Cà phê Hồn Gốm

Nơi trưng bày và thưởng thức cà phê nguyên chất

07/09/2021

Bắt đầu buổi sáng ngày mới bằng một ly cà phê yêu thích chính là tự thưởng cho mình một món quà để bắt đầu ngày làm việc, học tập mới hiệu quả, năng suất hơn.

Có những niềm vui nhỏ nhoi bên cạnh việc thưởng thức sự kết hợp giữa vị đắng nhẹ của cà phê hòa quyện với vị béo của sữa, đó chính là chọn cho mình một chiếc ly uống cà phê thật cá tính.

Bạn có bao giờ công nhận rằng uống cà phê trong chiếc ly yêu thích của mình sẽ mang lại cảm giác ngon miệng hơn không?

------------
✨Khi mua Ly nước 𝐂𝐨𝐟𝐟𝐞𝐞 𝐓𝐨 𝐆𝐨 trị giá 330.000 đ/ly từ Tupperware, bạn sẽ được tặng ngay:
- 1 hộp Shelf Saver with Spoon trị giá 140.000 đ/hộp
- 1 quai xách ly trị giá 25.000 đ/cái
✨ Chi tiết sản phẩm: https://bit.ly/3zvoZAY
------------
👉 Xem thêm ưu đãi tháng 9 https://campaign.tupperware.com.vn/thang9/
🏡 Thông tin hệ thống cửa hàng: 242 Phan Đình Phùng, P.Yên Đỗ, TP.Pleiku, Gia Lai
📞 Hotline: 090 191 00 57

19/12/2020

Mùa đông không lạnh

Photos from Tupperware Gia Lai's post 16/10/2020
11/07/2020

BỘ ẤM CHÉN SỨ

Uống trà là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam, dù rất bình dân nhưng là hướng nội để tĩnh tại với lòng mình, là hướng ngoại để kết giao bằng hữu mà không phân biệt sang hèn.

Bộ sản phẩm ấm chén pha trà của gốm sứ cao cấp Chu Đậu ngoài việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng do dùng nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, được nung ở nhiệt độ cao, không phai màu và chất độc hại, thì nó còn có tác dụng giữ cho hương vị trà được nguyên bản nhất.

Giá chi tiết:

Bộ ấm chén Sứ dáng khum S4 vẽ lan vàng (1 ấm, 6 chén, 7 đĩa): 350,000 đ
Bộ ấm chén song ẩm 6 chén 350,000 đ
Bộ ấm chén song ẩm nhỏ 4 chén 250,000 đ
Bộ ấm chén khía múi men gốm vẽ thuỷ ba (1 ấm, 6 chén, 7 đĩa) : 550,000 đ
Bộ ấm chén dáng khum men gốm vẽ hoa cúc dây (1 ấm, 6 chén, 7 đĩa) : 550,000 đ
Bộ ấm chén Gốm vuông cúc dây (1 ấm, 6 chén, 7 đĩa): 450,000 đ
Bộ ấm chén Sứ vuông trúc (1 ấm, 6 chén, 7 đĩa) : 350,000 đ
Bộ ấm chén Sứ dáng khum S4 vẽ trúc (1 ấm, 6 chén, 7 đĩa) : 350,000 đ

Liên hệ để được tư vấn:

11/07/2020

Hát kết

Ngoài bộ môn sân khấu dân gian kịch hát bài chòi, Bình Định còn nhiều làn điệu dân ca, trong đó nổi tiếng là hát kết.

Hát kết đã có những bạn định nghĩa rằng ngày xưa do trai gái làng hò hẹn tìm hiểu kết duyên nhau mà sinh ra nó. Cũng đúng ! Nhưng mới chỉ phần hoa quả, vì hát kết Bình Định không mang dấu ấn hội hè với nam thanh nữ tú mà cái gốc của nó vẫn như nhiều làn điệu dân ca Việt Nam, là từ trong đời sống lao động sản xuất của nhân dân mà ra. Ở đây, tôi chỉ đề cập đến sinh hoạt hát kết của những người dân nghề thủ công truyền thống kết xơ dừa ở Bình Định:

Bậu ơi là bậu hai nơi
Ngọn gió nào đưa đẩy bậu ghé chơi làng dừa
Làng dừa che nắng đỡ mưa
Ngồi lại đây nước đón cơm đưa hãy về

Xin được từng nhịp để đưa bạn tìm hiểu tới chỗ kết duyên trong hát kết.

Như ai cũng biết Bình Định xưa nay là xứ sở của dừa. Một giống cây ngoài thu nhập chính là quả, còn thì từ gốc đến ngọn không một mảnh nào mà người dân ở đây loại ra ngoài cuộc sống hàng ngày…

Giờ thì ta thử cùng làm đầu bếp sửa soạn bữa "cơm nước” dừa cho cuộc liên hoan nhẹ nhàng thơ mộng nói trên. Sau việc đầu tiên lóc xong vỏ của quả dừa, ta thấy ngay lớp sọ rắn mỏng bao bọc cơm và nước. Sọ dừa cưa đôi có thể làm cái đựng thay chén bát hoặc gáo múc nước, còn nếu dùng đun bếp thì đỏ và lâu tàn như than đá, và nữa:

Răng con đã ố lại thưa
Mau mau đốt miếng sọ dừa mà bôi
Bôi rồi con lấy gương soi
Hột huyền óng ánh ra người có duyên

Trước hết mời bạn nước dừa… Đây là món giải khát vệ sinh tuyệt đối, đã mát ngọt lại thêm chút cay cay, nhất là dừa lửa (quả đỏ), tiếp tới món cơm dừa, không những thú vị khi ăn tươi chơi với nhau, mà nguồn lợi sống còn với số lượng lớn nấu dầu, vì trong cơm dừa sẵn kết tinh một chất mỡ trắng béo có lẫn vị ngọt và mùi thơm khác thường.

Củ mì ăn với dừa già
Mẹ kêu mặc mẹ chồng la mặc chồng

Tuy thế phần vỏ mới là cái gốc nảy sinh điệu hát kết. Nhịp điệu của nó hình thành tuần tự như sau:

Vỏ trái dừa chất đầy xơ như cước chìm trong lớp cám bám chặt. Xơ dừa rất chắc dùng làm nguyên liệu cho các sản phẩm như: dây neo thuyền, võng nằm hoặc tấm thảm xoa chân trước cửa nhà v.v… Nhưng vì độ ngắn của quả dừa nên xơ của nó phải được xe săn bằng chiếc đũa ăn cơm để kết thành dây dài, và quấn tròn nhiều lớp theo đường kính tuyến quả cầu gọi là "lọn xơ". Khi lọn xơ bằng quả bí đỏ khoảng 3 - 4 ký thì giấu mối, cứ thế lăn vào xếp lên một góc sân chờ lái buôn.

Muốn kết thúc mặt hàng nguyên liệu này, công việc đầu tiên chuẩn bị là vỏ dừa phơi khô, ngâm nước đến độ thấm để rã, lấy lên dùng dùi đục đập nát ra 2 phần cám và xơ cùng phơi khô. Cám thay mùn cưa đun bếp, còn xơ gom lại chuẩn bị cho công việc chính kết dây. Việc này thường có hai khâu cùng làm: khâu tiếp xơ và kết xơ.

Như đã nói trên, xơ quả dừa ngắn nên người xe kết rất nhanh, kể cả tự quấn lọn ghì dưới đầu gối chân. Vì vậy, khâu thứ nhất phải có người lượng xé vừa con xơ có tốc độ đồng bộ tiếp cho người xơ kết. Khâu này không phân biệt nam nữ, có thể 2 - 3 người tùy theo khả năng của người xe kết. Việc làm nghề này thường tranh thủ vào những đêm trăng mùa hè với những phụ nữ đứng tuổi và trai gái làng tụ họp đông vui cùng làm cùng hát. Kẻ tiếp xơ, người xe kết là cái gốc phát xuất điệu dân ca mang tên hát kết. Ý nghĩa trước hết là kết bạn trong kết hợp việc làm, sau đó mới tới kết duyên. Từ bạn tới "bạn duyên" là quá trình do công việc gợi lên những hình tượng yêu đương như: xơ dừa được ví như tơ, xe kết dây dừa như xe tơ kết tóc, dây dừa luôn có màu đỏ non biểu tượng cho dây tơ hồng, và lọn xơ là kết quả của bao lần chắp mối "tơ duyên" dẫn đến sự vẹn tròn hạnh phúc. Còn chỗ ngồi, lại cũng có vẻ như tạo hóa xếp đặt địa điểm hẹn hò. Trai gái làng ngồi hai bên lần tách từng con xơ trong mảnh vỏ, tay tiếp tay như thoi đưa đều nhịp. Người phụ nữ đứng tuổi ngồi giữa xe kết được tôn như Bà Nguyệt có bổn phận gợi chuyện… Hòa giải xây cầu "Ô Thước", hoặc tiên đoán tương lai là đôi trẻ và phán xét qua giao lưu câu hát. Hát kết còn được gọi "hát hò". Một người xướng nhiều người hò và hò phải đều vang là rất cần cho mỗi buổi làm, đồng thời cái nổi bật của hát kết là thoắt chớp ứng khẩu nên dễ bộc lộ cái ưu cái nhược trong nhân cách, tình cảm và lẽ sống của nhau trên bước đường tìm hiểu vầy duyên kết ngãi.

Thường nam giới nhập đám với vài câu hát chào:

Trước tôi chào ông bà cô bác
Sau tôi chào bằng hữu hai bên
Đêm nay gió mát trăng thanh
Hát lên cho tỏ ý anh lòng nàng
Tất cả: Hế hò hê…
Vào cuộc:
Hỡi cô tóc xõa áo vàng
Quay mặt ra coi thử có họ hàng gì không ?
Tất cả: Hế… hò là hê hế hê
Hay em là gái có chồng
Thì nói ngay cho anh biết khỏi ngắm bông níu cành
Hò là hê hế hê
Nữ: Thân em như trái còn xanh
Nhưng đậu ngoài cành vì phận mồ côi
Nam: Hế hò hê …
Hai ta như đũa có đôi
Gắp miếng nào chắc miếng ấy em ơi chớ buồn
Hò là hê … hế hê
Có anh chàng hấp tấp:
Thấy em ý đẹp tình ưa
Đôi ta phải được như dây dừa xe săn
Hò là hê hế hê
Nữ: Dây dừa săn nhờ phăn nhờ kết
Áo có đo mới biết chật vừa
Chưa chi ý đẹp tình ưa
Đừng mong như sợi dây dừa xe săn
Hế hò hê hế hê
Một nam khác:
… Hế hò hê …
Bên anh xơ tiếp hết rồi
Bên em còn ngồi anh không nỡ về đâu
Nữ: Hế hò hê …
Ai người nghĩa nặng tình sâu
Thì qua đây giúp bạn chớ hơi đâu đứng chờ.
Nam: Đó cho chung một mối tơ
Có mấy sông đây cũng lội, mấy hồ đây cũng qua
Hế hò hê…

Nhưng rồi như buồng dừa nào mà không có trái "coọc" (đẹt khô). Trong đám trai làng không khỏi xen một vài anh thô thiển

Ú hù ú hu (Hò nghịch ngợm chọc huê)
Nhớ em nhớ đến ngậm ngùi
Gởi em một khúc củ mì lùi em ăn
(cười chọc tức) À hà ha… chết chưa ?
Nữ: Anh về thưa với mẹ rằng
Bụng em nhượng cả nhà anh ăn hết phần
Hò là hê hế hê…
(Nhượng cả phần trong bụng)
Bà Nguyệt ngồi giữa dừng tay:
Hế hò hê
Nồi niêu mà táng lộn nhau
Trước đà sức mẻ ắt về sau khó lành
Hế hò hê ế hê

Cá biệt cũng có chàng trai cô gái mâu thuẩn nhau qua hát kết, nhưng về sau lại đẹp tình chồng vợ. Đó là ông Năm Trong và bà Năm Chén ở làng Trung Lương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Họ cũng như bao chàng trai cô gái làng quê Bình Định xưa kia nảy nở tình yêu trong quá trình làm nghề thủ công kết xơ dừa, lấy nhau rồi chung sống hòa thuận cho đến ngày đầu bạc răng long. Lao động đã dẫn đến tình yêu hồn nhiên sâu sắc của con người lao động đã đành, nhưng con đường tình yêu được lời ca tiếng hát điểm tô thì thêm phần ý nhị, sâu sắc. Có lẽ những con người vùng dừa quê tôi, trong vô vàn kỷ niệm của đời mình, họ có một buổi ban đầu xao xuyến không dễ gì quên - buổi ban đầu gắn với những câu hát kết đầy thơ mộng./.

Nguyễn Kiểm

11/07/2020

Cà phê Arabica hay còn gọi là cà phê Chè ưa sống ở vùng núi cao. Arabica thường được trồng ở độ cao từ 1000 - 1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê Arabica trưởng thành có thể cao từ 4 - 6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt. Arabica có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê.

Trên thị trường cà phê Arabica luôn được đánh giá cao hơn vì có hương vị thơm ngon. Giá cà phê Arabica thường cao hơn gấp đôi so với giá cà phê Robusta. Cà phê Arabica đại diện cho khoảng gần 70% các sản phẩm cà phê cao cấp trên thế giới. Arabica có nguồn gốc từ vùng cao nguyên nhiệt đới Ethiopia, đông Phi. Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Ở Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng với các địa phương như Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương, vùng ngoại ô Đà Lạt, đặc biệt là vùng Cầu Đất, được coi là thiên đường cà phê Arabica của Việt Nam với những “chỉ số vàng”, cao 1.500 m. Khí hậu ôn đới mát quanh năm, nhiệt độ cực đại trong năm không vượt quá 33 độ, nhiệt độ cực tiểu 5 độ. Đây là vùng sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao nhất cả nước. Địa hình càng cao, khí hâu càng lạnh hơn, càng cho ra những hạt cà phê Arabica chất lượng tuyệt hảo.

Arabica có vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ, màu nước nâu nhạt, trong trẻo của hổ phách. Mùi hương của Arabica rất thanh tao, quí phái, Arabica có mùi của si-rô, mùi của hoa trái, hòa quyện với mùi của mật ong, và cả mùi bánh mì nướng, mùi của cánh đồng rơm buổi trưa hè… Arabica chinh phục những con người sành điệu ẩm thực nhất trên thế giới. Cà phê Arabica là nguyên liệu chính của các hãng cà phê, các thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất trên thế giới.

Đáng tiếc thay, do không có đủ thông tin và nhận thức về cà phê cao cấp, hầu hết người Việt Nam không nghĩ rằng cà phê có vị chua. Nhiều người Việt còn cho rằng cà phê là chỉ có đắng chứ không thể chua. Vị chua thanh xen lẫn đắng dịu cùng với mùi thơm ngây ngất, tao nhã của Arabica là một món quà quí giá cho những ai sành điệu cà phê, hương vị độc đáo này đánh thức niềm đam mê mãnh liệt của cả nhân loại uống cà phê. Arabica với phong vị quyến rũ, dịu dàng như 1 cô gái đại diện cho cực âm, cho phái đẹp, cho nữ tính.

Arabica – Niềm đam mê của người sành điệu.

11/07/2020

Tinh hoa gốm Chu Đậu

11/07/2020

Gốm Chu Đậu

09/07/2020

Trà chiều

09/07/2020

Một bài viết về thú chơi gốm sứ cổ ở Việt Nam
Tháng Năm 24, 2009

Trải bao biến thiên, vật đổi sao dời, những đồ gốm sứ còn lại đến nay đã trở thành một phần di sản vật thể của từng đất nước, qua đó giúp cho người đời sau nghiên cứu từ lịch sử, thơ văn, nghệ thuật đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ của các thế hệ cha ông. Và chính những yếu tố đó đã cuốn hút bao nhiêu người đến với việc sưu tầm đồ cổ.

Ở miền Nam, nói đến thú chơi đồ cổ thì không thể không nhắc đến cụ Vương Hồng Sển (1902-1993) người từng tự nhận mình ham thích đồ xưa còn hơn khách hào hoa mê gái đẹp và hơn người đánh bạc mê trò đỏ đen. Vào năm 90 tuổi, đoán rằng sắp đến lúc phải từ giã vĩnh viễn những cổ vật thân thương của mình, cụ Vương có thảo một di ngôn chép thành 5 bản. Ngoài một bản do cụ giữ thì các bản còn lại được ân cần trao cho bốn người bạn mà cụ xem là tri âm tri kỷ. Nay thì hai người trong số ấy cũng đã qua đời, người thứ ba – ông Lâm Võ Hoàng, một chuyên viên kinh tế – vì nhiều lý do đã gác tay rửa kiếm.

Người thứ tư, cho đến nay vẫn còn đeo đẳng cuộc chơi, chính là anh Trần Đình Sơn, tuy sinh sau cụ Vương gần nửa thế kỷ mà lại vinh dự được cụ xem là người bạn vong niên thân thiết. Điều gây ấn tượng hơn cả là cụ Vương đã ghi trong sổ nhật ký của mình – hiện do người cháu gái của cụ cất giữ – lời nhận xét anh bạn vong niên như sau: ”Một người chơi đồ cổ, nếu tôi còn sống, sẽ là thầy tôi”.

Đôi bạn vong niên

Xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc – cụ cố giữ chức Thượng thư Bộ Hình qua hai triều vua Duy Tân và Khải Định – có truyền thống yêu chuộng cổ vật, ngay từ nhỏ anh Trần Đình Sơn đã được đắm mình trong một không gian cổ kính và sống trong môi trường đầy cổ vật, lại được ông nội – vốn là một vị thâm nho – dạy học chữ Hán từ bé để có thể chiêm nghiệm hết cái hay nét đẹp trong những câu thơ ghi lại trên đồ sứ.

Đến năm 1968, khi vào Sài Gòn tiếp tục theo bậc đại học, người đầu tiên anh mong muốn được diện kiến chính là cụ Vương Hồng Sển, vốn đã nổi danh qua các bài viết về khảo cổ rất nhẹ nhàng, dí dỏm mà sâu sắc đăng trên các báo thời bấy giờ.

Anh Trần Đình Sơn bồi hồi nhớ lại:

– Khi đó cụ Vương đã 66 tuổi còn tôi chưa đầy 20. Chuẩn bi đi gặp vị tiền bối trong ”nghề”, tôi hỏi mượn ông nội hai cái tô gia bảo-một vào đời vua Lê và một vào đời Minh bên Trung Hoa – để có cớ đến gặp cụ Vương. Rất may ông đồng ý tiếp. Tôi rụt rè trình bày gia đình mình có hai cái tô cổ mà không hiệu rõ giá trị, nên đến xin lĩnh hội cao kiến. Không ngờ ông chỉ ngắm nghía sơ qua hai cái tô rồi quay sang nói gọn lỏn: ”Em định bán giá bao nhiêu?”. Tôi còn đang chưng hửng, chưa biết trả lời sao thì cụ Vương lặp lại câu hỏi. Đến khi tôi ấp úng nói rằng mình không có ý định bán, ông bèn đứng dậy nói dứt khoát: “Em muốn bán bao nhiêu cứ nói, liệu được thì qua mua, chớ qua không có thời giờ để giải thích dông dài”. Lúc ấy tôi vừa ngỡ ngàng vừa buồn giận, không ngờ người mà mình vẫn ngưỡng mộ lại có cách xử sự lạ kỳ như thế. Trước khi ra về, bầu máu nóng thanh niên bốc lên xui tôi quay lại nói thêm một câu cho… đã nư: ”Thưa cụ, cháu vẫn nể danh cụ là người có mắt ngọc để nhìn cổ vật. Giờ đây cháu biết thêm là cụ chỉ ưa nhìn cổ vật mà không nhìn được người”. Nói xong tôi quày quả bỏ đi. Nhưng vừa ra tới cổng thì cụ Vương đã kịp theo để gọi tôi trở lại và ân cần mời vào nhà. Chừng đó tôi mới biết sở dĩ cụ có thái độ như thế chẳng qua là vì sau chiến sự Tết Mậu Thân, khá nhiều người miền Trung tản cư vào Sài Gòn đã liên tiếp mang đồ cổ đến gạ bán cho ông. Chính vì vậy mà cụ lầm tưởng tôi đến cũng không ngoài mục đích ấy. Rồi cụ sốt sắng bảo tôi đưa cho xem lại hai cái tô và giải thích cặn kẽ lai lịch của chúng. Từ đó tôi được cái may lui tới thăm viếng, đàm đạo thường xuyên cùng cụ, nhờ vậy mà có mối quan hệ ngày càng gắn bó với một bậc tiền bối uyên thâm”.

Vốn là người theo Tây học và không biết chữ hán, cụ Vương chỉ chuyên nghiên cứu các tài liệu khảo cổ bằng tiếng Pháp. Nay quen biết anh Sơn có được vốn liếng Hán văn, có thể bổ túc cho cụ trong việc dịch nghĩa các câu thơ chữ Hán Nôm, hầu có thể xác định rõ hơn gốc gác hay giá trị những món đồ cổ nên cụ cũng vui. Đổi lại, cụ hướng dẫn anh sinh viên trẻ mới nhập môn phân biệt các nước men, màu sắc, niên hiệu của từng món đồ. Hai người trở thành đôi bạn vong niên từ đó.

Chơi đồ cổ – đôi nét chấm phá

Những đồ sứ cổ thông dụng hiện nay tại miền Nam đa phân là do người Việt xưa đặt làm bên Trung Hoa và gồm hai loại. Một là của triều đình đặt làm đồ ngự dụng gọi là đồ ”Ký Kiểu”. Những đồ sứ này có các họa tiết, thơ văn bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm xuất phát từ ý tưởng của vua chúa Việt Nam, hầu hết có màu lam đặc trưng và có ghi rõ niên đại (như Tự Đức niên chế, Minh Mạng niên chế).

Hai là những đồ sứ do các gia đình trâm anh thế phiệt tự vẽ kiểu rồi đặt hàng với những thương nhân Trung Hoa có mở cửa hiệu buôn Hán tại Việt Nam thường xuyên qua lại giữa hai nước để làm ăn. Ngoài ra còn có những mặt hàng do các Hoa kiều đặt làm từ nước họ, theo đúng thị hiếu và sở thích của người Việt, rồi mang sang bán cho dân ta. Nói chung, tuy hầu hết những đồ sứ cổ trên đây đều do người Tàu chế ra nhưng đều mang đậm phong cách Việt Nam.

Sang đến thời Pháp thuộc, từ đời các vua Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định, thì triều đình lại đặt đồ sứ làm bên Pháp sử dụng trong cung đình.

Tại Sài Gòn, ngay từ thời Pháp thuộc đã có những nhà buôn đồ cổ rất quy mô, nhất là trên đường Catinat (nay là Đồng Khởi). Và đặc biệt từ sau năm 1963, đồ cổ bước vào thời hoàng kim tại miền Nam. Đó là giai đoạn chế độ Ngô Đình Diệm vừa bị lật đổ và quân đội Hoa Kỳ tham gia trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam, từ đó xuất hiện một tầng lớp trưởng giả mới gồm các thương gia, viên chức, sĩ quan ít nhiều có liên hệ với người Mỹ. Phú quý sinh lễ nghĩa, các nhà giàu mới đua nhau mua sắm đồ cổ để trưng bày, thế là giá cổ vật tăng vọt và ngày càng cao vì cung không đủ cầu. Để cung cấp cho thị trường Sài Gòn, giới buôn đồ cổ phải sang tận Hồng Kông tìm mua đồ cổ Trung Quốc hay sang Pháp mua cổ vật Âu châu mang về. Đồng thời các món giả cổ cũng xuất hiện ngày càng nhiều,vàng thau lẫn lộn, để bán cho những người thích chơi đồ cổ mà không đủ khả năng, hoặc để lừa những người mới tập tễnh bước vào thú chơi này.

Nghề chơi nào cũng lắm công phu, riêng thú chơi cổ ngoạn lại càng… đa đoan hơn. Để phân biệt thật giả, người sưu tập phải chịu khó nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, địa lý… để tích lũy một ít kiến thức nhất định, bởi mỗi món cổ vật đều có chứa đựng những tiêu chí đó. Hiểu biết càng sâu sắc thì niềm vui cảm nhận càng lớn lao.

Cổ thi Ấn Độ viết rằng: ”Những gì kích thích lòng ham muốn thì không bao giờ thỏa mãn lòng ham muốn”, do đó kẻ sưu tập nào cũng có lòng tham không đáy cứ ráng tìm mua thêm mãi, lại thêm máu bá quyền cố theo kịp người, rồi ráng… hơn người. Tiếp theo phải tìm bạn tri âm, hễ có được rồi nhiều khi khắng khít với nhau còn hơn vợ kèo con cột.

Truân chuyên cổ vật

Trong mười năm – từ 1975 đến 1985 – kể từ sau ngày đất nước thống nhất, đây có thể coi là thời kỳ chảy máu cổ vật ở miền Nam. Một số gia đình tại chỗ lâm vào hoàn cảnh túng thiếu phải bán đi những vật gia bảo để sống qua ngày. Mặt khác, một suy nghĩ nặng phần thành kiến lúc bấy giờ cho rằng toàn bộ những gì thuộc về vua chúa đều là tàn dư phong kiến khiến nhiều người hoang mang ngần ngại, người có đồ cổ lo đem cất giấu, người chưa có thì không muốn mua sắm mang về e rước họa vào thân.

Thời kỳ đó, những tay máu mê sưu tập như cụ Vương, anh Sơn thường rủ rê nhau ngày ngày dạo vòng quanh các chợ trời, thôi thì tha hồ mà ngắm, hầu như nơi nào cũng có ít nhiều đồ cổ bày bán với giá chưa đến một nửa trước đây. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn chung lúc bấy giờ, ai nấy cũng đành thở dài và bấm bụng… đi không rồi lại về không.

Trong một chuyến dạo chợ như thế, anh Sơn thình lình gặp lại một ống đựng tranh hiệu Ất Dậu Niên chế, vốn là vật gia bảo của nhà Tổng đốc Phương ở Chợ Lớn mà anh đã mê mẩn hồi trước năm 1975 nhưng không tài nào rớ đến nổi, vì nhà bán đồ cổ hét giá lên đến khoảng 20 lượng vàng, bằng l5 tháng lương của anh lúc ấy. Nhưng nay ống tranh này được bày bán với giá thấp đến không ngờ. Thế nhưng, so với cố nhân đang lăn lóc ở chợ trời thì bản thân anh bấy giờ cũng đang trôi nổi giữa chợ đời, nào có khác chi nhau! Tương lai người còn chưa biết ra sao, hơi đâu mà thương hoa tiếc… ống, thế là anh đành ngậm ngùi quay đi. Tuy vậy, từ hôm đó anh cứ thẫn thờ, tiếc nuối, đêm đêm trằn trọc thao thức, ngày ngày buồn bã vấn vương. Ngó tới ngó lui, trong nhà còn mỗi chiếc xe Honda, anh sáng mắt tự nhủ: thôi thì đem bán quách để mua ống tranh, từ nay đi xe đạp lại càng… hợp thời hơn!

Nhưng trường hợp trên thuộc loại hiếm, còn thì hầu hết các cổ vật đã lần lượt vào tay những người nước ngoài gồm du khách, nhân viên các sứ quán, lãnh sự… thoải mái mang ra khỏi nước, vì lúc bấy giờ Chính phủ chưa có quy đinh hay chính sách đối với cổ vật.

Từ sau thời kỳ đổi mới vào năm 1986, đời sống ngày càng được cải thiện, xã hội dần dà có thêm một số doanh nhân, cán bộ, viên chức có cuộc sống sung túc, xây dựng nhà cửa đồ sộ nguy nga, nhu cầu mua sắm đồ cổ bắt đầu xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt đến năm 2004 thì có đột biến về giá cả đồ cổ và hiện đã vượt cao gấp đôi so với trước ngày giải phóng.

Hiện nay, đường Lê Công Kiều tại TPHCM vẫn còn giữ truyền thống phố đồ cổ từ xưa của mình. Tại các quán cà phê ven đường này, mỗi sáng chủ nhật các tay “nghiện” trong nghề vẫn tụ họp trao đổi, bàn luận và mua bán. Ngoài ra trên đường Nguyễn Văn Trỗi (quận 3), Mạc Thị Bưởi (quận 1) cũng là nơi có các cửa hàng đồ cổ.

Bài học đáng ghi nhớ

Liệu thú chơi đồ cổ có tính… kế thừa cha truyền con nối hay không. Vừa nghe câu hỏi, một tia sáng hiện ra trong ánh mắt làm gương mặt điềm đạm rạng rỡ hơn lên, anh Sơn bày tỏ niềm hạnh phúc khi hai cậu con trai của mình đều say mê đồ cổ giống cha. Bởi theo anh, không kể đến giá trị vật chất ngày càng tăng với thời gian, các bộ sưu tập được trao lại cho các con sau này còn mang giá trị tinh thần lớn hơn nhiều, với công sức mấy mươi năm chắt chiu góp nhặt, bởi ý thức gắn giữ những bảo vật mang giá trị văn hóa của dân tộc. Anh tâm sự: “Tôi rút được bài học từ kinh nghiệm đáng buồn của người đi trước. Tôi vốn lớn hơn con trai của cụ Vương – anh Vương Hồng Bảo – chỉ một tuổi mà thôi. Hồi đó, mỗi khi tôi đến nhà đều được cụ thân mật tiếp trong thư phòng, trong khi cậu con trai lại rất hiếm khi bước vào đây. Về sau mới biết hóa ra do trong thư phòng chứa toàn đồ cổ quý giá nên ngay từ khi con còn nhỏ, cụ đã cấm ngặt không được léo hánh vào nơi cha làm việc.

Điều này đã khiến cha con dần dà xa cách với nhau. Cho đến khi thấy mình già yếu, cụ nghĩ đến việc trao lại tất cả cho con trai thì anh tỏ ra hoàn toàn hờ hững. Hình như anh có mối hận lòng đối với cổ vật, bởi vì nó mà cha con đã không được gần gũi nhau”.

Rút kinh nghiệm đau lòng đó, anh Sơn đã sớm tạo cho các con cơ hội tiếp xúc với không gian cổ, mỗi dịp hè cho con về quê, đưa đi thăm lăng tẩm, các viện bảo tàng, truyền cho các con lòng yêu văn hóa, thi ca dân tộc và quan trọng hơn cả là cha con có nhiều dịp gắn bó, thân mật với nhau hơn.

***

Cứ theo những gì vừa nghe thì quả thú chơi đồ cổ mang lại nhiều niềm vui lẫn lợi ích, trước mắt cũng như lâu dài. Thế nhưng hình như nó lại không dành cho những người có thu nhập khiêm tốn, như công nhân – viên chức chẳng hạn?

Qua kinh nghiệm bản thân, anh Sơn khẳng định, không cần phải là… tỉ phú mới có thể chơi đồ cổ (anh cho rằng thật ra có những tỉ phú tuy sở hữu nhiều đồ cổ nhưng vẫn không phải là người chơi đồ cổ thật sự, mà nói cho chính xác hơn thì việc mua sắm cổ vật cũng chỉ là một cách đầu tư đồng tiền của họ để sinh lợi về sau mà thôi).

Theo anh, một sinh vien, một viên chức, dù với thu nhập khiêm tốn vẫn có thể đeo đuổi trò chơi này, với điều kiện là có niềm say mê và sự kiên nhẫn tích lũy về dài. Ngoài ra cũng nên chọn cho mình một loại nào phù hợp với sở thích và điều kiện tài chính, chẳng hạn có người chuyên sưu tầm các đồng xu, hay bình vôi ăn trầu, hoặc chung uống trà cổ…

Hiện nay, một chung trà cổ có giá khoảng hai ba trăm ngàn đồng một cái, như thế người mới bắt đầu chơi đồ cổ có thể tiết kiệm tiền để mỗi tháng mua một chiếc. Rồi cứ hàng tuần, hàng tháng lại ra công sục sạo, năm này sang năm nọ tìm tòi mua thêm từng chiếc một để bổ sung dần. Sau đôi ba chục năm sẽ hình thành được một bộ sưu tập vô cùng giá trị, xứng đáng với công khó bỏ ra, mà trong suốt thời gian đó lại còn được hưởng niềm vui vô tận của việc chiêm nghiệm những câu thơ sâu sắc, ngắm phong cảnh nên thơ khắc họa trên các chung trà, qua đó cả một bề dày văn hóa của nhiều thời đại quá khứ hiển hiện lại trước mắt người đời nay.

Quế Phương

Photos from Cà phê Hồn Gốm's post 09/07/2020

Chơi gốm sứ cổ - Một thú chơi tao nhã và lưu giữ hồn dân tộc

Nét đẹp dung dị của quê hương, đất nước vươn lên từ dáng, từ hình của gốm, sứ đã làm say lòng người. Chơi gốm, sứ cổ là thú chơi tao nhã của rất nhiều người. Không ồn ào, phô trương, thú chơi gốm, sứ cổ như một mạch ngầm trong dòng chảy văn hoá, mà người chơi giữ vai trò kết nối sợi dây văn hoá giữa xưa và nay, giữa quá khứ và hiện tại.

Thú chơi tao nhã.

Những người am hiểu đồ gốm, sứ thường nói: “Nhất xương, nhì da, thứ ba đến lửa”. Xương là tạo hình, da là trang trí, viết vẽ hay đắp nổi, khắc các hoạ tiết và men. Lửa là khâu cực kỳ quan trọng, non lửa không chín hàng, men không chảy, còn già lửa thì rộp nứt nẻ, thậm chí cháy đét. Đồ gốm, sứ đẹp phải đạt được bốn tiêu chuẩn: Kêu như chuông, mỏng như giấy, trắng như ngọc và trong như gương.

Gốm, sứ nước ta khác nhau về thời đại, về địa phương. Gốm sứ Bát Tràng khác gốm, sứ Phù Lãng, Chu Đậu, Hương Canh, Thổ Hà... Gốm Bát Tràng giỏi làm men màu trắng lam, sứ Thanh Hoá giỏi làm men rạn. Gốm Thổ Hà không tráng men nhưng tạo được màu nâu sẫm bóng trên sản phẩm. Gốm Phù Lãng mộc mạc với bình, lọ, đĩa hoa, hoạ tiết hiện đại kết hợp với chất liệu cổ điển tạo nên phong cách nổi bật. Gốm Hương Canh thô mộc hơn, có màu vàng tươi hơn gốm Phù Lãng và Thổ Hà. Gốm Chu Đậu rất đa dạng về loại hình và được tráng hoặc trang trí bằng nhiều loại men, màu khác nhau, phổ biến là men trắng trong, hoa lam, men ngọc, xanh lục, xanh màu rêu, vàng nhạt, vàng đậm. Một số được tráng tới hai màu men: trong trắng, ngoài nâu.

Hoa văn là điều đáng nói nhất của gốm Chu Đậu. Trên hoa văn thể hiện đậm đà màu sắc dân tộc, phản ánh một cách sinh động thiên nhiên và cuộc sống cư dân vùng châu thổ như: hình người đội nón, mặc áo dài, người chăn trâu, một cánh đào hoa nụ với con chim nhỏ ngơ ngác trước xuân sang, từng đàn chim ngói, chim cu sải cánh, từng đàn bồ nông, vịt trời bơi lội bồng bềnh, từng đàn cá tung tăng...

Theo các cụ ngày xưa hay chơi gốm cho biết, những thứ có thể đặt lên bàn thờ là loại được trang trí tứ linh động vật “Long, Lân, Quy, Phụng”; còn bày trên án, trên bàn sách, bàn uống nước thuộc tứ linh thực vật “đa, sung, si, sanh”, hoặc các bộ tứ quý như “tùng, cúc, trúc, mai”...

Đồ gốm, sứ thường gắn liền với hoa, cây cảnh. Chọn một loại bình, chậu nào đó phải phù hợp với màu hoa, dáng cây cảnh và nền trang hoàng (bàn, tủ) trong nhà. Ngày xưa có nhiều cách bày, chẳng hạn như theo kiểu cao - thấp, ngang - dọc, theo lối âm dương, ngũ hành, có cái bày dưới đất, có cái treo trên tường. Sự cầu kỳ trong cách chơi còn thể hiện ở cách bày theo các mùa xuân - hạ - thu - đông với từng gam màu nóng lạnh khác nhau.

Đồ gốm, sứ trang trí trong nhà đòi hỏi quá trình tư duy và chọn lọc khắt khe. Nếu lạm dụng và sa đà, ngôi nhà sẽ trở nên “cục mịch, nặng nề”. Nhưng nếu biết khéo léo sử dụng và tinh tế trong chọn lọc, ngôi nhà sẽ trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Lưu giữ hồn dân tộc.

Theo những người chơi gốm sứ cổ, đồ sứ cổ thông dụng thời xưa đa phần là do người Việt xưa đặt làm bên Trung Quốc, gồm hai loại: Một là của triều đình đặt làm đồ ngự dụng, gọi là đồ “Ký Kiểu”. Những đồ sứ này có các hoạ tiết, thơ văn bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, xuất phát từ ý tưởng của vua chúa Việt Nam, hầu hết có màu lam đặc trưng và có ghi rõ niên đại (như Tự Đức niên chế, Minh Mạng niên chế).

Hai là những đồ sứ do các gia đình trâm anh thế phiệt tự vẽ kiểu rồi đặt hàng những thương nhân Trung Quốc có mở cửa hiệu buôn bán tại Việt Nam. Tuy hầu hết những đồ sứ cổ thời đó đều do người Trung Quốc chế ra nhưng lại mang đậm phong cách Việt Nam.

Thời Lý, Trần, phong cách trang trí gốm sứ phóng khoáng, khoẻ khoắn, hình hoa sen được dùng để trang trí nhiều. Biểu hiện tập trung nhất là gốm “cung đình” có nét chữ “Thiên Trường phủ chế” (làm ở phủ Thiên Trường). Thời Lê, gốm, sứ có đặc điểm riêng là hay dùng màu chàm tím để vẽ hươu, sư tử, rồng..., các loại côn trùng như ong, bướm thì dùng màu tối hơn.

Nhìn chung gốm, sứ Việt Nam có thế mạnh về kỹ thuật đắp nổi, phù điêu long, ly, qui, phụng... Cái đẹp của gốm, sứ Việt Nam là dáng khoẻ khoắn mà không hề nặng nề. Vì thế, nhiều người rất ưa thích gốm Việt, bởi vẻ đẹp tự nhiên, giàu sức sống, mộc mạc, không lên gân, nhưng cũng không vì thế mà quê kệch, cục mịch.

Nghề chơi nào cũng lắm công phu, riêng thú chơi cổ ngoạn lại càng đa đoan hơn. Một món đồ cổ đạt đủ các tiêu chuẩn về men, dáng và sự nguyên vẹn không dễ kiếm, thậm chí người chơi đôi khi phải “theo đuổi” hàng tháng, hàng năm. Cũng có người chơi vì quá yêu thích một món đồ đã phải thực hiện phương châm “nhịn đủ thứ”, thậm chí có người còn bán cả nhà, cả xe, miễn là tích cóp đủ tiền để “đưa nàng về dinh”. Để phân biệt thật giả, người chơi phải chịu khó nghiên cứu lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, địa lý… Hiểu biết càng sâu sắc thì niềm vui cảm nhận càng lớn lao.

Cổ vật nào cũng có hồn, dù chỉ một chiếc đĩa nhỏ, hay một lọ hoa cũng làm con cháu đời sau phải suy nghĩ. Trải bao biến động của thời gian, những đồ gốm sứ còn lại đến nay đã trở thành một phần di sản vật thể của đất nước, qua đó giúp cho người đời sau nghiên cứu từ lịch sử, thơ văn, nghệ thuật đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ của các thế hệ cha ông.

Ngoài sự am hiểu, thông tuệ sâu sắc về đồ cổ, về mỹ thuật của từng thời kỳ, từng trường phái, thì điều quan trọng hơn là người chơi phải có sự “tri âm” với cổ vật, biết “nói chuyện” với những món đồ cổ để khám phá những thông điệp thời gian được ấn ký trên những món đồ của người xưa.

Để rồi như một sự đền đáp, họ là những người truyền đạt lại, giữ vai trò kết nối sợi dây văn hoá giữa xưa và nay, giữa quá khứ và hiện tại. Họ giúp cho người đương thời có thể hiểu được những gì người xưa đã gửi gắm, trao tặng cho mai sau mà tự hào, giữ gìn và bảo tồn.

09/07/2020

Nậm Rượu Gốm Chu Đậu

Want your restaurant to be the top-listed Restaurant in Tinh Pleiku?
Click here to claim your Sponsored Listing.

CÀ PHÊ HỒN GỐM

Chơi gốm sứ cổ - Một thú chơi tao nhã và lưu giữ hồn dân tộc

Nét đẹp dung dị của quê hương, đất nước vươn lên từ dáng, từ hình của gốm, sứ đã làm say lòng người. Chơi gốm, sứ cổ là thú chơi tao nhã của rất nhiều người. Không ồn ào, phô trương, thú chơi gốm, sứ cổ như một mạch ngầm trong dòng chảy văn hoá, mà người chơi giữ vai trò kết nối sợi dây văn hoá giữa xưa và nay, giữa quá khứ và hiện tại.

Thú chơi tao nhã.

Những người am hiểu đồ gốm, sứ thường nói: “Nhất xương, nhì da, thứ ba đến lửa”. Xương là tạo hình, da là trang trí, viết vẽ hay đắp nổi, khắc các hoạ tiết và men. Lửa là khâu cực kỳ quan trọng, non lửa không chín hàng, men không chảy, còn già lửa thì rộp nứt nẻ, thậm chí cháy đét. Đồ gốm, sứ đẹp phải đạt được bốn tiêu chuẩn: Kêu như chuông, mỏng như giấy, trắng như ngọc và trong như gương.

Category

Telephone

Address


242 Phan Đình Phùng, Yên Đỗ
Tinh Pleiku
600000

Opening Hours

Monday 08:00 - 21:00
Tuesday 08:00 - 21:00
Wednesday 08:00 - 21:00
Thursday 08:00 - 21:00
Friday 08:00 - 21:00
Saturday 08:00 - 21:00
Sunday 08:00 - 21:00

Other Cafes in Tinh Pleiku (show all)
Coffee Của Nắng Coffee Của Nắng
Tinh Pleiku

“From seeds to souls” - Nơi đây cà phê nguyên chất sẻ chia gắn kết tình thân…

Lagome Coffee Lagome Coffee
988 Lê Duẩn
Tinh Pleiku, 61100

- Chuyên sản xuất cung cấp : Cà phê hạt nhân sống ;Rubusta honey S 18, S16... - Cà phê Robusta Natural các loại Cà phê Arabica S 16... - Cà phê hạt rang, cà phê bột...

92 Wear 92 Wear
Tinh Pleiku, Gia Lai
Tinh Pleiku, 600000

ยินดีต้อนรับทุกท่าน

CÀ PHÊ SẠCH CHUSE CÀ PHÊ SẠCH CHUSE
Tinh Pleiku

Chúng tôi cung cấp cà phê sạch đúng chuẩn .ĐÃ được kiểm nghiệm và cấp phép kinh doanh . CHÚNG tôi mang tới cho bạn trải nghiệm mới về cà phê,an toàn ,tốt cho sức khỏe .thăng hoa tr...

Kho Cà Phê Sạch Nguyên Chất Gia Lai - ATOCO GIA LAI Kho Cà Phê Sạch Nguyên Chất Gia Lai - ATOCO GIA LAI
X2J3+3Q Thành Phố Pleiku, Gia Lai
Tinh Pleiku, 600000

Cung cấp dòng cà phê đặc sản, sạch, nguyên chất hạt, bột chất lượng cao, giao hàng tận nơi 0383696999

Thềm Xưa Pleiku Thềm Xưa Pleiku
15 Đồng Tiến
Tinh Pleiku, 600000

Giờ mở cửa: 6h30 - 22h00

Cafe thật Cafe thật
Tinh Pleiku

CHUYÊN CUNG CẤP CAFE NGUYÊN CHẤT CÁC LOẠI : ARABICA, ROBUSTA, CULI, CHERRY ĐẢM BẢO CH?

COFEE ĐÙM 9999 COFEE ĐÙM 9999
15 Nguyễn Trường Tộ
Tinh Pleiku, 600000

Sản xuất và chế biến cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản, hồ tiêu theo quy trình khép kín từ nông trại đến thành phẩm.

Hòacafe.pleiku-Acoustic Hòacafe.pleiku-Acoustic
Tinh Pleiku

Đêm Nhạc acoustic

Ẩm thực và Cảnh đẹp Gia Lai Ẩm thực và Cảnh đẹp Gia Lai
Pleiku/Gia Lai
Tinh Pleiku

Nơi bạn cần địa chỉ, thông tin những quán ăn, quán càfê mới nhất, đẹp nhất, ngon nhất, những địa điểm

Bỏ Sỉ Bánh Lọc Bỏ Sỉ Bánh Lọc
88b Nguyễn Đường
Tinh Pleiku, 54

chuyên sỉ và lẻ bánh bột lọc nóng