏe của con hãy gọi điện hoặc gửi tin nhắn zalo vào số đt bs Long 0388833613.
Một lần nữa chân thành xin lỗi vì sự thất hẹn này!

20/09/2021

NHỮNG SỰ THẬT QUÝ PHỤ HUYNH CẦN BIẾT VỀ VACCIN COVID 19.
Hiện nay trên mạng xã hội đang lan truyền rất nhiều thông tin sai lệch về vaccin covid 19, gây hoang mang cho quý phụ huynh.
Dưới đây là những giải đáp của CDC Hoa Kỳ về các vấn đề này.
Nguồn: CDC Hoa Kỳ.

14/09/2021

Thương gửi đến quý phụ huynh lịch hoạt động trở lại của Mặt Trời Nhỏ!
Cảm ơn cả nhà rất nhiều

03/09/2021

23/08/2021

Phần edit lúc 16 giờ, 26/8: THƯA BÀ CON THUỐC ĐÃ HẾT Ạ!
Nhờ những bài chia sẻ của mọi người trong những ngày qua mà thuốc đã đến được tay của những bà con đang thực sự cần ạ. Biết ơn mọi người rất nhiều! Kính chúc mọi người thật nhiều sức khỏe, bình an bước qua mùa dịch

21/08/2021

Kính thưa Quý bà con,
Bình Dương của chúng ta vẫn chưa khỏi ốm, quái vật covid vẫn đang hoành hành. Tuy nhiên, chúng ta nhất định phải có niềm tin vào tương lai tốt đẹp ở phía trước. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là giữ gìn sức khỏe thật tốt, tuân thủ quy định phòng chống dịch, giữ tinh thần lạc quan và yêu thương, giúp đỡ người khác trong khả năng của mình.

Vậy nên mọi người ơi, từ ngày 22/8 khi đi chợ về hay đi tiêm ngừa về. Thay vì phải xếp hàng ở các nhà thuốc rất mệt mỏi và đông đúc thì mọi người ghé qua 599 Huỳnh Văn Lũy, ngã ba giữa Huỳnh Văn Lũy và Phạm Ngọc Thạch (trước cửa pk mặt trời nhỏ) để lấy thuốc hạ sốt (paracetamol) và vitamin C về dùng nhé ạ. Phòng khám xin thân tặng quý bà con. Có thuốc cho người lớn và trẻ em luôn ạ. Bà con vui lòng đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo nhé.

Bên cạnh đó, Phòng khám vẫn duy trì thăm khám và tư vấn online miễn phí cho các bé trong mùa dịch này, quý phụ huynh có thắc mắc gì về tình hình sức khỏe của con cứ để lại tin nhắn fanpage hoặc gọi điện trực tiếp sdt Bs Huỳnh Thanh Long 0368833613 để được tư vấn nhé.
Chúc bà con thể chất mạnh mẽ, tinh thần vững vàng để chiến thắng đại dịch.
Bình Dương sẽ sớm mạnh khỏe và tươi đẹp như xưa!

23/07/2021

KHÁM VÀ TƯ VẤN ONLINE MIỄN PHÍ CHO TRẺ
Hiện nay, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp. Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ vẫn chưa có lịch hoạt động trở lại. Để hỗ trợ tốt nhất cho quý phụ huynh và các con, nay phòng khám triển khai phương án khám và tư vấn online miễn phí vào khung giờ 17 giờ đến 20 giờ hằng ngày.

💓Quý phụ huynh có thắc mắc về tình hình sức khỏe của con xin vui lòng liên hệ SDT dưới đây để được hỗ trợ thăm khám và tư vấn online miễn phí:
- Thắc mắc về tình hình sức khỏe và bệnh lý của con xin liên hệ: 0388833613 (BS Huỳnh Thanh Long).
- Thắc mắc về cách sử dụng thuốc cho con xin liên hệ: 0919030105 (Ths. Ds. Đỗ Thị Tố Quyên).

💓Quý phụ huynh có hẹn tái khám cho con xin vui lòng nhắn tin vào fanpage với nội dung "họ và tên con + ngày tháng năm sinh + địa chỉ", phòng khám sẽ sắp xếp hẹn video call để bác sĩ xem xét tình hình của con và đưa ra phương án giải quyết tốt nhất cho ba mẹ.

Chân thành cám ơn sự tin tưởng của quý phụ huynh và các con trong thời gian vừa qua.
Mến chúc gia đình thật nhiều sức khỏe.
Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ
599 Huỳnh Văn Lũy, Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

18/07/2021

BA MẸ PHẢI LÀM GÌ KHI CON SỐT?
Khi trẻ sốt cao sẽ khiến ba mẹ hoang mang, lo lắng. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây sốt, cách xử trí đúng sẽ khiến ba mẹ bình tĩnh hơn và kiểm soát tình hình tốt hơn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi con bị sốt và sự giải đáp thắc mắc của Bác sĩ nhi khoa, ba mẹ cùng đọc nhé!

🧐 Q: Khi nào gọi là sốt?
📍 A: Thường là khi nhiệt độ của trẻ từ 38 độ C trở lên.

🧐 Q: Sờ trán con có giúp phát hiện sốt hay không?
📍 A: Không, thay vào đó ba mẹ hãy đo nhiệt độ cho con bằng nhiệt kế.

🧐 Q: Tại sao lại có hiện tượng sốt?
📍 A: Sốt là phản ứng của cơ thể trước một tác nhân xấu. Đây là cách mà hệ miễn dịch của cơ thể chống chọi nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh (thường là vi khuẩn hoặc vi rút).

🧐 Q: Khi trẻ sốt có cần đưa đi khám hay không?
📍 A: Không phải bất cứ lúc nào trẻ sốt cũng cần phải đi khám. Việc đi khám chỉ cần thiết khi trẻ dưới 2 tháng hoặc trẻ sốt trên 40 độ (ở mọi lứa tuổi) hoặc trông có vẻ mệt mỏi, li bì, quấy khóc hoặc có các triệu chứng khác như: đau đầu, đau họng, đau tai, phát ban, nôn, tiêu chảy,... hoặc trẻ có sẵn bệnh lý nền, ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh về miễn dịch,... hoặc trẻ co giật. Còn các trường hợp khác có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà.

🧐 Q: Cha mẹ chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào?
📍 A: Ba mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước (vì sốt có thể gây mất nước). Mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát cho trẻ, tránh để trẻ mặc áo ấm hoặc đắp chăn dày. Phòng của trẻ cần phải thoáng mát, thông khí tốt, nếu thời tiết đẹp có thể mở cửa sổ hoặc đặt một chiếc quạt nhẹ để không khí được lưu thông. Ba mẹ có thể lau mát cho con bằng nước ấm và kiểm tra lại nhiệt độ sau mỗi 4 giờ.

🧐 Q: Lau mát là làm như thế nào?
📍 A: Đầu tiên ba mẹ chuẩn bị một thau nước ấm (nhiệt độ của nước thường < thân nhiệt của trẻ khoảng 2 độ C - tương đương với nước tắm bé - tầm 37 độ C). Dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước thau nước ấm. 4 cái đặt ở 2 bên nách và 2 bên bẹn, cái còn lại dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút. Ngừng lau khi thân nhiệt trẻ < 38,5 độ hoặc đã lau được 30 phút. Tuyệt đối không dùng nước lạnh, cồn hay giấm.

🧐 Q: Có thể dùng thuốc gì để hạ sốt hay không
📍A: Có thể dùng paracetamol hoặc Ibuprofen (paracetamol phổ biến hơn). Tuy nhiên hãy gọi cho bác sĩ nhi để hỏi về liều lượng và khoảng cách dùng thuốc. Tuân thủ đúng liều lượng và khoảng cách liều được hướng dẫn nhé.

🧐 Q: Khi nào cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế?
📍 A: Khi trẻ có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: trẻ trông rất mệt và yếu, ngủ li bì hoặc quấy khóc, cứng cổ, đau đầu dữ dội, đau họng hoặc đau tai dữ dội, phát ban không rõ nguyên nhân, tiêu chảy nhiều lần, có dấu hiệu mất nước (vd môi miệng khô, khát nước, nước tiểu màu vàng sậm hoặc ít đi tiểu,..) trẻ có sẵn các bệnh nền phức tạp, trẻ có đang dùng steroid, có cơ co giật. Trẻ dưới 3 tháng và nhiệt độ 38 độ trở lên, trẻ sốt đến 40 độ ở tất cả các lứa tuổi.
Nguồn: American Academy of Pediatrics
Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ, 599 Huỳnh Văn Lũy, Phường Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
SDT: 0388833613

16/07/2021

BẢO VỆ CON TRƯỚC COVID-19
🧐Q: Trẻ em có thể bị nhiễm covid hay không?
📍A: Mặc dù tỷ lệ trẻ em nhiễm covid ít hơn so với người lớn nhưng trẻ em hoàn toàn có thể bị nhiễm covid và lây lan covid cho người khác.
🧐Q: Những đối tượng trẻ em nào nhiều khả năng diễn biến nặng khi mắc covid?
📍A: Các đối tượng trẻ em có khả năng diễn biến nặng nếu nhiễm covid bao gồm: trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi, trẻ có các bệnh lý nền sau: hen suyễn hoặc bệnh phổi mạn tính, bệnh tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tim bẩm sinh, suy yếu hệ miễn dịch, bệnh lý di truyền về thần kinh hoặc chuyển hóa, béo phì và trẻ đồng mắc nhiều bệnh mạn tính,...
🧐Q: Triệu chứng khi trẻ nhiễm covid là gì?
📍A: Trẻ có thể có triệu chứng hoặc hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào. Triệu chứng thường giống với các bệnh thông thường (viêm họng, cảm lạnh,..), bao gồm: sốt hoặc ớn lạnh, ho, nghẹt mũi hoặc chảy mũi nước, mất vị giác, đau họng, thở gấp hoặc khó thở, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mữa, đau bụng, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, chán ăn hoặc bú kém.
🧐Q: Những dấu hiệu nào là nguy hiểm ở trẻ mắc covid?
📍A: Trẻ khó thở, thở nhanh hoặc thở nông, trẻ cáu gắt, chán bú, khó bú, môi hoặc da xanh, tức ngực, trẻ mất tỉnh táo và không tương tác với cha mẹ, đau bụng.
Nguồn: UNICEF và WHO
Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ
599 Huỳnh Văn Lũy, Thủ Dầu Một, Bình Dương

13/07/2021

NHIỆT ĐỘ PHÒNG CỦA TRẺ SƠ SINH BAO NHIÊU LÀ PHÙ HỢP???
👨‍🚀Q: Tại sao lại phải quan tâm đến nhiệt độ phòng của trẻ sơ sinh ??
A: Nhiệt độ phòng quá nóng, hay quá lạnh đều khiến con khó chịu, khó vào giấc ngủ, bú kém đi...Đặc biệt, khi nhiệt độ phòng quá cao sẽ làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS - tình trạng trẻ sơ sinh tử vong mà không tìm được bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào). Hằng năm ở Hoa Kỳ ghi nhận đến 3400 trường hợp SIDS.
👨‍🚀Q: Vậy nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp???
A: Theo WHO, nhiệt độ phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh là từ 25-28 độ C. Theo AAP, nhiệt độ lý tưởng dành cho các quốc gia ôn đới như Hoa Kỳ, Anh là 20-22 độ C. Ở Viêt Nam mình, chúng ta nên tuân theo khuyến cáo của WHO (25-28 độ C).
👨‍🚀Q: Làm sao để biết con bị nóng ???
A: Lấy hai ngón tay sờ vào gáy và hai bên tai của con, nếu quanh tai bị đỏ, nóng, hoặc gáy ẩm, có mồ hôi, nghĩa là con đang bị nóng nhé.
👨‍🚀Q: Làm sao để biết con bị lạnh ???
A: Việc này dễ hơn, mình sờ ngón tay, ngón chân của con thấy lạnh là biết rồi, nếu con run rẩy thì rõ là lạnh luôn rồi.
👨‍🚀Q: Trẻ sơ sinh có ngủ phòng máy lạnh, hay bật quạt được không?
A: Được nhé, tuy nhiên cần lưu ý không để quạt, hay gió máy lạnh trực tiếp vào con. Ngoài ra nhiệt độ hiển thị trên máy lạnh có thể không đúng là nhiệt độ phòng đâu nhé, cần sử dụng nhiệt kế phòng ở vị trí con nằm để đo chính xác hơn.
👨‍🚀Q: Nhiệt độ trong phòng khiến mẹ thấy thoải mái, vậy con thấy sao???
A: Cảm nhận nhiệt độ thoải mái của mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung nên cho con mặc thêm một lớp áo mỏng so với mẹ đang mặc là phù hợp. Đương nhiên là nên kiểm tra xem con đang nóng hay lạnh theo hướng dẫn ở trên.
Kính chúc quý phụ huynh và các con vượt qua mùa dịch mạnh khỏe, an toàn, vui vẻ.
Phòng khám nhi đồng MẶT TRỜI NHỎ.
599, Huỳnh Văn Lũy, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Nguồn: Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP).
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/A-Parents-Guide-to-Safe-Sleep.aspx
http://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/63986/WHO_RHT_MSM_97.2.pdf?sequence=1

28/06/2021
Photos from Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ's post 17/06/2021

ĐẢM BẢO SỰ AN TOÀN CHO CON NHÉ BA MẸ!
Nguồn: UNICEF Việt Nam - Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc

12/06/2021

CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN SỨC KHỎE ONLINE MIỄN PHÍ CHO TRẺ TỪ 0 ĐẾN 16 TUỔI
❤️Tình hình dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp, việc đưa trẻ nhỏ đến các cơ sở Y tế để thăm khám luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên khi trẻ gặp phải những vấn đề về sức khỏe sẽ khiến ba mẹ bất an lo lắng.
💖Thấu hiểu điều này, Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe online. Các bậc phụ huynh có thắc mắc về tình trạng sức khỏe của con hãy để lại comment dưới bài viết này hoặc nhắn tin riêng cho fanpage Phòng khám nhi đồng Mặt Trời Nhỏ để bác sĩ nhi khoa tư vấn và giải đáp!
Mến chúc các con và gia đình nhiều sức khỏe!
Phòng khám Mặt Trời Nhỏ, 599 Huỳnh Văn Lũy, Phường Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
SDT 0388833613

08/06/2021

BÉ ỌC SỮA - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
❗️ Đầu tiên, ba mẹ cần phải phân biệt được con ọc nữa hay nôn ói.
- Ọc sữa: dòng sữa chảy nhẹ nhàng ra khỏi miệng trẻ, thường là một lượng nhỏ và không làm cho trẻ khó chịu.
- Nôn ói: sữa bị tống mạnh ra ngoài, có dấu hiệu co thắt của cơ bụng, trẻ khó chịu, thậm chí là mệt mỏi.

❗️ Ọc sữa có thể do các nguyên nhân sau
🔴 Bé chỉ ọc một chút sữa sau mỗi lần bú:
- Nguyên nhân có thể do: trào ngược dạ dày thực quản
- Ba mẹ cần làm gì: Nếu tình trạng nhẹ thì không cần can thiệp vì khi bé lớn hơn một chút, các nhóm cơ hoàn thiện hơn thì hiện tượng ọc sẽ dừng lại.

🔴 Bé bú rất mạnh kèm theo âm thanh "chốc chốc"
- Nguyên nhân có thể do: bé đã nuốt phải quá nhiều không khí trong lúc bú.
- Ba mẹ cần làm gì: kiểm tra lại xem tư thế bú đã đúng chưa, bao gồm cả cách đặt bé nằm lẫn cách bé ngậm núm vú.

🔴 Bé ọc sau khi ba mẹ bế bé hoặc chơi đùa cùng bé
- Nguyên nhân có thể do: sự kích thích quá mức.
- Ba mẹ cần làm gì: Giữ trạng thái ổn định cho bé sau khi bú, hạn chế chơi đùa cùng bé hoặc di chuyển bé ít nhất trong vòng 20 phút sau khi bé bú.

🔴 5 MẸO GIẢM ỌC SỮA CHO BÉ
- Tránh cho bé bú quá no: giống như bình xăng vậy, nếu mình đổ quá nhiều và quá nhanh thì mọi thứ sẽ trào ra ngoài. Vậy nên ba mẹ cho con bú lượng nhỏ hơn bình thường nhưng bù lại khoảng cách giữa 2 lần bú gần nhau hơn. Vừa tránh được ọc nhưng không khiến con bị đói.

- Cho bé ợ hơi thường xuyên: sau khi bé bú ba mẹ có thể vỗ lưng để kích thích bé ợ hơi. Hay thậm chí là trong khi bú có thể ngưng một lúc để cho bé ợ hơi rồi bú tiếp.

- Khi bé vừa bú xong hãy hạn chế đùa giỡn, bồng bế hay để trẻ nằm sấp. Hãy cho trẻ có thời gian ổn định ít nhất 20 phút.

- Kiểm tra lại sữa công thức mà bé đang dùng, rất có thể bé không dung nạp một số loại protein có trong sữa.

- Tránh tình trạng để bé quá đói mới được bú sữa nhé ba mẹ.
Nguồn: Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ

PHÒNG KHÁM NHI ĐỒNG MẶT TRỜI NHỎ
599 Huỳnh Văn Lũy, Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Want your practice to be the top-listed Clinic in Thu Dau Mot?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Website

Address


599, HUỲNH VĂN LŨY, PHÚ MỸ
Thu Dau Mot

Opening Hours

Monday 17:00 - 20:00
Tuesday 17:00 - 20:00
Wednesday 17:00 - 20:00
Thursday 17:00 - 20:00
Friday 17:00 - 20:00
Saturday 17:00 - 20:00
Sunday 17:00 - 20:00

Other Thu Dau Mot clinics (show all)
Hàng Nhật nội địa chính hãng - Panpan Bình Dương Hàng Nhật nội địa chính hãng - Panpan Bình Dương
Số 33 Đường Huỳnh Văn Nghệ Phường Phú Lợi
Thu Dau Mot

Chuyên cung cấp hàng Nhật nội địa 100% với chất lượng tốt nhất. Hàng Nhật phân phối chính hãng.

Sâm Tố Nữ XMAX x5 Vua nở ngực Sâm Tố Nữ XMAX x5 Vua nở ngực
429/đại Lộ Bình Dương Phương Phú Cường Thành Phố Thủ Dầu Một Bình Dương
Thu Dau Mot

Vua Nở Ngực Nữ Hoàng Nội Tiết

Clip Em Diễm My Cực Ngon Clip Em Diễm My Cực Ngon
S1645626227
Thu Dau Mot, 123456

Sức khoẻ & Sắc đẹp Sức khoẻ & Sắc đẹp
Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Thu Dau Mot, 75100

Phẫu Thuật Thẩm Mỹ - Edana Luxury Phẫu Thuật Thẩm Mỹ - Edana Luxury
Thu Dau Mot, 75109

📍 PHẨU THUẬT THẨM MỸ 🔸️ Mũi - Mắt - Mí 🔸️ Nâng ngực 🔸️ Tạo hình

Thiết Bị Spa Thẩm Mỹ Hữu Vương Bình Dương Thiết Bị Spa Thẩm Mỹ Hữu Vương Bình Dương
Thủ Dầu Một
Thu Dau Mot, 75000

Phòng Tư Vấn Phụ Khoa BVPSN Bình Dương Phòng Tư Vấn Phụ Khoa BVPSN Bình Dương
455 Cách Mạng Tháng 8/Phường Phú Cường/Thành Phố Thủ Dầu Một/Bình Dương
Thu Dau Mot, 75000

Phòng Tư Vấn Phụ Khoa BVPSN Bình Dương

THON Hair Care Bình Dương THON Hair Care Bình Dương
312 đại Lộ Bình Dương
Thu Dau Mot, 75000

Thon dẫn đầu xu hướng về công nghệ và dịch vụ gội đầu thư giãn, điều trị dư

Bác Sỹ Trưởng Khoa Phụ Sản - Bệnh Viên H.N Bác Sỹ Trưởng Khoa Phụ Sản - Bệnh Viên H.N
Đại Lộ Bình Dương
Thu Dau Mot, 700000

Sữa Non Alpha Lipid Life line Sữa Non Alpha Lipid Life line
Thu Dau Mot, 590000

Sữa Non Alpha Lipid là sản phẩm dinh dưỡng toàn diện, tăng sức đề kháng và hệ

Spa Thiên Phước xoa bóp bấm huyệt, xương khớp cổ vai gáy thoát vị đĩa đệm Spa Thiên Phước xoa bóp bấm huyệt, xương khớp cổ vai gáy thoát vị đĩa đệm
1/100 Ngô Gia Tự, Chánh Nghĩa
Thu Dau Mot, 75107

Gội đầu dưỡng sinh, xoa bóp bấm huyệt, trị liệu cơ xương khớp, cổ vai gáy,

Shanti yoga and dance studio Shanti yoga and dance studio
766 Nguyễn Chí Thanh, Khu 3, Phường Hiệp An
Thu Dau Mot

- Yoga - Dance -Yoga Trị liệu ☆ Giảng dạy bởi giáo viên Ấn Độ 5 năm kinh nghi?