Sương Sương Yoga
YOGA DỄ TẬP - KẾT QUẢ CAO
Top 10 các tư thế khó nhất trong Yoga:
Các tư thế yoga khó mà bất cứ một tín đồ yoga nào cũng muốn một lần làm được sau đây sẽ khiến bạn phải kinh ngạc vì mức độ khó tới mức tưởng chừng như không thể thực hiện.
-----------------------------------------
1. Tư thế trồng cây chuốiHeadstand Pose
Không cần thể hiện nhiều, chỉ với một tư thế trồng cây chuối thẳng đứng đã cho thấy bạn là một tín đồ lâu năm của bộ môn yoga.
Bài tập trồng chuối yoga đòi hỏi sức mạnh của toàn bộ cơ thể, sự dẻo dai và kết hợp nhuần nhuyễn giữa đầu, tay, vai, lưng, bụng, mông, đùi. Chính vì vậy, việc thực hiện đúng và lâu tư thế Headstand hoàn toàn không dễ dàng.
2. Tư thế trồng cây chuối một tay One Handed Tree Pose
Nếu bạn có thể trồng cây chuối chỉ với một tay, chắc chắn bạn đã là “Master” của bộ môn Yoga. Nếu trồng cây chuối đã là một trong các tư thế yoga khó thực hiện thì trồng cây chuối bằng một tay (tư thế Eka Hasta Vrksasana) còn khó thực hiện gấp 10 như thế.
3. Tư thế lưng uốn dẻo Sirsa Padasana - Head To Foot Pose
Các tư thế uốn dẻo luôn được xếp vào các tư thế khó và đòi hỏi nhiều thời gian luyện tập. Một trong những tư thế uốn dẻo được coi là khó nhất là Head To Foot Pose. Tư thế này đòi hỏi lưng của bạn phải được uốn cong ở mức độ cao nhất cho tới khi bàn chân có thể chạm tới đầu.
4. Tư thế Yoga Con Quạ (Crane Pose Yoga)
Nếu đang muốn thử tập một tư thế yoga khó và đẹp mắt thì đừng bỏ qua bài tập con quạ. Thực hiện bài tập này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể trở nên cân bằng, nhẹ nhàng hơn khi toàn thân được nâng cao toàn bộ khỏi mặt đất ngoại trừ hai bàn tay.
5. Tư thế Yoga Con Bọ Cạp Handstand Scorpion
Nhắc tới các tư thế yoga khó là phải nhắc tới tư thế con bọ cạp (Taraksvasana). Tại tư thế này, toàn bộ trọng lực của cơ thể sẽ đổ vào hai cẳng tay và khuỷu tay. Chính vì vậy, bạn cần phải sở hữu một đôi tay cực kỳ khỏe mạnh để thực hiện động tác. Thêm vào đó, cơ thể bạn phải được uốn cong hoàn toàn, đòi hỏi sự dẻo dai của lưng, chân. Ngoài ra, phải có khả năng giữ thăng bằng và tập trung tuyệt đối vào bài tập mới có thể hoàn thành tư thế này chính xác.
6. Tư thế yoga Ngủ (Yoganidrasana - Sleep Pose)
Nếu bạn nghĩ tư thế Nằm ngủ nghĩa là cơ thể thực sự thoải mái thì thực sự bạn sẽ phải nghĩ lại khi thấy tư thế yoga Yoganidrasana này đấy. Tại tư thế này, người tập cần phải đưa toàn bộ cơ thể mình vào một khối với chân và tay lồng gọn vào nhau.
Một trong các tư thế yoga khó nhất này đòi hỏi sự dẻo dai ở mức độ cao nhất của người luyện tập yoga. Thêm vào đó, kỹ thuật phải vô cùng chính xác mới có thể thực hiện đúng để cơ thể không bị chấn thương.
7. Tư thế Yoga Chim Công Peacock Pose
Đổ mồ hôi, rơi nước mắt khi luyện tập nhưng sẽ khiến mọi người tròn xoe mắt khi nhìn thấy bạn thực hiện được chính là câu phù hợp nhất cho tư thế chim công. Một trong các tư thế yoga khó này đòi hỏi bạn phải luyện tập khả năng giữ thăng bằng cơ thể theo chiều ngang ở mức độ cao nhất. Cơ cánh tay, cơ trọng tâm (cơ bụng) sẽ trở nên săn chắc và loại bỏ mỡ thừa hoàn toàn với động tác này.
8. Tư thế con cá Matsyasana (Fish Pose)
Một trong những tư thế yoga khó không thể không nhắc tới tư thế con cá. Nếu muốn bắt đầu thử tập một tư thế yoga khó, hãy thử bài tập này nhé.
9. Tư thế Extended Hand-To-Big-Toe Pose
Không phải ngẫu nhiên khi nhắc tới các tư thế khó trong yoga là nhắc tới các tư thế xoạc chân. Một trong những tư thế xoạc chân không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được chính là tư thế tay chạm ngón chân này.
10. Các tư thế yoga khó Standing Split
Nếu tư thế xoạc chân trên đây chưa đủ độ khó đối với bạn thì hãy thử tư thế Standing Split (Urdhva Prasarita Eka Padasana). Đây là một trong những tư thế xoạc khiến bạn có thể mất nhiều năm trời mới thực hiện được. Hãy bắt đầu với các bài xoạc chân ở khả năng của bạn và tăng dần mức độ khó theo thời gian, thêm vào đó, luyện tập thường xuyên và kiên trì sẽ giúp bạn trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.
-----------------------------------------------
Trên đây là tổng hợp top 10 các tư thế yoga khó thực hiện nhất trong bộ môn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và vóc dáng này.
---
nguồn: sưu tầm
Sương Sương Yoga Sương Sương
9 lợi ích tuyệt vời của yoga đối với sức khỏe:
--
1. Yoga cải thiện sức khỏe tinh thần
Yoga giúp bạn kiểm soát hơi thở tốt hơn và góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần. Theo nhiều nghiên cứu, yoga giúp giải tỏa stress, phấn chấn và vui vẻ hơn.
Đặc biệt, một số tư thế yoga xua tan mọi lo âu, căng thẳng, nhờ đó mà hệ miễn dịch bạn cũng được cải thiện, chống lại bệnh tật.
Có nhiều hình thức tập yoga, bạn cũng có thể tập một mình hoặc tập theo nhóm. Khi tập theo nhóm, bạn có cơ hội để giao lưu chia sẻ với mọi người, mở rộng giao tiếp xã hội, nhờ đó mà đánh bay trầm cảm.
-
2. Yoga giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn
Yoga tăng cường sức khỏe thể chất tổng thể của bạn. Các tư thế yoga giúp bôi trơn các cơ và khớp, cơ thể trở nên dẻo dai linh hoạt và năng động hơn.
Như bạn có thể thấy, những người tập yoga thường cải thiện sức khỏe đáng kể, cơ thể dẻo dai và rất linh hoạt. Yoga giúp bạn giảm cân, cơ thể thon gọn nên thường người tập yoga có vóc dáng cân đối và hoạt bát.
-
3. Tập yoga tăng cường miễn dịch, giúp bạn ngủ ngon hơn
Yoga cải thiện cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Nhờ tập yoga, bạn dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn, cải thiện miễn dịch và giảm đau đầu,...
-
4. Yoga giảm đau
Đối với dân văn phòng thường hay bị đau mỏi vai gáy do ngồi nhiều, một số tư thế yoga có thể giúp bạn giảm đau một cách tự nhiên.
-
5. Yoga tăng cường sức khỏe tim mạch
Khi tập yoga, máu lưu thông đi khắp cơ thể cũng như được bơm về tim đầy đủ. Nhờ đó, bạn có một trái tim khỏe mạnh hơn. Tập luyện nói chung, trong đó bao gồm cả yoga giúp tuần hoàn máu tốt hơn, nhờ đó mà sức khỏe tim mạch của bạn cũng được tăng cường, giảm nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp,...
-
6. Yoga giúp xương khớp chắc khỏe
Theo thời gian, các xương và khớp của bạn trở nên yếu đi. Các động tác Yoga rèn luyện xương khớp, tăng cường độ dẻo dai của cơ thể, bôi trơn các khớp, làm cho xương khớp của bạn khỏe manh hơn.
-
7. Yoga giảm cân, giảm mỡ thừa toàn thân, cho vóc dáng trẻ đẹp quyến rũ
Cũng giống như các bài tập thể dục nói chung, yoga kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn duy trì vóc dáng thon gọn, khỏe đẹp.
yoga góp phần đốt cháy calo và đốt cháy mỡ thừa ở vùng bụng, cho bạn vòng eo thon, đôi chân thon thả và cơ thể săn chắc. Như bạn có thể thấy, những người tập yoga thường có vóc dáng khá đẹp. Yoga cũng là bộ môn yêu thích của các hoa hậu, người mẫu và người đẹp trên thế giới.
Nhờ tăng cường lưu thông máu, yoga có thể giúp làn da của bạn tươi sáng, hồng hào và rạng rỡ hơn.
-
8. Yoga giúp bạn lấy tĩnh tâm
Nhờ tập trung vào hơi thở, thiền định trong yoga được coi là liệu pháp tinh thần để đưa tâm trí của bạn đạt tới trạng thái cực lạc, an yên. Nhờ đó, bạn quên hết mọi ưu tư phiền muộn trong cuộc sống, vui tươi và yêu đời hơn.
Những người tập yoga thường có suy nghĩ rất tích cực và lạc quan.
-
9. Yoga ngăn ngừa bệnh tật
Nhờ cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, các tư thế đa dạng trong yoga có nhiều công dụng đối với sức khỏe, cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như cơ xương khớp, tim mạch, nâng cao khả năng hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn,... giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa bệnh tật nói chung.
Sương Sương Yoga & Sương Sương chúc các bạn cuối tuần tràn đầy năng lượng 😍
“Chăm chút cho vẻ bề ngoài hơn, mỗi một bước đều dễ đi hơn rất nhiều”
Yoga dành cho nam hay nữ? Ai là đối tượng phù hợp để luyện tập bộ môn này?
----------------------
cùng Sương Sương Yoga tìm hiểu nha:
----------------------
thoạt nhìn, các bài tập yoga có vẻ hợp với phái đẹp hơn khi đề cao sự dẻo dai, tính uyển chuyển và giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện vóc dáng.
Thế nhưng, thực tế là khi Hiền triết gia Maharshi Patanjali - người được xem là cha đẻ của yoga - sáng tạo ra bộ môn này thì mọi bài tập, từ cơ thể đến tâm trí, đều được dành cho đàn ông.
Vậy nên, sự khác biệt về tỷ lệ nam nữ trong việc thực hành và giảng dạy yoga nằm ở yếu tố văn hóa và khuôn mẫu giới, nhưng dù người hướng dẫn bộ môn yoga của bạn là thầy (yogi) hay cô (yogini) thì sau nhiều nghiên cứu, giới khoa học cũng đã chỉ ra được rằng: việc thực hành yoga - không phân biệt giới tính - có thể mang tới lợi ích cho nhiều đối tượng, đặc biệt là những người có vấn đề về sức khỏe.
-------------------------
Đối tượng nào có lợi khi tập luyện yoga?
Vì đây là một bộ môn có tác dụng hỗ trợ sức khỏe nên mọi người đều có thể thu được lợi ích khi tập luyện yoga. Tuy nhiên, có một số nhóm người có thể cảm nhận được những lợi ích ở thân và tâm một cách rõ rệt hơn, đặc biệt là các nhóm sau:
1. Người gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần:
Căng thẳng: Tập luyện yoga đều đặn giúp giảm lượng cortisol - hormone gây căng thẳng (5). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thực hành điều này trong ít nhất ba tháng làm giảm cortisol (6), đồng thời giảm cả các tác nhân gây ra viêm - giúp cho sức đề kháng của cơ thể tốt hơn.
Trầm cảm: Một nghiên cứu vào năm 2017 đối với phương pháp Sudarshan Kriya Yoga (SKY) với người mắc rối loạn trầm cảm nghiêm trọng (major depressive disorder - MDD) đã cho thấy rằng việc bổ sung thực hành SKY giúp người mắc MDD thấy khá hơn nhiều. Một nghiên cứu khác với Hatha Yoga cũng cho kết quả tương tự.
2. Những người hoạt động trí óc liên tục:
Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng tập luyện yoga giúp cải thiện đáng kể chức năng của não. Nhiều doanh nhân và lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới cũng thực hành yoga mỗi ngày, như Sergey Brin (nhà đồng sáng lập của Google), Ratan Tata (tỷ phú người Ấn Độ), Marc Benioff (CEO của SalesForce)...
3. Những người bị đau lưng dưới:
Nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy tập yoga giúp giảm tình trạng đau lưng dưới, thậm chí là ở dạng mãn tính (13). Nhiều báo cáo cho thấy sau 12 tuần thực hành yoga, cơn đau ở những người tập luyện đều giảm đi rõ rệt.
4. Những người bị bệnh hoặc sau phẫu thuật:
Một số bằng chứng cho thấy yoga có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc các bệnh sau:
Ung thư tuyến tiền liệt: Nghiên cứu cho thấy rằng tham gia lớp học yoga hai lần mỗi tuần trong quá trình xạ trị ung thư tuyến tiền liệt có thể làm giảm mệt mỏi và cải thiện chức năng tình dục và tiết niệu.
Đột quỵ: Yoga có thể cải thiện chức năng của người bệnh sau cơn đột quỵ, cụ thể là khả năng giữ cân bằng, chức năng vận động và kiểm soát nỗi sợ bị ngã.
Viêm loét đại tràng: Tham gia một lớp yoga đều đặn trong 12 tuần có thể tăng chất lượng cuộc sống của người bị viêm loét đại tràng.
5. Những người có mong muốn cải thiện sức mạnh thể chất:
Có nhiều ý kiến cho rằng tập yoga chỉ cải thiện độ dẻo dai chứ không giúp xây dựng sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là không chính xác, bởi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thực hành Ashtanga Yoga (một nhánh của Hatha Yoga) giúp xây dựng cơ bắp và cải thiện sức mạnh đáng kể cho cả nam giới lẫn nữ giới.
--------
trên đây là những chia sẻ từ Sương Sương Yoga & Sương Sương để mọi người có thể hiểu rõ hơn trong quá trình tìm hiểu & chuẩn bị để tham gia cùng Yoga!
Xin cảm ơn mọi người !
Hôm nay, những ngày đầu tiên của tháng 10, Sương Sương Yoga xin chia sẻ 1 câu chuyện liên quan tới YOGA:
----------------------------------------------------
Yoga đã thay đổi cuộc đời của tôi, tôi hi vọng mọi người hãy dành ra ít phút để đọc bài này:
----------------------------------------------------
Thật ra vào 7 -8 năm trước, trong cuộc đời của tôi đã xảy ra một chuyện, vì không thể chấp nhận được nên tôi đã mang đau khổ suốt 7-8 năm qua.
Sau chuyện đó, tôi hầu như không thể ngủ sớm được, mỗi đêm tôi thức đến 2-3 giờ khuya, có hôm thức đến sáng, hồi đó tôi học lớp 10, có những hôm đi thi tôi thức đến sáng dậy đi thi luôn, cũng hên là tôi làm cũng được điểm cao. Trong khoảng thời gian đó, tôi liên tiếp bị bệnh. Vào những năm cấp 3 tôi hay bị tim đập nhanh, cả nhà đưa tôi đi khám từ khoa tim mạch, đến thần kinh, nhưng cứ hết rồi lại bệnh lại vì tôi ko vượt qua được sự khủng hoảng tinh thần ấy.
Cho đến khi tôi lên đại học, tôi liên tục đi học trễ vì tối thức quá khuya. Những hôm nào được nghỉ học là tôi lại bệnh, nghỉ hè, nghỉ ôn thi,... trong khi mọi người đang đi chơi thì tôi vật vã trong những đau khổ, dày vò của bản thân, tôi đã khóc ròng rã những ngày đó vì tôi ko có dịp được tiếp xúc với người khác, và cũng trong những dịp đó là những dịp tôi đi thăm bác sĩ nhiều nhất. Lúc đầu là tôi bị tim đập nhanh, người nhà của tôi đưa tôi khám bác sĩ tim mạch, thần kinh (vì tôi bị nhịp xoang nhanh do căng thẳng quá mức). Sau đó, tiếp tục tôi bị đau bao tử, vì trong những dịp nghỉ hè tối thì tôi thức khuya, sáng thì tôi ngủ đến giữa ngày dậy, tôi ko ăn sáng, tôi căng thẳng và tôi không muốn ăn, vì thế tôi bị đau bao tử. Tiếp đến, sau khi uống thuốc bao tử, tôi bị nứt hậu môn, vì tôi uống thuốc bao tử nên bị táo bón, rồi tôi lại tiếp tục chịu những cuộc hành xác để xét nghiệm, nội soi đường ruột, rồi uống thuốc liền mấy tháng ròng nhưng ko hết, tôi hiểu cảm giác của những người bệnh này: đi cầu rất đau. Sau đó, tôi lại tiếp tục bị viêm hành tá tràng, và rồi tôi lại uống thuốc tiếp, một thời gian hết bệnh nhưng rồi do ăn uống thất thường, tôi tiếp tục bị tái lại. Phải nói rằng, thời gian đó tôi yếu vô cùng, thậm chí khi đi ra ngoài gió một chút tôi cũng cảm thấy mình rất lạnh, có ai nói về tôi một điều gì tôi đã khóc suốt mấy tuần liền. Cả nhà tôi rất lo lắng cho tôi trong khoảng thời gian đó.
Sau đó, tôi đã nói với mình rằng: Nếu ko chết được thì phải sống tốt". Và rồi, tôi cắt đi mái tóc dài của mình và tự nói với chính mình rằng: "Tôi có thể có một vẻ bề ngoài của một đứa con gái, nhưng bên trong tôi phải mạnh mẽ được như một người con trai". Nói thì nói vậy thôi, chứ thời gian đó tôi cũng vẫn rất yếu và khóc thường xuyên.
Tiếp theo đó, tôi được nghe một người tập yoga đã khỏi bớt đau khớp ở gối. Thế là, tôi ngưng uống hết tất cả các loại thuốc và cũng đến trung tâm đó để tập thử, sau khi tập thử vài lần tôi mua phiếu tập 1 tháng. Sau một tháng tôi thấy mình có thể tập được thường xuyên, tôi lại mua phiếu tập một năm, lúc đó, tôi tự hỏi "ko biết một năm sau mình sẽ thay đổi như thế nào". Và các bạn có biết không, sau 2 tuần tập 6 ngày trong tuần, tôi cảm thấy như trong người của tôi như đang có một dòng chảy rất thông, tôi bớt khóc lại, nhịp tim tôi bớt đập nhanh lại. Tuy nhiên, tôi vẫn còn đau bao tử và đủ thứ khác nữa. Cho đến khoảng chừng 3-4 tháng sau, tôi bắt đầu cảm thấy mình vững tinh thần hơn, yêu bản thân mình hơn và yêu cuộc sống hơn. Lúc này, tôi bắt đầu có một chế độ ăn tốt hơn, sáng dậy uống mật ong chanh mặc dù vẫn dậy rất trễ (vì tôi chưa ngủ sớm được), ăn uống điều độ hơn và có ý muốn cho mình ăn ngủ đúng giờ hơn, cho nên tôi đã cài báo thức giờ ăn, giờ ngủ khá hoàn hảo, nhưng đáng tiếc tôi vẫn chưa thực hiện được. Cho đến giờ tôi đã tập được 1 năm 4 tháng rồi, tôi mới tập cho mình một chế độ ăn khá tốt vào khoảng 1 tháng mấy nay, tôi cố gắng ăn mỗi ngày vài hạt hạnh nhân, uống ca cao mỗi ngày, ăn quýt 3-4 lần trong tuần, ăn 1 trái cà chua vào các bữa ăn trưa, ăn trái cây với sữa chua, một tuần ăn chè đậu xanh nha đam vài lần, và mỗi sáng thức dậy tôi đều uống sữa ong chúa với mật ong, tôi rất hiếm khi ăn đồ ngọt, chỉ lâu lâu đi ăn với bạn bè thì tôi mới ăn thôi. Và giờ đây, tôi đã ko còn cảm thấy đau bao tử, hành tá tràng, tim đập nhanh nữa, đi cầu ko bị đau nữa, sống vui vẻ hơn, tôi can đảm hơn, thích khám phá hơn và kiên định, vững tinh thần hơn. Và hơn nữa, tôi muốn theo đuổi những điều mà tôi muốn trong cuộc sống này.
Có lẽ tôi những điều tôi trải qua đã giúp cho tôi có được những cái nhìn khác về cuộc sống này, tôi cảm thấy mình như đã đi "du ngoạn" trong 7-8 năm qua, để giờ đây tôi được nhìn thấy những điều thật sự mới mẻ và khác lạ về cuộc sống này. Và tôi thật sự muốn cảm ơn yoga đã giúp tôi vượt qua được những điều này trong cuộc sống của tôi.
Và có một điều nữa, tôi muốn nói với các anh chị, cô chú nào đang có bệnh tiểu đường, hoặc là một bệnh rối loạn nào thì hãy tập yoga đi. Vì tôi được biết có một người đã từng bị tiểu đường khá nặng nhưng tập yoga đến nay đã không còn phải dùng thuốc nữa.
Tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho mọi người, giúp mọi người có thể đến với yoga để có sức khỏe tốt hơn.
Tôi sẽ hiếm khi trả lời bình luận của các bạn nhưng lâu lâu tôi sẽ vào và giải đáp những điều thắc mắc mà tôi cảm thấy hay, nếu các bạn muốn biết thêm thì hãy tra google hay đến những phòng tập yoga để tập luyện thử và hỏi các huấn luyện viên ở đó, họ sẽ cho các bạn những câu trả lời hay về sức khỏe.
-
Nguồn: internet
Độ dáng thần tốc cùng em không cần dùng đến app 🤩
Hôm nay bạn đã Yoga chưa ???? 😘
Sương Sương
Hôm nay cùng Sương Sương Yoga và Sương Sươngbàn về MỨC ĐỘ - CƯỜNG ĐỘ tập luyện Yoga:
Các phương pháp tập luyện mới xuất hiện, tồn tại trong khoảng một thời gian và dần bị lãng quên, hầu như không có chương trình tập luyện nào khác lâu bền như yoga. Nó đã tồn tại hơn 5.000 năm. Yoga không chỉ đốt cháy calo và còn giúp săn chắc cơ bắp. Đó là một bài tập toàn thân về tâm trí, kết hợp các tư thế tăng cường và kéo căng với hít thở sâu và thiền định hoặc thư giãn.
Có hơn 100 hình thức tập luyện yoga khác nhau. Một số có nhịp độ nhanh và cường độ cao. Những hình thức khác nhẹ nhàng và thư giãn hơn. Ví dụ về các hình thức yoga khác nhau bao gồm:
- Hatha: Một dạng hình thức có mối liên hệ với yoga, nó kết hợp một loạt các chuyển động cơ bản với hơi thở;
- Vinyasa: Một hình thức tập yoga gồm có một loạt các tư thế liên kết nhuần nhuyễn với nhau;
- Quyền lực: Một bài tập nhanh hơn, cường độ cao hơn nhằm xây dựng cơ bắp;
- Ashtanga: Một loạt các tư thế, kết hợp với một kỹ thuật thở đặc biệt;
- Bikram: Còn được gọi là "yoga nóng", bao gồm một loạt 26 tư thế khá khó được thực hiện trong một căn phòng được làm nóng đến nhiệt độ cao;
- Iyengar. Một loại hình yoga sử dụng các đạo cụ như khối, dây đai và ghế để giúp người tập di chuyển cơ thể vào vị trí thích hợp.
Sự thay đổi mức độ và loại cường độ tập luyện yoga phụ thuộc vào hình thức yoga mà mỗi người chọn. Các kỹ thuật như hatha và iyengar yoga nhẹ nhàng và chậm rãi hơn, trong khi bikram và quyền lực yoga nhanh hơn và có nhiều động tác khó thực hiện hơn.
Các khu vực trên cơ thể mà yoga nhắm đến bao gồm:
- Cơ bắp: Có những tư thế yoga để nhắm đến việc tập luyện các nhóm cơ chính. Người tập sẽ nắm chặt tay, sau đó chống người lên trên một cánh tay và thực hiện động tác plank một bên. Để thực sự đốt cháy phần giữa cơ bụng, người tập có thể thực hiện tư thế thuyền, trong đó họ giữ thăng bằng trên "xương ngồi" (phần xương nhô ra ở đáy xương chậu) và giữa hai chân của họ trên không.
- Cánh tay: Với yoga, bạn không xây dựng sức mạnh của cánh tay bằng tạ hay bằng máy tập, mà phải bằng trọng lượng của chính cơ thể bạn. Một số tư thế, chẳng hạn như plank, dàn đều trọng lượng của bạn giữa tay và chân. Những tư thế khác, như tư thế con sếu và con quạ, thử thách cánh tay của bạn nhiều hơn bằng cách khiến chúng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể của bạn.
- Chân: Các tư thế yoga hoạt động ở tất cả các bên của chân, bao gồm cả cơ tứ đầu, hông và đùi.
- Mông: Yoga squats, cầu và tư thế chiến binh liên quan đến việc uốn cong đầu gối sâu, giúp bạn có một phần sau đẹp hơn.
- Lưng: Những động tác như chó úp mặt xuống, tư thế đứa trẻ và mèo / bò giúp cơ lưng của bạn được kéo căng. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều nghiên cứu cho thấy yoga có thể tốt để giảm đau lưng.
Có nhiều loại yoga, từ hatha nhẹ nhàng đến yoga cường độ cao. Tất cả các loại đều đưa việc tập luyện của bạn đến một mức độ kết nối giữa cơ thể và tâm trí. Nó có thể giúp bạn thư giãn và tập trung đồng thời đạt được sự linh hoạt và sức mạnh. Yoga cũng có thể cải thiện tâm trạng của mọi người. Mặc dù có rất nhiều sách và DVD hướng dẫn về yoga, bạn cũng nên đầu tư vào một số lớp học với một người hướng dẫn giỏi, người có thể chỉ cho bạn cách tập luyện các tư thế. Đối với nhiều người, có một số loại yoga đặc biệt phù hợp với nhu cầu và mức độ thể chất của họ. Đó là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn có một cách tiếp cận toàn diện về tinh thần và sức mạnh cơ thể.
Yoga không dành cho bạn nếu bạn thích tập luyện nhanh và mang tính cạnh tranh. Hãy cởi mở, vì bạn có thể đạt được những lợi ích về thể chất và tinh thần bằng cách thêm một số bài tập yoga vào kế hoạch tập thể dục của mình, ngay cả khi đó không phải là bài tập chính của bạn.
Yoga là một phương pháp tuyệt vời dành cho những người mắc bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, cholesterol cao, hoặc bệnh tim chuyển hóa. Nó mang lại cho người tập sức mạnh, sự linh hoạt và nhận thức đúng đắn về cơ thể. Bạn cũng sẽ cần tập một số bài tập aerobic (như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội) nếu bạn không tập yoga. Nếu bạn bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bài tập mà mình có thể thực hiện. Bạn có thể cần phải tránh một số tư thế nhất định, chẳng hạn như tư thế nằm lộn ngược hoặc yêu cầu giữ thăng bằng nhiều hơn hiện tại. Một chương trình yoga nhẹ nhàng, kết hợp với một hoạt động aerobic nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi lội, có thể là cách tốt nhất để bắt đầu.
Yoga cũng có thể mang lại cho bạn sự dẻo dai, khỏe mạnh mà không gây thêm căng thẳng cho các khớp. Bạn nhận được thêm lợi ích của phương pháp tiếp cận cơ thể - tâm trí có thể giúp bạn thư giãn và tràn đầy năng lượng. Nếu bạn đang mang thai, yoga có thể giúp bạn thư thái, khỏe mạnh và giữ được vóc dáng. Nếu bạn mới tập yoga hoặc có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe hoặc mang thai, hãy trao đổi với các bác sĩ trước khi quyết định thử tập. Hãy tìm kiếm một người hướng dẫn có kinh nghiệm trong việc dạy yoga trước khi sinh. Người tập sẽ cần phải thực hiện một số điều chỉnh khi em bé và bụng của bạn phát triển và trọng tâm của bạn thay đổi. Sau tam cá nguyệt đầu tiên, không thực hiện bất kỳ tư thế nào khiến cơ thể phải nằm ngửa. Và đừng cố kéo dài hơn nữa so với trước khi mang thai. Các hormone thai kỳ sẽ nới lỏng các khớp của bạn và khiến bạn dễ bị thương hơn. Khi mang thai, bạn cần phải tránh các tư thế gây áp lực lên bụng hoặc lưng thấp. Không tập yoga "nóng", nơi nhiệt độ phòng rất cao.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các nghiên cứu về tác động của yoga đối với sức khỏe đang xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng phần lớn các nghiên cứu vẫn đang trong bước đầu. Nhưng chất lượng của các bài tập yoga đang dần được nâng cao, bên cạnh đó là các loại hình tập luyện yoga cũng đang trở nên ngày một đa dạng, từ các bài tập đòi hỏi sức mạnh cùng các động tác phức tạp đến các bài tập nhẹ nhàng dành cho tất cả các đối tượng thuộc các độ tuổi khác nhau. Các chuyên gia dự đoán trong một thập kỷ tới con người sẽ biết nhiều hơn nữa về những gì yoga có thể mang lại cho tâm trí cũng như thể chất của chúng ta.
Hôm nay, cùng Sương Sương Yoga tìm hiểu 10 tư thế cơ bản trong Yoga nhé:
1. Tư thế ngọn núi
Tư thế ngọn núi trong bài tập yoga này sẽ giúp bạn có cảm giác yên tĩnh, kiên định, vững chãi, giúp cải thiện vóc dáng, giảm đau thần kinh tọa, đồng thời giúp các cơ mông được săn chắc hơn.
Cách thực hiện:
Đầu tiên bạn cần là đứng thẳng, bàn chân xích lại hoặc đứng song song với nhau. Sau đó thả lỏng, để 10 đầu ngón chân chạm xuống sàn nhà hoặc thảm tập.Ngực mở rộng, duỗi thẳng hai tay, lòng bàn tay hướng vào bên trong dọc theo thân mình. Hít thở bình thường, thực hiện khoảng từ 5 - 8 nhịp thở mỗi lần.
___
2. Tư thế chó úp mặt (Tư thế chữ V ngược)
Tư thế chó úp mặt giúp tăng cường sức mạnh cho thân trên, đồng thời có công dụng thư giãn, làm săn chắc các cơ ở vai, tay, bụng, lưng, ngoài ra còn có tác dụng kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho toàn cơ thể.
Cách thực hiện:
Tư thế này bắt đầu với tư thế bò, nâng người lên để chân, tay duỗi thẳng, sau đó dùng sức đẩy phần trên về phía sau, lưu ý phải giữ lưng thẳng, gót chân chạm đất càng tốt sao cho tư thế tạo thành hình chữ V ngược.
Nếu cảm thấy đùi sau bị quá căng thì cho 2 đầu gối chùng xuống, cố gắng duỗi thẳng hai chân và di chuyển 2 tay về phía trước, thực hiện khoảng 5-8 nhịp rồi trở về tư thế em bé (Mục 10).
___
3.Tư thế tấm ván
Tư thế tấm ván giúp bạn giữ thăng bằng được trên tay kèm việc sử dụng toàn bộ cơ thể để hỗ trợ từ đó giúp làm mạnh các cơ bụng và giúp bạn giữ vững thế trong lúc hít thở.
Cách thực hiện:
Để thực hiện tư thế này thì bạn bắt đầu với tư thế bò, sau đó duỗi thẳng hai chân ra phía sau, lưu ý để ngón chân chạm đất và nâng gót chân lên, sau đó trượt hai ngón chân về phía sau đến khi cơ thể tạo thành một khối thống nhất sau cho vai và tay là một đường thẳng.
Không được trũng lưng vì sẽ gây đau lưng. Siết các cơ bụng, kéo hai vai ra khỏi hai tai, hít thở sâu 8-10 nhịp, trở về tư thế em bé. Động tác này nên thực hiện từ 5-10 lần.
___
4.Tư thế tam giác
Tư thế tam giác giúp căng mạnh các cơ dọc theo vùng eo, mở rộng phổi, làm mạnh hai chân và tác động đến toàn cơ thể giúp các cơ săn chắc, hô hấp được dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn cần đứng thẳng, hai chân dang rộng, 2 tay để ngang vai. Giữ nguyên chân trái, chân phải lùi về sau 2 bước. Duỗi thẳng mũi chân trái, chếch chân phải qua một bên.
Nghiêng người sang trái, hướng về phía chân trái, để tay trái thẳng xuống dưới, hướng về mũi chân, ống chân hoặc đầu gối đến khi bạn không nghiêng được nữa thì dừng, nâng cánh tay phải hướng lên trên, sao cho hai tay là một đường thẳng.
Cuối cùng xoay mắt ngước lên phía ngón tay phải và giữ 5-8 nhịp thở, trở lại tư thế ban đầu và thực hiện lặp lại theo hướng ngược lại.
___
5. Tư thế cái cây
Tư thế cái cây có tác dụng tăng cường khả năng tập trung và học cách hít thở khi đứng thẳng, giúp bạn có thể giữ cơ thể thăng bằng trên một chân. Tư thế này nên thực hiện vào buổi sáng để giúp tâm trí giảm căng thẳng và lo âu.
Cách thực hiện:
Đầu tiên bạn khép hai chân vào nhau và từ từ nâng bàn chân phải lên, đặt trên đùi trái, nếu quá khó khăn thì bạn có thể đưa hai chân dưới đầu gối hoặc dựa vào tường để giữ cân bằng.
Chắp 2 tay và mắt hướng vào một điểm trước mặt. Giữ 8-10 nhịp thở và đổi hướng thực hiện lại từ đầu. Hai vai nhớ thả lỏng, cơ thể không nghiêng về bên chân trụ và siết chặt cơ bụng.
___
6. Tư thế chiến binh 1
Tư thế chiến binh 1 sẽ giúp giãn nở được vùng hông, đùi, giúp tăng cường sức mạnh cho toàn bộ thân dưới, tư thế này cực kỳ cần thiết để luyện tập sức mạnh và sức chịu đựng cho cơ thể.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn đứng thẳng và bước chân trái ra sau một bước lớn, ấn gót chân trái xuống đất và giữ ngón chân trái 75 độ hướng về phía trước, khuỵu gối phải tạo thành góc 90 độ.
Tiếp đến bạn nâng ngực và đưa 2 tay qua đầu, chắp 2 bàn tay lại, mắt hướng lên trên, giữ khoảng 5 giây, cuối cùng trở về vị trí ban đầu và lặp lại với chân còn lại.
___
7...Tư thế chiến binh 2
Tư thế chiến binh 2 giúp mở rộng phần hông, đùi, đáy chậu nên cực kỳ có lợi cho thai phụ từ tam cá nguyệt thứ 2, tư thế này ngoài ra còn biểu trưng cho thành tựu của một chiến binh thần thoại.
Cách thực hiện:
Bạn cần đứng thẳng, mở rộng hai chân, sau đó xoay mũi chân phải tạo thành một góc 90 độ ra ngoài, mũi chân trái hướng 45 độ vào trong, khuỵu gối phải sao cho vuông góc với sàn, không để gối vượt quá mũi chân.
Dang 2 tay ra hai bên và nhìn về hướng tay phải, giữ khoảng 8-10 nhịp thở, sau đó thực hiện tương tự cho bên còn lại.
__
8. Ngồi cúi người về phía trước
Tư thế ngồi cúi người về phía trước giúp bạn giãn vùng đùi ra phía sau, vùng lưng dưới, lưng trên và vùng hông, tập tư thế này sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn cần khép hai chân, bàn chân giữ thoải mái và không xoay trong hay xoay ra ngoài, 2 tay thả dọc hông, nâng ngực cúi từ từ về phía trước, bắt đầu từ vùng eo, siết cơ bụng dưới. Giữ khoảng 8-10 nhịp thở, lưu ý đảm bảo 2 vai bạn, đầu và cổ đều thư giãn.
___
9. Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu sẽ giúp bạn giãn được phần trước cơ thể và làm mạnh phần sau cơ thể, các cơ được co giãn hết mức, giúp cơ thể được thoải mái.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn nằm ngửa và hai bàn chân mở rộng bằng vai, ấn mạnh lòng bàn chân xuống đất và nâng mông lên khỏi mặt đất, khép hai tay lại sau lưng và ấn xuống sàn trong khi bạn mở rộng phần ngực. Giữ khoảng 8-10 nhịp thở, thực hiện lặp lại 2 lần nữa.
___
10. Tư thế em bé
Tư thế đứa trẻ giúp thư giãn trước khi đi ngủ hoặc bất cứ khi nào bạn thấy căng thẳng thì động tác này rất thích hợp để thực hiện.
Cách thực hiện:
Đầu tiên bạn bắt đầu với tư thế bò rồi từ từ ngồi xuống, đặt mông lên 2 gót chân và kéo căng hai tay về phía trước, hai bàn tay chạm đất, trán cúi thấp xuống đất để toàn bộ cơ thể được thư giãn. Bạn có thể thực hiện tư thế này bao lâu cũng được.
Không một ai viết ra một kế hoạch để trở nên trắng tay, béo ú, lười biếng, hay ngu ngốc. Đó chỉ là những gì xảy đến khi bạn không có một kế hoạch cho mình.
Sương Sương Yoga KHAI GIẢNG các lớp YOGA:
- Lớp dành cho người MỚI BẮT ĐẦU.
- Lớp tập kèm PT theo nhóm: 06 - 08 học viên/ suất học.
(Đảm bảo kèm + hướng dẫn sát sao, trợ lực cho từng học viên)
🎁QUÀ TẶNG NHÂN DỊP KHAI GIẢNG KHÓA HỌC:
🥇: TẶNG PT kèm 1:1 cho người mới bắt đầu.
🥇: TẶNG thẻ VIP sử dụng dịch vụ spa tại trung tâm Sương Sương Yoga
_______________________________________________________________________
MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC:
1️⃣: Giúp học viên cải thiện thể hình/form dáng (GIẢM CÂN - GIẢM MỠ.
2️⃣: Tăng cường thể trạng cho những học viên có mong muốn TĂNG CÂN.
3️⃣: Hỗ trợ và cải thiện các vấn đề về: CƠ - XƯƠNG - KHỚP.
4️⃣: Cân bằng NỘI TIẾT TỐ với các học viên Nữ.
5️⃣: Chia sẻ + hiểu về cân bằng DINH DƯỠNG.
6️⃣: Kết hợp các buổi tập NGOÀI TRỜI để nâng cao tinh thần, sức khỏe.
_______________________________________________________________________
LỊCH TẬP LUYỆN CỦA KHÓA HỌC:
📅: Tất cả các ngày trong tuần (từ thứ Hai - thứ Bảy)
📅: Khung giờ từ : 05h00 đến 20h00 (Học viên có thể linh động thời gian.
_______________________________________________________________________
☎️ 0931 91 31 93 ( HLV Sương )
🏠 655 Trần Cao Vân, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Cùng Sương Sương Yoga tìm hiểu về các tư thế trong Yoga nhé, hôm nay Sương Sương Yoga sẽ gửi đến mọi người tư thế thú vị:
Tư thế Yoga Cánh Cung (Bow Pose):
Đây cũng là một thư thế uốn lưng giúp bạn dần dần trở lên linh hoạt hơn với lưng của mình. Tư thế này khá đẹp mắt tuy nhiên tư thế này khá khó đối với người mới bắt đầu tập Yoga.
Đây là một tư thế yoga rất thích hợp cho những ai muốn thư giãn lưng sau một ngày dài ngồi trước màn hình máy tính.
Cách thực hiện tư thế cánh cung:
Bạn có thể thực hiện tư thế cánh cung trên thảm tập yoga hoặc thảm trải sàn. Khi đã chuẩn bị chỗ tập, bạn có thể bắt đầu thực hiện các bước sau:
– Bạn nằm sấp, cằm chạm sàn.
– Xuôi hai tay ở hai bên hông sao cho lòng bàn tay hướng lên.
– Thở ra, cong đầu gối sao cho gót chân chạm càng gần đến mông càng tốt.
– Đầu gối mở rộng ngang hông.
– Dùng bàn tay nắm lấy mắt cá chân. Bạn lưu ý chỉ nắm mắt cá chân chứ không nắm bàn chân. Bạn giữ chân hướng lên trần nhà.
– Hít vào và đưa gót chân lên cao khỏi mông.
– Bạn xoay vai và nâng đầu, ngực và đùi lên khỏi thảm. Lúc này, chỉ có phần cơ trọng tâm là có tiếp xúc với thảm tập.
– Hạ hông xuống thảm để kéo giãn cơ thể nhiều hơn. Bạn có thể thấy lưng căng hơn khi trọng lượng và trọng tâm cơ thể di chuyển sang cơ trọng tâm. Khi này, phần ngực và vai sẽ được mở rộng.
– Nhìn thẳng về phía trước, giữ tư thế trong khoảng 15 giây và tập trung vào việc kéo giãn cơ, thở và giữ thăng bằng.
– Thở ra và ra khỏi tư thế bằng cách hạ đầu, ngực, đùi và chân xuống thảm.
– Buông mắt cá chân ra và đưa tay về lại hai bên người. Thư giãn trong vài giây và lặp lại các bước tập (nếu thích).
Tư thế cánh cung là một tư thế yoga đòi hỏi khá nhiều sự linh hoạt và dẻo dai. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phải nắm chắc cổ chân, hãy thử đặt một chiếc khăn dưới đùi. Điều này sẽ giúp bạn nâng đùi cao hơn, từ đó dễ dàng nắm mắt cá chân hơn. Bạn cũng có thể dùng dây tập yoga để kéo phần mắt cá chân và tay lại gần nhau hơn.
---------------
chúc các bạn thành công
cùng Sương Sương Yoga tập luyện với Sương Sương nhé 🥰🥰
Click here to claim your Sponsored Listing.
Category
Contact the practice
Telephone
Website
Address
655 Trần Cao Vân
Da Nang
5500000
Opening Hours
Monday | 05:00 - 20:00 |
Tuesday | 05:00 - 20:00 |
Wednesday | 05:00 - 20:00 |
Thursday | 05:00 - 20:00 |
Friday | 05:00 - 20:00 |
Saturday | 05:00 - 20:00 |
Sunday | 05:00 - 20:00 |
Đường Nguyễn Duy Trinh 229, Đà Nẵng
Da Nang
Yoga Tâm Nhiên 229 Nguyễn Duy Trinh Hoà Hải - Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng
Da Nang
I’m a yoga teacher. Less is more. Yoga is not about doing poses to post. It is about being stable,
80 Nguyễn Hữu Tiến/Hòa Thọ Đồng/Cẩm Lệ
Da Nang, 55000
Phòng tập Gym, PT và Yoga. Dịch vụ tập luyện thể thao chuyên nghiệp, giúp cải thiện cơ thể về vóc dán
12 Trần Văn Dư, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Da Nang, 50000
Yoga Center/ Phòng tập Yoga
306 Thái Thị Bôi Thanh Khê
Da Nang, 550000
-Yoga cho người mới bắt đầu muốn cải thiện vóc dáng. -Huấn Luyện Viên hướ
996 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng
Da Nang
Nơi chia sẻ những kiến thức về Yoga dành cho người mới bắt đầu tập tại Đ?
95 Ngô Quyền Sơn Trà Đà Nẵng
Da Nang, 50000
Phòng tập Yoga - nơi kết nối giữa tâm trí, thể xác, hơi thở, con người, vũ trụ với nhau.
221 Nguyễn Phước Lan, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Da Nang, 550000
Yoga teach you how to listen to your body Yoga dạy bạn cách lắng nghe cơ thể [Meriel Hemingway]