Yoga Trị Liệu Phục Hồi Tự Nhiên

HELO center với phương châm Yêu thương chữa lành bằng phương pháp phục hồi tự

23/09/2021

🦋 Để chữa lành tâm hồn mình, ta cần tìm đến sự kết nối yêu thương với bất kỳ những điều gì làm mình phiền não, đau khổ, tổn thương.
🦋 Để chữa làm tâm hồn mình, ta cần hướng đến sự bình thản khi cưỡi con sóng của niềm hân hoan hay nỗi phiền muộn cho đến khi nó phân tán và trở thành một cái khác.
🦋 Để chữa lành tâm hồn mình, ta cần hiểu thấu sự vận hành của cảm xúc, cách chúng ta bị mắc kẹt giữa những cảm xúc đó và cách chúng ta làm người khác cũng bị mắc kẹt.

13/01/2020

"Yoga không phải lúc nào cũng chữa trị được sự căng thẳng. Yoga giúp trung hòa căng thẳng thông qua việc nâng cao và thay đổi nhận thức bản thân."- Debasish Mridha

12/01/2020

"Yoga không xóa bỏ chúng ta khỏi thực tại hoặc những trách nhiệm của cuộc sống thường nhật. Mà đặt chúng ta - một cách vững chắc và kiên định - trong nền tảng của những trải nghiệm. Chúng ta không vượt quá giới hạn của cuộc sống, mà thay vào đó sẽ trở lại với những hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn."
- Donna Farhi -

10/01/2020

"Các bài tập chỉ là một bản văn xuôi, trong khi Yoga là thơ ca của sự chuyển động. Một khi bạn hiểu được ngữ pháp của Yoga, bạn sẽ viết nên được một bài thơ của riêng mình."

- Amit Ray -

10/01/2020

🌿Kiên nhẫn là bản chất của tình thương chân thật. Nếu thật sự thương người nào, mình phải biết kiên nhẫn với người đó 🌿
-----------------
Kiên nhẫn -Lắng nghe

🌿Tất cả chúng ta đều có những người thân đang gặp những khó khăn và khổ đau. Ta rất khao khát muốn giúp người thân của ta bớt khổ, nhưng ta không phải là những nhà tâm lý trị liệu. Ta có thể thực tập như một nhà tâm lý trị liệu, vấn đề là nên thực tập lắng nghe như thế nào để những hạt giống khổ đau trong ta không bị tưới tẩm.
🌿 Muốn lắng nghe một cách hiệu quả, trước hết ta phải biết thực tập đi thiền, ngồi thiền và thở có chánh niệm trong đời sống hàng ngày để chế tác ra năng lượng của Niệm, Định, của vững chãi và thảnh thơi. Điều này rất quan trọng. Ta phải tự giúp bản thân trước, rồi sau đó mới nghĩ tới chuyện giúp người. Đó là nguyên tắc của sự thực tập tự độ và độ tha.
🌿Nếu ta mới thực tập lắng nghe lần đầu, có thể ta sẽ thấy rằng khả năng lắng nghe của mình chỉ giới hạn trong vòng mười lăm phút. Sau mười lăm phút ta sẽ cảm thấy mệt, không thể nghe tiếp được nữa. Trong trường hợp này, ta nên nói với người kia rằng: ”Thưa chị, em hơi mệt. Em xin được tiếp tục lần sau, được không? Bây giờ em muốn đi dạo một chút. Nếu chị muốn, mời chị đi cùng với em cho vui.” Mình phải làm mới lại chính mình. Mình phải có cơ hội để tiêu hóa những gì mình đã đưa vào trước khi tiếp tục lắng nghe. Biết được mức giới hạn của mình là điều rất quan trọng. Nếu không, mình sẽ thất bại, sẽ bị đột quỵ.
🌿Yếu tô kiên nhẫn cũng rất quan trọng trong quá trình lắng nghe. Tôi có tham dự một buổi họp trong đó có một người đã không có ai lắng nghe và người đó cũng không có cơ hội bày tỏ nỗi khổ của mình. Chúng tôi đã ngồi và thở trong chánh niệm một lúc thật lâu. Chúng tôi đã ngồi có mặt cho ông ta, rất chăm chú và ông ta đã cố gắng thật lâu mới có thể nói ra được nỗi khổ của ông cho chúng tôi nghe.
🌿Kiên nhẫn là bản chất của tình thương chân thật. Nếu thật sự thương người nào, mình phải biết kiên nhẫn với người đó.

(Sư ông Làng Mai)

08/01/2020

Giả dụ tôi có thiên nhãn thông, tôi sẽ có thể nhìn vào dấu chân của bạn để thấy rõ dấu vết của những lo lắng phiền muộn mà bạn đã in lên mặt đất khi qua chỗ tôi đứng, như một nhà khoa học lấy kính hiển vi soi tỏ những sinh vật bé nhỏ có mặt trong một ly nước lấy ở ao hồ.
Bạn phải bước đi như thế nào để chỉ in trong dấu chân mình sự an lạc và giải thoát mà thôi; đó là bí quyết của thiền hành.
Mà muốn làm được như thế, bạn phải biết rũ bỏ.
Rũ bỏ phiền não, rũ bỏ lo lắng.
- Thiền Hành Yếu Chỉ - THÍCH NHẤT HẠNH -

07/01/2020

"Yoga là điệu nhảy của mỗi tế bào trên cơ thể, với âm nhạc là hơi thở tạo nên sự thanh thản và hài hòa bên trong tâm hồn."
- Debasish Mridha -

06/01/2020

☘️ Giả sử có ai đó nói xấu bạn, nếu điều đó không đúng mà chỉ là những câu chuyện thị phi tầm phào, thì chẳng việc gì bạn phải lăn tăn khó chịu. Hãy bỏ qua và tiếp tục bước đi. Còn nếu trong những lời nói đó có chút gì đúng, hãy suy ngẫm và thành thực tự điều chỉnh, hoàn thiện mình và sau đó cũng đừng tự dày vò bản thân quá mức về lỗi lầm đã xảy ra.
~ Trích ấn phẩm “Sống trí tuệ” của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

06/01/2020

👉👉👉Hãy đọc bài viết để biết bạn đang ở giai đoạn nào (hay đang mắc kẹt ở giai đoạn nào), nó định hình cuộc sống của bạn ra sao và suy ngẫm về chuyện liệu bạn muốn sống cuộc đời của mình như nào?👈👈👈


Đời không như mơ. Rồi bạn chết. Vậy nên, vài ngày trước khi đang vắt chân lên trán suy nghĩ về cuộc đời, tôi quyết định rằng đời này, nó sẽ xảy ra trong 4 giai đoạn. Và chúng là...



✍️Giai đoạn 1: Bắt chước người khác

Từ khi sinh ra ta đã cần phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không thể đi, không thể nói, không thể tự kiếm ăn, và chắc chắc là không thể tự kê khai thuế.

Khi còn nhỏ, cách học tập bẩm sinh của chúng là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên chúng ta học các kĩ năng cơ bản như đi lại và nói chuyện. Sau đó chúng ta phát triển các kĩ năng xã hội bằng cách nhìn và làm theo những người xung quanh mình. Và cuối cùng, trong những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa xã hội bằng cách quan sát các luật lệ và phong tục xung quanh môi trường sống của mình và cố gắng cư xử theo cách mà thường được xã hội chấp nhận.

Mục tiêu của giai đoạn 1 là dạy chúng ta cách tồn tại trong xã hội này để ta có thể tự chủ và tự chăm sóc được bản thân mình. Những người lớn khác trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.

Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Họ không ủng hộ các quyết định của ta. Và vì vậy chúng ta không phát triển được sự tự chủ. Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng ta không bị phán xét là kẻ lập dị.

Trong một cá nhân lành mạnh "bình thường", Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Đối với một số người, nó có thể kéo dài đến cả khi họ đã là người lớn. Một vài người từng thức dậy một ngày ở tuổi 45 mới bất giác nhận ra rằng họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự trách móc mình đã làm gì với bao năm tháng đã qua.

Đây là Giai đoạn 1. Giai đoạn bắt chước. Luôn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và sự xác tín. Thiếu vắng tư duy độc lập và các giá trị của bản thân.

Chúng ta phải luôn ý thức được những tiêu chuẩn và kì vọng của những người xung quanh dành cho chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải đủ mạnh mẽ để hành động bất chấp những tiêu chuẩn và sự mong đợi của khác khi bản thân mình cảm thấy điều đó là cần thiết. Chúng ta cần phải phát triển khả năng hành động do mình và vì mình.

✍️Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân

Trong Giai đoạn 1, chúng ta học cách hòa nhập với con người và văn hóa xung quanh. Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình độc đáo.

Giai đoạn 2 bao gồm rất nhiều cuộc thử sai. Chúng ta thử nghiệm bằng cách sống ở những nơi mới lạ, giao lưu với những người mới, uống những đồ mới, và thử "quan hệ" với người lạ xem sao.

Trong Giai đoạn 2 của tôi, tôi rời quê hương và thăm thú khoảng 50 quốc gia gì đó. Giai đoạn 2 của anh trai tôi là đâm thẳng đầu vào hệ thống chính trị ở thủ đô Washington. Giai đoạn 2 của mỗi người sẽ khác nhau đôi chút bởi vì mỗi chúng ta đều có sự khác biệt.

Giai đoạn 2 là quá trình khám phá ra bản thân. Chúng ta thử nhiều thứ. Một số có thể thành công, 1 số có thể thất bại. Mục đích là để bạn chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động.

Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu. Nhưng bất kể mấy diễn giả thành công có nói gì với bạn, khám phá ra được những giới hạn của mình là một điều hoàn toàn tốt và lành mạnh.

Bạn chắc chắc sẽ kém ở khoản nào đó, bất kể bạn có cố gắng đến đâu. Và bạn cần biết chúng là gì. Tôi không được trời phú cho tài năng xuất sắc ở bất kì môn thể thao nào. Thật buồn khi học được điều này, nhưng quan trọng là tôi biết mình không giỏi mảng đó. Tôi cũng chỉ giỏi tự nấu ăn cho mình ngang với em bé làm văng món nước sốt táo khắp sàn nhà. Chúng ta đều cần phải học được rằng mình dốt thứ gì. Và biết được điều này càng sớm trong cuộc đời càng tốt.

Vậy nên, chúng ta không giỏi ở một vài món. Và rồi bạn cũng sẽ học được rằng có những thứ thật tuyệt trong ngắn hạn, nhưng rồi sẽ chán dần sau một vài năm. Du lịch thế giới là một ví dụ. Lăng nhăng với cơ số người khác là 1 ví dụ thứ hai. Uống rượu vào tối thứ 3 là ví dụ thứ ba. Còn rất nhiều nữa. Tin tôi đi.

Biết được những giới hạn của bạn rất quan trọng bởi vì cuối cùng bạn phải nhận ra chân lý rằng thời gian của bạn trên Trái Đất này không có nhiều và vì vậy bạn nên đầu tư nó vào những thứ có ý nghĩa nhất. Điều này có nghĩa là nhận ra rằng cho dù bạn có khả năng làm được điều gì đó, không có nghĩa là bạn nên làm nó. Nhận ra rằng bởi vì bạn thích kiểu người này không có nghĩa là bạn nên ở mãi với họ. Và nhận ra rằng mọi thứ đều có chi phí cơ hội và bạn không thể có tất cả.

Tôi biết một vài người không bao giờ cho phép mình cảm thấy giới hạn - hoặc là bởi vì họ từ chối thừa nhận lỗi lầm của mình hoặc bởi vì họ tự huyễn hoặc rằng mình không có giới hạn. Những người này sẽ bị kẹt lại trong Giai đoạn 2.

Có những người "cứ mãi khởi nghiệp" khi đã 38 tuổi, vẫn sống với mẹ và vẫn không kiếm ra được đồng nào sau 15 năm cố gắng. Có những "diễn viên đầy tham vọng" vẫn đang làm bồi bản và đã không đi thử vai trong 2 năm. Có những người không thể an vị vào một mối quan hệ lâu dài bởi vì họ luôn luôn có cảm giác rằng sẽ luôn có một ai đó tốt hơn xuất hiện. Họ là những người cố "lau chùi" những sai lầm như thể "giải phóng" sự tiêu cực vào vũ trụ, hoặc "thanh trừng" tất cả những sai lầm khỏi cuộc đời mình.

Đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, mọi ước mơ của ta đều không thể thành hiện thực, và vì vậy chúng ta nên cẩn thận lựa và chọn thứ gì chúng ta làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó.

Nhưng những người mắc kẹt trong giai đoạn 2 dành phần lớn thời gian để tự thuyết phục mình điều ngược lại. Rằng họ như một siêu nhân. Rằng họ có thể vượt qua tất cả. Rằng cuộc đời họ là sự phát triển và đi lên không bao giờ ngừng, trong khi ai cũng thể nhìn thấy rõ ràng họ chỉ đang chạy tại chỗ.

Với những cá nhân lành mạnh, Giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa - cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa 30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc "Hội chứng Peter Pan" - những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.

✍️Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý

Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới hạn và hoặc là biết được những gì mình kém (ví dụ: thể thao, nghệ thuật nấu ăn) hoặc là hiểu rằng các cuộc vui thì cũng chúng tàn (ví dụ: hội hè, chơi điện thử, thủ dâm) thì bạn sẽ còn lại những thứ a) thực sự quan trọng với bạn, và b) bạn không đến nỗi quá tồi. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này.

Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Bạn đã chia tay những người bạn chỉ biết kìm kẹp mình. Bạn đã tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian. Bạn đã giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắc không thể sớm thành hiện thực.

Vậy nên bạn cần tập trung hết sức vào thứ bạn giỏi nhất và tốt nhất cho bạn. Bạn cần tập trung vào những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời. Bạn cần tập trung vào sứ mệnh duy nhất trong đời bạn, dù là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hay trở thành một nghệ sĩ vẽ kĩ thuật số hoặc trở thành một chuyên gia về não bộ, hay có những đứa con đáng yêu chảy đầy nước mũi. Dù nó là gì đi chăng nữa, đây là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước.

Giai đoạn thứ 3 là lúc bạn tối đa hóa khả năng của mình mình trong cuộc đời này. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn. Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào? Dù đó là một nghiên cứu đột phá hoặc một phát kiến mới tuyệt vời hay một gia đình đáng yêu, Giai đoạn 3 là lúc bạn thay đổi thế giới này khác đi một chút nhờ sợ tồn tại của bạn trên đời.

Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi có sự hợp nhất của 2 thứ: 1) Bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu được nữa, 2) Bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên uống martini và chơi trò giải ô chữ cả cuộc đời còn lại.

Đối với những người "bình thường", Giai đoạn 3 thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.

Những người bị mắt kẹt ở Giai đoạn thứ 3 thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn. Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.

✍️Giai đoạn 4: Di sản

Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng. Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình có, có thể đã có một gia đình hay một quỹ từ thiện hay tạo ra 1 sự đổi thay to lớn trong chính trị hay văn hóa, và giờ họ đã toại nguyện. Họ đã đạt đến độ tuổi mà năng lượng và hoàn cảnh của họ không cho phép họ theo đuổi đam mê của mình xa hơn nữa.

Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.

Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò. Bạn cũng có thể là tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn để khẳng định các giá trị của mình trong một xã hội đã đi qua quá nhiều xáo trộn.

Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó khiến chúng ta dễ chấp nhận sự thật rằng ta rồi sẽ phải chết. Bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy. Thứ ý nghĩa chúng ta luôn luôn tìm kiếm về bản chất chính là cơ chế tâm lý phòng vệ chống lại sự khó hiểu của cuộc sống này và sự tuyệt đối cái chết. Đánh mất ý nghĩa đó, hoặc nhìn nó tuột khỏi tầm tay, hoặc từ từ cảm thấy như thể thế giới này đã rời bỏ bạn lại phía sau, không khác nào phải đối diện trực diện với sự lãng quên và để nó nuốt chửng bạn.

☘️☘️☘️Bài học cần rút ra là gì?
Đi qua mỗi giai đoạn cuộc đời giúp chúng ta có thể kiểm soát hạnh phúc và sự thịnh vượng của mình tốt hơn.

Trong Giai đoạn 1, một người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động của người khác và cần được chấp thuận để có thể hạnh phúc. Đây là một chiến lược sống kinh khủng bởi vì con người thật khó đoán và bất định.

Trong Giai đoạn 2, người ta trở nên tự lực hơn, nhưng vẫn dựa vào thành công ngoại lai để có thể hạnh phúc - tiền, sự tán dương, chiến thắng, chiến công, vvv. Chúng có thể dễ kiểm soát hơn con người, nhưng về lâu dài chúng vẫn rất khó dự đoán.

Giai đoạn 3 sẽ phụ thuộc vào 1 số ít các mối quan hệ và những đam mê mà đã tự chứng tỏ chúng đáng để theo đuổi từ Giai đoạn 2. Những thứ này đã ổn định hơn qua thử thách. Và cuối cùng, Giai đoạn 4 đòi hỏi chúng ta chỉ bám giữ vào những gì mình đã hoàn thành được và nên ngừng kì vọng quá nhiều.

Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này.

💖💖💖Xung đột giữa các giai đoạn
Các giai đoạn sau không thay thế các giai đoạn trước đó. Chúng vượt lên trên nó. Trong Giai đoạn 2 mọi người vẫn quan tâm đến việc được người khác chấp thuận. Họ chỉ quan tâm nhiều hơn đến thứ gì khác. Trong Giai đoạn 3, mọi người vẫn quan tâm tới việc thúc đẩy những giới hạn của chính mình. Chỉ là họ quan tâm nhiều hơn đến những cam kết mà mình đã đặt ra.

Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do này, mà khi mọi người chuyển dịch từ 1 giai đoạn này sang giai đoạn khác, mọi người sẽ thường trải nghiệm sự mất mát các mối quan hệ. Nếu bạn đang ở Giai đoạn 2, và tất cả bạn bè của bạn vẫn đang ở đó, rồi đột nhiên bạn hạ quyết tâm, lao vào Giai đoạn 3 để xây dựng sự nghiệp, nhưng những người bạn của mình vẫn còn đang đi tìm kiếm bản thân, sự mất kết nối căn bản giữa các giá trị của bạn và bạn bè của bạn sẽ xuất hiện và lúc đó thật khó để vẫn còn có thể chơi với nhau.

Nói chung, mọi người sẽ phóng chiếu giai đoạn của họ lên mọi người xung quanh mình. Những người ở Giai đoạn 1 sẽ phán xét những người khác qua khả năng họ có được xã hội chấp nhận hay không. Những người ở Giai đoạn 2 sẽ phán xét những người khác bằng khả năng vượt qua các giới hạn của chính mình và thử những thứ mới. Những người ở Giai đoạn 3 sẽ phán xét những người khác dựa trên những cam kết cuộc đời của họ và những thành tựu họ có thể đạt được. Những người ở giai đoạn 4 sẽ phán xét người khác dựa về những giá trị mà họ bảo vệ và những thứ họ đã chọn sống vì nó.

💗💗💗Giá trị của chấn thương tâm lý
Phát triển bản thân thường được mô tả như một sự tiến bộ trải đầy hoa lệ, đi từ 1 kẻ ngu ngốc đến sự giác mộ, chưa đựng rất nhiều hoan lạc, bước đi tự hào trên thảm hoa, và đập tay với 2000 người tại một buổi hội thảo mà bạn phải trả rất nhiều tiền để tham dự.

Nhưng sự thật là những chuyển giao trong các giai đoạn của cuộc đời thường được kích hoạt bởi những dư chấn hay những sự kiện cực kì tiêu cực. Một lần suýt chết. Một cuộc li hôn. Một tình bạn đổ vỡ hay sự ra đi của người yêu.

Vết thương làm chúng ta lùi lại và đánh giá lại những động lực sâu thẩm nhất và các quyết định mà mình đã đưa ra. Nó cho phép chúng ta suy tư về việc liệu những chiến lược theo đuổi hạnh phúc của chúng ta có thực sự thành công hay không.

🌈🌈🌈Điều gì làm chúng ta mắc kẹt

Có một thứ làm chúng ta mắt kẹt ở mỗi giai đoạn: cảm giác chưa bao giờ là đủ

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 1 bởi vì họ luôn cảm thấy như thể họ là một phiên bản lỗi và khác biệt với những người khác, vì vậy họ sẽ đặt mọi nỗ lực của mình vào việc làm những thứ khiến người khác hài lòng. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 2 bởi vì họ cảm thấy như thế họ lẽ ra nên làm nhiều hơn, tốt hơn, mới hơn, hiệu quả hơn. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Mọi người kẹt ở Giai đoạn 3 bởi vì họ cảm thấy như thế họ chưa tạo ra đủ ảnh hưởng có ích lên thế giới này, rằng lẽ ra mình có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực mà mình đã cam kết. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.

Những người ở Giai đoạn 4 vẫn cảm thấy mắc kẹt bởi vì họ lo lắng rằng di sản của họ sẽ không bền vững hay không tạo ra thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Họ bám và níu giữ lấy nó và thúc đẩy nó tới những hơi thở cuối cùng. Nhưng họ vẫn thấy chưa đủ.

Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là hãy nhìn lại. Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho chính đời mình.

Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.

Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi sự.

Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.

Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.

Trạm Đọc (Read Station)
Theo Mark Manson

Photos from Yoga Trị Liệu Phục Hồi Tự Nhiên's post 06/01/2020

Nghĩ đơn giản cho cuộc sống vui vẻ.

05/01/2020

Nếu bạn dành cả đời để chờ đợi cơn bão, bạn sẽ chẳng bao giờ được tận hưởng ánh sáng mặt trời.

- Morris West -

05/01/2020

💝 Dành cho những người hay buồn phiền chạnh lòng vì lời nói vu vơ của một ai đó

Bản chất lời nói vu vơ đều không có tiềm năng và cũng không tạo ra được tầm ảnh hưởng nào cả. Sức mạnh của những lời nói vu vơ chỉ làm tăng trạng thái mê muội của con người, chứ không có tác dụng thay đổi được căn nguyên dù là rất ít. Nên nếu bạn buồn vì những lời nói đó thì chỉ đơn giản nó thể hiện thế giới nội tâm bên trong đã có sẵn nỗi buồn đó rồi. Đó là cơ hội để cho bản thân biết nội tâm đang có gì để mà tu dưỡng. Đây là điều hạnh phúc vô cùng.

Vì vậy hãy vui khi ai đó nói vu vơ làm bạn buồn.

03/01/2020

💗💗💗 Đức Phật ban bố những lời dạy cuối cùng: " Tham ái là nguyên nhân tất cả bất hạnh. Vạn vật sớm hay muộn cũng sẽ biến đổi, đừng nên bám víu vào bất cứ cái gì. Tốt hơn hết nên dốc lòng thanh lọc tâm trí..."💗💗💗

02/01/2020

☘️☘️☘️Tiền bạc khó mua được hạnh phúc. Nhưng muốn có hạnh phúc thì bắt buộc phải có sức khỏe☘️☘️☘️

30/12/2019

Cuộc sống là của chúng ta, lựa chọn vui vẻ hay buồn đau cũng do chính chúng ta.

Photos from Yoga Trị Liệu Phục Hồi Tự Nhiên's post 30/12/2019

🌿Hơi thở là thứ quý giá nhất đối với mỗi con người. Cần thở cho thư thái, thảnh thơi; thở cho an vui, hạnh phúc. Vậy nên mỗi sớm mai thức giấc, tôi lại thấy hạnh phúc ùa đến, bắt tay làm bạn với mình khi tôi còn được thở, còn được đánh răng, còn được mặc chiếc áo mình ưa thích, còn được nhìn thấy bố, thấy mẹ mà mỉm cười, còn được đi làm, còn được ca hát…
🌿Hạnh phúc giản đơn vậy thôi nhưng có thể là ước mong của vạn người kém may mắn không có được, huống chi là ước mong của vô lượng kiếp khác chưa có duyên phận làm người.
(St.)

Photos from Yoga Trị Liệu Phục Hồi Tự Nhiên's post 29/12/2019

⚽️⚽️⚽️Các cầu thủ lẫn huấn luyện viên đều tập Yoga. Tăng cường sức mạnh và trị liệu chấn thương⚽️⚽️⚽️
🧘‍♀️Các anh các chị chuẩn bị gì cho tết chưa? Hãy tới HELO và tập luyện Yoga để đón một cái tết vừa đẹp vừa khoẻ cùng HELO nhé🧘‍♀️
🏠 Số 33 ngõ 371 Đê la thành (cuối ngõ 5 Láng hạ)
Hotline: 0975517087
🙏🙏🙏 Namaste🙏🙏🙏

24/12/2019

Hãy lắng nghe cơ thể của bạn!!!!
CƠ THỂ KHÔNG DẺO DAI...KHÔNG PHẢI LÀ LÝ DO BẠN KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC TƯ THẾ YOGA.
---------------------------------------------------------------

Khi thực hiện một asana trở nên khó khăn, người tập thường vin vào độ dẻo cơ thể của họ. Nhưng Bernie Clark giải thích rằng đơn giản không phải tư thế nào cũng phù hợp cho tất cả người tập luyện. Vì vậy ông chỉ ra một lộ trình giúp chúng ta hiểu biết được cơ thể của riêng của chúng ta và quyết đoán xem đâu là lý do thật sự khiến chúng ta không thực hiện được một tư thế nhất định.

Ở thời đại của “chụp ảnh tự sướng”, sự tung hê tính cá nhân đã đạt đến tình trạng phi tự nhiên và méo mó. Công nghệ liên tục mang lại cho chúng ta những ứng dụng mới giúp chúng ta đánh lừa vẻ ngoài của mình và giấu đi bản chất thật của mình đằng sau sự chọn lọc, chỉnh sửa hình ảnh. Vì vậy khi bạn thử tư thế Vũ công trông rất cao siêu và ngón chân bạn không thể chạm đỉnh đầu, thì sự thật là bạn phải chấp nhận hình dáng xương và các mô trong cơ thể của bạn. Đơn giản cơ thể của bạn không làm được tư thế này.

Điều này không khiến bạn không khỏe mạnh hay không có được chất yoga, mà chính điều này khiến bạn đúng nghĩa là một con người. Đây là sự nhắc nhở trấn tĩnh bạn nhớ rằng chúng ta hoàn toàn khác nhau. “Bạn không giống ai, và sự không giống ai này tạo ra sự khác biệt ở những thứ mà “dường như ai” cũng làm được và thứ thật sự bạn có thể làm được. Không một tư thế yoga nào mà tất cả mọi người đều làm được, và không có ai làm được tất cả các tư thế” – Bernie đã viết như thế trong cuốn sách “Your Body, Your Yoga” của ông. Khi thực hành yoga, rõ ràng không có một tư thế nào phù hợp cho tất cả mọi người.

Cơ thể giải phẫu của bạn không giống ai – Hãy tìm hiểu nó.
Hợp nhất sự khác biệt và tính độc nhất là biểu hiện một hiện tượng phức tạp mà không phải xã hội nào cũng sẵn sàng đón nhận. Một lớp yoga có năm học viên dễ dàng cho giáo viên có thể quan tâm nhu cầu của từng người nhưng khi con số tăng lên, điều này sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy việc đánh đồng nhu cầu học viên khiến cách họ dạy dễ gây chấn thương, nếu họ không lưu tâm. Cảm giác bất an có thể xuất hiện trong lớp tập. Bạn sẽ nhận ra mình thèm muốn một cơ thể dễ điều khiển và lo sợ rằng nếu mình không trình diễn được một tư thế “ra trò”, bạn sẽ bị nhận ra giữa đám đông bởi sự kém cỏi mà bạn tự gán cho mình.

Khác biệt không phải là kém cỏi. Clark trích một câu nói của nhà di truyền học Theodosius Dobzhansky khích lệ chúng ta hãy nắm bắt sự khác biệt của mình và hãy bớt hà khắc với những lời châm biếm bản thân “Tại sao có suy nghĩ rằng chỉ vì ai đó không làm được một điều gì đó thì chúng ta cũng sẽ thất bại? Có những điều chúng ta có thể làm ngay bây giờ, có những điều chúng ta có thể làm ở một thời điểm nào đó, và có những điều chúng ta sẽ không bao giờ làm được”.

Nếu chúng ta đủ tò mò, chúng ta sẽ dần trở thành một người được trang bị tối ưu nhất để hiểu biết cơ chế đặc biệt của cơ thể ta. Hầu hết các giáo viên không biết gì nhiều về bạn, và họ sẽ không bao giờ biết về bạn như khả năng bạn hiểu về bạn.

Một giáo viên nhiệt tình quá mức có thể có những giả định sai lầm khiến bạn chấn thương. Bạn cần phải có trách nhiệm cho việc luyện tập của mình ngay tại lớp tập và tại nhà. Việc này sẽ mất thời gian của bạn để hiểu về điểm mạnh, điểm yếu, giới hạn và kĩ năng của chính bạn.

Điều gì ngăn bạn lại?

Clark đề xuất một cách hiệu quả để định vị những hạn chế cơ thể vật lý của bạn bạn cách thăm dò một cách hệ thống cảm nhận cơ thể trong những tư thế yoga khác nhau. Ông mở ra sự khám phá bằng câu hỏi Điều gì ngăn bạn lại”. Nói một cách khác, điều gì hạn chế sự linh hoạt của bạn?

Có hai thứ ngăn bạn lại. Một là tình trạng căng cứng, tạo ra phản ứng của các mô (cơ, dây chằng, mạc) khi bị duỗi, và hai là tình trạng chèn ép, tạo ra từ sự tiếp chạm: xương với xương (chèn ép lớn), thịt với thịt (chèn ép nhẹ), xương với thịt (chèn ép vừa).

Vì vậy quan sát cảm nhận cơ thể về tình trạng căng cứng hoặc chèn ép trong tập luyện yoga sẽ giúp bạn khám phá cơ thể và những giới hạn riêng biệt của bạn. Điều này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả với cơ thể của mình, thay vì đối đấu với nó trong một tư thế yoga nào đó.

Tư thế uốn lưng
Phạm vi chuyển động tối đa của bạn được ấn định khi các xương chạm xương hoặc ép chặt vào các mô khác ở giữa hai xương. Ví dụ, xem xét hai hình minh họa đốt sống thắt lưng ở trên. Rõ ràng, người bên trái (hãy gọi anh chàng này là Stiff cứng đơ) không thể duỗi cột sống (trong tư thế uốn lưng) nhiều như người bên phải (hãy gọi cô nàng này là Flora dẻo dai), trong khi các thứ khác trong tình trạng giống nhau. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu nỗ lực tập ở các vùng cơ thể phản ứng kháng lại, Flexy dẻo dai tiếp tục duỗi thêm, đi sâu vào tư thế hơn trong khi Stiff cứng đo nhanh chóng đụng tới ngưỡng chèn ép...

Nguồn _ Yoga Journal

Dịch_Đinh Trang

Photos from Yoga Trị Liệu Phục Hồi Tự Nhiên's post 24/12/2019

Bạn có biết tại sao giữa các ngón tay có kẽ hở? Khoảng trống đó là để cho một bàn tay khác lấp đầy. Lan tỏa yêu thương, kết nối và chia sẻ cho nhau.

24/12/2019

Lo sợ và mệt mỏi kìm hãm trí tuệ. Hãy thả lỏng cơ thể để loại bỏ chúng, lúc đó tâm hồn bạn sẽ tràn ngập lòng tin và can đảm. Khi sự ổn định đã trở thành thói quen thì tiếp theo đó sẽ là sự trưởng thành và sáng suốt

Want your practice to be the top-listed Clinic in Hanoi?
Click here to claim your Sponsored Listing.

Category

Telephone

Website

Address

Số Nhà 33 Ngõ 371 Đường Đê La Thành Phường Ô Chợ Dừa, Tp Hà Nội
Hanoi

Opening Hours

Monday 08:30 - 17:00
Tuesday 08:30 - 17:00
Wednesday 08:00 - 17:00
Thursday 08:00 - 17:00
Friday 08:00 - 17:00

Other Yoga & Pilates in Hanoi (show all)
Yoga Luna Thái - Cô Gái Vàng Yoga VN Yoga Luna Thái - Cô Gái Vàng Yoga VN
Vinhome Westpoint, Số 2 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm
Hanoi, 100000

HỌC VIỆN QUỐC TẾ YOGA LUNA THÁI Đào tạo giáo viên Yoga "chứng chỉ Quốc Tế" CAM KẾT: - Có việc làm ngay sau khoá học - Sở hữu Kiến thức & Kỹ năng đào tạo chuyên nghiệp

Nigeru Yoga Boutique Nigeru Yoga Boutique
6A Hàm Long, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm
Hanoi, 100000

Nigeru Yoga Boutique - hướng tới việc cung cấp các tiêu chuẩn dịch vụ Yoga cao nhất dành cho Trị liệu các chứng bệnh, nâng cao thể chất, năng lượng và lối sống ...

Hymalaya Yoga - 126 Hoàng Ngân Hymalaya Yoga - 126 Hoàng Ngân
126 Hoàng Ngân
Hanoi, 100000

�� Hãy đến với HYMALAYA YOGA: �� Động tác đơn giản, dễ tập �� Đồ t

Phòng tập Kickfit Sports Phòng tập Kickfit Sports
Hanoi, 100000

Chuyên đào tạo Boxing, Muay Thái, Kickboxing, Kickfit, Gym, Yoga, Zumba, Aerobic, Group X, Bơi...

Kriya yoga Vietnam Ashram Kriya yoga Vietnam Ashram
Ngõ 1 Đông Quan, Cầu Giấy, Hà Nội
Hanoi

Thực hành yoga - Thiền theo phương pháp: Raja Yoga - Kriya yoga

𝐘𝐎𝐆𝐀 𝐓𝐑ị 𝐋𝐈ệ𝐔 𝐓𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐇𝐔𝐘ề𝐍 𝐘𝐎𝐆𝐀 𝐓𝐑ị 𝐋𝐈ệ𝐔 𝐓𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐇𝐔𝐘ề𝐍
Số 15b1 Ngõ 43 Đặng Thùy Trâm, Cầu Giấy
Hanoi, 10000

🧘 Yoga Trị liệu Thanh Huyền: 💧 Lớp tập tối đa 7 người/ca 💧 Có lớp full tuần và cách buổi 💧 Chuyên Yoga Trị liệu thuần Việt 💧 Nhận dạy HLV bao ra nghề và dạy tại CLB 💧 Hiện có ...

Yoga & Zumba - SFC Trường  Chinh Yoga & Zumba - SFC Trường Chinh
Ngõ 102, Trường Chinh
Hanoi, 100000

Hyuk's Scorpiones Hyuk's Scorpiones
122, Ngõ 98 Đàm Quang Trung, Q. Long Biên
Hanoi, 100000

Hướng dẫn thực hành asana trong Yoga. Tư vấn phong các sống khỏe với Yoga. Yoga, bơi và trị liệu.

FitTip.nv FitTip.nv
Tầng 5 110 Tô Vĩnh Diện Ph Khương Trung
Hanoi

Tăng cân- tăng cơ- giảm mỡ

ÉN YOGA _YOGA FLOW ÉN YOGA _YOGA FLOW
Số 142 Ngõ 205 Xuân Đỉnh, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hanoi, 100000

ÉN YOGA - NƠI GẶP GỠ, GIAO LƯU, TRAO ĐỔI KIẾN THỨC VÀ ĐÀO TẠO YOGA TRUYỀN THỐNG + YOGA FLOW (YOGA KẾ

Hội người trẻ thích nghe Phật Pháp Việt Nam Hội người trẻ thích nghe Phật Pháp Việt Nam
Hanoi

Có 4 tư duy không có biên giới đó là tình thương yêu, lòng từ bi, niềm hân hoan và sự thanh thản.

I Like Fitness, Yoga & Pool I Like Fitness, Yoga & Pool
27 Thái Thịnh
Hanoi, 100000

I Like Fitness, Yoga & Pool (Hà Nội) sô 27 thái thịnh