Chăm Sóc Sức Khỏe Đông Y - Thảo Dược
Nearby clinics
Mary, Gia Lâm
Syed X Ahsan Kingsman Nam Hưng, Thanh Am
Fun Runners, Hanoi
Chu Văn an – Liên Bảo/Vĩnh Yên/Vĩnh Phúc
Liên Bảo
Chu Văn An/Liên Bảo
Chu Văn an – Liên Bảo/Vĩnh Yên/Vĩnh Phúc
Chu Văn an – Liên Bảo/Vĩnh Yên/Vĩnh Phúc
Chu Văn an – Liên Bảo/Vĩnh Yên/Vĩnh Phúc
Chu Văn an – Liên Bảo/Vĩnh Yên/Vĩnh Phúc
Chu Văn an – Liên Bảo/Vĩnh Yên/Vĩnh Phúc Vĩnh Yên
Chu Văn an – Liên Bảo/Vĩnh Yên/Vĩnh Phúc Vĩnh Yên
Chu Văn An/Liên Bảo/Vĩnh Yên/Vĩnh Phúc, Yen
Chu Văn An/Liên Bảo/Vĩnh Yên/Vĩnh Phúc
Chu Văn an – Liên Bảo/Vĩnh Yên/Vĩnh Phúc Vĩnh Yên
You may also like
Kênh chuyên về chăm sóc sức khỏe, trao đổi kinh nghiệm dùng thuốc đông y và thảo dược.
10 - 10 để cuộc sống luôn hạnh phúc và có tuổi thọ cao
Cao huyết áp là một trong các bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không được kiểm soát đúng cách. Những cách hạ huyết áp bằng dân gian dưới đây hoàn toàn đơn giản và lành tính sẽ rất hữu ích với bạn
1. Chữa cao huyết áp bằng cần tây
Trong cần tây có chứa lượng Kali cần thiết, mang lại khả năng làm giảm sức ép lên thành mạch giúp kiểm soát huyết áp ổn định và ngăn chặn huyết áp cao.Ngoài ra, tiêu thụ cần tây còn giúp mạch máu giãn nở, từ đó cũng làm giảm áp lực lên thành mạch, cải thiện tình trạng cao huyết áp.
Các bài thuốc chữa cao huyết áp bằng cần tây:
Nước ép cần tây với mật ong
Chuẩn bị: Cần tây 50g, mật ong và đường mạch nha với liều lượng bằng nhau.
Rửa sạch rau cần tây, giã vắt lấy nước, sau đó cho thêm mật ong và đường mạch nha vào.
Đun nóng và uống ngay khi còn ấm.
2. Ăn canh rau ngót
Để hạ huyết áp, bệnh nhân nên dùng rau ngót nấu canh hoặc luộc ăn hằng ngày. Chất papaverin trong rau ngót có tác dụng dãn mạch, chống co thắt cơ trơn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người huyết áp cao có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu, xơ vữa động mạch gấp 3 lần so với những người không ăn.
3. Uống nước lá vối hàng ngày
Trong lá vối có chứa hàm lượng lớn chất tanin, đây là chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể, giúp hỗ trợ ổn định huyết áp. Ngoài ra, trong loại lá này còn chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt còn có chất kháng sinh tự nhiên giúp ức chế và tiêu diệt các hại khuẩn gây hại
- Sử dụng loại lá này sắc nấu nước uống như nước trà hàng ngày. Lá vối lành tính, không chứa độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, uống nước lá vối mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhất là đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa, thanh lọc độc tố. Chính vì thế, người bị huyết áp cao có thể sử dụng lá vối làm nước uống hỗ trợ quá trình điều trị bệnh
4. Ăn dưa chuột/ dưa leo
Trong dưa chuột chứa nhiều magie, kali và chất xơ, chính vì vậy nó rất tốt cho những người có huyết áp không ổn định, bất kể là huyết áp cao hay huyết áp thấp. Do đó, khi bạn có vấn đề về huyết áp, hãy sử dụng mỗi ngày một ly nước ép dưa chuột tươi, có thể cho thêm đường, muối đối với người huyết áp thấp và uống nguyên chất đối với người bị huyết áp cao để giúp huyết áp dần ổn định hơn.
Cách chữa ho bằng phương pháp bấm huyệt
1.Chữa ho bằng bấm huyệt dũng tuyền
Theo nghiên cứu Đông y, các huyệt vị tập trung rất nhiều ở bàn chân, thậm chí đây còn được xem là “trái tim thứ hai” của con người. Huyệt Dũng tuyền là tỉnh huyệt của đường kinh túc thiếu âm thận. Khi làm nóng huyệt đạo này sẽ giúp lưu thông khí huyết, trừ hư hỏa, giúp đưa phần nóng từ trên xuống dưới bàn chân. Việc làm ấm toàn thân thông qua huyệt Dũng tuyền sẽ giúp cải thiện đáng kể cơn ho do nhiễm lạnh gây ra.
Bạn thực hiện bấm huyệt dũng tuyền như sau:
Chuẩn bị 1 lọ dầu nóng có thể là dầu tràm, khuynh diệp hoặc dầu cù là. Nếu bấm huyệt cho trẻ nhỏ thì nên dùng dầu khuynh diệp.
Ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ rồi lau khô chân.
Dùng dầu nóng bôi vào huyệt Dũng tuyền sau đó lấy ngon tay day huyệt, mỗi bên 15 phút, thực hiện luân phiên như vậy 3 lần.
Cách day bấm huyệt Dũng tuyền 15 phút mỗi bên bàn chân có thể làm giảm đến 80% các triệu chứng ho. Tuy nhiên, không nên bấm huyệt thường xuyên vì có thể gây phản tác dụng.
Nhanh chóng mang tất sau khi thực hiện bấm huyệt. Không áp dụng với trẻ sơ sinh.
2.Chữa ho bằng cách bấm huyệt xích trạch
Huyệt Xích trạch nằm ở phần khuỷu tay trên đường gân, là huyệt con của Phế kinh có tác dụng giúp thanh nhiệt, làm sạch phổi. Khi xoa bóp, vỗ hoặc bấm huyệt này có thể chữa các triệu chứng do bệnh viêm phổi gây ra như ho kèm theo nóng sốt, ho ra máu, ho đờm, hen suyễn, viêm họng…
Thực hiện bấm huyệt Xích trạch như sau:
Xác định vị trí huyệt đạo: Bàn tay đưa về phía trước, khuỷu tay hơi gập. Khi sờ vào đường ngấn khuỷu tay bạn sẽ thấy một sợi gân to. Huyệt xích trạch chính là nằm ở điểm giao của sợi gân này với đường ngấn khuỷu tay.
Sau khi đã xác định vị trí của huyệt xích trạch, bạn duỗi thẳng tay, dùng 4 ngón tay xoa bóp xung quanh để huyệt nóng lên.
Dùng ngón tay cái đặt lên vị trí huyệt rồi day bấm liên tiếp trong 1 phút. Thực hiện tương tự ở tay bên kia.
Thực hiện liên tục 4 – 5 ngày để cải thiện triệu chứng ho khan, ho dai dẳng, ho có đờm mà không phải dùng thuốc.
3. Chữa ho bằng cách bấm huyệt khổng tối
Huyệt Khổng tối nằm ở cẳng tay, là kích huyệt của Phế kinh. Xoa bóp huyệt khổng tối sẽ giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh của phổi như ho ra máu, ho dai dẳng, viêm họng, khan tiếng, người không toát mồ hôi, khuỷu tay đau nhức khó cử động…
Cách bấm huyệt khổng tối như sau:
Xác định vị trí huyệt: Huyệt Khổng tối nằm trên cổ tay 7 thốn, giữa huyệt Thái uyên ở cổ tay và huyệt Xích thổ ở khuỷu tay. (Để xác định 1 thốn là bao nhiêu, bạn cong ngón tay giữa sao cho đầu ngón tay giữa và đầu ngón tay cái chạm nhau. 1 thốn được tính là khoảng cách từ nếp nhăn này đến nếp nhăn kia của đốt ngón tay giữa.)
Hai tay giữ trước bụng, 1 bàn tay căng ra, 1 bàn tay hướng lên trên. Với bàn tay hướng lên trên, vòng bốn ngón tay xuống dưới dùng ngón tay cái ấn vào huyệt khổng tối, thực hiện liên tục 14 lần.
Giữ nguyên tư thế trên, lần này dùng bốn ngón tay vòng xuống dưới xoa bóp nhẹ nhàng trong vòng 1 phút.
4.Chữa ho bằng cách bấm huyệt Thái uyên.
Huyệt Thái uyên hỗ trợ cải thiện các cơn ho không thống nhất, thường phát tác lúc nửa đêm hoặc sáng sớm.
Cách bấm huyệt Thái uyên:
Xác định vị trí huyệt: Huyệt Thái uyên nằm ở mặt quay cổ tay, ngay ngoài động mạch quay, ở chỗ lõm dưới chỏm chân quay.
Đặt hai tay dưới bụng, lòng bàn tay hướng vào trong, một bàn tay hướng xuống dưới.
Dùng ngón cái của bàn tay hướng xuống bấm vào huyệt thái uyên liên tục 14 lần. Đổi tay và thực hiện liên tiếp trong vòng 3 phút.
Cách này cũng có thể áp dụng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi nhưng cần dùng ít lực và nhẹ nhàng hơn.
Có thể nói, bấm huyệt trị ho thật sự là một phương pháp giúp chữa ho hiệu quả mà lại an toàn, đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát huy tác dụng và an toàn khi được sử dụng đúng cách, đúng tình trạng bệnh. Nếu cơ ho kéo dài, ho dai dẳng, ho kèm theo máu, nóng sốt, khó thở thì tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng thăm khác tại các bác sĩ uy tín để được điều trị. Trong y học cổ truyền, ngoài phương pháp bấm huyệt quý bệnh nhân nên dùng KẾT HỢP với THUỐC UỐNG để đạt hiệu quả cao nhất do hợp lực từ nội tại sẽ giúp trị bệnh từ căn nguyên, rút ngắn thời gian điều trị.
BÀI THUỐC LÀM SẠCH MẠCH M.Á.U
👉NGUYÊN LIỆU
-Nước cốt chanh
- Nước cốt tỏi
- Nước cốt gừng
- Dấm táo
Mỗi loại 1 ly
👉CÁCH LÀM
1-Tỏi bóc vỏ ,gừng gọt vỏ cắt miếng nhỏ ,cho vào máy ép trái cây ép lấy nước (theo kinh nghiệm của cụ thì gừng và tỏi sau khi thái lát mỏng phải để 30 phút mới xay thì mới có nước cốt. Để dùng trong 1 tháng cho 1 người thì tỏi và gừng mỗi thứ phải 5 lạng, căn cứ vào lượng nước cốt tỏi và gừng thì vắt chanh và dấm táo sao cho cùng 1 lượng thích hợp)
2-Đặt nồi nước tỏi và gừng lên bếp ,thêm nước cốt chanh và dấm ,để lửa lớn nấu sôi ,sau đó vặn nhỏ nấu khoảng 30 phút không cần đậy nắp để nước bốc hơi còn già nửa nước cốt là được.
3- Sau khi nguội ,cho mật ong vào khuấy đều
4- Đựng thành phẩm trong bình thủy tinh có nắp ,bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
👉CÁCH DÙNG
Mỗi ngày uống 1 muỗng trước bữa ăn sáng .Phần lớn người dùng có thể trị tận gốc bệnh tim mạch. Cũng có thể làm thức uống phòng chống bệnh tjm mạch và cao huyết áp, phòng ngừa cảm cúm. Sau khi uống 1 tháng mạch m.áu sẽ sạch sẽ ,chỗ tắc nghẽn đã được thông
Bệnh gút là một bệnh viêm khớp phổ biến và chúng gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh gút có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách.
Bệnh gút hình thành do rối loạn chuyển hóa phổ biến được đặc trưng bởi viêm khớp cấp tính tái phát liên tục. Khi có sự lắng đọng của tinh thể muối urat tại mô, vì tăng nồng độ acid uric trong máu.
Trong Đông y, bệnh gút được gọi là bệnh thống phong, bạch hổ phong, lịch tiết phong,… Vì vậy, thống phong là do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau nhức, co duỗi khó khăn.
Lúc đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, dần dần tà khí xâm nhập vào gân cốt, làm tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết hợp hình thành các u cục tophi quanh khớp, dưới da.
Bệnh thống phong phổ biến nhất ở nam giới trên 40 tuổi. Đặc biệt là những người bị rối loạn chức năng thận, nghiện rượu bia, suy nhược, từ đó dẫn đến hóa kém, tỳ thận hư, đàm thấp ứ trệ, khiến các khớp có thể sưng đau.
Các Mẹo và bài thuốc đơn giản và hữu hiệu trong điều trị và ngăn ngừa bệnh Gout.
1. Dùng nước ép dưa chuột
Sử dụng nước ép dưa chuột chữa bệnh gút là một trong những cách làm đơn giản được nhiều người bệnh áp dụng và đánh giá cao. Bởi không chỉ giúp làm giảm viêm và còn tăng thải acid uric trong máu ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp kìm hãm bệnh phát triển theo hướng xấu
Nếu không dùng nước ép dưa chuột, chúng ta có thể ăn trực tiếp.
Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh gout bằng lá sake kết hợp lá ổi non và đậu bắp
– Chuẩn bị lá sake (khoảng 3 lá), lá ổi non (30g), đậu bắp(100g).
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá sake, lá ổi non và đậu bắp, sau đó thái nhỏ.
Bước 2: Đun sôi khoảng 1,5 lít cùng với các nguyên liệu trên.
Bước 3: Đun còn khoảng 800ml thì tắt bếp.
Bước 4: Lấy phần nước uống mỗi ngày.
Kiên trì thực hiện bài thuốc dùng lá sake chữa bệnh gout này trong khoảng 1 tháng thì cơn đau gout sẽ được cải thiện.
Lá xương sông là một loại gia vị phổ biến trong bếp người Việt. Không chỉ vậy, cây xương sông còn được dùng như một vị thuốc trong y học cổ truyền. Tác dụng của cây xương sông hiệu quả trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như trị cảm cúm, sổ mũi, ho hen, đau họng, viêm họng, tê thấp...
Cây xương sông là một cây thân thảo sống dai, thường cao khoảng 1m hoặc hơn. Lá xương sông hình ngọn giáo, phần gốc thuôn dài, phần nhọn, mép lá có răng cưa; cuống lá có khi có tai ngắn. Cụm hoa xương sông có màu vàng nhạt, tập hợp 2-4 cái ở nách các lá. Quả xương sông bé hình trụ, có 5 cạnh. Cây xương sông thường ra hoa vào tháng 1-2, có quả tháng 4-5.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây xương sông là lá, toàn cây trên mặt đất. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô.
Trong lá xương sông có chứa 0,24% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%), ngoài ra còn có p-cymene (3,28%), limonen (0,12%).
Theo Y học cổ truyền, lá xương sông có vị đắng cay, tính ấm, đi vào kinh vị, phế, đại trường. Công dụng của cây xương sông là trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, chỉ thống, tiêu thũng, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa.
Cây xương sông thường được sử dụng để chữa cảm sốt, ho, viêm họng, mề đay, nôn mửa, đầy bụng,...
Bài thuốc có xương sông
Chữa sởi, ho sốt kéo dài ở trẻ em: Lá xương sông, chua me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới; liều lượng bằng nhau (8 – 10g). Sắc uống. Nếu đại tiện lỏng, tiêu chảy thì giảm bớt chua me đất (Nam dược thần hiệu).
Chữa trúng phong hàn cấm khẩu: Lá xương sông, lá xương bồ tươi. Giã nát hòa với nước nóng hoặc sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Chữa sốt cao, co giật, thở gấp ở trẻ em: Lá xương sông, chua me đất. Giã nát, thêm nước nóng, ép vắt lấy nước cho uống.
Chữa nổi mẩn ngứa khắp người: Lá xương sông, lá khế, liều lượng bằng nhau 2 phần, lá chua me 1 phần (bằng một nửa). Giã nát, ép nước cho uống; bã dùng để xoa ngoài.
TIN LIÊN QUAN
Lá xương sông thực phẩm - vị thuốc
Chữa lở miệng, sưng họng, viêm amidan, khản tiếng: Ngậm nước xương sông trong miệng.
Theo tài liệu nước ngoài: Nước sắc xương sông chữa sốt rét, cảm cúm, phù thũng; lá hoặc cả cây là thuốc cho ra mồ hôi, chữa viêm họng, viêm phế quản, loét miệng. Ở Malaysia, lá giã nát, sao nóng chườm lên những chỗ đau nhức, chữa thấp khớp.
Món ăn chữa bệnh có xương sông
+ Chả thịt rắn: Rắn, rau ngổ, lá xương sông và lá lốt. Rắn bỏ đầu, bỏ đuôi, lột da, bỏ hết tạng phủ, róc lấy thịt, băm vụn với rau ngổ và lá xương sông, vo viên, bọc lá xương sông hay lá lốt, nướng. Món này nên ăn nóng với các rau thơm khác. Trị phong thấp.
+ Chả trai nướng: Lấy thịt con trai băm với thịt heo, gói lá xương sông. Nướng. Có tác dụng tiêu thực, chống dị ứng, cải thiện tình trạng suy giảm tình dục.
+ Thịt bò gói xương sông: Nướng trên bếp. Ăn lá xương sông thường xuyên giúp giảm mỡ cao trong máu.
Gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích tụ quá nhiều chất béo ở mô gan và bị viêm. Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu căn bản là không có hại, tuy nhiên triệu trứng viêm gan kéo dài có thể dẫn tới xơ gan và làm giảm chức năng của gan.
Trong cách điều trị gan nhiễm mỡ, hiện tại ít thuốc được cấp phép chữa trị, và Tây y chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh này.
Tuy nhiên với đông y chúng ta có thể áp dụng các bài thuốc đơn giản sau đây để cải thiện dần tình trạng của gan nhiễm mỡ
1. Lá sen khô
Lá sen là nguyên liệu dễ kiếm, bạn có thể thu hoạch được ngay tại các ao hồ nơi mình sinh sống. Đặc biệt vào mùa hè, lá sen phát triển rất nhanh, đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để bạn thu hoạch.
Lá sen sau khi phơi khô, được bảo quản tốt sẽ dùng được rất lâu. Người bị gan nhiễm mỡ, nóng gan thì nên dùng loại lá sen bánh tẻ là tốt nhất. Cách dùng đơn giản như sau: Sao khô lá sen, cho vào đun với 200ml, đun tới khi nước còn khoảng 50ml thì đem ra uống.
2. Cây nhân trần
Cây nhân trần trong dân gian không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Loài cây là một vị thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả, đồng thời làm mát gan, giải độc cho gan, tiết dịch mật để nâng cao và bảo vệ sức khỏe.
Cây nhân trần hỗ trợ chữa bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả
Cây nhân trần hỗ trợ chữa bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả
Cách dùng cây nhân trần để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ như sau: Chuẩn bị 3g nhân trần khô, đem rửa sạch. Hãm nhân trần trong ấm nước, lấy làm nước uống hàng ngày.
3. Cây vọng cách
Vọng cách là loại cây vô cùng quen thuộc ở nước ta, xuất hiện hầu hết ở mọi nơi. Cây vọng cách rất dễ tìm kiếm nên được sử dụng phổ biến để chữa bệnh gan nhiễm mỡ cùng các triệu chứng khác liên quan đến gan nhiễm mỡ.
Áp dụng cách làm với cây vọng cách như sau: Rửa sạch một nắm lá vọng cách khô, đun nước và cho lá vào. Sau khi nấu lá với nước, cho nước thuốc vào bình và uống hàng ngày thay nước suối, nước sôi.
Trường hợp đối tượng là người thường xuyên uống rượu bia nên lấy rau lá cách ăn sống hoặc ăn luộc. Vì như vậy có thể giúp giải rượu và bảo vệ gan tốt.
4. Cà g*i leo
Cây cà g*i cũng được sử dụng để chữa bệnh gan nhiễm mỡ rất hiệu quả. Chỉ cần dùng 100g cà g*i leo khô đun với nước. Khoảng 5-10 phút sau thì có thể chắt lấy nước uống được. Lưu ý rằng bài thuốc này phải áp dụng lâu dài, từ 6 đến 12 tháng mới thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống, không uống rượu bia, uống ít đồ ngọt, ăn cá nhiều hơn thịt và thực phẩm có giàu chất xơ .Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa/ chất béo chuyển hóa: hạn chế đồ ăn chiên rán và hạn chế đồ ăn nhiều năng lượng.
Điều trị huyết áp thấp bằng đông y
Người bệnh được chẩn đoán huyết áp thấp khi mức huyết áp từ 90/60mmHg trở xuống. Trong Y Học Cổ Truyền, huyết áp thấp xảy ra do nguyên nhân khí huyết hư làm não bộ không được cung cấp đủ các dưỡng chất và gây nên triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, váng đầu, tay chân yếu...
Người bệnh huyết áp thấp có nhược điểm là mạch máu quá giòn yếu, khó co bóp tự nhiên và sự lưu thông của huyết dịch tương đối chậm nên khó xâm nhập vào mạch máu, dẫn đến triệu chứng chân tay lạnh, ảnh hưởng đến não bộ và các cơ quan nội tạng. Người bệnh thường xuyên ở trong tình trạng thiếu oxy, ảnh hưởng đến công năng não và tim.
Huyết áp thấp nguyên phát tư thế thẳng đứng có thể đi kèm với triệu chứng liệt dương, tiểu tiện không tự chủ và có thể dẫn đến triệu chứng sụp mi mắt, nói khó, đi không vững, tê dại, chân tay run... Trong trường hợp huyết áp thấp nặng xảy ra, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh, sắc mặt trắng bệnh, buồn nôn, mạch tế huyền sác...
Các bài thuốc Đông y chữa huyết áp thấp sử dụng thảo dược từ thiên nhiên được chứng minh công dụng hiệu quả, an toàn và ít tác dụng phụ đối với người bệnh. Một số bài thuốc chữa huyết áp thấp trong đông y có thể kể đến như sau:
+ Bài thuốc trà quế cam: Sử dụng 8g quế chi, 8g cam thảo, 3g quế tâm đem hãm với nước sôi uống mỗi ngày. Người bệnh nên duy trì sử dụng bài thuốc trong 50 ngày để đạt hiệu quả điều trị cao;
+ Bài thuốc táo đỏ sen gừng: Sử dụng các thảo dược tốt cho người huyết áp thấp gồm 10g táo đỏ, 30g hạt sen, 6 lát gừng tươi đem sắc uống 2 lần mỗi ngày;
+ Bài thuốc trứng luộc gừng: Sử dụng 1 quả trứng gà tươi, 1 nhánh gừng tươi đem rửa sạch và thái thành lát, bỏ vào nồi và cho thêm 1 cốc nước lã, sắc hỗn hợp đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng vào và khuấy đều, đun thêm khoảng 2 phút. Dùng như món ăn ngày 1 lần, trong thời gian 5 ngày liên tiếp;
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc đông y chữa huyết áp thấp, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và chế độ sinh hoạt điều độ cũng đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa huyết áp thấp. Các thực phẩm hỗ trợ điều trị huyết áp thấp như Nho khô, rễ cam thảo, hạnh nhân, nước chanh. Những người bị huyết áp thấp do thiếu máu nên ăn gan lợn, sữa, tôm cá, trứng gà, thịt nạc, các loại đậu, khoai lang, rau dền, rau đay, quả lựu...
Sỏi thận là một căn bệnh nguy hiểm mà người bệnh cần phải quan tâm và nên điều trị sớm nhất để tránh những trường hợp bênh tái phát nặng hơn. Thông thường, những người bị sỏi thận hay lựa chọn những phương pháp y khoa như phẫu thuật nội soi, tán sỏi qua da…để điều trị. Một số bệnh nhau khi đã can thiệp y khoa nhưng không điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt vẫn có thể bị tái phát sỏi thận. Vậy làm cách nào có thể điều trị sỏi thận và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, bài viết sau đây sẽ mách bạn bài thuốc rất đơn giản có thể áp dụng tại nhà bằng loại nguyên liệu sẵn có dễ tìm đó là quả sung.
Bước 1: Đem những quả sung vừa chọn được rửa thật sạch để loại bỏ vi khuẩn và bụi bặm bám trên quả, sau đó để cho thật ráo nước.
Bước 2: Dùng dao thái mỏng hoặc đập dập những quả sung này ra và phơi khô chúng (phơi khoảng 3 -4 nắng là có thể sử dụng được).
Bước 3: Tiếp theo, hãy lấy lượng sung đã phơi khô này đem sao cho vàng rồi hạ thổ bằng cách đổ xuống đất.
Bước 4: Đem sung này đi sắc với nước uống theo tỷ lệ cứ 200 gram sung thì đổ khoảng 4 chén nước. Sắc nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 1 chén thì chắt ra uống.
Cách khác chúng ta có thể dùng lát sung khô tán thành bột mịn uống ngày 3 lần mỗi lần 1/2 thìa cà phê.
Phương pháp này nên được áp dụng mỗi ngày và uống sau mỗi bữa ăn cho những người bị bệnh thận sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra chúng ra có thể dùng nước ép dứa, nước râu ngô, hay đu đủ xanh rắc muối đem hấp cách thủy ăn 1-2 lần trong ngày sau các bữa ăn chính cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị sỏi thận.
Lưu ý : Các bài thuốc này có tác dụng với các loại sỏi kích thước dưới 7mm, sỏi kích thước lớn cần đến các bệnh viện để can thiệp y khoa xử lý.
Viêm loét dạ dày tá tràng dương tính với HP có thể chữa khỏi bằng bột sắn dây!
Sắn dây còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như cam cát căn, cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây… là loại cây mọc ở vùng nhiệt đới.
Đây là loại cây thân leo, sống lâu năm, phần củ của nó có thể sử dụng làm thức ăn hoặc dùng để điều trị nhiều căn bệnh như giảm mỡ trong máu, đi cầu ra máu, nhức đầu, trị sốt, khát nước ung nhọt, đau tức bụng, rôm sảy do thời tiết… Bên cạnh đó, bột sắn dây còn được xem là vị thuốc chữa đau dạ dày rất hiệu quả.
Sở dĩ bột sắn dây có thể dùng để chữa đau dạ dày bởi lẽ:
Trong bột sắn dây nguyên chất có tính đông đặc, khi hấp thu vào cơ thể sẽ đi vào thành ruột và làm trung hòa acid trong ruột, làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu.
Ngoài ra, theo Giáo sư Dhamananda – Viện trưởng viện nghiên cứu y học cổ truyền Oregan nhận định: Trong bột sắn dây có chứa chất plavonodit – chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tuần hoàn cho cơ thể, do đó khi dùng bột sắn dây sẽ có tác dụng ức chế vi khuẩn HP , bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Từ những lý do trên chứng tỏ rằng bột sắn dây có tác dụng chữa được các bệnh về đau dạ dày, bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, đầy hơi khó tiêu,… giúp giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày.
2. Cách chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây
Để chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây, các bạn nên kết hợp thêm với chuối hột xanh, mật ong và bột nghệ. Cả 3 loại thảo dược này đều là các thảo dược dùng để chữa bệnh đau dạ dày, nếu kết hợp thêm với bột sắn dây thì công dụng sẽ tốt hơn rất nhiều. Để dùng bài thuốc này chữa đau dạ dày, cách làm như sau:
+ Chuẩn bị nguyên liệu:
2 chén bột sắn dây
2 chén bột nghệ vàng
2 chén bột chuối hột (chọn loại chuối hột non, đem phơi khô và xay thành bột)
500ml mật ong
+ Cách làm:
Cho tất cả cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, dùng đũa trộn đều chúng lại với nhau.
Rửa sạch tay, đeo bao tay dùng để chế biến thực phẩm vào và trộn đều nguyên liệu 1 lần nữa, sau đó viên thành các viên nhỏ như hạt đậu đen.
Đem phơi các viên thuốc đã thu được ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khi các viên thuốc khô thì bảo quản trong hũ có nắp đậy để sử dụng dần.
+ Cách dùng:
Dùng bài thuốc này rất đơn giản, mỗi ngày ăn 9 viên, chia làm 3 lần ăn (mỗi lần 3 viên), ăn trước 3 bữa sáng-trưa-tối 30 phút. Sau 1 tháng sẽ cảm thấy bệnh đau dạ dày giảm hẳn, các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ chua,… hầu như biến mất hoàn toàn.
Bện đái tháo đường ( bệnh tiểu đường ) và các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường đơn giản tại nhà bằng các loại lá thông dụng !
Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat (đường) do hormon insulin của tuyến tụy tiết ra bị thiếu (tương đối hoặc tuyệt đối), hoặc do giảm/mất tác động hiệu quả lên mô đích (kháng insulin). Hậu quả đưa đến tình trạng đường (glucose) trong máu cao, vượt ngưỡng đường của thận, nước tiểu có đường, trong thời gian dài gây biến chứng mạch máu trầm trọng ở tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Hiện nay, các dạng đái tháo đường thường gặp nhất là đái tháo đường type (loại) 1, 2 và đái tháo đường thai kỳ.
- Đái tháo đường type 1 hay tiểu đường type 1, được cho là xảy ra do phản ứng tự miễn khiến cơ thể bạn ngừng sản xuất insulin. Những người mắc bệnh sẽ phải dùng insulin nhân tạo mỗi ngày trong suốt cuộc đời.
- Đái tháo đường type 2 hay tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Không giống như đái tháo đường type 1, ở người mắc đái tháo đường type 2, các tế bào đề kháng insulin, nghĩa là không phản ứng hiệu quả với insulin như trước đây, mặc dù cơ thể vẫn tạo ra insulin.
- Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh có thể hết sau khi sinh.
Để điều trị đái tháo đường Type, chúng ta có thể áp dụng 2 bài thuốc đơn giản sau:
Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu : 80gram lá khổ qua ( mướp đắng) khô + 20 gram lá vối khô .
Cách dùng : Hàng ngày lấy 30gram lá khô hỗn hợp theo tỷ lệ trên hãm/ đun với 1 lít nước sôi dùng làm nước uống hàng ngày
Bài thuốc số 2:
Thành phần : 30 gram lá ổi khô + lá sung khô ( Lá sung tật là tốt nhất, như hình minh họa)
Cách dùng: Hàng ngày lấy 30gram lá khô hỗn hợp theo tỷ lệ trên hãm/ đun với 1 lít nước sôi dùng làm nước uống hàng ngày.
Hai bài thuốc trên hoàn toàn lành tính, giúp hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan, thận, và thị lực.
Bên cạnh sử dụng bài thuốc trên bệnh nhân kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, không sử dụng rượu, bia hay các chất kích thích. Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh!
Đông ăn củ cải, Hạ ăn gừng !
Nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục với các lý do sau đây:
1. Vì sao nên ăn củ cải vào mùa Đông?
Vào mùa đông, con người thường có xu hướng bồi bổ quá mức, ít vận động, trời lạnh khiến khả năng chuyển hóa chậm và kém hơn. Cho nên dạ dày vào mùa Đông thường gặp nhiều áp lực hơn mùa hè, gây ra tình trạng dương khí dư thừa, gây nóng dạ dày, để lâu có thể sinh ra nhiều bệnh.
Theo y học cổ truyền, để giải quyết các vấn đề về dương khí, cần phải dưỡng âm. Củ cải tính ngọt, tươi và giòn, không chỉ có tác dụng điều chỉnh khí huyết mà còn giúp thải được dương khí dư thừa ra ngoài.
Như vậy, việc ăn củ cải vào mùa đông có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, củ cải còn có một số công dụng giúp ấm phổi, giải đờm, giảm ho hiệu quả, giảm tình trạng đau họng, khản tiếng, ho khan. Ngoài ra, củ cải còn giúp tiêu viêm, nóng trong, mụn nhọt, nóng phổi. Uống nước củ cải trắng giúp giảm huyết áp, hạ cholesterol, hạ lipid trong máu, làm giãn mạch máu, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
2.Tại sao mùa hè nóng bức lại ăn gừng ?
Thông thường, chúng ta thường nghĩ mùa Hè nóng ăn gừng càng gia tăng cảm giác nóng bức. Tuy nhiên ăn gừng vào mùa Hè còn tốt hơn mùa Đông. Bởi vào mùa nè, năng lượng dương của cơ thể thoát ra bên ngoài, bên trong thiếu hụt, dẫn đến tình trạng thiếu dương khí. Cho nên việc lựa chọn một số thực phẩm có tính ấm để cân bằng dương khí trong cơ thể là rất quan trọng.
Vào mùa Hè, nhiệt độ bên ngoài cao dẫn đến tình trạng giãn nở lỗ chân lông. Khi đột ngột bước vào phòng điều hòa hoặc tắm nước lạnh có thể dễ bị nhiễm bệnh. Cũng bởi thói quen ăn nhiều đồ lạnh cho nên đây là thời điểm cơ thể bên trong bị thiếu nhiệt. Việc ăn gừng có thể giúp phòng ngừa cảm lạnh, tiêu chảy, giảm đầy bụng...
Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào ?
Con người được biết đến là sinh vật có nhiều trạng thái cảm xúc nhất, thông qua đó, mỗi người sẽ biểu lộ tính cách cá nhân khác nhau, vô cùng đa dạng và phức tạp.
Biểu lộ cảm xúc thái quá, lặp lại thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Mỗi một cảm xúc bị tích tụ đều có thể gây ra bệnh lý cho một hoặc một số bộ phận trong cơ thể:
- Lo quá hại Tỳ
- Buồn quá hại Phế
- Vui quá hại Tâm
- Giận quá hại Can
- Sợ quá hại Thận
👉 Đó chính là lý do, lo âu thì không muốn ăn, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa
👉Buồn phiền thì người mệt mỏi, mất khí lực, có thể gây ra bệnh phế quản kéo dài, ho kéo dài, thậm chí ho ra máu
👉Vui quá là chỉ sự hưng phấn quá độ, gây đau ngực, nhồi máu cơ tim
👉Giận giữ, căng thẳng, nóng giận ảnh hưởng đến can, gây ra người nóng, cáu gắt, bốc hỏa, mụn nhọt...
👉Sợ quá làm thận ko tự chủ được, có thể tiểu tại chỗ, nhẹ hơn thì rối loạn sinh lý tiểu tiện...
Điều hòa tâm trạng, cảm xúc cũng như là điều hòa cơ thể, để mọi thứ được cân bằng, sẽ phòng trừ được rất nhiều bệnh.
Mỗi người chúng ta hãy tìm cách thư giãn và giải tỏa cảm xúc để giúp cuộc sống trở nên nhiều màu sắc và có một cơ thể luôn luôn khỏe mạnh nhé! ❤
Nối tiếp bài viết về tác dụng của kha tử và mật ong, bài viết này trang sẽ tiếp tục chia sẻ về cách ngâm kha tử với mật ong và cách sử dụng để mang lại hiệu quả điều trị cao.
1.Cách ngâm kha tử với mật ong
Cách ngâm kha tử với mật ong khá dễ dàng, bạn có thể thực hiện tại nhà theo các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Mật ong: 1 lít mật ong nguyên chất.
+ Quả kha tử: 400-500g quả khô, nếu dùng quả tươi nên chọn quả có vỏ màu vàng nâu, thịt chắc sau đó đem phơi khô.
+ 1 lọ thủy tinh dung tích phù hợp, có nắp đậy.
Cách ngâm:
- Rửa sạch quả kha tử, để ráo nước, có thể sao qua trên bếp.
- Giã dập quả kha tử, bỏ phần hạt, lấy phần thịt quả cắt nhỏ.
- Tráng rửa bình thủy tinh, nên tráng nước sôi và phơi khô.
- Cho phần thịt quả kha tử vào bình thủy tinh.
- Thêm mật ong nguyên chất sao cho ngập phần kha tử.
- Đậy nắp kín, sau khoảng 1 tháng là có thể dùng được.
Cách sử dụng:
- Trẻ từ 1-6 tuổi: Lấy 1 thìa cà phê kha tử ngâm mật ong hòa với 1 cốc nước ấm, uống mỗi ngày 2-3 cốc.
- Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn: Pha 1 thìa kha tử ngâm mật ong với nước ấm, hoặc uống trực tiếp, mỗi ngày 3-5 lần.
- Ngoài ra, nên kết hợp uống và ngậm lát kha tử trong miệng từ 10-15 phút để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Khi sử dụng kha tử ngâm mật ong, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kha tử ngâm mật ong cho tác dụng từ từ, cơ thể cần thời gian hấp thu nên cần kiên trì áp dụng phương pháp trong một thời gian dài.
- Người bị ho, viêm họng do phế thực, táo bón, thấp nhiệt tích trệ, trẻ dưới 12 tháng tuổi,... không nên dùng bài thuốc kha tử ngâm mật ong.
- Bảo quản bình ngâm nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời, nếu muốn bảo quản lâu hơn, có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
- Khi ngậm kha tử ngâm mật ong, hãy ngậm và nuốt lấy nước từ từ để làm tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Do kha tử có vị chát nên có thể trẻ em sẽ không thích nên người lớn không nên ép trẻ.
- Không sử dung quá 3 quả kha tử/ngày.
Trời nồm miền Bắc với khí hậu lạnh và ẩm thường khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng và ho. Đây là do tình trạng thay đổi nhiệt độ môi trường, khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì độ ẩm và nhiệt độ bình thường. Điều này dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt là với hệ thống hô hấp nhạy cảm của con người.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm họng hoặc ho kéo dài, hãy thử sử dụng kha tử ngâm mật ong .Đây là vị thuốc hàng đầu chữa viêm họng, ho, khản tiếng.
Theo y học cổ truyền quả kha tử có bị chua, đắng, chát, nên được quy vào kinh phế và đại tràng. Vị thuốc có công dụng chính là liễm phế, trị phế hư, trừ ho, làm sạch phổi, trị hen, viêm hầu họng, khàn tiếng.
Theo y học hiện đại kha tử giúp giảm ho rõ rệt nhờ hoạt chất có tên Polysaccharide. Ho có đờm lâu ngày không khỏi… Trong thí nghiệm lâm sàng, người bệnh sau khi uống kha tử 30 phút, giảm ho rõ rệt.
Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường tự nhiên cùng các hoạt chất axit amin, vitamin C, E, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa…Nó không chỉ giúp điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp, ung thư… mà còn được sử dụng như một vị thuốc trị ho và các bệnh liên quan tới đường hô hấp hiệu quả.
Sự kết hợp giữa quả kha tử và mật ong là một bài thuốc đông y giúp người bệnh đẩy lùi các triệu chứng ho khan, ho có đờm, sưng rát cổ họng, viêm nhiễm đường hô hấp.
Kha tử ngâm mật ong hoàn toàn lành tính, sự dụng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Cách làm và sử dụng cho từng đối tượng như nào để đạt hiệu quả cao, cùng theo dõi các bài tiếp theo của trang Chăm Sóc Sức Khỏe Đông Y - Thảo Dược
Click here to claim your Sponsored Listing.
Category
Contact the practice
Telephone
Website
Address
Vinh Yen
280000
Thôn My Kỳ, Xã Bá Hiến, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Vinh Yen
Thôn Đồng Quạ, Xã Đạo Trù, Huyện Tam Đảo
Vinh Yen, 1001
Cùng nhau chia sẻ về bệnh tiền đình và cách khắc phục căn bệnh này
Thôn Đồng Quạ, Xã Đạo Trù, Huyện Tam Đảo, Thôn Đồng Quạ, Xã Đạo Trù, Huyện Tam Đảo
Vinh Yen, 1001
Cùng chia sẻ bệnh rối loạn tiền đình và cùng nhau khắc phục căn bệnh nguy hi?
Vinh Yen, 280000
Sứ Mệnh mang lại cơ thể KHOẺ MẠNH, CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC và nâng cao CHẤT LƯ?
Thôn Đồng Qụa, Xã Đạo Trù, Huyện Tam Đảo
Vinh Yen, 1000000
Thầy LÝ VĂN THỦY nhận chữa RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH, CAO HUYẾT ÁP, ĐAU ĐẦU, MẤT NGỦ cho bà con
Vinh Yen
Kẹo giảm cân và thạch giảm cân bảo lưu vóc dáng- đánh bay mỡ thừa
Ngõ 8, Đường Chùa Hà, Xã Định Trung, Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Vinh Yen, 280000
Sỉ & lẻ giảm cân Tiến Hạnh VIP Plus, giảm cân Sờn Lỳ Tiến Hạnh, lăn tan mỡ cao lá ổi collagen giá tốt