Tuệ Phong - chuyên gia sở hữu trí tuệ

Tuệ Phong - Chuyên gia sở hữu trí tuệ

28/05/2023

Tuệ Phong tham gia cuộc trò chuyện với Brian Batzli (chủ tịch hội Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ) và các luật sự thuộc hội về các xu hướng mới nhất trong việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khuyến khích tinh thần kinh doanh, hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ cao và tăng số việc làm được trả lương cao cho người lao động có trình độ học vấn. Hơn nữa, bảo vệ tài sản trí tuệ là rất quan trọng để thúc đẩy đổi mới. Mặc dù việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã được cải thiện trong những năm qua, nhưng vẫn còn nhiều mối lo ngại nghiêm trọng và cơ chế thực thi của nhà nước cần được cải thiện sâu, rộng hơn nữa để ngăn chặn, trừng phạt và ngăn chặn hiệu quả hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước. Vào ngày 22/5/2023, AmCham đã tổ chức một cuộc trò chuyện về các xu hướng mới nhất và thực tiễn tốt nhất trong việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ với một phái đoàn đến từ Hiệp hội Luật Sở hữu Trí tuệ Hoa Kỳ (AIPLA). Các vấn đề nóng đã được trình bày và thảo luận như: Sở hữu trí tuệ liên quan đến AI, NFT, ... Cuộc trao đổi đã tăng cường sự hiểu biết về các vấn đề Sở hữu trí tuệ mới và nóng hổi này, đồng thời nâng cao sự hiểu biết và kết nối của các chuyên gia giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ.

The protection of intellectual property rights encourages entrepreneurialism, supports private sector development, and promotes growth of high-tech ecosystems and high-paying jobs for educated workers. In addition, IP protection is critical to fostering innovation. While IP protection and enforcement in Vietnam has improved over the years, there are still serious concerns and the Government’s enforcement mechanism needs widespread improvement in order to effectively stop, punish and deter IP infringement here. Earlier this week, AmCham hosted a conversation about the latest trends and best practices in IP protection and enforcement with a visiting delegation from the American Intellectual Property Law Association (AIPLA). The event was very interesting and included the important topic of how AI will impact the creation of intellectual property.

Photos from Tuệ Phong - chuyên gia sở hữu trí tuệ's post 05/05/2023

Trong chuyến đi thăm hồ Bảo Phong, thuộc Trương Gia Giới, Hồ Nam, Trung Quốc (là nơi cũng có các thắng cảnh nối tiếng khác như: Phượng Hoàng Cổ Trấn, Thiên Môn Sơn, ...) đoàn của Tuệ Phong có ghé thăm Zhangjiajie Jinni bio-engineering Co. Ltd. Công ty này đã rất thành công trong việc sử dụng Sở hữu trí tuệ để phát triển việc kinh doanh của mình.
Kỳ nhông khổng lồ (Giant Salamander) hay còn gọi là Cá con, có nguồn gốc ở Trương Gia Giới Trung Quốc, là nguồn tài nguyên quý hiếm và độc nhất vô nhị của Trung Quốc. Loài lưỡng cư này đã tồn tại tới 350 triệu năm. Nó cũng được ca ngợi là "gấu trúc trong nước" và là "Chỉ số môi trường sinh thái tốt" !
Zhangjiajie Jinni bio-engineering Co., Ltd., là một công ty công nghệ cao tư nhân có hơn 40 năm kinh nghiệm, ba thế hệ của một gia đình, cống hiến cho việc kết hợp bảo vệ, nhân giống và nuôi cá con, nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu, chế biến và kinh doanh.
Người sáng lập, ông Wong Guoxing, được nhiều người biết đến với biệt danh "cha đẻ của Cá con". Hiện tại, công ty đã nhận được hơn 50 bằng sáng chế và sở hữu một đường hầm sinh học bảo ôn nhân tạo dài hơn 4.000 mét. Dưới sự hỗ trợ của các chính sách và pháp luật của chính phủ Trung Quốc, công ty Jinni đã hợp tác với các học viện danh tiếng nhất quốc gia như Bệnh viện Liên minh Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Viện TCM CACMS (Viện Khoa học Y học Trung Quốc), v.v., cùng nghiên cứu về loài kỳ nhông khổng lồ bán hoang dã (thế hệ thứ hai). Do đó có thể sử dụng các hoạt chất của kỳ nhông khổng lồ để mang lại lợi ích cho sức khỏe của mọi người. Đây thực sự là giải pháp sức khỏe độc đáo của Trung Quốc.
Việc có tới 50 bằng sáng chế và tận dụng sức mạnh của Sở hữu trí tuệ đã đem lại rất nhiều lợi ích về kinh doanh và tiếp thị cho công ty Zhangjiajie Jinni bio-engineering Co., Ltd. Cách làm này rất đáng để các công ty Việt Nam học hỏi.

25/04/2023

This year’s World Intellectual Property Day (April 26) celebrates women who bring their ideas to life and accelerate innovation and creativity 👩💡✨ – and promotes inclusion and diversity in innovation and creativity.

Join the conversation using : https://www.wipo.int/ipday/

17/03/2023

Vụ kiện xâm phạm quyền SHTT nhãn hiệu "Bia SAIGON" của Sabeco sau 2 năm đã có hồi kết đẹp.

https://vietnam.vn/kinh-te/vu-an-gia-mao-nhan-hieu-bia-saigon-toa-an-tuyen-phat-cac-bi-cao-hang-ty-dong-20230317082817133.html

13/03/2023

Loạt nhãn hiệu Tuệ Phong đăng ký giúp khách hàng cách đây hơn 1 năm đã nhận được giấy chứng nhận độc quyền của Cục Sở hữy trí tuệ.

28/02/2023

Nên nhớ, Thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ mà là Nhãn hiệu - một yếu tố nhận diện rất quan trọng của Thương hiệu. Hãy đăng ký bảo hộ độc quyền Nhãn hiệu của bạn càng sớm càng tốt để nhận được sự bảo vệ của pháp luật khi xảy ra tranh chấp.
TUỆ PHONG - chuyên gia hàng đầu về SHTT luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ thủ tục đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả nhất.

03/02/2023

CÁCH ĐẶT NHÃN HIỆU HAY VÀ DỄ ĐƯỢC BẢO HỘ

Tạo ra một tên nhãn hiệu sản phẩm độc đáo và một logo bắt mắt là việc khó đối với đa số các doanh nghiệp. Bảo hộ tên và logo đó với việc đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sử dụng các tên và logo trùng hoặc tương tự gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của minh. Hơn nữa, việc có một nhãn hiệu được bảo hộ theo các quy định pháp luật sẽ giúp tăng giá trị thương hiệu và giá trị của bản thân doanh nghiệp.

Một ví dụ kinh điển về một nhãn hiệu thành công và thực sự độc đáo là nhãn hiệu Coca Cola của tập đoàn quốc tế cùng tên. Đây là một nhãn hiệu rất độc đáo và được chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ ở tất cả các nước trên thế giới. Năm 2022, thương hiệu Coca Cola được định giá tới 35 tỷ USD theo định giá của hãng định giá thương hiệu và tư vấn chiến lược Brand Finance. Nếu bạn muốn học hỏi từ sự thành công của Coca Cola và sở hữu một nhãn hiệu có thể được bảo hộ thương hiệu thành công của riêng mình, có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

1. Tránh đặt tên nhãn hiệu nhàm chán
Đừng cố lấy tên “CÀ PHÊ” nếu bạn kinh doanh chuyên về pha chế và bán các sản phẩm cà phê. Hơn nữa các nhãn hiệu như vậy thường bị coi là không có khả năng phân biệt, hoặc mang tính miêu tả sản phẩm, sẽ rất khó để được bảo hộ độc quyền.

2. Tránh miêu tả sản phẩm
Khi lựa chọn một cái tên cho nhãn hiệu của bạn, nên tránh các tên miêu tả liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Ví dụ như nên tránh tên ”MƯỢT MÀ” nếu bạn muốn bảo sử dụng nó cho các sản phẩm vải lụa. Mượt mà là một tính chất của các sản phẩm vải lụa sẽ không được phép bảo hộ làm nhãn hiệu cho các sản phẩm vải lụa theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nếu bạn muốn đề cập tới tính chất sản phẩm của mình một cách tế nhị, hãy tham khảo gợi ý số 5 ở dưới đây.

3. Sáng tạo từ mới để đặt tên nhãn hiệu
Mặc dù việc sáng tạo ra một từ mới không dễ dàng, tuy nhiên các nhãn hiệu tạo ra theo cách này lại rất dễ được bảo hộ, và bản thân các từ mới được tạo ra cũng rất có thể được khách hàng đón nhận rất thích thú. Ví dụ nhãn hiệu Pokémon, đây là từ được sáng tạo ra. Pokémon là tên gọi rút ngắn phiên âm của từ ngữ tiếng Nhật Pocket Monsters (ポケットモンスター Poketto Monsutā, nghĩa là “Quái vật bỏ túi”)

4. Chọn một từ ngẫu nhiên
Một cách cũng rất hay để đặt tên nhãn hiệu của bạn là chọn một từ ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên ở đây có nghĩa là từ đó hoàn toàn không liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Chúng ta có thể đề cập tới một ví dụ rất nổi tiếng đó chính là nhãn hiệu APPLE. Nhãn hiệu này đương nhiên sẽ rất buồn tẻ nếu bạn là một hãng chuyên bán quả táo chín mọng có nguồn gốc từ Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, New Zealand. Tuy nhiên một công ty chuyên bán máy tính và điện thoại di động ở Mỹ đã trúng lớn khi đặt nhãn hiệu chính của mình theo cái tên này. Ở đây là có thể thấy là TÁO – APPLE và máy tính, điện thoại di đông hoàn toàn chả có sự liên quan gì đến nhau, trừ việc máy tính và điện thoại có thể đặt hàng để mua táo. Điều này cũng giúp việc bảo hộ thương hiệu dễ dàng hơn.

5. Đặt tên nhãn hiệu với thông điệp ẩn
Nếu bạn vẫn muốn truyền tải một thông điệp nào đó liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn, hãy dùng các thông điệp ẩn thay vì miêu tả sản phẩm. Hãy tìm các từ có tính chất gợi ý thay vì miêu tả trực tiếp sản phẩm của bạn. Luật pháp cho phép các nhãn hiệu có các gợi ý mà không phải là miêu tả có thể được bảo hộ.

Một số nhãn hiệu nổi tiếng sử dụng cách này có thể kể đến nhãn hiệu AIRBUS dành cho các máy bay, Microsoft cho các sản phẩm và dịch vụ máy tính …, “Tuệ Phong” cho dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ.

6. Tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu
Mặc dù bạn đã giành rất nhiều công sức để lựa chọn và sáng tạo ra một nhãn hiệu tuyệt vời, vẫn có xác suất là nó bị tương tự hoặc trùng với một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước đó. Việt Nam hiện có tới 400.000 nhãn hiệu đang được bảo hộ, do vậy xác suất xảy ra xung đột là khó tránh khỏi. Trong trường hợp đã có nhãn hiệu tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu của bạn đăng ký bảo hộ trước cho sản phẩm, dịch vụ có liên quan tới sản phẩm dịch vụ bạn dự định nộp đơn bảo hộ độc quyền, bạn có thể bị từ chối đăng ký đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ sau khi nộp đơn 2 năm. Để tiết kiệm công sức và chi phí bạn nên tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

Bạn có thể tự tiến hành việc tra cứu theo đường link này tại trang web của Cục Sở hữu trí tuệ:

http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks?0&query=*:*

7. Nhận tư vấn từ Luật sư nhãn hiệu
Các gợi ý trên sẽ giúp bạn các ý tưởng để lựa chọn và sáng tạo nhãn hiệu. Tuy nhiên việc nghiên cứu áp dụng luật sở hữu trí tuệ để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiện là việc khá tốn thời gian và công sức. Hơn nữa có nhiều trường hợp đánh giá trắng hay đen là rất khó khi bản thân nhãn hiệu nằm trong khoảng xám của các quy định pháp luật. Khi đó bạn có thể trao đổi với các Luật sư nhãn hiệu có nhiều năm kinh nghiệm của Tuệ Phong và nhận được tư vấn một cách miễn phí theo thông tin trong đường link dưới đây:

https://tuephong.com.vn/lien-he/

Tuệ Phong luôn sẵn sàng đồng hành trong quá trình lựa chọn, sáng tạo và bảo hộ nhãn hiệu của bạn

Link gốc của bài viết xin xem ở đây:
https://tuephong.com.vn/cach-dat-nhan-hieu-hay-va-de-duoc-bao-ho/

31/01/2023

Một cách thông minh để xây dựng thương hiệu, kiếm tiền hàng tuần của Rashford - tiền đạo MU.

Cứ mỗi lần anh chàng này ghi bàn, việc mà anh ta làm được khá thường xuyên và được các fan MU (vốn rất nhiều) theo dõi, hưởng ứng, anh ta lại thể hiện hành động đưa tay lên thái dương. Hình ảnh này trở nên quen thuộc và rất thú vị. Rashford liền nghĩ tới việc kiếm tiền bằng cách đăng ký nhãn hiệu với Văn phòng Sở hữu trí tuệ của Anh Quốc hình ảnh này với các sản phẩm như: trò chơi điện tử, đồ thể thao, quần áo, giầy dép, sách.

Nếu được đăng ký thành công, Rashford sẽ ngay lập tức sở hữu tài sản là nhãn hiệu với hàng triệu fan hâm mộ và có giá trị nhiều triệu đô la.
Đây là một cách kiếm tiền rất thông minh mà các vận động viên Việt Nam hoàn toàn có thể học theo.
Chi tiết xem thêm tại:
https://tuephong.com.vn/meo-phat-trien-thuong-hieu-bai-hoc-tu-viec-rashford-dang-ky-nhan-hieu-pha-an-mung-ghi-ban/

28/01/2023

KHI APPLE DỐC LỰC BẢO VỆ TRÁI TÁO

Một vài chia sẻ thú vị về nỗ lực bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ - logo trái táo của Apple.
Mời xem chi tiết tại: https://tuephong.com.vn/khi-apple-doc-luc-bao-ve-trai-tao/

Photos from Tuệ Phong - chuyên gia sở hữu trí tuệ's post 30/12/2022

Từ ngày 01/1/2023, cá nhân, pháp nhân hoàn toàn có thể nộp phí, lệ phí liên quan đến các đối tượng SHCN bằng hình thức chuyển khoản rất thuận tiện.
Ghi nhận nỗ lực từng bước cải thiện các thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ.

01/10/2022

Năm vừa qua, giá trị thương hiệu Việt Nam tăng 11% và giờ trị giá 431 tỷ USD. Nguồn - https://vnexpress.net/thuong-hieu-viet-nam-tri-gia-431-ty-usd-4517770.html
Sở hữu một thương hiệu mạnh là sở hữu một tài sản rất lớn. Hãy đăng ký nhãn hiệu và phát triển tài sản của bạn.

21/09/2022

Tổng giá trị Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đã tăng lên 36% so với năm 2021. Thương hiệu của bạn thế nào?

Đừng quên đăng ký sở hữu nhãn hiệu nhé!

Nguồn:
https://kinhtedothi.vn/ong-lon-ty-do-trong-top-50-thuong-hieu-gia-tri-nhat-viet-nam-2022.html

Photos from Tuệ Phong - chuyên gia sở hữu trí tuệ's post 14/07/2022

Từ ngày 1/7, Cơ quan quản lý XNC Việt Nam tiếp tục thủ tục cấp mới/cấp đổi hộ chiếu sau một thời gian tạm dừng. Tuy nhiên hộ chiếu được cấp hiện tại vẫn là hộ chiếu không gắn chip điện tử.

Mặc dù lượng người đến làm hộ chiếu rất đông nhưng thủ tục được tiến hành khá nhanh, mỗi người chỉ mất tầm 15-30 phút là hoàn thành.

Người dân có thể tự khai trước tờ khai online trên website https://hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn tại nhà, hoặc đến khai online tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, sau đó chụp ảnh, in Tờ khai và xếp hàng đợi gọi làm thủ tục theo số thứ tự.

Mọi người có thể tham khảo quy trình cấp mới/cấp đổi hộ chiếu trong ảnh hướng dẫn bên dưới.

13/07/2022

Chắc hẳn chúng ta ai đã từng ăn gà rán KFC đều để ý thấy câu slogan rất nổi tiếng luôn được in kèm theo logo KFC trên bao bì sản phẩm hay các biển hiệu quảng cáo như một phần nhận dạng của thương hiệu KFC:
"It's Finger Lickin' Good", dịch sang tiếng Việt: "Vị ngon trên từng ngón tay".

KFC đã sử dụng slogan này trong hơn 60 năm qua. Nó có nguồn gốc từ một sự việc ngẫu nhiên xảy ra vào những năm 50 của thế kỷ trước. Khi đó, trên một kênh truyền hình thương mại Mỹ đã xuất hiện hình ảnh một người đang ăn gà rán.
Sau đó, khán giả gọi điện phàn nàn rằng người đó đã liếm ngón tay và điều đó trông không vệ sinh, nhưng phía KFC đã trả lời: "Well, it’s finger licking good" (Vị ngon trên từng ngón tay). Cụm từ trên nhanh chóng trở thành slogan của KFC và trở nên nổi tiếng.

Tuy nhiên thời gian vừa qua, KFC đã phải ngừng dùng slogan này tại hầu hết các quốc gia vì không "hợp thời" với Covid-19, khi các chuyên gia y tế kêu gọi mọi người rửa tay thường xuyên và tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus COVID-19. Cụ thể, thương hiệu làm mờ cụm từ "Finger Licking" mang tính biểu tượng của công ty.

Tại Việt Nam, hai slogan này của KFC cũng đã được bảo hộ như một nhãn hiệu (dấu hiệu có khả năng phân biệt). Trong khi cụm từ tiếng Anh "IT"S FINGER LICKIN' GOOD" được bảo hộ từ rất sớm (năm 1994) thì solgan tiếng Việt "VỊ NGON TRÊN TỪNG NGÓN TAY" có "số phận" trắc trở hơn khi suýt bị Cục SHTT từ chối bảo hộ với lý do mô tả hàng hóa/dịch vụ đăng ký. Tuy nhiên, với việc đưa ra các bằng chứng chứng minh slogan đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng, cuối cùng KFC cũng thành công bảo vệ được nhãn hiệu "VỊ NGON TRÊN TỪNG NGÓN TAY" tại Việt Nam vào tháng 5/2022 vừa qua.

11/07/2022

Câu chuyện về sữa Ông Thọ.
Ông Thọ là một nhãn hiệu sữa đặc nổi tiếng tại Việt Nam, hiện thuộc sở hữu của Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk). Các chủng loại của sữa Ông Thọ gồm: Ông Thọ nhãn trắng, Ông Thọ nhãn xanh, Ông Thọ nhãn đỏ và Ông Thọ vỉ nhựa. Sản phẩm sữa này có tên gọi tiếng Việt khá thú vị, tên gọi của chúng được hình dung hài hước là sữa của ông Thọ, tức là sữa từ (của) một ông già.
Sữa Ông Thọ là một chế phẩm sữa rất phổ biến ở Việt Nam, ngoài chức năng độc lập của chúng (sữa đặc), sữa Ông Thọ là nguyên liệu quan trọng để pha vào cà phê làm nên món trứ danh ở Việt Nam là cà phê sữa đá, chúng còn được người dùng ưa thích với món bánh mì chấm sữa như là một món ăn nhanh và rẻ cho bữa sáng.
Đây là nhãn hiệu sữa đã có từ lâu tại Việt Nam. Trước năm 1975, Công ty sữa đa quốc gia Foremost có hoạt động kinh doanh tại miền Nam Việt Nam, họ sản xuất sữa với nhãn hiệu Longevity mang hình ảnh một ông già cầm trái đào tiên, và gọi đó là sữa Ông Thọ một cách không chính thức để người Việt dễ hiểu.
Sau năm 1975, các cơ sở sản xuất của Foremost bị nhà nước quốc hữu hóa rồi giao cho Vinamilk tiếp quản. Từ năm này đến năm 1990, Vinamilk sản xuất loại sữa đặc mang tên Ông Thọ kinh doanh tại Việt Nam, cũng với hình ảnh một ông già cầm quả đào tiên.
Thời gian sau đó, Công ty Foremost quay lại Việt Nam đầu tư kinh doanh, họ quyết định đòi lại nhãn hiệu sữa với hình ảnh ông già cầm quả đào tiên từ tay Vinamilk. Vụ kiện kéo dài rồi được tòa án quốc tế tuyên rằng hình ảnh ông già cầm quả đào tiên là của Foremost (không bao gồm chữ Ông Thọ bằng tiếng Việt).
Sau vụ thua kiện, Vinamilk đã thay đổi mẫu mã, họ vẫn giữ hình ông Thọ nhưng lúc này ông Thọ có thêm 2 đứa nhóc, trong đó 1 đứa ôm trái đào tiên.
Sau khi thắng kiện, Công ty Foremost khuếch trương thương hiệu sữa này bằng tên gọi Longevity với ông già cầm quả đào tiên như đã từng làm tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Nhưng trớ trêu thay, Foremost bị phản ứng ngược vì người Việt bây giờ đã quen với chữ Ông Thọ của Vinamilk rồi. Họ cho rằng Longevity là nhãn hiệu nhái với Ông Thọ nên sữa Ông Thọ lại càng được ưa chuộng và bán chạy nhiều hơn. Để vớt vát cho chiến lược sai lầm này, Foremost đã Việt hóa chữ Longevity thành chữ Trường Sinh, và nhãn hiệu sữa này vẫn tồn tại miễn cưỡng đến ngày nay.
Sữa Ông Thọ cũng theo chân người Việt Nam tị nạn qua đến Mỹ và hiện nay vẫn còn tồn tại dưới dạng bao bì giống với thương hiệu trước 1975.
Chú thích từ trái sang phải:
Hình 1: Nhãn hiệu sữa Ông Thọ trước 1975.
Hình 2: Nhãn hiệu sữa Ông Thọ hiện nay của Vinamilk.
Hình 3: Nhãn hiệu sữa Trường Sinh (Ông thọ cũ) của Foremost.


h/posts/1454638784723980/

Câu chuyện về sữa Ông Thọ.
Ông Thọ là một nhãn hiệu sữa đặc nổi tiếng tại Việt Nam, hiện thuộc sở hữu của Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk). Các chủng loại của sữa Ông Thọ gồm: Ông Thọ nhãn trắng, Ông Thọ nhãn xanh, Ông Thọ nhãn đỏ và Ông Thọ vỉ nhựa. Sản phẩm sữa này có tên gọi tiếng Việt khá thú vị, tên gọi của chúng được hình dung hài hước là sữa của ông Thọ, tức là sữa từ (của) một ông già.
Sữa Ông Thọ là một chế phẩm sữa rất phổ biến ở Việt Nam, ngoài chức năng độc lập của chúng (sữa đặc), sữa Ông Thọ là nguyên liệu quan trọng để pha vào cà phê làm nên món trứ danh ở Việt Nam là cà phê sữa đá, chúng còn được người dùng ưa thích với món bánh mì chấm sữa như là một món ăn nhanh và rẻ cho bữa sáng.
Đây là nhãn hiệu sữa đã có từ lâu tại Việt Nam. Trước năm 1975, Công ty sữa đa quốc gia Foremost có hoạt động kinh doanh tại miền Nam Việt Nam, họ sản xuất sữa với nhãn hiệu Longevity mang hình ảnh một ông già cầm trái đào tiên, và gọi đó là sữa Ông Thọ một cách không chính thức để người Việt dễ hiểu.
Sau năm 1975, các cơ sở sản xuất của Foremost bị nhà nước quốc hữu hóa rồi giao cho Vinamilk tiếp quản. Từ năm này đến năm 1990, Vinamilk sản xuất loại sữa đặc mang tên Ông Thọ kinh doanh tại Việt Nam, cũng với hình ảnh một ông già cầm quả đào tiên.
Thời gian sau đó, Công ty Foremost quay lại Việt Nam đầu tư kinh doanh, họ quyết định đòi lại nhãn hiệu sữa với hình ảnh ông già cầm quả đào tiên từ tay Vinamilk. Vụ kiện kéo dài rồi được tòa án quốc tế tuyên rằng hình ảnh ông già cầm quả đào tiên là của Foremost (không bao gồm chữ Ông Thọ bằng tiếng Việt).
Sau vụ thua kiện, Vinamilk đã thay đổi mẫu mã, họ vẫn giữ hình ông Thọ nhưng lúc này ông Thọ có thêm 2 đứa nhóc, trong đó 1 đứa ôm trái đào tiên.
Sau khi thắng kiện, Công ty Foremost khuếch trương thương hiệu sữa này bằng tên gọi Longevity với ông già cầm quả đào tiên như đã từng làm tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Nhưng trớ trêu thay, Foremost bị phản ứng ngược vì người Việt bây giờ đã quen với chữ Ông Thọ của Vinamilk rồi. Họ cho rằng Longevity là nhãn hiệu nhái với Ông Thọ nên sữa Ông Thọ lại càng được ưa chuộng và bán chạy nhiều hơn. Để vớt vát cho chiến lược sai lầm này, Foremost đã Việt hóa chữ Longevity thành chữ Trường Sinh, và nhãn hiệu sữa này vẫn tồn tại miễn cưỡng đến ngày nay.
Sữa Ông Thọ cũng theo chân người Việt Nam tị nạn qua đến Mỹ và hiện nay vẫn còn tồn tại dưới dạng bao bì giống với thương hiệu trước 1975.
Chú thích từ trái sang phải:
Hình 1: Nhãn hiệu sữa Ông Thọ trước 1975.
Hình 2: Nhãn hiệu sữa Ông Thọ hiện nay của Vinamilk.
Hình 3: Nhãn hiệu sữa Trường Sinh (Ông thọ cũ) của Foremost.

10/07/2022

Hoàn toàn có thể đăng ký nhãn hiệu cho slogan và dùng nó như một cách thể hiện riêng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Thật thú vị là các slogan sau đã được đăng ký nhãn hiệu:
- Hãy nói theo cách của bạn - Viettel
- Ăn theo cách của bạn - BURGER KING CORPORATION
- Hãy Pha Theo Cách Của Bạn - Nước Mắm SAKYDO

- Hãy gì theo cách của bạn - You?

:)

06/07/2022

Một số điểm mới trong luật SHTT sửa đổi liên quan đến Nhãn hiệu - cho phép bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

Ngày 16/6/2022, quốc hội đã bấm nút thông qua Luật SHTT sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023. Phạm vi sửa đổi lần này khá rộng, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Quyền tác giả và một số lĩnh vực khác, bao gồm lĩnh vực SHCN.
Đối với mảng Nhãn hiệu, điểm nổi bật là Luật SHTT sửa đổi lần đầu tiên bảo hộ cho 1 loại nhãn hiệu phi truyền thống: Nhãn hiệu âm thanh. Việc sửa đổi này để phù hợp với các quy định về SHTT liên quan đến Hiệp định CP-TTP (không được ngăn cấm người nộp đơn từ các quốc gia thành viên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh).
Nội dung sửa đổi:
+ Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 72 như sau:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;”.
+ Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73 như sau:
“1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, quốc ca của Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;”.
Ngoài ra Luật SHTT còn sửa đổi, bổ sung các điểm a, b, c, đ, e, h, i và thêm vào điểm o, p của khoản 2 Điều 74 như sau:
“o) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã được bảo hộ tại Việt Nam nếu dấu hiệu đó đăng ký cho hàng hóa là giống cây trồng cùng loài hoặc thuộc loài tương tự hoặc sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng;
p) Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi, hình ảnh của nhân vật, hình tượng trong tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.”.

16/06/2022

Bổ sung quy định về quyền tác giả, quyền liên quan

11/06/2022

Chính phủ chỉ đạo - Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, giá trị của thương hiệu.
(nhãn hiệu là một thành phần rất quan trọng của thương hiệu)

10/06/2022

Nhãn hiệu số 01 - nhãn hiệu đầu tiên được cấp bằng ở Việt Nam.

09/06/2022

Sự sáng tạo - nhãn hiệu JIO của nhà mạng nổi tiếng RELIANCE INDUSTRIES LIMITED (Ấn Độ), được xây dựng từ hình ảnh ngược của OIL - ngành kinh doanh truyền thống của hãng. Nhãn hiệu thể hiện sự đổi mới sáng tạo mà vẫn giữ được sự kết nối với nền tảng kinh doanh đã được tạo dựng vững chắc.
Theo Brand Finance 2021, giá trị thương hiệu Jio là 4,8 tỉ USD - WOW.

Photos from Tuệ Phong - chuyên gia sở hữu trí tuệ's post 24/07/2021

Thông báo mới của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan đến việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ và các công việc liên quan trước những diễn biến phức tạo của dịch Covid 19 tại Hà Nội.

Một số vấn đề liên quan đến thông tin thương hiệu gạo ST25 bị “đánh cắp” tại Hoa Kỳ - TIN TỨC-SỰ KIỆN - CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ 24/04/2021

Mấy ngày gần đây, dư luận đang xôn xao với thông tin gạo ST25 của Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhãn hiệu tại thị trường Mỹ. Về vấn đề này, Cục Sở hữu trí tuệ đã có bài viết cung cấp thông tin khá chi tiết và đầy đủ, mời các bạn tham khảo.

http://www.noip.gov.vn/vi_VN/web/guest/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/mot-so-van-e-lien-quan-en-thong-tin-thuong-hieu-gao-st25-bi-anh-cap-tai-hoa-ky

Một số vấn đề liên quan đến thông tin thương hiệu gạo ST25 bị “đánh cắp” tại Hoa Kỳ - TIN TỨC-SỰ KIỆN - CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ Thời gian gần đây, có nhiều thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc ”thương hiệu” gạo “ST25” được các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ (và cả Việt Nam) dẫn đến nguy cơ mất thư....

22/04/2021

Gạo ST24 và ST25 bị đăng ký thương hiệu bởi doanh nghiệp nước ngoài.

Sau nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột, thương hiệu gạo ST24 và ST25 đã bị doanh nghiệp ngoại đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.
Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, gạo ST24 và ST25 đã bị 4 doanh nghiệp Mỹ đăng ký bản quyền trước.

Như vậy, khi Việt Nam xuất khẩu 2 loại gạo này sang Mỹ sẽ phải thông qua doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu ST24, ST25 ở Mỹ. Nếu không thông qua, doanh nghiệp Việt sẽ vi phạm về sở hữu trí tuệ.

Theo báo Người lao động, Giám đốc một doanh nghiệp am hiểu thị trường Mỹ cho rằng, tại thị trường này, hễ mặt hàng nào nổi lên, được người tiêu dùng chú ý lập tức sẽ có người đăng ký thương hiệu đón đầu.

"Chi phí đăng ký thương hiệu không nhiều, nếu mặt hàng bán chạy thì người đăng ký thương hiệu trước có thể bán lại cho chủ sở hữu thực sự hoặc nhận tiền bản quyền khi có hàng hóa xuất khẩu sang. Trường hợp chủ sở hữu muốn đòi lại thương hiệu phải trải qua cuộc chiến pháp lý khá phức tạp", vị giám đốc này phân tích.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chậm chạp trong việc đăng ký bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài. Trong khi Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới.

Sau nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột, thương hiệu gạo ST24 và ST25 đã bị doanh nghiệp ngoại đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.
Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, gạo ST24 và ST25 đã bị 4 doanh nghiệp Mỹ đăng ký bản quyền trước.

Như vậy, khi Việt Nam xuất khẩu 2 loại gạo này sang Mỹ sẽ phải thông qua doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu ST24, ST25 ở Mỹ. Nếu không thông qua, doanh nghiệp Việt sẽ vi phạm về sở hữu trí tuệ.

Theo báo Người lao động, Giám đốc một doanh nghiệp am hiểu thị trường Mỹ cho rằng, tại thị trường này, hễ mặt hàng nào nổi lên, được người tiêu dùng chú ý lập tức sẽ có người đăng ký thương hiệu đón đầu.

"Chi phí đăng ký thương hiệu không nhiều, nếu mặt hàng bán chạy thì người đăng ký thương hiệu trước có thể bán lại cho chủ sở hữu thực sự hoặc nhận tiền bản quyền khi có hàng hóa xuất khẩu sang. Trường hợp chủ sở hữu muốn đòi lại thương hiệu phải trải qua cuộc chiến pháp lý khá phức tạp", vị giám đốc này phân tích.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chậm chạp trong việc đăng ký bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài. Trong khi Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới.

(Theo Thùy Linh - VTV24)

19/04/2021

Chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4.

30/03/2021

LOGO HƠN 4 TỶ ĐÔ CỦA UNILEVER CHẤT CỠ NÀO??

-------------------------------------------------
Unilever hẳn là một cái tên quen thuộc với người người nhà nhà cùng những nhãn hiệu nổi tiếng như: OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr Comfort, Vaseline, Hazeline, Ponds,….

Unilever chỉ định Wolff Olins thiết kế logo mới thay cho logo cũ từ năm 1970, nhằm thể hiện được sứ mạng “sức sống” của doanh nghiệp. Logo được tạo nên từ 25 biểu tượng đan xen nhau tạo thành hình ảnh chữ U.

1. Mặt trời:

Biểu tượng của thiên nhiên và sức sống. Mặt trời gợi chúng ta nhớ đến nguồn gốc của Unilever tại Port Sunlight và có thể đại diện cho một số nhãn hàng: Flora, Slim·Fast và Omo.

2. Bàn tay

Biểu tượng này đại diện cho da và xúc giác, thể hiện sự chăm sóc và quan tâm.

3. Hoa

Đại diện cho hương thơm. Khi đi cùng với bàn tay thì biểu tượng này đại diện cho kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da,…

4. Ong

Đại diện cho sự sáng tạo, gắn kết, cần cù và cân bằng sinh thái. Ong tượng trưng cho những thử thách cũng như là những cơ hội.

5. DNA

Chuỗi xoắn kép, bản vẽ di truyền của sự sống và là biểu tượng của ngành sinh vật học. Nó chính là chìa khóa tới một cuộc sống khỏe mạnh.

6. Tóc

Biểu tượng của vẻ đẹp. Nếu được đặt cạnh bông hoa thì biểu tượng này gợi nhớ đến sự sạch sẽ và thơm tho, nếu được đặt cạnh một bàn tay thì biểu tượng này gợi đến sự mềm mại.

7. Cây cọ

Nguồn tạo nên dinh dưỡng. Nó tạo ra dầu cọ cũng như nhiều loại hoa quả như dừa và chà là, và là biểu tượng của thiên đường.

8. Sốt

Hương vị khác nhau để món ăn trở nên ngon tuyệt

9. Chiếc bát

Một chiếc bát đang chứa thức ăn nóng sốt thơm lừng. Biểu tượng này còn tượng trưng cho một bữa ăn đã sẵn sàng, nước hay súp nóng.

10. Chiếc muỗng

Biểu tượng của dinh dưỡng, nấu nướng và thưởng thức.

11. Gia vị và hương liệu

Tượng trưng cho các nguyên liệu thiên nhiên và tươi mới.

12. Con cá

Biểu tượng của thức ăn, biển cả và nguồn nước tinh khiết

13. Tia sáng

Sạch sẽ, khoẻ khoắn và tràn trề năng lượng.

14. Cánh chim

Biểu tượng của tự do, sự chọn lựa và một cuộc sống tốt đẹp hơn

15. Trà xanh

Biểu tượng của nền nông nghiệp và sự phát triển

16. Đôi môi

Tượng trưng cho nét đẹp và sự quyến rũ

17. Cây kem

Cảm giác vui sướng và tận hưởng

18. Tái chế

Lời cam kết về sự bền vững

19. Hạt

Biểu tượng của nền khoa học, sự kết nối bạn bè

20. Bông tuyết

Biểu tượng của sự trong lành, tươi ngon

21. Hộp chứa

Tượng trưng cho sự gói gọn – một hộp kem gắn với ý nghĩa sự chăm sóc nâng niu.

22. Trái tim

Biểu tượng của tình yêu, sự quan tâm và sức khoẻ.

23. Quần áo

Tượng trưng cho sự giặt giũ, mới mẻ

24. Làn sóng

Tượng trưng cho sự sạch sẽ, tươi mới và tràn đầy sức sống

25. Chất lỏng:

Liên tưởng đến nước sạch và sự tinh khiết

Source: The Trainee Club.

18/03/2021

Chuyện bây giờ mới kể...
Cảm ơn Quý khách hàng đã yêu quý và đặt niềm tin ở Tuệ Phong.

***********
Nếu công ty bạn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi.


ký nhãn hiệu

15/03/2021

Khách hàng chưa hiểu rõ về Nhãn hiệu nên sẽ có rất nhiều băn khoăn. Đừng ngại ngần, hãy liên hệ với chúng tôi. Tuệ Phong luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc cũng như tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến SHTT sao cho khách hàng luôn cảm thấy hài lòng nhất.

CÔNG TY ĐẠI DIỆN SHCN TUỆ PHONG - Chuyên nghiệp, Tận tâm - Vì thành công của Quý khách hàng.

Want your practice to be the top-listed Law Practice in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Telephone

Address


Phạm Tuấn Tài
Hanoi
10000

Opening Hours

Monday 08:00 - 17:00
Tuesday 08:00 - 17:00
Wednesday 08:00 - 17:00
Thursday 08:00 - 17:00
Friday 08:00 - 17:00

Other Patent Trademark & Copyright Law in Hanoi (show all)
ASL LAW - Legal advice on Doing business in Vietnam, ASEAN and 22 countries ASL LAW - Legal advice on Doing business in Vietnam, ASEAN and 22 countries
12th Floor, 319 Tower, 63 Le Van Luong, Cau Giay
Hanoi, 100000

ASL Law, a full-service Vietnam law firm, includes Associates of Successful Lawyers from Vietnam and

VNNA Sở Hữu Trí Tuệ - IP Law VNNA Sở Hữu Trí Tuệ - IP Law
D01/L08 Khu A/KĐT Dương Nội/phường Dương Nội/quận Hà Đông/Hanoi
Hanoi, 150000

Bảo Hộ Thương Hiệu

Sức mạnh tiềm thức- Ms Phùng Thao Sức mạnh tiềm thức- Ms Phùng Thao
M. Me/phungthaotpdl
Hanoi, 100000

IPLAW IPLAW
P418, CT6A, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông
Hanoi

Our firm has been recognized as one of the leading law firms specializing in the protection and enfo

IP Spotlight IP Spotlight
97-99 Lang Ha
Hanoi, 10000

IP Spotlight - Intellectual Property Spotlight

HAVIP IP LAW FIRM HAVIP IP LAW FIRM
Phòng 2002 Tòa Nhà Licogi 13 Tower, Số 164 Đường Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân
Hanoi, 100000

SB LAW SB LAW
Hanoi, 100000

SBLAW là Công ty sở hữu trí tuệ

Luật Bạch Long Luật Bạch Long
Số 10 Ngõ 40 Đường Trần Vỹ, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy
Hanoi

- Luật sư tư vấn - Cung cấp dịch vụ pháp lý về đất đai, doanh nghiệp, hôn nhân, hình sự...

Trung tâm Pháp Luật và Tác Quyền Trung tâm Pháp Luật và Tác Quyền
Hanoi, 100000

Trung tâm Pháp luật và tác quyền được thành lập theo quyết định số 0111/QĐ-VIETRRO; và hoạt động theo Giấy phép Đăng ký Khoa học Công nghệ số A-2344 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp...

Sở Hữu Trí Tuệ Kenfox Sở Hữu Trí Tuệ Kenfox
Nhà Số 6, Ngách 12/93 Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hanoi, 10000

Được thành lập vào năm 2010, KENFOX đã phát triển trở thành một trong những công ty sở hữu trí tuệ (S

LUẬT HOÀNG ĐẠO - Luật sư Online LUẬT HOÀNG ĐẠO - Luật sư Online
B205, M3-M4 So 91 Nguyen Chi Thanh, D**g Da
Hanoi

www.HoangDao.com - Luật sư hàng đầu của Doanh nghiệp Việt www.luatsukinhte.com

Xưởng Cơ Khí Chế Tạo Máy Đất Việt Xưởng Cơ Khí Chế Tạo Máy Đất Việt
Số 1, Ngõ 29, Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội
Hanoi, 1000000

Chuyên chế tạo và lắp ráp các loại máy công nghiệp, dây chuyền máy công nghiệ