Táo Bón Chức Năng- BS .Dương Thùy Nga

Sức khỏe bé yêu

20/05/2022

1-4 NGÀY CON PHÂN VÀNG THÀNH KHUÔN ĐẸP NGAY LẦN ĐẦU
+ Táo bón dai dẳng kéo dài ở trẻ khiến trẻ bi nứt kẽ hâu môn , sa trưc tràng (loi dom),trí kém ăn chậm lớn.
+ Táo bón phân to khô cứng khó rặn rặn chảy má u , phân vón cục như phân dê són nhiều lần trong ngày
+ Táo bón dẫn đến tình trạng biếng ăn quấy khóc khó chiu biếng bu'...
+ Có rất nhiều ba me đã cho con dùng đủ loại thuôc mà con cũng không bớt hay khi ngưng là con bị táo lại.
- Ba me đang có con gặp những tình trạng trên thì hãy dùng ngay Mombyfib để điều tri dưt điểm tinh trạng táo bón biếng ăn cho con nhé
- Sản phẩm chuyên biệt đặc tri táo bón và biếng ăn trên thị trường VN hiện nay .
- 3 tiêu chí chính về Mombyfib - An Toàn - Hiệu Qua - Không phụ Thuộc
- Mombyfib được rất nhiều ba me tin dùng và giới thiệu cho những ba mẹ chưa biết tới ,
- Sẽ được theo dõi tình trạng phân qua zallo và fb đến khi con khỏi thì thôi
- Ba mẹ có con đang bị táo bón dùng nhiều loại không khoi thì để lại SĐT để được TV miễn phí
- Hotline;034.6969.461

19/05/2022

NGUYÊN NHÂN SUY GIÁP BẨM SINH
Trẻ bị suy giáp bẩm sinh có nguyên nhân từ rối loạn nội tiết làm thiếu hoặc khiếm khuyết tác động của hormon tuyến giáp. Điều này gây ra tình trạng chậm phát triển thể chất, tâm thần và vận động ở trẻ. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, trẻ sẽ có nhiều nguy cơ bị lùn và đần độn suốt đời, thậm chí là tử vong.

1. Định nghĩa suy giáp bẩm sinh?
Bệnh suy giáp bẩm sinh hay còn được biết đến là bệnh đần độn, có tần suất xuất hiện là tỉ lệ 1/3000-1/4000 trẻ tức là cứ 3000 - 4000 trẻ được sinh ra mỗi năm thì sẽ có 1 trẻ bị mắc bệnh này.
Suy giáp là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp do tuyến giáp hoạt động kém hay không có tuyến giáp. Bẩm sinh là xuất hiện ngay sau sinh.
Hormone là những chất hóa học được tiết ra từ các tuyến nội tiết trong có thể (là các bộ phận trong cơ thể) có chức năng điều hòa quá trình chuyển hóa, tăng trưởng và sự phát triển của cơ thể.

2. Hậu quả của suy giáp bẩm sinh
Như đã trình bày ở trên, hormone nội tiết do tuyến giáp tiết ra có tác dụng lên quá trình chuyển hóa cơ thể, sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của não bộ. Vì vậy, thiếu hụt hormone tuyến giáp sẽ gây ra những hệ quả sau:
Nếu bé sơ sinh bị suy giáp bẩm sinh mà không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời trong vòng 2-3 tuần đầu sau khi sinh, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
Trong giai đoạn sơ sinh: Thông thường, trẻ mới sinh thường có vàng da nhẹ kéo dài khoảng 1-2 tuần và thường không gây hại. Tuy nhiên, với trẻ suy giáp bẩm sinh, tình trạng vàng da kéo dài hơn bình thường, màu da thường xám chì hay tái. Bé cũng thường ngủ nhiều hơn, kém linh hoạt với tiếng động từ môi trường bên ngoài, ít khóc, ít bú, bỏ bú hay không tỉnh táo khi bú, chậm lên cân, lưỡi thè ra bên ngoài, tay chân lạnh...
Giai đoạn sau sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ bị suy giáp bẩm sinh chậm phát triển về mặt thể chất (chậm tăng chiều cao và ít lên cân), tinh thần (không linh hoạt, học hành kém...) so với trẻ bình thường.
Nếu trẻ bị suy giáp bẩm sinh phát hiện quá muộn, việc điều trị sẽ bị giảm hiệu quả nguyên nhân do các di chứng phát triển tâm thần và nguyên nhân do thiếu hụt lượng hormon T4 kéo dài không hồi phục.

3. Nguyên nhân suy giáp bẩm sinh
Bệnh suy giáp bẩm sinh có 2 nguyên nhân gây bệnh chủ yếu:
Thứ nhất, nguyên nhân là do tuyến giáp (còn gọi là suy giáp nguyên phát). Đây là nguyên nhân thường gặp
Về hình thái: do bất thường trong sự quá trình tạo thành, phát triển và tăng trưởng tuyến giáp. Một số người bẩm sinh không có tuyến giáp, tuyến giáp nhỏ hay tuyến giáp lạc chỗ..
Về chức năng: do bất thường trong quá trình sản xuất hay phóng thích hormone tuyến giáp dù đã có sự hiện diện tuyến giáp.
Thứ hai, nguyên nhân là do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi (còn gọi là suy giáp trung ương). Đây là những bất thường trong sự tạo thành hoặc chức năng của tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Bất thường trong hoạt động của tuyến yên gây ra bệnh suy giáp bẩm sinh ít gặp hơn chỉ chiếm khoảng 5% số ca bệnh trên lâm sàng.

4. Làm thế nào để phát hiện trẻ suy giáp bẩm sinh?
Trẻ bị suy giáp bẩm sinh lúc mới sinh ra có dấu hiệu nhận biết khá mờ nhạt nên các bậc phụ huynh rất khó nhận biết.Thông thường, khi cha mẹ nhận thấy những biểu hiện của bệnh thì đã ở giai đoạn muộn vì hệ thần kinh của trẻ nhỏ phát triển rất nhanh. Vì thế, điều trị chậm, trẻ sẽ kém phát triển về thể chất và tâm thần so với các bạn cùng lứa. Một cách hiệu quả nhất là cha mẹ nên cho trẻ được chẩn đoán sớm bằng chương trình tầm soát sơ sinh.
Việc tầm soát bệnh suy giáp bẩm sinh nên được thực hiện ngay trong 48 giờ sau sinh trẻ bằng cách lấy máu ở gót chân, sau đó được đo nồng độ TSH trong máu. Nếu TSH tăng, là trường hợp nghi ngờ trẻ bị suy giáp bẩm sinh. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ sẽ có cơ hội được phát triển như bình thường.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu nhận biết bệnh suy giáp bẩm sinh để phát hiện sớm nhất bệnh như: táo bón, vàng da kéo dài; lưỡi thè ra ngoài, lồi rốn; chậm phát triển về thể chất như chậm phát triển chiều cao, chậm lên cân; các mốc phát triển tâm thần theo độ tuổi của trẻ nhi chậm hơn so với những trẻ bình thường,... thì nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt

19/05/2022

- CON TÁO BÓN LẠI BIẾNG ĂN
+ Nhìn con đi ngoài rặn đa u khóc ba me xót mà không biết phải làm sao
+ Đã cho con dùng nhiều loại thuôc nhuân tràng , bơm thụt ,men rồi mà không có cải thiên hay cứ ngưng cái là con bị tái lại
+ Mách me bí quyết điêu tri dứt táo bón cho con một các dễ dàng bằng sp MOMBYFIB này
+ An toan - Hiệu qua - sau 1-3 ngày sd
+ Rất dễ sd cho những bé khó uống thuôc
+ Dành cho cả trẻ so sinh từ 0 tháng tuổi và me bâu cho con bu bi táo bón
+ không phụ thuộc khi ngưng
+ Cam kết không tác dung phụ
+ Ba mẹ có con đang gặp tình trạng trên thì để lại sdt và tháng tuổi để được tư vấn nhé
Điện thoại tổng đài ưu tiên :034.6969.461

19/05/2022

+ MỖI LẦN CON ĐI NGOÀI CẢ NHÀ PHẢI HỖ TRỢ
+ Nhìn con đi ngoài rặn đa u khóc ba me xót mà không biết phải làm sao
+ Đã cho con dùng nhiều loại thuôc nhuân tràng , bơm thụt ,men rồi mà không có cải thiên hay cứ ngưng cái là con bị tái lại
+ Mách me bí quyết điêu tri dứt táo bón cho con một các dễ dàng bằng sp MOMBYFIB này
+ An toan - Hiệu qua - sau 1-3 ngày sd
+ Rất dễ sd cho những bé khó uống thuôc
+ Dành cho cả trẻ so sinh từ 0 tháng tuổi và me bâu cho con bu bi táo bón
+ không phụ thuộc khi ngưng
+ Cam kết không tác dung phụ
+ Ba mẹ có con đang gặp tình trạng trên thì để lại sdt và tháng tuổi để được tư vấn nhé
Điện thoại tổng đài ưu tiên :034.6969.461

03/05/2022
Photos from Táo Bón Chức Năng- BS .Dương Thùy Nga's post 03/05/2022

Trao giá trị nhận lại niềm tin

03/05/2022

Chia sẻ bí quyết cho các bà mẹ tập cho bé ăn rau xanh đúng cách giúp bé đầy đủ chất xơ vitamin Cho bé ăn rau xanh đúng cách giúp bé đầy đủ chất xở vitamin rất quan trọng với các em bé. Trẻ nếu lười ăn rau sẽ thiếu hụt chất xơ gây táo bón nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề tới đường tiêu hóa của trẻ, có thể làm cho bé béo phì. Một bữa ăn thiếu rau xanh còn làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Các bà mẹ cùng phunuso tìm hiểu nhé! Việc trẻ 1 – 5 tuổi không chịu ăn rau hay bất kỳ một thực phẩm nào đó là một chuyện rất bình thường. Do đó, các mẹ phải có “chiêu” để giúp trẻ tập thói quen thích ăn rau. Dưới đây là một số cách để dụ bé ăn rau hiệu quả, mời các mẹ tham khảo Người lớn làm gương cho bé Thói quen của bé chính là “tấm gương” phản chiếu lối sống của cha mẹ. Bé sẽ không đồng ý ăn các loại rau quả nếu cha mẹ ghét rau và chỉ ăn đồ chứa nhiều đường và chất béo… Vì vậy, cha mẹ hãy hình thành thói quen ăn uống lành mạnh để trở thành một “tấm gương sáng” cho bé. “Thiết kế” hình rau, củ thật bắt mắt chia-se-bi-quyet-cho-cac-ba-me-tap-cho-be-an-rau-xanh-dung-cach-giup-be-day-du-chat-xo-vitamin-1 Dùng các dụng cụ cắt hình hoa, ngôi sao, động vật,… hoặc bất kỳ hình nào bé thích để tạo hình các loại củ (như cà rốt, củ cải trắng, su hào….) rồi đem nấu thành súp hoặc bất kỳ món nào bé mê… Rủ bé cùng làm bếp Những bé thường xuyên giúp cha mẹ việc bếp núc sẽ có thói quen ăn uống lành mạnh và tính tự lập cao hơn các bé khác. Do đó, hãy động viên bé giúp đỡ cha mẹ các việc nhỏ như: xếp cà chua bi vào đĩa, bày dưa chuột vào đĩa đựng salat, trộn đều rau… Bằng cách này, bé sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều với các loại rau quả và hào hứng ăn chính “thành quả” của mình. Để bé nhìn thấy bạn bè ăn rau ngon lành Nên cho bé cùng đi với bạn đồng trang lứa và có khả năng ăn tốt, ăn giỏi. Khi đến giờ ăn thì cả mẹ và bé đều ăn cùng. Chú ý là các mẹ nên làm cơm hộp cho bé đủ màu sắc và hình dáng, mục đích là để hấp dẫn thị giác của bé trước. Khi ăn cùng với bạn, nếu bé thấy bạn ăn giỏi và ăn tất cả mọi thứ, kể cả loại bé không thích thì bé cũng sẽ bắt chước bạn. Khi đó bé sẽ chợt nhận ra “ôi món rau mình ghét hôm nay sao mà ngon thế!”. Cho bé ăn món bé thích đầu tiên trong bữa ăn Mẹo ở đây chính là cha mẹ phải cùng ăn với con và luôn miệng nói “ôi ngon quá” để kích thích tính tò mò của bé. Sau đấy thì có thể đem món bé không thích ra. Lúc đầu bé sẽ có thể không ăn, nhưng sau đó vì tò mò, hoặc lần 2, 3… bé sẽ “thử” múc món ăn mình không thích và trộn chung với món ăn mình thích để ăn thử. Lúc này mẹ có thể đem món bé “cực thích” ra xem như phần thưởng dành cho bé. Những sai lầm cần tránh khi chế biến và cho bé ăn rau chia-se-bi-quyet-cho-cac-ba-me-tap-cho-be-an-rau-xanh-dung-cach-giup-be-day-du-chat-xo-vitamin-2 Dưới đây là những sai lầm mà các mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn rau Thường xuyên ăn salad và rau sống Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể của bé. Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều. Ăn cà chua trước bữa ăn Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày… Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng. Tiêu thụ quá nhiều rau củ chứa carotene Mặc dù chất carotene rất bổ dưỡng và đặc biệt có lợi cho thị giác, nhưng bạn cũng nên chú ý ăn ở mức vừa phải. Trẻ nhỏ ăn quá nhiều những loại nước ép rau quả như cà rốt hay cà chua đều có thể gây triệu chứng tăng lipid máu, da mặt và da tay chuyển sang vàng cam, ngoài ra còn xuất hiện các biểu hiện như chán ăn, tinh thần không ổn định, bồn chồn, thậm chí ngủ không say, còn kèm theo nỗi sợ hãi ban đêm, khóc đêm, nói mơ… Quan niệm truyền thống cho rằng, bổ sung carotene không chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể, mà còn có tác dụng chống ung thư. Nhưng nhiều kết quả thử nghiệm gần đây phát hiện, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi của một nhóm người uống β-carotene không những không giảm mà còn cao hơn 28% so với người bình thường. Các nhà dinh dưỡng phân tích, bổ sung carotene vừa phải (5mg/ngày) có tác dụng ức chế khối u, còn nạp quá nhiều carotene có thể cản trở vitamin A kết hợp với carotene, từ đó ngăn cản việc chuyển đổi của các gen ức chế khối u, như vậy càng phản tác dụng. Do đó, cơ thể cần bổ sung vừa đủ carotene, không thể lạm dụng quá nhiều, bình thường chỉ cần nạp thực phẩm tự nhiên giàu β-carotene, như cà rốt, tỏi tây, lá trà… chia-se-bi-quyet-cho-cac-ba-me-tap-cho-be-an-rau-xanh-dung-cach-giup-be-day-du-chat-xo-vitamin-3 Ăn mướp đắng sống Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng. Ăn quá nhiều rau bina Trong rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong đường ruột, dễ khiến cho bé bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não. Ăn nhiều giá đỗ sống Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt… Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây. Nấu rau quá kỹ Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng. Những thói quen tai hại khi cho con ăn rau Chỉ cho con ăn các loại củ thay cho rau lá hoặc chế biến rau quá kĩ là một trong những sai lầm tai hại của các mẹ. Rau là một trong số những loại thực phẩm cần thiết để bé có được sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, khi bổ sung rau xanh vào thực đơn của con, các bà mẹ cũng cần chú ý 7 điều sau đây: Nấu rau trong nồi đồng Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn cho trẻ, tránh dùng nồi đồng. Đặc biệt, nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau khi rau sôi đã không vớt ra, thay vào đó họ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng. Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé. Sử dụng các loại củ thay cho rau lá Bé nhà bạn không thích ăn những loại rau có lá, vì thế bạn sử dụng các loại củ để thay thế. Tuy nhiên, thực tế thì so với các loại rau lá thì lượng vitamin C mà củ mang lại sẽ không thể nhiều bằng. Rau lá giúp bé bổ sung lượng muối vô cơ rất tốt cho cơ thể. Hãy nghĩ ra nhiều phương pháp sáng tạo hơn để trẻ có thể ăn được các loại rau có lá, bạn đừng chiều theo sở thích của con mà vô tình đánh mất đi cơ hội cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho con nhé. chia-se-bi-quyet-cho-cac-ba-me-tap-cho-be-an-rau-xanh-dung-cach-giup-be-day-du-chat-xo-vitamin-4 Cho con ăn các loại đậu quá sớm Có thể trẻ thích ăn các món ăn được chế biến từ đậu. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng người lớn không nên để trẻ ăn các loại đậu quá sớm vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng với protein có chứa trong đậu. Tuy nhiên có một tin vui cho các mẹ là số trẻ bị dị ứng với protein có trong đậu không nhiều. Không phải loại rau nào cũng có thể được dùng để nấu soup Nấu soup cũng là cách giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn rau. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ nhắc nhở các mẹ, đó là không phải loại rau nào bạn cũng có thể dùng để nấu soup cho trẻ ăn bởi một số loại rau có chứa hàm lượng acid oxalic như cải bó xôi, hành tây… có thể gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của trẻ. Thời gian sơ chế rau không nên cách thời gian nấu quá dài Nếu bạn mua rau tươi về, đem sơ chế và rửa sạch, sau đó để một thời gian dài mới nấu thì rau sẽ không còn được tươi, mất đi phần nào chất dinh dưỡng. Chỉ sử dụng nước rau Nhiều người quan niệm rằng nước hầm xương, thịt rất bổ dưỡng . Chính vì thế, sau khi hầm, xương, thịt, đa số các bà nội trợ đã bỏ phần “xác” đi mà giữ lại phần nước để nấu với rau mà thôi. Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Nếu chỉ cho trẻ ăn nước rau thôi thì bé sẽ không nhận được các chất xơ có trong rau. Những loại rau tốt cho bé nên ăn trong mùa thu Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn uống của bé trong mùa thu rất cần được chú ý. Bởi thời tiết khô hanh, đột ngột thay đổi nên khiến cơ thể của bé dễ bị suy nhược, giảm sức đề kháng. Thực đơn rau xanh Bước vào mùa thu, thời tiết trở nên mát mẻ phù hợp với nhiệt độ cơ thể con người. Nhiệt độ hạ thấp, nhu cầu ăn uống của chúng ta dần dần tăng lên, sức tiêu hóa cũng tăng cao, đây chính là mùa thích hợp để bồi bổ dinh dưỡng không đủ do khí hậu mùa hè nóng bức gây ra. Mùa thu là mùa các bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển mạnh nhất. Tuy nhiên, nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết, nó sẽ là bức “tường thành” vững chắc ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. “Súp lơ có hàm lượng vitamin các loại phong phú, cứ mỗi 200g súp lơ tươi có thể cung cấp trên 75% vitamin A cần thiết cho cơ thể hoạt động trong một ngày ở người trưởng thành. Đặc biệt, lượng vitamin C dồi dào trong súp lơ nhiều hơn gấp 4-5 lần bắp cải, giá đỗ, nhiều hơn 3 lần so với lượng vitamin C có trong cam ngọt, cứ khoảng 100g súp lơ chứa khoảng 80mg vitamin C. Do đó, nên thường xuyên chế biến loại thực phẩm này trong thực đơn mùa thu”, PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết. Tiết trời thu khô hanh khó chịu, khiến cơ thể mất dần cảm giác muốn ăn. Cần tây có thể gây hưng phấn trung khu thần kinh, thúc đẩy tiết dịch dạ dày, từ đó tăng cảm giác thèm ăn, đồng thời có tác dụng tiêu đờm hiệu quả.

03/05/2022

Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh

Massage mang lại rất nhiều lợi ích cho bé như: giúp bé có nhịp thở đều đặn nhẹ nhàng hơn, thúc đẩy kích thích sự tăng trưởng, đặc biệt đối với sự phát triển của não bộ, nâng cao sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé, giúp bé thư giãn, giảm các cơn co thắt đào thải phân xu, giảm nhanh đau bụng, táo bón… Dưới đây là hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh, hãy cùng mecuti.vn tham khảo để áp dụng cho bé nhé!

1. Chân
Đây là nơi tốt nhất để cho bé làm quen với việc massage vì đôi chân ít nhạy cảm hơn những phần khác trên cơ thể. Xoa dầu vào lòng bàn tay, sau đó lần lượt từng tay vuốt dọc chân bé từ đùi tới cổ chân, như thể bạn đang kéo dây màn cuốn cửa sổ. Sau đó, hai bàn tay tạo thành 1 vòng tròn xung quanh đùi bé, nhẹ nhàng xoay xoay 2 bàn tay từ đùi đến mắt cá để xoa bóp đều hết phần chân bé. Đổi chân và lặp lại thao tác trên.

Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh phần 1

2. Bàn chân
Một tay giữ cổ chân giơ lên, một tay xoay bàn chân nhiều vòng theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ. Vuốt nhẹ từ mắt cá đến những đầu ngón chân của bé. Đổi bên và lặp lại thao tác trên.

Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh phần 2

3. Lòng bàn chân
Sử dụng ngón cái của bạn để xoa nhẹ nhàng theo hình vòng tròn phần gót chân. Lặp lại thao tác cho chân kia.

Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh phần 3

4. Ngón chân
Cầm mỗi ngón chân của bé bằng ngón trỏ và ngón cái, nhẹ nhàng kéo từ trong ra ngoài. Lặp lại thao tác cho tất cả 10 ngón chân.

Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh phần 4

5. Cánh tay
Động tác tương tự với phần chân.

Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh phần 5

6. Bàn tay
Dùng ngón tay cái của bạn xoa lòng bàn tay của bé, đặc biệt là phần mu bàn tay, theo hình vòng tròn.

Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh phần 6

7. Ngón tay
Nhẹ nhàng giữ ngón tay của bé giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ rồi kéo từ trong ra ngoài. Lặp lại thao tác cho tất cả 10 ngón tay.

Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh phần 7

8. Ngực
Đặt tay với tư thế chữ V trên ngực bé. Sau đó, vuốt các ngón tay của bạn trên ngực bé theo hướng từ trong ra ngoài.
Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh phần 8

9. Ngực – Bụng
Đặt úp một tay nằm ngang trên ngực bé, vuốt nhẹ nhàng từ ngực xuống đùi. Thực hiện với hai bàn tay xen kẽ.

Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh phần 9

10. Lưng bé
Cho bé nằm sấp. Dùng các đầu ngón tay xoa những vòng tròn nhỏ dọc hai bên xương sống từ cổ tới mông.

Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh phần 10

Tiếp đó, áp hai bàn tay lên lưng bé theo chiều ngang, miết đôi tay bạn suốt chiều dài của lưng bé. Lặp lại nhiều lần.

Hướng dẫn cách massage cho trẻ sơ sinh an toàn khỏe mạnh phần 11

Lưu ý khi massage cho trẻ sơ sinh, chỉ dùng lực vừa phải, không làm quá mạnh có thể khiến bé bị đau. Bạn nên quan sát bé trong lúc massage, nếu bạn thao tác đúng, bé thường sẽ tỏ ra thư giãn, dễ chịu, cũng giống như người lớn chúng ta khi đi massage vậy.

03/05/2022

Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện
Những thông tin sau cho biết về sự phát triển của bé yêu và những dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ. Hãy cùng tìm hiểu xem sự phát triển thể chất, trí tuệ của bé yêu từ 1 tuổi đến 3 tuổi như thế nào nhé.
Vì vậy, sau khi đọc những thông tin dưới đây về những bước tiến của bé, có thể các mẹ sẽ phải thốt lên kinh ngạc.
Bé 12 tháng tuổi: Ghi nhận mọi thứ
Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện - phần 1
Sự bùng nổ về từ vựng. Trẻ em hiểu được ngôn ngữ trước cả khi biết nói khá lâu. Khoảng 1 tuổi, con bạn có thể hiểu được khoảng 70 từ nhưng nói vẫn là việc quá khó khăn với bé. Khi được 18 tháng tuổi, vốn từ vựng của các bé ở tuổi chập chững thường phát triển đến mức đáng kinh ngạc, thậm chí là phát triển theo từng giờ. Khi được 6 tuổi, bé đã có thể hiểu được khoảng 13.000 từ (so với khoảng 60.000 từ của người lớn), mặc dù bé không thể vận dụng hết tất cả vốn từ của mình.
Tay trái và tay mặt của bé
Hầu hết các bé 1 tuổi đều thuận cả hai tay, hoặc sử dụng cả hai tay ngang bằng nhau. Khi được 2 hoặc 3 tuổi, các bé sẽ thể hiện rõ mình thuận tay phải hay tay trái – có đến 90% trẻ em thuận tay phải. Tại sao có nhiều trẻ em thuận tay phải đến như vậy? “Không ai có thể biết chắc về điều này. Gien di truyền đóng một vai trò quan trọng (cha mẹ thuận tay trái thì nhiều khả năng con cái cũng thuận tay trái), bên cạnh đó là tiêu chuẩn của xã hội, ở một số nơi, việc thuận tay trái không được chấp nhận ngay từ các trường học phổ thông.
Ngoài ra, có một giả thuyết giải thích vì sao con bạn có xu hướng sử dụng tay phải nhiều hơn từ rất sớm, đó là trong tuần cuối của thai kỳ, khoảng 75% số bào thai có xu hướng xếp cánh tay phải bên ngoài nên có thể di chuyển tự do hơn. Một lý giải khác cho rằng vì các em bé thường hay quay đầu về phía bên phải hơn là bên trái (nhưng có vẻ lời giải thích này không rõ ràng). Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng điều này đơn thuần chỉ là một hành vi được học hỏi – phụ huynh thường đưa các đồ vật cho con mình bằng tay phải, và các bé sẽ học theo điều đó.
Bé 1 tuổi: Những bước tiến của bộ não đáng kinh ngạc
Mặc dù chức năng cơ bản của bộ não của trẻ nhỏ đã hình thành từ lúc mới sinh, nhưng vỏ não của các bé – một phần của bộ não có chức năng tư duy, lưu giữ ký ức và điều khiển hoạt động của các cơ – chỉ kích hoạt khi các bé thực sự trải nghiệm thế giới bên ngoài.
Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện - phần 2
Khoảng từ 1 đến 2 tuổi, cứ mỗi giây vỏ não của bé sẽ có thêm hơn 2 triệu khớp thần kinh mới – đây chính là những mối nối giữa các tế bào não. Lên hai tuổi, con bạn sẽ có hơn 100 tỉ khớp thần kinh – cao nhất trong suốt cuộc đời một con người, đó chính là lý do giải thích vì sao trong giai đoạn này các bé có một năng lực học hỏi đáng kinh ngạc.
Giai đoạn đỉnh cao của năng lực tiếp thu kiến thức có thể kéo dài đến khi bé được 8 tuổi, nhưng thực ra các bé vẫn không hề sử dụng hết toàn bộ các khớp thần kinh của minh. Khi con bạn thực sự trưởng thành, có đến hơn 50% số lượng khớp thần kinh sẽ mất đi.
Sự phát triển về thể chất của bé 1 tuổi đến 3 tuổi
Sau rất nhiều những sự phát triển về thể chất của bé như biết lật, biết bò, biết ngồi, biết đi… các mẹ lại tiếp tục chờ đón những cột mốc phát triển khác.
Ném và đá bóng (12 tháng tuổi)
Chẳng bao lâu sau khi đón sinh nhật đầu tiên của mình, con bạn sẽ tỏ ra rất thích chơi với bóng – đầu tiên là ném bóng, đến khoảng 2 tuổi thì đá bóng, và khi khoảng 3-4 tuổi bé sẽ có thể chụp, bắt lấy bóng. Để giúp con rèn luyện những kỹ năng này:
Ném bóng: đầu tiên bạn hãy lăn một quả bóng nhỏ, mềm giữa bạn và con. Sau một thời gian, bạn có thể tăng khoảng cách giữa hai mẹ con lên, và chẳng bao lâu con sẽ muốn ném bóng cho mà xem.
Đá bóng: tương tự như trên, có điều bạn hãy chỉ cho con cách dùng chân thay vì tay để lăn quả bóng.
Bắt bóng: hãy hướng dẫn con lăn bóng lên một đoạn dốc ngắn rồi bắt lại khi nó lăn xuống.
Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện - phần 3
Bé yêu biết ngồi xổm (12 đến 18 tháng)
Cho đến giờ, con vẫn phải cúi hẳn người xuống mỗi khi muốn nhặt món đồ nào đó dưới đất. Từ cúi người đến biết ngồi xổm là cả một bước tiến lớn, để giúp con đạt được kỹ năng này:
Khi con chuẩn bị cúi xuống nhặt đồ, bạn hãy chỉ cho bé cách khuỵu đầu gối để ngồi xổm.
Để con luyện tập. Rải vài món đồ chơi nhỏ trên nền nhà và chơi trò “tìm kho báu” để con phải di chuyển từ món đồ này sang món đồ kia và nhặt chúng lên – thật là một trò quá hay để con dọn đồ chơi mỗi khi chơi xong!
Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện - phần 4
Kéo và đẩy (12 đến 18 tháng tuổi)
Một khi đã có thể bước đi tự tin, con sẽ tiếp tục tìm thấy niềm vui qua trò kéo và đẩy các món đồ chơi. Khả năng phối hợp của con cũng nhờ đó mà phát triển, vì trong lúc kéo đồ chơi về phía trước, thỉnh thoảng con sẽ phải ngoái nhìn phía sau.
Vậy bạn hãy cho con vài món đồ chơi dạng kéo, đẩy, hoặc cũng có thể tự chế bằng cách buộc một sợi dây vào chiếc xe hơi đồ chơi của con. Bạn phải hết sức lưu ý: trông chừng con trong lúc chơi hoặc chỉ dùng đoạn dây dài tối đa 30cm nhằm tránh nguy cơ dây quấn vào cổ con, gây nghẹt thở.
Bé biết và thích leo trèo (12 đến 24 tháng)
Trẻ tuổi này rất “liều mạng” và thích leo trèo khắp nơi, từ giường ngủ đến bàn ghế, vì một lý do rất đơn giản: do chúng nằm ngay tầm mắt của con. Dĩ nhiên việc trèo lên bàn hay ghế với bạn chẳng đáng để gọi là thử thách gì cả, nhưng với con thì khác, vì khả năng lý luận của con không phát triển ngang hàng với khả năng vận động cũng như tính “liều”. Chuyện con bị ngã vì thế là điều sẽ phải xảy ra, nhưng bạn đừng vì thế mà tuyệt đối ngăn cản con; leo trèo là một bước tiến quan trọng về mặt thể chất, nó giúp con phát triển khả năng phối hợp để làm rất nhiều việc khác như bước lên bậc thang. Thay vào đó, bạn có thể giúp con bằng cách:
Tạo môi trường an toàn cho con leo trèo: Thả những cái gối tựa hoặc gối nằm xuống sàn nhà có trải thảm, hoặc để con được chơi thoải mái ở các khu vui chơi dành riêng cho trẻ nhỏ.
Neo chặt kệ sách và các đồ đạc khác vào tường, kể cả khi bạn nghĩ những món đồ đó quá nặng và không thể đổ được. Bạn cũng cần cất hết những món đồ trên kệ có thể rơi xuống đầu con hoặc có thể kích thích con trèo lên để lấy.
Hạn chế các chỗ đặt chân lên để leo trèo, luôn chú ý đẩy ghế vào dưới gầm bàn…
Lắp cửa chặn ở đầu và cuối cầu thang, đó là cách duy nhất ngăn con không trèo cầu thang một mình. Bạn hãy nắm tay con để hướng dẫn con học cách lên và xuống cầu thang an toàn.
Chạy (18 đến 24 tháng)
Nhiều đứa trẻ dường như từ bò chuyển luôn sang chạy chỉ trong tích tắc, trong khi những bé khác cần nhiều thời gian hơn. Vì sao? Bởi vì khi học chạy, chuyện té ngã sẽ xảy ra thường xuyên, và một số bé thích liều hơn những bé khác. Để khuyến khích con, bạn có thể:
Chơi đuổi bắt với con ở những nơi ngã không đau lắm như bãi cỏ hay bãi cát, bạn có thể đuổi theo con, rồi đổi vai để con đuổi theo bạn.
Chơi chạy đua, trò này sẽ càng vui nếu có những trẻ lớn hơn tham gia cùng.
Sự phát triển thể chất trí tuệ của trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi toàn diện - phần 5
Tập bỏ tã (24 đến 36 tháng)
Dạy con đi vệ sinh (không cần dùng tã nữa) là một trong những bước phát triển mà bố mẹ mong chờ nhất! Nhưng hãy nhớ rằng độ tuổi thích hợp để dạy rất khác nhau ở từng trẻ, sau đây là những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc thích hợp:
Con cúi xuống săm soi cái tã, nắm lấy hoặc cố gắng cởi ra khi tã bị bẩn; con ngồi xổm hoặc bắt chéo hai chân khi muốn đi vệ sinh. Những hành động này cho thấy con đã đủ lớn để hiểu hơn về cơ thể của mình.
Bé học và thích nhảy (24 đến 36 tháng)
Từ 2 đến 3 tuổi, con bắt đầu học cách nhảy khi đang ở tư thế khom người, và sau đó từ tư thế đang đứng. Bạn nghĩ rằng nhảy chồm chồm là “năng khiếu bẩm sinh” của bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng thật ra đây lại là một việc rất phức tạp. “Nhảy” đòi hỏi khả năng phối hợp hai phía, hay khả năng sử dụng cả hai phần bên trái và bên phải của cơ thể để thực hiện một hành động nào đó. Bạn có thể giúp con bằng các trò chơi sau:
Nhảy từng bước: bạn đứng bên cạnh con trên lề đường hoặc trên một bậc thấp, nắm tay của con và nói, “Một, hai, ba, nhảy!” sau đó cùng nhảy xuống.
Tập nhảy cóc: đây là một bước đệm để con tập nhảy từ tư thế đứng – một động tác phức tạp hơn nhảy từng bước. Dạy con tư thế khom người và vung tay khi nhảy tới, rồi dần dần con sẽ học được kỹ năng này và khiến bạn càng phải để mắt trông coi hơn nữa.
Con quan tâm đến những thứ liên quan đến bô, muốn theo bố mẹ vào nhà vệ sinh hoặc nói chuyện đi tè, đi ị…
Sự phát triển của trẻ thật đáng kinh ngạc đúng không nào. Hãy tìm hiểu về quá trình phát triển của bé, cha mẹ sẽ biết cách tạo điều kiện cho con mình tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện nhất.

29/04/2022

Cách chặn 5 bệnh hô hấp dễ mắc

Thời tiết thay đổi cũng là thời cơ để các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp gia tăng, trong đó phải kể đến viêm họng và các bệnh phổi - phế quản. Người chưa mắc bệnh thì dễ mắc, người đang mắc thì bệnh có xu hướng tăng nặng, người đã chữa khỏi thì bệnh dễ tái phát. Sau đây xin nêu những bệnh hô hấp thường gặp trong mùa thu-đông và cách phòng ngừa, xử trí.

Cách chặn 5 bệnh hô hấp dễ mắc

Viêm họng

Viêm họng là bệnh phổ biến trong cộng đồng, có nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng phần lớn là do các loại virut (80%), còn lại là do vi khuẩn. Có 3 loại viêm họng: viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét (hiếm gặp). Trong tất cả các trường hợp người bệnh đều cảm thấy rát họng, đau khi nuốt và thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra viêm họng còn đi kèm với cảm lạnh, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amidan và nổi hạch cổ. Nguy hiểm nhất là viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A Streptococus - thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận. Một số yếu tố quan trọng để phát hiện viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A bao gồm: bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao 39-40 độ, người mệt mỏi; khám họng có mủ trắng bẩn ở khe, hốc amidan hai bên. Sờ thấy hạch dưới góc hàm cả hai bên, di động ấn đau... Cách điều trị tốt nhất là lấy dịch họng đem nuối cấy xác định loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Tuy nhiên như trên đã nói phần lớn viêm họng là do virut, do vậy chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn.

Phòng bệnh: giữ ấm cổ, ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng. Nên nhớ viêm họng là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, vì vậy nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc gần với người bệnh và cần đeo khẩu trang khi đi đường, thường xuyên rửa tay, đặc biệt khi có dịch viêm mũi họng.

Viêm họng cấp hay gặp trong mùa thu - đông và dễ gây biến chứng.

Hen phế quản

Phế quản của người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh. Kích thích đó có thể là các dị nguyên từ bên ngoài như phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ..., hay có nguồn gốc nội tại trong cơ thể người bệnh: các nội tiết tố, những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể... Trong bệnh hen phế quản, cần chú ý nhất đến thể khó thở kịch phát, thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số do dị ứng; thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ đầu hoặc sau những cơn khó thở kịch phát, thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử hen lâu ngày; thể hen có tràn khí màng phổi xảy ra ở người phế nang đã bị giãn; thể hen ác tính, hen do sử dụng aspirin (mùa thu-đông là mùa hay bị cảm sốt, người bệnh có thể dùng aspirin điều trị); thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo...

Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh như tránh lạnh, tránh bụi, ký sinh vật, nấm mốc, phấn hoa... Điều trị bệnh phải nhanh, có hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.

Viêm khí - phế quản cấp

Các tác nhân gây viêm khí - phế quản cấp mùa thu-đông thường là virut cúm, virut influenza A và B, các virut parainfluenza, virut hợp bào hô hấp,... Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường gối chồng lên các biểu hiện của viêm khí - phế quản. Phòng bệnh chủ yếu vẫn là giữ ấm, không để bị lạnh, chỉ dùng kháng sinh thông thường chống bội nhiễm.

Đợt cấp của tâm phế mạn

Tâm phế mạn là bệnh tim do bệnh phổi mạn tính (viêm phế quản mạn tính, hen, giãn phế quản, giãn phế nang, lao phổi...) gây ra. Nguyên nhân gây nên đợt cấp thường là nhiễm khuẩn. Bệnh thường đột ngột trở nặng trong mùa lạnh, bệnh nhân khó thở nhiều - đây là lý do khiến họ vào viện.

Tuy là bệnh tim nhưng do nguyên nhân phổi nên điều trị chủ yếu về phổi, điều trị nhiễm khuẩn phổi. Từ khi người bệnh có biểu hiện tâm phế mạn đến khi phát hiện ra bệnh thời gian không dài nhưng từ bệnh phổi chuyển thành bệnh tim thì thời gian rất dài. Trước đây, thời gian sống của bệnh nhân tâm phế mạn chỉ vài ba năm. Ngày nay, với sự tiến bộ của cấp cứu hồi sức và điều trị, thời gian này có thể kéo dài tới 10 năm hoặc hơn. Tuy nhiên tâm phế mạn cấp không điều trị kịp thời sẽ tử vong do suy hô hấp... Do vậy, việc phòng chống không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn mùa lạnh là vấn đề sống còn, người bệnh cần biết rõ để tự bảo vệ mình.

Giãn phế quản

Có 2 loại giãn phế quản: thể “khô” (ít gặp) và thể “ướt” (thường gặp). Giãn phế quản ướt là giãn phế quản xuất tiết, người bệnh có biểu hiện chủ yếu là ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn. Mùa thu-đông là mùa giãn phế quản ướt biểu hiện rõ nhất, người bệnh có tỷ lệ “trở bệnh” cao nhất. Lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết niêm dịch, ứ đọng trong các phế quản giãn là môi trường thuận lợi cho cho nhiễm khuẩn phát triển. Chống lạnh, chống nhiễm khuẩn cần được đặc biệt chú ý trong mùa thu-đông .

Trên đây là một số bệnh đường hô hấp thường gặp trong mùa thu-đông, cần được phòng tránh, phát hiện và điều trị tốt, tránh các biến chứng nặng và tử vong.

Want your business to be the top-listed Health & Beauty Business in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Website

Address


Hanoi
10000

Other Medical & Health in Hanoi (show all)
Nhà Thuốc Viêm Da VIỆT NHẬT Số 1 Nhà Thuốc Viêm Da VIỆT NHẬT Số 1
53 Lê Quang đạo
Hanoi, 2400

Cam Kết Chính Hãng - Bao Check Quét Mã - Cam Kết Hiệu Quả - Bảo Hành Đầy Đủ

Tiến sĩ Bs Phạm Việt Hoàng - Cộng Đồng Sức Khỏe chữa Dạ Dày Việt Tiến sĩ Bs Phạm Việt Hoàng - Cộng Đồng Sức Khỏe chữa Dạ Dày Việt
Hanoi, 100000

Trang chính thức của Ts.Bs Phạm Việt Hoàng 3.158.258 người đã tương tác với Trang

Xịt Sinh Lý Nam-Làm Chủ Cuộc Yêu Xịt Sinh Lý Nam-Làm Chủ Cuộc Yêu
Địa Chỉ: Số 26 Phố Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội
Hanoi, 70000

Chuyên nhập khẩu hàng Sinh lý nam về Việt Nam Chất Lượng-Uy Tín-Giả Cả Tốt Nhất Thị Trường

Ghế Massage Chính Hãng Nhật Bản - Wabisaki Ghế Massage Chính Hãng Nhật Bản - Wabisaki
Hanoi, 10000

Join If Yu've Eva Sed Dis (Y)

Chikara - Giường Y Tế Chất Lượng Cao Chikara - Giường Y Tế Chất Lượng Cao
Số 35/Ngõ Ga Hà Đông/Phú La/Hà Đông/Hanoi
Hanoi, 100000

Cung cấp giường bệnh và các thiết bị y tế chất lượng cao

Giải Pháp Đầu Tiên Cho Căn Bệnh Gout Tốt Nhất Hiện nay Giải Pháp Đầu Tiên Cho Căn Bệnh Gout Tốt Nhất Hiện nay
Hanoi, 100000

Giải Pháp Đầu Tiên Cho Căn Bệnh Gout Tốt Nhất Hiện nay 105.232 người thích trang này 98.612 lượt đánh giá ⭐⭐⭐⭐⭐

Chuyên Khoa Da Liễu Maia - 21 Hoàng Cầu Chuyên Khoa Da Liễu Maia - 21 Hoàng Cầu
21 Hoàng Cầu , Ô Chợ Dừa, Đống Đa
Hanoi, 100000

✔️Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu đầu ngành ✔️Công nghệ tân tiến, chuẩn y khoa

DS Lê Thị Hoa DS Lê Thị Hoa
193/17/25 Phố Cầu Cốc, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam Hà Nội 10000
Hanoi, 100000

bác sĩ tư vấn điều trị dạ dày - đại tràng

Hội những người uống diệu đéo có mục đích và đi ngủ đéo muốn dậy. Hội những người uống diệu đéo có mục đích và đi ngủ đéo muốn dậy.
Under The Bridge Downtown
Hanoi

With the bottle we share this lonely view.

Dược Thảo Thiên Phúc Dược Thảo Thiên Phúc
Hà Đông
Hanoi

Trang chính thức của công ty Dược Thảo Thiên Phúc

Gluzabet_Sữa Dinh Dưỡng Tiểu Đường Gluzabet_Sữa Dinh Dưỡng Tiểu Đường
16A, Ngách 61, Ngõ 230 Phố Định Công Thượng, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai
Hanoi, 100000

sữa dinh dưỡng hỗ trợ người tiểu đường

Viện GenX + Hỗ Trợ Sinh Lý Nam Viện GenX + Hỗ Trợ Sinh Lý Nam
55 Khuat Duy Tien
Hanoi, 100000

14.263.553 Đàn Ông Việt Nam Tin Dùng ⭐⭐⭐⭐⭐ GenX Chính Hãng Hotline/Zalo: +84 869.361.864