Trung Tâm Xét Nghiệm Genmedic

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM GENMEDIC
Dịch vụ y tế tại nhà chuyên nghiệp

22/06/2021

Bệnh thiếu máu (Anemia)
=====
Bệnh thiếu máu là tình trạng cơ thể chúng ta thiếu hồng huyết cầu (Red Blood Cell) để cung cấp đủ oxygen cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, thiếu máu thường dẫn đến tình trạng mệt mỏi và yếu. Bệnh thiếu máu có thể nhẹ hoặc nặng, có thể tạm thời hay dài hạn (mạn tính). Trong một số trường hợp, bệnh thiếu máu có thể là một dấu hiệu nguy hiểm của các bệnh khác như ung thư hay bệnh tự miễn.
Có nhiều lý do gây ra thiếu máu. Cách chữa trị thiếu máu tốt nhất là tìm ra lý do gây ra thiếu máu. Vì vậy, quý vị nên thảo luận với bác sĩ của mình lý do gây ra thiếu máu và tìm cách chữa trị phù hợp. Để hiểu rõ bệnh thiếu máu, chúng ta nên hiểu máu chúng ta có những tế bào nào

# Các loại tế bào máu
- Có nhiều loại tế bào máu trong dòng máu chúng ta và chúng có chức năng và hình dáng khác nhau. Các loại tế bào máu này hoạt động nhịp nhàng chung với nhau. Ví dụ khi chúng ta đứt tay thì tiểu cầu giúp sẽ hình thành cục máu đông ngăn chảy máu, bạch cầu sẽ đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm lăng vào bên trong vết đứt tay, và hồng cầu tăng cường đến nơi tổn thương để cung cấp oxygen và phục hồi vết thương.
+ Hồng cầu là tế bào máu chính, là tế bào có protein Hemoglobin, khiến máu chúng ta có màu hồng. Tế bào máu có hình dạng chiếc bánh vòng (Donut) và thường tồn tại trong 120 ngày. Quý vị ăn bánh Donut có thể nghĩ đến hồng huyết cầu. Các tế bào này có nhiệm vụ chính là chuyên chở oxy cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Chúng ta cần oxy để hoạt động, vì vậy, tế bào màu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống cho các cơ quan cơ thể. Tế bào máu rất linh hoạt, có thể lách qua những động mạch rất nhỏ. Trong trường hợp bệnh hồng cầu liềm, khiếm khuyết nơi cấu trúc khiến tế bào máu bệnh này không linh hoạt, dẫn đến dễ kẹt trong các mạch máu nhỏ. Chỉ số đường Ha1c là chỉ số phần trăm đường bám vào tế bào hồng huyết cầu trong vòng 120 ngày. Hồng cầu chiếm khoảng 45% máu
+ Bạch cầu: là các tế bào hệ miễn dịch, chuyên tấn công vi khuẩn, virus, và các vi sinh khác xâm nhập cơ thể.
+ Tiểu cầu: là các tế bào máu nhỏ nhất, sinh ra từ tế bào mẫu tiểu cầu. Tiểu cầu được sinh ra liên tục do có vòng đời ngắn, chỉ 8-10 ngày. Tiểu cầu có tác dụng làm đông máu. Khi chúng ta bị thương, tiểu cầu sẽ tụ lại, cùng với các protein khác, tạo ra hỗn hợp thành cục máu đông. Tiểu cầu cũng là giúp các mô hư hỏng phục hồi sau chấn thương. Vai trò của tiểu cầu cực kỳ quan trọng vì nếu thiếu tiểu cầu, chúng ta sẽ chảy máu liên tục, có thể dẫn đến tử vong (như bệnh thấp tiểu cầu vô căn video # 288). Bạch cầu và tiểu cầu chiếm 1% máu.
Các tế bào máu được tạo ra từ tủy xương ở các xương lớn. Để tạo ra các tế bào máu hồng huyết cầu, cơ thể chúng ta cần sắt, vitamin B12, Folate, và các dinh dưỡng khác.

# Triệu chứng thiếu máu:
- Thiếu máu có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, thường là nhẹ cho đến nặng, thậm chí có thể gây tử vong. Với người thiếu máu nhẹ, đôi khi bệnh nhân không có triệu chứng gì cả. Vì vậy, các triệu chứng dưới đây quý vị không được xem thường vì có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu từ trung bình đến mức nặng.
+ Mệt mỏi liên tục, cho dù không làm việc gì nặng nhọc. Mệt mỏi thường kèm theo chóng mặt khi đứng lên di chuyển hoặc làm việc nặng
+ Yếu sức: bệnh nhân không đủ sức làm việc lâu dài
+ Da tái hay da vàng do thiếu hồng huyết cầu
+ Tim đập nhanh và đập loạn nhịp. Thiếu máu khiến cơ thể chúng ta thiếu oxygen, vì vậy tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu nhanh hơn đến các cơ quan, dẫn đến đập nhanh và loại nhịp
+ Đau ngực: tim cũng cần máu cung cấp, thiếu máu dẫn đến thiếu oxygen đến các cơ tim, dẫn đến lên cơn đau tim
+ Lạnh tay chân do không đủ máu đến nơi
+ Nhức đầu và chóng mặt: do không đủ máu lên não

# Các nguyên nhân hay gặp gây ra thiếu máu
- Thường thiếu máu có thể do cơ thể chúng ta không sản xuất đủ tế bào máu, có khuyến khuyết cấu trúc tế bào máu dẫn đến tế bào máu mau chết, hay do xuất huyết máu bị chảy ra ngoài nhiều hơn máu chúng ta tạo ra, hay do tế bào máu bị tấn công/phá hủy do hệ miễn dịch hay các cấu trúc khác.
1. Thiếu máu do thiếu sắt: Sắt là một trong những chất quan trọng để tạo ra hồng huyết cầu. Thiếu sắt do thiếu dinh dưỡng, tình trạng mang thai, ra nhiều máu trong kỳ kinh. Chữa trị thường là uống sắt để bù đắp. Điểm khó khăn là sắt rất khó uống, gây xót bao tử, và thường tạo ra táo bón nên nhiều bệnh nhân không dùng cách này.
2. Thiếu máu do xương không sản xuất đủ do nhiễm trùng, tác dụng phụ của hóa trị, của thuốc, di truyền, tia xạ hay các nguyên nhân khác.
3. Thiếu máu do bệnh hồng cầu liềm (sickle cell anemia)
4. Thiếu máu di truyền Thalassemia
5. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 và Folate. Các vitamin này quan trọng trong quá trình sản xuất máu. Thường bệnh nhân uống rượu sẽ dễ thiếu Folate. Bệnh nhân bị cắt dạ dày dễ thiếu vitamin B12.
6. Thiếu máu do hệ miễn dịch tấn công làm phân hủy tế bào máu. Tương tự như trường hợp thấp tiểu cầu vô căn, các kháng thể sẽ tấn công vào các tế bào hồng cầu, dẫn đến phá hủy, và làm cơ thể thiếu máu
7. Thiếu máu do suy thận mạn tính, do giảm tế bào cạnh cầu thận, làm giảm Erythropoietin, là một chất quan trọng trong việc sản xuất máu

# Ai dễ bị thiếu máu
+ Một số bệnh nhân dễ bị thiếu máu hơn người khác. Đặc biệt là các bệnh nhân dưới đây
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu sắt, thiếu vitamin B12, thiếu Folate,
- Các bệnh nhân có bệnh đường ruột và bao tử dẫn đến hấp thụ kém các chất vitamin và dinh dưỡng
- Xuất huyết đường ruột do loét bao tử, loét ruột, hay viêm đường ruột.
- Phụ nữ có kinh nhiều
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu máu do sắt do lượng sắt phải dự trữ cho khối lượng máu tăng để cung cấp hemoglobin cho bào thai
- Bệnh nhân các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tự miễn, suy gan, suy thận
- Bệnh nhân có tiền sử thiếu máu trong gia đình
- Bệnh nhân trên 65 tuổi
# Xét nghiệm thiếu máu và chỉ số hồng cầu (Hb) bao nhiêu là thiếu máu
- Tùy vào giới tính độ tuổi mà chỉ số hồng cầu thấp có thể xem là thiếu máu.
- Với nam dưới 13 g/dl là thiếu máu
- Với nữ dưới 12 g/dl là thiếu máu
- Với người lớn tuổi thì dưới 11 g/dl là thiếu máu
BS chuyên khoa máu (Hematologist) sẽ cho quý vị xét nghiệm nhiều thứ khi nghi ngờ quý vị thiếu máu, gồm xét nghiệm đếm máu (CBC), xét nghiệm cấu trúc máu qua kính hiển vi, xét nghiệm chức năng thận, gan, và chỉ số điện giải (CMP), kèm theo Folate, vitamin B12, Sắt, Ferritin và các chất khác. Trong một số trường hợp, sinh thiết xương sẽ cần thiết để tìm ra lý do bị thiếu máu, như trong trường hợp nghi ngờ ung thư.

# Thiếu máu rất nguy hiểm xảy ra khi chỉ số hồng cầu thấp hơn 7.0.
- Đây là ngưỡng hồng cầu nguy hiểm mà quý vị cần phải vào bệnh viện để theo dõi kỹ và chữa ngay lập tức. Các nghiên cứu chỉ ra chỉ số hồng cầu 5.0-6.0 có thể gây ra tổn thương ở tim và cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Trong khi đó, mức hồng cầu trên 9.0-10.0 được xem là ổn định hơn và chưa cần phải truyền máu ngay lập tức. Thường bệnh nhân có chỉ số Hb trong khoảng 6.0-8.0 cần phải truyền máu.
- Lưu ý là truyền máu cũng có thể có thể những phản ứng phụ, vì vậy, BS sẽ theo dõi và quyết đình có truyền máu hay không tùy vào từng bệnh nhân, chứ không chỉ dựa vào chỉ số Hb thấp bao nhiêu.

# Tóm lại
- Thiếu máu là một bệnh nguy hiểm mà quý vị không nên xem thường vì triệu chứng thiếu máu chỉ xảy ra khi bệnh bắt đầu nặng hơn.
- Tìm ra lý do gây thiếu máu là cực kỳ quan trọng để chữa bệnh. Truyền máu chỉ là biện pháp tạm thời chữa thiếu máu.
- Thảo luận kỹ với BS quý vị về chế độ ăn uống, các rủi ro, bệnh mạn tính để ngăn ngừa bệnh thiếu máu



://genmedic.vn/

08/05/2021

Bệnh viêm loét bao tử do H. Pylori
======
Viêm đau loét bao tử do vi khuẩn Helicobacter Pylori (H. Pylori) là một bệnh đau bao tử thường gặp, xảy ra khắp nơi, và có thể có những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị tận gốc.
Một ước tính từ trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy có đến 50% dân số thế giới, trong đó 80% ở các nước đang phát triển đã bị nhiễm vi khuẩn này. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% người nhiễm vi khuẩn này sẽ phát bệnh viêm loét bao tử.
Hầu hết mọi người đã nhiễm vi khuẩn này không hề biết mình bị bệnh, chỉ khi nào có triệu chứng đau bao tử thì họ mới đi xét nghiệm. Các nghiên cứu khác chỉ ra có thể chúng ta đã nhiễm vi khuẩn này từ lúc nhỏ, thông qua đường ăn uống, hay nhiễm khi chúng ta lớn lên, khi sống chung với người khác qua các đường tiếp xúc gần như ăn uống chung, hôn hít, và và chia sẻ đồ dùng cá nhân như đồ ăn thức uống.
Lưu ý là nhiễm vi khuẩn H. Pylori và phát bệnh loét bao tử do vi khuẩn này là hai khái niệm khác nhau. Cũng như bệnh nhân nhiễm virus Sars-Cov-2 không có triệu chứng và phát bệnh Covid-19 với nhiều triệu chứng ví dụ như như ho, sốt, khó thở, đau nhức.
Giải Nobel y khoa năm 2005 trao cho 2 BS người Úc, Barry James Marshall và Robin Warren vì đã tìm ra mối liên hệ giữa vi khuẩn H. Pylori và bệnh viêm loét bao tử. Năm 1985, BS Marshall đã tự uống vi khuẩn này vào người và tự gây ra bệnh viêm bao tử để chứng minh mối liên hệ giữa hai bên.
# Triệu chứng
- Phần lớn bệnh nhân khi nhiễm vi khuẩn này đều không có triệu chứng hay dấu hiệu gì cả. Ở phần còn lại bệnh nhân, nếu có triệu chứng thì sẽ có
- Đau bụng râm ran hay đau nhẹ vùng bao tử
- Đau bụng nặng hơn khi đói, cải thiện khi ăn vào
- Ói mửa và buồn nôn
- Ợ chua thường xuyên
- Biếng ăn, hay ăn mất ngon và mất vị giác
- Sình bụng hay cảm giác bụng căng tức
- Giảm cân
Quý vị cần gọi BS ngay lập tức với các triệu chứng nặng hơn như đi cầu ra phân đen (cho thấy máu chảy ra từ vết loét bao tử), khó thở, đau tức ngực, đau bụng kinh khủng kèm theo ói mửa.
# Chẩn đoán
- BS sẽ hỏi về bệnh sử của quý vị, sẽ tìm hiểu xem vì sao quý vị bị đau bao tử, loét bao tử do bệnh gì, và có thể xét nghiệm xem vi khuẩn H. Pylori có phải là lý do bệnh.
- Xét nghiệm hơi thở (urea breath test) xem có vi khuẩn trong bao tử: là xét nghiệm chính xác nhất vì cho thấy sự có mặt hiện tại của vi khuẩn này trong bao tử. Đầu tiên, BS sẽ cho quý vị thở vào trong một cái túi để đo nồng độ CO2 (Carbon dioxide). Sau đó, BS sẽ cho quý vị uống một dung dịch có chứa Urea (thường mùi vị như nước chanh), sau đó thở lần hai để đo nồng độ CO2 lần nữa.
- Nếu quý vị bị nhiễm vi khuẩn H Pylori, vi khuẩn này sẽ phân hủy chất urea quý vị vừa uống, thải ra thêm CO2. Vì vậy, hàm lượng CO2 sẽ cao hơn ở lần thở thứ hai. Nếu quý vị không nhiễm thì lượng CO2 thở ra giống như lần trước. Lưu ý là thuốc kháng acid có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm do ức chế acid và vi khuẩn. Vì vậy, quý vị nên ngưng thuốc ức chế acid (Proton Pump Inhibitor) khoảng 1 tuần trước khi xét nghiệm.
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên (Antigen) vi khuẩn H Pylori qua đường phân. Cách này cũng tìm ra sự có mặt của vi khuẩn, mặc dù độ chính xác giảm hơn so với xét nghiệm trên. Thuốc kháng acid và thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Xét nghiệm tìm kháng thể (Antibody) của vi khuẩn trong máu. Cách tìm xem quý vị có từng bị nhiễm vi khuẩn hay đang nhiễm vi khuẩn. KKết hợp các loại xét nghiệm có thể ra kết quả cao hơn trong trường hợp chẩn đoán khó khăn.
- Nội soi bao tử lấy sinh thiết tìm H. Pylori. Cách này có độ chính xác cao nhưng chỉ thực hiện khi bệnh nhân có những chỉ định nội soi như xuất huyết bao tử, nghi ngờ ung thư bao tử. Bệnh nhân sẽ được gây mê một phần và BS sẽ đưa ống nội sao vào bao tử, lấy một phần nhỏ của thành bao tử và xem dưới kính hiển vi xem có vi khuẩn này hay không.
# Ai nên xét nghiệm vi khuẩn H. Pylori?
- Vì đa số bệnh nhân nhiễm vi khuẩn này không có triệu chứng và không phát thành bệnh nên có nhiều tranh luận xung quanh nên xét nghiệm vi khuẩn này cho ai. Năm 2018, các chuyên gia bệnh đường ruột tại hội nghị Houston đã ra thông báo những bệnh nhân nào nên xét nghiệm vi khuẩn này
- Có triệu chứng đau bao tử như trào ngược dạ dày, ợ chua hay sình bụng
- Có người thân nhiễm bệnh loét bao tử vi khuẩn này
- Có tiền sử ung thư bao tử dạng Lymphoma (MALT)
- Có người thân bị ung thư bao tử
- Là người nhập cư gần đâyChế độ ăn uống nhiều chất cay và kích thích (uống bia, hút thuốc) có thể làm bệnh này tệ hơn do kích thích viêm loét bao tử
# Biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị
- Xuất huyết bao tử do vết loét. Khoảng 10% bệnh nhân khi nhiễm vi khuẩn này sẽ có vết loét, lâu dài dẫn đến chảy máu bao tử.
- Viêm bao tử kinh niên dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm hẳn như biếng ăn, đau bụng, sình hơi.
- Ung thư bao tử là biến chứng nguy hiểm nhất nếu bệnh nhân không chữa trị dứt hẳn bệnh đau bao tử.
# Tóm lại
- Bệnh viêm loét bao tử do vi khuẩn H. Pylori là bệnh dễ nhiễm, xảy ra khắp nơi, có nhiều triệu chứng ở vùng bao tử như đau, sình hơi, ợ chua
- Xét nghiệm bệnh bằng hơi thở urea an toàn và cho độ chính xác cao
- Chữa trị bệnh này nên chữa tận gốc, dứt điểm triệu chứng đau bao tử vì để lâu sẽ có những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết bao tử hay ung thư bao tử

12/07/2020

Ý NGHĨA KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU

1. Thời gian prothrombin (PT): Khảo sát con đường đông máu ngoại sinh:
PT chủ yếu biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu ngoại sinh (II, V, VII, X, fibrinogen...)
Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau:
- Tỷ lệ % phức hệ prothrombin (PT%): là tỷ lệ hoạt tính của phức hệ trong huyết tương cần thử so với mẫu chuẩn. Bình thường PT% nằm trong khoảng 70-140%
- PT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 10 - 14 giây.
- PTr (PT rate): là tỷ số giữa PT của bệnh nhân và PT của chứng bình thường. Giá trị của PTr ở trong khoảng 0,9-1,2.
- Chỉ số bình thường hoá quốc tế (INR: international normalized ratio). INR= (PTr)ISI.. Trong đó ISI (international sensitive index) là chỉ số độ nhạy quốc tế của sinh phẩm thromboplastin sử dụng để làm xét nghiệm (chỉ số này được các nhà sản xuất cung cấp theo từng lô sinh phẩm). Chỉ cố INR được dùng để theo dõi ở các bệnh nhân dùng thuốc chống đông kháng Vitamin K.
Các yếu tố đông máu là cần thiết để máu đóng cục (đông máu). Prothrombin, hay yếu tố II, là một trong những yếu tố đông máu do gan tạo ra. Vitamin K là cần thiết để tạo prothrombin và các yếu tố đông máu khác. Thời gian prothrombin là một xét nghiệm quan trọng vì nó kiểm tra xem có năm yếu tố đông máu khác nhau (yếu tố I, II, V, VII và X) hay không.
Thời gian prothrombin bất thường thường được gây ra bởi bệnh gan hoặc chấn thương hoặc điều trị bằng thuốc làm loãng máu.
2. Thời gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá (APTT)
APTT chủ yếu biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu nội sinh (VIII, IX, XI, XII, II, X, fibrinogen...)
Kết quả xét nghiệm có thể được thể hiện theo những cách sau:
- APTT: tính theo thời gian đông: Bình thường: 30-40 giây.
- APTTr (APTT rate): là tỷ số giữa APTT của bệnh nhân và APTT của chứng bình thường. Giá trị của APTTr ở trong khoảng 0,9-1,25.
APTT giây tăng trong những trường hợp bệnh nhân Hemophilia A
Nếu APTT kéo dài nghĩa là mẫu bệnh kéo dài hơn mẫu chứng trên 8 giây hoặc rAPTT >1,2 thì bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu nội sinh (giảm đông) do:
Thiếu hụt yếu tố có thể bẩm sinh (hemophilia,...)
Do yếu tố đông máu đã bị tiêu thụ nằm trong hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch, tiêu sợi huyết

Do suy gan nặng không tổng hợp được yếu tố
Do trong máu có chất ức chế đông máu nội sinh
Bệnh nhân điều trị bằng heparin tiêu chuẩn.
3. Định lượng Fibrinogen:
Bình thường lượng fibrinogen huyết tương là 2 - 4 g/L.
Trong các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư, các bệnh tự miễn, nồng độ fibrinogen giúp đánh giá mức độ của hội chứng viêm (kết hợp với tốc độ lắng hồng cầu và protein phản ứng C [CRP]).

Trong bệnh lý của gan mật, định lượng nồng độ fibrinogen giúp đánh gỉá mức độ nặng của bệnh lý gan (kết hợp với định lượng antithrombin III, thời gian Quỉck, nồng độ aỉbumin và cholesteroi).

Trước khỉ tiến hành đại phẫu thuật, định lượng fibrinogen là một phẩn của bilan trước mổ (kết hợp với xét nghiệm đánh giá thời gian chảy máu, thời gian cephalin, thời gian Quỉck và đếm số lượng tiểu cầu).

Trong trường hợp nghi ngờ bi đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC), sẽ thấy giảm nồng độ fibrinogen và số lượng tiểu cầu đi kèm với tăng nồng độ các sản phẩm thoái giáng của fibrin.

Trong chẩn đoán sinh học hội chứng chảy máu, xác định nồng độ fibrinogen giúp phát hiện các chứng giảm hay loạn fibrinogen máu.

Trong tất cả các trường hợp có kéo dài thời gian cephalin, thời gian prothronnbin hay thời gian thrombin mà không giải thích được nguyên nhân, định lượng fibrinogen là xét nghiệm không thể thiếu.

Ở bệnh nhân bị huyết khối nhất là huyết khối động mạch, định lượng fibrinogen là xét nghiệm có giá trị giúp tìm kiếm bệnh căn gây huyết khối.
Nguồn: dieutri.vn

Chỉ định xét nghiệm H.Pylori ở trẻ em và phương pháp chẩn đoán không xâm nhập 03/06/2020

Xét nghiệm vi khuẩn HP được chỉ định thực hiện khi bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng với các dấu hiệu dai dẳng, tiến triển nặng bất thường. Sau điều trị, xét nghiệm vi khuẩn HP được lặp lại để kiểm tra xem người bệnh đã hết hoàn toàn hay chưa

Chỉ định xét nghiệm H.Pylori ở trẻ em và phương pháp chẩn đoán không xâm nhập https://genmedic.vn/blogs/thong-tin-xet-nghiem/chi-dinh-xet-nghiem-h-pylori-o-tre-em-va-phuong-phap-chan-doan-khong-xam-nhap?_ga=2.47616174.827894024.1591190940-1718701535.1591190940https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/chi-dinh-xet-nghiem-hpylori-o-tre-em-va-phuong-phap-chan-doan...

31/05/2020

CÁCH ĐỌC 44 CHỈ SỐ SINH HÓA MÁU!!!
1/ α- Amylase
Huyết tương: 20 - 220 U/L.
Nước tiểu: < 1000 U/L.
α-Amylase có nhiều trong tuỵ ngoại tiết và tuyến nước bọt.
Hoạt độ α- amylase huyết tương, nước tiểu tăng trong viêm tuỵ cấp, viêm tuỵ mạn, chấn thương tuỵ, ung thư tuỵ, các chấn thương ổ bụng, viêm tuyến nước bọt (quai bị),...
Mặc dù α- amylase huyết tương có vai trò chẩn đoán xác định viêm tuỵ cấp, nhưng nó ít có liên quan đến độ nặng và tiên lượng của viêm tuỵ cấp.

2/ Apo-AI
Nam: 104-202 mg/dL.
Nữ: 108-225mg/dL.
Nồng độ Apo-AI huyết tương giảm trong rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành.

3/ Apo-B100
Nam: 66 - 133 mg/dL.
Nữ: 60-117mg/dL.
Nồng độ Apo-B100 huyết tương tăng , nguy cơ vữa xơ động mạch.

4/ Tỷ số Apo-B
100/ Apo AI: < 1.
Tỷ số Apo- B tăng có nguy cơ vữa xơ động mạch.

5/ Glucose
Huyết tương: 4,2-6,4 mmol/L.
Nước tiểu: âm tính.
Bình thường glucose huyết tương khi đói < 6,1 mmol/L, nếu mức độ glucose huyết tương khi đói ≥ 7,0 mmol/L trong ít nhất 2 lần xét nghiệm liên tiếp ở các ngày khác nhau thì bị đái tháo đường (diabetes mellitus).
Khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống OGTT (oral glucose tolerance test):
Nếu mức độ glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau thử nghiệm < 7,8 mmol/L là bình thường.
Nếu mức độ glucose từ 7,8 đến ALT) trong nhồi máu cơ tim.
Hoạt độ AST huyết tương tăng trong bệnh cơ (loạn dưỡng cơ, viêm cơ, tiêu myoglobin) và các bệnh khác như viêm da, viêm tuỵ cấp, tổn thương ruột, nhồi máu phổi, nhồi máu thận, nhồi máu não, ?

29/ ChE
Nam : 4,9-11,5 kU/L.
Nữ: 3,9-10,8 kU/L.
ChE trong huyết tương được tổng hợp bởi gan.
Hoạt độ ChE huyết tương giảm trong suy gan, xơ gan (do khả năng tổng hợp của gan giảm), ngộ độc hoá chất trừ sâu loại phospho hữu cơ hoặc carbamat.

30/ GGT (g-GT)
5 - 45 U/L.
GGT có nhiều ở gan, do các tế bào biểu mô đường mật bài tiết ra.
Hoạt độ GGT huyết tương tăng khi các tế bào biểu mô đường mật bị cảm ứng tăng tổng hợp enzym như trong tắc mật, viêm gan do rượu, tổn thương tế bào gan.

31/ GLDH
Nam < 4 U/L.
Nữ < 3 U/L.
GLDH chỉ có trong ty thể của tế bào, có nhiều ở gan.
Hoạt độ GLDH huyết tương tăng do tổn thương nặng các tế bào gan như viêm gan nặng, hoại tử tế bào gan, thiếu oxy mô.

32/ IL-6 (Interleukine-6)
< 10 pg/mL.
IL-6 đóng vai trò trung gian chủ chốt trong quá trình tổng hợp các protein pha cấp, trong đó có CRP, fibrinogen, ?, IL-6 có thời gian bán huỷ là 2 giờ.
Nồng độ IL-6 huyết thanh tăng có vai trò trong đánh giá mức độ, tiên lượng, biến chứng tại chỗ hoặc suy tạng của viêm tuỵ cấp.

33/ Lipase
7 - 59 U/L.
Lipase được sản xuất bởi tuỵ, một ít bởi dạ dày, tá tràng, gan và lưỡi.
Hoạt độ lipase huyết tương tăng có giá trị chẩn đoán viêm tuỵ cấp.

34/ Microalbumin niệu
< 20 mg/L nước tiểu.
Microalbumin niệu có giá trị theo dõi biến chứng thận sớm ở những bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.

35/ β2-Microglobulin
(β2-M)
Huyết tương : 0,6 - 3mg/L
Nước tiểu : < 350 μg/L
β2-Microglobulin có trên bề mặt hầu hết các tế bào.
Nồng độ β2-M huyết tương tăng trong suy thận, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh Waldenstron, bệnh Kahler, bệnh Lupus ban đỏ rải rác, xơ gan, viêm gan mạn tiến triển.
Nồng độ β2-M nước tiểu tăng trong giảm khả năng tái hấp thu của ống thận, nhiễm độc kim loại nặng, viêm thận kẽ do ngộ độc thuốc, trước cơn thải loại mảnh ghép cấp.

36/ Nghiệm pháp Coombs
Có trong các bệnh thiếu máu, tan máu ở trẻ sơ sinh.
Thiếu máu, tan máu tự miễn.
Thiếu máu, tan máu do truyền máu, bất đồng nhóm máu người cho và người nhận.

37/ ALP
64-306 U/L.
ALP có nhiều ở gan, xương, nhau thai và biểu mô ruột. Vì vậy, bình thường, hoạt độ ALP huyết tương cũng tăng ở trẻ đang lớn và phụ nữ có thai ở quý 3 của thai kỳ.
Hoạt độ ALP huyết tương tăng trong loãng xương, còi xương, u xương, gãy xương đang hàn gắn, viêm gan, tắc mật, xơ gan.

38/ Myoglobin
Nam: 28-72 µg/L.
Nữ: 25-58 µg/L.
Myoglobin là một protein có trong bào tương của cơ tim và cơ xương. Myoglobin có vai trò vận chuyển và dự trữ oxy trong tế bào cơ.
Nồng độ myoglobin tăng rất sớm (sau 2 giờ) trong nhồi máu cơ tim cấp, trong nhồi máu cơ tim tái phát Nồng độ myoglobin huyết tương đạt cực đại ở 4-12 giờ và trở về mức độ bình thường sau 24 giờ.
Nồng độ myogolbin tăng cũng có thể xảy ra sau tổn thương cơ xương và trong suy thận nặng.

39/ α-HBDH
72-182 U/L.
Vì α-HBDH có thời gian bán huỷ (half-life) khá dài (4-5 ngày) nên sự tăng hoạt độ isooenzym α-HBDH huyết tương kéo dài, điều này giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân đến khám muộn.

40/ TnI
< 0,4mg/ml.
Nồng độ TnI huyết tương tăng cao khi tổn thương cơ tim (nhồi máu cơ tim).

41/ TnT
< 0,01 mg/ml.
Nồng độ TnT huyết tương tăng cao khi tổn thương cơ tim (nhồi máu cơ tim).

42/ NT-ProBNP
< 50 tuổi: < 55pmol/L.
50-75 tuổi 75 tuổi > 220pmol/L.
Nồng độ NT-ProBNP huyết tương tăng vượt quá các giá trị cắt tương ứng với các lứa tuổi, có giá trị trong chẩn đoán suy tim, hội chứng mạch vành cấp (với giá trị chẩn đoán âm tính rất cao, đạt 97-100%).

43/ Peptid C
0,2-0,6 mmol/L.
Peptid C được tạo thành do sự thuỷ phân proinsulin thành insulin, khi tế bào β của tuỵ hoạt động.
Nồng độ peptid C giảm trong trường hợp tuỵ hoạt động kém hoặc không hoạt động (đái tháo đường typ I).

44/ PCT (Procalcitonin)
< 0,05 ng/ml.PCT có thời gian bán huỷ là 24 giờ. PCT tăng nhanh sau nhiễm khuẩn 2 giờ và đạt tối đa sau 24 giờ, sau đó giảm dần nếu tình trạng nhiễm khuẩn được cải thiện.

PCT là marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết.
PCT có thể được sử dụng trong chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng tình trạng nhiễm khuẩn.


.Duy

Want your practice to be the top-listed Clinic in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Address


Số 7D6 Khu Giãn Dân Yên Phúc, Phường Phúc La, Quận Hà Đông
Hanoi

Opening Hours

Monday 06:00 - 21:00
Tuesday 08:00 - 21:00
Wednesday 08:00 - 21:00
Thursday 06:00 - 21:00
Friday 06:00 - 21:00
Saturday 06:00 - 21:00
Sunday 06:00 - 21:00

Other Medical Labs in Hanoi (show all)
Hàu Biển OB: Chế Ngự "Nhanh Ra" - Rời Xa "Xuất Sớm" Hàu Biển OB: Chế Ngự "Nhanh Ra" - Rời Xa "Xuất Sớm"
6 Ngõ 27, Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hanoi, 100000

📌 Được kiểm chứng bởi Cục ATVSTP Bộ Y Tế, có tem chống hàng giả Bộ Công

ABV-Công ty CP Công nghệ sinh học Tiên tiến Việt Nam ABV-Công ty CP Công nghệ sinh học Tiên tiến Việt Nam
Số 15 Nguyễn Như Uyên, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hanoi

Công ty CP Công nghệ sinh học tiên tiến Việt Nam (ABV) là đơn vị hoạt động tron

Trung Tâm Xét Nghiệm ADN - NIPT Thái Bình Dna Testings Trung Tâm Xét Nghiệm ADN - NIPT Thái Bình Dna Testings
112 Trung Kính, Cầu Giấy
Hanoi

Xét nghiệm adn huyết thống giải tỏa nghi ngờ. Xét nghiệm adn thai nhi trước sinh.

Xét  Nghiệm  Tầm  Soát  Ung  Thư  Tuyến  Tiền  Liệt  Tại  Hà  Nội Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Tại Hà Nội
Số 17 Trần Đại Nghĩa, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng
Hanoi, 100000

Trung tâm dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà - Dễ dàng - Đơn giản - trả k?

Xét Nghiệm Giới Tính Thai Nhi Xét Nghiệm Giới Tính Thai Nhi
Hanoi

Xét nghiệm giới tính thai nhi tại nhà, dịch vụ an toàn không cần chọc ối, chỉ cần 5ml máu mẹ. Kiểm tra giới tính thai nhi ở tuần tai thứ 7 sẽ đem lại kết quả chính xác

ShiOka - Tiêu U Tại nhà Hotline: 0966.742.969 ShiOka - Tiêu U Tại nhà Hotline: 0966.742.969
Ha Nội
Hanoi, 100000

vui vẻ khỏe mạnh

Đời Sống Và Sức Khỏe- Xương Khớp Đời Sống Và Sức Khỏe- Xương Khớp
Số 7 Ngõ 102 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân
Hanoi

Khang Cốt Đơn là sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ Việt Đ?

Phòng Khám Nam Khoa - An Toàn Hiệu Quả Phòng Khám Nam Khoa - An Toàn Hiệu Quả
815 Giải Phóng/
Hanoi, 100000

Trang có 2.4tr người theo dõi Đánh giá ⭐⭐⭐⭐⭐

Xét Nghiệm ADN Ba Vì Hà Nội Xét Nghiệm ADN Ba Vì Hà Nội
Bệnh Viện đa Khoa Ba Vì, Đồng Thái, Ba Vì
Hanoi, 12600

Trung tâm xét nghiệm ADN quốc tế Gentis: ⚡️Kết quả chính xác 100% ⚡️Phòng Lab tiêu chuẩn Quốc tế ⚡️Kết quả XN có giá trị pháp lý trên toàn quốc ⚡️Bảo mật tuyệt đối

Chẩn đoán ung thư Chẩn đoán ung thư
P2602 Toà HH2C Linh Đàm
Hanoi, 100000

Phòng khám chẩn đoán ung thư sớm BS Chắc Bệnh Viện K

Xét Nghiệm ADN Long Biên Hà Nội Xét Nghiệm ADN Long Biên Hà Nội
229 Nguyễn Văn Linh, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội
Hanoi, 11800

Trung tâm xét nghiệm ADN quốc tế Gentis: ⚡️Kết quả chính xác 100%

Bạch Trinh Nữ Khắc Tinh U xơ,U nang, U tuyến Vú Bạch Trinh Nữ Khắc Tinh U xơ,U nang, U tuyến Vú
Phòng Chẩn Trị Y Học Cổ Truyền Phúc An BT 06-23, Khu Ngoại Giao đoàn, Bắc Từ Liêm
Hanoi, 100000

⚠️Bạch Trinh Nữ - Khắc Tinh U Xơ Tử Cung, U Nang, Đa Nang Buồng Trứng,U Tuyến V?