Adpha Gruop- Chuyên bồn ngâm chân nhập khẩu
Nearby shops
Đống Đa
Nguyễn Chí Thanh Đống Đa
Vincom Trần Duy Hưng, Hanoi
Quận Đống Đa, Hanoi
Hanoi
Nguyễn Chí Thanh, Hanoi
Hanoi 15000
Hanoi
Hanoi 100000
Hanoi
Hanoi 10000
Ngõ 54 Nguyễn Chí Thanh Đống Đa, Hanoi
Hanoi 10000
Hanoi 0978685532
Nguyễn Chí Thanh, Hanoi
Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Adpha Gruop- Chuyên bồn ngâm chân nhập khẩu, Shopping & retail, 52 Nguyễn Chí Thanh, Xóm Pho.
TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE NHỜ NGÂM CHÂN!
📌Tăng cường sức khỏe bằng ngâm chân:
Người phương Đông đã biết cách ngâm chân để chữa trị bệnh từ cách đây hàng ngàn năm. Lý do là nó vừa đơn giản, chi phí thấp mà lại hiệu quả. Ngâm chân nước nóng với mỗi loại hoa lá khác nhau lại có những công dụng khác nhau.
📌Ngâm chân nước muối:
Ngâm chân bằng nước muối sẽ làm cơ thể ấm lên từ bên trong, điều này giúp cho máu tuần hoàn tốt hơn và sự trao đổi chất cũng được nâng cao. Do huyết quản được mở rộng, máu chảy sẽ trở nên thông suốt, đồng thời giúp dưỡng khí, dinh dưỡng sẽ được truyền đến các bộ phận trong cơ thể, xua tan mệt mỏi và làm tinh thần thoải mái.
📌Cách làm: Lấy một thìa muối, hòa với nước ấm ở nhiệt độ dưới 40oC, sau đó cho chân vào ngâm khoảng 20 phút.
📎Ngâm chân bằng nước trà xanh:
Chè xanh rất giàu chất phenol và nhiều hợp chất khác có tác dụng cho cơ thể như tiêu nóng, kháng khuẩn, tăng cường thể chất, chống lão hóa...Lá chè cũng chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất và các loại dầu thơm nên có khả năng thúc đẩy quá trình thay da cũng như các chất dịch trong cơ thể và tránh khô nứt da. Do vậy, dùng lá chè xanh ngâm chân có thể phòng ngừa những bệnh nấm, nước ăn chân, da chân nứt nẻ và giúp đôi chân có mùi thơm của chè.
Cách làm: Lấy lá chè rửa sạch cho vào đun sôi hoặc ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút. Điều chỉnh cho nhiệt độ xuống khoảng 40oC thì bỏ chân vào ngâm từ 15-20 phút.
📎Ngâm chân bằng hoa cúc:
Hoa cúc là loài hoa phổ biến được con người sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hoa cúc có mùi thơm dịu, mát và dễ chịu. Ngâm chân bằng hoa cúc giúp bạn xua tan mệt mỏi, giải tỏa căng thẳng, tức giận, buồn bực. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tốt với các bệnh như đau lưng, đau thần kinh, phong thấp.
Cách làm: Bỏ khoảng 5g cánh hoa cúc đã phơi khô vào ấm, đổ nước vào đun trong khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước cho nhiệt độ ở khoảng 40oC thì cho hai chân vào ngâm trong khoảng 15 phút.
📎Ngâm chân với dưa chuột:
Lâu nay mọi người chỉ quen với việc đắp mặt nạ dưa chuột, tuy nhiên dưa chuột còn có thể dùng để ngâm chân. Loại trái cây này có chứa rất nhiều vitamin E, có tác dụng kéo dài tuổi thọ, nhờ có hoạt tính sinh học mạnh nên nó có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Muối và kali, vitamin A, vitamin E và những nguyên tố vi lượng như canxi, sắt có trong dưa chuột giúp cho da trở nên nhẵn nhụi và mềm mại khi ngâm chân.
Cách làm: Lấy 1-2 quả dưa chuột, rửa sạch cắt thành từng lát, cho vào máy xay nát. Sau đó cho vào nước ấm ở nhiệt độ 40oC, quấy đều và bỏ 2 chân vào ngâm trong vòng 15 phút.
📎Ngâm chân với cây lô hội:
Lá của cây lô hội có chứa rất nhiều hợp chất có tác dụng như sát trùng, giải nhiệt, giảm viêm, và giải độc...Dùng lá lô hội ngâm chân sẽ giúp cơ thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng thân nhiệt, cải thiện làn da thô ráp, khô nẻ, giảm đau thần kinh, chứng phong thấp, đau lưng và các chứng bệnh khác.
Cách làm: Dùng lá lô hội cắt thành khúc dài 1mm, bỏ vào nồi đun cùng nước khoảng 20 phút. Cho thêm nước nguội để điều chỉnh nhiệt độ xuống khoảng 40oC và ngâm chân trong khoảng 20 phút.
📎Ngâm chân bằng gừng:
Nhiều phụ nữ thường có hiện tượng lạnh tay chân vào mùa đông. Đây có thể là hiện tượng thiếu máu, thể chất lạnh, suy nhược cơ thể, quá trình tuần hoàn máu không tốt. Hơn nữa, da thâm tái, huyết khí không thông là những yếu tố ảnh hưởng đến nhan sắc phái đẹp. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện điều này bằng ngâm chân với gừng. Tinh dầu trong gừng giúp cải thiện sắc tố da, làm máu lưu thông, giúp cải thiện các chứng bệnh như viêm khớp, gãy xương, đau cơ. Ngoài ra nó còn giúp bạn ngủ ngon hơn.
Cách làm: Lấy củ gừng, rửa sạch, giã nát hòa với nước ấm ở nhiệt độ 40oC, để tăng thêm hiệu quả cho thêm chút muối và bỏ chân vào ngâm khoảng 20 phút.
📎Ngâm chân bằng nước lạnh:
Ngâm chân bằng nước lạnh không chỉ làm cho những huyết quản ở chân co lại mạnh mà còn làm cho chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể ở trạng thái hoạt động tích cực dưới sự điều tiết của các dịch thần kinh. Từ đó mà tăng cường chức năng của hệ thống trung khu thần kinh, làm thần kinh đại não hưng phấn hơn, điều hòa các phủ tạng toàn thân, rất có hiệu quả phòng ngừa với một số bệnh như suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ. Ngâm chân bằng nước lạnh còn có thể tăng cường chức năng của hệ hô hấp, phòng các bệnh như cảm, viêm amidan, viêm phế quản...
Cách làm: Ngâm chân từ phần dưới mắt cá chân trở xuống với nước ở nhiệt độ 20oC trong vòng 10 phút vào mùa thu hoặc mùa đông. Khi ngâm chân bằng nước lạnh, nhiệt độ của nước phải được từ từ hạ xuống theo thời gian. Thường thường lúc đầu có thể từ 20oC, sau một thời gian thì hạ từ từ xuống khoảng 4oC sẽ rất tốt.
📎Ngâm chân bằng vỏ bưởi:
Thông thường, sau khi ăn bưởi chúng ta thường vứt vỏ đi. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì vỏ bưởi có rất nhiều tác dụng và bạn có thể dùng để ngâm chân. Trong vỏ bưởi có chứa rất nhiều tinh dầu, vitamin A, vitamin C nên khi ngâm chân với vỏ bưởi sẽ giúp bạn đẹp da, tăng cường miễn dịch, giúp thần kinh thư thái.
Cách làm: Lấy vỏ của 1-2 quả bưởi phơi khô, cho vào bếp nướng khoảng 4 phút, lấy ra để nguội, cắt thành miếng nhỏ và bỏ vào túi vải. Ngâm chiếc túi đó với nước nóng khoảng 10 phút. Sau đó đổ nước vào chậu ngâm chân trong khoảng 20 phút.
📎Ngâm chân bằng mật ong:
Mật ong có chứa nhiều nguyên tố vi sinh và vitamin phong phú, nên có khả năng kích thích tuần hoàn máu cho da, thúc đẩy sinh trưởng của tế bào, tăng tuổi thọ, tăng tính đàn hồi và dẻo dai của da. Giúp bề mặt da nhẵn hơn. Ngâm chân bằng mật ong cũng có tác dụng sát khuẩn, chống nứt nẻ và hôi chân.
Cách làm: Cho khoảng 50g mật ong vào nước ấm ở nhiệt độ 40oC, quấy đều và cho 2 chân vào ngâm khoảng 15 phút.
Ngâm chân ở nước nóng ở nhiệt độ khoảng 40 độ C, sau 15 đến 20 phút, cơn đau đầu sẽ giảm đi đáng kể. Ngâm chân bằng nước nóng giúp bàn chân và mạch máu được giãn nở bởi nhiệt, máu sẽ lưu thông từ đầu xuống dưới bàn chân, nên có tác dụng giảm áp lực mạch máu ở đầu.
Do dưới gan bàn chân có liên kết với các bộ phận của cơ thể, kể cả đầu nên mát sa gan bàn chân có thể kích thíc kinh lạc, giảm đau đầu. Đặc biệt là huyệt thông tuyền dưới gan bàn chân, thẳng tới não, mát xa huyệt này có thể dẫn máu xuống, giảm đau đầu.
CHÚ Ý!!!
-Trong vòng sau 30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân. Vì sau khi ăn cơ thể chuyển phần lớn máu về đường tiêu hóa, nếu ngâm chân bằng nước nóng ngay sau khi ăn, số máu vận chuyển đến đường tiêu hóa sẽ chuyển xuống chân, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ và gây thiếu dinh dưỡng.
-Nhiệt độ nước ngâm chân từ 38 đến 43 độ C, không nên vượt quá 45 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu , gây bất lợi cho cơ thể.
-Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất ngâm chân trong khoảng thời gian 15-20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá lâu, máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến khô da, da bị mẩn ngứa.
-Trẻ em không được ngâm nước quá nóng và quá lâu. Phụ nữ đang kì kinh nguyệt cũng không nên ngâm chân.
-Trong khi ngâm chân tư tưởng nên thoải mái, tránh căng thẳng hoặc suy nghĩ lo âu.
-Thời gian ngâm chân tốt nhất trong khoảng 5-7 giờ tối, bởi vì đây là lúc thận hoạt động mạnh nhất. Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn, nên lau khô chân và cân bằng nhiệt độ cơ thể, sau đó mới lên giường đi ngủ.
-Khi ngâm chân thì nên ngâm ngập cổ chân, trên mặt cá khoảng 2cm. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ khi ngâm chân vì cổ chân có 3 đường kinh dương- 3 đường kinh âm. Đồng thời cũng là nơi có nhiều huyệt nguyên, huyệt tỉnh nên phải để nước ngập cổ chân cho thuốc tác động nên các huyêt đạo, các đường kinh can tỳ thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông, từ đó có tác động nên cơ thể.
VÌ SAO NGÂM CHÂN GIÚP BẠN NGỦ NGON?
Nếu có một loạt triệu chứng khó chịu như ngủ không ngon, tinh thần uể oải, chán ăn, tâm lý bất an, có thể ngâm chân trong nước nóng khoảng 30 phút, sau đó trà xát lòng bàn chân 10-20 phút cho đến khi cảm thấy nóng, sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái, toàn thân được thư giãn.
Ngoài ra , cho thêm vài viên đá cuội trong chậu nước nóng có thể nâng cấp hiệu quả ngâm chân, thúc đẩy đả thông kinh mạch, mang lại hiệu quả ổn định tinh thần , tốt cho tim thận và cải thiện giấc ngủ.
Có rất nhiều bài thuốc ngâm chân giúp ngủ ngon như:
-Ngâm chân với nước nóng và giấm.
-Ngâm chân với nước nóng và muối.
-Ngâm chân với nước nóng và gừng tươi.
-Ngâm chân với nước nóng và xả.
-Ngâm chân với nước nóng với: lá lốt, vỏ bưởi,...
️🎉️🎉️🎉Ngâm chân thế nào cho đúng?
Vào mùa đông, trời lạnh giá, nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi, có thói quen ngâm chân buổi tối trước khi đi ngủ, vừa thúc đẩy lưu thông máu, giúp làm ấm cơ thể, ngủ ngon, đồng thời còn hỗ trợ tăng cường miễn dịch, phòng chống tật bệnh, thư giãn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngâm chân thế nào để có được những hiệu quả đó thì không phải ai cũng làm đúng.
✒Lợi ích của việc ngâm chân
📌Theo Đông y, gan bàn chân được coi là trái tim thứ 2 của con người, là một trong những bộ phận dày đặc kinh lạc và huyệt vị. Từ mắt cá chân trở xuống có đến 60 huyệt vị quan trọng của con người, vì thế việc chăm sóc đôi chân rất được coi trọng.
📌Trong đó ngâm chân là một liệu pháp đơn giản, giúp thông kinh lạc, kích thích các huyệt vị, giúp tăng cường sức khỏe cho các tạng phủ trong cơ thể. Ngâm chân trong nước ấm giúp máu huyết lưu thông, có thể giúp điều trị một loạt triệu chứng khó chịu như đau đầu, ngủ không ngon, tinh thần uể oải, tâm lý bất an.
📌Có thể cho thêm vài viên đá cuội trong chậu nước nóng để nâng cao hiệu quả ngâm chân, thúc đẩy đả thông kinh lạc, mang lại hiệu quả ổn định tinh thần, tốt cho tim thận và cải thiện giấc ngủ. Đặc biệt vào mùa lạnh, ngâm chân nước ấm còn giúp phòng tránh nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm, phong hàn.
📌Thời điểm ngâm tốt nhất là trước khi ngủ, ngâm hai chân vào nước ấm chừng 40 độ C, thời gian ngâm chừng 20-30 phút (trong thời gian đó có thể thêm nước nóng để duy trì nhiệt độ), ngâm đến khi thấy người nóng lên, đổ mồ hôi nhẹ, da chân ửng đỏ là tốt nhất. Đồng thời còn có thể kết hợp xoa bóp chân và lòng bàn chân.
✒Kết hợp thảo dược để tăng công hiệu
📌Có thể bổ sung thêm các loại thảo mộc như gừng, ngải cứu, lá lốt, thiên niên kiện, quế khấu… vào nước ngâm, có tác dụng rất tốt cho cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu viêm, kháng khuẩn, phòng và trị cảm lạnh, đau nhức xương khớp ở người già,…
📌Cụ thể, lấy 30gr lá lốt đem rửa sạch và cho vào đun với nước và chút muối, để nước ấm và ngâm hai bàn chân trước khi đi ngủ, sẽ cải thiện tình trạng ra mồ hôi rất tốt. Ngâm hoặc xông chân với lá lốt, ngải cứu cũng là lựa chọn không nên bỏ qua đối với người bị đau nhức xương, khớp. Cách này không chỉ làm giảm hẳn triệu chứng đau nhức xương mà còn mang lại cảm giác rất dễ chịu, giúp ngủ ngon.
📌Ngoài ra, còn có thể sử dụng ngải cứu, lá lốt, gừng tươi, tất cả giã nát xả với nước nóng để ngâm chân. Hoặc có thể cho các vật liệu này vào đun sôi với nước khoảng 15 phút rồi chắt ra để ấm, khoảng 40 độ C là vừa ngâm. Vào mùa gừng có thể mua về rửa sạch, giã nát và đem ngâm rượu, mỗi tối lấy ra 1 cốc nhỏ pha với nước ấm để ngâm chân rất tốt.
⚠️⚠️⚠️Những chú ý khi ngâm chân
📌Các chuyên gia khuyên nên ngâm chân kiên trì thường xuyên mỗi ngày sẽ có tác dụng tốt. Khi ngâm chân, nên ngâm ngập cổ chân, ít nhất là trên mắt cá khoảng 2cm. Hoặc nếu có thể nên ngâm trong xô hoặc thùng để mực nước ngâm chân cao hơn một nửa chiều cao của bắp chuối, đây là nguyên tắc ngâm chân giúp khí huyết trong kinh mạch lưu thông tốt nhất, để từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
📌Khi ngâm, phải đặt nguyên hai bàn chân trên mặt đáy thùng một cách thoải mái. Thời gian ngâm chân tốt nhất là 30 phút, khi ngâm chừng mười lăm phút có thể thêm chút nước nóng để giữ nhiệt độ của nước.
📌Trước và sau khi ngâm chân nên uống chút nước ấm để tạo điều kiện tốt cho việc thải độc, và bù nước cho cơ thể. Sau khi ngâm xong bao giờ cũng dùng khăn khô lau sạch chân, vào ngày lạnh thì phải lập tức ủ ấm chân.
️🎉️🎉️🎉Những người không nên ngâm chân nước ấm:
📌Trẻ trong giai đoạn dậy thì:
-Trẻ em trong giai đoạn dậy thì, các chức năng của cơ thể vẫn chưa ổn định cũng không nên ngâm chân.
📌Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch:
-Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bạn chân.
📌Bị bệnh tiểu đường:
-Những người bị tiểu đường ngâm chân dễ bị bỏng da. Nguyên nhân là do bàn chân có lớp da mỏng trong khi khả năng cảm nhận nhiệt độ của nước giảm đi rất nhiều.
-Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được. Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
📌Suy giãn tĩnh mạch:
-Những người bị suy giãn tĩnh mạch cũng tuyệt đối không nên ngâm chân. Bởi ngâm chân với nước nóng làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, máu lưu thông nhanh. Điều này làm tĩnh mạch giãn nở gây nguy hiểm cho người bệnh.
📌Người có sức khỏe yếu:
-Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp.
-Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân.
-Ngoài các nhóm này, vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema... cũng không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng.
📌Phụ nữ mang thai:
-Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được.
-Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.
-Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.
⚠️⚠️⚠️Những lưu ý khi ngâm chân cùng nước nóng:
📌Thứ nhất, các bạn cần chú ý nhiệt độ nước ngâm chỉ nên để từ 40℃ ~ 45℃, bởi nếu ngâm nước nóng quá sẽ có hại cho tim mạch và não, hơn nữa nếu nóng quá dễ làm bỏng chân và gây nứt nẻ da chân.
📌Thứ hai, chú ý thời gian ngâm chân chỉ nên từ 15 ~ 30 phút, Khi ngâm bàn chân, máu sẽ dồn xuống hai chi, nếu kéo dài, có thể gây ra thiếu máu cung cấp cho não.
5 BÀI THUỐC NGÂM CHÂN NGUYÊN LIỆU TỪ THIÊN NHIÊN.
1. Ngâm chân với lá ngải cứu
Trong Đông Y, ngải cứu có vị cay, đắng, tính ấm. Nó là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh về xương khớp, thần kinh, mạch máu. Ngoài ra, ngải cứu cũng được dùng để chế biến các món ăn hàng ngày.
Ngâm chân bằng lá ngải cứu được đánh giá là phương pháp ngâm chân thải độc gan đạt hiệu quả cao. Khi ngâm với vị thuốc này, khí huyết trên cơ thể sẽ lưu thông tốt hơn. Đồng thời giúp giảm đau, loại bỏ nhiễm lạnh, giảm bớt quầng thâm.
Đối với những ai bị ra mồ hôi chân, mùi hôi chân khó chịu thì ngâm nước ngải cứu cũng rất tốt. Ngải cứu sẽ khử các mùi hôi tanh, làm ấm chân và làm đẹp da chân.
*Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1.5 lít nước, 20g muối hạt to, lá ngải cứu.
*Thực hiện:
-Cắt nhỏ lá ngải cứu, rửa sạch.
-Đun sôi 1.5 lít nước sau đó cho ngải cứu vào.
-Đun sôi ngải cứu trong thời gian 5 phút, cho một vài hạt muối vào rồi tắt bếp.
-Đợi tới khi nước nguội còn khoảng 40 độ thì đổ nước ra thùng gỗ, ngâm chân trong khoảng 30 phút.
***Lưu ý: Sau khi đun sôi nước ngải cứu, bạn có thể thêm một chút nước thường hòa vào để giảm bớt nhiệt. Như vậy sẽ đỡ mất công chờ nước nguội.
2. Ngâm chân với giấm trắng
-Giấm trắng có vị chua, đắng và ấm. Khi sử dụng làm thuốc ngâm chân sẽ mang đến nhiều công dụng như:
-Kích hoạt máu lưu thông tốt hơn.
-Tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
-Giảm sưng, điều trị cước chân.
-Giải độc, tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng.
-Giúp xương khớp chắc khoẻ, uyển chuyển hơn.
-Cải thiện vùng da chân, làm cho da căng mượt, trẻ trung.
-Axit Acetic có trong giấm mang đến công dụng chống nấm, kháng khuẩn.
-Ngâm chân với giấm thích hợp cho những đối tượng bị cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, hội chứng mệt mỏi mãn tính.. Hoặc nếu như bạn bị hôi chân nặng thì có thể áp dụng phương pháp này để điều trị.
*Cách thực hiện:
-Hòa trực tiếp 30ml giấm vào 1.5 lít nước ấm.
-Ngâm chân trong khoảng 15-20 phút kết hợp với xoa bóp, massage chân.
-Đối với những ai có mùi hôi chân nặng thì có thể thêm vài giọt tinh dầu trà xanh vào nước giấm để ngâm.
-Duy trì việc ngâm chân với giấm 2-3 lần/ tuần để đạt được hiệu quả cao nhất.
3. Ngâm chân với nước chanh
-Chanh có vị chua, tính ngọt, giàu Axit Citric và Vitamin C. Sử dụng chanh làm nước ngâm chân thải độc sẽ mang đến các công dụng sau :
-Ngăn ngừa quá trình lão hoá ở chân.
-Loại bỏ mùi hôi chân khó chịu.
-Khắc phục các bệnh ngoài da, tiêu diệt vi khuẩn.
-Làm cho da chân đẹp hơn, mềm mịn hơn.
*Chuẩn bị: 2 quả chanh, 2 muỗng canh dầu ô liu, 50ml sữa tươi, 2 lít nước ấm để pha nước ngâm chân.
*Cách làm như sau:
-Sử dụng nước ấm khoảng 40 độ, cho các nguyên liệu trên hòa cùng với nước.
-Rửa sạch chân trước khi ngâm. Trong quá trình ngâm chân có thể dùng bàn chải để chà bỏ các phần da chết ở gót chân.
-Kết hợp massage trên đôi bàn chân. Bạn có thể dùng khăn thấm dung dịch nước ngâm rồi thoa lên phần bắp chân.
-Sau 20 phút có thể rửa chân với nước sạch, lau khô.
4. Ngâm chân với gừng
-Trong Đông Y, gừng có mặt trong các bài thuốc trị phong hàn, cảm lạnh. Gừng có vị cay, tính ấm, có khả năng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Ngâm chân với gừng giúp:
-Làm ấm các kinh mạch, giúp quá trình tuần hoàn máu nhanh hơn, hiệu quả hơn.
-Giảm các triệu chứng bàn tay, bàn chân lạnh ngắt.
-Giúp xương khớp linh hoạt, dẻo dai hơn, phòng bệnh đau khớp cổ chân.
-Phòng chống, điều trị bệnh cảm lạnh, phong hàn.
*Cách thực hiện:
-Nước đun sôi, cho 20g muối hạt to vào.
-Gừng rửa sạch, đập dập rồi cho vào dung dịch nước muối.
-Tắt bếp, hòa thêm một chút nước thường vào để giảm nhiệt độ của dung dịch.
-Đổ nước ngâm chân vào thùng gỗ. Vệ sinh chân sạch sẽ trước. Sau đó cho chân vào thùng gỗ để ngâm.
-Khoảng 15-20 phút sau rửa lại chân, lau khô.
-Do gừng có tính nóng nên khi ngâm chân với nước gừng, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ tăng cao hơn. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường, không có gì đáng ngại.
5. Ngâm với sả
-Sả là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Trong Đông Y, sả chứa nhiều tinh dầu, có mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu. Ngâm chân với nước sả có tác dụng thải độc, làm sạch ngũ tạng, giúp tim gan, dạ dày khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, những ai thường xuyên bị mất ngủ, ho do lạnh, cảm cúm, stress thì nên ngâm chân với bài thuốc này.
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 1.5 lít nước, 5 nhánh sả tươi, 20g muối hạt to.
*Cách thực hiện:
-Xả rửa sạch, đập dập bỏ vào đun sôi cùng 1.5 lít nước.
-Cho thêm muối hạt to và tắt bếp, để nước nguội khoảng 40 độ.
-Đổ nước ngâm chân vào thùng gỗ. Vệ sinh chân sạch sẽ trước khi ngâm.
-Thư giãn, massage xung quanh bàn chân trong khoảng 15-20 phút.
-Rửa lại chân với nước thường, sau đó dùng khăn lau khô.
Đứng lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim gấp 2 lần so với ngồi nhiều
Một nghiên cứu đã được đăng trên Tạp chí Epidemiology Hoa Kỳ cho biết rằng, việc đứng lâu còn nguy hại hơn thói quen ngồi nhiều, đặc biệt những người đứng lâu thường có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp đôi.
Trong nghiên cứu kéo dài 12 năm này, các nhà khoa học đã khảo sát 7.320 người đã làm việc ít nhất 15 tiếng/tuần, đồng thời phân tích nghề nghiệp của họ để xác định họ sẽ ngồi, đứng hay đi bộ trong bao lâu. Đặc biệt, những người này đều được kiểm tra để biết rằng trước khi tham gia khảo sát họ đều mang một trái tim khỏe mạnh.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy những người đứng cả ngày như nhân viên dịch vụ, đầu bếp, nhân viên thu ngân siêu thị... có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp hai lần so với những người chỉ ngồi làm việc.
Vì sao đứng nhiều lại gây bệnh tim cao hơn?
Giải thích kết quả này, Peter Smith - tác giả chính của nghiên cứu, đồng thời là nhà khoa học tại Học viện Work and Health ở Canada cho biết, khi bạn đứng nhiều giờ liền, máu đổ dồn về chân và khó chảy ngược lên trên. Lúc này, toàn cơ thể lẫn cơ tim phải hoạt động cật lực hơn để bơm máu về tim. Chính điều này làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, có lúc gây thiếu máu cơ tim lẫn khiến cơ tim mệt mỏi, lâu dần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, Peter Smith còn cho rằng khi bạn đứng quá lâu, cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng gây ra hiện tượng stress oxy hóa. Hiện tượng này có thể phá hủy các tế bào khỏe mạnh, làm tăng các chứng viêm nên hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của tim.
Cách khắc phục tình trạng đứng lâu để bảo vệ sức khỏe tim tốt hơn
Qua nghiên cứu này, Peter Smith cũng biết được rằng, những người đứng lâu hầu hết là do tính chất công việc nên không thể bảo họ nghỉ việc để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, theo ông thì vẫn có cách khắc phục để việc đứng lâu ít gây ra tác hại nhất.
- Nếu có thể thì bạn nên ngồi xuống bất cứ khi nào thấy mỏi chân. Nếu có cơ hội ngồi mà bạn không tận dụng thì thật lãng phí. Bởi cho dù chỉ ngồi vài giây cũng giúp giảm tác hại hiệu quả.
- Nếu bạn đứng nhưng có thể đi lại được thì thỉnh thoảng nên di chuyển đôi chân. Trung bình cứ 30 phút bạn nên di chuyển chân một lần sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng đến tim cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
- Không nên bỏ qua thói quen tập thể dục. Nếu ngành nghề của bạn có nguy cơ với sức khỏe thì càng phải siêng tập thể dục hơn. Có như vậy mới giảm thiểu tác hại của việc đứng lâu hiệu quả hơn.
Tư thế làm việc tốt nhất cho sức khỏe
Mặc dù nghiên cứu này đã chỉ ra được rằng, việc đứng lâu có hại hơn việc ngồi nhiều. Tuy nhiên, Peter Smith cũng nhấn mạnh rằng, ngồi nhiều cũng không hẳn là tốt hoàn toàn cho sức khỏe. Tốt nhất là bạn vẫn nên thay đổi các tư thế giữa đứng, ngồi, đi lại... sẽ là phương pháp an toàn nhất.
Trong nghiên cứu này cũng cho thấy rằng, những người làm việc kết hợp giữa ngồi, đứng và đi bộ đã giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh tim so với những người chỉ đứng cả ngày. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu rõ giữa tác hại của việc đứng lâu và cách khắc phục ngay trong bài này để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé!
️🎉️🎉️🎉Các bệnh thường gặp khi đi giày cao gót!!!
Giày cao gót là một trong những phụ kiện dành riêng cho phái nữ. Đi giày cao gót giúp các chị em tôn lên được vẻ đẹp hình thể cùng những bước đi uyển chuyển cực kỳ thu hút. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đi giày cao gót có thể dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe của phái đẹp. Dưới đây là những căn bệnh thường gặp do đi giày cao gót:
📌Ảnh hưởng đến cột sống:
Tác hại đầu tiên kể đến là ảnh hưởng đến xương g*i cột sống. Khi đi giày cao gót, cơ thể luôn bị ngả về phía trước từ đó cơ thể sẽ giảm phần cong phía dưới lưng để đứng thẳng. Nếu việc này thường xuyên diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng nhức mỏi lưng vì hệ cơ phải làm việc quá sức.
📌Ngón chân bị biến dạng:
Phần lớn giầy cao gót thường làm cho trọng lượng cơ thể bị dồn quá nhiều về phía mũi, làm cho các ngón kết lại với nhau, lâu ngày bị biến dạng như cong lên, khoằm xuống, khuỷu khớp các ngón trở nên chai cứng, đau đớn. Nếu trầm trọng, thậm chí phải can thiệp bằng phẫu thuật và nên thay ngay bằng các loại giày gót thấp, có độ rộng hợp lý.
📌Bệnh về khớp:
Một trong những tác hại của giày cao gót có thể kể đến là căn bệnh về khớp. Khi đi giày cao gót, dáng đi của chị em sẽ không như bình thường, điều này làm tăng sức ép lên đầu gối khoảng 26%. Việc bạn dễ đau nhức đầu gối nếu đi giày cao gót trong thời gian dài sẽ thường xuyên xảy ra.
📌Cục lồi ở gót chân:
Nếu đi giày cao gót liên tục và thường xuyên, gót chân có thể phát sinh khối u đau nhức. Bởi sức đè ép sẽ làm cho bàn chân phồng rộp, sưng tấy, viêm túi dịch, đau ở gót chân, gây lồi xương vĩnh viễn. Nên thay bằng giày thấp gót, nếu đau thì nên chườm nước đá, điều trị chấn thương chỉnh hình và dùng đệm gót chân.
📌Bong gân mắt cá:
Hiện tượng này xảy ra khi chân bị trật ra khỏi giày khiến cho các dây chằng mắt cá căng ra và b**g, nếu nặng có thể làm rách dây chằng. Lúc này, nên băng bó cố định và áp dụng giải pháp vật lý trị liệu và điều trị chấn thương càng sớm càng tốt để phòng ngừa biến chứng viêm xương khớp mãn tính.
📌Tổn thương đầu gối, căng cơ:
Theo nghiên cứu, có tới 25% phụ nữ đi giầy cao gót, nhất là nhóm giày siêu cao trong thời gian dài. Từ đó, dễ bị tổn thương dây chằng đầu gối và dẫn đến viêm khớp, mắc bệnh thấp khớp do áp lực cơ thể đè lên và do tổn thương cục bộ ở bàn chân gây ra. Ngoài ra, nó còn có thể gây căng cơ, đau đầu gối và đau lưng. Đặc biệt, nếu lạm dụng còn gây tổn thương gân Asin, đây là hệ thống gân quan trọng giúp duy trì tư thế cân bằng khi di chuyển. Nếu tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, đặc biệt là hiện tượng biến dạng và viêm nhiễm (viêm gân), rất khó hồi phục.
📌Đi tập tễnh:
Đi tập tễnh dễ xảy ra nhất ở nhóm phụ nữ dùng giày gót nhọn. Lý do là bởi trọng lượng cơ thể dồn về phía trước làm cho chân bị bó hẹp, gây đau nhức phải đi tập tễnh, lắc lư nghiêng ngả, dễ bị vấp ngã. Để tránh tình trạng này, nên thay bằng giày đế thô có độ cao vừa phải.
📌Biến dạng tư thế đứng:
Giầy cao gót làm cho trọng lực dồn xuống bàn chân, tác động đến cấu trúc xương bàn chân. Lâu ngày sẽ tạo áp lực gây viêm xương hoặc các dây thần kinh xung quanh bàn chân, làm rạn mao mạch và biến dạng tư thế đứng… Bạn nên chú ý sử dụng giày gót thấp, cao không quá 5cm và không nên đi quá lâu.
📌Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:
Khi áp lực cơ thể quá lớn dồn về phía trước bàn chân có thể làm khung xương chậu bị lệch sang 1 một bên, máu lưu thông đến tử cung sẽ giảm. Điều này một trong những nguyên nhân khiến cho hiện tượng kinh nguyệt thất thường, thậm chí giảm khả năng thụ thai.
‼️‼️Đi giày cao gót sẽ giúp cho chị em trở nên quyến rũ. Thế nhưng đằng sau vẻ đẹp đó, chị em phụ nữ cũng phải chịu đựng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy sử dụng phụ kiện làm đẹp này một cách thông minh và khoa học nhé.
️🎉️🎉️🎉Ngâm chân như thế nào là đúng cách?
Lòng bàn chân là khu vực phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể. Do đó, ngâm chân có thể kích thích vùng phản ứng tương ứng, thúc đẩy tuần hoàn máu, điều chỉnh nội tiết, tăng chức năng các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai, ngâm chân có tác dụng giảm mệt mỏi, ngăn ngừa phù nề. Bởi vậy, bên cạnh việc sử dụng các loại mỹ phẩm thiên nhiên để chăm sóc sắc đẹp, mẹ nên thường xuyên ngâm chân để tốt cho sức khỏe. Thế nhưng phải ngâm chân như thế nào cho đúng cách?
1/ Nhiệt độ của nước ngâm chân: 42℃
Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C.
Khi ngâm chân, nước phải ngập qua mắt cá chân, thi thoảng cử động chân trong quá trình ngâm.
2/ Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất: 9 giờ tối
Đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu.
Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.
Lưu ý không ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
3/ Những đối tượng không nên ngâm chân
Với những người có sức khỏe bình thường, ngâm chân với muối ngâm chân và tắm suối nước nóng rất tốt cho cơ thể. Nhưng những người mắc bệnh tim, người huyết áp thấp, hay bị chóng mặt… không nên ngâm chân với nước quá nóng, hoặc tắm suối nước nóng quá lâu. Do ngâm chân hoặc tắm suối nước nóng lâu khiến huyết quản nở ra, máu sẽ nhanh chóng lan tỏa ra toàn bề mặt cơ thể khiến cho các cơ quan quan trọng như tim, não… ở trong tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí.
4/ Thời gian ngâm chân
Thời gian ngâm chân tối đa 30 - 45 phút, ngâm hàng ngày hoặc cách ngày. Nhưng với người già thì nên ngâm thời gian ngắn hơn. Nếu ngâm lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim, chỉ nên ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
Với người mắc bệnh tiểu đường, do độ nhạy cảm ngoài da của người bệnh tiểu đường kém hơn nên khó cảm nhận độ nóng lạnh của nước, tránh tình trạng nước quá nóng gây tổn thương da.
Hoặc bạn có thể ngâm tới khi thấy lưng hoặc trán hơi ra mồ hôi nhưng chú ý không nên để ra nhiều mồ hôi vì điều này sẽ không tốt cho tim.
SERENE LIFE SL12
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:
✔️Công suất đầu ra: 500W.
✔️Dung tích nước: 12,8L.
✔️Điều chỉnh nhiệt độ: 95-118 độ.
✔️Điều chỉnh thời gian: 10-60 phút
✔️Chất liệu: Nhựa ABS.
✔️Nguồn điện: 120V.
👏👏👏Ngâm chân nước nóng là một phương pháp đơn giản để nâng cao cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
1. Cải thiện trí não và tinh thần:
Ngâm chân nước nóng sẽ giúp bạn thư giãn sâu, giảm stress và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn mang lại cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và năng lượng mỗi khi bạn mệt mỏi.
2. Tăng cường thể chất;
Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong để duy trì sức khỏe ổn định. Ngâm chân nước ấm kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn, giúp cơ thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây cũng là cách điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương.
3. Chữa trị các bệnh mãn tính:
Thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, khi kết hợp với bấm huyệt bàn chân, phương pháp cổ truyền này còn được áp dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa.
❗❗❗Đối với người bệnh ung thư, thường xuyên ngâm và xoa bóp chân sẽ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình hóa trị liệu.
4. Giảm chứng mất ngủ:
Ngâm chân nước ấm đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.
5. Trị bệnh ngoài da:
Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân với nước muối ấm. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.
6. Khử mùi hôi chân:
Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để có đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.
Click here to claim your Sponsored Listing.
ADPHA GRUOP- CHUYÊN BỒN NGÂM CHÂN NHẬP KHẨU
Adpha Gruop- Chuyên bồn ngâm chân nhập khẩu
Chuyên cung cấp, buôn bán bồn ngâm chân nhập khẩu từ USA
-Cam kết hàng đầy đủ giấy tờ từ nhà sản xuất.
-Đổi trả mới trong vòng 30 ngày
Category
Contact the business
Telephone
Address
52 Nguyễn Chí Thanh
Xóm Pho
100000
Opening Hours
Monday | 09:00 - 17:00 |
Tuesday | 09:00 - 17:00 |
Wednesday | 09:00 - 17:00 |
Thursday | 09:00 - 17:00 |
Friday | 09:00 - 17:00 |
Saturday | 09:00 - 17:00 |
62 Sài Đồng
Xóm Pho, 10000
VHMART tự hào là nhà phân phối Bể bơi phao trẻ em hàng đầu Việt Nam - Bán sỉ, bán buôn, bán lẻ bể bơi phao toàn quốc - Bể bơi phao chất lượng, uy tín - Bảo hành, hẫu mãi tốt
Số 2 Ngõ 18 Cầu Diễn, Nam Từ Liêm
Xóm Pho
Yourdetox chúng tôi phân phối các sản phẩm của công ty Amway, bao gồm các sản ph?