Rút tiền thẻ tín dụng Hà Nội

Dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng với phí ưu đãi, độ tin cậy cao.

Photos from Rút tiền thẻ tín dụng Hà Nội's post 08/03/2022

Rút- đáo thẻ tín dụng Hà Nội phí thấp
- Phí rút chỉ từ 1,6%
- Rút hết 100% hạn mức
- Miễn lãi tối đa 45-55 ngày
* Địa chỉ: Nguyễn Khuyến, Văn Quán, Hà Đông
* LH: 0878580916-0878580615
- Nhanh gọn, bảo mật thông tin
- Hỗ trợ rút tận nơi

Photos from Rút tiền thẻ tín dụng Hà Nội's post 01/03/2022

* Rút- đáo thẻ tín dụng Hà Nội phí thấp
- Phí rút chỉ từ 1,6%
- Rút hết 100% hạn mức
- Nhanh gọn, bảo mật thông tin
- Miễn lãi tối đa 45-55 ngày
- Hỗ trợ rút tận nơi
* Địa chỉ: Nguyễn Khuyến, Văn Quán, Hà Đông
* LH: 0878580916-0878580615

13/10/2021

Covid tạm thời đã được kiểm soát, khách hàng có nhu cầu rút tiền và đáo hạn thẻ tín dụng alo hotline: 087858916-0878580615 để được hỗ trợ nhé

Photos from Rút tiền thẻ tín dụng Hà Nội's post 29/09/2021

Hết giãn cách, dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng tiếp tục phục vụ quý khách. LH hotline: 0878580916-0878580615 để được tư vấn

22/04/2021

Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng cho phép bạn mượn tiền của ngân hàng để mua hàng với điều kiện bạn phải trả lại số tiền bạn tiêu trong một khoảng thời gian quy định.

Hay nói cách khác, đây là loại là thẻ được ngân hàng cấp cho một hạn mức tiền cố định, bạn có thể dùng thẻ để chi tiêu trước sau đó trả tiền lại cho ngân hàng khi đến hạn.

Hiện nay số người dùng thẻ tín dụng ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi và những lợi ích hấp dẫn khi mua sắm bằng thẻ. Tuy nhiên để sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả bạn cần nhớ 5 nguyên tắc dưới đây.

Không để lộ thông tin thẻ1
Khác với thẻ ghi nợ nội địa ATM, các thẻ tín dụng không cần phải nhập mã khi giao dịch tại quầy thanh toán. Mặt khác, nếu biết được thông tin ở mặt trước của thẻ là đã có thể giao dịch thanh toán online tại các website bán hàng dù không cần biết có phải chủ thẻ hay không.

Do đó phải tuyệt đối giữ bí mật thông tin mặt trước thẻ, vì các tổ chức tín dụng khi yêu cầu đối chiếu trong vay vốn cũng chỉ yêu cầu mặt sau.

Tuy nhiên, với tâm lý người Việt Nam thì việc cho mượn thẻ để giao dịch diễn ra rất thường xuyên. Các tổ chức luôn có ưu đãi giá cả nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng vì vậy nhiều người muốn tham gia chương trình ưu đãi thường mượn thẻ của người thân, bạn bè. Cho người nhà mượn thẻ để thanh toán nhưng họ lại vứt thẻ linh tinh.

Một số người thậm chí còn chụp ảnh chiếc thẻ chia sẻ trên mạng xã hội mà quên không làm mờ các chữ số in trên đó. Tất cả đều rất nguy hiểm.

Theo một thống kê bảo mật của Las, khoảng 80% thông tin cá nhân bị đánh cắp do khách hàng lơ là khi thanh toán. Nhiều người đưa thẻ ra giao dịch hớ hênh trong khi kẻ gian hoàn toàn có thể chụp lại thông tin một cách dễ dàng. Hoặc cứ đưa thẻ cho nhân viên thu ngân mà không quan sát.

Không nên mở nhiều thẻ tín dụng2

Với thẻ ATM, đôi lúc khuyến mãi mở thẻ, công ty trả lương nên một người mở cả chục thẻ là điều thường xảy ra. Điều này không gây hại gì tuy nhiên thói quen xấu này áp dụng vào thẻ tín dụng là không nên. Sở hữu nhiều thẻ của tổ các tổ chức tài chính sẽ nguy hiểm nếu người dùng không biết các kiểm soát, ảnh hưởng đến ví tiền của bạn do chi tiêu quá đà.

Theo tư vấn của một nhân viên mở thẻ tín dụng, mỗi người chỉ nên có nhiều nhất 2 thẻ. Bên cạnh đó, xếp hạng tín dụng (CIC) của cá nhân, một tiêu chí rất quan trọng khi bạn đi vay vốn ngân hàng sẽ không được đánh giá cao để duyệt vay khi bạn sở hữu quá nhiều thẻ tín dụng.

Nếu đã được cấp hạn mức tín dụng lớn, bạn chỉ nên mở một thẻ. Không nên lưu ý đến các quảng cáo hấp dẫn như "không tốn phí mở thẻ, xét duyệt nhanh chóng, không có phí thường niên" rồi tự làm khó mình. Các Ngân hàng thường chỉ miễn phí thường niên năm đầu tiên và các loại phí liên quan đến thanh toán thẻ tín dụng thường rất cao so với thông thường.



Những nguyên tắc dùng thẻ tín dụng

Hiểu bản chất của thẻ tín dụng3
Quẹt thẻ ghi nợ thì trừ theo số dư có sẵn trong tài khoản. Ngược lại, khi thanh toán bằng thẻ tín dụng thì bản chất là bạn đang tiêu tiền đi vay của ngân hàng. Nhưng không ít khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ thường không để ý đến vấn đề này, không thoát được "cạm bẫy" do mua sắm, vô tư thanh toán thả ga mà không lo "bất ngờ nho nhỏ" vào cuối tháng thanh toán.

Lãi suất các ngân hàng tính cho thẻ tín dụng thường khá cao, từ 20 - 30% một năm. Trong khi đa số chỉ thanh toán số dư tối thiểu yêu cầu của thẻ chứ không thanh toán hết. Số dư còn lại trả dần và sẽ được tính lãi toàn bộ.

Vì vậy, cần suy nghĩ cẩn thận và chỉ chi tiêu số tiền mà chắc chắn hoàn trả lại trong tháng, nếu không muốn trở thành con nợ, từ đó dính sâu vào nợ nần. Thực tế, có rất nhiều người cũng đột nhiên bị nợ xấu vì thẻ tín dụng do thanh toán chậm sau tối đa 45 ngày.

Hạn chế rút tiền mặt4
Vai trò chủ đạo của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải rút tiền mặt vì phí rút tiền thường rất cao (3 - 4% số tiền rút). Ngay khi rút tiền thẻ tín dụng, số tiền đó sẽ bị tính lãi như một khoản vay cá nhân với lãi suất theo thời điểm rút tiền. Không được quên điều này nếu không muốn chịu thiệt đôi đường so với việc đi vay.

Ngoài ra, cũng có một số người mở thẻ chỉ để rút tiền bất chấp phí cao do cần tiền mặt nhưng ngại thủ tục vay tiêu dùng hoặc bí nguồn, muốn nhanh gọn. Nên hạn chế phương pháp này và chỉ dùng trong trường hợp bất khả kháng, không dùng cho ham muốn chi tiêu nếu không sẽ tự đưa mình vào vòng xoáy nợ nần

Nên nhớ ngày thanh toán5
Hình thức chi tiêu trước trả tiền sau của thẻ tín dụng còn khá mới mẻ với số đông khách hàng hiện nay so với khách hàng truyền thống. Trước đây sử dụng thẻ ghi nợ thông thường không để ý đến phần trả lại cho ngân hàng nên chuyển qua hình thức mới thường quên ngày thanh toán thẻ. Trong khi phí trả chậm cũng không hề thấp và các khoản đã chi tiêu không trả đúng hạn là lập tức được tính lãi rồi.

Quan trọng hơn hết là bạn sẽ bị đưa vào nhóm nợ xấu nếu thanh toán chậm. Vì vậy khi đã sử dụng thẻ tín dụng phải có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, lập kế hoạch hay nhắc nhở trên ghi chú hoặc điện thoại, tránh xảy ra trường hợp trả muộn. Phải chủ động thanh toán thẻ tín dụng khi có đủ tiền.

20/04/2021

Hạn mức thẻ tín dụng và 6 điều cơ bản bạn cần biết

Sở hữu một tấm thẻ tín dụng, ngoài tính năng, lãi suất hay các ưu đãi thì bạn cũng rất cần hiểu rõ về hạn mức của thẻ để sử dụng cho hiệu quả, tránh rủi ro ngoài mong muốn.

Siết thẻ tín dụng, thông điệp mạnh tay từ Ngân hàng Nhà nước
Với sự tiện lợi và an toàn, thẻ tín dụng hiện nay đã được sử dụng rất phổ biến và trở thành tài sản thiết thân với nhiều chị em.

Khi sở hữu 1 tấm thẻ tín dụng, điều mà chị em quan tâm nhất chắc hẳn là tính năng của thẻ, biểu phí thanh toán/ trả lãi và những ưu đãi kèm theo.

Tuy nhiên có 1 điều cũng rất cần được lưu tâm chính là hạn mức của thẻ - chi tiết có vẻ ít quan trọng nhưng không hiểu rõ sẽ có thể có rủi ro đấy nhé.

1. Hạn mức thẻ tín dụng phụ thuộc vào uy tín của bạn đối với ngân hàng

Hạn mức thẻ tín dụng và 6 điều cơ bản bạn cần biết
Hạn mức tín dụng được ngân hàng quyết định dựa trên uy tín cá nhân của khách hàng. Các yếu tố thường được ngân hàng lấy làm cơ sở để xem xét hạn mức thẻ tín dụng như chức vụ, nghề nghiệp, trình độ, cư trú, khả năng thanh toán của mỗi chủ thẻ, lịch sử trả nợ trong quá khứ của chủ thẻ và nhiều thông tin khác.

Thông thường hạn mức tín dụng được cấp sẽ rơi vào khoảng tối đa là 2 đến 3 lần lương dựa trên sao kê tài khoản ngân hàng của chủ thẻ. Bạn chỉ có thể biết được hạn mức tín dụng của mình là bao nhiêu sau khi nộp đơn đăng ký thẻ tín dụng và được ngân hàng xem xét.

2. Hạn mức thẻ tín dụng cơ bản và Hạn mức thẻ tín dụng cao cấp (Black Card)

Thẻ tín dụng cơ bản thường có hạn mức dưới 200 triệu đồng. Trong khi đó, thẻ tín dụng cao cấp - tên gọi khác là Black Card (thường là thẻ Gold, Platinum, Signature) lại có hạn mức rất cao, lên đến hàng tỷ đồng (ví dụ: Thẻ tín dụng Citibank PremierMiles Visa Signature có hạn mức đến 900 triệu đồng, Thẻ tín dụng Eximbank Visa Platinum hạn mức 1 tỷ đồng, Thẻ tín dụng SHB Visa Platinum hạn mức 2 tỷ đồng).

So với thẻ tín dụng cơ bản, thẻ tín dụng cao cấp không chỉ có hạn mức gấp nhiều lần mà còn kèm theo nhiều ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên đây là loại thẻ yêu cầu khá nhiều điều kiện, biểu phí dịch vụ cũng cao hơn. Hiện nay, không phải khách hàng nào cũng được ngân hàng cấp thẻ tín dụng cao cấp và cũng không phải ngân hàng nào cũng có thể cấp dòng thẻ tín dụng này.

3. Có thể tăng hạn mức thẻ tín dụng

Hạn mức thẻ tín dụng và 6 điều cơ bản bạn cần biết
Hạn mức thẻ tín dụng không cố định, nếu bạn không hài lòng với hạn mức mà ngân hàng cấp thì hoàn toàn có thể yêu cầu hạn mức cao hơn.

Để tăng hạn mức thẻ tín dụng, khách hàng cần phải mang sao kê lương kèm hợp đồng lao động đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để yêu cầu hỗ trợ tăng hạn mức hoặc nâng cấp hạng thẻ tín dụng. Đối với trường hợp này, bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện tăng hạn mức thẻ tín dụng như mức lương hiện tại đã cao hơn so với thời điểm mở thẻ trước đó hoặc đang sở hữu thêm các tài sản có giá trị khác như sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…

Đối với một số ngân hàng, nếu khách hàng chi tiêu tốt và hoàn trả đúng hạn ngân hàng sẽ tự động tăng hạn mức thẻ cho khách hàng mà không cần cung cấp thêm bất kỳ giấy tờ gì khác để chứng minh thu nhập (ví dụ: Shinhan Bank, VPbank, Techcombank...).

Không những thế, nhiều ngân hàng còn cho phép bạn tăng hạn mức thẻ tín dụng khi có nhu cầu đột xuất (như đi công tác, lý do sức khỏe...). Về thủ tục, khách hàng chỉ cần đăng nhập tài khoản thẻ trực tuyến tại ngân hàng, điền các thông tin vào mẫu yêu cầu. Trong trường hợp này, hạn mức tín dụng mới nếu được xét duyệt sẽ có hiệu lực tối đa trong vòng hai tháng sau đó sẽ trở về như cũ.

4. Cũng có thể giảm hạn mức thẻ tín dụng

Nếu lo ngại có thể chi tiêu quá tay và mong muốn giảm hạn mức thẻ tín dụng, bạn cũng có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện điều này.

So với việc yêu cầu tăng hạn mức, việc giảm hạn mức thẻ tín dụng lại khá dễ dàng. Các khách hàng chỉ cần thông báo với ngân hàng bằng cách gọi điện cho ngân hàng hoặc ra chi nhánh điền vào mẫu yêu cầu rồi gửi cho ngân hàng là xong ngay.

5. Bạn có thể quẹt 100% hạn mức thẻ tín dụng, nhưng rút tiền mặt từ thẻ thì không

Hạn mức thẻ tín dụng và 6 điều cơ bản bạn cần biết
Khách hàng có thể quẹt tối đa 100% hạn mức khi dùng thẻ tín dụng thanh toán qua máy POS/EDC. Tuy nhiên nếu sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại các trụ ATM, tùy từng ngân hàng và hạng thẻ, khách hàng sẽ bị giới hạn số tiền mặt có thể rút (ví dụ: VPBank có thể rút tiền mặt 100%, HDBank 75%, Sacombank/ BIDV 50%,...).

6. Bạn có thể chi tiêu vượt mức thẻ tín dụng

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều không cho phép khách hàng chi tiêu vượt hạn mức thẻ tín dụng. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ được sử dụng vượt hạn mức, đó là những chủ thẻ được ngân hàng cho phép, có lịch sử tín dụng tốt hoặc mức thu nhập và có tài sản đảm bảo vững chắc. Khi sử dụng vượt hạn mức thẻ tín dụng, khách hàng sẽ phải trả phí theo quy định của ngân hàng.

Điều kiện chi tiêu vượt giới hạn của của thẻ tín dụng đối với khách hàng như sau:

- Khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, không có nợ xấu trong 3 năm gần nhất liền trước năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, có hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của khách hàng tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn.

- Khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội được ngân hàng phê duyệt.

- Dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn đã được tổ chức tín dụng thẩm định là đảm bảo khả thi, khách hàng có khả năng trả nợ và quyết định cấp tín dụng; đáp ứng các quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

20/04/2021

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN BẰNG CÁCH NÀO?

Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách Dạy con làm giàu đã khẳng định: “Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Vì vậy khi cầm tiền trong tay, việc đầu tiên không phải là tiêu nó vào việc gì mà hãy nghĩ đến việc quản lý số tiền này như thế nào. Phương pháp 50/30/20 chính là cứu cánh cho những ai đang tập tành quản lý tài chính cá nhân.

Nguyên tắc 50/20/30 được Elizabeth Warren – nhân vật được Tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017 đề cập trong cuốn sách của bà. Nói cho đơn giản, phương pháp 50/30/20 sẽ chia thu nhập của các bạn ra từng nhóm riêng biệt, từ đó giúp bạn có kế hoạch tài chính rõ ràng hơn.

1. Nhóm 50%: Nhóm chi phí thiết yếu

Chi phí thiết yếu là những chi phí bạn nhất định phải bỏ ra dù bạn đang ở giai đoạn nào đi chăng nữa và tương đối giống nhau ở tất cả mọi đối tượng, đó sẽ là những khoản như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,... Bạn không nên chi quá 50% số lương cho những chi phí này, nhưng nếu bạn lỡ vượt quá con số trên, hãy giảm bớt chi phí bằng cách nấu ăn tại nhà, di chuyển bằng phương tiện công cộng, tiết kiệm điện,... Trong trường hợp bất khả kháng, bạn sẽ phải cắt bớt những khoản khác để bù vào chi phí thiết yếu.

2. Nhóm 30%: Nhóm linh hoạt

Đây là nhóm dành cho những hoạt động giải trí/ hưởng thụ/chi phí bất ngờ khác. Đây có thể là một buổi cà phê "sang chảnh" với bạn bè, tiền để dành cho một chuyến đi phượt, mua một chiếc điện thoại mới, sửa chiếc xe bỗng dưng chết máy dọc đường... Nhìn chung, nhóm này linh hoạt là bởi trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều khoản phải chi dùng mà không thể kể tên. mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng nhóm tích luỹ lên.

3. Nhóm 20%: Nhóm tích luỹ - Mục tiêu tài chính

Đây là khoản dành để tích luỹ, đầu tư cho tương lai. thông thường, nhóm này dùng để bỏ tiết kiệm, đầu tư vào các kênh sinh lời (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,..), đầu tư cho giáo dục để có một vị trí tốt hơn cho tương lai. Giá trị khoản này càng lớn thì cuộc sống của bạn khi về hưu càng được đảm bảo.

Want your business to be the top-listed Finance Company in Yen Nguu?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Website

Address


40
Yen Nguu
100000

Other Financial Services in Yen Nguu (show all)
Vay online trả góp Vay online trả góp
Truong Dinh
Yen Nguu, 90000

vay online trả góp thời hạn 36 tháng / Giải ngân 90 triệu chỉ cần cmnd.

Lê Đức Thịnh chuyên Cung Cấp Lê Đức Thịnh chuyên Cung Cấp
Yen Nguu

Mô Tả ....

MEXC Global - Việt Nam MEXC Global - Việt Nam
18 Tam Trinh
Yen Nguu, 100000

Thành lập năm 2018, MEXC là sàn giao dịch tập trung trên nền tảng CEX được điều hành bởi một nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành tài chính và công nghệ blockchain.

Vpbank tiêu dùng miền Bắc Vpbank tiêu dùng miền Bắc
Phố Linh Đàm, Hà Nội
Yen Nguu

KD Credit - Cho vay tiêu dùng, hỗ trợ trả góp 24/24 KD Credit - Cho vay tiêu dùng, hỗ trợ trả góp 24/24
Ha Noi 100000
Yen Nguu, 123456

KD Credit - Cho vay tiêu dùng, hỗ trợ trả góp 24/24

Ball_Bankk Ball_Bankk
Yen Nguu

0962558384

Ngân hàng Vietbank - PGD Hoàng Mai Ngân hàng Vietbank - PGD Hoàng Mai
Phố Hoàng Liệt, Hanoi
Yen Nguu

"Chào mừng Quý vị đến với Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank)."

Sản xuất ống gió miền bắc Sản xuất ống gió miền bắc
Khu Công Nghiệp Thạch Thất Quốc Oai
Yen Nguu, 10000

BÊN E CUNG CẤP ĐƠN HÀNG ỐNG GIÓ CÁC LOẠI , PHỤ KIỆN CÁC LOẠI . ANH CHỊ NÀO CẦN ADD ZALO E 0975906846

TAI CHINH NHANH TAI CHINH NHANH
902 Đường Kim Giang
Yen Nguu

TAI CHINH NHANH TAI CHINH NHANH
902 Đường Kim Giang
Yen Nguu

Onus Onus
Hanoi
Yen Nguu

Ứng dụng quản lý và đầu tư tài chính

Dịch vụ hỗ trợ check CIC - 5 năm Dịch vụ hỗ trợ check CIC - 5 năm
Hanoi
Yen Nguu, 10000

Kiểm tra CIC tức là kiểm tra xem lịch sử đã và đang vay của khách hàng có đúng, đủ và chính xác để bên cho vay sẽ quyết định cấp vốn cho người vay hay không.