Không lo nhà hết Mắm

Không lo nhà hết Mắm Và chúng tôi cũng tin rằng dân ta, ai cũng xứng đáng được dùng những sản phẩm ngon, chất lượng và an toàn cho sức khỏe. KHÔNG LO NHÀ HẾT MẮM

Chúng tôi tin rằng một đất nước chỉ phát triển một cách bền vững khi những giá trị truyền thống được lưu giữ và phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính vì vậy chúng tôi làm việc không mệt mỏi để đưa đến cho bạn sản phẩm nước mắm mang hương vị khác biệt. Đó chính là linh hồn văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Người Pháp coi rượu là “quốc hồn quốc túy” thì Việt Nam cũng xem nước mắm tương t

Photos from Không lo nhà hết Mắm's post 20/12/2021

MỚI!

NƯỚC MẮM NHỈ CÁ CƠM 584 NHA TRANG
60 độ đạm (200ml) và 40 độ đạm (200ml)

⭐ Sản phẩm nước mắm đậm đà hương vị truyền thống Việt

⭐ Thương hiệu uy tín đã có 45 năm xây dựng, phát triển

️️🏆 Sản phẩm nước mắm đạt “Thương hiệu Quốc gia”

️🏆 Sản phẩm nước mắm nhiều năm liền đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và giải thưởng “Sao Vàng đất Việt”

🌐 Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018

CÔNG TY TNHH MTV TM ĐẠI PHÁT GIA LAI
Địa chỉ cửa hàng: 242 Phan Đình Phùng, P.Yên Đỗ, TP.Pleiku, Gia Lai
Hotline: 090 191 00 57

www.instagram.com/vuanuocmam
www.twitter.com/Vuanuocmam
www.vuanuocmam.blogspot.com

09/12/2021

15 - 12 - 2021
NƯỚC MẮM 584 NHA TRANG TĂNG GIÁ

22/05/2021

TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG NƯỚC MẮM NGUYÊN CHẤT TRUYỀN THỐNG?

www.facebook.com/VuaNuocMam

Vì đơn giản là nước mắm nguyên chất được làm từ muối và cá. Hương vị nước mắm là tự nhiên, độ thơm ngon đậm đà của nước mắm truyền thống làm cho bữa cơm thêm phần ngon miệng. Ngoài ra còn một lý do quan trọng là nước mắm truyền thống rất có lợi cho sức khỏe:

NƯỚC MẮM NGUYÊN CHẤT giàu vitamin B12 và sắt, nuôi dưỡng tế bào thần kinh và tăng cường quá trình tạo máu, cho bạn tinh thần minh mẫn và nhiều năng lượng cho cuộc sống năng động.

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nước mắm thường xuyên đã làm giảm tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở Phụ nữ.

Chất béo Omega-3 có trong cá, tốt cho phát triển trí não, tim và mắt.

Trong nước mắm có đầy đủ acid amin, trong đó có các acid amin thiết yếu con người không tự tổng hợp được, phải bổ sung từ bên ngoài vào.

Hãy vì sức khỏe của gia đình mình mà lựa chọn loại NƯỚC MẮM THƠM NGON NGUYÊN CHẤT được sản xuất với phương pháp TRUYỀN THỐNG làm từ cá và không có hóa chất độc hại.

Photos from Không lo nhà hết Mắm's post 12/08/2020

ĐI SIÊU THỊ 1 TUẦN/ LẦN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM KHÔNG? 🤔

Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người phải không nào? Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta không thể đi chợ hoặc siêu thị mỗi ngày để mua thực phẩm ngon. Nhưng đi chợ cuối tuần, trữ đồ ăn cho cả tuần lại sợ thức ăn không còn giữ tròn vị ngon, trọn dinh dưỡng như lúc mới đầu?

🥦🐙Vậy làm sao để trọn vẹn trả cả đôi đường, chỉ cần đi chợ 1 lần/tuần vẫn có đồ ăn ngon cả tuần lại đảm bảo hương vị tươi ngon, đủ đầy dinh dưỡng???

💡Mách bạn bí kíp rất đơn giản là sơ chế thực phẩm đúng cách và bảo quản đồ ăn trong hộp chuyên dụng.

Chỉ cần cuối tuần đí chợ, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, sơ chế ngay khi mua về và để vào tủ lạnh tránh ôi thiu. Khi trữ đông hoặc trữ mát, nên cho thực phẩm vào các hộp chuyên dụng giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau.

👌Tốt nhất nên phân loại thức ăn theo thời gian. Những thức ăn có hạn sử dụng hết trước nên được bỏ ra phía cửa tủ, để bạn không bị quên và quá hạn sử dụng, gây lãng phí thực phẩm.

🍃Bộ sản phẩm PREMIUM SET 23 với 2 dòng hộp chuyên dụng TRỮ MÁT & TRỮ ĐÔNG được làm từ nhựa nguyên sinh, thiết kế nắp kín khí, đảm bảo an toàn sức khỏe, giữ thực phẩm tươi ngon lâu cả tuần mà không sợ mùi hôi tủ lạnh!!!

Đặc biệt, dòng hộp trữ đông thiết kế thân hộp dẻo giúp dễ tách thực phẩm đông lạnh ra khỏi hộp, rã đông dễ dàng, không bị giòn khi cấp đông, bền bỉ khi sử dụng trong thời gian dài.

❤️Mua hôm ngay, nhận ngay giá tốt. PREMIUM SET 23 GIẢM SÂU chỉ còn 5.900.000 VNĐ/ bộ - Giá gốc 6.900.000 VNĐ/ bộ!!!!

🌟Tiết kiệm đến tận 1.000.000VNĐ, lại bảo quản thực phẩm tươi ngon trọn vị suốt tuần liền mà không cần đi chợ mỗi ngày! Còn chờ gì mà không ghé cửa hàng để tận hưởng ngay!!!
-----------------------------
📍 Thông tin chi tiết sản phẩm: https://bit.ly/3eySabM
☘Tupperware Đại Phát Gia Lai
🏡 242 Phan Đình Phùng, P. Yên Đỗ - Pleiku - Gia Lai
☎ 090 191 00 57
🛵Hỗ trợ trả góp 0%, freeship toàn quốc.

05/06/2020

Đậm đà hương vị quê hương

06/05/2020

CÁCH CHỌN VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ NẤU BẾP THAY CHO NỒI CHẢO CHỐNG DÍNH 🍳

🍲 Có lẽ phần lớn các gia đình vẫn đang dùng nồi, chảo chống dính vì sự tiện lợi của nó như đồ ăn không dính khi nấu và rửa dễ dàng.

Và tất nhiên mọi người sẽ cảm thấy không có lý do gì để thay đổi những loại nồi chảo không dính hiện tại sang các loại bằng thép không gỉ. Và tại sao chúng ta lại ngại sự thay đổi này?

🥩 Đầu tiên là nỗi lo ngại đồ ăn bị dính khi dùng đồ inox/thép không gỉ. Điều bí mật là nếu chúng ta sử dụng đúng cách thì đa số các món đồ ăn đều sẽ không bị dính khi dùng nồi, chảo thép không gỉ. Cách sử dụng hết sức đơn giản. Bạn đặt nồi, chảo sạch lên bếp và làm nóng ở nhiệt độ cỡ trung bình. Đến khi chảo đủ nóng, bạn có thể kiểm tra bằng cách nhỏ một giọt nước xuống mặt chảo và thấy giọt nước này nhảy múa, lăn trên mặt chảo thì tức là chảo đã đủ nóng. Bạn có thể bắt đầu nấu thức ăn trên chảo mà không cần phải lo lắng về việc thức ăn sẽ bám dính ở bề mặt chảo.

♨️ Bản thân thép không gỉ dẫn nhiệt kém thế nên nồi tốt phải là loại có nhiều hơn một lớp. Nếu nồi chỉ có một lớp thì nó sẽ toả nhiệt kém, nóng không đều, chỗ nóng chỗ không. Nồi tốt là loại có 3 lớp hoặc 5 lớp, vì nhiều lớp như vậy nên loại nồi inox tốt sẽ dày, nặng tay hơn.

👉 Tóm lại dưới đây là một vài lưu ý khi chọn lựa mua và sử dụng sản phẩm nồi, chảo thép không gỉ:

🔹 Lựa chọn dòng sản phẩm chất lượng cao: có 3-5 lớp, dày, nặng tay.

🔹 Xem cấp độ của vật liệu inox chế tạo nồi. Lớp tiếp xúc thức ăn cần làm bằng loại thép cao cấp 18/10.

🔹 Sử dụng đúng cách như hướng dẫn ở phần đầu để đồ ăn không dính. 🔹 ♨️Để bếp ở chế độ nhiệt trung bình khi dùng nồi, chảo thép không gỉ do chúng giữ nhiệt rất tốt nên như vậy là đủ để bạn có bề mặt rất nóng để nấu rồi.

Và bạn muốn thử hoặc sở hữu một bộ nồi, chảo thép không gỉ thì hãy trải nghiệm thử dòng TChef Series của Tupperware với các ưu điểm thì cấu tạo thép không gỉ 18/10 cho đến độ dày hoàn hảo. Đừng ngại thay đổi, nếu bạn chưa thử thì làm sao biết được đó có phải là lựa chọn tốt nhất không! Ghé ngay các cửa hàng Tupperware để trải nghiệm miễn phí các món ăn được thực hiện với bộ nồi chảo TChef Series nhé!
--------------------------
🏡 Thông tin hệ thống cửa hàng:
Liên hệ:
🏘242 Phan Đình Phùng, P.Yên Đỗ, TP.Pleiku, Gia Lai
📲 ‪0️⃣9️⃣0️⃣1️⃣9️⃣1️⃣0️⃣0️⃣5️⃣7️⃣

10/04/2020

KHÁM PHÁ YẾU TỐ 3 KHÔNG❓


Là thông điệp chủ đạo hướng đến sức khỏe người tiêu dùng, Nước mắm Thanh Hà 3 KHÔNG bao gồm KHÔNG điều vị, KHÔNG hương liệu & KHÔNG chất bảo quản.

✅ KHÔNG “Điều vị” : Chất điều vị là thành phần mà hầu hết các loại nước mắm hiện nay trên thị trường đều sử dụng, chúng giúp nước mắm dịu vị hơn, ít mặn hơn. Loại chất điều vị phổ biến nhất hiện nay được sử dụng là bột ngọt. Với nước mắm Thanh Hà 40 độ đạm, nhờ bí quyết ủ chượp nước mắm Phú Quốc gia truyền suốt hơn 100 năm giúp nước mắm luôn thơm ngon, hợp khẩu vị người Việt Nam mà không cần sử dụng các loại điều vị không tốt cho sức khỏe.

✅ KHÔNG “Hương liệu” : Nước mắm Thanh Hà 40 độ đạm tuyệt đối không sử dụng bất kỳ hương liệu tổng hợp nào vì thấu hiểu được sự nguy hiểm đến với sức khỏe người dùng. Chúng là các loại chất tạo màu, tạo sánh, tạo hương, tạo vị,…để khiến cho nước mắm có mùi thơm hơn, trông bề ngoài bắt mắt và cuốn hút.

✅ KHÔNG “Chất bảo quản” : Với điều kiện hiện nay, chỉ duy nhất một loại nước mắm có thể loại được chất này trong sản phẩm đó là nước mắm truyền thống nguyên chất 100% cá & muối, vì dù có thêm bất kỳ thành phần nào khác: nước, chất tạo ngọt, tạo sánh hay bột ngọt,…thì sản phẩm buộc phải thêm chất bảo quản vào, nếu không nước mắm sẽ bị thối rửa ngay lập tức. Việc tích tụ lâu ngày chất bảo quản trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng về lâu dài, là nguồn căn của nhiều căn bệnh nan y như: ung thư, bệnh tim, các bệnh hen suyễn, béo phì,…

Nước mắm Thanh Hà nói KHÔNG với 3 thành phần hóa học nêu trên vì Thanh Hà luôn hướng đến một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên đạt chất lượng toàn cầu để phục vụ người tiêu dùng Việt. Với thanh Hà, nước mắm luôn luôn phải được ủ chượp từ 100% cá cơm và muối biển suốt 12 - 15 tháng trong thùng gỗ, toàn bộ quy trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuẩn Haccp và BRC toàn cầu. ❤️

Photos from Vua Dầu Phộng's post 09/05/2018
Photos from Không lo nhà hết Mắm's post 30/01/2018
Photos from Không lo nhà hết Mắm's post 30/01/2018

Sự khác biệt thú vị trong mâm cỗ ngày Tết của 3 miền

Với đa số người Việt, mâm cỗ cúng Giao thừa hay mâm cỗ ngày mùng 1 Tết luôn là quan trọng nhất.
Sự khác biệt thú vị trong mâm cỗ ngày Tết của 3 miền

Mâm cỗ ngày Tết luôn được chú trọng để bày biện ở các gia đình Việt

Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền khác nhau, mâm cỗ ngày Tết cũng được bày một cách khác nhau, báo điện tử Một Thế Giới xin gửi tới độc giả sự khác biệt về văn hóa được thể hiện trong chính mâm cỗ ngày Tết.

Mâm cỗ Tết miền Bắc

Mâm cỗ Tết miền Bắc rất đa dạng về món ăn và khá cầu kỳ về hình thức. Theo truyền thống, mâm cỗ Tết của người miền Bắc cần có 8 món gồm 4 bát và 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì có thể có 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa, tượng trưng cho phát lộc phát tài. Mâm cỗ lớn có thể phải xếp thành 2 hoặc 3 tầng. Trong số các tỉnh thành miền Bắc, có Hà Nội là vẫn giữ được phần lớn những món ăn truyền thống trong mâm cỗ Tết.

Mâm cỗ Tết của người miền Bắc ngày nay khá đa dạng, có nhiều món mới phù hợp với sở thích, nhu cầu của từng người. Các món ăn thường được nấu cùng trong mâm cỗ Tết các gia đình miền Bắc: thịt nấu đông, nộm su hào, dưa hành muối, chè kho, rau củ luộc, nộm su hào… Số lượng món ăn khá nhiều nên khi bày biện chỉ bày trên bát đĩa nhỏ, vừa đủ dùng lại vừa hài hòa đẹp mắt. Nhiều gia đình còn có món bát su hào thái chỉ ninh kỹ, chim hầm nguyên con, gà tần để mâm cỗ thêm đầy đặn, sang trọng.

Mâm cỗ Tết miền Trung

Các món ăn ở đây không cầu kỳ theo kiểu mâm cao cỗ đầy như miền Bắc, ngoại trừ các tỉnh Bắc Trung bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có mâm cỗ giao thoa văn hóa hai vùng Trung – Bắc thì các tỉnh còn lại có món ăn ngày Tết khá giản dị và có xu hướng lưu trữ, nên các món ăn được chế biến mặn và bảo quản lâu. Riêng với Huế thì món ăn có phần cầu kỳ hơn.

Khác mới miền Bắc ăn bánh chưng thì miền Trung lại có bánh tét. Bánh tét chỉ khác với bánh chưng về hình thức là dài tròn. Bánh chưng gói lá d**g còn bánh tét gói bằng lá chuối. Bánh tét thường không để được lâu nên chỉ có đậu xanh, không có thịt mỡ, được gói chặt thì để được lâu hơn.

Các món bánh thường có trong mâm cỗ Tết miền Trung

Miền Trung không ăn dưa hành hoặc dưa muối mà ăn dưa món, được làm từ đu đủ, củ cải, cà rốt, hành khô. Mâm cỗ Tết miền Trung còn có những món ăn khác theo kiểu rim kho mặn để bảo quản lâu như: củ cải kho thịt heo, giò bò, bò kho mật mía, thịt heo ngâm nước mắm… Người miền Trung rất thích các món cuốn nên những món ăn này cũng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.

Ngoài ra ở mỗi tỉnh thành miền Trung còn có những món bánh đặc trưng khác nhau như bánh tổ, bánh thuẩn, bánh răng bừa, bánh phu thê, bánh măng, bánh in…

Mâm cỗ Tết miền Nam

Miền Nam Việt Nam là mảnh đất trù phú và phát triển nhiều loại cây trái, thủy hải sản nên món ăn ngày Tết ở đây rất phong phú và cũng không nặng nề về nghi thức như miền Bắc.

Các món ăn trong mâm cỗ Tết miền Nam được chuẩn bị kỹ lưỡng với hương vị đầy đủ chua, cay, mặn, ngọt và đắng góp phần làm phong phú và hài hòa mâm cỗ Tết. Có những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên như: mướp đắng (khổ qua) nhồi thịt (với mong muốn đau khổ trong năm cũ qua đi), thịt kho trứng nước dừa, gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô củ kiệu, lạp xưởng…

Mâm cỗ Tết miền Nam

Cũng như miền Trung, miền Nam sử dụng bánh tét nhưng có phần khác biệt, nếu bánh tét miền Trung ít đỗ, ít thịt, buộc chặt thì bánh Tét miền Nam lại coi trọng đến hình thức. Bên ngoài bánh tét được trộn với dừa nạo, hạt điều, đậu đen hoặc nếp cẩm, lá dứa để có nhiều màu sắc. Phần nhân bánh ngoài đậu xanh, thịt mỡ còn có nhân chuối, đậu xanh trứng muối, thập cẩm… Một số nơi còn tạo hình chữ Phúc – Lộc – Thọ khi cắt ra trông rất đẹp mắt.

31/10/2017

Nước mắm truyền thống 584 Nha Trang

02/10/2017

Vâng ! Bạn chỉ cần Click vào LAZADA.VN/DAIPHAT là có người mang mắm đến tận ngay nhà bạn. Hãy thử đi bạn nhé !

Timeline Photos 10/05/2017

Bún riêu cua vị sông Kôn

Bún riêu cua Quy Nhơn mang hương vị phù sa của dòng sông Kôn, của những cánh đồng lúa bạt ngàn, gợi nhớ tuổi thơ, nhớ cái phong vị dân dã, mộc mạc quê nhà vào mùa lúa chín… Để có món riêu ngon, người đầu bếp phải dụng công rất nhiều. Đầu tiên, cua được cho vào cối đá giã nhuyễn. Quết xong người ta đưa lên rổ lược, ta có loại nước cua sền sệt, vàng vàng, trên mặt nổi những váng mỡ loang loáng. Chừng ấy cũng đủ hấp dẫn. Nước cua được trộn với trứng gà đánh nhuyễn thêm một ít bột ngọt, đường, muối, tiêu, ớt. Đun một nồi nước sôi già đổ hỗn hợp này vào ta có nồi nước riêu thơm. Chừng dăm phút nước riêu đã kết đặc lại thành từng mảng màu nâu vàng chỉ cần một đôi đũa, xắn nhẹ là riêu vỡ ra theo ý bạn. Lạ và ngon hơn khi có thêm rong câu. Thưởng thức một lần món riêu cua ngon, đậm đà, với những mảng riêu kết đặc màu nâu, vàng thơm đặc biệt, chắc chắn dư hương sẽ còn đọng mãi. Ăn bún riêu cua nhất thiết phải kèm rau ghém, gồm đủ các loại: bắp chuối thái rối, tía tô, rau răm, giá đậu, xà lách xanh non, rau thơm… Vào những ngày mưa, ngoài trời mưa sụt sùi, ngồi bên nồi bún riêu bốc khói tỏa hương là thấy ấm áp tình quê rồi.

Timeline Photos 22/08/2016

Cá rô đồng

Timeline Photos 24/07/2016

Nước mắm Hưng Thịnh

Timeline Photos 05/07/2016

Tản mạn về nước mắm

Có khi nào bạn chợt nghĩ một ngày, trong bữa cơm của gia đình bạn bỗng không còn chén nước mắm? Hẳn lúc đó, bữa cơm sẽ trở nên nhạt nhẽo, cho dù bạn có chuẩn bị bằng những thứ cao lương mĨ vị gì đi nữa. Đó là vì ở nước ta, nước mắm đã trở thành thức chấm quen thuộc, gắn bó và không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.

Dù trong bữa cơm gia đình đạm bạc hay ở nhà hàng sang trọng, nước mắm luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Có tài ba đến mấy, nếu thiếu nước mắm, các bà nội trợ cũng khó có thể chế biến ra các món ngon với hương vị riêng biệt. Thế nên người xưa mới có câu “hết nước mắm ngon, hết khen con mụ khéo”. Bữa cơm ngày xưa, trong mâm thường chỉ có một chén nước chấm (mắm) để cả nhà dùng chung. Còn bây giờ, ngay bữa cơm gia đình, chén nước chấm cũng đã được pha chế cho phù hợp với từng loại thức ăn chứ không dùng nước mắm nguyên sơ như trước. Nếu người phương Tây khá cầu kỳ trong cách chế biến nước sốt thì người Việt không kém phần tinh tế trong pha chế nước mắm. Ví như thịt vịt luộc, sò, ốc thì chấm nước mắm gừng pha hơi ngọt. Thịt chó thì phải chấm mắm tôm vắt chanh, đánh cho sủi bọt. Cá lóc hấp bầu thì chấm mắm nêm. Rau luộc thập cẩm thì chấm kho quẹt. Rau lang thì chấm mắm chanh dầm trứng... Kèm theo nước chấm là các loại gia vị như hành, tỏi, chanh, ớt, tiêu, đường, đậu phộng... Đến nhà hàng thì khỏi nói, mỗi món dọn ra đều có nước chấm riêng và mỗi người một chén chứ không dùng chung như trong bữa cơm gia đình.

Dù là thức chấm quen thuộc, gần gũi với hết thảy người Việt, nhưng ở mỗi vùng miền, gu sử dụng nước mắm lại khác nhau. Nếu ở miền Nam, nhất là Tây Nam bộ, nước chấm thường được pha đậm ngọt và cay thì ở miền Trung người ta thường dùng nước mắm nguyên chất làm thức chấm. Và không chỉ là thứ gia vị đặc biệt, nước mắm còn bổ sung chất đạm vào thực đơn của mỗi nhà. Nhớ hồi còn nhỏ, mỗi dịp tát ao ăn tết, cha tôi thường uống một ngụm lớn nước mắm cho ấm người rồi mới xuống ao. Còn tôi, những ngày tháng xa nhà đi học nội trú triền miên đói khát, thi thoảng lại rụt rè xin cô cấp dưỡng thêm ít nước mắm chan vào cơm để sau bữa ăn uống nước cho no bụng, cho dù cái thứ tôi chan vào cơm ấy chỉ có một phần rất nhỏ nước mắm trộn lẫn với nước lá chuối khô.

Là thứ “quốc hồn quốc túy” của dân tộc, nước mắm không chỉ hiện diện trong bữa cơm hằng ngày mà hiện diện cả trong thơ ca dân gian. Ngày xưa, trai gái thương nhau cũng mượn nước mắm để làm đầu câu chuyện. “Nước mắm ngon dầm con cá lóc. Em có chồng rồi còn nói dóc với anh”. Hay “Nước mắm ngon dầm con cá đối. Anh biểu em chờ đến tối anh qua”. Người phương Tây nhìn thấy tất cả mọi người trong bàn ăn chấm chung một bát nước mắm thì rất sợ. Nhưng với người Việt, bát nước mắm dùng chung không chỉ đơn thuần là thức chấm mà còn thể hiện tính cộng đồng, sự mực thước, là thước đo sự ý tứ và văn hóa của mỗi thành viên gia đình trong bữa ăn. Như mẹ tôi vẫn dặn, khi chấm rau nhớ chấm nhẹ và thẳng đầu ngọn rau vào chén nước chấm chứ không được thả cả cọng rau vào, vừa tốn nước mắm, vừa không đẹp mắt. Như ông nội tôi khi còn sống, mỗi khi nhà có khách ông thường ý tứ trở đầu đũa chấm rau vào chén nước mắm. Và chị em tôi cứ nhìn theo ông, theo mẹ mà làm.

Đất nước mở cửa, hội nhập, nước mắm theo chân những người con mang dòng máu Việt bôn ba khắp địa cầu. Rồi người khắp các châu lục đến đây làm ăn, du lịch khám phá cũng bị chinh phục bằng những món ăn Việt Nam dân dã mà không kém phần tinh tế nhờ được gia vị hoặc ăn kèm các loại mắm. Trong các nhà hàng sang trọng hay những quán ăn bình dân, hình ảnh những vị khách Tây sì sụp với bánh xèo, bánh hỏi chan nước chấm được pha bằng các loại nước mắm đã khá phổ biến. Và khi họ rời khỏi Việt Nam, hương vị đậm đà, khó quên của nước mắm đã theo chân họ. Vì thế, nước mắm bây giờ không chỉ hiện diện trong bữa cơm của người Việt mà đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, ở đâu có cộng đồng người Việt thì ở đó, nước mắm được kê trang trọng trên các kệ hàng một cách kiêu hãnh.

Ngày thường, nước mắm đã quan trọng thế thì ngày tết còn quan trọng hơn rất nhiều. Trước đây, mỗi lần đi chợ sắm tết, mẹ tôi thường mua một chai nước mắm đặc biệt, thường là mắm rút nỏ lần đầu để chấm giò chả, thịt luộc, rau đậu trong ba ngày tết. Còn nước mắm dùng để xào nấu thì mua loại rẻ tiền hơn, tức là loại mắm đã rút đến lần thứ hai, thứ ba. Và dù là mắm ngon hay mắm thường thì tất cả đều được làm thủ công. Còn bây giờ, người ta sử dụng công nghệ khép kín từ khâu ướp cá làm chượp đến đóng chai, dán nhãn. Nhãn hiệu nước mắm nào nhìn cũng bắt mắt, nhưng ngay cả những chai nước mắm mang nhãn hiệu Phú Quốc - một nhãn hiệu đã được bảo hộ tại cộng đồng EU cũng không có được cái ngọt hậu của thứ nước mắm làm thủ công ngày xưa.

Không biết có phải do người ta can thiệp quá sâu bằng công nghệ nên nước mắm không còn giữ được “quốc hồn quốc túy” như trước, hay do con người ta đã thưởng thức quá nhiều của ngon vật lạ nên bây giờ không còn cảm nhận được sự thơm ngon của nước mắm nữa!?

Linh Tâm

Photos from Không lo nhà hết Mắm's post 11/06/2016

NƯỚC MẮM - CHUYỆN KHÔNG NHỎ

Nước mắm là nước trích ra từ mắm. Mắm là cá tươi ướp với muối. Vậy nước mắm là nước trích ra từ cá ướp muối. Không có cá và muối không thể có nước mắm.

Kỹ thuật trích nước TỪ CÁ ƯỚP MUỐI là một kinh nghiệm dân gian đặc biệt ở Việt Nam. Thời gian trích từ 8 đến 18 tháng tuỳ theo phương pháp. Các loại cá nhỏ như cá cơm, cá trích, cá nục... là nguyên liệu chính cùng với muối để làm ra nước mắm. Từ Bắc chí Nam có nhiều cách sản xuất, tuy khác nhau về kỹ thuật, nhưng đều ra sản phẩm là nước mắm, không có từ khác thay thế. Ở các nước Châu Á và các nơi cũng có cách chế biến lấy nước từ cá với tên gọi khác nhau nhưng không đâu nổi tiếng hơn từ "nước mắm" của Việt Nam.

Tỉ lệ cá và muối từ 10 cá 4 muối, đến 3 cá 1 muối. Cá trộn với muối được đưa vào thùng, hồ. Gài nén lại. Để ngấu trong mát, hoặc dùng lu, hồ để ngoài trời cho quá trình thuỳ phân diễn ra nhanh hơn, càng để lâu độ chín ngấu càng tăng làm cho nước mắm có mùi vị và hương thơm đặc biệt.

Thuỳ phân là nói theo khoa học, thực tế do độ mặn của muối cao hơn, lượng nước từ thịt,xương, nội tạng trên cơ thể của cá ở những phần nhỏ nhất là tế bào, axit amin… phải thấm thấu ra ngoài thành nước có đạm. Vi khuẩn có thể xuất hiện lúc chượp và trộn cá do nhiều tác nhân và tùy loại cá, sau đó cũng bị rút nước để tạo mùi đặc trưng cho nước mắm. Sau thời gian ngấu chín, nước mắm được trích ra từ lổ lù gắn ở đáy thùng. Đợt đầu tiên gọi là nước nhỉ, độ đạm cao nhất, rồi sau đó lấy thêm nước ngang, độ đạm đã giảm dần. Nước nhỉ là nước mắm thơm ngon, màu đẹp nhất và không hề bị phân huỷ hoặc đổi màu trong thời gian dài, nhiều khi đến cả chục năm. Độ đạm bình thường thu được khoảng 25 độ, có kỹ thuật trích đạt đến 35-39 độ. Ở Phan Thiết có nơi đã công bố độ đạm đạt 40- 42 nhưng không thể lấy cao hơn nữa, trừ nói dóc.

Muối ăn, từ xa xưa là thực phẩm quí hiếm, có giá trị như tiền tệ và là nguyên nhân xảy ra chiến tranh giữa các quốc gia, cho tới khi con người biết chế biến muối ăn từ nước biển. Muối ăn bình thường đã có tính sát trùng. Độ mặn của nước mắm là từ muối, do đó nước mắm nguyên chất không thể chứa vi trùng và không hề mất vệ sinh. Không loài nào có thể sống nổi ở độ mặn cao kéo dài suốt qui trình chế biến. Nước mắm chỉ dùng để nêm nếm hoặc để chấm chứ không phải là thức uống giải khát. Có thể thêm chanh, đường, tỏi, ớt... tuỳ theo ý thích, nhằm thay đổi hương vị cho lưỡi nhận biết để dễ đẩy thức ăn vào thực quản.

Hiện nay những công ty công nghiệp chế biến thực phẩm, dùng tiền bạc chiếm lĩnh truyền thông, mạnh tay lay chuyển sự thật: chê nước mắm quê nhà quá mặn, không hợp vệ sinh, không tiệt trùng rồi họ pha nước lã cùng với hàng đống hoá chất, cả những chất bị cấm tạo thành dung dịch gọi là nước mắm... rồi tuyên bố sản phẩm họ sạch thơm đã được thanh trùng cao cấp, thậm chí còn quảng cáo trích 100% từ cá Hồi nữa.. .Đó là những lời nói dối! Thực sự dung dịch đó dùng hoá chất tạo hương nước mắm chứ không thể gọi là nước mắm!

Ngày nay, cả thế giới đang ra sức dùng sản phẩm hữu cơ thay thế dần những chất vô cơ độc hại, thì chúng ta lại bị mê hoặc bời những lời quảng cáo quá đà cho những dung dịch hoá chất giống mùi nước mắm với giá rẻ, đủ loại hương nhưng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Trong khi nước mắm thật của VN được trích từ cá và muối là sản phẩm hoàn toàn hữu cơ, đã tồn tại hàng trăm năm, nay phải đứng gần bờ phá sản.

Chất lượng của dung dịch pha trộn đủ loại hoá chất rồi gọi là nước mắm trá hình đó, chưa thể so sánh với nước mắm chứ đừng nói vượt qua. Tuy vậy cũng nên nhìn lại mình, những người làm nước mắm quê nhà hình như không quan tâm đến quảng cáo dể làm lu mờ hương vị đáng yêu.

Người Pháp và Châu Âu bắt đầu thích nước mắm thật, nhưng họ lại mua nước mắm Phú Quốc do Thái Lan chiếm đoạt thương hiệu của Việt Nam. Nước mắm Phan Thiết vốn rất thơm ngon cũng bị đăng ký bản quyền ở Trung Quốc. Hiện nay Nhật Bản lại đặt hàng loại nước mắm không mùi nữa, đặt VN vào tình thế thêm khó khăn. Tập quán làm kinh tế nhỏ lẻ, cá nhân, manh mún của dân Việt, cùng với thái độ vô tư không ủng hộ nâng cao ngành nghề truyền thống của những người có trách nhiệm ở nước nhà đã làm mất dần những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam.

Những cơ quan có trách nhiệm quản lý đã quá dễ dãi, tạo điều kiện cho loại dung dịch trộn đủ thứ hoá chất ấy ngang nhiên mang tên nước mắm, làm sản phẩm truyền thống của Việt Nam bị mất dần trong con mắt người dân. Nước mắm phải là nước mắm. Nước không trích từ cá với muối qua lổ lù không thể là nước mắm. Rất mong người có trách nhiệm sớm quan tâm chuyện không hề nhỏ này.

Photos from Không lo nhà hết Mắm's post 11/06/2016

TÌNH YÊU..... NƯỚC MẮM

Nước mắm là sản phẩm lâu đời của người Việt. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần Quốc dụng chí, thời Lý Thái Tổ năm 1013, theo ghi chép của Phan Huy Chú, nước mắm là một trong sáu loại thổ sản phải đóng thuế.

Văn minh của người Việt.

Người Lào và Campuchia không dùng nước mắm hàng ngày, trong khi mâm cơm người Việt thường có chén nước mắm. Nước mắm Thái cũng có nguồn gốc từ Việt Nam vì khi xuất khẩu, trên nhãn hiệu thường ghi tiếng ngoại quốc (Anh, Pháp) kèm thêm hai chữ: Nước mắm. Thái Lan xuất khẩu nước mắm để phục vụ cộng đồng người Việt di tản ở nước ngoài. Sau 1975, Việt Nam bị cấm vận, nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của người Việt xa xứ, Thái Lan đã dùng người tị nạn Việt làm nước mắm và đồ ăn Việt xuất khẩu...

Theo truyền thuyết 100 trứng, Lạc Long Quân cùng 50 người con đi lấn biển, Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi. Như vậy, 50% dân Việt xưa sống bằng ngư nghiệp. Thời chưa có kỹ thuật đông lạnh, việc cất giữ cá rất khó ở xứ nóng. Ngư dân sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Người Việt biết phơi cá thành món cá khô. Cá khô phụ thuộc vào nắng. Trời mưa lâu, cá phơi thiếu nắng sẽ mốc và thối. Mắm là giải pháp hữu hiệu cất cá lâu dài. Thời La Mã, vùng Địa Trung Hải cũng có loại mắm Garum. Nước mắm Việt Nam hoàn toàn khác với các sản phẩm mắm vùng Địa Trung Hải và vùng Đông Nam Á. Garum, pissalat (Nice-Pháp), surstromming (Thụy Điển) đều là một hình thức trữ thức ăn dài hạn, trên có lớp dầu ô-liu và ướp với lá thơm khác. Người Campuchia, Thái, Việt, Lào có nhiều món mắm. Nhưng nước mắm làm lâu công, đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao hơn.

Khảo cứu lịch sử thời Đông Dương chứng minh nước mắm là sản phẩm đặc biệt thuần túy của người Việt. Tại hội nghị về “Nông nghiệp thuộc địa“ tổ chức vào năm 1918 ở Sài Gòn, có bài tham luận về nước mắm của tiến sĩ hóa học M.E.Rose - phụ trách Phòng Nghiên cứu hóa Viện Pasteur, đề cập đến sản xuất nước mắm ở bờ biển Việt Nam, nhận định nước mắm là một tiềm năng phát triển kinh tế ở Đông Dương. M.E.Rose cho rằng người châu Âu có cái nhìn nhận sai về nước mắm An Nam vì chưa nghiên cứu đúng hàm lượng dinh dưỡng của nước mắm. Người Pháp cho đó là sản phẩm từ cá thối, mất vệ sinh, mùi khó chịu, độc hại. Theo ông nước mắm hảo hạng thơm, chứa nhiều chất khoáng azot, đạm có lợi cho sức khỏe. Bài tham luận này có lẽ là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về nước mắm Việt Nam.

Thời đó Chính phủ bảo hộ đã mở phòng nghiên cứu chống thực phẩm giả do ông M.E.Rose phụ trách. Ông đã báo cáo việc Hoa kiều làm nước mắm giả ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm và tiếng tăm của nước mắm Việt. Ông kiến nghị cần phải cấm nước mắm giả.

Thời Đông Dương, Phú Quốc, Phan Thiết và vùng phía Bắc Trung kỳ được đánh giá là nước mắm chất lượng cao. Tiếc rằng khu vực phía Bắc Trung kỳ như Nghệ - Tĩnh do chiến tranh nên việc đánh cá gặp khó khăn ngưng phát triển, dù trước đó là nơi sản xuất nước mắm nhiều hơn Phú Quốc. Thời đó ở cửa Hội, đã có đội thương thuyền buôn nước mắm và nông sản của thương gia Trần Văn Thuyên (1874-1956). Theo thống kê của M.E.Rose năm 1918: Đảo Phú Quốc khoảng 1.100.000 lít, bờ biển Nam kỳ 400.000 lít, miền Trung từ Phan Thiết đến Nha Trang 24.000.000 lít, khu vực phía Bắc Trung kỳ 5.000.000 lít.

“Tình yêu” nước mắm toàn cầu.

Nước mắm hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Xưa, nhiều gia đình Việt chỉ ăn cơm rưới tí nước mắm với đĩa rau. Chuyện “cá gỗ“ là một minh chứng sống động về sự mật thiết của nước mắm với bữa cơm. Chàng học trò nghèo xứ Nghệ học giỏi, ra kinh kỳ thi chỉ mang theo con cá gỗ làm giả giống con cá chép. Đến nhà trọ cậu giở con cá ra xin nước mắm chấm cá, thực tình xin nước mắm để ăn cơm. Ăn xong cậu ta lại gói con cá vào tờ giấy. Nước mắm vốn rẻ tiền nên xin chút không thấy ngại. Sau cậu đỗ đạt, nhà chủ mừng lắm ra đón, xin lại con cá gỗ treo trong nhà để dạy con cái phải biết hiếu học. Theo lời kể của một số nhà truyền giáo, khoảng năm 1775-1790, khi Việt Nam nội chiến, một số đội quân bị kẹt ở Sài Gòn thèm nước mắm, do việc cung cấp nước mắm bị ngưng ở Bình Thuận. Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền Pháp tuyển lính lê dương ở các thuộc địa sang Pháp lao động và tham chiến dưới danh nghĩa “bảo vệ Tổ quốc“. Chính phủ Pháp đã thăm dò nguyện vọng lính nhằm tìm cách đáp ứng nhu cầu với hy vọng có đội quân trung thành xả thân vì mẫu quốc. Những người lính Việt xuất thân từ nông dân nghèo, chân chất, không bao giờ biết đến cao lương mỹ vị ngoài... nước mắm. Người Việt, lai Việt sinh sống lâu ở nước ngoài vẫn giữ thói quen dùng nước mắm, nên gọi đùa “Tây nước mắm“. Nguyện vọng đầu tiên của đại đa số lính thợ An Nam là nước mắm đã gây bất ngờ cho Toàn quyền Đông Dương khi thấy đội quân “nông dân“ không đòi hỏi gì cao sang. Để lấy lòng lính gốc Việt, năm 1915, Thống đốc Nam Kỳ đã chuyển nước mắm hảo hạng đưa qua châu Âu. Ngày 21/12/1916, Toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh cho phép sản xuất nước mắm vì trước đó bị xếp là thức ăn mất vệ sinh, hôi thối. Năm 1939, nước mắm Vạn Vân nổi tiếng (của gia đình nhạc sĩ Đoàn Chuẩn) bắt đầu xuất khẩu chính thức qua Pháp.

Ký ức, từ điển Pháp và ý thức bảo hộ thương hiệu.

Nước mắm có mùi rất nặng nên nhiều người nước ngoài không thích. Nhưng ai đã quen mùi nước mắm thì thành nghiện. Một số người Pháp, Mỹ từng ở Việt Nam trở về nhớ mùi nước mắm. Nhà thơ Mỹ Bruce Weigl từng đi lính ở Việt Nam đã nhận mình là “đại sứ nước mắm“. Ông thường cho nước mắm vào món ăn được bạn bè khen ngon. Khi trở về Mỹ, ông thèm nước mắm quá, lúc đó nước mắm Việt Nam chưa được xuất khẩu. Ông loay hoay tự làm nước mắm trong sân. Mùi nước mắm đã làm cảnh sát sục đến nhà.

Thời chiến tranh, ngoài Bắc, nước mắm mậu dịch phân phối sặc mùi muối được gọi đùa là nước mắm “đại dương“ (tức là pha toàn nước muối). Mẹ tôi từng buôn bán nước mắm, quen ăn nước mắm nhĩ và biết kỹ thuật làm nước mắm. Trên cái lan can nhỏ bé đường Bà Triệu, Hà Nội, mẹ tôi phải tự làm nước mắm cho gia đình nên mùi nước mắm bốc lên ngạt ngào giữa trưa Hè nóng nực. Trong chiến tranh gian khổ càng thấy khâm phục các bà mẹ Việt Nam tần tảo, giỏi giang.

Nước mắm đã tham gia giúp người Việt trải qua được đói nghèo trong các cuộc chiến tranh kéo dài. Cơm gạo mới rưới tí nước mắm với hành mỡ chiên vô cùng hấp dẫn. Ngày nay, sản phẩm nước mắm Việt đã được thế giới biết đến. Kỹ thuật nước mắm Việt Nam đã đi sang châu Phi như Senegal, Ghana… theo chương trình phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo của FAO. Trung tâm Nghiên cứu khoa học ở Madagascar đã nghiên cứu lợi ích áp dụng kỹ thuật nước mắm Việt Nam do hàm lượng đạm động vật cộng với hàm lượng đạm trong cơm sẽ tăng thêm chất đạm trong bữa ăn và là thức ăn giữ được lâu ở một số nước nghèo châu Phi.

Nước mắm giờ đây đã có mặt ở nhiều siêu thị lớn bên châu Âu và ở Mỹ, Canada - nơi có nhiều người Việt. Nước mắm Phú Quốc, Phan Thiết, Nha Trang đã được Pháp công nhận thương hiệu. Tháng 8/2013, nước mắm Phú Quốc vinh dự được Liên minh châu Âu (EU) chính thức bảo hộ. Đây là sản phẩm đầu tiên, duy nhất hiện nay của Việt Nam và Đông Nam Á nhận được sự bảo hộ này. Cùng áo dài, bánh chưng, phở, nem, nước mắm đã được đưa vào từ điển Pháp và được biết như một danh từ có tính quốc tế, một trong những thế mạnh ẩm thực Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Want your business to be the top-listed Home Improvement Business in Tinh Pleiku?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Nước mắm truyền thống 584 Nha Trang

Category

Telephone

Address


242 Phan Đình Phùng, P. Yên Đỗ
Tinh Pleiku
600000

Opening Hours

Monday 08:00 - 18:00
Tuesday 08:00 - 18:00
Wednesday 08:00 - 18:00
Thursday 08:00 - 18:00
Friday 08:00 - 18:00
Saturday 08:00 - 18:00

Other Kitchen supplies in Tinh Pleiku (show all)
Thỏ Nướng Pleiku Thỏ Nướng Pleiku
Trường Chinh
Tinh Pleiku

Cung cấp thỏ thịt là sẵn

Đặc Sản Gia Lai Đặc Sản Gia Lai
Tinh Pleiku

Chuyên sỉ và lẻ mực tẩm gia vị nhà làm, mực ngọt biển do tàu nhà đánh bắt

Sứ Hải Dương Gia Lai Sứ Hải Dương Gia Lai
242 Phan Đình Phùng, P. Yên Đỗ
Tinh Pleiku, 600000

Đại lý sứ Hải Dương tại Gia Lai Hotline: 090 191 00 57

Nước Mắm 584 Nha Trang Gia Lai - 242 Phan Đình Phùng, Pleiku Nước Mắm 584 Nha Trang Gia Lai - 242 Phan Đình Phùng, Pleiku
242 Phan Đình Phùng, P. Yên Đỗ
Tinh Pleiku, 600000

Cung Cấp Sỉ - Lẻ Các Loại Nước Mắm Nguyên Chất Lượng Cao. Hotline: 0912 253 446

Heinz Ketchup Việt Nam Heinz Ketchup Việt Nam
242 Phan Đình Phùng, P. Yên Đỗ
Tinh Pleiku, 600000

Cung Cấp Sỉ - Lẻ Tương Cà, Tương Ớt, Giấm Táo Và Các Loại Gia Vị Cao Cấp Nh?

Gas - Bếp Gas Bảo Nghi Gas - Bếp Gas Bảo Nghi
110 Duy Tân , Tổ 1 , Phường Diên Hồng Pleiku Gialai
Tinh Pleiku, 600000

Gas Bảo Nghi chuyên phân phối ORIGIN GAS, ELF GAS, MINH PHÚ GAS bình 12kg và 45kg sử dụ

Nước Mắm Hưng Thịnh Nước Mắm Hưng Thịnh
242 Phan Đình Phùng, P. Yên Đỗ
Tinh Pleiku, 600000

Nước Mắm Hưng Thịnh Phú Quốc Chuyên cung cấp sỉ, lẻ ship hàng trên toàn quốc. Hotline: 0912253446

Dịch Vụ Tiệc Cưới Thu Hồng Dịch Vụ Tiệc Cưới Thu Hồng
31/280 Lê Thánh Tôn
Tinh Pleiku

Nhận bao trọn gói tổ chức sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị Địa chỉ: 31/280 th?

Nước Mắm Khải Hoàn - Gia Lai Nước Mắm Khải Hoàn - Gia Lai
242 Phan Đình Phùng, P. Yên Đỗ
Tinh Pleiku, 600000

Đại lý nước mắm Khải Hoàn Phú Quốc tại Gia Lai

Bánh Bều Bánh Bều
Hẻm 169 Nguyễn Tất Thành
Tinh Pleiku

Bánh Bều (food & drink) - Xe màu hường - Hẻm 169 đường Nguyễn Tất Thành

Bún Ốc Bếp Du - 12 Nguyễn Thị Minh Khai Bún Ốc Bếp Du - 12 Nguyễn Thị Minh Khai
12 Nguyễn Thị Minh Khai
Tinh Pleiku

-Bếp Du chuyên các món ăn: Bún ốc cua đồng, bún riêu cua, bánh đa cua, bánh đa tr?

Đồ Gia Dụng Đại Phát Gia Lai Đồ Gia Dụng Đại Phát Gia Lai
242 Phan Đình Phùng, P. Yên Đỗ
Tinh Pleiku, 600000

Cung Cấp Sỉ - Lẻ Đồ Gia Dụng, Dụng Cụ Nhà Bếp, Quán Cà Phê, Nhà Hàng Và Văn