Phạm Công Bằng Tư Vấn 1

Phạm Công Bằng Tư Vấn 1

04/15/2024

Hello

04/15/2024

Westbury, New York : Phạm Công Bằng Tư Vấn 1

10/11/2021

Bị Trĩ Nên Ăn Gì ?
Khi mắc bệnh trĩ ngoại , trĩ nội, ngoài việc phải sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp phẫu thuật để điều trị thì người bệnh phải thay đổi luôn thói quen ăn uống để phù hợp với thể trạng, hạn chế sự phát triển của bệnh. Nếu có chế độ ăn uống hợp lý thì sẽ rất có lợi cho quá trình điều trị. Vậy người bị trĩ ngoại nên ăn gì và không nên ăn gì, mời các bạn tham khảo thông tin qua bài viết về chế độ ăn dành cho người bị bệnh trĩ dưới đây.
Theo các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, người bị trĩ ngoại, bệnh trĩ nội nên ăn những loại thực phẩm sau đây để tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu tối đa biến chứng của căn bệnh:
  - Ăn các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như: Khoai lang, chuối, rau đay, rau dền, rau mồng tơi, măng, mật ong. Thực phẩm nhuận tràng luôn là câu trả lời hàng đầu cho câu hỏi "bệnh trĩ nên ăn gì".
  - Sử dụng thực phẩm có tính mát như: Củ sen, khổ qua, dưa chuột, cà tím, dưa hấu, mướp,…
  - Thực phẩm giàu chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, thanh long, bưởi, kiwi, súp lơ, rau má, cam, quýt, dâu tây,… Bệnh nhân nên tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày vì chất này tham gia giữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ dàng ra ngoài khi đại tiện.
- Uống nhiều nước: Với người mắc bệnh trĩ, lượng nước cung cấp cho cơ thể phải từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Đây chính là một trong những loại thực phẩm cần thiết nằm trong chế độ ăn dành cho người bệnh trĩ.
  - Nước trái cây như dâu đen, dâu xanh, anh đào cũng là một trong những dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng, giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra.
  - Đậu đỏ, mè đen: Giảm sưng đau, giảm triệu chứng đại tiện ra máu và có thể nói đây chính là thức ăn trị bệnh trĩ tự nhiên hiệu quả nhất.
  - Ruột già của lợn, dê: Có tác dụng chống sưng đau, cầm máu.
  - Quả óc chó: Sử dụng thường xuyên sẽ hạn chế búi trĩ lòi ra ngoài.
  - Dầu ô liu, dầu lanh: Các loại dầu này rất thích hợp để chế biến các món salad, món trộn. Ngoài ra, nên bổ sung dầu cá thường xuyên sau mỗi bữa ăn vì đây là loại dầu rất tốt cho sức khỏe người bệnh.
  - Các thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, nho khô, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, hạt điều, hạt vừng,…
Bên trên đã là những thông tin chia sẻ về bệnh trĩ ăn gì, bệnh trĩ nội nên ăn gì, trĩ ngoại ăn gì. Vậy người mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại không nên ăn những gì?
  - Rượu, bia, trà, cà phê: Dù người bệnh mắc trĩ ngoại hay trĩ nội cũng không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia, rượu hay chứa chất kích thích.
  - Các loại thực phẩm cay nóng như: Gừng, tiêu, ớt, mù tạt,…
  - Thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ: Các đồ ăn này thường có tính nóng, không tốt cho sức khỏe người bệnh.
  - Thịt gà lôi: Đây là thực phẩm chứa nhiều chất béo nên người bị trĩ ngoại cũng không nên dùng.

------------------------------------------------------






























Đông Y Sĩ Phạm Bằng : 097.148.3732

10/02/2021

Triệu chứng và những vấn đề liên quan đến điều trị bệnh trĩ.

Triệu chứng và những vấn đề liên quan đến điều trị bệnh trĩ, các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa Khoa Bảo Anh cho biết: Triệu chứng thường thấy nhất là đại tiện ra máu, thường là màu đỏ tươi, xảy ra ngay sau khi đại tiện, hiếm khi trĩ gây xuất huyết ồ ạt nhưng lâu ngày có thể tạo ra thiếu máu mạn tính và nặng.
Triệu chứng và những vấn đề liên quan đến điều trị bệnh trĩ
Sau một thời gian thì trĩ lớn và sa, mới đầu hiện tượng sa chỉ nhiều nhất lúc đi đại tiện nhưng về sau sẽ sa liên tục.
Bệnh nhân rất đau, nhất là khi ngồi hoặc di chuyển rất khó khăn. Vùng hậu môn và quanh hậu môn bị sưng phù nhiều, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa. Hai màu niêm mạc trong và ngoài rất khác nhau.
Tình trạng trĩ nội thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày thì bệnh nhân bớt đau, bớt sưng và trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị xơ hóa, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Có khi hoại tử tạo ra áp-xe vùng hậu môn và vùng chậu.
Ðiều trị bệnh trĩ:
Quan trọng là vấn đề khám bệnh nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn.
Bệnh nhân bị trĩ nên dùng khẩu phần nhiều chất sợi, nhiều rau cải, trái cây và uống nhiều nước. Tránh rặn nhiều khi đại tiện, tránh khuân vác nặng.
Nên giữ vùng hậu môn cho sạch. Rửa bằng nước, không dùng giấy lau khi đi đại tiện. Không nên rửa bằng xà phòng vì dễ gây kích thích ngứa nhiều hơn. Nên ngâm hậu môn với nước ấm ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút. Có thể đắp gạc lạnh ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút. Nếu búi trĩ sa ra ngoài, bệnh nhân nên nhét nhẹ nhàng vào hậu môn để tránh tình trạng thuyên tắc.
Xử trí tình trạng đau phù và viêm trong các cơn trĩ cấp bằng cách bôi thuốc mỡ hoặc thuốc đạn có hydrocortisone tại chỗ. Không nên dùng quá 2 tuần lễ vì hydrocortisone có thể gây teo niêm mạc hậu môn mà cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
Triệu chứng và những vấn đề liên quan đến điều trị bệnh trĩ
Có thể điều trị trĩ bằng các phương pháp khác như nong hậu môn, thắt búi trĩ bằng dây thun, chích xơ hóa búi trĩ hoặc đốt điện, chích nước nóng..., phẫu thuật cắt trĩ áp dụng đối với trĩ độ III và độ IV. Trường hợp trĩ ngoại bị thuyên tắc nên mổ ngay lấy cục máu đông, bệnh nhân sẽ hết đau rất nhanh và phòng được biến chứng do thuyên tắc gây nên.
Bệnh nhân trĩ nên uống nước nhiều (8-10 ly mỗi ngày), nếu làm công việc phải ngồi lâu thì không được lót gối mềm dưới mông vì sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép các tĩnh mạch.
Phòng tránh bệnh trĩ:
Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đại tiện. Ăn nhiều rau cải, trái cây sẽ giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ thế bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Bệnh nhân cần vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì. Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

------------------------------------------------------------

Đông Y Sĩ Phạm Bằng : 097.148.3732

09/30/2021

Xưa Trung Quốc có câu :
Dân Việt Nam chết trên đống thuốc mà không biết.
Mọi người lưu lại khi cần nha.

45 BÀI THUỐC QUÝ TỪ ĐU ĐỦ
1.Lá non Đu đủ ,thêm củ tỏi xào ,chịu khó ăn vào ,sỏi nào củng hết .
2. Nụ hoa Đu đủ ,hấp ủ mật ong ,nuốt vô đáy lòng , ho gì củng khỏi .
3. Nhựa hoa Đu đủ ,trị chứng chai chân ,bôi ngày 2 lần , đôi tuần gót đỏ .
4. Rễ cây Đu đủ , đun sắc đậm đà, hoà thêm chút muối , bay mùi hôi chân .
5. Cọng lá Đu đủ , sắc trị ung thư ,họng hầu thêm Xả, phối dăm lát gừng ,thêm nắm lá hẹ ,cho chứng tiền liệt ,dùng dài tháng liền ,còn tiền hết bệnh ...
6. Chữa di, mộng, hoạt tinh.Trái Đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống; cho 2 cục đường phèn vào, lắp cuống, gạt lửa than nướng chín, đem ra bóc vỏ da xanh bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong, kể cả hạt. Chỉ cần ăn 1-2 quả là thấy kết quả (Kinh nghiệm dân gian ở An Giang).
7. Chữa ung thư phổi, ung thư vú: Hái lá lẫn cuống Đu đủ để tươi, cho vào nồi, thêm nước nấu sôi, để nguội, chiết nước đặc uống, cũng có thể nấu thành nước cô lại. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén to (300ml). Ngoài ra uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần 1 muỗng. Có thể kết hợp với chiếu tia X quang và uống bột củ Tam thất ... Thì hiệu quả càng nhanh. Tuy nước lá Đu đủ đắng, nhưng cần uống liên tục 15-20 ngày mới có kết quả.
8. Chữa ho gà bằng hoa đu đủ đực
Hoa đu đủ đực 20g, sao vàng; vỏ quýt lâu năm 20g; vỏ rễ dâu 20g, tẩm mật sao; bách bộ 12g; phèn phi 12g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần: trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần 1-4g; 6-10 tuổi, mỗi lần 5 - 8g.
9. Chữa tan Đờm :
Đu đủ hầm với đường phèn: 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng, đựng trong bát to, thêm đường phèn, hầm cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng, già trẻ ăn quanh năm đều được. Ăn đu đủ + đường phèn thường xuyên trong mùa xuân, hè có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.
10. Chữa Ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay với nước
dừa non nạo, thêm mật ong cho đủ ngọt, cách ngày uống 1 lần , giúp ngủ ngon
11. Chữa Trị viêm dạ dày: Đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g, sắc uống.
12. Chữa Trị tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30g, củ mài 15g, sơn tra 6g, gạo nếp 100g, nấu
cháo ăn ngày 2 lần (sáng, chiều).
13. Chữa Trị đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30g, ngưu tất 15g, hoàng kỳ 10g, đỗ tương
15g, câu kỳ tử 10g, cam thảo 3g, sắc uống.
14. Chữa sỏi thận
Cây đu đủ đực trong dân gian là cây đủ đủ không ra quả. Hoa của cây đủ đủ đực cũng là bài thuốc chữa sỏi thận hiệu quả. Dùng hoa của cây đu đủ đực, giã nhỏ, đem nấu sôi lên lọc cặn bả nước uống hằng ngày
15. Chữa Trị mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, đắp mổi ngày liên tục sẻ hiệu quả
16. Chữa ít sửa ..Sau khi sanh ăn canh đu đủ hầm giò heo thường , sẻ lợi sửa
17. Chữa Trị g*i cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.
18. Chữa Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 ngày.
19. Chữa Trị tỳ vị hư yếu (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.
20. Chữa Trị tiểu gắt, buốt: Rễ đu đủ tươi 200g sắc lấy nước uống cả ngày thay nước uống.
21. Chữa Trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.
22. Chữa Trị vết loét trên da: Trộn một chút bơ với nước đu đủ, bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.
23. Giúp sáng mắt: Những người lớn tuổi nên ăn khoảng 3 phần đu đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hóa cũng như suy giảm thị lực vì đu đủ không chỉ là loại trái cây ngon ngọt, mát, bổ mà còn chứa nhiều carotin hơn so với các loại trái cây khác như táo, ổi, chuối.
24. Làm đẹp da: Nước ép của trái đu đủ và nhựa khô là thành phần chính trong quá trình sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc.
25. Vỏ của trái đu đủ xanh có thể được giữ lạnh trong tủ lạnh và sử dụng để tạo mặt nạ. Điều này cũng lý giải tại sao người dân xứ Island luôn có làn da trắng mịn, và nhất là không bao giờ lo sợ mụn trứng cá tấn công.
26. Nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút có tác dụng làm mềm, mịn da, ngăn ngừa mụn, các vết nám và đặc biệt phát huy tác dụng trong việc điều trị làn da thô ráp.
27. Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.
28. Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.
29. Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.
30. Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo. Ăn thường xuyên sẻ khỏi ..
31. Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống
32. Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước, dùng bôi để chữa các vết tàn nhang ở mặt và tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...
33. Rễ đu đủ sắc uống có tác dụng cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi thận...( liều lượng hỏi mua rễ đu đủ nhà thuốc nam họ sẻ chỉ dẩn cặn kẻ )
34. Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở người lớn. Với trẻ em, hái 5-10 hoa đực đem sao vàng, thêm đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày
35. Đu đủ chín là một món ăn giúp bồi bổ cơ thể và tiêu hóa tốt các chất thịt, lòng trắng trứng; Khi hầm các loại thịt, xương cứng, người ta thường cho quả đu đủ xanh vào để thức ăn mau nhừ...
36. Chữa cá đuối cắn.
Rễ đu đủ đực tươi 30g , Muối ăn 4g.Hai thứ giã nhỏ. Vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ sưng đau. Sau chừng nửa giờ thấy giảm đau và vài ngay sau khỏi hẳn ( kinh nghiệm nguời miền Nam).
37. Chữa tưa lưỡi ở trẻ: Lấy hoa đu đủ đực thái nhỏ phơi khô, tán bột mịn, cùng với gốc cây mây (lấy chỗ mọc khô ráo), rồi đốt thành than, tán bột. Trộn hai loại bột này với nhau với tỷ lệ 3 phần bột hoa đu đủ đực, 1 phần bột gốc mây. Sau đó lấy tăm bông chấm thuốc bôi hàng ngày đánh trên lưỡi trẻ bị tưa.
38. Chữa viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp chín rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần
39. Chữa viêm cuống phổi, mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g, nước đun sôi để nguội 20ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước. Thêm ít mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.
40. Chữa ho do viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần, dùng từ 3 - 5 ngày.
42. Chữa đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo, nước tiểu ít và đỏ: Hoa đu đủ đực (hoặc quả của cây đu đủ đực lưỡng tính) 40g, lá bạc thau 50g, đậu đen 40g, phác tiêu 4g. Sắc lấy nước đặc, chia 3 lần uống vào lúc đói bụng.
43. Chữa rắn cắn .
Rễ đu đủ đực 20g, lá xuyên tiêu 10g, hồng bì 5 hạt, tất cả giã nhỏ cho nước vào trộn đều gạn nước cho người bị rắn cắn uống. (Lưu ý chỉ sử dụng kết hợp hay đơn độc khi điều kiện của y tế không có, vì có những loại rắn cực độc có thể tử vong ngay chưa kịp đưa đến cấp cứu , trị liệu).
44. Chữa Trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.
45. Chữa Trị vết loét trên da: Trộn một chút bơ hay dầu ôliu với nước đu đủ, bôi lên vết lỡ loét.
''CHIA SẺ'' là cứu được nghìn người đang mắc bệnh.

------------------------------------------------------------

Đông Y Sĩ Phạm Bằng : 097.148.3732

09/27/2021

Tổng hợp các bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ tại nhà an toàn, hết đau đớn.

Tâm lý chung của hầu hết người bị trĩ là không muốn thổ lộ với ai vì ngại. Vì vậy, nhiều người thường hay tìm đến các phương pháp dân gian hỗ trợ chữa bệnh trĩ tại nhà từ thảo dược. Tuy nhiên, đây chỉ là những bài thuốc truyền miệng và không cho hiệu quả như nhau với mỗi người. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp 1 số bài thuốc được nhiều người áp dụng thành công. Liệu đâu mới là giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ?
Tại sao nhiều người chọn phương pháp dân gian để cải thiện bệnh trĩ?
Lựa chọn đẩy lùi bệnh trĩ tại nhà bằng các thảo dược dân gian đôi khi không phải vì sợ tốn kém mà đơn giản là do nhiều người bị mắc trĩ không muốn thổ lộ bệnh với ai. Bởi đây là bệnh lý xuất hiện ở vùng nhạy cảm, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lại cao hơn nam giới (60% người bị trĩ là nữ).
Do đó, việc tìm đến thuốc dân gian để có thể tự điều trị bệnh tại nhà là một sự lựa chọn của nhiều người. Phương pháp này cũng có ưu điểm là an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh.
Tuy nhiên thì hiệu quả của những bài thuốc dân gian theo phản hồi từ người bệnh là không cao. Ngoài ra nó cũng cho hiệu quả với mỗi người là khác nhau tùy theo thể trạng và cơ địa. Người bệnh cần kiên trì và sử dụng đúng cách thì mới thấy được sự cải thiện.
Chia sẻ từ người bệnh về các bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa trĩ tại nhà
Có rất nhiều vị thuốc từ tự nhiên được áp dụng điều trị bệnh trĩ cho hiệu quả đáng kinh ngạc. Rút kinh nghiệm từ nhiều bệnh nhân mắc trĩ cũng như qua tổng hợp những lá thư chia sẻ về những phương pháp người bệnh trĩ thử và thành công, chúng tôi đã đúc kết được một số cách hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ cây thuốc tại nhà.
1/ Bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh trĩ với rau diếp cá từ nhân viên văn phòng
Chị Phan Hoài Châu (31 tuổi, nhân viên văn phòng): “Mình không ngờ là có ngày mình cũng mắc phải căn bệnh này, cũng chỉ vì lười vận động và ngồi một chỗ cả ngày. Ban đầu vì ngại nên mình đã tìm hiểu và áp dụng bài thuốc từ rau diếp cá. Khá công hiệu cho những ai mới mắc bệnh.”
2/ Phương pháp của anh kỹ sư xây dựng: Sử dụng bài thuốc từ nghệ vàng
Anh Hoàng Đức Kiên (29 tuổi, kỹ sư xây dựng): “Do phải uống nhiều rượu bia rồi ăn nhiều đồ cay nóng, ít chất xơ nên mình bị trĩ. Thật sự thì mình không muốn để ai biết, nhưng vợ thì không giấu được. Cô ấy đã giúp mình bằng cách cho mình dùng bài thuốc từ nghệ. Ban đầu, cách này thực sự rất hiệu quả.”
Theo nhiều nhà khoa học thì nghệ có thể có các công dụng: chống viêm loét dạ dày, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật, đồng thời giúp giảm tỉ lệ mắc ung thư. Theo Đông y thì nghệ có vị cay, đắng, tính bình, can tỳ. Có tác dụng làm tan ứ máu và giảm đau. Do đó, bài thuốc dân gian từ nghệ luôn được xem là “khắc tinh” của bệnh trĩ.
Anh Kiên chia sẻ cách thực hiện bài thuốc với nghệ như sau:
Lấy một củ nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ rồi giã nhuyễn.
Vắt lấy nước cốt nghệ.
Bạn dùng tăm bông thấm nước cốt nghệ rồi bôi vào hậu môn và búi trĩ.
Cách làm ngày giúp giảm ngứa ngáy và nhanh lành vết thương. Kiên trì thực hiện cách này sẽ giúp thuyên giảm một số triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả.
3/ Lá trầu không và lời chia sẻ của một người lái taxi
Trong quá trình đi thu thập thông tin và thực hiện bài viết, nhóm phóng viên tình cờ được một người lái taxi chia sẻ về cách chú chống chọi với bệnh trĩ. Chú Trần Trọng Nghĩa (45 tuổi, lái xe):
“Do công việc của mình phải ngồi nhiều, ít được vận động, ăn uống thì qua quýt cho xong bữa nên bị trĩ cũng được gần 5 năm. Ban đầu lúc mới phát hiện bệnh, mình đã áp dụng bài thuốc từ lá trầu không mà các cụ xưa hay dùng, cũng hiệu quả lắm.”
Theo nhiều tài liệu, các thành phần chính có trong lá trầu không có đặc tính kháng sinh mạnh, kháng nấm, gây ức chế nhiều chủng vi khuẩn. Vì vậy, lá trầu không được áp dụng để làm các liều thuốc cho những bệnh nhân nhằm: làm giảm đau, giảm viêm loét, hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng trĩ.
------------------------------------------------------------

Đông Y Sĩ Phạm Bằng : 097.148.3732

09/25/2021

Ai có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất?

Trĩ là căn bệnh tương đối phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh trĩ có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên có một số người có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn mức bình thường. Những ai có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất?
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường xảy ra do ngồi lâu hoặc có áp lực tác động lên trực tràng ruột. Một số tác động thường gặp là táo bón, tiêu chảy, mang thai, ngồi kéo dài, nâng vác vật nặng không đúng tư thế, chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, thừa cân,…
Những tác động trên ảnh hưởng đến các búi tĩnh mạch hậu môn gây ra bệnh trĩ, có thể bị trĩ sa…
Triệu chứng của bệnh trĩ
Ai có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất?
Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao thường là những người đứng hoặc ngồi lâu, thời gian kéo dài. Những đối tượng trong nhóm này gồm:
Nhân viên văn phòng.
Phụ nữ mang thai.
Người thừa cân béo phì.
Bệnh nhân bị táo bón lâu năm.
Người bị các bệnh về gan.
Những bệnh nhân nhiễm trùng hậu môn.
Lái xe.
Phi công.
Nhân viên bán hàng.
Người làm IT.
Thu ngân.
Thợ may.
Thợ thủ công.
Tổng đài viên.
Tác hại của bệnh trĩ
Người mắc bệnh trĩ có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Bệnh trĩ dễ gây ra nhiều vấn đề tại khu vực hậu môn như: tăng áp lực ổ bụng, hội chứng ruột kích thích, ung thư khu vực hậu môn – trực tràng, viêm nhiễm,…
Ngoài ra bệnh trĩ còn gây đau đớn kéo dài cho người mắc phải. Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt như khi đứng, ngồi, đại tiện đều gặp khó khăn.
Phòng tránh bệnh trĩ
Mọi người nên chủ động phòng chống bệnh trĩ, đặc biệt là những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp:
1/ Thay đổi, cải thiện khẩu phần ăn hàng ngày
Bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ cho cơ thể để phòng tránh táo bón.
Hạn chế những thức ăn cay nóng vì dễ gây táo bón và các bệnh tiêu hóa khác.
Uống đủ nước hàng ngày để giảm nguy cơ táo bón và giúp cơ thể làm việc có hiệu quả hơn.
2/ Thay đổi chế độ sinh hoạt
Ngủ đủ giấc.
Tránh áp lực, stress để giảm nguy cơ táo bón.
Luyện tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, tăng nhu động ruột.
Nên tìm cách thư giãn khi đứng hoặc ngồi lâu để máu có thể lưu thông tốt.
Làm gì khi mắc bệnh trĩ
Thăm khám và điều trị sớm ở giai đoạn trĩ nhẹ có thể giảm thiểu đau đớn. Giai đoạn này bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc. Đối với những trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật để cắt trĩ, giúp người bệnh có cuộc sống và sinh hoạt bình thường.
------------------------------------------------------------

Đông Y Sĩ Phạm Bằng : 097.148.3732

09/23/2021

Các loại trái cây và rau quả - đáp án tốt nhất cho câu hỏi: bệnh trĩ nên ăn gì?

Là những thực phẩm giàu chất xơ, đầy đủ dinh dưỡng hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa của bạn. Những loại thực phẩm có nhiều chất xơ giúp cơ thể bạn bài tiết dễ dàng hơn và còn có công dụng giảm đau cho bệnh nhân khi đi tiêu. Người mắc bệnh trĩ nên ăn gì nếu chẳng phải là rau củ quả và trái cây? Vì chúng là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ gồm có nho, việt quất, bưởi, táo, lê, cam,…
Bệnh nhân trĩ nên ăn gì để vừa trị bệnh vừa nhuận tràng?
Các loại rau như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau chân vịt…có thể dùng để nấu canh hay ăn thường xuyên. Vì các loại rau này có tính mát, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và có tác dụng nhuận tràng, cung cấp nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa. Một trong những hợp chất thúc đẩy sức khỏe đường ruột của nó là magiê mà dường như là cần thiết cho việc đi tiêu dễ dàng hơn.
Đậu bắp
Thực vật đặc biệt này có nguồn gốc từ Tây Phi là một thực phẩm chức năng tuyệt vời cho việc duy trì một đường ruột khỏe mạnh. Các chất xơ đậu bắp hấp thụ nước giúp ngăn ngừa táo bón và sự hình thành của bệnh trĩ. Lubrific chất nhầy và làm dịu đường ruột của đậu bắp, tạo điều kiện tiếp tục loại bỏ các chất thải không gây đau đớn.
Đu đủ
Loại trái cây nhiệt đới rất dễ tìm này cũng là câu trả lời phổ biến cho thắc mắc bệnh trĩ nên ăn gì. Đu đủ là một thực phẩm chức năng tuyệt vời để thêm vào chế độ ăn uống của bạn nếu bạn dễ bị bệnh trĩ cũng như để hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đu đủ có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa protein, cũng như một số hợp chất hoạt động khác đã được chứng minh để giảm bớt táo bón. Hàm lượng Papain trong đu đủ xanh chưa chín nhiều hơn trong đu đủ chín.
Quả việt quất
Quả việt quất là một trong những thực phẩm mang lại sức khỏe tốt nhất, và chúng mang lại lợi ích cho bất cứ ai bị bệnh trĩ. Do nồng độ cao của chất anthocyanins, quả việt quất giúp lấy lại protein trong thành mạch máu và tăng cường sức khỏe tổng thể của hệ thống mạch máu. Thêm vào đó, quả việt quất là một nguồn tốt có chứa của cả hai chất xơ không hòa tan và hòa tan như pectin. Hơn nữa, so với các quả khác, quả việt quất là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào.
Mận tím
Mận tím là một nguồn dinh dưỡng tốt có chứa chất xơ. Chất xơ thực phẩm là một phần của thức ăn thực vật mà các enzym trong cơ thể không thể tiêu hóa và do đó không được hấp thu vào máu. Kết quả là, chất xơ còn ở đại tràng mà nó hấp thụ nước và làm mềm phân, do đó ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, mận tím có chứa chất kích thích đại tràng nhẹ, trong đó phát huy tác dụng có lợi hơn về ruột.
------------------------------------------------------------

Đông Y Sĩ Phạm Bằng : 097.148.3732

09/15/2021

Chữa bệnh trĩ mức độ nhẹ bằng lá cây bỏng
Cây lá bỏng hay còn được gọi là cây sống đời. Đây cũng là một loại cây thường xuất hiện trong các mẹo chữa trĩ dân gian..
Dùng lá bỏng để đắp trực tiếp lên hậu môn: Giã nát lá bỏng cùng với một ít muối để tăng tính sát khuẩn. Sau đó đắp một lượng vừa đủ trực tiếp lên hậu môn và sử dụng băng gạc để cố định để qua đêm. Thực hiện mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ và vệ sinh sạch sẽ hậu môn vào sáng hôm qua.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng cây lá bỏng để ăn trực tiếp để cải thiện bệnh trĩ hoặc xay nhuyễn để uống.
------------------------------------------------------------

Đông Y Sĩ Phạm Bằng : 097.148.3732

07/31/2021

Bài Тһuốс Сһữа Тrῖ Bằnɡ hоа Тһiên Lý
- hоа tһiên lý nấu tôm, nấu tһịt bò, ɡiò ѕốnɡ,… mát lànһ và bổ ԁưỡnɡ là món ăn ԁân ɡiã сó mặt trоnɡ nһiều bữа сơm һànɡ nɡàу сủа ɡiа đὶnһ việt. Nɡоài rа, һоа và lá tһiên lý сòn là vị tһuốс ԛuý сһữа đượс nhiều bệnһ, trоnɡ đó đánɡ ԛuаn tâm là bài tһuốс сһữа bệnһ trῖ bằnɡ һоа tһiên lý һiệu nɡһiệm, ɡiảm nһаnһ triệu сһứnɡ сһἰ ѕаu vài lần tһựс һiện.
Сônɡ ԁụnɡ сủа һоа tһiên lý
- Kһônɡ һề ха lạ, һоа tһiên lý ԛuеn tһuộс vớ𝗂 đа ѕố сһúnɡ tа với đặс điểm nһận ԁạnɡ là: Сâу mọс lео; tһân һơi сó lônɡ, nһất là ở nһữnɡ bộ рһận сòn nоn; lá һὶnһ tim, đầu lá nһọn, сó lônɡ trên сáс ɡân vá; һоа kһá tо, mọс tһànһ сһùm, màu vànɡ хаnһ lụс nһạt, tһơm, сó сuốnɡ tо ԁài 10-20mm và mаnɡ nһiều tán mọс mаu liền với nһаu. Kһônɡ сһἰ và lоại tһựс рһẩm сó ɡiá trị ԁinһ ԁưỡnɡ сао, сâу tһiên vý сòn và vị tһuốс сһữа bệnһ trῖ һiệu ԛuả ίt аi biết đến.

-----------------------------------------------------------------------































Đông Y Sĩ Phạm Bằng : 097.148.3732

07/29/2021

Hoa hiên vị thuốc thần tiên điều trị bệnh trĩ cực hay .

Bài thuốc trị bệnh trĩ nội, đi cầu ra máu tươi
Chuẩn bị: 20g hoa hiên khô cùng với 20g cây huyết dụ.
Thực hiện: Cho các dược liệu vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng khi nước thuốc còn ấm nóng với liều 1 thang/ngày.

Hoa hiên là một loại cây cỏ sống lâu năm có thân rễ rất ngắn và phần rễ mầm nhỏ. Lá cây có hình sợi, dài khoảng 30 – 50cm, rộng khoảng 2,5cm hoặc hơn, phía trên mặt lá có chứa nhiều mạch.

Trục mang hoa thường sẽ cao bằng lá, phía trên có phần nhánh chứa khoảng 6 – 12 hoa. Hoa to với màu vàng đỏ và mùi thơm dịu, tràng hoa hình phễu, xẻ thành 6 phiến ở phía trên. Bầu có 3 ngăn, nhị 6, ra hoa vào mùa hạ hay đầu thu. Quả có hình 3 cạnh, chứa hạt bóng màu đen bên trong.
Công dụng của cây hoa kim châm
Không chỉ là một loài hoa cây cảnh, hoa kim châm còn được biết đến là một vị thuốc rất thông dụng trong y học cổ truyền. Dân gian thường dùng hoa kim châm để điều trị một số chứng bệnh sau:

Tác dụng giúp an thai
Điều trị chảy máu cam
Điều trị bệnh trĩ nội, đi cầu ra máu
Điều trị viêm gan, vàng da
Điều trị bệnh đái rắt, đái buốt, viêm tiết niệu
Ho ra máu
Điều trị viêm tai giữa
Điều trị xưng vú, viêm vú

-----------------------------------------------------------------------































Đông Y Sĩ Phạm Bằng : 097.148.3732

Want your business to be the top-listed Health & Beauty Business in Westbury?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Address


4861 Heavner Court
Westbury, NY
11590

Other Medical & Health in Westbury (show all)
Medical Society of the State of New York Medical Society of the State of New York
865 Merrick Avenue
Westbury, 11590

JOIN MSSNY! BE PART OF THE EXPERIENCE! https://www.mssny.org

RXVIP RXVIP
Westbury, 11590

RXVIP Concierge is an award-winning company on a mission to enhance the role of pharmacists as part of the health care continuum

Clinical Research Alliance Clinical Research Alliance
1400 Old Country Road, Suite 304
Westbury, 11590

We bring clinicians and patients together for clinical trials – all within the comforts of community based offices without the stress of travel or changing of doctors.

MJ Health Coach Consulting and Functional Medicine MJ Health Coach Consulting and Functional Medicine
840 Duncan Drive
Westbury, 11590

We are dedicated to provide an immaculate standard of care to patients by providing peace of mind, g

Phạm Công Bằng Tư Vấn Phạm Công Bằng Tư Vấn
245 Fieldcrest Road
Westbury, 11590

Phạm Công Bằng Tư Vấn

Kim's Company Kim's Company
1260 Old Country Road
Westbury, 11590

Sacred Birth Haven Sacred Birth Haven
Westbury, 11590

Labor ,Postpartum Doula, Placenta Encapsulation Specialist , Childbirth Educator

Westbury Total Health Care Westbury Total Health Care
355 Post Avenue
Westbury, 11590

Multi-Specialty Practice serving Long Island, New York and Queens for over 25 years.

Sterilizers.com Sterilizers.com
14 Bond Street
Westbury, 11590

We are a company designed to supply sterilizers and autoclaves in all environments like medical, den

EyeScribe PH Recruitment EyeScribe PH Recruitment
1080 Old Country Road
Westbury, 11590

Low Cost Medicare Coverage Low Cost Medicare Coverage
Westbury, 11590

Low Cost Medicare Care Coverage is dedicated to helping you get insurance coverage for your family a

NuMe Wellness NuMe Wellness
1260 Old Country Road
Westbury, 11590

We offer acupuncture and infrared services for your health and wellness.