Lương Y Phạm Văn Thanh - Trang Chính Thức

Tôi Phạm Văn Thanh chào bà con! Rất nhiệt tình trả lời tin nhắn bà con

Tôi nhận điều trị dứt điểm cho bà con nào bị xương khớp lâu năm không khỏi, đã nhận là giúp bà con khỏi thì thôi chứ không có chuyện đỡ đỡ

29/08/2022

*Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Nguyên nhân chính thoái hóa cột sống là do tuổi tác, ngoài ra còn do chấn thương sau ngã, tai nạn, công việc phải sử dụng đến cột sống nhiều như mang vác, bưng bê..
Nguyên nhân ở người trẻ tuổi là do tính chủ quan, coi thường sức khỏe của chính bản thân,lười vận động, chế độ ăn uống thất thường, không khoa học ăn nhiều đồ ăn nhanh, làm việc ngồi sai tư thế quá lâu…

*Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thoái hóa cột sống
Canxi là một nguyên tố cấu thành xương chủ yếu, vì vậy người bị thái hóa cột sống nên ăn những thức ăn chứa nhiều canxi cho cơ thể để bảo vệ xương chắc khỏe. Thức ăn chứa nhiều canxi gồm hải sản tôm cua, các loại cá nhỏ có thể ăn cả xương, các sản phẩm từ sữa, hoa quả, rau xanh, rau chân vịt, tỏi, sữa đậu nành…
Thường xuyên vận động sẽ tang hấp thụ canxi, làm cho xương chắc khỏe. Tao thói quen ra ngoài trời để cơ thể tiếp xúc với anh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.

29/08/2022

*Triệu chứng của đau khớp gối

Có nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh về đau khớp gối, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý nếu gặp các triệu chứng sau:

+ Cứng khớp vào mỗi sáng thức dậy: Đây là một triệu chứng thường thấy ở những người bị đau khớp gối.

+ Mỗi khi vận động nhiều như đi bộ, chạy nhảy sẽ cảm nhận những cơn đau và lan ra quanh vùng khớp.

+ Khi di chuyển hay việc đứng lên ngồi xuống, đầu gối thường phát ra những âm thanh đặc trưng của cơ xương: rắc rắc, lục khục.

+ Người bị đau khớp gối thường bị đau mỗi khi di chuyển lên xuống cầu thang.

+ Đầu gối có dấu hiệu sưng tấy và đau ở khu vực xương bánh chè.

*Một số bệnh lý gây đau khớp gối

Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương làm giảm thiểu lượng dịch ở khớp. Đây là bệnh mạn tính thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Thoái hóa khớp đầu gối thường có các biểu hiện như khớp gối kêu lục cục, răng rắc, đầu gối đau mỏi.

Bệnh gout: Với bệnh nhân bị gout thì đau khớp gối là một triệu chứng thường thấy do các khối axit uric đọng lại ở các khớp xương chèn ép các dây thần kinh cảm giác, gây ra những cơn đau.

Viêm đa khớp dạng thấp: Thường thấy ở phụ nữ trung niên, là một bệnh tự miễn, có biểu hiện như cứng khớp vào buổi sáng, sưng đau các khớp. Tổn thương thường gặp ở khuỷu tay hoặc gần khớp gối. Sưng đau khớp trong tình trạng này thường có tính chất đối xứng các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu. Vùng da và các tổ chức quanh khớp mềm và bị nóng do hiện tượng viêm tấy.

23/08/2022

*Đau thần kinh tọa là gì?
1,Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân, nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.
2,Đau dây thần kinh tọa là hội chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, với các biểu hiện như: đau tại cột sống thắt lưng, lan tới hông, mông và xuống hai chân, tùy từng vị trí tổn thương mà hướng lan sẽ khác nhau.
3,Bệnh này hay gặp ở lứa tuổi từ 30 đến 60, nam gặp nhiều gấp 3 lần so với nữ giới.

*Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường do 3 tác nhân chính: phong tà, thấp tà và hàn tà gây ra. Đó là khi cơ thể gặp vấn đề, khí huyết ngưng trệ, mạch máu bị tắt nghẽn làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây ra các cơn đau nhức vùng lưng và thắt lưng.

Theo y học hiện đại, nguyên nhân đau dây thần kinh tọa chủ yếu là do các tổn thương xảy ra ở phần đĩa đệm hay xương khớp vùng thắt lưng, chèn ép lên dây thần kinh tọa. Cụ thể, 6 tác nhân sau có thể gây ra đau thần kinh tọa như sau:

Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân hàng đầu, khi đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống vùng thắt lưng gặp tổn thương hay lão hóa, nhân nhầy bên trong sẽ tràn ra ngoài bao xơ, chèn ép dây thần kinh tọa và gây ra những cơn đau nhức.
Hẹp cột sống: Thường gặp ở những người 60 tuổi trở lên. Cột sống thoái hóa, lâu ngày sẽ làm hẹp ống tủy sống, điều này tạo áp lực lên vùng hông, đặc biệt là hệ thần kinh hông và dây thần kinh tọa.
Khối u cột sống: Khi cột sống hay các dây thần kinh xuất hiện những khối u bất thường sẽ tạo áp lực và gây chèn ép các rễ thần kinh cột sống, nếu xảy ra ở vùng thắt lưng có thể gây tổn hại đến dây thần kinh tọa gây ra tình trạng đau nhức.
Chấn thương cột sống: Do tai nạn, té ngã, va đập mạnh có thể khiến cột sống bị viêm nhiễm, xương rạn nứt, gãy vỡ, bao xơ đĩa đệm vỡ gây thoát vị đĩa đệm,… tác động lên dây thần kinh tọa.
Hội chứng đau cơ tháp chậu hông: Triệu chứng này hiếm gặp hơn nhưng không phải không có. Cơ tháp chậu hông nằm ở phần cột sống thắt lưng, nối với xương đùi, có vai trò cố định khớp háng và chi phối hoạt động của toàn vùng hông – đùi, nếu cơ bị co thắt sẽ chèn ép dây thần kinh tọa.
Một số nguyên nhân khác: Áp lực khi mang thai, biến chứng từ một số bệnh lý như tiểu đường, táo bón, tim mạch, cảm cúm, sốt rét,… đều có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức dây thần kinh tọa.

*Một số triệu chứng thường gặp
Trên thực tế, biểu hiện đau thần kinh tọa có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:

– Cảm nhận cơn đau xuất phát từ vùng thắt lưng, lan sang hông, di chuyển xuống đùi, đầu gối và đến tận gót chân. Một số trường hợp, cơn đau có thể hình thành từ phần chân và chạy ngược lên thắt lưng.

– Đau tăng khi người bệnh vận động mạnh, ho, hắc hơi hay thay đổi tư thế đi đứng, tình trạng này có thể giảm đáng kể nếu nghỉ ngơi hợp lý.

– Thường bị đau nhiều vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy hoặc lúc chiều tối.

– Đau nhức xuất hiện đột ngột, theo thời gian mức độ sẽ tăng dần.

– Triệu chứng kèm theo: dị cảm (tê nóng, đau rát bỏng như dao đâm, hoặc cảm giác kiến bò bên bị bệnh.)

*Mức độ nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa
Đau đau thần kinh tọa nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính, khó có phương pháp phục hồi hoàn toàn: Cơn đau tăng dần, khó chịu, cáu gắt, mệt mỏi. Tình trạng tiến triển nặng, có thể gây biến chứng nguy hiểm như làm tê bì, mất cảm hoạt động của chân. Bên cạch đó, các cơ dọc đường đi của dây thần kinh tọa có khả năng bị teo, vẹo cột sống, thậm chí là tàn phế. Nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn cơ tròn gây ra đại tiểu tiện mất tự chủ.

23/08/2022

*Đau thắt lưng là gì?
1,Đau thắt lưng hiện tượng từ ngang đốt sống thắt lưng 1 ở phía trên, ngang đốt sống thắt lưng 5, xương cùng 1 ở phía dưới bị đau hay còn gọi đau ở vùng giới hạn.
2,Nhiều vị trí đau thắt lưng như: đau ngang thắt lưng, đau thắt lưng bên trái, đau thắt lưng bên phải. Vị trí đau có thể khu trú ở thắt lưng, lan dọc theo cột sống, hoặc lan xuống chân. Trong đó, khoảng 10%-50% trường hợp đau thắt lưng mạn xuất phát từ những cơn đau cấp không được điều trị kịp thời.

*Nguyên nhân đau thắt lưng
Đau thắt lưng ở nam giới và đau thắt lưng ở phụ nữ thường gặp do những nguyên nhân sau:
– Thường xuyên phải làm việc nặng. Hoặc những việc khiến bạn phải ngồi cả ngày trước bàn làm việc, hoặc ghế ngồi không phù hợp.
– Đeo túi xách và ba lô thường xuyên ở một bên vai.
– Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức cho phép.
– Tư thế đứng không đúng, đứng gù, vẹo.
– Do thoát vị đĩa đệm.
– Đĩa đệm bị, rách bao xơ ngoài,thoái hóa khiến nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn vào các rễ và dây thần kinh cột sống, gây đau đớn với các mức độ từ nặng đến nhẹ tùy theo mức độ thoát vị đĩa đệm.
– Ngoài ra, một số bệnh mạn tính cũng có thể khiến bạn bị đau thắt lưng như: hẹp ống sống gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống, viêm cột sống dính khớp (một bệnh có tính chất di truyền, chỉ gặp ở nam giới), lao cột sống, viêm khớp dạng thấp…

*Những đối tượng có nguy cơ bị đau vùng thắt lưng
– Người làm văn phòng: Do đặc thù công việc ngồi lâu hoặc ngồi không đúng tư thế kéo dài sẽ dễ bị tổn thương và gây đau vùng thắt lưng.
– Người cao tuổi: Theo độ tuổi xương khớp có dấu hiệu lão hóa gây ra những cơn đau nhức khó chịu vùng lưng.
– Người lao động chân tay: Lao động nặng nhọc, khuôn vác, áp lực dồn nén nhiều khiến xương sống bị tổn thương là nguyên nhân gây đau thắt lưng.
– Người tập luyện thể thao quá sức: Cái gì quá cũng không tốt, tập luyện thể thao cũng vậy, nếu quá sức dễ gây ra những chấn thương xương khớp trong đó có vùng thắt lưng.
– Người thừa cân béo phì: Khi trọng lượng quá lớn do thừa cân sẽ khiến cơ xương cột sống thắt lưng bị tác động nhiều hơn và gây đau vùng thắt lưng.

Photos from Lương Y Phạm Văn Thanh - Trang Chính Thức's post 22/08/2022

*Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì?
1,Đậu Nành
Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì: Đậu nành không chứa nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng loãng xương. Trong đậu nành có chứa hoạt chất Genistein, được xem như là hormon estrogen thực vật. Chúng có tác dụng tương tự estrogen sinh học, góp phần làm xương chắc khỏe.
2,Thịt và xương hầm
Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì: Thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm. Đặc biệt thì những món ăn nấu từ xương ống, sườn cũng rất tốt cho người bệnh. Điển hình như phần nước hầm xương luôn chứa nhiều glucosamin và chondroitin, đây là hai hợp chất tự nhiên có tác dụng bổ sung canxi cho cơ thể.
3, Trái cây
Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì: Ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi. Đây là nguồn cung ứng men kháng viêm và vitamin C dồi dào.
4,Rau xanh và các loại rau củ quả màu đỏ
Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì: Súp lơ xanh là thực phẩm chứa nhiều vitamin K và C giúp xương khớp chắc khỏe. Cà rốt giàu vitamin A và E – hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương,người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn.
Ăn nhiều cà chua cũng rất có lợi vì làm bớt đau khớp, ngoài ra hạt cà chua còn có thể thay thế aspirin giúp chống viêm khớp và giảm đau rất tốt người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn.
5,Nấm và mộc nhĩ
Nấm và mộc nhĩ là hai thực phẩm người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn ngon, ngoài ra chúng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, ung thư, tim mạch,…
Mộc nhĩ có tác dụng ngừa xơ vữa động mạch và hạ huyết áp. Nó còn chứa polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể người để chống chất phóng xạ và ức chế khối u.

22/08/2022

*Người bị đau khớp gối có cần quan tâm tới ăn uống?
Câu trả lời này là có. Bởi thừa cân cũng là nguyên nhân gây đau khớp gối. Khớp gối phải chịu đựng một áp lực không nhỏ từ trọng lượng cơ thể. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng khá nhiều đến việc điều trị đau khớp gối. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng đau khớp gối.
Bởi vậy vấn đề đau khớp gối cần ăn gì rất được quan tâm. Cần có chế độ ăn ngủ sinh hoạt đầy đủ và đúng giờ để đảm bảo đủ lượng máu để nuôi dưỡng xương khớp, cũng như đủ dưỡng chất để giúp xương khớp khỏe mạnh.

*Dinh dưỡng cho người đau khớp gối
1,Cá
Các nhà dinh dưỡng cho biết việc ăn nhiều cá biển, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá thu, cá tuyết giàu axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm rất tốt, giúp giảm đau và giảm cứng khớp vào mỗi buổi sáng thức dậy ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
2,Nước cam
Uống nước cam rất tốt cho người bị đau khớp gối. Cam là một trong những nguồn cung cấp nhiều vitamin C – chất dinh dưỡng giúp cơ thể chống lại đau khớp gối.
Một trung tâm nghiên cứu của Australia đã tiến hành nghiên cứu gần 300 người trung niên khoảng 10 năm. Kết quả cho thấy những người bổ sung đủ vitamin C cần thiết cho cơ thể ít bị những cơn đau liên quan đến bệnh thoái hóa khớp gối hơn. Không chỉ cam, lượng vitamin C dồi dào có thể tìm thấy trong ớt xanh, bưởi và dâu tây.
3,Cải bó xôi
Các loại rau xanh đặc biệt là cải bó xôi (rau chân vịt) là những thực phẩm tốt cho khớp gối. Các nhà khoa học Australia đã phát hiện trong cải bó xôi có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa Lutein và Zeaxanthin. Những chất này có thể giúp giảm đau khớp gối do viêm xương khớp. Đồng thời cũng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tầm nhìn.
4,Hành tây
Hành tây giàu Quercetin, một loại flavonoid có đặc tính chống viêm mạnh.
Những người bị bệnh đau khớp gối cần tăng cường hành tây vào khẩu phần ăn của mình để kìm hãm những cơn đau.
5,Nghệ vàng và gừng
Gừng và nghệ là hai loại thảo dược dùng để giảm đau dạ dày. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra nó có thể giảm đau bằng cách kháng viêm. Do đó, đây cũng là hai trong số nhiều thực phẩm ghi tên vào danh sách những món ăn tốt cho người bị bệnh đau khớp gối.

Người bị đau khớp gối nên kiêng gì?

Nên hạn chế những thức ăn không tốt cho xương khớp như chuối tiêu, các loại cà (cà chua, cà ghém, cà pháo). Ngoài ra còn có canh cua và thịt chó.

Giảm muối, đường. Hạn chế đồ ngọt vì chúng chứa nhiều đường và hàm lượng photpho cao.

Kiêng những thực phẩm giàu photo như thịt, thịt đỏ, phủ tạng, thịt đã qua chế biến.

Không nên ăn đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu.

Không nên ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ.

Hạn chế các sản phẩm bơ sữa vì có chứa nhiều chất béo bão hòa gây thêm viêm đau.

Hạn chế những thực phẩm giàu axit oxalic như mận, nam việt quất, củ cải.

Nên kiêng những thực phẩm làm tăng lipit máu như xúc xích, thịt mỡ, bơ, dăm bông, bánh kẹo. Chất này gây bất lợi cho người đang bị đau khớp.

Đối với đau khớp gối do bệnh gout, cần lưu ý thêm là kiêng các loại đậu, cây họ đậu, súp lơ, măng tây, nấm.

22/08/2022

*Nguyên nhân đau nhức xương khớp
1,Tuổi tác
Các cơ quan trong cơ thể phải đối mặt với sự lão hóa theo thời gian, đặc biệt tổn thương ở các khớp với cấu trúc quan trọng là sụn và xương dưới sụn gây đau nhức xương khớp.
- Nguyên nhân bệnh lý
+Viêm khớp
I,Viêm xương khớp: Tổn thương sụn có thể dẫn đến xương mài trực tiếp vào xương, gây đau đớn và khó khăn khi vận động. Tổn thương này có thể diễn ra trong nhiều năm. Tình trạng có thể nhanh hơn bởi những chấn thương khớp hoặc bị nhiễm trùng.
II,Viêm khớp dạng thấp: Hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp gây viêm sưng màng hoạt dịch, gây tấy đỏ và đau khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể phá hủy sụn xương trong khớp.
+Thoái hóa khớp
- Đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra nhưng thoái hóa khớp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay.

*Nguyên nhân khác
1,Do thừa cân béo phì: Hệ thống cơ – xương – dây chằng trong cơ thể được thiết kế với khả năng chịu lực vừa đủ với người có trọng lượng bình thường. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức, hệ thống ấy sẽ bị quá tải khiến áp lực lên các khớp gia tăng. Đặc biệt là vùng khớp gối, khớp háng và cột sống khiến phần sụn khớp ở đây bị bào mòn, cùng với đó phần xương dưới sụn cũng bị tổn thương nhanh chóng.
2,Do thời tiết: Sự thay đổi thời tiết, nóng lạnh thất thường có thể kéo theo nhiều thay đổi trong cơ thể như thay đổi độ nhớt của dịch khớp, cung cấp máu, sự kết tủa của các loại muối. Những thay đổi nội môi này gây ra đau nhức xương khớp.

*Triệu chứng đau nhức xương khớp
1,Buổi sáng khi thức dậy, người bệnh cảm thấy đau nhức xương khớp, ê mỏi toàn thân. Phải xoa bóp khoảng 20 phút mới có thể cử động được. Thi thoảng cơn đau có thể đến bất ngờ.
2,Vùng bị viêm xuất hiện những cơn đau nhẹ hoặc dữ dội, cảm giác khó chịu nhức nhối. Có trường hợp đau gắt như điện giật. Cơn đau kết thúc nhanh chóng, sau đó lại kéo dài tới vài giờ.

3,Cơn đau âm ỉ toàn thân xảy ra sau khi lao động nặng, mệt mỏi căng thẳng hay cơ thể bị nhiễm lạnh. Vùng xương khớp bị ảnh hưởng có dấu hiệu sưng đỏ.
4,Đau nhức, khó khăn khi cử động.
5,Tay chân ê buốt, cử động kém linh hoạt.
6,Cơ thể mệt mỏi, thân nhiệt tăng do khí huyết kém lưu thông.
7,Cơn đau gia tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

19/08/2022

*Nguyên nhân đau thần kinh tọa
1,Thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân đau thần kinh tọa phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm. Các đĩa đệm cột sống thoái hóa dần theo thời gian và dễ bị tổn thương. Khi đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ chèn vào rễ thần kinh hông. Khoảng 1 trong 50 người sẽ bị thoát vị đĩa đệm tại một số thời điểm nào đó trong cuộc sống và 1 phần 4 trong số họ sẽ có triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần.

2,Hẹp cột sống
Sự hao mòn tự nhiên của các đốt sống có thể dẫn đến sự thu hẹp của ống tủy sống. Tình trạng hẹp ống sống có thể gây áp lực lên các dây thần kinh hông. Hẹp ống sống thường gặp ở những người trên 60 tuổi.

3,Khối u cột sống
Trong trường hợp hiếm gặp, đau thần kinh tọa có thể do khối u phát triển bên trong hoặc dọc theo cột sống, thậm chí là trên dây thần kinh. Khi một khối u phát triển, nó có thể gây áp lực lên các dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống.

4,Chấn thương hoặc nhiễm trùng
Một số nguyên nhân đau thần kinh tọa bao gồm viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương như gãy xương. Nói chung, bất kỳ nguyên nhân kích thước hoặc chèn ép dây thần kinh hông có thể gây ra triệu chứng đau. Trong một số trường hợp, không có nguyên nhân cụ thể.

19/08/2022

*Những nguyên nhân gây đau lưng dưới
Hầu hết bệnh đau lưng dưới là kết quả của một chấn thương, chẳng hạn như b**g gân hoặc căng cơ do chuyển động đột ngột hoặc phần lưng dưới của cơ thể phải chịu quá nhiều áp lực trong thời gian dài.

1,Căng cơ và dây chằng
Các cơ và dây chằng ở phía sau có thể kéo dài hoặc rách do hoạt động quá mức. Các triệu chứng như đau và cứng khớp ở lưng dưới, cùng với đó là dấu hiệu co thắt cơ. Nghỉ ngơi và áp dụng phương pháp vật lý trị liệu là biện pháp cho các triệu chứng này.

2,Chấn thương đĩa đệm
Ở vùng lưng dưới, các đĩa đệm dễ bị chấn thương hơn theo độ tuổi. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi dịch nhầy bên trong bị thoát ra ngoài khỏi vị trí bình thường của nó. Điều này có thể dẫn tới sự chèn ép các dây thần kinh khi nó thoát khỏi tủy sống và qua xương sống.
Thương tổn đĩa thường xảy ra đột ngột sau khi nhấc một vật gì đó quá nặng so với sức hoặc vặn lưng. Ngoài ra, thương tổn đĩa còn xuất hiện khi bạn già đi, lượng nước trong nhân nhầy của đĩa lúc này bị mất dần, xẹp đi và thoát ra ngoài.

3,Đau dây thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể xảy ra với đĩa đệm thoát vị nếu đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh hông. Đau thần kinh tọa thường xuất hiện từ lưng dưới, mông, xuống chân. Đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và chân.

4,Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là tình trạng cột sống hẹp lại, gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh. Hẹp ống sống thường thấy nhất do thoái hóa vùng đĩa đệm cột sống. Dẫn đến sự chèn ép của rễ thần kinh hoặc tủy sống bởi các g*i cột sống hoặc mô mềm. Những áp lực đó gây ra các triệu chứng tê, chuột rút và suy nhược cơ thể. Bạn có thể cảm thấy những triệu chứng này ở bất cứ đâu trong cơ thể, nhất là đau ở vùng lưng dưới.

5,Đường cong cột sống bất thường
Những đường cong bất thường ở cột sống dễ dẫn tới chứng vẹo cột sống. Thông thường tình trạng này là do bẩm sinh được chẩn đoán sớm khi bệnh nhân ở độ tuổi thiếu niên và nhi đồng. Độ cong thường gây áp lực lên gân cơ, dây chằng và đốt sống gây đau lưng dưới.

6,Các nguyên nhân khác
Đau lưng dưới cũng có thể là kết quả của một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như viêm khớp, viêm cột sống (viêm khớp giữa xương sống), thoái hóa cột sống thắt lưng (rối loạn thoái hóa có thể gây mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống).
Các vấn đề về thận và bàng quang, mang thai, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung và ung thư cũng có thể nguyên nhân gây bệnh đau lưng dưới.

*Phòng ngừa và kiểm soát bệnh đau lưng dưới
Có rất nhiều cách để phòng ngừa bệnh đau lưng dưới xảy ra. Thực hành các biện pháp phòng ngừa cũng có thể giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trong trường hợp bạn bị bệnh đau lưng dưới.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau lưng dưới
+Tập thể dục thường xuyên, nhất là chú trọng vùng cơ ở bụng và lưng của bạn.
+ Giảm cân nếu bạn là người thừa cân, béo phì.
+ Nâng đồ vật nặng, tránh gây áp lực lên vùng lưng dưới.
+ Duy trì tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày lẫn công việc. Ngủ trên bề mặt chắc chắn và luôn ngồi thẳng lưng, nên có gối đệm sau lưng khi ngồi và tránh các tư thế uốn cong hoặc xoắn lưng.
Tránh đi giày cao gót nhiều.
+ Nếu bạn hút thuốc, nên bỏ thuốc lá vì chất nicotin trong thuốc là có thể gây thoái hóa cột sống của bạn và giảm lưu lượng máu trong cơ thể.
+ Tránh các thương tích ở vùng lưng dưới là phương pháp giúp ngăn ngừa đau lưng thấp hiệu quả.
+ Nếu cơ thể của bạn xuất hiện cơn đau lưng dưới, điều đầu tiên nên làm là hãy ngừng các hoạt động thể chất bình thường của bạn trong một vài ngày và chườm lạnh cho vùng bị đau. Các bác sĩ khuyên bạn nên chườm đá trong 48 đến 72 giờ đầu tiên sau khi chấn thương hoặc có cơn đau ở vùng lưng dưới, sau đó chuyển sang chườm nóng.
+ Nếu nằm ngửa khiến bạn cảm thấy khó chịu, hãy đổi tư thế nằm nghiêng lại với một cái gối ở giữa hai chân. Đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở dưới đùi nếu bạn có thể nằm ngửa, để giảm áp lực lên lưng dưới. Tắm nước ấm hoặc massage có thể giúp làm thư giãn cơ bắp của bạn, do đó làm giảm đau lưng dưới.
+ Các phương pháp tự chăm sóc trong 72 giờ đầu tiên sau khi cơn đau bắt đầu xuất hiện có thể có hữu ích. Tuy nhiên, nếu cơn đau không cải thiện sau 72 giờ điều trị tại nhà, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất với tình trạng của mình.

15/08/2022

*Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp
1,Người bệnh mắc bệnh này thường có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ .
2,Hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.
3,Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
4,Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
5,Thay đổi thời tiết đột ngột cùng với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau.
6,Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải.
7Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi.
8,Một số triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…

*Những người có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ
1,Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là người đi cấy, thợ cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ sơn trần, thợ trát vách, diễn viên xiếc… Đó là những công việc làm ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao và thời gian làm việc giài.

2,Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhất đối với những người làm việc trong văn phòng. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.

3,Người cao tuổi cũng là một đối tượng nguy cơ cao. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 – 50 tuổi) Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.

15/08/2022

*Triệu chứng của đau khớp gối
Có nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh về đau khớp gối, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý nếu gặp các triệu chứng sau:

+ Cứng khớp vào mỗi sáng thức dậy: Đây là một triệu chứng thường thấy ở những người bị đau khớp gối.

+ Mỗi khi vận động nhiều như đi bộ, chạy nhảy sẽ cảm nhận những cơn đau và lan ra quanh vùng khớp.

+ Khi di chuyển hay việc đứng lên ngồi xuống, đầu gối thường phát ra những âm thanh đặc trưng của cơ xương: rắc rắc, lục khục.

+ Người bị đau khớp gối thường bị đau mỗi khi di chuyển lên xuống cầu thang.

+ Đầu gối có dấu hiệu sưng tấy và đau ở khu vực xương bánh chè.

*Một số bệnh lý gây đau khớp gối

1,Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương làm giảm thiểu lượng dịch ở khớp. Đây là bệnh mạn tính thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Thoái hóa khớp đầu gối thường có các biểu hiện như khớp gối kêu lục cục, răng rắc, đầu gối đau mỏi.

2,Bệnh gout: Với bệnh nhân bị gout thì đau khớp gối là một triệu chứng thường thấy do các khối axit uric đọng lại ở các khớp xương chèn ép các dây thần kinh cảm giác, gây ra những cơn đau.

3,Viêm đa khớp dạng thấp: Thường thấy ở phụ nữ trung niên, là một bệnh tự miễn, có biểu hiện như cứng khớp vào buổi sáng, sưng đau các khớp. Tổn thương thường gặp ở khuỷu tay hoặc gần khớp gối. Sưng đau khớp trong tình trạng này thường có tính chất đối xứng các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu. Vùng da và các tổ chức quanh khớp mềm và bị nóng do hiện tượng viêm tấy.

08/08/2022

*Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người già
Nguyên nhân chủ yếu gây nên các cơn đau nhức xương khớp ở người già chính là sự thoái hóa của hệ cơ xương khớp.

1,Lão hóa xương
Khi qua độ tuổi 50, con người không thể tránh được sự lão hóa của tự nhiên. Lúc này, cấu tạo của các khớp xương đã có sự thay đổi, kém linh động hơn. Các khớp bị thoái hóa, gân và dây chằng bị phân đoạn, khô cằn, kém co giãn, kém bền bỉ, không chịu được nhiều áp lực nên dễ tổn thương.
Xương khớp theo thời gian cũng trở nên giòn và dễ gãy. Việc di chuyển nhiều cũng khiến cho các khớp trở nên mỏi hơn, thiếu oxy. Điều này khiến cho người già bị đau nhức xương khớp, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

2,Thay đổi thời tiết
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau nhức xương khớp ở người già chính là thay đổi thời tiết. Sự thay đổi nhiệt độ sẽ khiến các khớp đau nặng hơn. Các khớp này rất dễ bị rạn nứt mà người bệnh không hề hay biết.
Đặc biệt với thời tiết thất thường, độ ẩm, áp suất trong không khí thay đổi làm cho dịch nhờn trong khớp bị khô. Lực tác động lên khớp khi di chuyển tăng lên, khiến cho xương khớp đau nhức hơn.

3,Bệnh lý về xương khớp
Hậu quả của một số bệnh như loãng xương, bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm dây chằng, thoát vị đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống.

4,Thừa cân, béo phì
Tình trạng tăng cân cũng ảnh hưởng tới bệnh xương khớp. Khi cân nặng tăng, các khớp xương phải chịu một áp lực không nhỏ, dẫn tới những tổn thương nghiêm trọng ở xương khớp.

5,Một số nguyên nhân khác
Hồi trẻ bị chấn thương khớp.
Dị tật bẩm sinh, các bệnh về chuyển hóa, di truyền.
Mang vác vật nặng, ngủ sai tư thế.

*Triệu chứng đau nhức xương khớp ở người già
1,Sưng đỏ, đau nhức
Thường bị đau nhức ở các khớp lớn như khớp cổ, gối, cột sống lưng, hông, bàn chân. Khởi đầu có thể là những cơn đau nhẹ thoáng qua hoặc đau khi cử động ở một số khớp. Các khớp thường bị sưng đỏ, chỉ cử động nhẹ cũng khiến người bệnh khó chịu, thậm chí không làm gì cũng bị đau.

2,Tê bì chân tay
Chân tay bị tê buốt thường xuyên, phần lưng bị nhức mỏi. Đầu gối bị tê cứng, khiến cho mỗi bước đi khá nặng nề. Một số trường hợp đau tức ngực do dây thần kinh liên sườn bị đau bởi thoái hóa cột sống lưng. Người bệnh dễ lầm tưởng mắc bệnh tim mạch (thiểu năng mạch vành) hoặc bệnh phổi. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh ít vận động trong thời gian dài.

3,Cứng khớp, khớp phát ra âm thanh
Vào buổi sáng thức dậy, bệnh nhân rất dễ gặp phải tình trạng cứng khớp. Người bệnh khó cử động, co duỗi khớp trong một khoảng thời gian. Đáng chú ý, người bệnh sẽ thấy những âm thanh lục khục phát ra trực tiếp từ trong khớp.

4,Vận động khó khăn
Bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và vận động các khớp. Tình trạng này dễ gây ra biến chứng như liệt cơ, teo cơ, bại liệt.

08/08/2022

*Nguyên nhân đau khớp ngón tay

1,Chứng ống cổ tay
Nhân viên văn phòng thường là đối tượng bị đau nhức đầu ngón tay do tình trạng này bởi họ là những người phải làm việc liên tục trên máy tính ở cường độ cao. Các hoạt động này khiến cổ tay, bàn tay, cánh tay và các ngón tay phải làm việc liên tục, dần dần sẽ gây ra các triệu chứng đau mỏi.

2,Chấn thương
Như tai nạn, tai nạn lao động khiến xương ngón tay bị gãy, trật khớp làm tổn thương cơ, xương khớp, dẫn đến hiện tượng bị đau khớp ngón tay.

3,Hội chứng de Quervain
Là tình trạng viêm gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái, gây nên các triệu chứng đau khớp cổ tay và sưng đau khớp ngón tay. Trường hợp này thường gặp ở các bà nội trợ. Việc thường xuyên thực hiện các động tác như cầm, nắm, xoay cổ tay quá nhiều.

04/08/2022

1,Chấn thương – một trong những nguyên nhân thoát vị đĩa đệm khó chữa
Chấn thương trong thể thao, tập gym, cử tạ… và nhất là những cú ngã, cú đánh, tai nạn giao thông chính là điều đầu tiên chúng ta cần nói tới. Việc cột sống phải chịu một áp lực quá mạnh và đột ngột có thể khiến đĩa đệm trật khỏi vị trí trung tâm ngay lập tức gây ra nguyên nhân thoát vị đĩa đệm.
Điều đáng nói là so với những nguyên nhân khác thì nguyên nhân thoát vị đĩa đệm do chấn thương nghiêm trọng và khó chữa hơn rất nhiều, thông thường bệnh nhân phải nhờ đến sự can thiệp của dao kéo. Lúc này, những cấu trúc bên trong đĩa đệm đã thoát ra ngoài và chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh gây đau đớn vô cùng. Tốt nhất, sau khi bị ngã hay tai nạn, nếu thấy nhói ở lưng, cổ, chân tay nên đi chụp MRI và tới gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị sớm nhất.

2,Tư thế sai và thói quen xấu
Đây chính là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm trả lời cho thắc mắc của nhiều người bệnh. Rằng tại sao cùng làm một công việc mà tôi thì bị thoát vị đĩa đệm, anh thì không?
Tư thế xấu, sai lầm trong sinh hoạt, lao động ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của bạn. Đối tượng bị thoát vị đĩa đệm thường là những người làm công việc năng nhọc phải bê vác và cúi nhiều như nông dân, công nhân, bốc vác, nhân viên văn phòng… Việc nâng, bê vác vật nặng ở tư thế cúi lưng xuống sẽ khiến cho các đốt sống phải chịu một áp lực rất lớn, lâu ngày gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tương tự như vậy, nhân viên văn phòng, công nhân may… ngồi sai tư thế, cong vẹo cột sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hệ xương khớp.
Bên cạnh việc lao động sinh hoạt, làm việc sai tư thế thì một số thói quen xấu cũng là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Hút thuốc nguyên nhân thoát vị đĩa đệm: Để phục hồi, chất dinh dưỡng và oxy cần được đưa vào để nuôi dưỡng đĩa đệm. Nếu bạn hút thuốc hoặc xì gà, chất nicotin trong khói thuốc sẽ làm cho cơ chế này bị giảm sút đi rất nhiều.
Uống rượu nguyên nhân thoát vị đĩa đệm: Rượu ngăn chặn quá trình tạo chất dinh dưỡng, phá vỡ và ngăn chặn quá trình tái tạo và hấp thụ canxi.
Ăn uống không lành mạnh nguyên nhân thoát vị đĩa đệm: Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, dầu mỡ, photpho có thể gây mất canxi và khiến tình trạng đau thêm trầm trọng.

3,Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm khách quan
*Tuổi tác
Cột nhà cũng có lúc bị lúc nát huống chi là xương khớp con người. Cùng với thời gian, cột sống của người già cũng dần bị lão hóa, mất đi tính đàn hồi, mềm dẻo, nước bên trong nhân tủy cũng giảm dần đi. Do đó, chỉ cần một lực tác động nhỏ, nhân nhầy cũng có thể thoát ra ngoài gây thoát vị đĩa đệm.

*Trọng lượng
Bạn có biết rằng những người béo phì rất dễ bị thoát vị đĩa đệm không? Cột sống của chúng ta cũng như một hệ thống nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Và khi đó, việc thừa cân quá mức vô tình khiến cột sống chịu một gánh nặng rất lớn, khu vực xung quanh xương chậu phải chịu một áp lực rất lớn gây tổn thương hệ xương khớp, đặc biệt là vùng thắt lưng.

*Chiều cao
Theo thống kê, phụ nữ cao hơn 1m70 và đàn ông cao trên 1m80 dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn người khác.

*Di truyền
Nếu gia đình bạn có nhiều người bị bệnh thì đây là một nguyên nhân thoát vị đĩa đệm nên bạn hãy cẩn thận nguy cơ thoát vị đĩa đệm nhé.

Want your business to be the top-listed Health & Beauty Business in Lào Cai?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Website

Address


Số 116 Đường Hàm Nghi, Phường Kim Tân, Thành Phố Lào Cai
Lào Cai
31000

Other Medical & Health in Lào Cai (show all)
Lương y Văn Thanh Giúp Bà Con Điều Trị Ung Bướu Lương y Văn Thanh Giúp Bà Con Điều Trị Ung Bướu
Thành Phố Lào Cai Tỉnh Lào Cai
Lào Cai, 31100

Lương Y Phạm Văn Thanh điều trị giúp bà con bệnh lý u bướu được bà con VTV tuyên truyền và đưa tin

Thầy Thuốc Nhân Dân Phạm Văn Thanh - VTV1 Việc Tử Tế Thầy Thuốc Nhân Dân Phạm Văn Thanh - VTV1 Việc Tử Tế
166 Đường Hàm Nghi Phường Kim Tân
Lào Cai, 160000

Lương y Phạm Văn Thanh - Đ/c: 166 Hàm Nghi, p. Kim Tân, TP. Lào Cai Làm việc tại Nhà thuốc Hoàng Liên Sơn - Lào Cai Từng học tại Học tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội Đã học tại THPT ...

Lương Y Phạm Văn Thanh Điều Trị Dạ Dày - Việc Tử Tế VTV1 Lương Y Phạm Văn Thanh Điều Trị Dạ Dày - Việc Tử Tế VTV1
Lào Cai, 330000

Lương Y Phạm Văn Thanh Điều Trị Dứt Điểm DẠ DÀY VIÊM LOÉT - TRÀO NGƯỢC Theo dõi: 1.635.359 người

Lương Y Vùng Cao Phạm Văn Thanh Đặc Trị Xương Khớp Lâu Năm Lương Y Vùng Cao Phạm Văn Thanh Đặc Trị Xương Khớp Lâu Năm
116 Hàm Nghi, Kim Tân
Lào Cai

Các bài thuốc thảo dược bào chế từ chính tay Lương y Phạm Văn Thanh, với cái

Việc Tử Tế - Lương Y Phạm Văn Thanh Việc Tử Tế - Lương Y Phạm Văn Thanh
166 Đường Hàm Nghi/Kim Tân/
Lào Cai, 100000

Cân bằng là mạnh mẽ: Sự ổn định bạn cần ngay ở đây rồi LẠC QUAN và THU?

Trung Tâm Đông Y Cổ Truyền Trung Tâm Đông Y Cổ Truyền
Xã Lùng Thẩn, Huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai
Lào Cai, 24000

✅ Có 563.862 người sử dụng ✅ Đánh giá ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ ✅ Chính hãng 100% ✅ Bộ Y Tế kiểm định cấp phép ✅ Tem

Lương Y Triệu Văn Thanh Đặc Trị U Tuyến Giáp - Bướu Cổ - Basedow Lương Y Triệu Văn Thanh Đặc Trị U Tuyến Giáp - Bướu Cổ - Basedow
Xã Bản Lầu/Mường Khương
Lào Cai, 330000

325.794 Người đã điều trị khỏi dứt điểm Sản phẩm được Bộ Y Tế cấp ph?

Thầy Phạm Văn Thanh - Khắc Tinh Đau Nhức Xương Khớp Thầy Phạm Văn Thanh - Khắc Tinh Đau Nhức Xương Khớp
166 Đường Hàm Nghi Phường Kim Tân
Lào Cai

Bà con đang gặp các vấn đề về xương khớp, để lại số điện thoại và tình

Lương Y Phạm Văn Thanh - Đặc Trị Xương Khớp 0866.399.871 Lương Y Phạm Văn Thanh - Đặc Trị Xương Khớp 0866.399.871
166 Hàm Nghi, Kim Tân
Lào Cai

Đặc Trị Xương Khớp - Thoát Vị Đĩa Đệm - Thoái Hóa Đốt Cột Sống Chỉ 1 số duy nhất trên VTV: 0866399871

Trung Tâm Chăm Sóc Tóc - Mao Hoàn Khang Trung Tâm Chăm Sóc Tóc - Mao Hoàn Khang
Lào Cai

9.680.395 Người đăt hàng Mao Hoàn Khang Chính Hãng Đánh giá của khách hàng ⭐⭐?

Lương Y Phạm Văn Thanh - Đặc Trị Xương Khớp Lương Y Phạm Văn Thanh - Đặc Trị Xương Khớp
Số Nhà 166 – Đường Hàm Nghi, Phường Kim Tân, TP Lào Cai
Lào Cai