BSi Quyết

Thuốc cổ truyền dân gian Bài thuốc cổ truyền dân tộc

06/10/2020

2 vị thuốc quý chữa hiếm muộn ở nam giới

Tiên mao hay còn gọi là sâm cau (Curculigo orchioides) Gaertn., họ sâm cau (Hypoxidaceae). Vị thuốc là thân rễ (Rhizoma Curculiginis).

Tiên mao hay còn gọi là sâm cau (Curculigo orchioides) Gaertn., họ sâm cau (Hypoxidaceae). Vị thuốc là thân rễ (Rhizoma Curculiginis). Ở Việt Nam, sâm cau có ở vùng núi tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang. Về thành phần hóa học, trong thân rễ sâm cau chứa các thành phần saponin thuộc nhóm cycloartan triterpenic như curculigo saponin A F, các triterpen penta cyclic, các phenyl glucosid: Corchiosid A. Về tác dụng sinh học, rễ sâm cau dạng cao cồn có hoạt tính hormon sinh dục nam và kích thích miễn dịch. Còn có tác dụng chống viêm, chống co giật, an thần, tăng hoạt động của buồng trứng, tăng trọng lượng tử cung và tăng co bóp tử cung.

Theo Y học cổ truyền (YHCT), sâm cau có vị cay, tính nhiệt, có độc. Quy vào kinh thận, can tỳ. Tác dụng bổ thận dương, cường gân cốt, trừ hàn thấp. Trị dương nuy, tinh lạnh, gân cốt mềm yếu, lưng gối đau lạnh, dương hư lãnh tả; đồng thời làm tăng thêm sức nóng cho cơ thể.Liều dùng chung 3-10g. Tiên mao thường dùng phối hợp với các thuốc bổ dương khác như thỏ ty tử, câu kỷ tử, dâm dương hoắc để tăng thêm tác dụng.

Tiên linh tỳ

Tiên linh tỳ còn có tên là dâm dương hoắc. Vị thuốc là cành và lá đã phơi hay sấy khô của nhiều loài dâm dương hoắc [Epimedium sagittatum ( Sieb. et Zucc.) Maxim.], họ hoàng liên g*i (Berberidaceae). Ở nước ta có 2 loài tiên linh tỳ được khai thác. Chúng mọc ở vùng núi cao trên 1.500m, như Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.

Về thành phần hóa học, lá dâm dương hoắc chứa prenylflavon glucosid, epimedosid A, epimedin B, C, sagittatosid A, B... Về mặt sinh học, dâm dương hoắc có tác dụng làm tăng lượng hormon sinh dục testosteron trên động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, dạng lá tươi không có tác dụng.

Theo YHCT, dâm dương hoắc có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy vào các kinh can, thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp đau nhức. Trừ tê bì, co quắp chân tay. Dùng khi thận dương hư nhược, dương nuy, di tinh, tảo tiết. Dâm dương hoắc được dùng chữa một số chứng sau:

Chữa liệt dương: phối hợp với tiên mao, ngũ gia bì mỗi vị 125g; long nhãn 40g. Các vị ngâm với rượu gạo 3-4 tuần lễ. Mỗi lần uống 20-30ml vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

Chữa xuất tinh sớm (tảo tiết): dâm dương hoắc, phá cố chỉ, thục địa, hoài sơn, hồ lô ba, thỏ ty tử, ba kích thiên, ích trí nhân, phục linh, sơn thù nhục mỗi vị 500g. Tất cả nghiền bột mịn, làm hoàn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần.

Phương thuốc “Tán dục đan”

“Tán dục đan” là phương thuốc quý của YHCT, dùng trị chứng hiếm muộn ở nam giới. Trong trường hợp dương vật không cương cứng hoặc có cương nhưng không bền, lưng gối đau mỏi, hoạt tinh, số lượng tinh trùng giảm sút, không đủ để thụ thai. Phương này gồm có các vị: thục địa, đương quy mỗi vị 16g; bạch truật, nhục thung dung, ba kích, kỷ tử, đỗ trọng, tiên mao mỗi vị 12g; phụ tử (chế), sơn thù, tiên linh tỳ mỗi vị 8g; phỉ tử 7g, xà sàng tử, nhục quế mỗi vị 6g.

Trong thành phần phương Tán dục đan có nhiều vị thuốc chứa tinh dầu nên bào chế theo 3 cách:

Dạng đan (dạng viên tròn nhỏ): đem các vị thuốc mà thành phần chứa tinh dầu như đương quy, bạch truật, phỉ tử, nhục quế, và những vị thuốc có thể chất mỏng manh, xốp, giòn như kỷ tử, sơn thù, xà sàng tử tán thành bột mịn. Các vị còn lại như tiên mao, tiên linh tỳ, thục địa, nhục thung dung, ba kích, đỗ trọng, phụ tử (chế) nấu thành cao mềm. Phối hợp bột mịn với cao làm thành viên hoàn nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g, trước bữa ăn 1giờ 30 phút.

Thuốc sắc: đem đương quy, bạch truật, phỉ tử, quế nhục tán thành bột mịn. Các vị còn lại sắc 3 lần, mỗi lần đun sôi 1 giờ. Gộp dịch chiết chia 3 lần, uống trước bữa ăn 1giờ 30 phút. Mỗi lần uống lấy 1/3 lượng bột của 4 vị thuốc trên quấy đều rồi uống.

Nếu không tán bột, đem 4 vị thuốc sắc vào 30 phút cuối của lần sắc thứ 3. Làm như vậy để chống thất thoát những hoạt chất là thành phần bay hơi có trong vị thuốc.

Thuốc rượu: đem tất cả các vị thuốc trong phương ngâm vào rượu gạo có nồng độ ethanol khoảng 35-40 độ trong 3 tuần lễ, gạn rượu, uống riêng. Tiếp tục ngâm lần 2, lần 3. Cũng có thể gộp dịch chiết cả 3 lần ngâm. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

02/10/2020

Nho và rượu nho, món quà quý của thiên nhiên

Ở Việt Nam có khoảng 5 - 6 loài nho. Nho chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, là một loại quả ngon...

Quả nho là nguồn nguyên liệu chính để chế rượu vang. Chất resveratrol có trong vỏ nho là chất chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E; nước ép nho đỏ có hoạt tính chống oxy hóa mạnh gấp 3 lần nước ép cà chua, cam và bưởi. Vỏ nho tím chứa flavonoids giúp làm giảm huyết áp, tăng HDL và giảm LDL để bảo vệ tim mạch. Các polyphenol là chất nhũ hóa các mảng lipid trong xơ vữa mạch máu làm các mảng xơ vữa tan dần nên nho và rượu vang đỏ thích hợp cho những người nhồi máu cơ tim và huyết áp cao...

Theo Đông y, quả nho vị ngọt, chua, tính bình; vào tỳ, vị, thận. Tác dụng bổ khí dưỡng huyết, cường kiện cân cốt, lợi thuỷ trừ thấp.

Rễ cây nho (bồ đào căn): vị ngọt, sáp, tính bình, có tác dụng trừ phong thấp, lợi niệu.

Dây nho (cả lá - bồ đào đằng diệp): vị ngọt, sáp, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ, thẩm thấp, giải độc.

Quả nho dùng tốt cho người suy nhược sau điều trị bệnh dài ngày, viêm nhiễm sốt cao, da khô, miệng họng khô, khát nước, viêm thận, phù nề, huyết niệu, tiểu giắt tiểu buốt, đau nhức do phong thấp.

Dây và lá nho dùng cho người bị phù nề tiểu ít, ung nhọt, viêm kết mạc mắt, đau mắt đỏ, đau sưng khớp, giải độc.

Liều dùng, cách dùng: mỗi ngày dùng 30g nho khô hoặc 250g nho tươi. Có thể ăn quả nho tươi, mứt nho, nước ép nho, xi rô nho, rượu nho hoặc cháo.

Một số bài thuốc có nho

Bài 1: rễ nho tươi 100g (hoặc rễ khô 50g) sắc lấy nước uống. Trị đau nhức do phong thấp, phù thũng, tiểu ít.

Bài 2: nho tươi 150g, mã thầy 15 củ. Mã thầy gọt bỏ vỏ, nho rửa sạch, cho cả hai thứ vào xay nhỏ, thêm ít nước sôi để uống. trị tăng huyết áp.

Bài 3: nho khô 20g, câu kỷ tử 10g, thảo quyết minh 5g. Hãm uống trong ngày. Trị thị lực suy giảm.

Món ăn thuốc có nho

Nho ăn tươi: nho tươi 250g (rửa sạch ăn tươi) ngày 1-2 lần. Dùng cho người mắc các chứng âm hư nội nhiệt, nhiệt bệnh thương tân, có biểu hiện sốt nóng, da khô, môi miệng khô, khát, trạng thái kích ứng, mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng.

Nước ép nho: nho tươi 250g ép vắt nước, thêm 1 ly nước sôi, khuấy đều uống nóng. Món này rất tốt cho người bị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ít màu vàng đục (viêm đường tiết niệu).

Nước nho ngó sen: nước ép nho 50ml, nước ép ngó sen 50ml; cả hai trộn khuấy đều. Ngày uống 2 lần. Dùng tốt cho người bị sỏi đường tiết niệu, niệu huyết, tiểu rắt buốt và đau.

Cháo nho đại táo: nho khô 30g, đại táo 15g, gạo tẻ 60-100g vo sạch. Tất cả nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người bị viêm thận phù thũng, động thai doạ sẩy.

Cháo nho bách hợp: nho khô 50g, bách hợp 20g, gạo tẻ 50g vo sạch. Nấu cháo. Chữa ho nhiều đờm.

Rượu nho: trước khi đi ngủ, uống 10ml rượu nho rất tốt cho người mất ngủ, suy nhược thần kinh sau bệnh dài ngày, ăn kém chậm tiêu. Ngoài ra còn có tác dụng hoạt huyết an thai.

Rượu vang chế từ nho đỏ: 30-50ml, uống trong bữa ăn. Tác dụng kích thích tiêu hóa và dùng tốt cho người bị xơ vữa mạch máu có nguy cơ nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp.

Kiêng kỵ: Người có hội chứng lỵ, tiêu chảy không nên dùng nhiều. Người đang dùng thuốc trị tăng huyết áp (nhóm đối kháng calci: amlodipin, nefedipin, diltiazem, verapamil, nicardipin...) do hợp đồng tác dụng hạ huyết áp khó kiểm soát; người đang dùng các loại thuốc ức chế men chuyển (benazepril, captopcil, cilazapril, enalapril...) do gây tăng kali trong máu, không dùng quả nho.

28/09/2020
28/09/2020

Thuốc và món ăn cho sản phụ ít sữa, thiếu sữa

Sau khi đẻ, nhiều sản phụ không có sữa hoặc ít sữa, còn gọi là sữa không xuống.

Sản phụ sau đẻ khí huyết bị hư nhược thường có các biểu hiện: sữa không xuống hoặc xuống ít, vú không căng đau, sắc mặt xanh nhợt hoặc sạm vàng, da khô, mỏi mệt, đầu choáng, tai ù, hồi hộp, đoản khí, tự ra mồ hôi, ăn ít, đại tiện lỏng, tiểu dắt, lưỡi nhợt ít rêu, mạch tế hư. Phương pháp chữa là bổ khí huyết, thông sữa. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: bạch truật 12g, thục địa 12g, đảng sâm 16g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, kỷ tử 12g, xuyên khung 8g, mộc thông 8g, thông thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Thông nhũ đan gia giảm: đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 8g, mạch môn 8g, cát cánh 6g, mộc thông 8g, thông thảo 6g, móng giò lợn 2 cái. Sắc uống ngày 1 thang.

Phép điều dưỡng: Mỗi ngày chị em nên dùng 3-5 cái móng giò lợn ninh lấy nước uống, chỉ trong 5-6 ngày là có sữa; hoặc mỗi ngày lấy vài con cá diếc, ninh lấy nước uống, trong 3-4 ngày sẽ nhiều sữa.

Khi đã có sữa, muốn có nhiều hơn, nên dùng bài Bát trân thang để bổ khí huyết: nhân sâm 8g, bạch linh 8g, bạch truật 8g, cam thảo 6g, xuyên khung 6g, đương quy 8g, thục địa 8g, bạch thược 8g, sinh khương 3 lát, hồng táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý: Không dùng mạch nha, sơn tra, thần khúc, là những vị thuốc làm mất sữa.

Một số món ăn thuốc chữa sản phụ ít sữa:

Canh chân giò: móng giò 2 cái, mộc thông 20g. Mộc thông nấu lấy nước (bỏ bã) nấu với chân giò, thêm gia vị thích hợp.

Cháo chân giò: móng giò 1 cái, gạo tẻ 100g vo sạch. Nấu thành cháo, thêm gia vị.

Chân giò hầm đậu phộng: lạc hạt 90g, móng giò 1 cái. Lạc hạt nghiền vụn, móng giò làm sạch chặt khúc, thêm gia vị hầm nhừ.

Chân giò hầm thông thảo: chân lợn đen 1 cái, thông thảo 4g, có thể thêm nhân sâm 2-4g. Chân lợn làm sạch chặt nhỏ, hầm với thông thảo và nhân sâm. Món này rất tốt cho sản phụ sau đẻ ít sữa.

Vừng đen ăn với chân giò hầm: móng chân giò 1 cái, vừng đen 250g. Vừng đen rang chín, tán mịn để sẵn. Mỗi lần ăn 10-15g, ăn kèm với canh chân giò hầm, ngày 3 lần.

Kết hợp châm cứu hoặc day ấn các huyệt: chiên trung, thiếu trạch, nhũ căn, hợp cốc, túc tam lý, tỳ du, trung quản.

Nhĩ châm: vị trí tuyến vú, tuyến nội tiết, can.

Vị trí huyệt:

Chiên trung: ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (nam giới) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (phụ nữ).

Thiếu trạch: cạnh góc trong chân móng tay út cách 0,1 tấc, trên đường tiếp giáp da gan tay - mu tay.

Nhũ căn: ở giữa gian sườn 5, thẳng dưới đầu vú, cách đường giữa ngực 4 tấc.

Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

Túc tam lý: dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chày và xương mác. Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó đo ra 1 tấc là huyệt.

Tỳ du: dưới g*i sống lưng 11 đo ngang ra 1,5 tấc, ngang huyệt tích trung.

Trung quản: lỗ rốn thẳng lên 4 tấc, hoặc lấy ở điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn - và đường gặp nhau của 2 bờ sườn.

26/09/2020

8 bài thuốc cực dễ làm trị ho, tiêu đờm

Ho có đờm thường là triệu chứng khi bị cảm, viêm họng, viêm phế quản,... Người bệnh thường có cảm giác đau rát họng kèm theo ho, vướng đờm ở cổ, người mệt mỏi,...

Ho có đờm thường là triệu chứng khi bị cảm, viêm họng, viêm phế quản,... Người bệnh thường có cảm giác đau rát họng kèm theo ho, vướng đờm ở cổ, người mệt mỏi,... Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc có tác dụng giảm ho, tiêu đờm như sau:

Bài 1: Phật thủ 30g, đường phèn 15g, hấp cách thủy 30 phút, ngày ăn một lần. Ăn liền 1 tuần. Hoặc: Phật thủ khô 6g, bán hạ chế với nước gừng 6g. Cho các vị vào ấm, sắc với 400ml nước cho tới khi còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên pha thêm ít đường cho dễ uống. Dùng trị ho do viêm phế quản mạn tính.

Bài 2: Quả quất 1-2 quả, rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, cho thêm 3 thìa cà phê mật ong rồi đem hấp cách thuỷ trong 15 - 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước chín rồi chia uống vài lần trong ngày. Dùng 3-5 ngày. Dùng tốt trong các trường hợp ho có đờm, đau rát họng do viêm họng.

Bài 3: Cát cánh 6g, hạnh nhân 9g, lá tía tô 9g, bạc hà 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày, uống 3-5 ngày liền. Chữa ho do lạnh có đờm loãng.

Bài 4: Quả la hán 20g, nước 500ml. Cho quả la hán vào cốc, cho nước sôi đậy lại, ngâm 30 phút, uống ấm thay trà trong ngày. Công dụng: Trị ho, long đờm, thanh nhiệt, nhuận phế. Dùng trong trường hợp bị ho do viêm phế quản.

Bài 5: Lê 1 quả, gọt vỏ bỏ hạt, cắt núm, khoét bỏ lõi; cho 10g bột xuyên bối mẫu, 30g đường phèn cho vào bên trong quả lê. Hấp cách thuỷ ăn trong 1-2 lần sáng và tối, có tác dụng chữa ho có đờm đặc do viêm phế quản.

Bài 6: Hạnh nhân 9g, la bạc tử 12g, bách bộ 9g, bạch giới tử 12g, cát cánh 9g, tử uyển 9g, khoản đông hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 5-7 ngày. Chữa ho có đờm do cảm lạnh.

Bài 7: Tang bạch bì, tiền hồ, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị 10g; Khoản đông hoa 8g, cát cánh 5g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang. Uống liền 1 tuần. Chữa viêm phế quản, ho, khó khạc đờm.

Bài 8: Lá dâu 12g, cam thảo 4g, cát cánh 8g, tỳ bà diệp 12g. Sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liền 2 - 4 ngày. Chữa ho do nóng, đờm dính quánh.

26/09/2020

Con hàu làm thuốc

Theo Đông y, vỏ hàu có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, làm dịu, giảm đau. Thịt hàu vị ngọt, tính ấm, có tác dụng hạ áp, lợi tiểu, trừ nóng khát, hư tổn.

Con hàu (hàu sông) còn có tên gọi là hàu, hào có nhiều ở các tỉnh miền duyên hải phía Bắc nước ta. Thịt hàu sông ngon và ngọt, thường được dùng dưới dạng thức ăn - vị thuốc, là đặc sản rất được ưa chuộng. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ hàu (mẫu lệ) và thịt hàu (mẫu lệ nhục). Vỏ hàu chứa nhiều canxi, magie, sắt, nhôm và chất hữu cơ. Thịt hàu chứa nhiều nước, protid, lipid, các vitamin nhóm B và C, kẽm và iod.

Theo Đông y, vỏ hàu vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, vào kinh can và thận, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, làm dịu, giảm đau. Thịt hàu vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ áp, lợi tiểu, trừ nóng khát, hư tổn.

Hàu sông được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Chữa mồ hôi trộm, nổi hạch: mỗi ngày uống 8g bột vỏ hàu với nước ấm, có thể phối hợp với lá dâu non làm thành viên. Dùng nhiều ngày.

Chữa đau dạ dày, ợ chua: bột vỏ hàu sông 8g, bột cam thảo 8g trộn đều, uống với nước ấm. Dùng nhiều ngày.

Chữa tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, suy gan:

Mẫu lệ sông 12g, giả thạch sống 12g, ngưu tất 12g, long cốt sống 12g, quy bản sống 12g, mạch nha 12g, nhân trần 12g, bạch thược 20g, huyền sâm 16g, thiên môn 12g, xuyên luyện tử 12g, đương quy 12g, cam thảo 4g.

Thịt hàu sông 50g, thịt trai 50g, gạo tẻ 100g. Tất cả làm sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu nhừ thành cháo, chia ăn hai lần trong ngày.

Trị chứng gan lách sưng to: mẫu lệ 12g, táo nhân 12g, đan bì 12g, quy vĩ 12g, trạch lan 12g, xuyên sơn giáp 6g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Sắc uống.

Chữa đái dắt, đái són: bột vỏ hàu sông 40g nhồi vào b**g bóng lợn rồi nấu nhừ. Bỏ bột vỏ hàu, thái nhỏ, ăn trong ngày.

Chữa ngọc hành sưng đau ở trẻ em: vỏ hàu nung đỏ, tán bột trộn với đào nhân giã nát (lượng bằng nhau) thêm nước thành bột nhão, đắp.

Chữa mộng tinh, di tinh: vỏ hàu sông đã chế biến 50g, lộc giác sương 50g. Hai vị trộn đều, tán nhỏ, uống ngày 8 - 16g với nước sắc dây tơ hồng 30g.

Chữa khí hư: vỏ hàu sông đã chế (40g), phèn chua phi 40g tẩm đồng tiện, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 4g.

Kiêng kỵ: Những người có chứng hư hàn không được dùng thịt hàu sông.

25/09/2020

Những tác dụng chữa bệnh ít biết của bắp cải

Bắp cải là loại rau của mùa đông, ngoài giá trị dinh dưỡng cao trong bữa ăn hàng ngày, thì tác dụng chữa bệnh của bắp cải được ít người biết đến.

Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của băó cải. Vì vậy, bắp cải được người La Mã trân trọng gọi là "Loại rau thứ nhất".

Bắp cải phòng bệnh ung thư

Những nghiên cứu khoa học mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Michigan (Mỹ) đã kết luận rằng những phụ nữ ăn 4-5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú. Vì trong bắp cải có một nhóm hoạt chất indol. Qua thực nghiệm cho thấy chất này làm giảm tỷ lệ ung thư vú.

Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New York cho thấy, tập quán ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%.

Còn Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol, giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.

Bắp cải có tác dụng chống viêm loét đường tiêu hóa

Năm 1948, người ta đã phát hiện trong cải bắp có chứa vitamin U có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột; do đó, bắp cải có thể dùng làm thuốc chống loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng. Dùng nước ép hoặc nước cốt bắp cải tươi uống trong ngày với liều 1000ml chia làm 4-5 lần uống (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng hai tháng, thấy có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm.

Nước ép bắp cải được chứng minh có hiệu quả rõ rệt trong việc giúp lành vết loét, thành sẹo nhất là loét dạ dày, tá tràng, ruột. Từ thập niên 40, các thấy thuốc Hoa Kỳ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải. Họ tiến hành một cuộc thí nghiệm cho những người bị loét dạ dày tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần. Sau đó qua nội soi, các chuyên gia đã cho thấy có sự hình thành một lớp màng nhầy có hai chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, họ còn xác định một họat chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày chỉ có trong bắp cải tươi và hàm lượng cao khi còn tươi xanh. Vì vậy nếu bạn bị loét dạ dày, tá tràng hãy uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt.

Bắp cải: Thầy thuốc của người nghèo

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp….

Sau đây là một số bài thuốc dân gian thường sử dụng từ bắp cải:

- Giảm đau nhức: Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa

- Chữa ho nhiều đờm: Dùng 80-100g bắp cải với nửa lít nước, sắc còn 1/3 cho thêm mật ong uống trong ngày kết hợp ăn bắp cải sống.

- Giảm các bệnh tim mạch: Bắp cải có tác dụng hạ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ vữa xơ mạch máu, thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

- Kháng sinh: Nước ép cải bắp có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da.

Giúp giải độc

Rất nhiều người chọn bắp cải là thực phẩm cho chế độ ăn kiêng, bởi vì bắp cải làm sạch và giải độc cơ thể. Điều này khiến cho bắp cải là một loại thực phẩm bổ dưỡng với bất cứ chế độ ăn nào. Bắp cải giàu vitamin C, người ta tin rằng bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn cam. Bắp cải tốt cho sức khỏe bởi nó làm giảm các gốc tự do trong cơ thể nên ngoài tác dụng chống lão hóa, ngừa ung thư, nó còn giúp cơ thể giải độc hiệu quả.

Những trường hợp chống chỉ định với bắp cải

Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.

Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. Người táo bón, tiểu ít thì không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

24/09/2020

B**g bóng cá - món ăn thuốc bổ thận ích tinh, dưỡng cân mạch

B**g bóng cá còn gọi bóng cá, ngư biêu, ngư giao, ngư phù, ngư đỗ.

B**g bóng cá của một số loài cá lớn như cá chiên, cá tầm, cá lạc, cá đường, cá vàng lớn vùng biển, cá tra, cá ba sa vùng cá nước ngọt... được chế biến làm thuốc và thực phẩm cao cấp về dinh dưỡng. Ở miền Nam có tập quán lấy b**g bóng cá ăn và bán trên thị trường.

Khi mua bóng cá, cần chọn loại có màu trắng đục hay vàng nhẹ, khô ráo, có độ cứng giòn đặc trưng. Tránh mua loại có màu vàng sậm, ẩm ướt, bị mốc hoặc có mùi tanh nồng. Không nên mua nhiều để dự trữ vì bóng cá rất dễ chuyển màu và mốc. Khi chế biến, rửa sạch, ngâm bóng cá trong nước gừng có pha ít rượu trắng để loại bỏ mùi tanh.

Về thành phần dinh dưỡng: b**g bóng cá có 84,2% protid dạng keo (gelatin), 2% lipid, đường, nguyên tố vi lượng và vitamin...

Theo Đông y, b**g bóng cá vị ngọt, tính bình; vào thận. Tác dụng bổ thận ích tinh, tư dưỡng cân mạch, chỉ huyết, tán ứ tiêu thũng. Dùng rất tốt cho nam giới bị di tinh, hoạt tinh; người bị nôn ra máu, ho ra máu, uốn ván kinh giật, băng huyết, trĩ lậu, đại tiện xuất huyết. Liều dùng mỗi ngày 9 - 50g, bằng cách nấu, hầm, xào, rán. Sau đây là một số món ăn thuốc trị bệnh từ b**g bóng cá.

Cháo b**g bóng cá gạo nếp: B**g bóng cá 50g, gạo nếp 50g. B**g bóng cá rửa sạch, ngâm mềm trong nước gừng có pha rượu, thái nhỏ, nấu thành cháo, thêm muối mắm gia vị. Món này dùng tốt cho phụ nữ bị đau bại vùng thắt lưng, huyết trắng, ăn kém không tiêu do tỳ thận hư nhược.

B**g bóng cá hấp đường: B**g bóng cá 30g, đường trắng 60g. B**g bóng cá rửa sạch, ngâm mềm trong nước gừng có pha rượu, thái nhỏ, đường hòa tan trong nước. Tất cả cho vào nồi, đun cách thủy cho chín nhừ. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục một đợt 7 -10 ngày. Dùng thích hợp cho người bị trĩ, đại tiện xuất huyết.

B**g bóng cá chiên trứng gà: B**g bóng cá 150g. B**g bóng cá rửa sạch, ngâm mềm trong nước gừng có pha rượu, thái nhỏ, nướng chín vàng tán bột mịn, mỗi lần dùng 15-30g, trộn với 2 quả trứng gà, hấp hoặc chiên. Khi ăn, uống với nước ấm có pha chút rượu. Dùng một đợt 5-7 ngày, rất tốt cho phụ nữ bị bạch đới, khí hư rong kinh rong huyết, kinh nguyệt không đều.

Súp cua b**g bóng cá: B**g bóng cá 10g, xương gà 0,5kg, thịt cua 200g, trứng gà 2 quả, bột năng 100g, hạt nêm, hành tây, rau mùi, bột tiêu vừa đủ. Xương gà chần nước sôi và muối, rửa sạch, cho vào nồi hầm với khoảng 2,5 lít nước trong 1 giờ, lọc lấy nước dùng, cho hạt nêm vừa ăn. B**g bóng cá ngâm nở, vắt ráo nước, thái hạt lựu. Thịt cua trộn với hành tây, ít bột tiêu và dầu thực vật. Cho b**g bóng cá và thịt cua vào nồi nước dùng, nấu chín kỹ. Hòa bột năng với ít nước lạnh, khuấy cho tan cho vào canh, khuấy đều, đun sôi. Trứng gà đánh tan, rưới vào súp, khuấy đều, múc ra bát, rắc rau mùi thái nhỏ và hạt tiêu vừa ăn. Ăn khi còn nóng. Món khai vị, tác dụng bổ tỳ thận, trị đau lưng.

B**g bóng cá xào ngũ vị: B**g bóng cá 50g, lạp sườn 3 cây, ớt xào 1 quả, rượu mai quế lộ 1/3 thìa súp, hành lá vài nhánh, 1 củ tỏi, gia vị, dầu thực vật vừa đủ. Bóng cá rửa sạch, ngâm trong nước gừng và rượu, vắt nước thái miếng; lạp sườn, ớt xào thái lát; hành rửa sạch thái ngắn. B**g bóng cá rán vàng, vớt ra để ráo. Tỏi phi thơm, cho lạp sườn vào rán chín, cho hạt điều, ớt và rượu mai quế lộ, hạt nêm vừa ăn. Cho bóng cá rán và hành vào, đảo nhanh và tắt bếp. Món khai vị, có tác dụng bổ tỳ thận. Chữa di tinh, hoạt tinh, ho ra máu, nôn ra máu, trĩ, đại tiện xuất huyết.

Kiêng kỵ: Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đàm thấp không dùng.

24/09/2020

Món ăn dưỡng gan, sáng mắt

Người phải làm việc nhiều trên máy tính, người cao tuổi bị đục thủy tinh thể, trẻ ngồi học không đúng cách, xem tivi nhiều... dễ bị mệt mỏi, suy giảm thị lực.

Canh gan lợn trứng gà: gan lợn 200g, trứng gà 1 quả, hành lá. Gan rửa sạch thái lát, cho nước luộc chín, đập trứng vào khuấy đều cho hành, nêm gia vị. Ăn tùy ý. Công dụng: bổ huyết, dưỡng gan, sáng mắt. Trị cận thị, quáng gà.

Canh gan lợn, rau chân vịt: gan lợn 100g, rau chân vịt 150g, gừng, hành, bột gia vị, dầu ăn vừa đủ. Gan rửa sạch thái mỏng, rau rửa sạch cắt ngắn. Đổ nước vào nồi, cho gừng băm nhỏ, dầu ăn, bột gia vị, đun to lửa cho sôi rồi cho gan và rau vào, gan chín là được, ăn trong bữa. Công dụng: bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo. Trị cận thị, hoa mắt, nhìn vật lờ mờ, váng đầu ù tai.

Canh gan lợn kỷ tử: gan lợn 200g, kỷ tử 100g. Rửa sạch gan, thái mỏng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín gan cho kỷ tử vào đun sôi, nêm gia vị. Ăn kèm trong bữa. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, dưỡng huyết, sáng mắt. Trị thị lực giảm, mắt cay nhức, chảy nước mắt, quáng gà.

Cháo quyết minh cúc hoa: quyết minh tử 15g, cúc hoa 8g, gạo lức 100g. Quyết minh tử sao cho thơm, hoa cúc trắng sao qua, hai thứ cho vào nồi, đổ 200ml nước ninh còn 100ml, bỏ bã, cho thêm nước vừa đủ rồi cho gạo đã vo sạch và đường phèn vào nấu cháo. Ngày ăn 1-2 lần, ăn liền 5-7 ngày là một liệu trình. Công dụng: bổ can, tỳ. Trị cận thị, hoa mắt, đục thủy tinh thể.

Cháo củ từ dạ minh sa: dạ minh sa 10g, củ từ 30g, dây tơ hồng 10g, gạo lức 60g, đường đỏ vừa đủ. Tất cả cho vào túi vải đổ 1.000ml nước, ninh còn 500ml, cho gạo đã vo sạch vào nấu cháo, cháo chín cho đường. Ăn trong ngày, liền 15-20 ngày. Công dụng: bổ can, tỳ. Trị cận thị hoa mắt, đục thủy tinh thể.

Cháo gan dê: gan dê 1 cái, gạo 60g, hành, bột gia vị vừa đủ. Gan dê rửa sạch thái miếng, đổ nước vừa đủ đun chín, cho gạo đã vo sạch vào nấu cháo, cháo chín cho gia vị. Ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày. Công dụng: dưỡng can sáng mắt. Chữa cận thị, quáng gà, hoa mắt.

Cháo kỷ tử: câu kỷ tử 20g, gạo nếp 50g, đường trắng vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước nấu cháo. Ăn vào sáng và tối, có thể ăn lâu dài. Công dụng: dưỡng âm, bổ huyết, ích tinh, minh mục. Trị cận thị, hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm, váng đầu ù tai, lưng gối mỏi, xơ cứng động mạch, viêm gan mạn tính

23/09/2020

4 món ăn từ cá cải thiện ham muốn cho quý ông

Những áp lực cuộc sống cùng với sự gia tăng tuổi tác khiến quý ông ngày càng nhạt chuyện chăn gối. Không còn ham muốn khi gần vợ hay bạn tình hoặc vẫn có ham muốn nhưng không đủ để có cảm giác tình dục tốt nhất… Các món ăn từ cá sẽ tăng sức khỏe và cải thiện ham muốn tình dục cho quý ông.

Cá chép hầm sâm, hoàng kỳ: Thịt cá chép có chứa protid, lipid, khoáng chất và vitamin, có vị ngọt, tính bình; đi vào tỳ thận. Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ. Món ăn chữa yếu sinh lý cho nam giới gồm: 1 con cá chép (250g), 10g sâm tân dương, 30g hoàng kỳ. Cách làm: hoàng kỳ, sâm tân dương rửa sạch, cá chép làm sạch ruột, cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm cách thủy trong 2 giờ, nêm lại gia vị cho vừa miệng. Ăn nóng cả cái lẫn nước. Mỗi tuần ăn 2-3 lần, mỗi đợt điều trị là 30 ngày sẽ cho hiệu quả rõ rệt.

Cá diếc hấp hạt sen, dâm dương hoắc: cá diếc 1 con, hạt sen 20g, thịt nạc thăn 50g, dâm dương hoắc, đỗ trọng 8g, gia vị, rượu đủ dùng. Cá làm sạch, thịt nạc thăn rửa sạch, thái nhỏ, thịt nạc và các vị thuốc trên rửa sạch, buộc kín trong túi vải cho vào bụng cá, đặt cá vào chõ hấp chừng 30 phút là dùng được. Những người mắc chứng di tinh, xuất tinh sớm, dương vật khó cương cứng nên sử dụng.

Cá chạch nấu hạt hẹ: Cá chạch là loại thực phẩm có công dụng tốt để tăng cường sinh lực cho phái mạnh. Chọn mua cá chạch còn sống, làm sạch nhớt và bùn cát, bỏ hết lòng, hạt hẹ đãi sạch, bọc vào vải, cho cá vào nồi với 0,5 lít nước sạch, muối ăn vừa đủ, sau khi sôi thì để nhỏ lửa om, khi còn 1/2 nước thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá uống nước. Mỗi ngày 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình. Dùng 2 liệu trình, hiệu quả sẽ rõ ràng, tăng cường ham muốn tình dục.

Cá trê nấu đậu đen: Trong 100g thịt cá trê có 16,5g protid, 11,9g lipid, 20mg Ca, 21mg P, 1mg sắt, 0,1mg vitamin B1, 0,04mg vitamin B2, 1,4mg vitamin PP và cung cấp 178 calo. Do đó, cá trê rất thích hợp với những người có thể trạng đang suy yếu, sinh lực kém. Cách chế biến món ăn: cá trê 1 - 2 con, đậu đen 150g. Cá trê khử mùi tanh, nhờn, làm sạch, giữ nguyên đầu, lọc bỏ xương riêng. Ninh xương cá với 300ml nước để làm nước dùng. Đậu đen xay thành bột, cho vào nước xương quấy đều rồi đun sôi, để nhỏ lửa, cho cá vào nấu chín, nêm gia vị là dùng được. Ăn trong 15 ngày, ham muốn tình dục sẽ cải thiện rõ ràng.

22/09/2020

Muốn chồng khỏe, không khó

Không phải cứ là nam giới thì chuyện ấy luôn là số 1, nhất là trong thời cuộc hiện nay với bao nhiêu là công việc, là mối lo toan thì chuyện ấy với phái mạnh có lúc cảm thấy yếu.

Thay vì việc giấu nhẹm với đối tác, quý ông nên tìm cho mình những món ăn, bài thuốc hay chén rượu để tăng sức khỏe và cải thiện ham muốn.

Viên hoàn tàm nga: Tàm nga 100g phơi âm can, tán bột, trộn mật làm hoàn, mỗi viên to bằng hạt ngô, mỗi tối uống 1 viên. Hoặc tàm nga lượng vừa đủ sao vàng, tán bột, mỗi lần uống 9g với rượu.

Cá trê nấu đậu đen: Cá trê 1 - 2 con, đậu đen 150g. Cá trê khử mùi tanh, nhờn, làm sạch, giữ nguyên đầu, lọc bỏ xương riêng. Ninh xương cá với 300ml nước để làm nước dùng. Đậu đen xay thành bột, cho vào nước xương quấy đều rồi đun sôi, để nhỏ lửa, cho cá vào nấu chín, nêm gia vị là dùng được. Ăn trong 15 ngày, bệnh sẽ cải thiện rõ ràng.

Rượu ba kích: Ba kích đã bỏ lõi 40g, thục đại, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho vào 1 lít rượu trắng đó ngâm trong vòng 7 ngày có thể dùng được. Những người bị liệt dương, thiểu năng tình dục nên ngâm và sử dụng loại rượu thuốc này.

Cá diếc hấp hạt sen, dâm dương hoắc: cá diếc 1 con, hạt sen 20g, thịt nạc thăn 50g, dâm dương hoắc, đỗ trọng 8g, gia vị, rượu đủ dùng. Cá làm sạch, thịt nạc thăn rửa sạch, thái nhỏ, thịt nạc và các vị thuốc trên rửa sạch, buộc kín trong túi vải cho vào bụng cá, đặt cá vào chõ hấp chừng 30 phút là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ ích tâm tì. Những người mắc chứng di tinh, xuất tinh sớm, dương vật khó cương cứng nên sử dụng.

Hươu hầm nhục thung dung: Thịt hươu 200g, nhục thung dung 30g. Thịt hươu rửa sạch, thái miếng, nhục thung dung ngâm nước xong thái lát, cả hai thứ cho vào nấu, cho gừng, hành, muối làm gia vị. Sau khi nấu chín, bỏ nhục thung dung đi, còn lại ăn hết.

Photos from BSi Quyết's post 21/09/2020

Chữa bệnh khó nói của nam giới bằng hải sâm

Theo y học cổ truyền, hải sâm tính ôn, vị mặn, có tác dụng bổ thận ích tinh, dưỡng huyết nhuận táo, cầm máu tiêu viêm, trấn tĩnh tim, ức chế toan, cầm đau, bổ não ích trí, dùng để trị thân thể suy nhược...

Theo y học cổ truyền, hải sâm tính ôn, vị mặn, có tác dụng bổ thận ích tinh, dưỡng huyết nhuận táo, cầm máu tiêu viêm, trấn tĩnh tim, ức chế toan, cầm đau, bổ não ích trí, dùng để trị thân thể suy nhược, bệnh phổi ho ra máu, thiếu máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng, táo bón, kiết lỵ, chóng mặt, đái dắt, đau lưng, hoạt tinh.

Trong 100g hải sâm có 14,9g đạm; 0,9g béo; 0,4g hydratcacbon; 357mg canxi; 12mg photpho; 2,4mg sắt, ngoài ra còn có vitamin B1, B2, axit nicotinic. Hải sâm được dùng trị các bệnh sau:

Trị liệt dương: hải sâm 20g, thịt dê (chó) 100g, hành, gừng, muối đủ dùng.

Ngâm hải sâm làm sạch, thái mỏng, thịt dê thái miếng, cho vào nồi nấu với hải sâm làm canh, nêm gừng, hành, mắm, muối để ăn.

Trị di tinh: hải sâm 50g, cật dê 1 đôi, kỷ tử 10g, đương quy 12g. Cho nguyên liệu trên vào nồi nấu chung cùng với 1 ít nước cho nhừ để ăn, mỗi ngày ăn 2 lần, ăn liền 7 ngày.

Trị thần kinh suy nhược: hải sâm 30g, gạo tẻ 100g. Hải sâm ngâm rửa sạch, thái lát, cho vào nồi nấu cháo với gạo tẻ để ăn.

Trị tăng huyết áp: hải sâm 50g, đường phèn 30g. Hải sâm ngâm nước, rửa sạch, cho vào nồi cùng với đường phèn, nước nấu nhừ, ăn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.

Trị xơ cứng động mạch: hải sâm 25g, ngân nhĩ 15g, đường phèn 30g.

Cho hải sâm và ngân nhĩ vào nồi nước nấu nhừ, rồi cho đường phèn vào đun tan đường để ăn.

Want your business to be the top-listed Shop in Xóm Pho?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Website

Address


Xóm Pho
Other Shopping & Retail in Xóm Pho (show all)
BĐS - Hoàng Gia BĐS - Hoàng Gia
Xóm Pho

Tư vấn BĐS miễn phí

Viên Giặt Đa Năng Chính Hãng Viên Giặt Đa Năng Chính Hãng
43 Phạm Văn Đồng, Hanoi
Xóm Pho, 100000

Tiệm Mẹ Đậu Bắp Tiệm Mẹ Đậu Bắp
Hanoi
Xóm Pho

Điện Thoại Mini Thái Lan Cao Cấp Điện Thoại Mini Thái Lan Cao Cấp
124 Hai Bà Trưng Hanoi
Xóm Pho

HC Mart's HC Mart's
Phú Lương-Hà Đông-Hanoi
Xóm Pho, 10000

Tổng kho Bể Bơi phao Tổng kho Bể Bơi phao
62 Sài Đồng
Xóm Pho, 10000

VHMART tự hào là nhà phân phối Bể bơi phao trẻ em hàng đầu Việt Nam - Bán sỉ, bán buôn, bán lẻ bể bơi phao toàn quốc - Bể bơi phao chất lượng, uy tín - Bảo hành, hẫu mãi tốt

MINZ Fashion MINZ Fashion
Xóm Pho, 100000

Vườn Ươm Hoa Giống Gia Lâm Vườn Ươm Hoa Giống Gia Lâm
HÀ NỘI
Xóm Pho, 1000000

Hoa GiỐNG Cây Trồng

Nơi bán sản phẩm Amway tại Quận Hoàng Mai Nơi bán sản phẩm Amway tại Quận Hoàng Mai
Số 2 Ngõ 18 Cầu Diễn, Nam Từ Liêm
Xóm Pho

Yourdetox chúng tôi phân phối các sản phẩm của công ty Amway, bao gồm các sản ph?