Luật Nhanh AZ

Dịch vụ pháp lý mọi vấn đề về Luật nhanh gọn - Uy tín - chất lượng
Giá cả hợp lý .

17/01/2024

Điểm mới và tháo gỡ nhiều vấn đề liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ Hồng) của Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung ...

05/01/2024

Biệt thự 300m2 ở thị trấn Yên Viên - huyện Gia Lâm
📞 0975527998

28/12/2023

✅ 1. QUYỀN DỰ HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG LÀ GÌ?
Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông là quyền của các cổ đông được tham gia và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

✅ 2. AI CÓ QUYỀN DỰ HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG?
Pháp luật doanh nghiệp 2020 không có quy định cụ thể cổ đông nào có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ của từng loại cổ đông trong công ty, có thể thấy, các cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi đều có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Cụ thể:

▶️ 2.1. Cổ đông phổ thông
Quyền tham dự, phát biểu và biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của cổ đông phổ thông được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020:

“Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông

1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết”

Theo quy định trên, cổ đông phổ thông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.

▶️2.2. Cổ đông ưu đãi biểu quyết
Cổ đông ưu đãi biểu quyết cũng có quyền tương tự cổ đông phổ thông theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020:

“Điều 116. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết

2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây:

b) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”

Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.”

Ngoài việc bị cấm tự do chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác, cổ đông ưu đãi biểu quyết được hưởng những quyền tương tự cổ đông phổ thông. Theo đó, cổ đông ưu đãi biểu quyết cũng có quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

▶️2.3. Cổ đông ưu đãi cổ tức
Theo Khoản 3 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật này.”

Theo Khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020:

“6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.”

Chỉ trong trường hợp nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức thì cổ đông này mới có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.

▶️2.4. Cổ đông ưu đãi hoàn lại
Theo Khoản 3 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật này.”

Theo Khoản 5 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:

“5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.”

Và Khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020:

“6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.”

Theo đó, cổ đông ưu đãi hoàn lại chỉ có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong hai trường hợp:

Thứ nhất, cổ phần ưu đãi hoàn lại chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng;

Thứ hai, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Thông qua các quy định trên, có thể thấy, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết đương nhiên có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Còn cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại chỉ có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông khi nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ. Bên cạnh đó, cổ đông ưu đãi hoàn lại cũng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp chuyển đổi cổ phần hoàn lại sang cổ phần phổ thông.

Quy định về quyền dự họp của cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại là quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, quy định này được bổ sung nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại.

20/12/2023

♦️ Cho vay cá nhân với lãi suất bao nhiêu là không phạm pháp?

Theo Điều 463 Bộ Luật dân sự năm 2015 về Hợp đồng vay tài sản thì: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Theo Điều 468 Bộ Luật dân sự năm 2015 về Lãi suất như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Như vậy, theo quy định trên thì lãi suất trong hợp đồng vay tài sản giữa cá nhân với cá nhân sẽ do 02 bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 20%/nămcủa khoản tiền vay. Trong trường hợp cho vay vượt mức trần lãi suất nêu trên là mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực và tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà hành vi cho vay nặng lãi có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.

19/12/2023

❓ Việc thay đổi Vốn điều lệ có ảnh hưởng gì tới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không ? Thủ tục thay đổi Vốn điều lệ như thế nào?

Việc thay đổi Vốn điều lệ có ảnh hưởng tới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCN ĐKDN) hay trước đây còn gọi là Giấy phép đăng ký kinh doanh, vì trên GCN ĐKDN có ghi nhận số vốn điều lệ. Nếu thay đổi vốn điều lệ thì phải đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp GCN ĐKDN mới (ghi nhận nội dung sửa đổi về vốn điều lệ) cụ thể như sau:

Sau khi hoàn thành việc tăng vốn điều lệ trên thực tế, công ty thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo đúng số vốn đã tăng.
Thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ phải được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi.
Hồ sơ đăng ký gồm:

1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (cụ thể là thay đổi vốn điều lệ) và;

2. (Kèm theo) Quyết định bằng văn bản và Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ

Lưu ý: Các Quyết định, Biên bản họp của mỗi loại hình công ty nêu ở mục 2 phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty liên quan tới vấn đề thay đổi vốn điều lệ của công ty

12/12/2023

❓ NGOẠI TÌNH CÓ PHẢI LÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?
– Ngoại tình được hiểu là mối quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân. Cụ thể là khi một người đã có vợ hoặc có chồng theo quy định của pháp luật nhưng lại có quan hệ tình cảm ngoài luồng hôn nhân với một người khác ở bên ngoài thì được gọi là ngoại tình.

Ngoại tình có thể được thực hiện qua các tin nhắn thân mật, hẹn hò và thậm chí là chung sống với nhau như vợ chồng.

– Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân một vợ, một chồng bình đẳng được công nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình.

Bên cạnh đó, pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành cũng quy định cấm hành vi chung sống như vợ chồng đối với trường hợp: Người đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng.

Theo những quy định trên thì hành vi ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật bởi ngoại tình đã xâm phạm đến quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

✅ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI NGOẠI TÌNH
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì người nào ngoại tình, tức vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định này, người nào đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người khác như vợ chồng hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Theo đó có thể thấy hành vi ngoại tình của người chồng hoặc người vợ có thể phải chịu mức xử phạt cao nhất lên đến 5 triệu đồng. Mức xử phạt này đã được tăng lên so với quy định trước kia cụ thể là Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với người có hành vi ngoại tình nêu trên chỉ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Như vậy, việc tăng mức tiền xử phạt cho thấy thái độ khắt khe, nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi ngoại tình.

✅ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI NGOẠI TÌNH
Khi hành vi ngoại tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hôn nhân và xét thấy cần phải nghiêm khắc răn đe hơn nữa đối với hành vi ngoại tình thì người ngoại tình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau:

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thì bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Những trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:

– Làm cho quan hệ hôn nhân của một trong hai bên rơi vào tình trạng nghiêm trọng và dẫn đến ly hôn;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính trước đây về hành vi ngoại tình nhưng vẫn tái phạm.

Như vậy, nếu có hành vi ngoại tình xét thấy thuộc các trường hợp nêu trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù tối đa là 01 năm.

08/12/2023

MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI ĐÁNH NHAU

Xử phạt hành chính hành vi đánh nhau gây mất trật tự công cộng

Theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tùy tình tiết vụ việc sẽ áp dụng các mức phạt như sau:

- Phạt từ 1 triệu - 2 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng (điểm b khoản 2 Điều 7);

- Phạt từ 2 triệu - 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm b khoản 3 Điều 7);

- Phạt tiền từ 3 triệu - 5 triệu đối với các hành vi tại điểm a, b khoản 4 Điều 7, bao gồm:

+ Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

+ Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.

Căn cứ quy định trên, hành vi đánh nhau hiện nay được xem là một trong những hành vi gây mất trật tự công cộng.

07/12/2023

Sổ đỏ có thời hạn sử dụng bao lâu? Nếu quá hạn thì có bị xử phạt không?

Thời hạn của sổ đỏ được hiểu là thời gian mà người sử dụng đất có quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn sử dụng đất được chia ra làm 02 (hai) loại: đất sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn. Trong đó:
+ Đất sử dụng ổn định lâu dài không bị giới hạn thời gian sử dụng đất của chủ thể đang sử dụng đất đó, có nghĩa từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận, người đó có quyền sử dụng đất vô thời hạn.
+ Đất sử dụng có thời hạn là người sử dụng đất chỉ được sử dụng diện tích đất được cấp quyền trong một thời hạn nhất định pháp luật quy định, thông thường sẽ không quá 50 năm hoặc không quá 70 năm, tùy theo từng hình thức xác lập quyền sử dụng đất và mục đích sử dụng đất căn cứ vào Điều 126 Luật Đất đai năm 2013.
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất và nhận chuyển quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất được quy định chi tiết tại Điều 127 và Điều 128 Luật đất đai năm 2013.
Căn cứ vào nội dung của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, không có quy định cụ thể nào về việc khi sổ đỏ hết hạn hay hết thời hạn sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ bị phạt. Đồng thời, trong quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều không có quy định về vấn đề này.

05/12/2023

Công ty cổ phần phải có tối thiểu bao nhiêu cổ đông?
Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

Như vậy, công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa.

18/11/2023

Các trường hợp thu hồi chứng chỉ môi giới bất động sản
1. Thế nào là môi giới bất động sản?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

2. Điều kiện cấp chứng chỉ môi giới bất động sản
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, cụ thể như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

- Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.

3. Các trường hợp thu hồi chứng chỉ môi giới bất động sản
Cụ thể tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 11/2015/TT-BXD, người có chứng chỉ sẽ bị thu hồi chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:

(1) Người được cấp chứng chỉ mất năng lực hành vi dân sự;

(2) Người được cấp chứng chỉ kê khai trong hồ sơ xin cấp chứng chỉ không trung thực;

(3) Chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa;

(4) Người được cấp chứng chỉ cho người khác mượn, thuê chứng chỉ để hành nghề;

(5) Người được cấp chứng chỉ vi phạm các nguyên tắc hành nghề quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và nội dung ghi trong chứng chỉ;

(6) Người được cấp chứng chỉ vi phạm các quy định đến mức bị thu hồi chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

Khi đó, chứng chỉ do Sở Xây dựng địa phương nào cấp thì Sở Xây dựng đó có trách nhiệm thu hồi; trường hợp do cơ quan có thẩm quyền khác thu hồi theo quy định của pháp luật thì cơ quan này phải thông báo bằng văn bản cho Sở Xây dựng đã cấp chứng chỉ biết để thực hiện theo quy định.

Sau khi có quyết định thu hồi chứng chỉ, Sở Xây dựng đã cấp chứng chỉ thông báo cho người bị thu hồi đến nộp lại chứng chỉ.

Đồng thời Sở Xây dựng thông báo lên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng về tên người bị thu hồi chứng chỉ và xóa tên người được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.

08/11/2023

1. Mật mã dân sự là gì?
Theo khoản 18 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về mật mã dân sự: “Mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước”.
2. Sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là gì?
Theo Điều 30 Luật An toàn thông tin mạng 2015 về sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự:
“1. Sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
2.Dịch vụ mật mã dân sự gồm dịch vụ bảo vệ thông tin sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã dân sự; tư vấn bảo mật, an toàn thông tin mạng sử dụng sản phẩm mật mã dân sự."
3. Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự cần đáp ứng các điều kiện gì?
“1. Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự thuộc Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự”
2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin;
b) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
c) Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
d) Có phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;
đ) Có phương án kinh doanh phù hợp.
3. Sản phẩm mật mã dân sự phải được kiểm định, chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
4. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Theo đó, muốn kinh doanh sản phẩm, mật mã dân sự thì doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. Và doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trên để được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.

Công ty Luật AZ hỗ trợ cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự với chi phí tiết kiệm, trọn gói từ A-Z. Không phát sinh chi phí. Liên hệ: 0975527998 để được tư vấn.

08/11/2023

Số lượng thành viên tối thiểu của Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần là bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 44 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về cơ cấu Ban kiểm soát như sau:
"Ban kiểm soát và cơ cấu Ban kiểm soát...
2. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng có ít nhất 03 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định, trong đó phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác."

Theo quy định nêu trên thì Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần có ít nhất 03 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định.

Trong đó phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác.

Lưu ý: Trường hợp số thành viên Ban kiểm soát không đủ hai phần ba tổng số thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, tổ chức tín dụng phải bổ sung đủ số lượng thành viên Ban kiểm soát.

07/11/2023

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG LÀ GÌ? NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Giấy phép xây dựng là gì?

Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Giấy phép xây dựng gồm những loại giấy phép quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:

- Giấy phép xây dựng mới;

- Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

- Giấy phép di dời công trình.

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

Căn cứ vào Điều 90 Luật Xây dựng 2014, nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm:

(1) Tên công trình thuộc dự án.

(2) Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

(3) Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

(4) Loại, cấp công trình xây dựng.

(5) Cốt xây dựng công trình.

(6) Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

(7) Mật độ xây dựng (nếu có).

(.8.) Hệ số sử dụng đất (nếu có).

(9) Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ (1) đến (.8.) còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

(10) Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

07/11/2023

Để sang tên Sổ đỏ thì người sang tên phải đáp ứng được điều kiện quy định tại Luật Đất đai 2013 và người nhận không thuộc các trường hợp không được nhận. Cụ thể:
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì điều kiện để được sang tên bao gồm:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện trên, thì người được sang tên không thuộc những trường hợp không được sang tên được quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật Đất đa 2013 gồm:
Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Trường hợp 2: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Trường hợp 4: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Như vậy, cả người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng phải đồng thời đáp ứng điều kiện là:
- Người sang tên phải đáp ứng được những điều kiện nêu trên.
- Người được sang tên không thuộc những trường hợp không được sang tên.
Chỉ cần một trong 2 không thỏa mãn thì không thể thực hiện sang tên.

22/10/2023

Dịch vụ tư vấn và xin giấy phép xây dựng nhanh AZ

16/10/2023

Hợp đồng rủi ro pháp lý cao khi ký các hợp đồng soạn theo mẫu sẵn

Photos from Luật Nhanh AZ's post 30/09/2023

Nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong vụ việc của Tân Hoàng Minh

29/05/2023

Dịch vụ giấy phép nhanh các loại

25/05/2023

Dịch vụ làm Visa+ Thẻ tạm trú tại HN nhanh chóng

24/05/2023

Hộ kinh doanh
Ko phải nộp thuế
Trong trường hợp ...

24/05/2023

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhanh

15/02/2023

quy trình xin thủ tục cấp phép xây dựng

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu).

2. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công được phê duyệt

4. Bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề nếu công trình xây dựng có công trình liền
-Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xây dựng:

+ Chủ đầu tư nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền
+ Trong thời gian tối đa là 14 ngày làm việc
Bạn không có thời gian, nhiều vấn đề bạn còn khúc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn
Hotline : 0975527998

14/12/2022

3 VIỆC CẦN LÀM NGAY TRƯỚC KHI SỔ HỘ KHẨU GIẤY BỊ KHAI TỬ
Từ ngày 31-12-2022 sổ hộ khẩu bằng giấy sẽ chính thức bị thu hồi và không thể sử dụng được nữa. Khi đó thì các chế định hộ khẩu vẫn còn, chỉ là cuốn sổ hộ khẩu bằng giấy bị thu hồi và mọi cái dữ liệu liên quan đến hộ khẩu và cư trú sẽ được chuyển lên dữ liệu dân cư quốc gia, khi đó có thể tích hợp ở trong là căn cước công dân.

1. Làm giấy xác nhận thông tin cư trú
Việc này sẽ giúp trong một số các giao dịch mà cần xác định liên quan đến thông tin, dữ liệu về cư trú thì sẽ sử dụng giấy xác nhận cư trú đó.

Giấy này sẽ được xin ở là công an xã, phường, thị trấn.
Hoặc các bạn cũng có thể gửi yêu cầu xác nhận thông tin cư trú qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia.

2. Làm Căn cước công dân gắn chip

Trong các cái giao dịch mà cần có cái thông tin liên quan đến thường trú thì, người dân có thể sử dụng Căn cước công dân gắn chip là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin cá nhân, nơi thường trú khi làm thủ tục tại các cơ quan hành chính Nhà nước.

3. Đăng ký tài khoản định danh điện tử

Nếu như chưa có CCCD hoặc chưa kịp thời làm CCCD thì có thể đăng ký mã định danh điện tử. Mã này cũng có thể hoàn toàn thay thế cho CCCD để thể hiện các thông tin liên quan đến cư trú hay là thường trú.

12/12/2022

LÝ DO LY HÔN, NGUYÊN NHÂN LY HÔN ĐƯỢC TÒA ÁN CHẤP NHẬN?

Tìm hiểu lý do ly hôn, nguyên nhân dẫn đến ly hôn là vấn đề quan trọng trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn. Người xin ly hôn sẽ quan tâm đến việc lý do ly hôn hiện tại có được Tòa án chấp thuận cho ly hôn không? Còn người không đồng ý ly hôn sẽ quan tâm đến việc lý do ly hôn trên có hợp pháp không? Nếu không thì quyền yêu cầu Tòa án từ chối giải quyết ly hôn thế nào?

Để trả lời chi tiết và đầy đủ các câu hỏi trên, trước tiên các bạn cần biết Tòa án giải quyết yêu cầu xin ly hôn là cơ quan đưa ra nhận định về tính hợp pháp của nội dung, hình thức hồ sơ xin ly hôn mà đương sự khai nộp để làm cơ sở chấp thuận hay từ chối giải quyết cho ly hôn. Do đó người xin ly hôn phải khai đơn ly hôn theo đúng căn cứ pháp luật quy định trong việc trình bày lý do ly hôn và các yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết.

1/ Tòa án có xem xét lý do ly hôn khi vợ chồng thuận tình ly hôn?

Câu hỏi này là nhiều người hỏi Luật sư chúng tôi quý vị ạ. Nhiều cặp vợ chồng dù thuận tình ly hôn, đi mua đơn ly hôn về rồi nhưng khi khai đơn vẫn lăn tăn câu hỏi trên. Vậy Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như thế nào về vấn đề này?

Thứ nhất, căn cứ Điều 4 Luật HNGĐ năm 2014 thì Tòa án có trách nhiệm vận động, kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình giúp các đương sự. Nên khi có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án phải làm rõ xem tính thật giả, tính chính xác, và tính đúng đắn của yêu cầu này trước khi công nhận nó. Đây chính là lý do khi yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn người yêu cầu vẫn phải trình bày lý do ly hôn theo đúng căn cứ để được Tòa án chấp nhận.
Thứ hai, quy định về trường hợp thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật HNGĐ năm 2014 như sau:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Chúng tôi phải trích dẫn trước quy định về Điều 4 để tránh trường hợp người yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn chỉ căn cứ vào quy định tại Điều 55 này mà hiểu sai quy trình của Tòa án, nghĩ rằng họ gây khó dễ, họ lạm quyền. Đương nhiên xung đột trong quá trình giải quyết thủ tục tại Tòa án sẽ làm chậm thời gian giải quyết thủ tục cho chính các bạn.

2/ Lý do ly hôn đơn phương được Tòa án chấp nhận
Chia sẻ nói trên chắc đã giúp người thuận tình ly hôn hiểu quy định về “lý do ly hôn” trong trường hợp đồng thuận rồi. Dưới cùng bài viết chúng tôi chia sẻ thêm các ví dụ về những lý do ly hôn cho những bạn cần tham khảo thêm. Còn tiếp theo, luật sư sẽ tư vấn về lý do được quyền đơn phương ly hôn theo quy định để: (i) Trường hợp trong quá trình giải quyết thuận tình ly hôn mà vụ việc lại chuyển sang đơn phương ly hôn thì các bạn sẽ biết cách thay đổi hồ sơ xin ly hôn; (ii) Trường hợp các bạn đang cần tham khảo quy định về ly do ly hôn hợp pháp thì có thể nắm quy định liền mạch và xuyên suốt.

Thứ nhất, theo quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên (Ly hôn đơn phương) hiện hành:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này (*) thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

(Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014)

(*) Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Như vậy: Được quyền đơn phương xin ly hôn khi

Vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình.

Vợ chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Vợ chồng xin ly hôn với người đã bị Tòa án tuyên bố mất tích.
Cha, mẹ, người thân thích xin Tòa giải quyết ly hôn cho người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Thứ hai, Luật sư chia sẻ hướng dẫn thêm về trường hợp thứ 2 (Lý do xin ly hôn phổ biến nhất hiện nay) để người yêu cầu đơn phương ly hôn tham khảo

(i) Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng là gì? Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được quy định chi tiết trong Chương III Luật hôn nhân gia đình 2014 trong đó có một số quyền cơ bản sau:

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân.

Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau…

Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

(ii) Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được là gì? Theo mục 8, Nghị quyết số 02 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, giải thích như sau:

“Được coi là tình trạng hôn nhân của vợ chồng trầm trọng khi:

Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;

Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần;
Vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.”

Có thể thấy việc nhận định “Hạnh phúc hôn nhân không đạt được/ Đời sống chung không thể kéo dài” là một khái niệm mang tính cảm nhận cá nhân. Do đó dù các mâu thuẫn không thể hiện ra bên ngoài nhưng vợ chồng cảm nhận thấy đời sống chung không thể kéo dài thì tại sao lại không ly hôn.

3/ Ly thân có phải là căn cứ chắc chắn được ly hôn?

Ly thân chính là căn cứ chứng minh tình trạng hôn nhân trầm trọng. Trong đó nhiều Luật gia nhận định vợ chồng ly thân mà vẫn sống cùng nhau trầm trọng hơn việc ly thân theo diện mỗi người ở một nhà. Thời gian ly thân càng lâu thì mức độ trầm trọng được đánh giá càng cao. Vậy nên nếu mới ly thân 1 tuần thì lý do ly thân để cho rằng đời sống hôn nhân trầm trọng có được chấp nhận? Đây cũng là lý do khi bạn đã ly thân thì nên trình bày ngay sự việc này trong mục lý do ly hôn của đơn xin ly hôn.

4/ Vợ chồng đã ly thân được thể hiện qua chứng cứ nào?

Khi vợ chồng ly thân tức là đã không còn chung sống, trên thực tế có trường hợp vợ chồng ly thân nhưng vẫn sống cùng một nhà. Vậy khi trình bày trước Tòa án là vợ chồng đã ly thân thì

Trường hợp đối phương xác nhận đã ly thân thì lời khai của hai bên là căn cứ xác thực nhất, khách quan nhất.

Trường hợp một bên không thừa nhận thì bạn sẽ phải chứng minh thông qua văn bản xác nhận của một đơn vị thứ 3. Theo đó chỉ ly thân theo dạng 2 người sống 2 nơi thì cơ sở xin tài liệu này mới khả thi.

Want your practice to be the top-listed Law Practice in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Videos (show all)

Biệt thự 300m2 ở thị trấn Yên Viên - huyện Gia Lâm 📞 0975527998
Dịch vụ tư vấn và xin giấy phép xây dựng nhanh AZ
Hợp đồng rủi ro pháp lý cao khi ký các hợp đồng soạn theo mẫu sẵn
Mua trái phiếu và cái kết
Cấp giấy phép xây dựng nhanh
Thủ tục hành chính khi số lượng người nộp hồ sơ quá đông.
Câu chuyện đòi nợ tiền mua Trái phiếu doanh nghiệp thông quá Ngân hàng
Cấp phép xây dựng nhanh
Quyền lợi của người dân bị thu hồi đất liên quan đến Luật đất đai sửa đổi bổ sung

Address


87 Nguyễn Chí Thanh
Hanoi
100000

Opening Hours

Monday 07:00 - 20:00
Tuesday 07:00 - 20:00
Wednesday 07:00 - 20:00
Thursday 07:00 - 20:00
Friday 07:00 - 20:00
Saturday 09:00 - 20:00
Sunday 09:00 - 17:00

Other Lawyers & Law Firms in Hanoi (show all)
Hỗ trợ thủ tục pháp lý - Seal Law Hỗ trợ thủ tục pháp lý - Seal Law
27 Trung Kính, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy
Hanoi

Cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến dân sự, bất động sản, doanh nghi?

Công ty Luật Aladin Công ty Luật Aladin
Hanoi, 100000

HDS Law Firm HDS Law Firm
169 Nguyễn Ngọc Vũ
Hanoi

Head office: Room 401, 4th Floor, multi-purpose building number 169 Nguyen Ngoc Vu, Trung Hoa, Cau Giay, Hanoi. Hotline 24/7: (024)36 279 555 - 0914 646 357 Email: [email protected]...

Tư vấn luật An Khang Tư vấn luật An Khang
Số 1/Ngõ 59 Huỳnh Thúc Kháng/Láng Hạ/Đống Đa
Hanoi, 100000

Xử lý nhanh các thủ tục Doanh Nghiệp - Giấy phép con Xử lý nhanh các thủ tục Doanh Nghiệp - Giấy phép con
202 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hanoi, 100000

Xử lý nhanh các thủ tục Doanh nghiệp như: Thành lập mới, chuyển đổi loại hình, góp vốn, tăng, giảm vốn điều lệ, thay đổi pháp nhân, Chia tách, sáp nhập Doanh Nghiệp...Xử lý nhanh g...

Luật Sư Hà My - Hỗ Trợ Người Việt Lấy Lại Tiền Mất Do Vay Vốn Quốc Tế Luật Sư Hà My - Hỗ Trợ Người Việt Lấy Lại Tiền Mất Do Vay Vốn Quốc Tế
Tầng Số 3 , Tòa Nhà Trung Số 1 , Đường Vũ Phạm Hàm , Cầu Giấy , Hà Nội
Hanoi, 650000

Luật Sư Hà My - Hỗ Trợ Người Việt Lấy Lại Tiền Mất Do Vay Vốn Quốc Tế

Công Ty Luật TNHH WinLegal Công Ty Luật TNHH WinLegal
Địa Chỉ: Lô 09 Khu N1, Ngõ 1, Đường Nguyễn Hoàng Tôn, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành Phố Hà Nội
Hanoi, 100000

Tư vấn, đăng ký Doanh nghiệp giá rẻ; Đăng ký giấy phép con; Đăng ký bảo hộ t

Công ty Luật ZNA - ZNA Law Company Công ty Luật ZNA - ZNA Law Company
Toà M5, 91 Nguyễn Chí Thanh
Hanoi, 400000

ZNA hướng tới là Hãng luật hàng đầu trong phân khúc khách hàng lựa chọn ⚖️⚖️⚖️

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Số 25, Ngõ 23 Đỗ Quang, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy
Hanoi

Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp và tranh tụng

Văn Phòng tư vấn thủ tục pháp lý - Hỗ trợ thu hồi tiền treo Văn Phòng tư vấn thủ tục pháp lý - Hỗ trợ thu hồi tiền treo
Hanoi, 100000

Văn Phòng tư vấn thủ tục pháp lý - Hỗ trợ thu hồi tiền treo Hỗ trợ 24/7

Câu chuyện Pháp Luật và Bản quyền Câu chuyện Pháp Luật và Bản quyền
Ngõ 2 Đại Lộ Thăng Long, Mễ Trì, Nam Từ Liêm
Hanoi

Trang cập nhật các vụ việc về Sở hữu trí tuệ, bản quyền và các sự kiện n