Bs. Khoa Nhi - Nguyễn Thị Ánh Xuân

✅ Có 2.399.279 người sử dụng
✅ Đánh giá ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️
✅ Chính hãng

09/12/2022

🛑 "Nhiều cha mẹ thấy trẻ dùng tay nghịch ngợm chọc vào tai thì thường cho rằng trẻ bị Viêm Tai Gữa (VTG) và vội vàng mang con đi khám. Điều này không thực sự chính xác..."
-----
Bệnh viêm tai giữa (VTG) thường gặp nhất ở lứa tuổi nhỏ, đặc biệt là những bé đi nhà trẻ sớm. Bệnh này thường gặp ở trẻ em đến độ ở nước ngoài các bác sĩ Nhi là người có nhiều kinh nghiệm điều trị VTG hơn bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng.
✅ BIỂU HIỆN CỦA VTG Ở TRẺ
Nếu trẻ bị VTG, dịch ứ lại trong tai ép vào màng nhĩ, khiến màng nhĩ bị sưng phồng lên (giống như việc lên xuống một độ cao nào đó như cất cánh lên xuống máy bay chẳng hạn) gây ra đau tai. Do đó, để chẩn đoán VTG, cha mẹ nên căn cứ vào triệu chứng đau tai ở trẻ.
Nếu trẻ nhỏ bị VTG mà chưa nói được thì bé quấy khóc một cách vô cớ, càng nằm càng bị đau nhiều hơn nên bé khóc rất dữ, ngủ không yên. Còn trẻ đủ lớn để biểu đạt thì có thể cho ngón tay ngoáy tai và khóc. Trẻ đã biết nói thì sẽ nói bị đau tai. Vì những triệu chứng gợi ý đau tai trên không đặc hiệu và không đáng tin cậy nên bác sĩ phải khám tai trong mọi lần khám.
Ngoài triệu chứng đau tai, trẻ còn có thể có một số triệu chứng không đặc hiệu khác như sốt, ói, ù tai hay lùng bùng tai.
✅ PHƯƠNG PHÁP "CHỜ" TRONG ĐIỀU TRỊ VTG Ở TRẺ
Hiện tại, ở Việt Nam, khi trẻ bị VTG, các bác sĩ hầu như vẫn còn sử dụng phương thức chữa trị của thế giới cách đây mười mấy năm, đó là cho trẻ uống kháng sinh. Tuy nhiên, cách chữa trị này đã không còn phù hợp với khuyến cáo hiện nay.
Phương thức chữa trị VTG của thế giới đã thay đổi vào khoảng 10 năm khi số liệu cho thấy có một số trẻ bị VTG một cách rõ ràng, chỉ uống thuốc giảm triệu chứng (hạ sốt, giảm đau) chứ không dùng kháng sinh điều trị nhưng trẻ vẫn tự khỏi bệnh sau 2-3 ngày theo dõi. Do đó, vào thời điểm đó, khuyến cáo điều trị dành cho trẻ bị VTG là lựa chọn “chờ”. Nghĩa là, nếu trẻ bị VTG, bác sĩ cần thảo luận với cha mẹ để có thể đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai phương thức điều trị: phương thức “chờ” hoặc cho trẻ uống thuốc kháng sinh liều cao. Nếu cha mẹ lựa chọn uống kháng sinh thì bác sĩ sẽ kê đơn. Tuy nhiên, tác dụng phụ của kháng sinh không tốt cho trẻ. Còn nếu cha mẹ đồng ý không dùng kháng sinh thì cho trẻ chờ. Và khuyến cáo này lúc đó chỉ áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi.
⭕️⭕️⭕️
Quay về thời điểm 10 năm trước tại Việt Nam, tôi cũng có áp dụng phương pháp “chờ” cho những trẻ bị VTG sau khi trao đổi thảo luận với cha mẹ trẻ đến khám. Tất nhiên,tôi có theo dõi và thường kiểm tra qua điện thoại với bà mẹ để xem tình trạng của trẻ biểu hiện như thế nào để phòng hờ những biến chứng khác. Và đúng là 2-3 ngày sau trẻ hết bệnh.
Trở lại với “câu chuyện thế giới”. Một vài năm sau thời điểm đó, người ta hạ lứa tuổi “chờ” xuống vì có những trẻ dưới 2 tuổi bị VTG không uống kháng sinh vẫn tự khỏi. Trong khoảng thời gian này, tôi cũng đã áp dụng “chờ” cho trẻ bị VTG dưới 2 tuổi nhưng dặn dò rất kỹ bà mẹ cách thức theo dõi và vẫn như lần trước là trẻ tự khỏi thật. Sau đó một thời gian nữa, khi tiếp tục có những số liệu mới, người ta giảm độ tuổi “chờ” xuống 1 tuổi. Sau một số năm nữa, tuổi “chờ” giảm xuống 6 tháng tuổi.
Do đó, hiện nay, nếu trẻ bị VTG mà 6 tháng tuổi trở lên, bác sĩ có thể thảo luận với cha mẹ để chờ. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, do chưa kiểm soát được tình trạng diễn tiến sức khỏe của trẻ, nên người ta đều cho trẻ uống kháng sinh. Nhưng sau đó, nghiên cứ của một số nước châu Âu đưa ra khuyến cáo là tất cả trẻ bị VTG đều nên “chờ”, không nên sử dụng thuốc kháng sinh cho bất cứ bệnh nhi nào. Hiện nay, y khoa Mỹ vẫn sử dụng “chờ” ở trẻ 6 tháng tuổi, còn các nước bên châu Âu – theo khuyến cáo của Hà Lan thì hầu hết trẻ bị VTG cũng cho chờ hết.
Tuy nhiên, phương pháp này đến hiện nay vẫn còn “mới” đối với cha mẹ ở Việt Nam, nên cũng có những mẹ không muốn “chờ”. Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ cho rằng nếu để VTG không chữa ngay thì sẽ gây ra hiện tượng áp xe tai, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… gây ảnh hưởng đến thính giác (sức nghe) và gây nguy hiểm cho trẻ, khiến nhiều cha mẹ lo lắng cho con uống kháng sinh ngay, nhưng điều này không đúng. Dựa trên nghiên cứu thống kê, trong khoảng 200.000 bé bị VTG không điều trị kháng sinh, thì có khả năng 1 bé bị biến chứng viêm xương chũm phía sau, còn biến chứng viêm màng não cực kỳ hiếm, có thể lên đến tỷ lệ 1/1.000.000. Tuy nhiên, cân nhắc giữa lợi và hại thì các bác sĩ nên đưa ra phương thức điều trị mang lại lợi ích cho cộng đồng, không nên chỉ vì xác suất hiếm mà điều trị kháng sinh cho cả 200.000 trẻ chỉ để đảm bảo cho một trẻ không bị biến chứng.
Về thực chất, vấn đề này cũng giống như tiêm vaccine vậy, với tỉ lệ sốc phản vệ 1/1.000.000 mà không cho trẻ tiêm phòng thì rất có hại cho cộng đồng. Quan điểm của tôi vẫn là không muốn cho trẻ uống nhiều kháng sinh. Thế nên, tôi chỉ kê toa kháng sinh cho trẻ theo ý muốn của cha mẹ và khuyên rằng: nếu có thể, cha mẹ hãy cố gắng chờ khoảng 2-3 hôm, nếu trẻ không khỏi thì lúc đó cho trẻ uống kháng sinh vẫn không muộn.
Trong thời gian “chờ và theo dõi” này, cha mẹ có thể cho bé thuốc giảm triệu chứng đau (tức thuốc hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen) cho dù bé không sốt nhưng bị đau tai quá gây khó chịu.

07/12/2022

[Vì một môi trường không khói thuốc]
🚭 HÃY BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI KHÓI THUỐC LÁ 🚭

🛑 Khói thuốc chứa hơn 7.000 chất hóa học. Hàng trăm chất độc và khoảng 70 chất có thể gây ung thư.

🛑 Khói thuốc gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh và trẻ em như: gây ra các cơn hen suyễn thường xuyên và nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

🛑 Hút thuốc trong thời kỳ mang thai dẫn đến hơn 1.000 trẻ sơ sinh tử vong hàng năm.
-----

🛑 KHÓI THUỐC LÀM TĂNG NGUY CƠ ĐỘT TỬ Ở TRẺ SƠ SINH (SIDS)

- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là hiện tượng tử vong đột ngột, không rõ nguyên nhân của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời. SIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Khói thuốc là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc SIDS.

- Phụ nữ hút thuốc trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ.

- Trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc sau khi sinh cũng có nguy cơ đột tử cao hơn.
Các hóa chất trong khói thuốc gây cản trở hệ tuần hoàn và hô hấp ở trẻ có thể làm ảnh hưởng đến não của trẻ sơ sinh.

- Trẻ sơ sinh tử vong vì hội chứng đột tử (SIDS) có nồng độ ni****ne trong phổi và mức cotinine (một chất đánh dấu sinh học tiếp xúc với khói thuốc) cao hơn so với trẻ tử vong do các nguyên nhân khác.

🛑 CHA MẸ HÃY BẢO VỆ CON MÌNH KHỎI CHỨNG ĐỘT TỬ (SIDS) BẰNG CÁCH:
- Không hút thuốc khi mang thai.
- Không hút thuốc hoặc cho phép hút thuốc trong nhà hoặc xung quanh em bé của bạn.
- Đặt con bạn nằm ngửa trong suốt thời gian ngủ
-----

🚭 KHÓI THUỐC GÂY HẠI CHO TRẺ EM
- Khói thuốc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ em.
- Các nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ có cha mẹ hút thuốc bị bệnh thường xuyên hơn khi lớn lên. Phổi của trẻ phát triển kém hơn những đứa trẻ không hít phải khói thuốc, và những trẻ này bị viêm phế quản và viêm phổi nhiều hơn.
- Trẻ em hít phải khói thuốc thở khò khè và ho nhiều hơn.

🚭 KHÓI THUỐC GÂY RA NHỮNG CƠN HEN SUYỄN Ở TRẺ
- Trẻ em bị hen suyễn khi tiếp xúc với khói thuốc sẽ lên cơn hen suyễn nặng hơn và thường xuyên hơn. Một cơn hen suyễn nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ
- Trẻ em có cha mẹ hút thuốc sẽ dễ bị viêm tai hơn, chảy dịch trong tai thường xuyên hơn..

🚭 CHA MẸ HÃY BẢO VỆ CON MÌNH TRÁNH KHÓI THUỐC THỤ ĐỘNG BẰNG CÁCH:
- Không cho phép bất kỳ ai hút thuốc ở bất cứ đâu trong hoặc gần nhà của bạn.
- Không cho phép bất kỳ ai hút thuốc trong xe của bạn, ngay cả khi cửa sổ hạ xuống.
- Đảm bảo rằng các nơi con đến và trường học của con bạn không có thuốc lá.

22/11/2022

💥 TIỂU ĐƯỜNG Ở TRẺ - MỐI BẬN TÂM KHÔNG CHỈ CỦA GIA ĐÌNH 💥
-----

📌 Song hành với tốc độ tăng trưởng kinh tế, những điều kiện về vật chất và tinh thần của người dân cũng ngày một được cải thiện. Các gia đình bắt đầu quan tâm đến chế độ “ bồi dưỡng” cho con trẻ, chăm sóc chúng trong các điều kiện tốt nhất có thể. Tuy nhiên, các phương pháp và chế độ dinh dưỡng cho trẻ không phải bậc làm cha mẹ nào cũng thấu hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt. Việc phát triển tốt cả về trí và lực của trẻ không đồng nghĩa với việc “nhồi nhét” cho thật nhiều thức ăn… Điều này không những làm tăng nguy cơ béo phì mà còn kéo theo nhiều nguy cơ với các bệnh khác, đặc biệt trẻ sẽ có nguy cơ bị tiểu đường từ sớm.

📌 Tình trạng trẻ bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đang có xu thế gia tăng. Theo thống kê có đến 10% - 15% trẻ em mắc bệnh trên tổng số bệnh nhân tiểu đường. Các bậc cha mẹ vẫn chủ quan, cho rằng tiểu đường chỉ gặp ở người lớn và bất ngờ khi được thông báo rằng con họ bị tiểu đường.

📌 Lưu ý rằng tiểu đường có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em độ tuổi thường gặp nhất là tuổi bắt đầu đi học (từ 5 – 7 tuổi) và tuổi dậy thì (từ 11 – 13 tuổi). Tuy nhiên cũng có một số trường hợp phát hiện tiểu đường ngay từ giai đoạn sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
-----

✅ DIỄN TIẾN BỆNH
Chúng ta đều biết đái tháo đường là một bệnh do rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Đái tháo đường là nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim và mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư…Trong đó đái tháo đường type I do tuyến tụy không sản xuất được insulin, đa phần trẻ em mắc tiểu đường type I không được phát hiện sớm mà chỉ đến khi các biểu hiện của bệnh quá rõ ràng.

Với tiểu đường type I, yếu tố di truyền từ cha mẹ chiếm tỷ lệ khoảng 10 – 20%.
Tiểu đường type II thường xảy ra ở các bé có tình trạng thừa cân, béo phì hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý, với tỷ lệ thừa cân – béo phì ở trẻ cao như hiện nay (10%-12 %), nguy cơ tiểu đường type II của trẻ lại càng cao.

✅ TRIỆU CHỨNG
- Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không được điều trị, hoặc trẻ bị stress làm gia tăng các tuyến nội tiết liên quan đến đường huyết hoặc nhiễm khuẩn; vi trùng, siêu vi, ký sinh trùng – Trong môi trường hoặc trong thực phẩm…

- Khi trẻ mắc bệnh này, thường các dấu hiệu trong giai đoạn đầu rất khó nhận biết, trẻ chỉ khát nước nhiều, hay đói, tiểu nhiều và sụt cân nhanh.
👉 Các dấu hiệu như: co giật, hôn mê, nhiễm trùng, lơ mơ, thở nhanh, đau bụng, mất tri giác thường xuất hiện khi bệnh đã trở nặng.

- Việc phát hiện tiểu đường ở trẻ thường rất tình cờ khi làm xét nghiệm hoặc trẻ đang được chữa trị cho một bệnh khác. Với trẻ, nếu bị tiểu đường lại càng nguy hiểm bởi trẻ chưa ý thức được hành vi trong việc tự bảo vệ, các dấu hiệu bệnh không rõ ràng và đặc biệt trẻ rất khó tự kiểm soát được các cơn “ thèm ăn “ của mình.

✅ PHÒNG NGỪA
1. Để phòng ngừa, việc đầu tiên và cần thiết là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát và lưu ý các xét nghiệm về đường huyết (lượng đường có trong máu) hay trong nước tiểu (thử nước tiểu).
2. Cần tập thói quen vận động và làm quen lao động cho trẻ, nên hướng trẻ vào một môn thể thao yêu thích và tập luyện cùng bạn. thường xuyên tham vấn ý kiến bác sỹ về việc uống thuốc, chế độ ăn để có được sự điều trị hợp lý.
3. Với những trẻ đã phát hiện bệnh, hãy tạo cho trẻ môi trường bình thường như những trẻ khác, giáo dục cho trẻ ý thức vệ sinh, tự bảo vệ mình với các tác nhân gây hại từ bên ngoài ( dễ trầy xước, giữ vệ sinh trong ăn uống…).

17/11/2022

🥘🍚🍔ĂN ĐÚNG GU - NGỦ ĐÚNG KIỂU 🌿
--------
✨Thời điểm ngủ của bé thường phụ huynh rất lo lắng việc bé ngủ vào ban ngày và ngủ ban đêm, ngủ ban đêm liệu có tốt hơn? Việc bé ngủ vào ban đêm sẽ giúp cho việc hồi phục trí não của bé, phát triển chiều cao, phát triển trí não - điều này có đúng?
Em bé mà ngủ đủ sẽ phát triển tốt trí não và chiều cao. Dấu hiệu cho biết bé có ngủ đủ hay không là phụ huynh quan sát cách bé chơi đùa. Bé chơi cũng là để phát triển trí não, em bé nào khám phá, tìm tòi các thứ xung quanh nhiều thì khi bé chơi đùa cũng là hình thành sự phát triển trí não của bé. Giấc ngủ ban ngày hay ban đêm đều giúp bé phát triển chiều cao. Phụ huynh đang muốn hỏi ở đây là tiết hoocmon tăng trưởng, việc này sẽ dao động, tùy vào nhịp ngày đêm, tùy vào giấc ngủ. Trong khi ngủ sẽ tiết hoocmon tăng trưởng nhiều hơn vậy thì phụ huynh yên tâm nếu hoocmon tăng trưởng của bé tiết ra bình thường thì sẽ phát triển được chiều cao của bé.
--------
✨Việc rối loạn giấc ngủ của bé có những biểu hiện như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn giấc ngủ của bé?
Rối loạn giấc ngủ nó có nhiều kiểu rối loạn, chúng ta thấy bé ngủ cũng chẳng có bình thường như người lớn. Rối loạn giấc ngủ có thể là trong giấc ngủ bé có những biểu hiện như là rung giật cơ, hay giật mình, việc này ở em bé sơ sinh cũng bình thường. Khi lớn lên não sẽ hoàn thiện hơn thì hiện tượng này sẽ giảm lại, rồi dần ít đi và có thể biến mất.
Lúc bắt đầu vô giấc ngủ có thể bị giật bắn người lên, họ không bị bệnh gì cả mà lúc đó não cần được nghỉ ngơi và không kiểm soát được. Những trung tâm não ở phía dưới, vỏ não là tầng trên, là phần kiểm soát những phần bên dưới thì khi chúng ta ngủ phần trên được nghỉ ngơi, phần dưới hơi nổi loạn thì tự dưng có biểu hiện rung giật cơ. Đôi khi hay bị hiểu lầm là bệnh động kinh, nhiều trường hợp không phải là bệnh mà chỉ là biểu hiện bình thường do vỏ não cần được nghỉ ngơi và bên dưới chưa được nghỉ ngơi hoàn toàn nên xảy ra những biểu hiện giật cơ. Hay những biểu hiện ở bé khoảng chừng 6 – 12 tuổi, trong giai đoạn này bé hay gặp rối loạn về giấc mơ như mộng du, gặp các cơn ác mộng.
Đôi khi cứ đúng giờ này là giật mình thức dậy, có nhiều dấu hiệu lạ, sau đó lại nằm xuống ngủ bình thường và sáng dậy thì lại không nhớ gì cả. Khoảng thời gian đó não bé đang phát triển nhiều nên sẽ gặp những rối loạn về giấc ngủ và phụ huynh đừng hoảng sợ vì đây là những dấu hiệu bình thường.
---------
✨Tình trạng có nhiều bé có vào một khung giờ nhất định nào đó thường thức dậy, hoảng loạn. Vậy thì vấn đề này có ảnh hưởng gì đến sự phát triển trí não của bé sau này hay không hay là đến một độ tuổi nào sẽ ổn định lại vấn đề này?
Vấn đề này thì không ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé. Nó cũng được xem như một phần của giấc mơ, tuy nhiên giấc mơ này nó hơi khủng khiếp so với bé. Nó cũng là một giai đoạn phát triển não của bé, nhưng bé như vậy thì mình nên trấn an bé và ba mẹ bình tĩnh. Thường 1 – 2 tháng sẽ tự động hết, xong rồi qua 1 - 2 năm sau nó lại lặp lại vấn đề này đến những giai đoạn phát triển não, thường lớn lên qua 10 – 12 tuổi sẽ hết. Phụ huynh nên yên tâm đây là những giai đoạn phát triển của bé. Những trường hợp bệnh lý khác như động kinh trong giấc ngủ thường là những trường hợp khá hiếm gặp. Những biểu hiện co giật, trợn mắt trong trường hợp này mình nên cho bé đi đến cơ sở y tế để khám.
---------
✨Các bé trong khoảng thời gian nghỉ dài, sau đó quay lại nhà trẻ thì việc ngủ trưa ở nhà trẻ cũng là một vấn đề. Vấn đề đổi chỗ ngủ, chỗ đông người như thế thì bé sẽ có những giấc ngủ không tốt. Bác sĩ có những lời khuyên nào để hỗ trợ cho bé đi nhà trẻ việc ngủ dễ hơn không?
Khi đi nhà trẻ thường các cô cho bé ngủ vào buổi trưa, bé ngủ 1 – 2 tiếng. Mỗi bé giấc ngủ sẽ khác nhau, có nhiều bé trưa không chịu ngủ thì các cô cũng đừng bắt ép các bé ngủ, hãy khuyên các bé nhẹ nhàng. Các bé không ngủ trưa như vậy thì tối sẽ ngủ được tốt hơn. Có nhiều trường học buổi trưa sẽ không cho các bé ngủ, cho các bé ra sân hoạt động để tối các bé về ngủ dễ dàng hơn. Khi đang ở nhà thì các bé ngủ trưa nhiều thì khi đi nhà trẻ bé chơi nhiều hơn, môi trường thay đổi thì bé lại khó ngủ, các cô cũng đừng bắt ép bé ngủ và hãy tôn trọng bé.
--------
✨Bác sĩ có thể cho lời khuyên về việc sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ giúp cho bé ngủ ngon hơn? Nó có tốt hay có vấn đề gì cho não bộ của bé?
Thật sự không có sản phẩm thảo dược nào có thể hỗ trợ giấc ngủ cho bé, cũng không có thuốc nào giúp cho bé ngủ được xem là an toàn cả. Giấc ngủ của bé là bản năng khi bé mệt mỏi, và phụ huynh phải hiểu đôi khi bé ngủ mơ, vì vậy bé thức dậy 2 – 3 lần là chuyện bình thường. Có một loại thuốc rất hay, đó chính là mở điều hòa mát cho bé hoặc tắm trước khi cho bé ngủ. Phụ huynh đừng nghĩ tắm cho bé là bệnh, bệnh là do lây qua siêu vi, kết luận là không có viên thuốc nào cho bé ngủ ngon.
--------
✨Em bé 3 tháng tuổi, ngủ xuyên đêm nhưng ban ngày hầu như ngủ rất ít. Mặc dù bé bú no, như vậy phải làm sao để cải thiện được giấc ngủ của bé?
Bé này thì ngủ quá giỏi! Bé sơ sinh thì giấc ngủ lờ đờ suốt ngày nhưng khi bé lớn lên não của bé trưởng thành thì mô hình giấc ngủ sẽ dần dần giống người lớn, có nghĩa là ban đêm ngủ nhiều hơn và ban ngày chơi được nhiều hơn. Do đó bé này não phát triển gần như người lớn rồi, chất lượng giấc ngủ ban đêm cũng rất rốt, ban ngày cứ cho bé chơi và đừng bắt ép bé ngủ. Với em bé này thì phụ huynh hãy nhìn và quan sát em bé nhiều hơn.
--------
✨Bé gái 6 tháng tuổi được 7kg, cứ tầm 6 – 7 giờ là bé buồn ngủ nhưng thường bé chỉ ngủ được 30 phút rồi dậy, đến 9 giờ hoặc hơn 9 giờ mới ngủ tiếp, lúc ngủ cứ khóc hoài, sáng bé dậy bé cũng khóc hoà, không biết là bé có bị thiếu chất gì không?
Bé này không được cơ hội thiếu chất nhưng lại có cơ hội thừa chất. Và việc em bé có ngủ hay không ngủ thì không liên quan đến việc thiếu bất kỳ chất gì. Mỗi chu kỳ giấc ngủ của bé kéo dài 30 phút, cho nên bé này ngủ như vậy là hoàn toàn bình thường. Phụ huynh nên xem lại chỗ bé ngủ có dễ làm bé bị ngứa ngáy hay không, nên cho bé tắm trước khi ngủ để có thể giấc ngủ của bé được ngon hơn. Do đó, phụ huynh hãy nuôi theo giấc ngủ của bé, đừng nuôi bé theo chiếc đồng hồ.
-------
✨Bé gần 4 tháng nhưng ngủ không được ngon giấc, nhất là vào ban đêm. Từ khi sinh ra bé hay vặn vẹo, tuy nhiên 2 tháng nay khi ngủ bé lại hay lắc đầu rất nhanh, kèm theo là dụi trên mắt mũi, dù mắt vẫn nhắm. Nhiệt độ phòng là 22 – 24 độ, nhưng đêm cứ khoảng 1 tiếng rưỡi bé dậy bú và bú rất lâu, khoảng 15 – 30 phút xong lại lăn ra ngủ, đầu và gáy bé rất nóng nhưng tay chân lạnh toát. Bác sĩ có thể tư vấn về trường hợp này?
Trường hợp này có thể do bé nóng quá, đầu và gáy của bé bị nóng nên bé ngứa đầu mà do bé nhỏ quá không biết đưa tay lên để gãi nên lắc đầu qua lắc đầu lại. Do đó, phụ huynh nên để 22-24 độ là tốt nhưng nên để gió thổi vào ngay vị trí chỗ ngủ của bé. Nếu sờ đầu và gáy thấy bé nóng thì có nghĩa ba mẹ nên hạ nhiệt độ xuống 20-22 độ. Tùy cơ địa mỗi bé, có những bé thân nhiệt rất là nóng và độ chuyển hóa rất là mạnh, do đó dầu sản sinh ra nhiệt rất nhiều. Em bé mà tay chân lạnh thì cũng chuyện bình thường nên không cần thiết sờ tay chân của bé để biết bé có bị lạnh hay không.
--------
✨Có ý kiến cho rằng sau 6 tháng tuổi sức đề kháng của trẻ yếu đi và sữa mẹ không còn đủ dưỡng chất nên bé dễ mắc bệnh hơn. Ý kiến này có cơ sở không bác sĩ ?
Sau 6 tháng tuổi sức đề kháng của bé không bị yếu đi, mà bé chỉ dễ bị bệnh hơn. Tại sao bé lại dễ bị bệnh hơn trong khi lúc mang thai, người mẹ truyền qua nhau thai những kháng thể để giúp cho bé chống lại các bệnh? Bởi vì khi sinh ra đời, các kháng thể trong người bảo vệ cho bé ít, khi bé bị bệnh, nghĩa là giống người lớn, theo thời gian thì dần dần kháng thể xài gần hết do 6 tháng đầu khi siêu vi xâm nhập vào cơ thể, bé dùng kháng thể để “đánh lại” các con siêu vi đó nên mình ít thấy bé bị bệnh.
Sau 6 tháng các kháng thể giảm đi nhiều, siêu vi vẫn xâm nhập y như vậy, không còn kháng thể bảo vệ nữa thì bé dễ bệnh hơn.
Lúc đó bé phải tạo kháng thể của riêng bé, và quá trình tạo kháng thể đó chính là quá trình bé bệnh. Khi bé sốt là nó đang chiến đấu để tạo kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như siêu vi xâm nhập vào cơ thể. Do đó, sau 6 tháng bé sẽ hay sốt nhiều,hay bị tiêu chảy, ói, ho, cảm… điều đó không có nghĩa là cơ thể bé yếu đi mà có nghĩa là bé đã xài hết kháng mà mẹ bé đã cho. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất bổ dưỡng cho em bé, đặc biệt là trong sữa mẹ có những kháng thể giúp cho em bé bảo vệ các loại bệnh; khi em bé bú mẹ, em bé sẽ nhận được những kháng thể mà người mẹ truyền cho, bé sẽ đỡ bị bệnh hơn. Sữa mẹ không mất chất, tuy nhiên sữa mẹ không đủ chất sắt, đối với em bé nào mà bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thì khoảng 4 tháng tuổi hãy tập cho bé ăn để đồ ăn có đủ chất sắt.

07/11/2022

⭐️TAY CHÂN MIỆNG, SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ HIỆN NAY ⭐️
-----------------
🍀Tay chân miệng, sốt xuất huyết và các bệnh thường gặp ở trẻ hiện nay là chủ đề mà các ba mẹ rất quan tâm. Bác sĩ có nhận định như thế nào về tình hình việc bùng phát các bệnh siêu vi ở trẻ, đặc biệt là tay, chân, miệng và sốt xuất huyết?
Hàng năm vào mùa tựu trường khoảng cuối tháng 8 đến tháng 9 thì dịch tay, chân, miệng thường xảy ra, nhất là khi các bé tập trung bắt đầu vào nhà trẻ thì chắc chắn năm nào cũng có những đợt bùng dịch.
Những năm trước dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa vì sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi lây qua đường muỗi chích, không lây qua đường hô hấp. Từ đó suy ra các điều kiện thời tiết nào thuận lợi cho việc số lượng muỗi sinh sôi nảy nở nhiều thì đó là một vectơ (là vật trung gian truyền bệnh), do vậy nếu mà số lượng muỗi sinh ra nhiều thì số lượng sốt xuất huyết sẽ tăng cao. Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid nên các bé không đi học, vì vậy phụ huynh không thấy được dịch tay chân miệng và sốt xuất huyết. Nhưng năm nay khi các bé bắt đầu đi học lại vào tháng 2, tháng 3 thì gần như 2 tháng vừa rồi dịch tay, chân, miệng xuất hiện nhiều. Năm nay các bé đi học lại vào mùa mưa nên trùng với dịch sốt xuất huyết nên gây ra đợt dịch cả 2 bệnh. Ngoài ra còn nhiều bệnh hô hấp khác khi các bé đi học thì bùng lại. Vì thế đây là vấn đề xảy ra hàng năm.
-------
🍀Các bệnh lây qua siêu vi ở trẻ thì năm nào cũng diễn ra, tuy nhiên năm nay các bệnh xảy ra trong thời điểm tương đồng với nhau. Vậy bệnh Covid có mối quan hệ tương quan gì với các bệnh lây nhiễm do siêu vi này ở trẻ hay không?
Vấn đề khi nhiễm Covid và nhiễm các bệnh siêu vi hay không thì chúng ta chưa thấy sự liên quan. Vì các bệnh do siêu vi xảy ra hàng năm, cứ đến mùa tựu trường là lại bùng lên, còn dịch sốt xuất huyết vài năm 1 lần sẽ lại bùng lên. Trước đây chu kì tầm 3 đến 4 năm thì sốt xuất huyết mới bùng lên. Còn vấn đề giữa Covid với hệ miễn dịch của các bé thì có thể có, điều này được đánh giá tại các bệnh viện của thế giới.
Cách đây vài tháng có dịch viêm gan bí ẩn được báo cáo tìm thấy ở khá nhiều nước trên thế giới. Bệnh được phát hiện vào khoảng tháng 10/2021 nhưng đến tháng 2, tháng 3 năm 2022 thì bùng lên nhưng chưa tìm được nguyên nhân. Kiểm tra trong dịch máu của người bệnh thì người ta phát hiện Adenovirus (là siêu vi gây ra những triệu chứng hô hấp và tiêu hóa) mà hàng năm trẻ em vẫn bị, nhưng lại không bị viêm gan như giai đoạn sau khi Covid xảy ra. Các nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng Covid làm thay đổi hệ miễn dịch của các bé, bởi vì các bé ở nhà nhiều, ít có điều kiện vui chơi, không sinh hoạt trong môi trường để tiếp xúc với Adenovirus nên khi bắt đầu tiếp xúc lại hệ miễn dịch chưa quen nên có những phản ứng quá mức. Đó là giả thuyết người ta đặt ra, đến nay chưa được chứng thực. Hiện tại, chỉ có một bằng chứng này, còn tay, chân, miệng hay sốt xuất huyết chưa thấy bằng chứng như vậy.
-------
🍀Vậy làm thế nào để xác định được bé đang mắc bệnh gì,vì thông thường ba mẹ chỉ phát hiện là bé sốt, những triệu chứng của từng loại bệnh này sẽ như thế nào?
Trước tiên hãy nói về các bệnh sốt do siêu vi. Ở các trẻ đi học mẫu giáo tầm 5 tuổi thì hầu hết các bệnh sốt do siêu vi; còn lứa tuổi lớn hơn thì có thể bệnh do vi khuẩn vì lứa tuổi này gần như các bé đã tiếp xúc hầu hết các loại vi khuẩn và có đề kháng với siêu vi rồi nên tỷ lệ bệnh do vi khuẩn cao hơn. Do đó nếu 1 bé đi học mẫu giáo mà sốt thì hầu hết là do siêu vi, đặc biệt là những bé được tiêm ngừa đầy đủ các bệnh được bảo vệ như những bệnh do vi khuẩn nguy hiểm như phế cầu, viêm màng não, não mô cầu, vi khuẩn HIB ( Haemophilus influenzae ). Khi các bé ở giai đoạn này đến khám thì gần như các bệnh sốt là do siêu vi.
Để xác định loại siêu vi gì thì cần phải dựa trên các triệu chứng đi kèm. Nếu đưa bé đi khám quá sớm khi bé chưa có đủ các triệu chứng thì thường bác sĩ sẽ khó chẩn đoán được, vì gần như tất cả triệu chứng sốt tất cả các loại siêu vi là như nhau. Một số ít có thể kèm những triệu chứng sốt ở giai đoạn sớm.
Trường hợp bé bị tay, chân, miệng thì triệu chứng là kèm theo những nốt hồng ban, kích thước của các nốt khoảng độ 3mm – 8mm, trung bình là khoảng 5mm ở bàn tay, bàn chân hoặc quanh miệng. Nếu có những triệu chứng như vậy thì bác sĩ sẽ chẩn đoán là bệnh tay, chân, và miệng. Bệnh này chỉ cần chẩn đoán trên lâm sàng chứ không cần chẩn đoán bằng xét nghiệm. Không phải các loại bệnh đều có tất cả những triệu chứng như trong sách vở mô tả. Có bé chỉ nổi các nốt ở trong miệng, các nốt đó thành các bóng nước và lở ra rất đau, vì vậy mà làm các bé quấy khóc và không ăn được, không bú hay uống nước được. Thường bé càng nhỏ thì triệu chứng đau càng rõ, thường các bé sẽ ngậm nước bọt liên tục vì không nuốt được, bác sĩ kinh nghiệm nhìn vào sẽ biết cổ họng bé bị đau. Cũng có bé chỉ nổi bàn tay, bàn chân mà không nổi trong miệng hoặc một số vị trí khác như đùi, mông, … nhưng ít gặp hơn.
Đối với bệnh sốt xuất huyết bởi vì lây do muỗi chích, con muỗi hút máu của người đang bệnh, đang có siêu vi sốt xuất huyết trong máu và bay qua người khỏe mạnh chích và truyền máu, khi đó virus xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh và vài ngày sau họ sẻ có triệu chứng bệnh sốt xuất huyết. Thời gian ủ bệnh tử lúc bắt đầu bị nhiễm cho tới lúc có triệu chứng ước tính trung bình khoảng tầm 3 ngày đến 14 ngày. Nhiều phụ huynh thấy bé bị sốt và có vết muỗi đốt suy ra bị sốt xuất huyết là không đúng, vì bệnh phải bị lây từ trước đó từ 5 đến 7 ngày. Vì vậy, các phụ huynh đừng yêu cầu bác sĩ chẩn đoán những trường hợp này là bị sốt xuất huyết. Vì sốt xuất huyết lây qua đường muỗi đốt nên các bé thường chỉ có sốt, không có ho, sổ mũi. Tuy nhiên, bé vẫn có thể bị ho, sổ mũi do bị lây các siêu vi khác trong quá trình đi nhà trẻ. Đặc điểm của sốt khi bị sốt xuất huyết là sốt rất cao, kèm theo những triệu chứng toàn thân như bé mệt mỏi và đừ, đau đầu, đau cơ, đặc biệt là đau lưng ở các bé lớn. Thường sốt do siêu vi kéo dài vài ngày đến 7 ngày là hết. Nếu nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết thì bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán, còn bệnh tay, chân, miệng không cần xét nghiệm.
------
🍀Với bệnh tay, chân, miệng thì đối tượng mắc bệnh có trẻ em hay người lớn cũng có thể gặp bệnh lý này, mức độ nguy hiểm của bệnh lý này thế nào?
Bệnh tay, chân, miệng do siêu vi lây qua đường hô hấp hoặc là đường phân, đường tiêu hóa. Nếu người khác vô tình đụng tay ở vùng bên dưới rồi chạm vào nơi khác thì cũng sẽ lây bệnh. Các bé khi đi mẫu giáo gần như thế nào cũng sẽ bị lây các loại siêu vi như tay, chân, miệng. Ước tính là vài chục loại siêu vi gây ra triệu chứng như miêu tả: có những đốm loét ở trong miệng gây đau miệng, khó ăn uống, kèm theo một số nốt ở tay chân.
Trong vài chục loại siêu vi đó thì hầu hết các bé sẽ bị lây trong 5 năm đầu đời giống như cảm, và cũng tầm 200 loại siêu vi cảm các bé sẽ bị lây trong 5 năm đầu đời. Nếu các bé đã bị lấy hết các loại siêu vi tay, chân, miệng rồi thì gần như lớn lên sẽ không bị nữa. Do đó, ở người lớn ít khi nào mắc phải bệnh tay, chân, miệng vì họ đã có được kháng thể với siêu vi này. Tuy nhiên vẫn có trường hợp người lớn bị tay, chân, miệng vì người này trước đó chưa từng tiếp xúc với con siêu vi này bao giờ. Đặc biệt là nhóm các loại siêu vi gây ra bệnh tay, chân, miệng thì không có vaccine nào ngừa được, người nào bị rồi sẽ có đề kháng để không bệnh lại. Hầu hết trước sau gì các bé cũng sẽ bị lây, nhưng mức độ nguy hiểm của bệnh tay, chân, miệng cũng như các loại siêu vi khác thông thường là lành tính và không để lại bất cứ biến chứng hay di chứng. Các bé bị loét miệng hay đau miệng biến chứng nhiều nhất là do bị thiếu nước bởi vì đau mà không uống được nước. Còn các biến chứng nguy hiểm khác như ở tim, viêm não thì rất hiếm. Vì vậy, khi chúng ta theo dõi và chăm sóc các bé thì cần khuyến khích bé uống nước, đặc biệt là nước lạnh, ăn những gì lạnh và mềm sẽ giúp vết loét trong miệng bớt đau. Phụ huynh cứ cho bé ngậm nước lạnh, uống nước đá, ăn kem… Nhiều phụ huynh thắc mắc cho bé uống nước lạnh, ăn kem có bị viêm họng không thì xin khẳng định những việc này không bao giờ gây ra viêm họng. Nhờ uống nước lạnh mới giúp bé bớt đau.
Nhiều phụ huynh nghe nói là khi bé ngủ giật mình phải cho bé đi khám thì triệu chứng giật mình ở đây cần phải hiểu rõ tránh hoang mang. Các bé bị tay, chân, miệng đang ngủ nửa đêm thức dậy do cảm giác bị đau họng nhiều, nên bé giật mình liền và hay khóc. Đây không phải là triệu chứng nặng, bé bị sốt mê sảng cũng không phải triệu chứng nặng. Khi nào bé đang thức mà bị giật mình thì lúc đó có thể là bị triệu chứng nặng do biến chứng não. Vậy thì bệnh tay, chân, miệng ở đây là chúng ta theo dõi bé ở nhà và điều trị chủ yếu là cung cấp đủ nước cho bé, cần theo dõi triệu chứng nặng của bé như bị sốt cao, bé bị đừ nhiều, đi loạng choạng thì phải cho bé đi khám vì đó có thể là biến chứng thần kinh, biến chứng ở tim. Còn thuốc thì có thể cho bé uống Paracetamol để giảm sốt, giảm đau hoặc dùng các thuốc hạ sốt thông thường. Đối với trẻ em dưới 15 tuổi thì chúng ta không nên cho sử dụng thuốc aspirin để hạ sốt hay giảm đau.
------
🍀Bé bị tay chân miệng nhưng chỉ có vết loét ở trong miệng, vòm miệng và lưỡi chứ không có ở tay chân, bé không kêu đau thì có nhất thiết phải thoa thuốc lên không? Nên xử trí như thế nào với những vết loét của bé? Có cần bổ sung vitamin tổng hợp hay tăng đề kháng sau khi bé khỏi bệnh không?
Chúng ta cho bé uống thuốc giảm đau và có thể cho bé ăn uống đồ lạnh Nếu bé không bị đau thì không cần thoa hay uống thuốc, chỉ cần chờ 5 đến 7 ngày là vết loét biến mất. Trong trường hợp bé bị đau do vết loét thì phải cẩn thận với các loại thuốc thoa. Bé dưới 2 tuổi không nên thoa các loại thuốc thuộc nhóm thuốc gây tê, cụ thể là thuốc kamistad. Nếu thoa cho bé dưới 2 tuổi loại thuốc này có thể làm bé bị ngộ độc, gây ra triệu chứng bị tím tái và khó thở; an toàn nhất vẫn là cho bé uống nước lạnh, ngậm nước đá, ăn kem. Còn những bé lớn hơn thì có thể thoa các loại gel có thuốc tê để giảm bớt đau miệng nhưng uống nước lạnh hiệu quả tương đương với các thuốc tê đó.

Want your business to be the top-listed Health & Beauty Business in Khuong Ha?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Website

Address


88/Tô Vĩnh Diện/Khương Trung/Hanoi
Khuong Ha

Other Medical & Health in Khuong Ha (show all)
Dera - Nước rửa tay khô diệt khuẩn No3. Dera - Nước rửa tay khô diệt khuẩn No3.
Khuong Ha, 100000

Diệt khuẩn, kháng khuẩn 99.99%

CEO Nguyễn Tâm - Sữa Hạt Tiểu Đường NutriZabet 88 CEO Nguyễn Tâm - Sữa Hạt Tiểu Đường NutriZabet 88
72A Nguyễn Trãi Thanh Xuân
Khuong Ha, 100000

☎ Contact A Consultant : +1 213-766-4965 Or : +84971366317

Dera - Nước Rửa Tay Khô Sát Khuẩn. Dera - Nước Rửa Tay Khô Sát Khuẩn.
Khuong Ha, 100000

Diệt khuẩn, kháng khuẩn 99.99%

Bổ Hoàn Dương Plus - khẳng định đẳng cấp phái mạnh Bổ Hoàn Dương Plus - khẳng định đẳng cấp phái mạnh
Số 14 Ngõ 28 Trần Điền Định Công
Khuong Ha, 100000

phòng khám nam khoa chuyên điều trị xuất sớm yếu sinh lý rối loạn cương số hotline 0948978648 /0977066798 uy tín an toàn tận tâm

Body Beauty Slim - Giảm Cân Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả Body Beauty Slim - Giảm Cân Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả
Khuong Ha, 10000

VIÊN SỦI BEAUTY SLIM CHÍNH HÃNG CHIẾT XUẤT TỪ THẢO DƯỢC THIÊN NHIÊN G.I.Ả.M C.Â

BOCA SURE- Sữa non xương khớp từ hoa kỳ BOCA SURE- Sữa non xương khớp từ hoa kỳ
203/Nguyễn Huy Tưởng
Khuong Ha

OSAWA - Ghế Massage Cao Cấp OSAWA - Ghế Massage Cao Cấp
295 Tây Sơn Hanoi
Khuong Ha

OSAWA - Đơn vị bán buôn, bán lẻ ghế massage toàn thân dành riêng cho người Việt. Chuyên cung cấp ghế massage toàn thân cao cấp, chính hãng, không qua trung gian.

Trị Rụng Tóc - Bạc Tóc Số 1 Việt Nam Trị Rụng Tóc - Bạc Tóc Số 1 Việt Nam
Khương Hạ
Khuong Ha, 10000

Đặc trị rụng tóc, bạc tóc , hói đầu

Great Height Viet Nam Great Height Viet Nam
Khuong Ha, 100000

Lê Thanh Tùng - Sữa non dinh dưỡng Hiweight Hoa Kỳ Lê Thanh Tùng - Sữa non dinh dưỡng Hiweight Hoa Kỳ
Số 4 Ngõ 183 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hanoi
Khuong Ha

Cung cấp sản phẩm sữa dinh dưỡng Hiweight nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ