Giấc Ngủ Vàng
Nearby clinics
Q. Hà Đông, Hanoi
Đường Chiến Thắng/Văn Quán/Hà Đông/Hà Nội, Hanoi
Số Nhà 08/Ngõ 249/Đường Chiến Thắng/Văn Quán/Hà Đông/Hà Nội, Hanoi
Chiến Thắng/Văn Quán/Hà Đông/Hà Nội, Hanoi
Chiến Thắng/Văn Quán/Hà Đông/Hà Nội, Hanoi
Đường Chiến Thắng, Hanoi
Chiến Thắng/Văn Quán/Hà Đông/Hà Nội Hà Nội, Hanoi
Chiến Thắng, Hanoi
Đường Chiến Thắng/Văn Quán/Hà Đông/Hà Nội, Xóm Pho
Sức khỏe giấc ngủ là căn nguyên cuộc sống
Rau rút – Rau chữa mất ngủ hiệu quả giá rẻ
Rau rút hay còn gọi là rau nhút, sống ở vùng ao hồ, thân xốp bên ngoài giúp nó nổi được trên mặt nước. Trong rau này có rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B12, amin leucine, methionine, threonine,… cùng với hàm lượng protein cao. Chính vì nhiều thành phần hữu ích như vậy nên rau rút cũng có thể giúp điều trị được một số bệnh như mát gan, giải nhiệt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ và đặc biệt là giúp an thần, trị chứng mất ngủ.
Ăn gì để có giấc ngủ sâu? Những thực phẩm giúp ngủ ngon
1. Quả sung
Quả sung chứa kali, magiê, canxi và sắt. Những khoáng chất này giúp lưu thông máu, là chìa khóa để đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, sung chứa nhiều chất xơ còn giúp bạn no lâu nên ngủ ngon hơn.
2. Hạnh nhân
Ăn gì để dễ ngủ? Hạnh nhân là lựa chọn hợp lý. Hạnh nhân rất giàu melatonin, giúp hỗ trợ giấc ngủ một cách hiệu quả.
Ngoài ra, theo ước tính, một khẩu phần hạnh nhân nguyên hạt (khoảng 32g), cũng chứa 77mg magiê và 76 mg canxi, hai khoáng chất có thể giúp thúc đẩy thư giãn cơ bắp và dễ ngủ.
3. Sữa ấm
Uống sữa ấm là một biện pháp chữa khó ngủ được nhiều người ưa chuộng. Bởi vì trong sữa chứa bốn hợp chất thúc đẩy giấc ngủ: tryptophan, canxi, vitamin D và melatonin.
Ngoài ra, uống sữa ấm trước khi đi ngủ còn giúp cơ thể thư giãn, thúc đẩy giấc ngủ tới nhanh hơn. Sữa ít béo, bổ dưỡng và calo thấp cũng là một món ăn nhẹ tuyệt vời trước chìm vào giấc ngủ dài.
4. Hạt dẻ cười
Ăn gì dễ ngủ? Hạt dẻ cười có tác dụng gây buồn ngủ, chứa nhiều protein, vitamin B6 và magiê, tất cả đều góp phần giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Tuy vậy, bạn không nên ăn quá nhiều hạt dẻ cười trước khi đi ngủ, bởi loại hạt này chứa nhiều calo, có thể gây phản ứng ngược. Liều lượng khuyến cáo là không vượt quá 32g các loại hạt.
Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài
Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ được coi là có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy…
Theo khảo sát, thời gian ngủ giảm dần theo sự tăng lên của độ tuổi, chẳng hạn như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9-10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ kéo dài. Trong đó có nguyên nhân gây mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần) như: stress, rối loạn thời gian thức, ngủ trong ngày như thay đổi lịch làm việc bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, thay đổi múi giờ chệnh lệch như đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ, sử dụng các chất kích thích não như cà phê, thuốc lá, rượu, trà, các loại thuốc co kích thích,… Hay do ăn nhiều vào bữa tối muộn, ăn nhiều chất kích thích hoặc do các yếu tố môi trường khác như: tiếng ốn, ánh sáng, nhiệt độ,…
Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính (tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng): nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần. Một số bệnh lý như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, tăng huyết áp, hen phế quản,… cũng có thể gây tình trạng mất ngủ.
Thống kê có khoảng 35-50% trường hợp mất ngủ mãn tính có liên quan đến các bệnh lý tâm thần. Các bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress sau chấn thương,… Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ,… ngoài ra có một số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau,… Cần xác định được nguyên nhân gây mất ngủ để cải thiện và điều trị tận gốc.
Bạn nên làm gì khi bị mất ngủ, trằn trọc về đêm?
1. Thư giãn nhẹ nhàng
Khó ngủ nên làm gì? Dành ra tối thiểu 30 phút mỗi tối trước khi ngủ để thư giãn – chẳng hạn như đọc sách hoặc nghe nhạc sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc mỗi tối.
Theo một nghiên cứu về các thói quen trước khi ngủ, những người đọc sách từ 4 – 30 lần/tháng đều cho rằng việc đọc sách trước khi ngủ giúp họ cảm thấy thư giãn hơn, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Trong khi đó, âm nhạc lại có ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng, khiến bạn thoải mái và giảm lo âu. Một nghiên cứu cho biết, bạn càng nghe nhạc nhiều, chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ càng tốt hơn.
2. Tránh xa các thiết bị điện tử
Làm gì khi bị mất ngủ? Tránh xa các thiết bị điện tử
Để dễ ngủ hơn, bạn cần tránh sử dụng laptop, điện thoại, máy tính bảng… trước giờ ngủ, bởi ánh sáng từ màn hình của những thiết bị này có thể tác động đến não bộ, khiến bạn khó ngủ hơn. Đừng để mình bị mất ngủ chỉ vì những thói quen này nhé.
3. Tập thở hoặc thiền
Khi bạn không thể ngủ được hoặc thường xuyên thức giấc vào ban đêm, bạn sẽ lo lắng hơn, đồng thời hơi thở của bạn cũng có xu hướng nông hơn. Việc tập một bài tập hít thở sâu hoặc thiền định đơn giản sẽ giúp bạn ổn định tinh thần và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Bạn có thể quan tâm: 9 bài tập thở giúp bạn ngủ ngon, giải tỏa stress hiệu quả
Một nghiên cứu cho thấy hơi thở sâu và chậm có khả năng kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm, giúp bạn thư giãn cơ bắp và làm chậm nhịp tim. Những điều này đều đem lại những thay đổi tích cực, giúp cải thiện số giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ của bạn.
4. Làm gì khi bị mất ngủ? Tránh đồ uống gây khó ngủ
Làm gì khi bị mất ngủ? Tránh đồ uống gây khó ngủ
Hạn chế uống các thức uống chứa caffein vào buổi chiều và buổi tối. Ngoài ra, tránh uống rượu, bia trước khi ngủ. Những thức uống này sẽ khiến não bộ của bạn trở nên tỉnh táo hơn vào ban đêm.
5. Hạn chế tiếng ồn và ánh sáng
Đảm bảo rằng không gian ngủ của bạn đủ tối và yên tĩnh trong suốt cả đêm. Hãy sử dụng rèm tối màu để ngăn ánh sáng từ đèn đường hoặc ánh nắng sớm chiếu vào cửa sổ. Ngoài ra, bạn có thể bật quạt hoặc nhạc không lời để ngăn chặn các tạp âm trong suốt đêm.
6. Tập thói quen thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày
Thói quen này sẽ giúp bạn điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể và hỗ trợ giấc ngủ mỗi đêm – giúp bạn dễ ngủ hơn. Thậm chí nếu bạn đã trải qua một đêm mất ngủ và gặp tình trạng mệt mỏi, lờ đờ vào buổi sáng, bạn vẫn nên cố gắng thức dậy đúng giờ vào sáng mai.
7. Sử dụng tinh dầu giúp ngủ dễ hơn
Làm gì khi bị mất ngủ? Sử dụng tinh dầu hoa oải hương
Làm gì khi bị mất ngủ? Bạn có thể thử sử dụng một vài loại tinh dầu để dễ ngủ hơn.
Ví dụ, nghiên cứu cho thấy một số hợp chất hoạt tính trong tinh dầu oải hương có thể kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm, giúp giảm lo lắng, căng thẳng và thúc đẩy sự thư giãn. Do đó, nếu bạn đang đau đầu không biết bị mất ngủ phải làm sao, bạn có thể thoa một ít tinh dầu oải hương nguyên chất lên cổ tay, sau tai và trên cổ và hít thở sâu vài lần.
Nếu bạn không muốn thoa dầu oải hương trực tiếp lên da, máy khuếch tán tinh dầu có thể giúp ích cho bạn. Ngoài hoa oải hương, bạn có thể tham khảo 5 loại tinh dầu để phòng ngủ giúp bạn thư giãn, ngủ ngon hơn.
Nếu bạn đã lên giường và vẫn không thể chợp mắt sau 20 phút, hãy bật dậy khỏi giường và tìm một nơi nào đó trong nhà để thực hiện một hoạt động thư giãn – như đọc sách hoặc nghe nhạc. Việc cố nằm trên giường và ép bản thân chìm vào giấc ngủ có thể sẽ tạo nên một sự liên kết kém lành mạnh giữa không gian ngủ và tình trạng tỉnh táo. Và theo thời gian, bạn sẽ càng khó ngủ hơn khi nằm trên giường.
2 NHÓM NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ
1. Mất ngủ do nguyên nhân thực thể
- Do dùng các loại thuốc để điều trị bệnh: Như các thuốc điều trị đau đầu có chứa cafein, thuốc chống viêm như corticoide, thuốc lợi tiểu v.v...
- Do bệnh lý khác: Các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v... Việc điều trị phải chú ý vào nguyên nhân gây bệnh.
- Do loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể, hoặc do trầm cảm.
2. Mất ngủ do sinh hoạt
- Do sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...
- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
- Do căng thẳng lo âu nhiều trong cuộc sống trong học tập, làm việc hàng ngày.
- Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn
5 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ
Để chống lại chứng mất ngủ bạn nên làm theo một số nguyên tắc sau
1. Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ ví dụ như uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân gây mất ngủ. Thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm được nguyên nhân, người bệnh có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc.
2. Chuẩn bị chu đáo cho giấc ngủ, tạo tâm trạng thư thái, thoải mái trước khi ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn, mền, trải giường sạch sẽ v.v...
3. Điều trị mất ngủ bằng thuốc một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị bệnh mất ngủ như các loại thuộc nhóm benzodiazepin. Tuy nhiên, khi sử dụng phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
4. Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý hãy để giấc ngủ đến một cách nhẹ nhàng. Tạm thời gác lại các suy nghĩ, lo lắng và công việc trước giờ đi ngủ. Nếu không ngủ được sau khoảng 10 - 15 phút thì có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, thư giãn, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ, ... sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bệnh mất ngủ.
5. Kết hợp chế độ ăn uống điều độ với việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả hơn
Để chẩn đoán xác định và chỉ định điều trị, người bệnh cần có sự tư vấn và ý kiến của bác sĩ.
Khó ngủ nên ăn trái cây gì?
– Hãy bổ sung các loại trái cây dưới đây
Cà chua
Nếu bạn không biết mất ngủ ăn gì tốt thì cà chua là một sự lựa chọn rất tốt cho bạn. Cà chua có chứa nhiều dưỡng chất giúp bạn an thần, ổn định hệ thần kinh, giảm căng thẳng giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng.
Bạn có thể uống nước ép cà chua hoặc nấu cà chua trong các món ăn để sử dụng mỗi ngày nhé.
Vậy nên nếu bạn đang thắc mắc mất ngủ nên ăn trái cây gì thì nãy bổ sung cà chua mỗi ngày nhé.
Chuối
Tưởng chừng như chuối chỉ là một loại trái cây bình thường nhưng thực ra trong thành phần của chuối chứa nhiều kali và magie giúp điều chỉnh hormone gây ngủ cho cơ thể.
Mỗi ngày hãy ăn 2-3 quả chuối để giúp bạn có được giấc ngủ ngon nhé.
Ngoài ra thường xuyên bổ sung hoa quả tươi và trái cây cũng là cách tăng cường vitamin, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể giúp cơ thể khoẻ mạnh, từ đó đẩy lùi bệnh mất ngủ.
Tạm biệt mất ngủ bằng cách luyện ngay 5 thói quen vàng này
Những hệ lụy từ chứng mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kéo dài không chỉ gây những mệt mỏi triền miên mà còn gây rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Mất ngủ kéo dài gây ra các vấn đề như:
– Thoái hóa tế bào, ngộ độc tế bào
– Các bệnh tim mạch, cao huyết áp, dẫn đến nguy cơ đột quỵ rất cao
– Thừa cân, béo phì, dẫn đến tiểu đường
Do vậy, phòng ngừa mất ngủ kinh niên và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa những nguy cơ do bệnh gây ra.
Mất Ngủ hậu Covid
Theo Y Học Cổ Truyền thứ ngoại cảm mà Covid gây ra thuộc một trong những tác nhân gây bệnh trong lý luận Ôn Bệnh gọi là Dịch Lệ. Thứ ngoại tà này chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp ( mũi, miệng ) trực tiếp tổn hại tới tạng Phế gây ho, đau rát họng, sốt, khó thở…không dừng lại ở đó, thứ ngoại tà này sau quá trình đấu tranh với Chính Khí (Tây Y gọi là hệ thống miễn dịch) của chúng ta gây ra phản ứng sốt. Thì sau đó sẽ đi vào sâu trong cơ thể nằm ẩn trong đó hoá thành nhiệt tà, nhiệt độc. Nếu thứ nhiệt độc này mạnh mẽ thì nó sẽ phát ra ngay sau khi nhiễm với triệu chứng tăng nặng của bệnh tình. Còn trường hợp chưa đủ mạnh thì sẽ ẩn mình âm thầm ăn sâu gặm nhấm tinh huyết của cơ thể và chờ đợi nhân tố thuận lợi để phát ra, biểu hiện sẽ là những chứng Uất Nhiệt, Nhiệt Độc…các biểu hiện về tinh thần tình trí…
Vì vậy, đang nhiễm Covid hay hậu Covid xét nghiệm virus âm tính thì chúng ta cũng cần phải có sự lưu ý về vấn đề này.
Về điều trị các chứng dư tà lưu lại thì không thuần dùng bổ cũng chẳng thể đơn phương dùng tả. Mà nên theo nguyên tắc thanh bổ phát tà ra ngoài. Nhiều trường hợp thấy yếu là bổ thấy mệt là nạp thêm, càng gây lên tình trạng nội tâm bức bối, tim đập thình thịch, đêm ngủ mơ màng…chính là do nội tà chưa ngoại phát mà vẫn còn lưu lại bên trong.
Phế là kiều tạng (một tạng non nớt yếu đuối rất rễ bị ngoại tà tác động), Phế là tạng cao nhất giống như cái lơm thõng xuống, tuyên phát và túc giáng nhiệm vụ điều phối bách mạch, tưới nhuận cho các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận phía dưới. Do vậy mà khi bị tổn thương sẽ làm hại tới các tạng phủ phía dưới nó.
* Những triệu chứng biểu hiện :
+ Bản thân tạng Phế : ho, khó thở, hụt hơi, dễ mệt, sức bền kém.
+ Hại tạng Tâm : bồn chồn, trống ngực, tinh thần bất an, tức ngực…
+ Hại tạng Can : huyết áp tăng cao, đau tức mạng sườn, mụn nhọt nở loét, giảm thị lực, đau nửa đầu..
+ Hại tạng Tỳ : Chán ăn, bụng chướng, cơ nhục yếu mềm…
+ Hại tạng Thận : cơ thể tiều tuỵ, loãng xương, sinh lý giảm, tai ù, rụng tóc…
Khi điều trị Mất ngủ hậu Covid phải xem tà khí do Covid gây ra đã được đẩy ra hết chưa nếu chưa cần phải thanh đẩy ra trước sau đó mới điều trị.
Nếu bạn bị Mất Ngủ hậu Covid hãy liên hệ mình giúp
*** Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do suy nhược thần kinh
Người bị mất ngủ do suy nhược thần kinh thường có biểu hiện hay căng thẳng, ù tai, khó ngủ hoặc giấc ngủ chập chờn, hay trằn trọc, đau đầu, tâm rạo rực,… Để khắc phục những triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng 1 trong 3 bài thuốc sau:
Bài thuốc số 1:
Công dụng: Bổ thần kinh, an thần và dưỡng tâm.
Nguyên liệu: Trinh nữ hoàng cung và tang diệp mỗi vị 20gr; đương quy, mạch môn và táo nhân mỗi vị 16gr; phòng sâm, ngưu tất, thạch hộc, viễn chí và cam thảo mỗi vị 12gr; 10gr bạch thược; 7 quả đại táo và 6gr hạt sen. Liều lượng có thể gia giảm tùy vào từng đối tượng cụ thể.
Cách thực hiện: Mang tất cả các vị thuốc đã được chuẩn bị sắc lấy nước để uống. Có thể chia phần nước sắc được thành 3 phần nhỏ để uống hết trong ngày. Để gia tăng công dụng cũng như mang lại cảm giác dễ uống, nên hâm nóng lại trước khi dùng.
Bài thuốc số 2:
Công dụng: Bổ tâm và an thần định chí.
Nguyên liệu: Lá vông và lá dâu mỗi vị 24gr; trinh nữ hoàng cung và củ đinh lăng mỗi vị 20gr; hà thủ ô và thảo quyết minh (sao vàng kỹ) mỗi vị 16gr; bạch thược, phục thần, đương quy và cam thảo mỗi vị 12gr.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc cùng với 600ml nước lọc. Tiến hành đun cô đặc còn lại khoảng 150ml thì tắt bếp và gạn lấy phần nước. Tiếp tục đun thêm lần 2 để thu lấy 150ml. Sau đó, trộn 2 phần nước lại và chia thành 3 phần nhỏ để uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 3:
Công dụng: An thần định chí và bổ tâm.
Nguyên liệu: 24gr lá vông; rau má và lạc tiên mỗi vị 20gr; 16gr hắc táo nhân; viễn chí, chi tử (sao), bạch linh, đương quy và thục địa mỗi vị 12gr; 10gr phục thần và 7 quả đại táo.
Cách thực hiện: Mang các vị thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Sắc thuốc trên ngọn lửa riu nhỏ và tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng phân nửa. Tắt bếp và gạn lấy phần nước. Chia phần nước sắc được thành 2 phần nhỏ để uống hết trong ngày.
*** Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do âm hư hỏa vượng
Triệu chứng thường gặp ở các đối tượng bị mất ngủ do âm hư hỏa vượng là mất ngủ kéo dài, hay ù tai, đau đầu nhiều, choáng váng, mắt thâm quầng, thi thoảng có toát mồ hôi. Riêng với nam giới, dễ bị di tinh, hoạt tinh.
Khi có những triệu chứng trên, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau:
Bài thuốc số 1:
Công dụng: An thần, giáng hỏa và tư ấm.
Nguyên liệu: 40gr thân cây mía; 24gr rau má; 20gr mạch môn; thục địa, hoài sơn, trạch tả, sơn thù và thạch hộc mỗi vị 16gr; chi tử và tri mẫu mỗi vị 12gr; đan bì và cam thảo mỗi vị 10gr.
Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với 700 – 750 ml nước. Tiến hành sắc thuốc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 150 ml thì tắt bếp và tiếp tục cho nước vào để đun thêm lần 2. Trộn hai phần nước đã thu được rồi chia thành 3 phần. Người bệnh dùng mỗi lần 1 phần và dùng hết trong ngày, không để qua đêm.
Bài thuốc số 2:
Công dụng: Tư âm, an thần và thanh hỏa.
Nguyên liệu: 40gr thân cây mía; lá vông và tang diệp mỗi vị 24gr; đương quy và hắc táo nhân mỗi vị 20gr; thục địa, chi tử, mạch môn, ngưu tất và thiên môn mỗi vị 16gr; bá tử nhân, nhân sâm và huyền sâm mỗi vị 10gr; 4gr sừng tê giác. Nếu không có sừng tê giác, có thể thay thế bằng 10gr sừng trâu.
Cách thực hiện: Đem toàn bộ vị thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ để thu lấy 200ml nước. Chia lượng nước thu được thành 3 phần nhỏ để uống vào buổi sáng, trưa và tối. Người bệnh nên uống thuốc khi thuốc còn ấm. Trong trường hợp thuốc đã nguội, nên hâm nóng lại trước khi dùng.
1. Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do tâm tỳ hư
Người bệnh bị mất ngủ do tâm tỳ hư thường có triệu chứng hay quên, tinh thần uể oải, cơ thể hay mệt mỏi, ăn uống kém, đau vùng trước tim, lồng ngực nặng kèm chứng khó thở, rối loạn tiêu hóa, chân tay lạnh, phân lỏng, môi và niêm mạc nhợt nhạt,… Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau:
Bài thuốc số 1:
Công dụng: Bổ tỳ thổ, cân bằng âm dương, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, cải thiện và ổn định đường tiêu hóa.
Nguyên liệu: 20gr lạc tiên; bạch truật, hoài sơn, liên nhục, ngũ gia bì, phòng sâm, đương quy và hắc táo nhân mỗi vị 16gr; sơn thù, phục thần và cam thảo mỗi vị 12gr; 10gr ngũ vị và 7 quả đại táo.
Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc cùng với 750ml nước. Tiến hành sắc cô đặc còn lại khoảng 150ml nước thì tắt bếp và gạn lấy phần nước. Tiếp tục cho thêm 600ml nước và sắc lại lần hai để thu 100ml nước. Trộn hai hỗn hợp nước và chia thành 3 lần uống trong ngày. Nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc số 2:
Công dụng: Bổ tỳ, bổ tâm và an thần định chí.
Nguyên liệu: Đinh lăng, hoàng kỳ, phòng sâm, hắc táo nhân và bạch truật mỗi vị 16gr; ngũ vị, viễn chí, phục thần, trần bì và cam thảo mỗi vị 12gr; bán hạ, hậu phác và thần khúc mỗi vị 10gr; 8gr nhục quế và 6gr sinh khương.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc cùng với 1 lít nước. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Chắt lọc lấy phần nước cốt và chia nhỏ thành 3 lần uống. Người bệnh dùng hết trong ngày và nên uống thuốc khi còn ấm, nếu thuốc nguội, nên hâm nóng lại trước khi dùng
Bệnh mất ngủ theo quan niệm của Đông y
Mất ngủ là một trong những tình trạng diễn ra khá phổ biến hiện nay. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ, bao gồm chứng ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc hoặc khó trở lại giấc ngủ sau khi thức. Thông thường, tình trạng này có thể thuyên giảm nếu người bệnh biết cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chứng mất ngủ có thể kéo dài trong nhiều tháng liền, điều này làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.
Theo quan niệm của giới y học cổ truyền, mất ngủ thuộc phạm trù chứng thất miên, bất mị bay bất đắc miên. Nguyên nhân gây nên tình trạng này do tà khí bên ngoài nhiễu động đến thần kinh bên trong cơ thể, do tinh huyết không đủ hoặc do suy giảm chức năng ngũ tạng như tâm, can, tỳ, phế và thận.
Các chuyên gia Đông y cho biết, chứng mất ngủ tưởng chừng như bệnh tình đơn giản nhưng lại ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu tình trạng này bị kéo dài trong nhiều ngày liền có khả năng kéo theo nhiều bệnh lý khác như suy giảm trí nhớ, bệnh hay quên, suy giảm tập trung, tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch,…
Dựa vào những biểu hiện lâm sàng, giới y học cổ truyền đã phân bệnh mất ngủ thành nhiều thể khác nhau. Với mỗi thể là nguyên nhân, triệu chứng, biện chứng và phương pháp điều trị khác nhau.
Theo nghiên cứu, các hoạt chất trong cây lạc tiên có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp trấn tĩnh, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Theo y học cổ truyền, lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, chữa mất ngủ, viêm da, mẩn ngứa… Thường dùng dưới dạng rau ăn, thuốc sắc hoặc cao lỏng. Nhân dân vẫn hay lấy ngọn non luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ.
Hình ảnh cây lạc tiên
Hình ảnh cây lạc tiên
Một số bài thuốc chữa mất ngủ từ lạc tiên
Chữa mất ngủ, tim hồi hộp
Dùng 15g lạc tiên khô sắc nước uống thay trà hàng ngày, hoặc có thể kết hợp với các vị thuốc khác như sau: Lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, tâm sen 2g, đường 90g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7-10 ngày.
Suy nhược thần kinh, mất ngủ
Dùng cao lỏng lạc tiên, cách chế như sau: Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, liên tâm 2,2g, đường 90g, nước vừa đủ 100ml, axít benzonic để bảo quản và cồn vừa đủ để hòa tan axít benzonic. Ngày dùng 2 – 4 thìa cà phê. Uống trước khi đi ngủ. Ngoài ra có thể lấy ngọn non cây lạc tiên luộc hoặc nấu canh ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ.
An thần, dịu thần kinh, giúp ngủ ngon
Lạc tiên 20g, lá vông nem 2g, cam thảo 6g, xương bồ 6g, táo nhân sao 10g, hạt sen 12g, lá tre 10, lá dâu 10g. Đổ 600ml nước sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 thang. Dùng 7-10 ngày.
Người cao tuổi khó ngủ, đau mỏi người
Cây lạc tiên (cả rễ, dây lá, quả non) 500g, hoa thiên lý 300g, lá mướp đắng non 100g. Tất cả sao khử thổ, tán nhuyễn dạng bột, cho thêm 50g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 thìa cà phê vào 100ml nước sôi để nguội, uống thay trà hàng ngày.
Ngoài ra, trong nhân dân thường dùng lá lạc tiên để chữa mẩn ngứa rất tốt. Cách dùng: Dây lá lạc tiên nấu nước tắm rửa hàng ngày đến khi khỏi.
- NGỦ ĐÚNG CÁCH - SỐNG LÀNH MẠNH
- Cách ngủ cũng như giờ giấc khi ngủ ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể của chúng ta. Dưới đây là trọn bộ cẩm nang ngủ đúng cách, cùng xem và chia sẻ ngay đến người thân bạn bè nhé!
BẤM HUYỆT CHỮA MẤT NGỦ
PHẦN ĐỈNH ĐẦU: Khi tự làm cho mình, bạn nên ngồi ở cạnh giường, đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn của hai tay lên đỉnh đầu. Ấn mạnh làm 3 lần mỗi lần trong 3 giây.
ĐỘNG TÁC TẠI NỀN SỌ
Ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn của hai tay đưa ra phía sau đầu, vào chỗ hơi lõm ở phía trên gáy, ngang dưới nền sọ. Ấn mạnh (lực 9kg), làm 3 lần liền. Dịch chuyển cách điểm cũ độ hai khoát ngón tay, sang hai bên phải và trái. Dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn của hai tay ấn mạnh đồng thời cả hai bên.
Phương pháp điều trị mất ngủ an toàn lành tính
Để lại số điện thoại được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.
Hotline: 0329.514.328 hỗ trợ 24/7.
Ngâm chân giúp cải thiện tình trạng mất ngủ
Ngâm chân trị chứng mất ngủ là giải pháp dân gian được lưu truyền từ ngàn xưa. Đến nay giải pháp này vẫn còn được rất nhiều người tin tưởng áp dụng và nhận được kết quả tốt. Cách điều trị này dựa vào nhiều cơ sở rõ ràng. Bàn chân được nhận định là bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Đây chính là nơi tập trung của hơn 60 huyệt đạo. Và điều đặc biệt là chúng có sự liên kết chặt chẽ với hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng.Việc ngâm chân kết hợp với xoa bóp bấm huyệt sẽ làm thư giãn mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan trong cơ thể. Từ đó giúp tinh thần thoải mái, hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, mất ngủ. Để nhận được hiệu quả tốt nhất, bạn có thể chọn cách ngâm chân với muối và nước sắc thảo dược.
KHUYẾN CÁO: Các phương pháp kể trên có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ nhẹ, thoáng qua và không có tác dụng điều trị mất ngủ mãn tính, kinh niên, mất ngủ do bệnh lý. Chính vì vậy, để điều trị mất ngủ hiệu quả hơn, người bệnh nên áp dụng các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị mất ngủ chuyên sâu, kết hợp cùng lúc nhiều vị thuốc dưới sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa.
Theo Y học cổ truyền, mất ngủ thuộc phạm trù chứng thất miên, bất mị, thường kèm thêm các triệu chứng: đau đầu, váng đầu, tâm phiền, hay quên… Nguyên nhân là do tà khí bên ngoài nhiễu động đến thần kinh bên trong, do tinh huyết không đủ hoặc suy giảm chức năng ngũ tạng như tâm, can, tỳ, phế và thận. Để điều trị mất ngủ, phép trị trong YHCT tập trung vào dưỡng tâm, an thần, hoạt huyết, dưỡng não, lưu thông khí huyết, bồi bổ âm huyết, điều dưỡng cho ba tạng tâm, can và tỳ, nâng cao chính khí toàn diện để ngăn bệnh tái phát.
Áp dụng 2 phương thức dưới đây sẽ giúp những người bị “rối loạn giấc ngủ” có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
2 bí quyết giúp người bị “rối loạn giấc ngủ” ngủ ngon hơn
Hãy điều chỉnh thói quen sinh hoạt và đi ngủ sớm để có một giấc ngủ ngon. Ảnh nguồn: Xinhua.
Thói quen sinh hoạt
“Rối loạn giấc ngủ” đến từ việc thói quen sinh hoạt thường xuyên bị thay đổi và xáo trộn. Điều này đặc biệt hay xảy ra với đối tượng thanh niên trẻ tuổi ngày nay. Những người trẻ thường có thói quen xem và sử dụng điện thoại vào đêm khuya. Điều này khiến giấc ngủ không được cố định, hay xảy ra tình trạng thức giấc giữa chừng.
Nhằm giảm tránh tình trạng này, hãy lập ra một kế hoạch sinh hoạt và cố gắng duy trì để trở thành thói quen. Hãy ngừng sử dụng điện thoại sau 11h đêm và lên giường để cơ thể được thư giãn trước khi ngủ. Nếu có nhiều việc, thay vì làm buổi đêm, hãy dậy sớm để làm.
Ngâm chân là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ. Ảnh nguồn: Xinhua.
Ngâm chân là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ. Ảnh nguồn: Xinhua.
Ngâm chân nước nóng
Ngâm chân nước nóng là phương pháp trị liệu đơn giản, dễ dàng có thể thực hiện tại nhà. Theo các chuyên gia, chân là nơi chịu nhiều áp lực của cơ thể. Vì thế, sẽ khiến cho chân luôn trong tình trạng bị cứng, lạnh và ê ẩm. Để có một giấc ngủ ngon, ngoài việc thư giãn cơ thể, người bị “rối loạn giấc ngủ” có thể áp dụng phương pháp ngâm chân mỗi tối.
Cách ngâm chân khá đơn giản khi chỉ cần chuẩn bị một chậu nhỏ, hoà nước ấm nóng, và nếu được hãy cho thêm một chút muối, tinh dầu… Ngâm chân từ 15 – 20 phút rồi dùng khăn lau khô và ủ thêm từ 5 – 10 phút. Nếu sợ nứt da, khô da, có thể dùng một ít kem dưỡng ẩm để bôi bên ngoài. Việc làm này sẽ giúp tăng cường sức khỏe về mặt tinh thần và thể chất như cải thiện giấc ngủ, trí não và tinh thần, giảm chứng mất ngủ, khử mùi hôi chân...
Cây nữ lang – bài thuốc dân gian trị mất ngủ tại nhà
Cách làm và sử dụng như sau:
Sử dụng 10 – 15 gram cây nữ lang, gồm cả phần cây và rễ, rửa sạch
Sau đó cho vào ấm, thêm lượng nước vừa đủ và sắc uống
Với cách trị mất ngủ dân gian từ thảo dược này, người bệnh có thể uống hàng ngày để cải thiện triệu chứng mất ngủ. Vị thuốc nam này có thể dùng điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em nhưng cần gia giảm liều lượng phù hợp.
Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ xảy ra phổ biến không chỉ ở người cao tuổi mà có cả người trẻ. Mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Dù là nguyên nhân nào nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 10 tác hại của mất ngủ:
Thiếu ngủ liên quan đến nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao hơn.
Thiếu ngủ làm vết thương trên da khó lành và da cũng dễ lão hóa hơn.
Thiếu ngủ khiến bạn khó kiểm soát ham muốn, có khả năng dẫn đến những hành vi không lành mạnh và tăng cân.
Mọi người cảm thấy cô đơn hơn sau những đêm không ngủ. Mất ngủ khiến con người khó kiểm soát cảm xúc hơn.
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường type 2.
Buồn ngủ khiến bạn khó chịu và cáu kỉnh.
Thiếu ngủ có thể gây ra ảo giác, rất nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Những người bị thiếu ngủ phản ứng chậm với mọi thứ xung quanh.
Hệ miễn dịch không hoạt động tốt khi bạn mệt mỏi.
Người thiếu ngủ dễ bị trầm cảm hơn. Vậy nên việc điều trị trầm cảm cũng thường bao gồm điều trị mất ngủ.
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI MẤT NGỦ
🌿Mất ngủ là chứng bệnh gây suy giảm sức khỏe cho nhiều người. Mất ngủ có nhiều dạng: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ... Ngoài việc có thể dùng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng.
🌿Những thực phẩm nên dùng:
- Thực phẩm nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12...): Vitamin nhóm B giúp chuyển hóa các chất bột, đường thành năng lượng và giúp các dây thần kinh hoạt động tốt, làm cho cơ thể thoải mái. Ở những người mất ngủ, nồng độ vitamin nhóm B trong máu thường thấp. Do đó, nên ăn những thức ăn giàu vitamin nhóm B như gạo lức, thịt, cá, gà, sữa bơ, trứng, ngũ cốc, rau xanh...
- Thực phẩm giàu magiê: Mất ngủ là dấu hiệu của tình trạng thiếu magiê vì chất này có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên... Những thức ăn giàu magiê là: rau mồng tơi, rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí...
Tăng cường thực phẩm nhiều tryptophan: Khi cơ thể thiếu tryptophan ảnh hưởng lớn đến tinh thần, suy giảm trí nhớ, dễ cáu giận và gây mất ngủ. Tryptophan giúp làm dịu thần kinh, gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Các thực phẩm giàu tryptophan là chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà, bí đỏ...
🌿Thực phẩm nên tránh:
Chất béo như bơ, các món xào, chiên nhiều dầu mỡ, thịt xông khói, bánh kem... (vì đây là những thực phẩm cản trở tiến trình tổng hợp tryptophan); Không dùng cà phê và các loại nước ngọt chứa cafein như pepsi, coca...; Không hút thuốc lá...
Ngoài chế độ ăn hợp lý, tinh thần lạc quan vui vẻ, chế độ tập luyện dưỡng sinh, đi bộ, tránh công việc căng thẳng...là tối quan trọng vì đây là nhân tố giúp ngủ sâu và ngon giấc hơn để sáng ra luôn tràn trề năng lượng
Click here to claim your Sponsored Listing.
Videos (show all)
Category
Contact the practice
Telephone
Address
225, Tổ 9, Khu Giãn Dân Văn Quán, Đường Chiến Thắng, P Văn Quán, Q. Hà Đông. Hanoi
Trieu Khuc
100000
Ha Noi
Trieu Khuc, 100000
Lê Thị Miểu điều trị Hen Suyễn, Viêm Phổi, Viêm Phế Quản, COPD
Trieu Khuc
🌟 Proudly the most trusted weight loss product in Southeast Asia
Trieu Khuc
Trung tâm Y học Tái tạo Health More - Đi đầu về công nghệ y học ứng dụng thảo dược từ thiên nhiên.
45 Ngõ 42 Triều Khúc
Triều Khúc
Kid DEFENSA - Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp bé yêu ăn ngon khỏe mạnh.
Văn Quán, Hà Đông
Trieu Khuc, 100000
Công ty cổ phần VICPHARMA là công ty thương mại và sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, sản nhi
142 Tân Triều, Xã Tân Triều, H. Thanh Trì, Tp. Hanoi
Trieu Khuc, 100000
P**n Linh - Túi Xách Quảng Châu
Số 158 Đường Tựu Liệt, Xã Tam Hiệp, Huyện Thanh Trì, Hanoi
Trieu Khuc, 10000
Sản phẩm hỗ trợ điều trị viên Xoang, sổ mũi, viên mũi, đau xoang,q nghẹt mũi
270 Đường Chiến Thắng/Văn Quán/Hà Đông
Trieu Khuc, 100000
Chữa Viêm Xoang Tại Hà Đông
148 Nguyễn Trải, Thanh Xuân
Trieu Khuc, 10000
Giúp Trẻ Phát Triển Trí Não Cho Trẻ Số 1 Việt Nam